Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

“KINH NGHIỆM TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.23 KB, 15 trang )

“KINH NGHIỆM TRONG VIỆC THỰC HIỆN
CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ TUỔI

TRƯỜNG TIỂU HỌC KHÁNH BÌNH ĐÔNG 1”

A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Cơ sở lý luận.
Mục tiêu thực hiện công tác chống mù chữ-phổ cập giáo dục tiểu học nói
chung, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi nói riêng là để từng bước nâng cao
mặt bằng dân trí một cách toàn diện, tạo nguồn nhân lực, nhằm đáp ứng yêu cầu
của sự nghiệp phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn
phát triển hiện nay của xã hội.
Trong các trường tiểu học việc thực hiện công tác phổ cập giáo dục tiểu họcchống mù chữ (PCGDTH-CMC), phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi
(PCGDTHĐĐT) để từng bước đạt được hiệu quả. Bộ Giáo dục và đào tạo (GDĐT) đã ban hành Thông tư số 36/1999/BGD-ĐT ngày 4/12/1999 thay thế Thông tư
số 14/1999/TT-BGD-ĐT và công văn số 28/1999/QĐ-BGD&ĐT về quy định kiểm
tra, đánh giá công nhận PCGDTHĐĐT ở cơ sở xã, (phường, thị trấn); quận,
(huyện), tỉnh, (thành phố);
Tỉnh ủy và UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành Công văn số 38/CV-TU ngày
16/5/2001, Chỉ thị 07/CT-TU ngày 24/6/2002 của Tỉnh ủy; Chỉ thị 38/CTUB ngày
14/8/2002 của UBND tỉnh Cà Mau; Công văn số 366-CV/TU ngày 28/3/2008 về
việc đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục đã được tổ chức triển khai đến tận các cơ
sở xã, thị trấn, các trường học trong tỉnh;
Sở GD-ĐT Cà Mau, Phòng GD-ĐT huyện Trần văn Thời cũng đã có các
công văn cụ thể để chỉ đạo trong ngành về thực hiện nghiêm túc quy định kiểm tra
đánh giá công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi tại Thông tư quy định số
36/1999/QĐ-BGD&ĐT mà cụ thể là:
- Tiêu chuẩn 1:
Huy động ít nhất 95% (ở mức độ 1), 98% (ở mức độ 2) số trẻ em ở độ tuổi 6
tuổi vào học lớp 1, có ít nhất 80% (ở mức độ 1), 90% (ở mức độ 2) số trẻ em 11
tuổi tốt nghiệp tiểu học, số trẻ còn lại trong độ tuổi đang học các lớp tiểu học.
- Tiêu chuẩn 2:


Đội ngũ giáo viên đạt yêu cầu; đảm bảo giáo viên trên lớp theo quy định, trình
độ đào tạo có ít nhất 80% (ở mức độ 1), 90% (ở mức độ 2) số giáo viên đạt chuẩn
THSP, trong đó có một số giáo viên đạt trình độ trên chuẩn 20%, theo Quyết định
3856/GD-ĐT ngày 14/12/1994 của Bộ GD-ĐT.
Tỉ lệ là 1,20 GV/lớp (ở mức độ 1), 1,35 GV/lớp(ở mức độ 2); có 50% số HS học
9-10 buổi / tuần.
- Tiêu chuẩn 3:
Về cơ sở vật chất có mạng lưới trường lớp phù hợp, tạo điều kiện cho trẻ em đi
học thuận lợi, có đủ phòng học, bàn ghế học sinh; có thư viện, phòng đồ dùng dạy
học và được sử dụng thường xuyên theo Quyết định số 2164/GD/ĐT ngày
27/6/1995; thực hiện vệ sinh trường học theo Quyết định số 2165/GD/ĐT ngày
27/6/1995 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.


Ngoài ra, trước đó đơn vị phải đạt chuẩn CMC-PCGDTH có nghĩa là:
- Tổng số trẻ em trong độ tuổi 14 phải tốt nghiệp tiểu học đạt tỉ lệ 80% trở
lên;
- Tỉ lệ 80% trở lên tổng số người 15 đến 35 tuổi được xoá mù chữ (có nghĩa
là 80% đạt trình độ học vấn hết lớp 3 trở lên).
Muốn thực hiện tốt theo chuẩn quy định của Bộ GD-ĐT trước nhất yêu cầu
từng trường tiểu học học phải tiến hành điều tra cập nhật số liệu trình độ văn hoá
nhân dân hàng năm để thống kê so sánh với chuẩn quy định, nếu đạt thì làm tờ
trình đề nghị cấp trên kiểm tra công nhận vào thời điểm các tháng cuối mỗi năm.
Là một đơn vị trường tiểu học, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ dạy và học
còn có trách nhiệm tham mưu với lãnh đạo địa phương định hướng chỉ đạo thực
hiện công tác phổ cập giáo dục một cách thống nhất, chính xác và khoa học.
Theo đó để làm một số công việc nhất định theo yêu cầu giúp việc thống kê
cập nhật số liệu, rà soát so với chuẩn công việc trước nhất là cần phải điều tra cập
nhật trình độ văn hóa nhân dân từ 0 đến 35 tuổi trên địa bàn trường quản lý, thống
kê số lượng trẻ em trong độ tuổi 6 đến 14 tuổi đi học và tốt nghiệp tiểu học hàng

