Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.91 KB, 8 trang )

KINH NGHIỆM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Xuất phát từ thực tiễn trước sự đổi mới của đất nước để dáp ứng với nhu cầu phát triển
của xã hội, hòa nhập với nền văn minh tri thức nhân loại, công nghệ thông tin, nền kinh tế
tri thức. Đảng ta đã xác định mục tiêu chiến lược giáo dục giai đoạn 2010 – 2020 giáo dục
là quốc sách hàng đầu, giáo dục phải coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng
tạo, kĩ năng thực hành, kĩ năng lập nghiệp. Trong điều 2 của luật giáo dục nêu rõ: “ Mục
tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức
khỏe, thẩm mỹ trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Bác Hồ một
vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta đã nói: “ Có tài mà không có đức thì là người vô dụng có
đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó,”. Vì thế giáo dục đạo đức học sinh trong
nhà trường được xem là nền tảng, gốc rễ tạo ra nội lực tiềm năng vững chắc cho các mặt
giáo dục khác. Bản thân của ngành giáo dục nói chung, một nhà giáo nói riêng chúng ta ai
cũng nhận thức một cách sâu sắc mục tiêu giáo dục của Đảng và nhu cầu đồi hỏi đáp ứng
của xã hội đối với nhiệm vụ của giáo dục. Trong những năm qua ngành giáo dục nói
chung, trường tiểu học khánh bình Đông 1 nói riêng đã có những cố gắng trong việc giáo
dục đạo đức của học thông qua các chương trình giáo dục chính khóa, ngoại khóa , thông
qua các hội thi, các phong trào thực tế để học sinh tham gia và đạt được được nhiều kết quả
đáng trân trọng. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì chúng ta không thể phủ nhận
một thực trạng đáng buồn là không ít số học sinh có dấu hiệu suy thoái về mặt đạo đức thể
hiện qua các hành vi giao tiếp thiếu văn hóa, thiếu lễ phép với thầy cô, người lớn, bạn bè
hay nói tục chưởi thề, tham gia các trò chơi không lành mạnh, không có ý thức trong học
tập,ăn mặt chạy theo mót, kết băng nhóm đánh nhau, đi học không về nhà …Từ đó nó ảnh
hưởng xấu đến quá trình nâng cao chất lượng giáo dục và quá trình hình thành nhân của
học sinh. Bằng kinh nghiệm thực tiễn của mình tôi xin trình bày nguyên nhân và các biện
pháp thực hiện như sau:
1/ Nguyên nhân chủ quan:
a/ Vê phía nhà trường:
- Trong quá trình quản lý chỉ đạo các hoạt động giáo dục của nhà trường quá chú trọng đến


giáo dục văn hóa mà xem nhẹ yếu tố giáo dục đạo đức.
- Công tác phối hợp với gia đình học sinh và các ngành đoàn thể có nhưng chưa thường
xuyên, chưa có chương trình hành động thiết thực, chưa xây dựng một phương án kết hợp
giáo dục cụ thể, chưa có tổng kết rút kinh nghiệm
- Có tổ chức các hội thi, các phong trào tạo ra một sân chơi lành mạnh, có tính chất tập thể
nhưng vẫn còn ít, phần lớn dành cho những học sinh học khá giỏi, học sinh có ý thức, còn
những học sinh học yếu, học sinh có cá tính thì không được chọn tham gia từ đó có sự
phân biệt chia cách nên các em càng khó phát triển.

