Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

giáo trình kinh tế môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 162 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

TS. NGUYẾN MẬU DŨNG – TS. VŨ THỊ PHƯƠNG THỤY - PGS. TS. NGUYỄN VĂN SONG

ðồng chủ biên: TS. NGUYỄN MẬU DŨNG – TS. VŨ THỊ PHƯƠNG THỤY

GIÁO TRÌNH

KINH TẾ MÔI TRƯỜNG

Hà Nội - 2009


MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ðẦU .......................................................................................................................2
Chương 1 ...............................................................................................................................3
NHẬP MÔN ..........................................................................................................................3
1.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA KINH TẾ MÔI TRƯỜNG......................................3
1.1.1. Khái niệm kinh tế môi trường ...............................................................................3
1.1.2. Vai trò của kinh tế môi trường ..............................................................................3
1.1.3 Lịch sử phát triển của khoa học kinh tế môi trường ...............................................4
1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT KINH TẾ CỦA KHOA HỌC KINH TẾ MÔI TRƯỜNG ..........4
1.2.1. Cơ sở khoa học kinh tế vi mô áp dụng trong kinh tế phúc lợi và môi trường..........4
1.2.2. Quyền sở hữu và chất lượng môi trường .............................................................11
1.2.3. Thất bại thị trường và thất bại chính phủ .............................................................12
1.3. ðỐI TUỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................13
1.3.1. ðối tượng nghiên cứu .........................................................................................13
1.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của môn học .....................................................................13
1.3.3. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................13


Chương 2 .............................................................................................................................17
MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN ......................................................................................17
2.1. MỐI LIÊN KẾT GIỮA MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ......................17
2.1.1. Hoạt ñộng của hệ kinh tế.....................................................................................17
2.1.2. Chất thải từ hệ thống kinh tế và tác ñộng của nó tới môi trường ..........................18
2.1.3. Vai trò của hệ thống môi trường.......................................................................... 21
2.1.4. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển ...........................................................23
2.1.5. ðường Kuznets môi trường..................................................................................24
` ....................................................................................................................................... 24
2.2. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG .......................................................................................25
2.2.1. Các quan ñiểm cơ bản kết hợp giữa môi trường và phát triển ..............................25
2.2.2. Khái niệm phát triển bền vững ............................................................................ 26
2.2.3. ðiều kiện về phát triển bền vững......................................................................... 27
2.2.4. Nguyên tắc phát triển bền vững............................................................................ 28
2.2.5. Thước ño phát triển bền vững...............................................................................30
Chương 3 .............................................................................................................................36
NGOẠI ỨNG VÀ MỨC Ô NHIỄM TỐI ƯU....................................................................... 36
3.1. NGOẠI ỨNG VÀ SỰ THẤT BẠI THỊ TRƯỜNG ....................................................36
3.1.1. Ngoại ứng và phân loại ngoại ứng....................................................................... 36
3.1.2. Ngoại ứng và sự thất bại thị trường .....................................................................38
3.2. MỨC Ô NHIỄM TỐI ƯU..........................................................................................45
3.2.1. Khái niệm về mức ô nhiễm tối ưu ....................................................................... 45
3.2.2. Xác ñịnh mức ô nhiễm tối ưu ..............................................................................46

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Kinh tế Môi trường. ………………..…

160


Chương 4 .............................................................................................................................53

CÁC CÔNG CỤ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG..................................................53
4.1. LÝ THUYẾT RONALD COASE VỀ QUYỀN SỞ HỮU VÀ THỊ TRƯỜNG ........... 53
4.1.1. Quyền sở hữu và cơ sở hình thành lý thuyết ........................................................53
4.1.2. Lý thuyết Ronald Coase và khả năng thỏa thuận thông qua thị trường.................53
4.1.3. Hạn chế của lý thuyết Ronald Coase ...................................................................55
4.2. TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG.................................................................................56
4.2.1. Khái niệm về tiêu chuẩn môi trường ...................................................................56
4.2.2. Cơ chế hoạt ñộng ................................................................................................ 57
4.2.3. Tiêu chuẩn cá nhân và tiêu chuẩn ñồng bộ ..........................................................59
4.2.4. Ảnh hưởng của chi phí cưỡng chế ñến tiêu chuẩn môi trường .............................60
4.3. THUẾ Ô NHIỄM ...................................................................................................... 62
4.3.1. Thuế ô nhiễm tối ưu (thuế Pigou)........................................................................ 62
4.3.2. Thuế thải hiệu quả ..............................................................................................64
4.3.3. Một số nhược ñiểm của thuế ô nhiễm..................................................................66
4.4. TRỢ CẤP GIẢM THẢI ............................................................................................67
4.4.1. Cơ chế hoạt ñộng của trợ cấp giảm thải............................................................... 67
4.4.2. Một số nhược ñiểm của trợ cấp giảm ô nhiễm .....................................................68
4.5. HỆ THỐNG GIẤY PHÉP ðƯỢC THẢI CÓ THỂ CHUYỂN NHƯỢNG..................68
4.5.1. Cơ chế hoạt ñộng ................................................................................................ 68
4.5.2. Lợi ích của việc sử dụng giấy phép ñược thải có thể chuyển nhượng...................70
4.6. HỆ THỐNG ðẶT CỌC – HOÀN TRẢ .....................................................................73
Chương 5 .............................................................................................................................75
SO SÁNH CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG .............................75
5.1. CÁC TIÊU CHÍ ðÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG.................75
5.1.1. Tính hiệu quả và hiệu quả chi phí........................................................................ 75
5.1.2. Tính công bằng ...................................................................................................77
5.1.3. Khả năng khuyến khích ñổi mới.......................................................................... 78
5.1.4. Tính hiệu lực....................................................................................................... 79
5.1.5. Khía cạnh ñạo ñức ..............................................................................................80
5.2. SO SÁNH CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ..................80

5.3. VẤN ðỀ KHÔNG CHẮC CHẮN TRONG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM........................83
5.4. TIẾT LỘ THÔNG TIN VỚI CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ......................................... 85
5.4.1. ðộng cơ tiết lộ thông tin khi có tiêu chuẩn ..........................................................85
5.4.2. ðộng cơ tiết lộ thông tin khi có thuế ...................................................................86
5.4.3. ðộng cơ tiết lộ thông tin khi có hệ thống giấy phép có thể chuyển nhượng ......... 88
Chương 6 .............................................................................................................................90
CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦAVIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC TRÊN THẾ
GIỚI ....................................................................................................................................90
6.1. KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ..................................90
6.2. CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN ......... 91
6.2.1. Chính sách giảm lượng phát thải khí sulfur .........................................................91
6.2.2. Chính sách giảm lượng phát thải khí ôxít nitơ .....................................................96
6.2.3. Chính sách thuế xanh của Thụy ðiển và ðức .................................................... 100

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Kinh tế Môi trường. ………………..…

161


6.3. CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC NƯỚC ðANG PHÁT TRIỂN
....................................................................................................................................... 103
6.3.1. Khái quát chung................................................................................................ 103
6.3.2. Các chính sách quản lý môi trường của các nước ñang phát triển ...................... 104
6.4. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM ...................... 124
6.4.1. Luật bảo vệ môi trường 2005 ............................................................................ 124
6.4.2. Một số công cụ kinh tế ñược áp dụng trong quản lý môi trường ở Việt Nam ..... 128
Chương 7 ........................................................................................................................... 136
ðÁNH GIÁ GIÁ TRỊ MÔI TRƯỜNG ............................................................................... 136
7.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA ðÁNH GIÁ GIÁ TRỊ MÔI TRƯỜNG ............... 136
7.1.1. Khái niệm và cơ sở của ñánh giá giá trị môi trường........................................... 136

7.1.2. Vai trò của ñánh giá giá trị môi trường.............................................................. 137
7.2. KHÁI QUÁT CÁC PHƯƠNG PHÁP ðÁNH GIÁ GIÁ TRỊ MÔI TRƯỜNG ......... 138
7.2.1 Các vấn ñề môi trường....................................................................................... 138
7.2.2. Lựa chọn các phương pháp ñánh giá ................................................................. 139
7.2.3. Kết hợp các phương pháp ñánh giá ................................................................... 140
7.2.4. Lựa chọn nguồn dữ liệu ñể ñánh giá.................................................................. 141
7.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ðÁNH GIÁ GIÁ TRỊ MÔI TRƯỜNG................................ 144
7.3.1. Phương pháp trực tiếp (sử dụng giá thị trường) ................................................. 144
7.3.2. Một số phương pháp sử dụng chi phí ................................................................ 146
7.3.3. Phương pháp sử dụng giá sẵn lòng trả - Willingness to pay............................... 147
7.3.4. Phương pháp chuyển ñổi lợi ích ........................................................................ 150
7.3.5. Phương pháp Meta Analysis ............................................................................. 153
7.4. ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ðÁNH GIÁ GIÁ TRỊ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT
NAM.............................................................................................................................. 154
7.4.1. Một số nghiên cứu áp dụng phương pháp ñánh giá giá trị môi trường................ 154
7.4.2. Những khó khăn khi áp dụng các phương pháp ñánh giá giá trị môi trường ở Việt
Nam ........................................................................................................................... 156

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Kinh tế Môi trường. ………………..…