năm, những em trong độ tuổi, và nhân dân còn chưa được đến trường để tiếp tục
vận động đi học.
Trình độ đào tạo nghiệp vụ giáo viên, việc phân công giảng dạy ...;
Cơ sở vật chất phòng học, trang thiết bị phục vụ dạy và học ở các trường ...
đều phải thống kê, cập nhật và đối chiếu so với chuẩn quy định của Bộ GD-ĐT.
Để nắm bắt và xử lý các số liệu của trường, của đơn vị xã theo từng năm,
thống kê tính các tỉ lệ huy động, tốt nghiệp ... theo hướng dẫn quy định của Bộ
GD-ĐT sao cho đạt chuẩn tỉ lệ theo quy định, chính xác về số liệu ..., rút ngắn về
thời gian làm những điều đó là cả một khó khăn, là nỗi trăn trở của các nhà quản lý
giáo dục, của giáo viên chủ nhiệm và đặc biệt là giáo viên chuyên trách thực hiện
công tác phổ cập giáo dục trong nhà trường hiện nay mà trước đó nhà trường đã
thực hiện một cách chậm chạp, thiếu chính xác về số liệu.
Từ những quy định nêu trên, những khó khăn đã qua, tôi mạnh dạn đề xuất
áp dụng một số kinh nghiệm trong phạm vi trường học của mình thông qua thực
tiễn kinh nghiệm nhiều năm đã từng làm công tác phổ cập giáo dục của đơn vị.
2.Thực tiễn.
Những năm trước đây, từ năm 1997 sau khi đơn vị được công nhận đạt
chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học-chống mù chữ, trường tiểu học Khánh
Bình Đông 1, theo sự phân công của Ban chỉ đạo chống mù chữ-phổ cập giáo dục
xã Khánh Bình Đông thì trường chúng tôi có trách nhiệm tiếp tục thực hiện nhiệm
vụ phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi trên địa bàn dân cư đó là: Ấp 02, ấp
12A, ấp 12B; đồng thời thực hiện công tác thống kê số liệu CMC-PCGD của 6 đơn
vị trường tiểu học trong xã, đối chiếu rà soát số liệu với 2 trường THCS trong địa
bàn so sánh với chuẩn quy định của Bộ GD-ĐT.
Trong 8 năm qua về thực hiện công tác PCGDTHĐĐT, với cách làm mày
mò, làm ngày làm đêm, làm cả trong thời gian nghỉ hè với lực lượng thực hiện là
2


toàn thể giáo viên của trường đến mãi năm 2005 đơn vị mới được UBND huyện

Trần Văn Thời về kiểm tra công nhận đơn vị đạt chuẩn quốc gia về
PCGDTHĐĐT, tuy với tỉ lệ các tiêu chí mới chỉ ở mức vừa đạt chuẩn so với chuẩn
quy định của Bộ GD-ĐT; với kết quả đạt được như thế cũng rất đáng được trân
trọng. Song với cách làm trong suốt một quá trình dài 8 năm qua theo tôi còn tồn
tại những hạn chế yếu kém sau:
a - Học sinh yếu của trường số lượng vẫn còn chiếm 3-6 %; nhiều phụ
huynh học sinh chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập và rèn luyện hạnh kiểm
của con em mình.
b - Điều tra số liệu hộ gia đình có nhiều yếu tố khách quan dẫn đến việc điều
tra thiếu chính xác so với thực tế trên 10%.
c - Số liệu thống kê tổng hợp sau khi điều tra thường không trùng khớp giữa
các biểu bảng thống kê tổng hợp theo quy định, nên người làm đã phải điều chỉnh
lại nhiều lần rất mất thời gian, hiệu quả chất lượng thống kê số liệu chưa cao.
d - Thiết lập hệ thống hồ sơ sổ sách theo dõi quản lý CMC-PCGD chưa
mang tính khoa học, chưa đạt được theo hệ thống quy định ..., quy trình thiết lập
hệ thống hồ sơ thống kê , sổ sách, văn bản báo cáo còn luộm thuộm đơn giản.
e - Công tác xã hội hoá giáo dục những năm trước đây hầu hết được khoán
trắng cho ngành giáo dục. Việc thực hiện công tác PCGDTHĐĐT ít được chính
quyền địa phương quan tâm chỉ đạo và phối hợp dẫn đến đội ngũ thầy cô giáo và
học sinh phải tự thân vận động thiếu đi sự giúp đỡ của cộng đồng.
Qua thực tiễn và kinh nghiệm cho thấy những tồn tại yếu kém nêu trên là do
một số nguyên nhân cơ bản như sau:
* Trước nhất là nguyên nhân chủ quan:
- Sự chỉ đạo phối hợp, chăm sóc giáo dục học sinh giữa gia đình, nhà trường
và xã hội là chưa được thường xuyên, liên tục; ý thực học tập của học sinh chưa
cao, chưa tạo được phong trào; phương pháp giáo dục chỉ đơn phương thuộc về
trường học do vậy chưa đủ để tạo được môi trường thân thiện thu hút học sinh thi
đua vươn lên trong học tập.
- Trong việc chỉ đạo thực hiện điều tra cập nhật số liệu trình độ văn hoá
nhân dân theo hộ gia đình chưa được nhất quán về quan điểm, thiếu sự phối hợp

tác động của chính quyền địa phương, và nhân dân; ý thức trách nhiệm của cán bộgiáo viên-nhân viên trong trường còn hạn chế, cọi nhẹ việc cập nhật thông tin
chính xác về số liệu điều tra.
- Trong việc thống kê tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra cho thấy còn thiếu
chính xác, mất rất nhiều thời gian do chưa có kế hoạch, biện pháp cụ thể phù hợp
với tiến độ thời gian cho từng mảng công việc.
- Việc thiết lập các loại hồ sơ sổ sách theo dõi, quản lý thiếu khoa học, chưa
thể hiện được đầy đủ các thông tin cần thiết theo yêu cầu mà chủ yếu là người làm
chưa có kinh nghiệm và thời gian để thực hiện, người làm công tác phổ cập thường
xuyên thay đổi theo năm học; phương tiện, điều kiện làm việc còn thiếu thốn, hạn
chế.
- Công tác xã hội hoá giáo dục chưa thật sự được quan tâm sâu sát trong việc
tuyên truyền vận động cộng đồng trách nhiệm xây dựng CSVC, thiết bị giáo dục,
3


