Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài 42. Sinh sản hữu tính ở thực vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.58 KB, 3 trang )

Tuần: 30, Tiết: 45.
Ngày soạn: 06/03/2011.

Bà i 42: SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT
I. Mục Tiêu
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm sinh sản hữu tính (SSHT) ở thực vật.
- Trình bày được các ưu điểm của SSHT đối với sự phát triển của thực vật.
- Mô tả được quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi và sự thụ tinh kép ở thực vật có hoa. Sự giống
nhau và khác nhau trong quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi.
2. Kỹ năng:
- Quan sát hình và phân tích hình.
- Thảo luận, làm việc nhóm.
- Kỹ năng tư duy
3. Thái độ:
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1). Phương pháp:
+ Hỏi đáp
+ Khám phá
+ Diễn giảng.
2). Các đồ dung dạy học:
- Hình 42.1, 42.2 SGK, mẫu vật một số loài hoa .
III. Tiến Trình Lên Lớp.
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Sinh sản vô tính ở thực vật là gì? Ở thực vât có những hình thức sinh sản vô tính nào? Cho ví dụ?
- Trong các ví dụ sau đây, những ví dụ nào là sinh sản vô tính, những ví dụ nào không phải là sinh
sản vô tính? Vì sao?
A. Củ khoai lang → cây khoai lang
C. Thân cây sắn → Cây sắn
B. Hạt bưởi → cây bưởi


D. Hạt cải → cây cải
Từ sự trả lời của HS → GV dẫn dắt vào bài mới: Vậy sinh sản hữu tính (SSHT) là gì? Ưu điểm của
SSHT so với sinh sản vô tính (SSVT) như thế nào, ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức
SSVT
I. Khái Niệm Chung Về Sinh Sản Hữu Tính.
Tảo lục
1. Ví dụ:
SSHT
- Tảo lục, trùng dày.
?Sự khác nhau trong hai hình thức sinh sản của
- Hạt bưởi → cây bưởi
tảo lục là gì?
→ Trong sinh sản HT có sự thụ tinh.
? Thế nào là SSHT ở thực vật?
2. Khái niệm:
? Những quá trình nào diễn ra trong quá trình sinh Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự hợp nhất của
sản hữu tính ở thực vật?
giao tử đực (n) và giao tử cái (n) thành hợp tử (2n) thông
→ Giảm phân tạo giao tử (n).
qua thụ tinh.
→ Thụ tinh tạo hợp tử (2n).
? Sinh sản hữu tính có đặc điểm gì ?
3. Đặc trưng của sinh sản hữu tính:
? SSHT có ưu việt gì so với SSVT?
- Luôn có quá trình hình thành và hợp nhất của các giao tử
đực cái tạo nên cá thể mới, luôn có sự trao đổi, tái tổ hợp
của hai bộ gen.

- Luôn gắn liền với giảm phân để tạo giao tử.


Hoạt động của thầy - trò

Cho HS quan sát các hoa đã chuẩn bị sẵn (hoa
đơn tính, hoa lưỡng tính) và dựa vào kiến thức đã
học ở lớp 6 để nhắc lại cấu tạo của hoa.
? Phân tích cấu tạo hoa?
→ Cuống, đài, tràng, nhị, nhuỵ…
Cho HS quan sát hình 42.1 SGK và cho biết sự
hình thành hạt phấn và túi phôi?
 Từ mỗi 1 TB mẹ trong bao phấn (2n) GP → 4
tiểu bào tử đơn bội (4 TB con – n NST) .
Từ mỗi một tế bào mẹ của noãn giảm phân → 4
TB con xếp chồng lên nhau (n NST), 3 TB dưới
tiêu biến, 1 TB sống sót
? Sự hình thành hạt phấn và túi phôi có những
điểm gì giống nhau và khác nhau?
→ Giống nhau: Đều bắt đầu từ sự giảm phân của
1 TB mẹ, sau đó là quá trình NP. Đều tạo ra các
giao tử có n NST.
→ Khác nhau: Sự hình thành túi phôi qua 3 lần
nguyên phân.
? Thụ phấn là gì?
? Có những hình thức thụ phấn nào?
? Các tác nhân gây thụ phấn ?
HS: Dựa vào kiến thức đã học và nghiên cứu
SGK để trả lời.
GV: Hướng dẫn HS quan sát H42.2 SGK

? Thụ tinh là gì?
? Quá trình thụ tinh ở TV diễn ra như thế nào?
- Nhận xét về quá trình thụ tinh ở TV.
HS: Có sự thụ tinh kép
? Vai trò của sự thụ tinh kép ở TV?