162


LỜI NÓI ðẦU
Giáo trình “Kinh tế môi trường” do tập thể giáo viên môn học Kinh tế môi trường
trong Bộ môn Kinh tế Tài nguyên môi trường – Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội biên soạn. ðây là giáo trình chuyên ngành phục vụ cho
công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực quản lý tài
nguyên môi trường của các trường ñại học.
Kinh tế môi trường là môn khoa học non trẻ, tập trung nghiên cứu giải quyết các mối
quan hệ giữa phát triển kinh tế và môi trường, nghiên cứu hành vi ứng xử của các cá nhân,

các tổ chức và chính phủ dưới góc ñộ kinh tế xã hội nhằm khai thác và sử dụng các nguồn tài
nguyên thiên nhiên và môi trường một cách có hiệu quả và bền vững nhất.
Nội dung của giáo trình ñược trình bày trong 7 chương với các câu hỏi, bài tập theo
từng chương, với sự phân công biên soạn như sau:
- TS. Nguyễn Mậu Dũng ñồng chủ biên biên soạn các chương 3, 4, 5, 6.
- TS. Vũ Thị Phương Thuỵ ñồng chủ biên biên soạn các chương 2, 3.
- PGS. TS. Nguyễn Văn Song biên soạn chương 1, 7.
Kinh tế môi trường là một môn học ñòi hỏi nhiều kiến thức tổng hợp và chuyên sâu về
lý luận và thực tế. Mặc dù các tác giả ñã rất cố gắng nhưng việc biên soạn giáo trình này
không tránh khỏi những khiếm khuyết. Vì vậy, chúng tôi kính mong nhận ñược sự góp ý của
bạn ñọc và các ñồng nghiệp.
Mọi ý kiến ñóng góp cho giáo trình “Kinh tế môi trường” xin gửi về Bộ môn Kinh tế
tài nguyên môi trường – Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Trường ðại học Nông nghiệp
Hà Nội.
Xin trân trọng cảm ơn!
TẬP THỂ TÁC GIẢ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Kinh tế Môi trường. ………………..…

2


Chương 1

NHẬP MÔN
Mục ñích của chương này là nhằm cung cấp cho sinh viên những vấn ñề cơ bản của
khoa học kinh tế môi trường. Các nội dung cơ bản ñược ñề cập trong chương này bao gồm
khái niệm và vai trò của kinh tế môi trường, cơ sở lý thuyết của khoa học kinh tế tài nguyên
môi trường trong ñó ñặc biệt nhấn mạnh cơ sở khoa học kinh tế vi mô, vấn ñề quyền sở hữu
và thất bại thị trường áp dụng trong kinh tế môi trường. Từ ñó giúp cho người học thấy ñược

ñối tượng, nhiệm vụ, nội dung và phương pháp nghiên cứu môn học.

1.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
1.1.1. Khái niệm kinh tế môi trường
Kinh tế môi trường nghiên cứu các vấn ñề về môi trường với cách nhìn và phương
pháp tiếp cận và phân tích của kinh tế học.
Theo Barry C. Frield 1997, Kinh tế môi trường là môn khoa học vận dụng các nguyên
lý cơ bản của kinh tế nghiên cứu làm thế nào ñể tài môi trường ñược trong sạch và phát triển.
Kinh tế môi trường tập trung nghiên cứu các khía cạnh khác nhau và mối liên hệ giữa chất
lượng môi trường và các hành vi ứng xử kinh tế của các cá nhân hoặc nhóm cá nhân, của
chính phủ.
Chúng ta không nên nghĩ rằng, kinh tế học chỉ nói về các quyết ñịnh trong kinh doanh
và làm thế nào ñể có ñược lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường. Kinh tế học ñược chia ra
thành kinh tế vi mô nghiên cứu hành vi của các cá nhân hay nhóm cá nhân (hộ gia ñình, hoặc
hãng), nghiên cứu thị trường các yếu tố ñầu ra, thị trường các yếu tố ñầu vào. Kinh tế vĩ mô
nghiên cứu hoạt ñộng của toàn bộ nền kinh tế. Kinh tế môi trường có nguồn gốc và dựa trên
các nguyên lý của cả hai chuyên ngành này nhưng chủ yếu vẫn là từ kinh tế vi mô.
Có rất nhiều vấn ñề trong việc làm như thế nào ñể ño ñược lợi ích, chi phí của các hoạt
ñộng kinh tế của các cá nhân, nhóm cá nhân hoặc của chính phủ tới môi trường
1.1.2. Vai trò của kinh tế môi trường
ðiều không có gì ñáng ngạc nhiên là chất lượng của môi trường ñang suy giảm
nghiêm trọng và ñang là mối quan tâm hàng ñầu của mọi thành viên trong xã hội, các nhà
kinh tế, các nhà sinh thái học, các nhà chính sách, cơ quan quản lý nhà nước, nhiều tổ chức
phi chính phủ và các chính phủ cũng như các tổ chức có tính chất toàn cầu.
Kinh tế môi trường sử dụng những khái niệm của kinh tế học ñể phân tích, ñánh giá
các hoạt ñộng kinh tế của các cá nhân và các nhóm cá nhân. Sự khác biệt giữa kinh tế môi
trường với các môn học kinh tế khác nằm ở chỗ kinh tế môi trường tập trung nghiên cứu, xem
xét các hoạt ñộng kinh tế ảnh hưởng như thế nào ñễn môi trường tự nhiên – không khí, nước,
ñất và các loài ñộng thực vật. Các quyết ñịnh kinh tế của con người, các nhà sản xuất, các
chính phủ có thể gây những ảnh hưởng có hại ñến môi trường tự nhiên. Việc chôn lấp chất

thải rắn và thải chất thải khí, thải nước thải vào môi trường tự nhiên tạo ra ô nhiễm và suy
thoái hệ sinh thái. Tại sao những ñiều này lại xảy ra trong hệ thống kinh tế? Tại sao con người

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Kinh tế Môi trường. ………………..…

3


không tính ñến các ảnh hưởng từ các hoạt ñộng kinh tế lên môi trường thiên nhiên? Kinh tế
môi trường sẽ trả lời các câu hỏi này. Bên cạnh ñó kinh tế môi trường còn nghiên cứu, phân
tích và ñánh giá các phương cách khác nhau ñể ñạt ñược mục ñích sử dụng tài nguyên môi
trường tối ưu trong xã hội.
1.1.3 Lịch sử phát triển của khoa học kinh tế môi trường
Từ những năm ñầu của thập kỷ 60, khoa học kinh tế môi trường bắt ñầu ñược hình
thành và phát triển, do tốc ñộ tăng trưởng kinh tế, do khí thải, nước thải, chất thải rắn gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng dẫn tới những thất bại của thị trường (ngoại ứng tiêu cực). Từ
ñó khoa học kinh tế môi trường ñã phát triển như là một môn học chính của ngành kinh tế. Nó
bao gồm các kiến thức lý thuyết cơ bản về phúc lợi xã hội với kinh tế phát triển kết hợp với
các công cụ chính sách ñảm bảo sự phát triển bền vững. (David Pearce, 2002)
Những nguyên lý cơ bản của kinh tế môi trường nhằm giải quyết những thất bại của
thị trường nhằm tối ña hóa phúc lợi ích của con người (to maximize human well-being) ñó là
chất lượng môi trường nơi con người sinh sống ñược cải thiện và các công cụ chính sách,
quản lý, ñịnh hướng cho sự phát triển bền vững và hiệu quả của mỗi nền kinh tế.
1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT KINH TẾ CỦA KHOA HỌC KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
1.2.1. Cơ sở khoa học kinh tế vi mô áp dụng trong kinh tế phúc lợi và môi trường
a. Hiệu quả Pareto và cải thiện Pareto
Trong nền kinh tế hỗn hợp, thị trường cạnh tranh có vai trò quan trọng và quyết ñịnh
trong việc phân bổ, sử dụng các nguồn lực con người và nguồn lực tự nhiên hiệu quả. Nếu
không có các thất bại của kinh tế thị trường (market failures) và các thất bại do chính chính
sách của Chính phủ gây ra (goverment failures) như: ñộc quyền, hàng hoá công cộng, ngoại

ứng, thông tin không hoàn hảo, thất nghiệp, lạm phát, mất trắng của nền kinh tế do chính sách
thuế, chính sách giá trần và giá sàn... thì thị trường sẽ ñiều chỉnh sự phân bổ các nguồn lực
trong xã hội nhằm ñạt tới ñiểm hiệu quả xã hội thông qua hoạt ñộng và chức năng của mình.
Do vậy hãy ñể cho thị trường làm công việc và chức năng của nó ñó là phân phối có hiệu quả
các nguồn tài nguyên còn khi ñó chính phủ làm chức năng phân phối lại thặng dư của nền
kinh tế, khắc phục hậu quả của sự phân phối không công bằng trong nền kinh tế thị trường
gây ra.
Hiệu quả Pareto ñạt ñược khi chính sách, chương trình làm tăng phúc lợi của bất kỳ
thành viên nào trong xã hội thì buộc phải giảm phúc lợi của người khác. Cải thiện Pareto là
khi tăng phúc lợi của một thành viên nào ñó trong xã hội nhưng không phải giảm phúc lợi của
thành viên khác. Khi một chính sách, một chương trình tác ñộng vào nền kinh tế có thể là tác
ñộng vào khu vực sản xuất, có thể là tác ñộng vào khu vực tiêu dùng và có thể là tác ñộng vào
cả sản xuất và tiêu dùng làm cho phúc lợi xã hội của một thành viên nào ñó tăng lên mà
không làm giảm phúc lợi của người khác thì chính sách hay chương trình ñó ñã làm cải thiện
phúc lợi pareto
(1) ðiều kiện ñể ñạt ñược hiệu quả Pareto và cải thiện Pareto