1


- Giáo viên chưa quan tâm nhiều đến việc giáo dục đạo đức, chưa có những biện pháp khoa
học, trình độ tâm lý giáo dục của giáo viên còn hạn chế.
- Sự động viên giúp đỡ hay khen thưởng những biểu hiện tích của học sinh chưa sâu sắc,
chưa kịp thời, từ đó chưa phát huy hết tính tích cực của học sinh đặc biệt là số học sịnh có
hoàn cảnh khó khăn.
b/ Về phía gia đình:
- Sự chăm sóc thương yêu của gia đình là rất lớn nhưng phần lớn các bậc phụ huynh chỉ lo
cho ăn mặc, cho tiền chớ không quan tâm nhiều đến việc học tập, sinh hoạt của học sinh,
chưa xây dựng cho con một nề nếp thói quen, ý thức trong sinh hoạt, học tập.
- Các bậc cha mẹ ai cũng mong muốn cho con ngoan học giỏi, nhưng thường ít trực tiếp
chỉ dạy, không lấy tấm gương tốt để giáo dục con.
- Một phần có sự nuông trìu, giao phó cho nhà trường
c/ Về xã hội:
- Học sinh chịu ảnh hưởng xấu bởi mặt trái của sự phát triển xã hội đó là sự đua đòi về
trang phục, kiểu tóc, lối sống của một bộ phận thanh thiếu niên.
- Học sinh chịu ảnh hưởng phim ảnh, văn hóa phẩm không lành mạnh, sử dụng không hợp
lý một số trò chơi như game, bi da …
2/ Nguyên nhân khách quan:

a/ Vê phía nhà trường:
- Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ vui chơi giải trí cho học sinh còn hạn chế.
- Thời gian ngoại khóa ít nên chưa tổ chức được nhiều phong trào hội thi để cho tất cả học
sinh tham gia.
b/ Về gia đình:
- Phần lớn điều kiện kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn, mặt bằng dân trí còn thấp.
- Một số gia đình đi làm ăn xa ít gần con hoặc cho ở với ông bà nên không có thời gian
dạy và quản lý tốt.
c/Về xã hội:
- Chưa xây dựng được các điểm vui chơi giải trí lành mạnh có tác dụng giáo dục đạo đức,
hành vi, hay rền luyện tính cận thận, rèn luyện thể lực cho học sinh.
- Kinh phí hoạt động cho các ngành đoàn thể phục vụ cho việc tuyên truyền giáo dục học
sinh còn hạn chế.
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1/CÁC BIỆN PHÁP VỀ NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN:
1.1/ VỀ PHÍA NHÀ TRƯỜNG:
- Trong quá trình quản lý chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ giáo dục ở đơn vị thì phải đưa
yêu cầu giáo dục đạo đức học sinh song song với giáo dục văn hóa cho học sinh bằng các
biện pháp cơ bản như sau:
+ Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện đánh giá các tiêu trí về đạo đức học sinh.
+ Nhắc nhở giáo viên chủ nhiệm thường xuyên giáo dục học sinh các hành vi trong giao
tiếp, ứng xử trong sinh hoạt cũng như trong cuộc sống, đặc biệt trong các buổi sinh hoạt
tập thể.
+ Chỉ đạo cho Tổng phụ trách đội, phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường xây
dựng kế hoạch tổ chức nhiều phong trào, nhiều trò chơi, tạo sân chơi lành mạnh để thu hút
2


sự tham gia đông học sinh tham gia. Qua đó giáo dục ý thức, rèn luyện kỹ năng giáo tiếp
ứng xử, từng bước hoàn thiện nhân cách của người học sinh.

