Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Bài 23. Hướng động. SINH HỌC 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.24 KB, 8 trang )

Tiết: 23
Ngày soạn:19 /01/2015.

Chương II: CẢM ỨNG.
A. CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT
Bài 23: HƯỚNG ĐỘNG.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Phát biểu được định nghĩa về cảm ứng, tính cảm ứng và hướng động.
- Phân biệt các loại hướng động và các kiểu hướng động
- Giải thích được cơ chế chung của hướng động
- Trình bày được vai trò của hướng động đối với đời sống của cây.
2. Kỹ năng:
- Quan sát hình và phân tích hình.
- Thảo luận, làm việc nhóm.
- Kỹ năng tư duy
3. Thái độ: Yêu thiên nhiên và ham mê tìm hiểu giải thích các hiện tượng tự nhiên
II. Chuẩn bị
- HS: nghiên cứu bài ở nhà theo hướng dẫn của GV
- GV: Chuẩn bị các tranh ảnh liên quan (Hình 23.2, 23.2, 23.3, 23.4 SGK.)
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định
2. Bài mới
* Đặt vấn đề: Vì sao một số cây uốn cong về một hướng, những cây khác thì không? Bài học hôm
nay sẽ làm rõ điều đó.
* Nội dung:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG
Gv: Đưa 1 số VD về cảm ứng
* Khái quát về cảm ứng
- Chạm tay vào cây trinh nữ


- Khái niệm: Là khả năng phản ứng của
- Chân giẫm phải gai
thực vật đối với các kích thích của môi
→ Cảm ứng là gì?
trường.
HS: là phản ứng của sinh vật đối với kích thích.
+ Động vật: Phản xạ
GV: Nhận xét, kết luận vấn đề
+ Thực vật: Tính cảm ứng
HS: Lắng nghe
- Tính cảm ứng: là khả năng của thực vật
GV: Tính cảm ứng là gì?
phản ứng với kích thích. Gồm: hướng động
HS: là khả năng cảm ứng của thực vật
và ứng động
GV : Ở thực vật phản ứng chậm, phản ứng khó
+ Đặc điểm: Phản ứng chậm, phản ứng khó
nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng.
nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa
dạng.
+ Có 2 hình thức: Hướng động (vận động
định hướng) và ứng động (vận động cảm
ứng).
GV: Quan sát hình 23.1 SGK, nêu nhận xét về sự * Hướng động
sinh trưởng của thân cây non ở các điều kiện I. Khái niệm hướng động:


chiếu sáng khác nhau.
HS: ở điều kiện chiếu sáng khác nhau, cây non
có phản ứng sinh trưởng rất khác nhau. Ở điều

kiện chiếu sáng từ một hướng, thân cây non sinh
trưởng hướng về nguồn sáng(hình 23.1a). Khi
không có ánh sáng, cây non mọc vống lên và có
màu vàng úa(hình 23.1b). Ở điều kiện chiếu sáng
bình thường từ mọi hướng, cây non mọc thẳng,
cây khỏe, lá có màu xanh lục (hình 23.1c)
GV : Hướng động là gì?
HS: là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật
đối với tác nhân kích thích từ một hướng
GV: Nhận xét, kết luận vấn đề
HS: Lắng nghe.
GV: Em hãy phân biệt hướng động âm và hướng
động dương.
HS: Hướng động dương (sinh trưởng hướng tới
nguồn kích thích). Hướng động âm (sinh trưởng
theo hướng tránh xa nguồn kích thích)
GV: vẽ hình mô tả cơ chế chung của các loại
hướng động, phân tích cơ chế chung cho HS theo
dõi.
HS: Lắng nghe.
GV: Tùy theo tác nhân kích thích, có các kiểu
hướng động: hướng sáng, hướng trọng lực,
hướng hóa, hướng nước, hướng tiếp xúc
GV: Đưa VD

- Khái niệm: Hướng động là vận động sinh
trưởng định hướng đối với kích thích từ
một phía của tác nhân trong ngoại cảnh do
sự sai khác về tốc độ sinh trưởng tại hai
phía của cơ quan (thân, rễ).

- Phân loại: Vận động sinh trưởng có thể
hướng tới nguồn kích thích (hướng động
dương) hoặc tránh xa nguồn kích thích
(hướng động âm).
- Cơ chế: Do tác nhân kích thích gây ra sự
phân bố hoocmon không đều trên bộ phận
cơ thể, dẫn đến phân chia tế bào với tốc độ
khác nhau, gây ra vện động hướng tới hay
ngược với hướng kích thích
II. Các kiểu hướng động:
1. Hướng sáng:
- Hướng sáng: Phản ứng sinh trưởng của
thực vật đáp ứng lại tác động của ánh sáng.