chăm sóc sức khoẻ, giáo dục pháp luật, động viên khích lệ GV, HS vươn lên trong
công tác dạy và học.
* Nguyên nhân khách quan:
- Điều kiện kinh tế, đời sống của nhân dân ở vùng đặc biệt khó khăn như xã
khánh Bình Đông, đời sống kinh tế chỉ đủ ăn trong gia đình là đã khó còn việc
chăm sóc cho con cái có đủ điều kiện học tập lại càng khó hơn.
- Mặt bằng dân trí của nhân dân nơi đây còn thấp, chưa đồng đều, chưa tạo
điều kiện tốt tham gia cùng cộng đồng các công việc hỗ trợ xã hội nên việc điều tra
các thông tin từng hộ gia đình là cực kỳ khó khăn dẫn đến thiếu chính xác so với
thực trạng.
- Năng lực của CB-GV-NV của trường còn nhiều hạn chế, việc sử dụng máy
tính những năm trước đây ở trường là rất hạn chế, phải dùng phương pháp thủ
công để thống kê số liệu nên thời gian làm việc kéo dài, số liệu thống kê thường
thiếu chính xác. Các hồ sơ theo dõi quản lý thường sửa chữa tẩy xoá.
- Địa bàn rộng, dân cư phân tán đường xá đi lại khó khăn, các điều kiện

phục vụ vui chơi giải trí rất hạn chế trong việc thu hút học sinh và tạo điều kiện
thuận lợi trong việc giảng dạy và học tập của nhà trường.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Xác định được tầm quan trọng của công tác CMC-PCGD tiểu học, THCS
nói chung và công tác PCGD tại trường nói riêng; xuất phát từ thực tế như đã nêu
trên, tôi xin trao đổi một số kinh nghiệm, và những biện pháp đã được áp dụng đạt
hiệu quả khả quan trong công tác này tại trường tiểu học Khánh Bình Đông 1,
đồng thời đã góp phần hỗ trợ tốt trong việc thống kê tổng hợp cập nhật số liệu của
xã trong năm vừa qua được nhanh chóng, có độ chính xác cao.
Một số biện pháp (cách làm) các hoạt động của quá trình tổ chức thực hiện
công tác này tại nhà trường nhằm đạt hiệu quả PCGD một cách thực chất; các biện
pháp cụ thể như sau:
I. Biện pháp
1: Phối hợp với phụ huynh học sinh, các ban ngành đoàn thể nhằm tập
trung nâng cao chất lượng hai mặt giáo dục ở đối tượng học sinh yếu.
- Trường đã phối hợp với phụ huynh học sinh tiến hành xây dựng "Thư viện
sách giáo khoa giành cho học sinh nghèo". Mỗi học sinh vào cuối năm học, trên
tinh thần tự nguyện, tặng lại bộ sách giáo khoa đã học xong của mình cho thư viện
nhà trường để nhà trường cho các em học sinh nghèo (không đủ tiền mua sách giáo
khoa) mượn trước khi bước vào năm học mới (tuy cách làm này không mới nhưng
cũng đã đem lại hiệu quả nhất định); những năm học trước đây có đến 15% học
sinh không có đầy đủ SGK thì năm qua có 100% học sinh có đủ SGK từ thư viện
dành cho học sinh nghèo của trường.
- Trong các năm học trước việc họp PHHS để thông báo thường xuyên về
các mặt giáo dục học sinh là rất ít, vừa qua trường tổ chức họp phụ huynh học sinh
yếu kém 2 lần vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giáo viên chủ nhiệm gặp riêng từng
phụ huynh học sinh có con em yếu kém từ giữa học kỳ II đến cuối năm học nhằm
4



thông báo kết quả hai mặt giáo dục của học sinh trong thời gian học tập, thống nhất
kế hoạch dạy phụ đạo, bàn biệp pháp phối hợp cụ thể để giúp các em tiến bộ, hiện
nay trường đang áp dụng dạy phụ đạo đồng loạt học sinh yếu các lớp học trong
trường).
- Phối hợp với các Ban ngành đoàn thể, các lực lượng xã hội nhằm hổ trợ
kinh phí, cấp phát học bổng cho học sinh nghèo tạo điều kiện cho các em học tập
tốt hơn. Đầu năm học trường tiếp tục vận động cấp cho học sinh trên 60 phần tập
vở, trao tặng 5 chiếc xe đạp cho học sinh nghèo, 19 bộ quần áo...; tổng số tiền hỗ
trợ để các em có điều kiện học tập tốt hơn ước tính trên 7.000.000 đồng.
- Dịp tết các thầy cô giáo và học sinh toàn trường tham gia tích cực trong
việc gây quỹ “Kế hoach nhỏ” nhằm hổ trợ cho học sinh nghèo được đón tết ấm êm
trong tình thương mến của bạn bè, thầy cô và xã hội. Từ đó động viên được tinh
thần vươn lên học tập tốt hơn, yêu trường mến bạn, hạn chế học sinh lưu ban, bỏ
học; nếu trước đây sau tết số lượng học sinh giảm 3 đến 6 % thì năm qua không có
học sinh nào phải để GVCN đến vận động đi học trở lại.
- Mỗi giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm lớp nắm chắc danh sách học
sinh yếu kém bộ môn mình dạy, học sinh yếu kém của lớp mình, giao việc vừa sức
cho đối tượng này, thường xuyên giúp đỡ khích lệ để các em tự tin vươn lên trong
học tập và tiếp thu kiến thức, tạo được môi trường học tập thân thiện, học sinh chủ
động tích cự học tập
2: Tham mưu với chính quyền địa phương để tổ chức tốt hoạt động điều
tra cập nhật số liệu phổ cập theo hộ gia đình.
Tôi đã đề xuất Lãnh đạo nhà trường có kế hoạch tham mưu với chính quyền
địa phương của 3 ấp trong địa bàn và BCĐ xã thực hiện các hoạt động trong công
tác phổ cập giáo dục, Những năm trước, qua thực tế công tác điều tra tại các hộ gia
đình còn nhiều lúng túng và thông tin thu nhập thiếu chính xác. Do vậy trong năm
qua lãnh đạo nhà trường đã tham mưu với chính quyền địa phương làm tốt khâu
điều tra, cụ thể như sau:
- Lấy thông tin về lý lịch học sinh phục vụ công tác điều tra số liệu phổ cập
giáo dục của 3 ấp ngay từ khi tuyển sinh lớp 1. Trong lúc tuyển sinh lớp 1 nhà