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Kinh tế Môi trường. ………………..…

4


- ðạt ñược hiệu quả trong sản xuất
Trong sản xuất, hai yếu tố ñầu vào quan trọng và tổng hợp nhất ñó là lao ñộng và vốn.
Hai yếu tố này trong ngắn hạn có thể ñược xem như là một giới hạn về nguồn lực trong quá
trình sản xuất của một doanh nghiệp, của một ñịa phương, cũng như của một quốc gia. Sử
dụng hiệu quả hai nguồn lực cơ bản này trong khâu sản xuất ñòi hỏi thỏa mãn các ñiều kiện
về kinh tế nhất ñịnh. ðể làm rõ ñược vấn ñề này chúng ta giả sử trong nền kinh tế sản xuất hai
loại hàng hoá X và Y; nếu chúng ta cố ñịnh hàng hoá X ở lượng sản xuất X0 và tìm cách tối
ña sản sản lượng hàng hoá Y, và trong các ñiều kiện ràng buộc về hai nguồn lực cơ bản là lao

ñộng và vốn, ta có:
r
MRTSKLY = MRTSKLX = ----w
Trong ñó: MRTSKL là tỉ lệ thay thế biên kỹ thuật giữa vốn và lao ñộng; r là giá vốn và
w là tiền lương (giá lao ñộng).

OY

K
Iy1
KY

Iy2

Iy3

F

Ix4

r/w
BB

Iy4
Iy5

Ix3

A
A

Ix2

KX

OX

Ix5

C

Ix
LX

L
ðường ñồng phí

LY

Hình 1.1 Hiệu quả trong sản xuất

Các ñường Ixi và Iyi là các ñường ñồng lượng sản xuất hàng hoá X và hàng hoá Y khi
phối hợp tỉ lệ các ñầu vào vốn, lao ñộng khác nhau. Tại ñiểm A, xã hội sản xuất lượng hàng
hoá X nằm trên ñường ñồng lượng Ix2; ñồng thời xã hội sản xuất lượng hàng hóa Y nằm trên
ñường ñồng lượng Iy4. Tại ñiểm A và các ñiểm nằm dọc theo ñường OxOy thoả mãn ñiều kiện
hệ số góc của hai ñường ñồng lượng và ñường ñồng phí bằng nhau xét về trị tuyệt ñối. Tại
ñiểm F, hiêu quả trong sản xuất chưa ñạt ñược bởi vì: tại F hệ số góc của hai ñường ñồng
lương (Ix3 và Iy2) bằng nhau nhưng lại không bằng với hệ số góc của ñường ngân sách. Chính
vì vậy, nếu chúng ta dịch chuyển trên ñường Ix3 từ F về B, chúng ta có thể tăng lượng hàng
hoá Y mà không làm giảm lượng hàng hoá X (vẫn nằm trên ñường ñồng lượng Ix3). Hoặc
chúng ta dịch chuyển trên ñường Iy2 từ F về C, chúng ta tăng sản lượng sản xuất hàng hoá X


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Kinh tế Môi trường. ………………..…

5


từ ñường ñồng lượng Ix3 lên Ix4 mà không phải tăng thêm vốn và lao ñộng. Như vậy, ñây là
trường hợp cải thiện pareto trong sản xuất.
Mô hình này thường ñược áp dụng ñể tính ñiểm sản xuất tối khi phân phối nguồn lực
hạn chế cho nhiều loại sản phẩm của một cơ sở, ñịa phương hoặc một quốc gia và khái niệm
về chi phí cơ hội trong sản suất.
Tóm lại: ñể ñạt ñược hiệu quả trong quá trình sản xuất ñòi hỏi tỉ lệ thay thế biên
(marginal rate of technological substitution) giữa vốn và lao ñộng sản xuất hàng hoá X bằng
với tỉ lệ thay thế biên giữa vốn và lao ñộng của hàng hoá Y ñồng thời bằng với tỉ lệ giữa lãi
suất và tiền lương).
- Hiệu quả trong tiêu dùng
Sự giới hạn về vốn và lao ñộng của một nền kinh tế trong ñiều kiện khoa học kỹ thuật
hiện tại sẽ dẫn tới sự giới hạn về lượng hàng hoá X và hàng hoá Y của xã hội. Bài toán ñặt ra
ở ñây là giả sử trong xã hội chỉ có hai người (ñể cho ñơn giản); như vậy, cá nhân 2 sử dụng
lượng hàng hoá X2 và Y2 thì cá nhân 1 sẽ chỉ còn lượng hàng hoá X1 và Y1.
PX
MRSXY1 = MRSXY2 = ----Py
Trong ñó: MRSXY là tỉ lệ thay thế biên giữa hai loại hàng hoá X và Y; PX và PY là giá
hai loại hàng hóa

Y

Người tiêu dùng 2
U21
U22


Y2

F

U23
Px/Py

U14

BB

U24

U13

A
A

U25

U15

C

U12

Y1

U11

X

Người tiêu dùng 1

X1

X2
ðường ngân sách

Hình 1.2 Mô hình hiệu quả trong tiêu dùng

ðường U1i là ñường hữu dụng của người tiêu dùng 1 khi tiêu dùng hàng hoá X và Y ở
những mức khác nhau. U2i là ñường hữu dụng của người tiêu dùng 2 khi tiêu dùng hàng hoá

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Kinh tế Môi trường. ………………..…

6


Y ở các mức khác nhau. Tại ñiểm A, người tiêu dùng 1 sử dụng X1 và Y1, người tiêu dùng 2
sử dụng X2 và Y2. Tại ñiểm A, tiêu dùng ñạt mức hiệu quả nhất vì hệ số góc của các ñường
U12 bằng hệ số góc của ñường U24 và bằng hệ số góc của ñường ngân sách. Tại ñiểm F, hiệu
quả tiêu dùng chưa ñạt ñược vì nếu ta giữ nguyên mức hữu dụng của người tiêu dùng thứ nhất
là U13 nhưng chúng ta có thể tăng mức thoả dụng của người tiêu dùng 2 từ U22 lên U23 mà
không cần giảm mức thoả dụng của người tiêu dùng 1. ðây là trường hợp cải thiện Pareto
trong tiêu dùng.
Mô hình này thường ñược áp dụng ñể phân tích hành vi ứng xử của người tiêu dùng
trong việc chọn lựa tiêu dùng các hàng hoá tại ñiểm tối ưu và khái niệm về chi phí cơ hội
trong tiêu dùng.
Tóm lại: ñể ñạt ñược hiệu quả trong tiêu dùng tỉ lệ thay thế biên (marginal rate

sustitution) giữa hai loại hàng hoá X và Y (MRSXY) ñối với người tiêu dùng 1 phải bằng tỉ lệ
thay thế biên của X và Y của người tiêu dùng 2 và bằng tỉ số giá của hàng hoá X (PX) và giá
hàng hoá Y (PY).
- Hiệu quả hỗn hợp
Do ràng buộc về vốn và lao ñộng dẫn tới các ràng buộc về sản lượng hàng hoá X và Y
cho một nền kinh tế. Nếu ta kết hợp giữa tiêu dùng và sản xuất, như vậy bài toán ñặt ra ở ñây
là tối ña hoá mức hữu dụng của người tiêu dùng 2 (U2), trong các ràng buộc: cố ñịnh mức
thoả dụng của người tiêu dùng 1, bên cạnh ñó là lượng hàng hoá X và Y bị ràng buộc do
lượng vốn và lao ñộng bị giới hạn.

MRTX1Y1 = PX1/PY1

Y

A

Y1
MRSxY

MRTX2Y2 = PX2/PY2

Y2

O

B

X1

X2


X
ìn

Hình 1.3. Mô hình hiệu quả hỗn hợp

Tóm lại: Hiệu quả hỗn hợp trong phân phối nguồn lực (con người và tự nhiên) ñạt
ñược khi tỉ lệ thay thế biên giữa hai loại hàng hoá X và hàng hoá Y (MRSXY) bằng với tỉ lệ
chuyển ñổi biên (MRTxy) giữa hai hàng hoá X và Y và bằng với tỉ số giá giữa hai loại hàng
hoá ñó.
Khi thị trường hoạt ñộng không hoàn hảo, hoặc có các thất bại của thị trường (ñộc
quyền, hàng hoá công cộng, ngoại ứng, thông tin không hoàn hảo,...) hiệu quả pareto sẽ không

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Kinh tế Môi trường. ………………..…

7


ñạt ñược hoặc trong khâu sản xuất hoặc trong tiêu dùng hoặc trong hỗn hợp cả sản xuất và
tiêu dùng, ở ñó phải có sự can thiệp của Chính phủ. Chính sách can thiệp của Chính phủ vào
thị trường sẽ làm “cải thiện pareto” nếu chính sách phù hợp và sẽ “suy giảm pareto” nếu
chính sách không phù hợp. Nếu thị trường ñã ñạt ñược hiệu quả Pareto thì ñiều mà một chính
phủ cần làm là duy trì nó bằng các công cụ kinh tế vĩ mô như chính sách tiền tệ chính, sách tài
khóa, chống lạm phát, thất nghiệp, thuế ... và thực hiện chức năng phân phối lại thặng dư xã
hội ñể ñạt ñược sự công bằng phân phối thặng dư xã hội của các thành viên trong một quốc
gia, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo.
Trong kinh tế môi trường, ngoại ứng là một thất bại truyền thống của kinh tế thị
trường, ñiều ñó có nghĩa là ngoại ứng sẽ làm cho hiệu quả Pareto không ñạt ñược (hoặc trong
sản xuất, hoặc trong tiêu dùng hoặc hỗn hợp giữa sản xuất và tiêu dùng) khắc phục ngoại ứng
thông qua các công cụ quản lý môi trường sẽ dẫn tới cải thiện pareto của xã hội.