+ Chỉ đạo cho Tổng phụ trách xây dựng chương trình phát thanh măng non phát thường
xuyên vào đầu giờ học, đặc biệt lưu ý đến các bài nêu gương điển hình những học sinh có
tấm gương tốt về đạo đức, thành tích trong học tập, khuyến khích học sinh tham gia viết
bài gương người tốt việc tốt để phát thanh trong chương trình.
+ Nên tổ chức hội thi kể chuyện về những tấm gương tốt trong phong trào học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Xây dựng kỹ năng sư phạm, các kiến thức về tâm sinh lý trẻ:
Để quản lý và giúp đỡ học sinh phát triển một cách toàn diện ngoài khả năng chuyên
môn,tinh thần trách nhiệm còn đồi hỏi người giáo viên phải có kỹ năng sư phạm vững
chắc. Đặc biệt là phải hiểu được đặc điểm tâm lý của trẻ, thì mới thành công trong mục
tiêu dạy học của mình. Trong vấn đề này tôi đề xuất như sau :
+ Giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu về đặc điểm tâm lý của trẻ.
+ Hoàn cảnh kinh tế gia đình của trẻ, mối quan hệ của trẻ đối với gia đình đặc biệt là tình
thương của gia đình dành cho trẻ.
+ Mối quan hệ bạn bè, tình cảm của bạn bè dành cho trẻ.
+ Tìm hiểu về sở thích và những điều mà trẻ mong muốn.
Trên cơ sở đó giáo viên có biện pháp giáo dục cho phù hợp và linh hoạt kết hợp với gia
đình và các tổ chức đoàn thể, để giáo dục và giúp đỡ học sinh. Trong quá trình giáo dục
giáo viên nên động viên để học sinh nhanh tiến bộ. Đồng thời có những lời khuyên chân
tình thiện cảm, lấy tình thương yêu của gia đình, của người thầy để giáo dục học sinh.Ví dụ
trong tình huống nào đó giáo viên có thể nói : " Không có tình yêu thương nào lớn va quý
báu bằng tình yêu thương của cha mẹ dành cho con. Tình thương yêu của cha mẹ là lớn
nhất và cao cả nhất. Cả một quảng đời cực khổ của cha mẹ chỉ mong sao con mình ngoan,
học giỏi và có tương lai.Có nhiều gia đình phải đi cắt lúa mướn, câu từng con cá để lo áo
quần sách vở cho con đi học. Khi cha mẹ biết con mình không ngoan, học yếu thì cha mẹ
có buồn không ? Khi thấy cha mẹ buồn và thất vọng thì các em có buồn không …" Với sự
tận tụy yêu nghề mến trẻ, lấy tình thương của người thầy và gia đình cảm hóa học sinh lôi
cuốn được học sinh thì học sinh sẽ thay đổi nhận thức theo hướng tích cực và từ từ phát
triển.
- Động viên khuyến khích là một biện pháp rất tích cực và rất phù hợp với đặc điểm tâm lý

của trẻ, mỗi khi học sinh được thầy, hay tập thể khen ngợi cho dù việc ấy rất bình thường
nhưng trẻ rất hào hứng và rất muốn được thể hiện mình. Nên người giáo viên luôn luôn
tận dụng tối đa phương pháp này trong mọi tình huống mọi lúc, mọi nơi, trong học tập hay
tong sinh hoạt.Ví dụ một học sinh yếu chỉ làm bài được điểm 6 hoặc một biểu hiện về ý
thức trong học tập thì giáo viên nên khen học sinh đó trước lớp.
- Giáo viên chủ nhiệm phải có mối quan hệ chặc chẻ với gia đình học sinh, thường xuyên
thông báo kết quả học tập và những biểu hiện bất thường của học sinh cho gia đình biết để
gia đình kịp thời giáo dục và giúp đỡ cho giáo viên trong quá trình giảng dạy. Giáo viên
chủ nhiệm nên hướng dẫn gia đình các biện pháp về quản lý việc học tập của học sinh
trong thời gian ở nhà. Ví dụ nơi học tập , dụng cụ học tập thời khóa biểu, thời gian học và
3