trường có điều kiện gặp mặt PHHS của từng em nên dễ dàng trao đổi để nắm bắt
thông tin, bên cạnh đó mỗi PHHS khi nộp hồ sơ đều phải đem theo hộ khẩu, từ đó
Hội đồng tuyển sinh bước đầu thiết lập được hồ sơ phổ cập giáo dục của những gia
đình có con em học lớp 1 tại trường một cách chính xác, đồng thời đây là một hồ
sơ dùng để làm cơ sở đối chiếu khi cần sau này. Cách làm này nếu qua 4 năm thực
hiện nhà trường sẽ có riêng một bộ hồ sơ tuyển sinh phục vụ cho công tác điều tra
số liệu phổ cập của tất cả các hộ gia đình học sinh toàn trường một cách chính xác.
- Phối hợp với các ấp trong công tác điều tra thực tế tại các hộ gia đình. Với
suy nghĩ rằng: Nếu chỉ giáo viên trường đi điều tra vì không quen với địa bàn khu
dân cư, không nắm được lịch sinh hoạt hàng ngày của từng hộ gia đình nên tiến độ
điều tra chậm, tốn nhiều thời gian. Nếu giao toàn bộ việc điểu tra cho ấp thì khi thu
nhận lại phiếu điều tra cập nhật sẽ có nhiều thông tin thiếu chính xác hoặc thiếu
thông tin, do người điều tra không có nghiệp vụ trong công tác này. Do vậy trong
năm vừa qua cả 3 ấp đều chọn phương án điều tra phối hợp: Mỗi hộ gia đình sẽ có
5


1 giáo viên và 1 cán bộ của ấp đó đến điều tra. Việc thực hiện như vậy vừa tiết
kiệm được thời gian điều tra, vừa có được thông tin chính xác và không bỏ sót các
hộ gia đình, đồng thời làm như vậy sẽ tạo điều kiện cho địa phương quen dần với
cách điều tra, cách nhận thông tin phổ cập giáo dục. Sau này chính họ sẽ là người
cung cấp thông tin cập nhật hàng năm cho nhà trường.
3: Cách đưa thông tin ra các danh sách, biểu bảng quy định từ phiếu
điều tra hộ gia đình.
Trong năm qua do cần phải lấy thông tin từ sổ điều tra hộ gia đình phục vụ
cho công tác CMC-PCGD của 2 bậc học Tiểu học, THCS nên trường nhà trường
ngay từ đầu đã xác định việc xử lý thông tin bằng máy vi tính, sao cho khi thống
kê số liệu phải chính xác so với thực trạng. Các bước làm cụ thể như sau:
a/ Cách ghi phiếu điều tra: (hướng dẫn chung cho giáo viên và người điều
tra của ấp)

- Ghi đầy đủ các thông tin cần thiết trong phiếu điều tra, đánh số phiếu (theo
từng ấp).
- Cách ghi từng nội dung trong phiếu phải thống nhất để khi bộ phận nhập
máy vi tính nhập theo nội dung đã ghi thi dễ phân loại thông tin trên máy tính. Ví
dụ: Năm sinh phải ghi đủ 4 chữ số (không ghi ngày tháng sinh), học lớp thì không
ghi chữ lớp mà ghi 2 ký tự: 1.a hoặc 1.b, ghi tên trường đang học chữ in hoa và
viết tắt: KBĐ 1, KBĐ 6,... ghi khuyết tật: KT; Chưa đi học ghi: CH; Bỏ học lớp
1,2,3 ...: BH 1,2,3 ...; đang học ghi lớp 1,2,3 ... ghi ĐH 1,2,3 ...; nữ: đánh dấu X,
nam để trống, tốt nghiệp Tiểu học ghi TNTH, tốt nghiệp THCS ghi TNTHCS, ấp
Minh Hà A, ghi MH A, ấp Minh Hà B, ghi MHB, ấp 6, ghi A6,...
b/ Quá trình nhập máy vi tính và xử lý trên máy tính:
- Phân công 1 nhóm nhập số liệu trên máy tính trong nhóm có 4 người trong
đó có 1 người đọc và 1 người nhập số liệu vào máy, 1 người kiểm tra đọc, 1 người
kiểm tra nhập. Yêu cầu phải đọc đủ và nhập đủ thông tin, nhập thông tin phải đúng
theo quy định, nếu không sẽ dẫn đến khó khăn trong việc xử lý tách thông tin theo
từng loại.
- Nhập toàn bộ thông tin theo hộ gia đình ở tất cả các độ tuổi trên cùng một
mẫu vào máy tính (dùng trên Excel).
- Từ nội dung của mẫu này sẽ tách lấy các thông tin khác: Dùng lệnh trên
Excel để tách theo từng độ tuổi, tách học sinh đang học theo khối lớp, tách học
sinh đang học theo trường, tách học sinh bỏ học, học sinh khuyết tật, đếm số lượng
nữ, tách học sinh đã TN THCS, TN THPT, THCN, TCDN..., tách theo từng ấp,...
Nói chung với cách làm này có thể phục vụ cho toàn bộ các nội dung cần thiết cho
thực hiện các mẫu thống kê phổ cập theo quy định.
- Từ các nội dung đã nhập đầy đủ dùng máy tính tách ra theo yêu cầu cần
thiết để thống kê các số liệu và tổng hợp đối chiếu với số liệu chung trên cùng một
biểu mẫu ban đầu đã đem lại chính xác cao.
4. Thiết lập hệ thống hồ sơ sổ sách theo dõi quản lý CMC-PCGD theo
hệ thống và mang tính khoa học.
6