(2) ðiều kiện ñể ñạt ñược hiệu quả xã hội tối ña
(1)

Hiệu quả trong sản xuất

(2)

Hiệu quả trong tiêu dùng

(3)

Hiệu quả tổng hợp

(4)

Công bằng xã hội

Hiệu quả Pareto
Lý thuyết của sự chọn lựa

Tối ña
hoá
phúc
lợi xã
hội

b. ðo sự thay ñổi phúc lợi xã hội thông qua thay ñổi bổ sung và thay ñổi tương ñương
Với giá của hàng hoá q1 giảm từ p11 xuống p21, ngân sách của người tiêu dùng sẽ chuyển
lên phía trên (theo chiều mũi tên ñậm); lúc này người tiêu dùng sẽ ñương nhiên ñạt ñược một
mức thoả dụng mới cao hơn, từ ñiểm A của U11 tới ñiểm B của U22. ðể ño sự thay ñổi của

thu nhập cần thiết ñể cho người tiêu dùng không thay ñổi tình trạng thoả dụng ban ñầu, khi
tập hợp giá mới (ñã thay ñổi) chúng ta sử dụng thay ñổi bổ sung CV (Compensation
variation). ðể ño sự thay ñổi của thu nhập cần thiết ñể cho người tiêu dùng ñạt ñược một mức
hữu dụng mới trong trường hợp tập hợp giá cũ (không thay ñổi) chúng ta sử dụng thay ñổi
tương ñương EV (Equipvalent variation)
CV = Y0 – E(P1, U0) (trong ñó E là chi phí), EV= E(P0, U1) – Y0
CV = A + B < CS = A + B + C < EV = A + B + C + D
Trong ñó: E là chi phí. CS là thặng dư của người tiêu dùng,
Khi chất lượng môi trường của cộng ñồng dân cư ñược cải thiện, ñiều này tương
ñương với giá cả hàng hóa, dịch vụ trên thị trường giảm dẫn tới người dân ñược hưởng lợi.
Trong kinh tế vi mô trước ñây, chúng ta ñã ño sự thay ñổi lợi ích của người tiêu dùng, hoặc
người sản xuất thông qua phần thặng dự của người tiêu dùng (Consumer Surplus – CS) và
phần thặng dư của người sản xuất (Producer Surplus – PS). Nhưng khi thị trường không có
giá cả, hoặc chất lượng môi trường thay ñổi theo chiều hướng tốt lên (giá hạ), theo chiều
hướng sấu ñi (giá tăng), CV và EV cho phép chúng ta ño sự thay ñổi này.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Kinh tế Môi trường. ………………..…

8


q2
EV
D

CV

B

U2 2


A
U11

C
-p11/p12
O

-p21/p12

q12

q11

q1

q2
P11

D

A

C

P12

B

Hàm cầu Marshallian

Hàm cầu Hicksian
(Utility compensated)

O

q11

q12

q1

Hình.1.4. ðo thay ñổi phúc lợi xã hội khi chất lượng môi trường tăng

Sự thay ñổi của thặng dư người sản xuất, thặng dư người tiêu dùng, CV, hoặc EV
ñược sử dụng ño sự thay ñổi phúc lợi xã hội “social welfare”, nếu sự thay ñổi ñó là dương
ñược xem như là lợi ích và sự thay ñổi là âm ñược xem như là chi phí.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Kinh tế Môi trường. ………………..…

9


Bảng 1.1 CV và EV ñược sử dụng như là ño sự thay ñổi phúc lợi xã hội
Sự thay ñổi của phúc lợi

Khi giá tăng (ðiều kiện ñiều kiện

Khi giá giảm (cải thiện ñiều kiện

xã hội


sống, môi trường bị giảm sút)

môi trường sống)

CV (trong ñiều kiện quyền sở Bằng lòng chấp nhận cho sự
hữu không thay ñổi –như ban ñền bù vì sự suy thoái môi
ñầu)
trường (WTA)

Bằng lòng trả ñể ñạt ñược sự
cải thiện môi trường (WTP)

EV (trong ñiều kiện quyền sở Bằng lòng trả ñể tránh sự ô
hữu thay ñổi)
nhiễm, suy thoái môi trường
(WTP)

Bằng lòng chấp nhận nhằm
sự hy sinh sự cải thiện
(WTA)

c. ðánh ñổi giữa hàng hóa, dịch vụ với chất lượng môi trường và sự bền vững
Các nhà kinh tế học và kinh tế môi trường minh họa sự ñánh ñổi giữa hàng hóa, dịch
vụ với chất lượng môi trường bằng cách sử dụng ñường giới hạn khả năng sản xuất
(Production Possibility Frontier – PPF). ðường khả năng sản xuất biểu hiện hai trục, một trục
thể hiện hàng hóa dịch vụ mà một quốc gia sản xuất ra trong một năm, một trục biểu hiện chất
lượng môi trường bị ảnh hưởng trực tiếp của quá trình sản xuất và phát triển kinh tế. ðường
cong này kết tạo thành các tổ hợp khác nhau giữa sản lượng hàng hóa dịch vụ và chất lượng
môi trường mà một quốc gia nào ñó tạo ra trong một giới hạn về nguồn lực nhất ñịnh.


Sản
lượng
Qa

CICA1

A

CICA2

B

Qb

CICB

O

Ea

Eb

Chất lượng môi trường

Hình 1.5 Sự ñánh ñổi giữa sản lượng và chất lượng môi trường

Một quốc gia có thể ñánh ñổi giữa chất lượng môi trường với tốc ñộ tăng trưởng kinh
tế thể hiện mức sản lượng làm ra trong một ñiều kiện kinh tế kỹ thuật nhất ñịnh. ðường PPF
thể hiện sự ñánh ñổi này, nếu quốc gia nào ñó chọn sự ñánh ñổi tại ñiểm A, sản lượng sẽ là Qa

và chất lượng môi trường sẽ là Ea ñồng thời sự chọn lựa của xã hội ñược thể hiện bằng ñường

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Kinh tế Môi trường. ………………..…

10


lợi ích cộng ñồng (Community Indifference Curve – CIC) sẽ ñạt ñược là CICA1. Nếu quốc gia
này chọn lựa tại ñiểm B có nghĩa là hy sinh (ñánh ñổi giảm sản lượng) từ Qa xuống Qb sẽ ñạt
ñược chất lượng môi trường cao hơn là Eb lúc này xã hội sẽ ñạt ñược ñường lợi ích cộng ñồng
là tối ña CICB tiếp xúc giữa ñường PPF và ñường ñẳng ích của cộng ñồng tại ñiểm B. Trong
trường hợp này người ta chấp nhận giảm tốc ñộ tăng trưởng “nóng” ñể ñạt ñược một chất
lượng môi trường cao hơn. ðương nhiên ñường CICA2 là ñường ñẳng ích mà chưa ñạt ñược
hiệu quả Pareto, bởi vì nếu thực hiện một chính sách nào ñó “cải thiện pareto” chuyển ñường
CICA2 lên ñường CICA1 theo hướng mũi tên thì xã hội ñược cải thiện mức sống và kể cả về
chất lượng môi trường.
Sự bền vững không chỉ chọn lựa các ñường PPF và ñường CIC trong vòng một năm
mà còn là sự lựa chọn cho cả quá trình dài trong nhiều năm. Chúng ta ñã biết sự phát triển về
khoa học công nghệ cũng như sự ñầu tư thêm về nguồn lực, sự hợp tác trong sản xuất có thể
ñẩy ñường PPF lên phía trên hoặc làm cho ñường PPF chuyển xuống phía dưới nếu các chính
sách làm “cải thiện” hay “suy giảm” pareto của nền kinh tế. Phát triển bền vững là việc tác
ñộng làm cho ñường PPF chuyển hướng lên phía phải (kịch bản lạc quan) ñồng thời làm cho
chất lượng môi trường cũng ñược cải thiện theo chiều hướng tích cực và như vậy ñường ñẳng
ích cộng ñồng CIC cũng ñược ñẩy lên phía trên.
1.2.2. Quyền sở hữu và chất lượng môi trường
Quyền sở hữu một tài sản (tài nguyên môi trường) là tập hợp toàn bộ các ñặc ñiểm của
tài sản, mà các ñặc ñiểm này xác lập cho chủ sở hữu của nó có một quyền lực thực sự ñể quản
lý và sử dụng nó. Chủ sở hữu ở ñây có thể là một cá nhân, có thể là một nhóm người, có thể là
Nhà nước. Chủ sở hữu tài sản có quyền lực thực sự thể hiện ở 2 mặt: quyền chiếm hữu và
quyền ñịnh ñoạt trong việc quản lý và sử dụng tài sản.