thường xuyên kiểm tra việc học bài, làm bài của học sinh ,từ đó xây dựng nề nếp ý thức
học tập cho học sinh.
1.2/ VỀ PHÍA GIA ĐÌNH:
- Gia đình là chiếc nôi là nền tảng về tình cảm, về tinh thần và cả lối sống, yếu tố gia đình
sẻ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển và hình thành nhân cách sống của học sinh;
nếu môi trường gia đình tốt thì các em sẻ có điều kiện phát triển tốt. Nhưng làm thế nào
để tất cả gia đình học sinh có biện pháp giáo dục học sinh một cách phù hợp và có hiệu quả
là một vấn đề rất khó, đòi hỏi nhà trường và các ngành đoàn thể phải có sự phối hợp thực
hiện thì mới có hiệu quả. Sau đây là một số nội dung mà nhà trường, ban đại diện cha mẹ
học sinh cần trao đổi với từng gia đình học sinh.
+ Trước tiên nhà trường cần phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh xây dựng kế hoạch
phối hợp với tình gia đình học sinh trong việc quản lý và giáo dục học sinh một cách
thường xuyên.
+ Xây dựng gốc học tập ở nhà cho phù hợp, xây dựng thời gian biểu cho việc học tập và
sinh hoạt ở nhà cho phù hợp và tùng bước yêu cầu học sinh thực hiện tốt thời gian biểu đó.
+ Kiểm tra và hướng dẫn học tập ở nhà cho thật tốt, quy định thời gian đi học, thời gian
gian về nhà cho thật phù hợp, tránh trường hợp học sinh đi học rất sớm về rất muộn.

+ Gia đình phải chăm lo tốt việc trang phục vệ sinh cho các em và thường xuyên tạo ra một
động lực để các em có định hướng trong học tập và rèn luyện đạo đức; VD có thể hứa mua
quà nếu con học có giấy khen hoặc được nhà trường khen, hay lấy tấm gương tốt của anh
chị, bạn bè để cho con phấn đấu noi theo.
+ Hàng ngày không nên cho tiền nhiều để học sinh đi học, mà nên cho ăn ở nhà hoặc cho
đủ để ăn một một bữa ăn sáng mà thôi.
1.3 VỀ PHÍA XÃ HỘI:
Xã hội là một môi trường thuận lợi để học sinh phát triển; song mặt trái của xã hội, hay
cách tiếp thu văn hóa của xã hội không phù hợp nó sẽ ảnh hưởng rất xấu đến quá trình
phát triển và hình nhân cách của học sinh. Để cho các em có môi trường xã hội tốt thì
trách nhiệm đó thuộc về các ngành chức năng và người lớn:
- Tham mưu cho địa phương quản lý tốt các dịch vụ vui chơi giải trí về nội dung, thời gian
phục vụ.
- Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo
dục nhân dân trong việc nuôi dạy và quản lý con em của mình nhất là trong việc tham gia
sinh hoạt văn hóa ở địa phương, nếp sống văn minh, bản sắc văn hóa địa phương, không
đua đòi, không quá chạy theo các mót, xem lại hoàn cảnh, mức thu nhập của gia đình, sống
có trách nhiệm với gia đình.
- Chỉ đạo cho đoàn thanh niên và các tổ chức đoàn thể tham gia tổ chức tốt các phong trào
vui chơi lành mạnh để các em tham gia.
2/ CÁC BIỆN PHÁP VỀ NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN:
2.1/ Vê phía nhà trường:
- Tham mưu cho Đảng ủy ủy ban nhân dân, ngành giáo dục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất,
phương tiện phục vụ cho việc vui chơi giải trí của học sinh như sân bãi, các dụng cụ thể
dục thể thao, âm thanh để tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ.
4


- Dành nhiều thời gian ngoại khóa để tổ chức nhiều phong trào, nhiều hội thi thu hút học
sinh tham gia. Qua đó giáo dục về truyền thống, đạo đức, lối sống cho các em.

- Tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề xây dựng các kỹ năng về quản lý tâm lý đối với học
sinh, nhất là học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
2.2 Về gia đình:
- Vận động mỗi gia đình là một tấm gương về đạo đức để làm gương cho giới trẻ em.
- Tham mưu cho ban chỉ đạo phổ cập xã thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục từng bước
nâng cao mặt bằng dân trí của xã nhà.
- Tham mưu cho các cấp chính quyền địa phương, các ngành đoàn thể tuyên truyền giáo
dục người dân về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức học sinh trong học tập cũng
như trong suốt quá trình hình thành nhân cách của các em sau này.
2.3. Về xã hội:
- Các ngành chức năng như đoàn thanh niên, và ngành đoàn thể khác thường xuyên tổ chức
các điểm vui chơi giải trí vào các sự kiện lớn trong năm ở các thôn ấp với các trò chơi dân
gian, biểu diễn văn nghệ có tác dụng giáo dục đạo đức, hành vi, hay rền luyện tính cận
thận, rèn luyện thể lực cho học sinh.
- Các tổ chức xã hội tích cực trong việc vận động quyên góp để hộ trợ những học sinh có
hoàn cảnh khó khăn và tổ chức các phong trào cho các em tham gia
III/ KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Nhận thức được những nguyên nhân trên bằng tâm huyết và bằng kinh nghiệm của mình,
tôi đưa các biện pháp ấy vào áp dụng ở đơn vị. Tuy ban đầu còn gặp nhiều khó khăn trong
công tác xây dựng kế hoạch, sự nhận thức của giáo viên , sự ủng hộ của cả tập thể là chưa
cao. Nhưng với sự quyết tâm chỉ đạo của ban giám hiệu, dần dần các biện pháp ấy đã phát
huy hiệu quả và được sự ủng hộ của cán bộ giáo viên và của các bậc phụ huynh học sinh.
Kết quả giáo dục đạo đức của học sinh ngày càng có chất lượng hơn, các em có hành vi
ứng sử tốt hơn, có trách nhiệm nhiệm hơn với bản thân trong việc học tập cũng như tham
gia các hoạt động giáo dục khác, từ đó gớp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. Đối với giáo
viên chủ nhiệm có thêm nhiều kinh nghiệm trong quá trình quản lý và giáo dục học sinh,
đặc biệt là giáo dục hành vi đạo đức học sinh. Qua đó giáo viên rất tin tưởng vào quan
điểm lấy tình thương yêu của thầy, cô và gia đình để cảm hóa và giáo dục học sinh. Tình
yêu thương và sự trân trọng của người thầy là động lực thúc đẩy tinh thần và thái độ học
tập của học sinh. Qua đó thầy cô giáo càng tự hào hơn sự thành công trong sự nghiệp giáo

dục của mình xuất phát một phần từ tình yêu thương và từ trái tim nhân hậu và luôn luôn
tinh tưởng những thành công đó sẻ trở thành một chân lý khoa học không thể phai mờ.

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ GIÁO DỤC
( Theo QĐ 30 )
Năm

TSHS

07 - 08
08 - 09

453
349

Đ
453
349

Hạnh kiểm
%

100
0
100
0

%
0
0

5

Giỏi
47
68

Khen thưởng
%
Khá
10,4
115
19,5
118

%
25,4
33,8


BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ GIÁO DỤC
( Theo Thông tư 32 )
Năm

TSHS

09 - 10

399

Hạnh kiểm

Đ
% CĐ %
399 100
0
0

Kỳ 1:
10-11

400

400

100

0

0

Học lực
Giỏi
68/17,1
%
78/19,5
%

Khá
TB
Yếu
126/31,6% 137/34,3% 8/2,0%

139/34,7% 163/40,7% 20/5,0%

Khánh bình Đông ngày 12 tháng 11 năm 2011
Người làm sáng kiến kinh nghiệm

Đặng Văn Đỏ

6


BẢNG TÓM TẮT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Họ và tên: Đặng Văn Đỏ
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị: trường TH Khánh Bình Đông 1
Tên SKKN: KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC
SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
I/ĐẶC VẤN ĐỀ:
- Mục tiêu chiến lược giáo dục giai đoạn 2010 – 2020 giáo dục phải coi trọng giáo dục đạo
đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành, kĩ năng lập nghiệp.
- Trong điều 2 của luật giáo dục nêu rõ: “ Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt nam
phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ
- Bác Hồ một vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta đã nói: “Có tài mà không có đức thì là người vô
dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
- Thực trạng về hành vi đạo đức học sinh còn nhiều hạn chế
* Nguyên nhân chủ quan:
- Nhà trường, giáo viên còn xem nhẹ giáo dục đạo đức
- Kiến thức tâm lý trẻ của một bộ phận giáo viên còn hạn chế
- Gia đình chưa có biện pháp giáo dục phù hợp, ít quan tâm đến việc giao tiếp, sinh hoạt
của học sinh.
* Nguyên nhân khách quan:

- Địa phương chưa có những nơi vui chơi giải trí, không tổ chức được nhiều hội thi để các
em tham gia.
- Ảnh hưởng mặt trái của sự phát triển xã hội: Phim ảnh, đua đòi, lối sinh hoạt của thanh
thiếu niên.
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1.1/ VỀ PHÍA NHÀ TRƯỜNG:
- Trong quá trình quản lý chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ giáo dục ở đơn vị thì phải đưa
yêu cầu giáo dục đạo đức học sinh song song với giáo dục văn hóa cho học sinh bằng các
biện pháp cơ bản.
- Xây dựng kỹ năng sư phạm, các kiến thức về tâm sinh lý trẻ.
- Động viên khuyến khích là một biện pháp rất tích cực và rất phù hợp với đặc điểm tâm lý
của trẻ.
- Giáo viên chủ nhiệm phải có mối quan hệ chặc chẻ với gia đình học sinh
1.2/ PHÍA GIA ĐÌNH:
+ Trước tiên nhà trường cần phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh xây dựng kế hoạch
phối hợp với tình gia đình học sinh trong việc quản lý và giáo dục học sinh một cách
thường xuyên.

7


+ Xây dựng gốc học tập ở nhà cho phù hợp, xây dựng thời gian biểu cho việc học tập và
sinh hoạt ở nhà cho phù hợp và từng bước yêu cầu học sinh thực hiện tốt thời gian biểu đó.
+ Kiểm tra và hướng dẫn học tập ở nhà cho thật tốt, quy định thời gian đi học, thời gian
gian về nhà cho thật phù hợp, tránh trường hợp học sinh đi học rất sớm về rất muộn.
+ Gia đình phải chăm lo tốt việc trang phục vệ sinh cho các em và thường xuyên tạo ra một
động lực để các em có định hướng trong học tập và rèn luyện đạo đức
1.3/ VỀ PHÍA XÃ HỘI:
- Quản lý tốt các dịch vụ in - tơ – nét, các điểm vui chơi giải trí cho thanh thiếu niên một
cách lành mạnh.

- Các ngành đoàn thể tuyên truyền giáo dục ý thức trách nhiệm lối sinh hoạt giản dị của
từng hộ gia đình, đặc biệt là giới trẻ.
III/ KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
- Thực hiện có hiệu quả hành vi đạo đức học sinh được nâng lên.
- Ý thức học tập, kết quả học tập cao hơn, học sinh có trách nhiệm với bản thân và gia đình
hơn.

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ GIÁO DỤC
( Theo QĐ 30 )
Năm

TSHS

07 - 08
08 - 09

453
349

Đ
453
349

Hạnh kiểm
%

100
0
100
0


%
0
0

Giỏi
47
68

Khen thưởng
%
Khá
10,4
115
19,5
118

%
25,4
33,8

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ GIÁO DỤC
( Theo Thông tư 32 )
Năm

TSHS

09 - 10

399


Hạnh kiểm
Đ
% CĐ %
399 100
0
0

Kỳ 1:
10-11

400

400

100

0

0

Học lực
Giỏi
68/17,1
%
78/19,5
%

Khá
TB

Yếu
126/31,6% 137/34,3% 8/2,0%
139/34,7% 163/40,7% 20/5,0%

Khánh bình Đông ngày 12 tháng 11 năm 2011
Người làm sáng kiến kinh nghiệm

Đặng Văn Đỏ
8



×