- Sổ theo dõi đối tượng từ 0-35 tuổi phục vụ cho công tác phổ cập giáo dục
tiểu học (gọi tắt là Sổ phổ cập tiểu học, sổ chống mù chữ).
- Danh sách cùng độ tuổi (dùng máy tính tách riêng từng độ tuổi theo quy
định)
- Sổ Đăng bộ ( cập nhật theo dõi học sinh nhập học và ra trường)
- Sổ theo dõi chuyển đi – chuyển đến (theo dõi HS tham gia tính tỉ lệ )
- Danh sách học sinh các khối, lớp hàng năm. (trùng với sổ gọi tên ghi điểm)
- Danh sách học sinh từ 6 – 14 ngoài nhà trường. (HS tham gia tính tỉ lệ học
nhờ nơi khác)
- Danh sách học sinh từ 11 – 14 tuổi tốt nghiệp tiểu học.
- Danh sách học sinh 6-14 tuổi học ngoài địa bàn. (HS không tham gia tính tỉ
lệ học nhờ trường mình)
- Danh sách học sinh khuyết tật – chết. (HS được trừ không phải phổ cập)
- Bảng gọi tên, ghi điểm hàng năm; (danh sách xét công nhận HTCTTH) các
năm (4 năm liên tiếp).
- Bộ phiếu điều tra trình độ văn hóa các hộ gia đình.
- Sổ lưu công văn đến của các cấp chỉ đạo (TW, tỉnh, huyện, xã); công văn đi
đóng tập theo hệ thống thời gian).
- Các biểu mẫu thống kê (mẫu 1, 2, 3 mới, mẫu 15-35, 36-47, 0-5 và mẫu 3b
theo quy định).
* Thời lượng và trình tự cách thực hiện
Hàng năm đầu tháng 8, đến trung tuần tháng 9 giáo viên thực hiện công tác
điều tra cập nhật và thống kê số liệu trên hồ sơ sổ sách, các biểu bảng. Tuy nhiên
nếu giáo viên thực hiện công tác phổ cập không hệ thống, hình dung được nên cập
nhật hồ sơ nào trước, hồ sơ nào sau thì rất mất thời gian. Để việc cập nhật hồ sơ sổ
sách được thuận lợi cũng như thống kê số liệu chính xác cần tiến hành các bước
như sau:
+ Cập nhật phiếu điều tra trình độ văn hóa:

Bộ phiếu điều tra trình độ văn hóa hộ gia đình (TĐVH) phải được bảo quản,
ghi chép, cập nhật cẩn thận, hàng năm. Muốn vậy việc ghi chép vào phiếu phải tỉ
mỉ, cẩn thận, tránh bôi xóa, xem xét đối chiếu với phiếu cũ để cập nhật, nếu ghi
mới thì ghi chép tên chủ hộ, các thành viên từ lớn tuổi đến nhỏ tuổi, ghi chú các
cột nữ, dân tộc, các cột TĐVH, đánh số từng ấp. Việc đối chiếu trình độ văn hóa
trên phiếu điều tra và các loại danh sách như danh sách lớp, sổ đăng bộ … là hết
sức cần thiết tránh trường hợp sai trình độ.
+ Ghi sổ phổ cập giáo dục tiểu học, và sổ chống mù chữ:
Sổ phổ cập tiểu học, sổ chống mù chữ là dùng để theo dõi các đối tượng độ
tuổi từ 0 – 35 tuổi hàng năm nên việc nhặt các đối tượng trong độ tuổi từ Phiếu
7


điều tra vào sổ phổ cập phải được thực hiện chính xác (dùng máy tách ra sau khi
đã nhập số liệu đầy đủ, chính xác), tránh thiếu hoặc dư các đối tượng. Tiến hành
cập nhật vào sổ theo thứ tự độ tuổi lớn trước, nhỏ sau, theo từng ấp … cách mỗi độ
tuổi nên trừ khoảng 2 đến 3 trang để có thể điều chỉnh hoặc ghi bổ sung hàng năm
khi cần thiết.
Sau khi ghi thêm và kiểm tra danh sách đầy đủ các cột mục trên sổ phổ cập,
trước khi lên các biểu mẫu thống kê, người làm nên lưu ý các mẫu thống kê đầu Sổ
phổ cập, cần thống kê trình độ các đối tượng trong Sổ theo địa bàn từng ấp. Thực
tế nhận thấy, đa số người làm chúng ta đều bỏ quên công việc này. Theo tôi, người
làm cần phải nắm rõ các số liệu này, vì đây là cơ sở để đánh giá, phân loại các ấp
trong công tác Phổ cập, nó cũng là cơ sở để đề ra kế hoạch cho từng ấp hoàn thành
tốt hơn ở những năm sau. Dựa vào đây, giáo viên làm công tác phổ cập có thể
tham mưu cho Ban chỉ đạo để đánh giá chất lượng hoạt động của các thành viên
Ban chỉ đạo phụ trách ấp.
+ Tổng hợp các biểu mẫu thống kê, các loại danh sách:
Sau khi cập nhật, hoàn chỉnh sổ phổ cập tiểu học, giai đoạn tổng hợp các số
liệu, lên các biểu mẫu thống kê, thiết lập các loại danh sách đòi hỏi sự cẩn thận,