Quyền sở hữu nguồn tài sản có các ñặc ñiểm sau:
- Quyền sở hữu một nguồn tài sản có thể bị giới hạn bởi chính phủ.
- Khoảng thời gian khai thác là yếu tố quan trọng cho quyền sở hữu tồn tại.
Ví dụ, một người nào ñó có quyền sở hữu một tài sản do ông cha ñể lại, như vậy quyền sở
hữu và các ñặc ñiểm trên của tài sản sẽ là lâu dài, nhưng nếu là tài sản ñi thuê thì các ñặc ñiểm
cơ bản trên về quyền sở hữu là tạm thời, hoặc trong khoảng thời gian ñi thuê.
- Chủ sở hữu có nhiều quyền khác nhau: Chủ sở hữu có thể loại trừ, có thể tiến hành các
hoạt ñộng sử dụng, có thể chia và có thể chuyển ñổi các nguồn tài sản. Ví dụ: một mảnh ñất,
có chứng nhận sổ ñỏ cho phép chủ hộ sử dụng và thu những khoản lợi nhuận do mảnh ñất tạo
ra. Chủ mảnh ñất có thể sử dụng nó vào các hoạt ñộng khác nhau như cho thuê, xây dựng
công trình.
- Quyền loại trừ là một ñặc ñiểm quan trọng và có thể chia ra các loại:
+ Quyền sở hữu tư nhân cho phép chủ sở hữu có quyền loại trừ sử dụng của bất kỳ ai và
cũng không phải chia lợi nhuận lại từ tài sản này cho người khác. ðối với quyền sở hữu tư
nhân, thị trường sản xuất và trao ñổi tài sản sẽ tồn tại. ðiều này cho phép việc sử dụng nguồn
tài sản hiệu quả hơn mặc dù không cần hoặc cần rất ít sự can thiệp của chính phủ.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Kinh tế Môi trường. ………………..…

11


+ Quyền sở hữu chung ñược thiết lập bởi một nhóm cá nhân và ñặc ñiểm có thể loại trừ
sẽ không tồn tại trong cơ chế sở hữu chung. ðiều này, ngược lại với quyền loại trừ của sở hữu
tư nhân.
+ Tài sản vô chủ sẽ không có một số ñặc ñiểm như quyền loại trừ, không ai có quyền loại trừ
người khác khai thác, sử dụng chúng. Chính ñặc ñiểm này của tài sản vô chủ dẫn tới nhiều vấn ñề
trong quản lý sử dụng tài sản của một quốc gia, một vùng.
Tài sản vô chủ sẽ không bao giờ ñược sử dụng, khai thác có hiệu quả nếu không có sự
can thiệp của chính phủ, hoặc các luật lệ về quyền sở hữu cụ thể cho các loại tài sản ñó. Thị

trường của quá trình sản xuất và trao ñổi loại tài sản vô chủ sẽ không tồn tại hoặc hoạt ñộng
không hiệu quả bởi vì ở ñây mọi người ñều muốn khai thác với một sản lượng cao nhất, mà
không ai quan tâm tới việc gìn giữ, phục hồi chúng. Nguồn tài sản này sẽ nhanh chóng bị kiệt
quệ hoặc tuyệt chủng. Ví dụ: việc ñánh bắt thuỷ sản tại hải phận quốc tế, nguồn nước, không
khí.
Kết luận: quyền sở hữu có vai trò quan trọng trong quản lý môi trường, quyền sở hữu
tài nguyên môi trường chẳng những có vai trò quan trọng trong quản lý, khai thác môi trường
mà còn là một công cụ ñể quản lý môi trường (xem lý thuyết Coase).
1.2.3. Thất bại thị trường và thất bại chính phủ
a. Thất bại của thị trường (market failures)
Trong kinh tế thất bại của thị trường là tình trạng ở ñó việc sản xuất, hoặc tiêu dùng
hàng hóa dịch vụ trong thị trường tự do không hiệu quả. Thất bại của thị trường có thể ñược
xem như là trong những tình huống của sự theo ñuổi của tự bản thân các cá nhân mà nếu nhìn
dưới góc ñộ xã hội có thể sẽ ñược cải thiện Pareto.
Thất bại của thị trường thường là nguyên nhân dẫn ñến sự can thiệp của chính phủ vào
thị trường tự do. Các nhà kinh tế học, ñặc biệt là các nhà kinh tế học vi mô ñang sử dụng rất
nhiều mô hình và lý thuyết nhằm phân tích nguyên nhân của các thất bại của thị trường. Như
vậy, phân tích kinh tế ñang thể hiện vai trò hết sức quan trọng trong các quyết ñịnh về chính
sách và nghiên cứu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
Các thất bại của thị trường tựu trung lại bao gồm: Thứ nhất, một thị trường có quyền
lực “market power”, thị trường này thường dùng sức mạnh và các hàng rào ngăn cản không
cho các thành viên mới tham gia thị trường, tạo ra sự ñộc quyền, tạo ra một sự cạnh tranh
không hoàn hảo, giá cả thị trường không ñược thiết lập do bàn tay vô hình “invisible hand”
của thị trường; Thứ hai, một tổ chức hoặc cá nhân nào ñó hoạt ñộng sản xuất hoặc tiêu dùng
gây ra ngoại ứng “externality” ñiều này sẽ bóp méo giá cả của xã hội; Thứ ba, một số thị
trường thường thất bại xuất phát từ bản thân nó như thị trường hàng hóa công cộng “public
goods”, tài nguyên sở hữu chung, vô chủ “common – pool resources hoặc open access”, thị
trường này thể hiện sự thất bại chủ yếu và nguyên nhân cơ bản là do ảnh hưởng của quyền sở
hữu “property rights”.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Kinh tế Môi trường. ………………..…

12


b. Thất bại của chính phủ (governmental failures)
Thất bại của chính phủ xảy ra là do sự can thiệp của chính phủ làm cho sự phân bổ sử
dụng các nguồn lực không hiệu quả bằng việc không can thiệp hoặc vẫn không ñạt ñược mức
phân phối hiệu quả. Cũng có thể thất bại xuất phát từ bản chất chính sách của chính phủ là ña
mục tiêu vì vậy, không thể ñòi hỏi các mục tiêu ñều có thể ñạt ñược cùng một lúc (Weimer
and Vining, 2004).
Thất bại của chính phủ mới ñược quan tâm trong những năm gần ñây thể hiện trong
chủ yếu trong khoa học Lý thuyết lựa chọn công “Public choice theory” và Kinh tế học thể
chế mới “New Institutional Economics (NIE)”.
Mặc dù vậy, một số chính sách can thiệp của chính phủ nhằm sửa chữa những thất bại
của thị trường như thuế, trợ giá, tiền lương, giá trần hoặc giá sàn (can thiệp vào giá) sẽ dẫn tới
việc phân bổ nguồn lực xã hội không hiệu quả, làm suy giảm pareto của nền kinh tế và xã hội.
1.3. ðỐI TUỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1. ðối tượng nghiên cứu
Kinh tế tài nguyên môi trường vận dụng các lý thuyết kinh tế, chủ yếu là các lý thuyết về
kinh tế vi mô nghiên cứu sự ñánh ñổi (trade –off) giữa chất lượng môi trường với sản xuất và
tiêu dùng nhằm tối ña hoá phúc lợi của cộng ñồng và xã hội.
ðối tượng chính của khoa học kinh tế môi trường ñó là mối quan hệ giữa chất lượng môi
trường và quá trình phát triển, tăng trưởng nền kinh tế; nghiên cứu ñưa ra các lý thuyết tối ưu
hoá quá trình ô nhiễm môi trường, các công cụ quản lý môi trường ñồng thời thiết lập các
phương pháp ñánh giá môi trường nhằm ñảm bảo phát triển kinh tế hài hà và thân thiện môi
trường.
1.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của môn học
Kinh tế môi trường là một ngành khoa học còn non trẻ nhưng lại rất quan trọng trong
việc phát triển kinh tế bền vững, hài hòa và thân thiện trơng những thập kỷ gần ñây. Nhiệm

vụ của Kinh tế môi trường là trang bị cơ sở khoa học kinh tế cho người ñọc, người học, người
nghiên cứu và các ñối tượng liên quan ñến vấn ñề môi trường các kiến thức kinh tế nhằm tối
ưu mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Nghiên cứu các công cụ kinh tế
tối ưu hóa sự hài hòa trong phát triển và ñảm bảo chất lượng môi trường. Kinh tế môi trường
còn trang bị cho người ñọc, người học... các kiến thức và các công cụ nhằm ñánh giá các tác
ñộng tiêu cực, tích cực ñến môi trường của các chương trình dự án nhằm lượng hóa (tiền tệ
hóa) ñược các tác ñộng ñó tới môi trường và cộng ñồng xã hội, tính ñúng tính ñủ các chi phí,
lợi ích của xã hội của các chương trình, dự án phát triển kinh tế dưới góc ñộ toàn xã hội.
1.3.3. Phương pháp nghiên cứu
Khoa học kinh tế môi trường là môn khoa học mới, nhưng phương pháp nghiên cứu
môn học này lại chủ yếu dựa vào các phương pháp nghiên cứu kinh tế học, mà phần ña là
kinh tế vi mô. Lợi ích, chi phí của xã hội có ảnh hưởng trực tiếp từ chất lượng của môi trường
mang lại, nhưng lợi ích cũng như chi phí ñó lại không có giá thị trường, phạm vi về không
gian và thời gian rất rộng cho nên phương pháp chủ ñạo ñể nghiên cứu môn học ñó là phân
tích chi phí lợi ích mở rộng (extended benefit cost analysis). Ô nhiễm, ngoại ứng, sự ñổi ñánh