→ Hướng sáng là gì?
HS: Phản ứng của thực vật đáp ứng lại tác động
của ánh sáng
GV: Dựa vào hình 23.2 SGK em hãy phân biệt
hướng sáng dương và hướng sáng âm.
- Thân, cành hướng sáng dương, rễ hướng
HS: Hướng sáng dương: Là sự sinh trưởng của
sáng âm.
thân (cành) hướng về phía ánh sáng. Hướng sáng 2 Hướng đất (hướng trọng lực):
âm: ở rễ cây, ngược hướng với thân (cành)).
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 23.3 SGK, so
sánh sự sinh trưởng của các cây trên hình 23.3 và
trả lời các câu hỏi sau:
+ Vì sao thân và rễ cây trên hình 23.3a và 23.3c
sinh trưởng theo hướng nằm ngang?
+ Phản ứng của thân và rễ cây đối với sự kích



thích của trọng lực(hình 23.3b và 23.3d) có gì
khác nhau?
HS Do loại bỏ trọng lực (hình 23.3a, 23.3c SGK)
nên cả thân và rễ đều mọc thẳng theo hướng nằm
ngang song song với mặt đất. Khi có trọng lực
thì rễ hướng trọng lực dương (hướng xuống
dưới) còn thân hướng trọng lực âm(hướng lên
trên)
GV- Hướng trọng lực là gì?
HS : Phản ứng của cây đối với trọng lực gọi là
hướng trọng lực
GV: Tương tự hãy nghiên cứu SGK kết hợp kiến
thức nêu khái niệm hướng hóa? các loại hướng
hóa và VD minh họa?
HS: Phản ứng của cây đối với các hợp chất hóa
học gọi là hướng hóa
- Gồm hướng hóa dương và hướng hóa âm
- VD: rễ cây hướng về nơi nhiều dưỡng chất,
tránh xa các chất độc hại đối với cây
GV: Hướng nước là gì?
GV: thông báo
Gv: Quan sát hình 23.4 SGK và cho biết hướng
tiếp xúc là gì?
- Nhận xét, kết luận vấn đề
HS: là phản ứng sinh trưởng đối với sự tiếp xúc
Gv: - Hãy nêu vai trò HS, HN.HTL, HH, HTX
đối với thực vật?
HS: tìm đến nguồn sáng để quang hợp. Ví dụ:

cây mọc ở sát các bức tường cao luôn hướng ra
phía xa tường có nhiều ánh sáng hơn; cây đặt ở
cửa sổ luôn sinh trưởng hướng ra ngoài cửa sổ
đón các tia sáng chiếu đến
HS: đảm bảo cho rễ mọc vào đất để giữ cây và
để hút nước cùng các chất khoáng có trong đất.
HS : nhờ có tính hướng hóa, rễ cây sinh trưởng
hướng tới nguồn nước và phân bón để dinh
dưỡng
HS cây mướp, bầu, bí, dưa leo, nho, cây củ từ,
đậu cô ve…
HS: Giúp cây thích nghi với sự biến đổi của môi
trường để tồn tại và phát triển
GV:Để đảm bảo cho thực vật sinh trưởng phát
triển tốt chúng ta cần phải:
+ Tưới nước, bón phân hợp lí, tạo điều kiện cho
bộ rễ phát triển. Bảo vệ môi trường đất.
+ Trồng cây với mật độ phù hợp.
+ Không lạm dụng các hóa chất độc hại với cây
trồng. Hạn chế thải chất độc hại vào môi trường
không khí

- Hướng trọng lực: Phản ứng sinh trưởng
của thực vật đáp ứng lại tác động của trọng
lực (hướng về tâm quả đất).
- Rễ hướng đất dương, thân cành hướng
hướng đất âm.
3. Hướng hóa:
- Hướng hóa: Phản ứng sinh trưởng của
thực vật đáp ứng lại tác động của hóa chất.

4. Hướng nước
- Hướng nước là sự sinh trưởng của rễ
hướng tới nguồn nước.
- Hướng nước và hướng hóa xác định sự
sinh trưởng của rễ cây hướng tới nguồn
nước và phân bón.
5. Hướng tiếp xúc:
Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng
lại tác động của vật tiếp xúc với bộ phận
của cây.
III. Vai trò của hướng động trong đời
sống thực vật.
Hướng động giúp cây sinh trưởng hướng
tới tác nhân môi trường thuận lợi → giúp
cây thích ứng với những biến động của
điều kiện môi trường để tồn tại và phát
triển.