chính xác, khoa học. Vì các loại danh sách, các biểu mẫu thống kê có sự liên quan
chặt chẽ, bổ sung cho nhau nên việc thống kê cũng như tổng hợp số liệu phải tiến
hành theo một trình tự nhất định. Để việc thống kê cũng như số liệu giữa các biểu
mẫu và các loại danh sách “ trùng khớp” với nhau thì đầu tiên người làm nên tiến
hành thống kê mẫu 3b trước và dùng mẫu 3b để thống kê mấu 1 từ 6-14, mấu 1535 và 0-5 tuổi; người làm nên tham khảo với BGH nhà trường để có số liệu chính
xác về cơ sở vật chất trường lớp, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và nhu cầu
những năm tới để đạt chuẩn theo tiêu chí của Bộ GD & ĐT.
Việc tổng hợp số liệu, các loại danh sách phổ cập tiểu học nhất thiết phải
trùng khớp với công tác XMC và PCGDTHCS, vì vậy người làm cần phải phối
hợp chặt chẽ, tổng hợp số liệu cùng với cán bộ thống kê ở THCS. (số liệu các đối
tượng từ 6 – 18 tuổi).
+ Làm các báo cáo, phương hướng năm tiếp sau:
Hàng năm, dựa trên các số liệu thống kê đã có, người làm công tác phổ cập
cần tham mưu cho Ban chỉ đạo làm báo cáo tổng kết, phương hướng năm và theo
từng giai đoạn. Nội dung của báo cáo cần thể hiện rõ những kết quả đã đạt được và
những mặt còn tồn tại, hạn chế (theo mẫu của cấp trên), đề ra phương hướng, kế
hoạch cụ thể. Trong đó, phương hướng, kế hoạch không nên dài dòng mà cụ thể là
những chỉ tiêu, số liệu cần thiết cho giai đoạn tiếp sau sao cho hợp lý mang tính
thực thi áp dụng.
5: Tổ chức thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục nâng cao chất lượng
giáo dục và thực hiện CMC-PCGD.
Ðể nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, ngăn ngừa tệ nạn xã
hội thâm nhập vào trường học, chấn chỉnh kịp thời các biểu hiện không tốt của học
sinh, động viên giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học tập tốt, đồng
8


thời tăng cường công tác xã hội hóa xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị
phục vụ dạy học đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục hiện nay, tôi đã tham mưu về
Hiệu trưởng nhà trường đã tập trung chỉ đạo một số nội dung sau:

5.1. Sự cần thiết tăng cường công tác về tuyên truyền:
Tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng pháp luật của nhà nước
về giáo dục, phối kết hợp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh:
- Tổ chức tốt thực hiện cuộc vận động 3 đủ (đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở học
tập), được sự đồng thuận trong mọi tầng lớp nhân dân, trong PHHS và toàn thể
CB-GV-NV, học sinh toàn trường.
- Tổ chức tốt các hội nghị PHHS theo từng lớp, từng khối lớp nhằm tuyên
truyền các chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước về giáo dục và kế hoạch
nhiệm vụ năm học cuả nhà trường.
- Tham mưu với chính quyền địa phương tổ chức tốt hội nghị bàn biện pháp
giáo dục đạo đức học sinh (thành phần mở rộng gồm các ấp, các ngành đoàn thể
địa phương, công an ấp, xã, HĐSP trường).
- Phối hợp với công an xã tổ chức giáo dục về an toàn giao thông, phòng
chống HIV/AIS, phòng chống tệ nạn xã hội, chơi trò chơi nguy hại khác dẫn đến
kết quả xấu về hạnh kiểm và học lực, tổ chức giáo dục truyền thống thông qua các
ngày lễ lớn, ...
- Phối hợp chặt chẽ với hội khuyến học, công đoàn nhà trường nhằm tổ chức
tốt việc giúp đỡ học sinh nghèo vươn lên đạt kết quả cao trong học tập. Động viên
khen thưởng kịp thời trong GV và học sinh.
- Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với công an xã, y tế địa phương trong
việc giáo dục đạo đức và chăm sóc sức khoẻ cho học sinh.
5.2. Về việc vận động ủng hộ trên tinh thần tự nguyện để mua sắm, xây
dựng bổ sung CSVC:
- Huy động kinh phí từ các mạnh thường quân để hỗ trợ làm tốt công tác
điều tra, xử lý số liệu PCGD và hình thành các loại hồ sơ theo quy định.
Thời gian thực tế thực hiện công tác điều tra, xử lý số liệu, các loai hồ sơ
CMC-PCGD trong năm 2010 tại trường là gần 2 tháng (từ đầu tháng 8 đến cuối
tháng 9 năm 2010). Không nên huy động nhiều CB-GV-NV tham gia làm giảm độ
chính xác mà chỉ cần 2 đến 4 người có năng lực, vai trò, trách nhiệm cao nắm rõ
phương pháp làm và đặc biệt là cần phải có một nguồn kinh phí tại trường hổ trợ

thêm ngoài kinh phí của xã. Lý do đó từ đầu năm học nhà trường đã vận động xây
dựng tốt nguồn quỹ này.
- Ưu tiên kinh phí ngân sách chi cho công tác tổng hợp
- Thống nhất giữa Thường trực hội PHHS và lãnh đạo nhà trường 200.000đ
cho việc mua sắm giấy, mực in, các loại văn phòng phấm khác, do vậy cũng đã
phần nào tháo gỡ những khó khăn về kinh phí làm công tác phổ cập.
C. KẾT QUẢ:
Từ phân tích thực trạng trong việc tổ chức thực hiện công tác phổ cập tại
trường tiểu học Khánh bình Đông 1 vừa qua, lãnh đạo nhà trường đã chỉ đạo Hội
9