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Kinh tế Môi trường. ………………..…

13


ñổi, chi phí cơ hội, lợi ích cận biên, chi phí cận biên là chìa khóa ñể tìm hiểu về các vấn ñề
môi trường và cách thức giải quyết các vấn ñề ñó.
a. Phương pháp phân tích lợi ích - chi phí mở rộng (extended BCA)
Phân tích lợi ích – chi phí mở rộng EBCA ñược sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu
kinh tế môi trường, trong ñánh giá các dự án trong lĩnh vực kinh tế môi trường có nội dung
mở rộng, tính toán ñầy ñủ hơn các lợi ích - chi phí có liên quan ñến nhiều cá nhân, nhiều cộng
ñồng trong xã hội. Giữa lợi ích - chi phí doanh nghiệp với lợi ích - chi phí xã hội có thể mâu
thuẫn nhau và có nhiều quan ñiểm khác biệt.
Lợi ích - chi phí doanh nghiệp thường ñược xác ñịnh qua giá thị trường, các báo cáo

tài chính của doanh nghiệp, lợi ích - chi phí xã hội nhiều khi không thể ñánh giá qua giá thị
trường và báo cáo tài chính của doanh nghiệp mà bằng giá xã hội. Giá xã hội phản ánh cả chi
phí cơ hội và các chi phí lợi ích do ngoại ứng tạo ra và bằng nhiều phương pháp ước tính,
không có sẵn trên thị trường.
Quy luật lợi ích - chi phí biểu hiện trong phương trình:
B-C>0

hay nhiều năm, có:

n

[ Bi − Ci ]

∑ (1 + r )
i =0

i

>0

Trong ñó: B: Lợi ích C: Chi phí.
Một cách khái quát, lợi ích là tăng thoả mãn nhu cầu còn chi phí là giảm mức thoả
mãn nhu cầu của con người.
Lợi ích ñược ño bằng sự sẵn lòng trả (WTP) của người tiêu thụ về một mặt hàng nào
ñó trên thị trường. Chi phí ñược tính bằng số tiền sẵn lòng chấp nhận (WTA) trên thị trường
hoặc nếu có thị trường ñể ñền bù những hàng hoá - dịch vụ mà họ phải bỏ ra hoặc ñể chịu
ñựng những ñiều họ không thích.

ðể nhấn mạnh chi phí và lợi ích của môi trường, ta tách phần môi trường thành số
hạng E. Phương trình trên trở thành:

[ Bi − C i ± Ei ]
>0
(1 + r ) i
i =0
n



b. Phương pháp tiếp cận cận biên
Trong kinh tế học, phương pháp tiếp cận cận biên là phương pháp tìm ñiểm dừng tối
ưu của các hoạt ñộng kinh tế, các ñiểm dừng ñó chủ yếu là các ñiểm dừng về ñầu vào, các
ñiểm dừng về ñầu ra của sản phẩm, hàng hóa dịch vụ của chương trình, dự án hoặc các hoạt
ñộng kinh tế nói chung.
Tiếp cận cận biên chủ yếu nhìn nhận dựa trên mối quan hệ giữa giá ñầu vào (Input
Price) và giá trị sản phẩm biên (Value of Marginal Product – VMP) ñối với thị trường ñầu
vào; ðối với thị trường ñầu ra, chủ yếu nghiên cứu dựa trên mối quan hệ giữa chi phí cận biên
(Marginal Cost – MC) và doanh thu cận biên (Marginal Revenue-MR). Trong kinh tế học,
phân tích biên dựa trên chi phí biên (MC) và doanh thu biên (MR) là có ñiểm dừng tối ưu.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Kinh tế Môi trường. ………………..…

14


Trong kinh tế môi trường, chí phí cần phải tính tới chi phí xã hội (Marginal Social Cost –
MSC), lợi ích cũng ñược tính dưới góc ñộ xã hội (Marginal Social Benefit – MSB) sự cân
bằng giữa MSC và MSB là ñiểm ñạt lợi ích tối ña xã hội tối ña, do ñó tổng chi phí biên
(ñường cung) và tổng lợi ích biên (ñường cầu) có tính ñến phạm vi xã hội.
c. Phương pháp tiếp cận hệ thống
Môi trường và hoạt ñộng kinh tế là một thể thống nhất không thể tách rời, môi trường

là nơi cung cấp các nguyên vật liệu và cũng là nơi ñồng hóa các chất thải từ các hoạt ñộng
kinh tế. Bên cạnh ñó, môi trường còn là một hệ thống tổng hợp các mối quan hệ thống nhất,
phụ thuộc lẫn nhau trong phạm vi không gian và thời gian rất rộng lớn và rất dài. Trong lĩnh
vực kinh tế môi trường, phương pháp này ñược sử dụng ñể phân tích mối quan hệ qua lại giữa
phát triển kinh tế và môi trường, kết hợp hiệu quả kinh tế với hiệu quả môi trường sinh thái
trong từng giai ñoạn phát triển kinh tế xã hội nhất ñịnh.
d. Phương pháp toán học và ñồ thị
Kinh tế học và Kinh tế môi trường sử dụng phương pháp toán học ñể mô hình hoá các
mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường, ñánh giá và ñiều kiện tối ưu các quan hệ ñó. ðây là
những ñiều kiện tương thích với mục tiêu phát triển bền vững kết hợp hiệu quả kinh tế với
hiệu quả bảo vệ môi trường. ðây cũng là các bài toán giải quyết mối quan hệ giữa tối ña hóa
lợi ích xã hội trong sự ràng buộc chặt chẽ về các nguồn lực. ðể giải quyết các bài toán kinh tế
dưới góc ñộ môi trường các bài toán này thường ñược mở rộng phạm vi cho toàn xã hội, cho
toàn khu vực với cách nhìn hệ thống và với sự tương tác thống nhất các mối quan hệ kinh tế xã hội – môi trường. Bên cạnh ñó, Phương pháp ñồ thị ñược ứng dụng rộng rãi trong nghiên
cứu và minh hoạ các lý thuyết kinh tế hiện ñại, hỗ trợ cho phương pháp toán học.

Câu hỏi ôn tập chương 1
1)
2)
3)
4)
5)
6)

7)
8)

Kinh tế học là gì? Phân biệt sự khác nhau cơ bản của khoa học Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ
mô và Kinh tế môi trường?
Nêu các mô hình kinh tế cơ bản liên quan ñến khoa học Kinh tế môi trường?

Trình bày mô hình ñể ñạt ñược hiệu quả Pareto trong sản xuất, trong tiêu dùng và mô
hình ñạt ñược hiệu quả Pareto trong hỗn hợp?
Hiệu quả Pareto ñã ñạt ñược tối ña hoá phúc lợi xã hội hay chưa? Cần ñiều kiện gì ñể
ñạt ñược tối ña hoá phúc lợi toàn xã hội?
Cơ sở và ñặc ñiểm quyền sở hữu là gì? Cho ví dụ?
Thế nào là sự thay ñổi tương ñương (EV), sự thay ñổi bù ñắp (CV)? Vai trò của chúng
trong việc ño sự thay ñổi phúc lợi xã hội, so sánh với chỉ tiêu thặng dư người tiêu
dùng?
Phân biệt giữa phương pháp phân tích lợi ích chi phí và phương pháp phân tích lợi ích
chi phí mở rộng?
Trình bày ñối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của khoa học Kinh tế môi
trường?

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Kinh tế Môi trường. ………………..…

15


Tài liệu tham khảo
1.

A. Mas-Collell; M.D. Whinston & J. R. Green (1995). Microeconomic Theory. INC.

2.

Annual Review of Energy and the Environment (2002) Vol. 27: 57-81 (Volume publication date
November 2002)

3.


Avinash K. Dixit (1996) The making of economic policy: A transaction –Cost Politics
Perspective.

4.

Barry C. Frield (1997). Environmetal Economics An Introduction. The McGraw – Hill
Companies, Inc.

5.

Bator, Francis M. (August 1958). "The Anatomy of Market Failure". The Quarterly Journal of
Economics 72(3): 351–379

6.

/>
7.

Joseph E. Stiglitz (1988) Economics of the Public Sector. Second edition. W.W. Norton &
Company. New York. London

8.

Weimer and Vining (2004) Policy Analysis and Concepts 4th edition p. 206

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Kinh tế Môi trường. ………………..…

16



Chương 2

MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN
Mục ñích của chương này là nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về
mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế. Nội dung cơ bản ñược ñề cập trong
chương này bao gồm: khái quát các hoạt ñộng kinh tế, các tác ñộng của hoạt ñộng kinh tế
ñến môi trường, vai trò của hệ thống môi trường trong quá trình phát triển kinh tế, khái niệm
và phân loại phát triển bền vững, ñiều kiện, nguyên tắc phát triển bền vững và thước ño phát
triển bền vững.