3. Củng cố:
- Yêu cầu học sinh đọc và ghi nhớ phần tóm tắt in nghiên ở cuối bài.
- Sử dụng các câu hỏi SGK.
4. Hướng dẫn về nhà: Dặn HS về nhà học bài và soạn bài 24. Ứng động.
- Nêu khái niệm ứng động? phân biệt với hướng động?
- Phân biệt được ứng động sinh trưởng với ứng động không sinh trưởng. Cho ví dụ cụ thể.
- Nêu được vai trò của cảm ứng đối với thực vật.

Kí duyệt. Ngày

Tháng


Năm 2015

Hoàng Quang Hiển


Tiết: 26
Ngày soạn: 20/01/2015.

Bài 24: ỨNG ĐỘNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm về ứng động.
- Phân biệt được ứng động với hướng động.
- Phân biệt được bản chất của ứng động không sinh trưởng và ứng động sinh trưởng.
- Nêu được một số ví dụ về ứng động không sinh trưởng.
- Trình bày được vai trò của ứng động trong đời sống thực vật.
2. Kỹ năng:
- Quan sát hình và phân tích hình.
- Kỹ năng tư duy
3. Thái độ: Yêu thiên nhiên và ham mê tìm hiểu giải thích các hiện tượng tự nhiên
II. Chuẩn bị
- HS: nghiên cứu bài ở nhà theo hướng dẫn của GV
- GV: Chuẩn bị các tranh ảnh liên quan (Hình 24.1, 24.2, 24.3 SGK.)
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
1. Trình bày khái niệm hướng động.
2. Nêu vai trò của hướng động trong đời sống của cây.
3. Bài mới

* Đặt vấn đề: Chúng ta thấy có một số loài hoa nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối hoặc
lúc ánh sáng yếu. Đó là hiện tượng gì? Vì sao lại có hiện tượng đó? Để trả lời các câu hỏi vừa rồi
chúng ta cùng nghiên cứu bài 24. Ứng động.
* Nội dung:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV_HS
NỘI DUNG
GV: Yêu cầu HS quan hình 23.1a và 24.1 SGK, so I. Khái niệm ứng động:
sánh tìm ra sự khác biệt trong phản ứng hướng sáng
của cây và vận động nở hoa.
1. Khái niệm
HS: trả lời(Sự khác biệt thể hiện tong 2 mặt:
Hướng kích thích: đối với hướng động thì kích
thích từ một hướng; đối với ứng động thì tác nhân
kích thích mọi hướng (không định hướng); Cấu tạo
của các cơ quan thực hiện ứng động: cấu tạo như
lá, cánh hoa, đài hoa, cụm hoa hoặc cấu tạo khớp
phình nhiều cấp như ở cây trinh nữ. Các cơ quan
thực hiện hướng động có cấu tạo dạng hình tròn
như bao lá mầm (ở cây hòa thảo), thân, cành, rễ các
loài cây khác).
- Ứng động là vận động của cây phản ứng lại
GV: Nhận xét, kết luận vấn đề.
sự thay đổi của tác nhân môi trường tác động
HS: Lắng nghe.
đồng đều đến các bộ phận của cây.
GV: Ứng động là gì?
- VD:SGK
HS trả lời(là hình thức phản ứng của cây trước tác
nhân kích thích không định hướng).
GV: Nhận xét, kết luận vấn đề.

HS Lắng nghe.


GV: Ứng động được chia thành những loại nào và
dựa vào đâu?
HS trả lời(Tùy thuộc và tác nhân kích thích, ứng
động được chia thành: Quang ứng động, nhiệt ứng
động, thủy ứng động, hóa ứng động, ứng động tiếp
xúc, ứng động tổn thương, điện ứng động,…).
GV: Nhận xét, kết luận vấn đề.
HS Lắng nghe.

2. Phân loại
- Tùy thuộc và tác nhân kích thích, ứng động
được chia thành: Quang ứng động, nhiệt ứng
động, thủy ứng động, hóa ứng động, ứng động
tiếp xúc, ứng động tổn thương, điện ứng động,

- Tùy theo vận động có gây ra sự sinh trưởng
của thực vật hay không mà người ta chia ra
ứng động sinh trưởng và ứng động không
sinh trưởng.
GV: Quan sát hình 24.1 SGK và cho biết ứng động II. Các kiểu ứng động:
1. Ứng động sinh trưởng:
sinh trưởng là gì?
HS trả lời(là kiểu ứng động, trong đó, các tế bào ở
hai phía đối diện nhau của cơ quan (như cánh hoa,
lá,…) có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động
của các kích thích không định hướng của tác nhân
ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt độ,…)).

GV: Nhận xét, kết luận vấn đề.

- KN: Thường là các vận động liên quan đến
đồng hồ sinh học. Là vận động cảm ứng do
sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng của các tế
bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan
(như lá, cánh hoa).