đồng sư phạm nhà trường thực hiện tốt các biện pháp nhằm cải tiến về công tác
phổ cập giáo dục như đã nêu trên đồng thời với các biện pháp đã thực hiện như
năm qua đã đem lại các kết quả cụ thể sát thực tháo gỡ được nhiều khó khăn:
1/ Kết quả về chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học ĐĐT:
- Huy động trẻ 6 tuổi vào học lớp 1 đạt tỉ lệ 100% (tăng 1% so với trước)
- Độ tuổi 11 hoàn thành CTTH đạt 85.6% (tăng 0.5 % )
- Đảm bảo CSVC dạy đủ các môn theo theo quy định (công nhận trường đạt
chuẩn quốc gia giai đoạn 1)
- Tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn và vượt chuẩn 100% so với quy định
- Tỉ lệ GV/ lớp đạt 1.3
- Tỉ lệ biết chữ độ tuổi 15-35 tuổi đạt 99.9%, độ tuổi 36-47 tuổi đạt 96 %
( thu hẹp diện người mù chữ 2%)
- Chất lượng học sinh thực chất về 2 mặt giáo dục có chuyển biến hẳn so với
các năm qua, từ hơn 4% học sinh yếu kém nay chỉ còn 2%; cuối năm trường được
bình xét đơn vị tiên tiến xuất sắc.
2/ Công tác điều tra cập nhật: Năm qua diễn ra nhanh chóng, thuận lợi tiết
kiệm được 50% khoảng thời gian so với trước.
3/ Về kỹ thuật xử lý số liệu, hồ sơ minh chứng:

- Thiết lập đủ các hồ sơ theo quy định.
- Các số liệu điều tra đúng trùng khớp với thưc tế, ít nhầm lẫn phải điều
chỉnh, không sai sót so với các năm qua.
- Các số liệu thống kê đúng trùng khớp với các biểu bảng.
- Các số liệu đúng khớp với hồ sơ minh chứng.
4/ Hình thức: Các loại hồ sơ được sắp xếp khoa học, dễ kiểm tra, hình thức
sạch đẹp, tất cả hồ sơ đều, xử lý và lưu trữ trên máy vi tính và tủ hồ sơ.
Đã được UBND huyện Trần Văn Thời kiểm tra công nhận trường, xã Khánh
Bình Đông đạt chuẩn chống mù chữ, phổ cập giáo dục phổ cập đúng độ tuổi năm
2010.
5/ Công tác XHHGD: Được củng cố và quan tâm từ các lực lượng xã hội,
các nhà tài trợ, các mạnh thường quân, PHHS năm qua là đáng kể làm giảm đi nỗi
phấn đấu đơn độc đè nặng lên thầy cô giáo trong trường.
D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
1. Công tác phối hợp với PHHS, các ban ngành đoàn thể nhằm tập trung
nâng cao chất lượng hai mặt giáo dục ở đối tượng học sinh yếu kém phải được
thực hiện thường xuyên, đòi hỏi phải có sự đầu tư về kế hoạch, chú ý về tâm lý
giáo dục, kinh phí hỗ trợ, động viên kịp thời. Giúp cho đối tượng này tiến bộ
không phải dễ nhưng nếu làm được một cách thực chất và đồng loạt sẽ góp phần
nâng cao mặt bằng dân trí một cách bền vững.
2. Xây dựng Thư viện sách giáo khoa giành cho học sinh nghèo không chỉ
có ý nghĩa về mặt vật chất mà còn có ý nghĩa cao đẹp về mặt tinh thần, là một
10


nguồn động viên, khích lệ các em học sinh nghèo vươn lên học tập tốt hơn, giáo
dục cho học sinh toàn trường lòng nhân ái, tính tiết kiệm.
3. Công tác tuyển sinh trong hè nếu biết kết hợp để điều tra, bổ sung số liệu
phổ cập là việc làm rất hiệu quả vì đây là dịp tốt nhất để nhà trường gặp mặt và
trao đổi với từng phụ huynh học sinh và xem được hộ khẩu của mỗi hộ gia đình,