2.1. MỐI LIÊN KẾT GIỮA MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Trong khi môi trường là tổng hợp các ñiều kiện sống của con người thì phát triển kinh
tế là quá trình sử dụng và cải thiện các ñiều kiện ñó. Giữa phát triển kinh tế và môi trường có
mối liên hệ chặt chẽ với nhau: Môi trường là ñịa bàn cho hoạt ñộng của hệ kinh tế và hoạt
ñộng của hệ kinh tế là nguyên nhân tạo nên những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực ñối với môi
trường.
2.1.1. Hoạt ñộng của hệ kinh tế
ðể nền kinh tế hoạt ñộng, cung cấp hàng hoá dịch vụ, của cải cho con người thì nền
kinh tế phải khai thác tài nguyên (nguyên liệu, nhiên liệu) từ môi trường, chế biến (hay chuyển
ñổi) những tài nguyên này thành những sản phẩm hoàn tất ñể tiêu thụ. ðồng thời với quá trình
ñó là việc thải trở lại môi trường xung quanh một khối lượng lớn tài nguyên bị hao mòn ñã qua
quá trình biến ñổi hoá học thành những chất thải. Như vậy, có một ñiều mang ý nghĩa thiết thực
và rất quan trọng là các hoạt ñộng kinh tế bị giới hạn bởi khả năng của môi trường xung quanh.
Phát triển kinh tế là nhiệm vụ ñược ñặt ra nhằm không ngừng nâng cao mức sống của
nhân loại nói chung và người dân trong từng quốc gia nói riêng. Cùng với sự phát triển vượt
bậc về khoa học kỹ thuật, hoạt ñộng kinh tế ñã sản xuất ngày nhiều loại sản phẩm chất lượng
cao. Cường ñộ, quy mô các hoạt ñộng kinh tế ñang ñược nâng cao, mở rộng trở thành hệ
thống bao quát nhiều mặt của xã hội. Tuy nhiên, hệ thống này không hoạt ñộng ñơn lẻ mà có
mối quan hệ mật thiết với hệ thống khác, trong ñó có hệ thống môi trường. Việc phát hiện và
làm rõ quan hệ giữa hai hệ thống này là mối quan tâm của nhiều nhà khoa học kinh tế và môi

trường.
Hoạt ñộng của hệ kinh tế tạo ra của cải phục vụ xã hội loài người thể hiện qua hình 2.1.
R
R: tài nguyên

P

C

P: sản xuất

C: tiêu dùng

Hình 2.1: Hoạt ñộng của hệ thống kinh tế

Tài nguyên (R) ñược con người khai thác từ hệ thống môi trường ví dụ như than, gỗ,
dầu mỏ... Sau khi ñược khai thác, tài nguyên ñược sử dụng ñể chế biến ra các sản phẩm phục

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Kinh tế Môi trường. ………………..…

17


vụ cho con người và quá trình này là quá trình sản xuất (P). Các sản phẩm ñược phân phối lưu
thông và quá trình tiếp theo là quá trình tiêu thụ (C). Như vậy hệ thống kinh tế ñó hình thành
một dòng năng lượng ñi từ tài nguyên ñến sản xuất và tiêu thụ.
Có thể thấy rằng trong bất kỳ nền kinh tế nào, những hoạt ñộng cơ bản là sản xuất,
phân phối và tiêu dùng dều diễn ra trong một thế giới tự nhiên bao quanh. Một trong những
vai trò của thể giới tự nhiên là cung cấp nguyên vật liệu thô và năng lượng... ñể phục vụ cho
quá trình sản xuất. Các hoạt ñộng sản xuất và tiêu dùng tạo ra nhiều sản phẩm phế thải, gọi là

chất thải, và các chất này cuối cùng sẽ quay về thế giới tự nhiên dưới dạng này hay dạng khác.
Các chất thải này có thể gây ô nhiễm và suy thoái môi trường tự nhiên. Mối quan hệ này có
thể ñược mô tả thông qua hình 2.2.

Môi trường tự nhiên

(a)

Kinh tế

(b)

Hình 2.2. Liên kết giữa kinh tế và môi trường

Mối liên kết (a) mô tả các nguyên vật liệu thô chuyển vào quá trình sản xuất và tiêu
dùng. Lĩnh vực nghiên cứu vai trò cung cấp nguyên vật liệu thô của thiên nhiên ñược gọi là
‘Kinh tế tài nguyên thiên nhiên”. Mối liên kết (b) thể hiện sự tác ñộng của hoạt ñộng kinh tế
ñến chất lượng môi trường tự nhiên. Lĩnh vực nghiên cứu về sự vận chuyển của các chất thải
từ hoạt ñộng kinh tế và các tác ñộng tổng hợp của nó ñối với thế giới tự nhiên gọi là “Kinh tế
môi trường”. Mặc dù kiểm soát ô nhiễm là một chủ ñề chính trong kinh tế môi trường nhưng
nó không phải là chủ ñề duy nhất. Con người tác ñộng ñến môi trường bằng nhiều cách mà
không có liên quan gì ñến ô nhiễm. Chẳng hạn phá huỷ môi sinh do việc phát triển nhà cửa,
ñường xá và thuỷ lợi, do làm suy giảm cảnh quan và việc tháo khô ñất ngập nước ñể sản xuất
nông nghiệp là những ví dụ về tác ñộng môi trường không liên quan ñến việc thải các chất ô
nhiếm ñặc trưng vào môi trường.
2.1.2. Chất thải từ hệ thống kinh tế và tác ñộng của nó tới môi trường
Nền kinh tế có thể ñược phân chia thành hai bộ phận chính là nhà sản xuất và người
tiêu dùng. Trong ñó nhà sản xuất bao gồm tất cả các doanh nghiệp, các tổ chức sử dụng các
yếu tố ñầu vào và chuyển hoá chúng thành hàng hoá và dịch vụ phục vụ cho cuộc sống của


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Kinh tế Môi trường. ………………..…

18


con người. Nguồn ñầu vào chủ yếu mà môi trường tự nhiên cung cấp cho các lĩnh vực sản
xuất là các nguyên vật liệu ở dạng nhiên liệu, khoáng sản, gỗ, các chất lỏng như nước, xăng
dầu, và các dạng khí khác nhau như không khí, ô xy. Tất cả các hàng hoá dịch vụ ñều có
nguồn gốc từ các nguyên vật liệu này kết hợp với các ñầu vào là năng lượng.
Người tiêu dùng trong nền kinh tế bao gồm tất cả các hộ gia ñình riêng biệt sử dụng
các sản phẩm và dịch vụ cuối cùng phục vụ cho sự tồn tại và thụ hưởng của họ. Người tiêu
thụ cũng có thể sử dụng các nguyên liệu ñầu vào lấy trực tiếp từ thiên nhiên mà không qua
trung gian nhà sản xuất. Nước ñược bơm từ các giếng gia ñình hay củi có thể ñược các hộ gia
ñình thu gom trực tiếp. Con người cũng sử dụng môi trường tự nhiên một cách trực tiếp cho
các hoạt ñộng thư giãn như là ñi bộ trong rừng hay quát sát chim muông. Các hoạt ñộng này
không nhất thiết bao hàm sự tiêu thụ môi trường tự nhiên. Trong bối cảnh rộng lớn hơn, nhà
sản xuất và người tiêu thụ thực tế có thể cùng là một người với những vai trò khác nhau.

Môi trường tự nhiên

Tái chế (Rpr)

N.liệu
thô (M)

Chất thải Rp

Thải

Rpd


Xử lý

Người sản
xuất
Hàng hoá (G)
Người tiêu
dùng

Thải

Thải Rc

Xử lý

Rcd

Tái chế (Rcr)

Môi trường tự nhiên
Hình 2.3. Vòng tuần hoàn liên hệ giữa môi trường và kinh tế

Sản xuất và tiêu dùng tạo ra các dạng chất thải, có thể ñược thải vào không khí, nước
hoặc vứt bỏ trên mặt ñất. Có rất nhiều loại chất thải khác nhau bao gồm khí sulfur, các hợp
chất hữu cơ dễ bay hơi, các dung môi ñộc hại, chất thải ñộng vật, thuộc bảo vệ thực vật, bụi,
kim loại nặng... Năng lượng thải cũng là những chất thải quan trọng của quá trình sản xuất,
chúng có thể ñược thải ra ở dạng nhiệt, âm thanh, năng lượng phóng xạ... Người tiêu dùng
cũng thải các chất thải vào môi trường với khối lượng lớn trong ñó chủ yếu là chất thải sinh
hoạt và các chất thải từ phương tiện giao thông. Tất cả các chất trong hàng tiêu dùng cuối


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Kinh tế Môi trường. ………………..…