? Có mấy loại hạt và xuất xứ của hạt?
? Do đâu mà có?

? Có mấy loại quả và xuất xứ của quả?

4. Củng Cố

Nội dung kiến thức
- SSHT ưu việt hơn so với SSVT:
+ Tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau đối với môi trường sống luôn biến đổi.
+ Tạo sự đa dạng về mặt DT → cung cấp nguồn nguyên
liệu cho chọn giống và tiến hoá.
II. Sinh Sản Hữu Tính Ở Thực Vật Có Hoa.
1. Cấu tạo hoa: Gồm 2 bộ phận chính:
- Nhị: Có cuống nhị, bao phấn (chứa hạt phấn).
- Nhuỵ: Đầu nhuỵ, vòi nhụy và bầu nhụy.
2. Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi.
a. Hình thành hạt phấn:
- Từ mỗi 1 TB mẹ trong bao phấn (2n) GP → 4 tiểu bào tử
đơn bội (4 TB con – n NST) .
TB ống phấn
Mỗi TB con (n) NP →Hạt phấn
(n)
(n)

TB sinh sản
(n)
TB sinh sản NP → hai giao tử đực (tinh trùng)
b. Sự hình thành túi phôi:
Từ mỗi một tế bào mẹ của noãn giảm phân → 4 TB con
xếp chồng lên nhau (n NST), 3 TB dưới tiêu biến, 1 TB
sống sót → nguyên phân 3 lần liên tiếp → cấu trúc gồm 7
tế bào và 8 nhân gọi là túi phôi chứa noãn cầu đơn bội (TB
trứng), nhân phụ (2n), 2 tế bào kèm, 3 tế bào đối cực.
3. Quá trình thụ phấn và thụ tinh:
a. Thụ phấn :
- Định nghĩa: Thụ phấn là quá trình vận chuyển hạt phấn từ
nhị đến đầu nhuỵ của hoa cùng loài.
- Hình thức: Tự thụ phấn và giao phấn.
- Tác nhân: Gió hoặc côn trùng.
b. Thụ tinh:
Thụ tinh là sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo
hợp tử.
- Khi ống phấn qua lỗ noãn vào túi phôi
- Nhân TB ống phấn tiêu biến
- Nhân TBSS NP → 2 giao tử đực (tinh trùng)
+ Giao tử đực thứ nhất (n) + noãn (n) → hợp tử (2n) →
phôi.
+ Giao tử đực thứ hai (n) + nhân phụ (2n) → phôi nhũ (3n)
Sự thụ tinh như trên là thụ tinh kép và không cần nước.
4. Quá trình hình thành hạt và quả.
- Noãn (thụ tinh) → hạt (vỏ, phôi, phôi nhũ)
- 2 Loại hạt:
+ Hạt nội nhũ (hạt cây 1 lá mầm): Nội nhũ chứa chất dinh
dưỡng dự trữ.

+ Hạt không nội nhũ (hạt cây 2 lá mầm): Chất dinh dưỡng
dự trữ trong lá mầm.
- Quả do bầu nhụy phát triển thành.
- Quả đơn tính: Do noãn không thụ tinh và do xử lý thành
quả không hạt: auxin, giberelin.


- Cho HS đọc phần nội dung tóm tắt SGK
- So sánh sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở thực vật?
* Câu hỏi trắc nghiệm: Chọn câu trả lời đúng
1. Ở thực vật hạt kín thụ tinh là:
A. Quá trình vận chuyển hạt phấn từ nhị đến núm nhuỵ.
B. Sự hợp nhất của nhân giao tử đực với nhân tế bào trứng trong túi phôi để hình thành nên hợp tử.
C. Sự hợp nhất của nhân giao tử đực với nhân của tế bào đối cực.
D. Sự hợp nhất của nhân tế bào sinh sản trong hạt phấn với tế bào trứng.
2. Ở thực vật hạt kín giao tử đực được sinh ra từ:
A. Tế bào mẹ đại bào tử.
B. Tế bào ống phấn qua 1 lần nguyên phân.
C. Tế bào sinh sản qua 1 lần nguyên phân.
D. Tế bào sinh sản qua 1 lần giảm phân.
Đáp án: Câu trả lời đúng: 1B, 2C.
V. Hướng Dẫn Về Nhà.
- Học bài.
- Chuẩn bị bài 43 thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép.
* Rút kinh nghiệm:

Tổ trưởng ký duyệt

Giáo viên soạn


Thái Thành Tài



×