đó cũng là nguồn tư liệu minh chứng tạo lòng tin ở hồ sơ học sinh.
4. Tham mưu với chính quyền địa phương để tổ chức tốt khâu điều tra lấy số
liệu phổ cập theo hộ gia đình sẽ có thuận lợi hơn trong việc thống kê, xử lý số liệu
sau này, đem lại độ chính xác cao đồng thời tiết kiệm được thời gian, công sức.
5. Phương pháp đưa thông tin ra các loại danh sách từ sổ điều tra theo hộ gia
đình đã được nhập vào máy tính và phương pháp xử lý tách các thông tin trên máy
sẽ đưa ra được số liệu cuối cùng chính xác và tiết kiệm được thời gian.
6. Tổ chức thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục để mọi tầng lớp nhân
dân chăm lo cho giáo dục sẽ tạo được cơ sở bền vững cho chất lượng PCGD.
Nội dung đề tài này chỉ nêu một số biện pháp cần chú trọng, các hoạt động
cần thiết để khắc phục các sai sót, hạn chế trong quá trình làm công tác phổ cập
giáo dục tại trường tiểu học Khánh Bình Đông 1 và thống kê bảng tổng hợp của 6
trường trong xã; là biểu tổng hợp chung PCGDTHĐĐT của xã.
Hệ thống các bước tiến hành trong các hoạt động thực hiện cập nhật số liệu
hàng năm tạo cho người làm cũng phải có kỹ năng trong công việc, lẽ đó không
nên thay đổi cán bộ làm công tác phổ cập mà cần có chế độ khuyến khích chiếu cố
họ tạo sự nhiệt tình, đam mê công việc.
Các biện pháp nêu ở trên tôi đã tham mưu đề xuất về Hiệu trưởng, lãnh đạo
nhà trường chấp thuận và đã chỉ đạo tổ chức thực hiện trong năm học 2009-2010
đạt được nhiều kết quả tốt đẹp về chất lượng hồ sơ PCGD cũng như đảm bảo chính
xác về số liệu thống kê.
E. NHỮNG ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ:
1. Những khó khăn về thực hiện công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ
tuổi không chỉ có ở trường tiểu học Khánh Bình Đông 1, mà đó là cái khó chung
của tất cả các trường Tiểu học trên địa bàn toàn xã. Từ đó chúng tôi nghĩ rằng với
các biện pháp đã được áp dụng tại trường chúng tôi là rất khả thi, dễ áp dụng mong
rằng các trường Tiểu học trên địa bàn đều có thể làm được để nâng cao hiệu quả
phổ cập giáo dục tại địa bàn mình quản lý, tại địa chỉ Wbsite của trường tiểu học
Khánh Bình Đông 1.
2. Để từng bước nâng cao hơn nữa, tiết kiệm thời gian hơn nữa từ kết quả về

các biện pháp áp dụng thực hiện SKKN nêu trên mà đơn vị đã thực hiện. Tôi đề
nghị các thầy cô chúng ta cần dành thời gian tiếp tục nghiên cứu tiếp tục tạo lập
được phần mềm (hàm Excel) theo mẫu thống kê quy định của Bộ GD-ĐT sao cho
khi nhập phiếu điều tra chính xác, máy tính sẽ tự động chiết xuất được các biểu
bảng cần thiết theo yêu cầu.
3. Đối với BCĐ cấp tỉnh và cấp huyện, cần có chính sách biên chế cho các
trường tiểu học 1, THCS 1 của các xã có 1 chuyên trách phổ cập giáo dục để có đủ
thời gian thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục của đơn vị và của xã.
11


Nếu như hiện nay thì trường tiểu học 1 phải gánh việc thống kê tổng hợp
của toàn xã; giáo viên thực hiện phổ cập trường tiểu học 1 vừa phải dạy và lại vừa
phải làm phổ cập tôi chắc chắn cả 2 việc trên đều không có việc nào đạt hiệu quả
cao.
4. Đối với các trường không nên thay đổi cán bộ giáo viên làm công tác phổ
cập vì những người muốn có bề dày kinh nghiệm để thực hiện công tác phổ cập đạt
được chất lượng hiệu quả cao ở đơn vị thì ít nhất phải có từ 3 năm trở lên làm
nhiệm vụ phổ cập giáo dục.
Trên đây là một số biện pháp, kết quả cũng như những kinh nghiệm được rút
ra trong thực tiễn công việc chỉ đạo và làm công tác CMC-PCGD ở trường tiểu học
Khánh Bình Đông 1, giai đoạn 2001-2010; để từng bước thực hiện thắng lợi
PCGDTHĐĐT ở mức độ 2 xin trân trọng được nhận sự đóng góp ý kiến chân tình
của đồng nghiệp và lãnh đạo.
Xin chân thành cảm ơn!
Ngày tháng

năm 2010

Người viết


Lê Văn Thịnh

12


PHÒNG GD-ĐT TRẦN VĂN THỜI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC KHÁNH BÌNH ĐÔNG 1
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU NHẬN XÉT, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài: “KINH NGHIỆM TRONG VIỆC THỰC HIỆN
CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ TUỔI
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC KHÁNH BÌNH ĐÔNG 1”
Người viết: Lê Văn Thịnh
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Bộ phận công tác: Trường tiểu học Khánh Bình Đông 1
TỔ CHUYÊN MÔN
Nhận xét:
Nội dung
Đặt vấn đề
Biện pháp
Kết quả phổ biến
Tính khoa học
Tính sáng tạo

Xếp loại

HỘI ĐỒNG KHGD TRƯỜNG

Nhận xét
Nội dung
Xếp loại
Đặt vấn đề
Biện pháp
Kết quả phổ biến
Tính khoa học
Tính sáng tạo

Xếp loại chung: ……………………….

Xếp loại chung: …………………………

Ngày …… tháng ……. năm ……….
Tổ trưởng

Ngày …… tháng ……. năm ……….
Hiệu trưởng

Vũ Biên Cương
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN TRẦN VĂN THỜI
Nhận xét:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Căn cứ kết quả xét thẩm định của HĐKH Phòng GD-ĐT cấp huyện, Trưởng
Phòng GD-ĐT huyện thống nhất công nhận SKKN và xếp loại:
13



Xếp loại: ..........................................
Trần Văn Thời, ngày tháng năm 20..
TRƯỞNG PHÒNG

PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO TRẦN VĂN THỜI
TRƯỜNG TIỂU HỌC KHÁNH BÌNH ĐÔNG 1



SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
“KINH NGHIỆM TRONG VIỆC THỰC HIỆN
CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ TUỔI
TRƯỜNG TIỂU HỌC KHÁNH BÌNH ĐÔNG 1”

ĐỀ TÀI THUỘC LĨNH VỰC: CHUYÊN MÔN
NGƯỜI VIẾT: LÊ VĂN THỊNH
CHỨC VỤ : PHÓ HIỆU TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
: TRƯỜNG TIỂU HỌC KHÁNH BÌNH ĐÔNG 1

14


Khánh Bình Đông, tháng 10 năm 2010

15




×