19


cùng ñều là những chất thải cho dù chúng có thể ñược tái chế trước ñó. ðây chính là nguồn
của phần lớn chất thải rắn cũng như các chất thải nguy hại như chất ñộc hóa học có trong
thuốc bảo vệ thực vật, pin, sơn, dầu cặn...
Mối quan hệ có tính vòng tuần hoàn giữa môi trường và kinh tế ñược thể hiện trong
hình 2.3. ðầu tiên nguyên vật liệu và năng lượng (M) ñược lấy từ môi trường tự nhiên phục
vụ cho quá trình sản xuất và các chất thải từ quá trình sản xuất và tiêu dùng (Rpd và Rcd)
ñược thải trở lại vào môi trường. Theo quy luật thứ nhất của nhiệt ñộng học về bảo toàn vật
chất thì trong dài hạn hai dòng vật chất này phải bằng nhau. ñiều ñó có nghĩa là:
M = Rpd + Rcd
Trong ngắn hạn, nếu hệ thống ñang phát triển, nó có thể lưu giữ lại một tỷ lệ các ñầu
vào tài nguyên sử dụng cho việc gia tăng kích thước của hệ thống thông qua sự tăng trưởng
dân số, sự tích luỹ công cụ tư bản hư hỏng. Ngoài ra tái chế có thể làm chậm quá trình thải
các chất thải. Do ñó sự cân bằng vật chất cơ bản chỉ ñạt ñược trong dài hạn. ðiều này chứng
tỏ một ñiều rất cơ bản là ñể giảm bớt khối lượng các chất thải ra môi trường tự nhiên cần
giảm bớt nguyên vật liệu thô ñưa vào hệ thống.
Theo biểu ñồ dòng vật chất, lượng nguyên liệu thô (M) bằng với sản phẩm ñầu ra (G)
cộng với chất thải từ sản xuất (Rp) trừ ñi lượng tái chế chất thải từ sản xuất (Rpr) và lượng tái
chế chất thải từ tiêu dùng (Rcr). Cần chú ý rằng G = Rc, nghĩa là mọi thứ ñược ñưa vào lĩnh
vực tiêu dùng thì rốt cuộc cũng sẽ kết thúc dưới dạng chất thải ra từ lĩnh vực này. Như vậy:
Rpd + Rcd = M = G + Rp – (Rpr + Rcr)
Theo phương trình cân bằng trên, có ba cách cơ bản ñể giảm M và do ñó giảm các
chất ñược thải vào môi trường tự nhiên.
- Giảm số lượng hàng hoá và dịch vụ ñược sản xuất ra (G). Nhiều người cho rằng ñây
là câu trả lời tốt nhất trong dài hạn cho sự suy thoái môi trường: Giảm lượng sản phẩm sản
xuất ra hay ít nhất ngưng tốc ñộ tăng trưởng của nó lại sẽ cho phép một sự thay ñổi tương tự

trong số lượng chất thải ñược thải ra. Một số người ñã ủng hộ giải pháp “tốc ñộ tăng dân số
bằng không – ZPG” nhằm ñạt ñược mục tiêu trên. Một sự tăng trưởng chậm hay giữ nguyên
dân số có thể làm cho việc kiểm soát tác ñộng môi trường dễ dàng hơn, nhưng cũng không
ñảm bảo kiểm soát ñược. ðiều này là do có thể dân số ổn ñịnh vẫn có thể tăng trưởng về mặt
kinh tế do ñó vẫn tăng nhu cầu sử dụng nguyên liệu thô.
- Giảm chất thải từ sản xuất Rp: ðiều này có nghĩa là cần phải giảm lượng chất thải
trên mỗi ñơn vị sản phẩm sản xuất ra. ðiều này chỉ có thể ñược thực hiện thông qua việc phát
minh và sử dụng các công nghệ sản xuất mới hoặc sử dụng ñầu vào sạch hơn, tức là giảm
cường ñộ chất thải trong sản xuất. Một cách có thể khác ñể giảm lượng chất thải trên mỗi ñơn
vị sản phẩm là thay ñổi kết cấu sản phẩm. Sản phẩm bao gồm một số lượng lớn các hàng hoá
và dịch vụ khác nhau, sản sinh ra lượng chất thải khác nhau. Do ñó thay ñổi thành phần sản
phẩm từ những vật liệu có tỷ lệ chất thải cao xuống loại có tỷ lệ chất thải thấp hơn sẽ góp
phần giảm tổng lượng chất thải sản xuất ra. Chẳng hạn việc chuyển nền kinh tế nặng về sản
xuất sang nền kinh tế dịch vụ là một trong những giải pháp nhằm ñạt ñược mục tiêu này.
Khách hàng cũng có thể tác ñộng ñến những quyết ñịnh sản xuất và lượng chất thải từ sản
xuất bằng cách yêu cầu sản phẩm phải trở nên thân thiện với môi trường hơn so với các sản

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Kinh tế Môi trường. ………………..…

20


phẩm khác. Một sản phẩm thân thiện với môi trường là sản phẩm tạo ra ít chất thải hơn hoặc
ít ñộc hại cho môi trường hơn. Chẳng hạn xe sử dụng nhiên liệu sinh học hay có hệ thống tiết
kiệm năng lượng.
- Tăng khả năng tái chế (Rpr + Rcr): Thay vì thải chất thải từ quá trình sản xuất và tiêu
dùng vào môi trường, chúng ta có thể tái chế chúng ñể phục vụ trở lại cho quá trình sản xuất.
Vai trò chính của tái chế là thay thế một phần dòng nhiên liệu thô (M), qua ñó có thể giảm
lượng chất thải vào môi trường trong khi vẫn duy trì ñược khối lượng sản phẩm sản xuất ra
của các loại hàng hoá và dịch vụ. Mặc dù tái chế có thể tạo cơ hội ñể giảm các luồng thải cho

các nền kinh tế, nhưng cũng cần lưu ý rằng theo quy luật nhiệt ñộng học thứ hai tái chế không
bao giờ là hoàn hảo thậm chí ngay cả khi chúng ta tiêu tốn nhiều nguồn lực cho vấn ñề này.
Quá trình sản xuất thường làm thay ñổi cấu trúc vật lý của vật liệu ñược ñưa vào, làm cho
chúng trở nên khó sử dụng một lần nữa. Sự chuyển biến trong năng lượng của các vật liệu làm
cho không thể phục hồi vật liệu, và bản thân quá trình tái chế cũng tạo ra chất thải.
2.1.3. Vai trò của hệ thống môi trường
a. Môi trường là nơi chứa ñựng chất thải
Chất thải của hệ thống kinh tế ñược ñưa vào môi trường, trong ñó một phần nhỏ ñược
con người tái chế (r) sử dụng lại ñể ñưa vào hệ kinh tế bổ sung cho nguồn tài nguyên (R).
Việc tái chế lại các chất thải hoàn toàn phụ thuộc vào loại chất thải và khả năng của con
người, cụ thể hơn là phụ thuộc vào công nghệ tái chế. Xét theo khía cạnh kinh tế nếu chi phí
tái chế chất thải nhỏ hơn chi phí khai thác mới thì chúng ta nên tái chế, ngược lại nếu chi phí
tái chế chất thải cao hơn thì chúng ta nên sử dụng nguồn tài nguyên mới. Nhưng nếu xét về
mặt ý nghĩa môi trường thì chúng ta nên cố gắng tìm mọi cách tái chế hay sử dụng lại các chất
thải, cho dù hiệu quả nó không lớn lắm.

P

R

C

W
r

* WMôi trường
A

trường ñảm bảo (+)

* W>A chất lượng môi
trường bị suy giảm (-)

Trong ñó: r là vật liệu tái chế; A là khả năng ñồng hoá của môi trường)
Hình 2.4. Môi trường - nơi chứa ñựng chất thải

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Kinh tế Môi trường. ………………..…

21


Phần lớn chất thải tồn tại trong môi trường, tuy nhiênmôi trường có một khả năng ñặc
biệt, ñó là khả năng ñồng hoá chất thải. ðồng hoá ñược coi là khả năng ñặc biệt của môi
trường, ñó là quá trình biến ñổi các chất ñộc hại thành các chất không ñộc hại hoặc ít ñộc hại.
Nếu như khả năng ñồng hoá của môi trường (A) lớn hơn lượng thải (W) thì chất lượng môi
trường luôn ñược ñảm bảo, tài nguyên ñược cải thiện. Nếu như khả năng ñồng hoá của môi
trường nhỏ hơn lượng thải (tức là Axấu ñến tài nguyên.
b. Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên
Hệ thống kinh tế muốn hoạt ñộng ñược thì phải có các nguyên liệu, nhiên liệu ñầu vào,
chúng là các dạng tài nguyên (R) lấy từ môi trường. Tài nguyên có thể là tài nguyên tái tạo
ñược (RR) như tài nguyên rừng, tài nguyên thuỷ sản... hoặc tài nguyên không tái tạo ñược
(ER) như khoáng sản, dầu mỏ...
c. Môi trường là không gian sống của con người
Không gian sống của con người ñược biểu thị qua số lượng và chất lượng của cuộc
sống. Khi không gian ñó không ñầy ñủ cho yêu cầu cuộc sống thì chất lượng cuộc sống bị ñe
doạ. Từ môi trường, con người khai thác tài nguyên ñể tiến hành quá trình sản xuất ra các sản
phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu sống của mình. Ngoài ra, môi trường còn ñem lại cảnh quan,
thoải mái về tinh thần, nâng cao thẫm mỹ... Như vậy môi trường ñã ñem lại phúc lợi (U) cho
con người.

+
R

P

ER

+

U

RR

-

h>y

-

C

+
h>y

h-

+
W
r

A

W
W>A

(Nguồn: Pearce D. W và Tuner R. K, 1990 )
Hình 2.5: Quan hệ giữa hệ thống kinh tế và môi trường

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Kinh tế Môi trường. ………………..…

22


×