- VD: SGK
+ Ứng động nở hoa: hoa của cây bồ công anh
HS Lắng nghe.
nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối
hoặc lúc ánh sáng yếu. Đó là ứng động dưới
GV: Em hãy nêu ví dụ về ứng động sinh trưởng
tác động của ánh sáng.
mà em biết.
+ Hoa nghệ tây và hoa tulip nở và cụp do sự
HS trả lời (Ứng động nở hoa: hoa của cây bồ công
biến đổi của nhiệt độ. Đây là kiểu ứng động
anh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối
hoặc lúc ánh sáng yếu. Đó là ứng động dưới tác
dưới tác động của nhiệt độ.
động của ánh sáng; Hoa nghệ tây và hoa tulip nở và - Phân loại: Tùy thuộc tác nhân kích thích,
cụp do sự biến đổi của nhiệt độ. Đây là kiểu ứng
ứng động sinh trưởng được chia thành các
động dưới tác động của nhiệt độ).
kiểu tương ứng: Quang ứng động, nhiệt ứng
GV: Nhận xét, kết luận vấn đề.
động.
HS Lắng nghe.

- Cơ chế: Các vận động này có thể liên quan
đến các hoocmon thực vật.
GV: Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động
2. Ứng động không sinh trưởng
như thế nào? Cho ví dụ.
-KN: Ứng động không sinh trưởng: Các vận
HS trả lời(là kiểu ứng động không có sự sinh
trưởng dãn dài của các tế bào thực vật. Ví dụ: Ứng động cảm ứng có liên quan đến sức trương
nước của các miền chuyên hóa.
động của cây trinh nữ khi va chạm).
GV: Nhận xét, kết luận vấn đề.
- VD: SGK
HS Lắng nghe.
+Ứng động của cây trinh nữ khi va chạm.
GV: Quan sát hình 24.2 SGK và cho biết hiện
- Phân loại: Các dạng ứng động không sinh
tượng gì xảy ra khi va chạm vào cây trinh nữ.
trưởng: Ứng động sức trương (như vận động tự
HS trả lời(lá cây trinh nữ có sự vận động cụp lại).
vệ), ứng động tiếp xúc và hóa ứng động (vận
GV: Nhận xét, kết luận vấn đề
động bắt mồi).
HS Lắng nghe.
GV: Nguyên nhân nào gây ra sự cụp lá ở cây trinh - Cơ chế: Do sự biến đổi sức trương của nước
nữ khi va chạm?
HS trả lời(là sức trương của nửa dưới của các chỗ


phình bị giảm do nước di chuyển vào những mô lân
cận.).

GV: Nhận xét, kết luận vấn đề.
HS Lắng nghe.
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 24.3 SGK và cho
biết nguyên nhân của sự đóng mở khí khổng?
HS trả lời(là do sự biến động hàm lượng nước
trong các tế bào khí khổng).
GV: Nhận xét, kết luận vấn đề.
HS Lắng nghe.
III. Vai trò của ứng động
GV: Hãy nêu vai trò của ứng động đối với đời
- Vai trò: Ứng động giúp thực vật thích nghi
sống thực vật.
đa dạng đối với sự biến đổi của môi trường
HS trả lời(Phản ứng thích nghi của cơ thể thực vật
đối với sự thay đổi của môi trường (sự thay đổi của để tồn tại và phát triển.
nhiệt độ, ánh sáng) giúp thực vật phát triển và tồn
tại; Thích nghi đa dạng của cơ thể thực vật đối với
môi trường luôn thay đổi giúp cơ thể tồn tại và phát
triển; Vai trò chung của hướng động và ứng động là
giống nhau, đó là phản ứng thích nghi để tồn tại và
phát triển. Đối với từng trường hợp hướng động và
ứng động cụ thể thì nó có vai trò thích nghi cụ thể).
GV: Nhận xét, kết luận vấn đề.
GV: Ví dụ: Hướng sáng giúp cây thích nghi với
hấp thụ ánh sáng cho cây quang hợp; Cây trinh nữ
cụp lá giúp tránh tác động cơ học mạnh (như mưa
rào) có thể làm rụng lá.
 Khả năng biến đổi của thực vật để thích nghi với
môi trường là có mức độ.
Chúng ta cần phải bảo vệ môi trường sống ổn

định, tránh những tác động mạnh gây ra những thay
đổi lớn trong môi trường.
HS Lắng nghe.
4. Củng cố: (5 phút)
- Yêu cầu học sinh đọc và ghi nhớ phần tóm tắt in nghiên ở cuối bài.
- Sử dụng các câu hỏi SGK.
5. Hướng dẫn về nhà: Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài 25. Thực hành: Hướng động.

Kí duyệt. Ngày

Tháng

Năm 2015

Hoàng Quang Hiển




×