Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

báo cáo thực tập tại bệnh viện giao thông vận tải trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.1 KB, 19 trang )

Phần I
Mô hình tổ chức,chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện Giao thông
Vận tải trung ương
1. Giới thiệu khái quát về Y tế nghành giao thông vận tải và Bệnh viện
giao thông vận tải trung ương.
- Y tế GTVT được thành lập và phát triển đến nay đã 56 năm, qua nhiều
giai đoạn lịch sử từ Ty y tế giao thông, Sở Y tế GTVT trực thuộc Bộ GTVT.
Cục Y tế GTVT quản lý và chỉ đạo hệ thống các đơn vị trực thuộc bao
gồm: 11 bệnh viện đa khoa, 1 bệnh viện ĐDPHCN, 3 phòng khám đa khoa
khu vực, các Trung tâm y tế khu vực, Trung tâm y tế chuyên nghành, Trung
tâm ĐDPHCN, gần 600 cấc phòng y tế, trạm y tế của các đơn vị cơ quan, nhà
máy xí nghiệp, cảng biển….thuộc nghành GTVT trên toàn quốc.
Bệnh viện GTVT TW là bệnh viện hạng I, bệnh viện đầu ngành của y
tế GTVTvới chỉ tiêuKế hoạch của năm 2008 là 400 giường bệnh .Ngày 28
tháng 8 năm 2008 GTVT đã có quyết định đổi tên thành bệnh viện GTVT TW
trực thuộc cục y tế -Bộ GTVT do điều kiện cơ sở hạ tầng chung của toàn viện
đã xây dựng từ gân 30 năm về trước,khi xây dựng với quy mô 200 giường
bệnh , hiện nay với chỉ tiêu kế hoạch được giao 400 giường bệnh thì bệnh thì
bệnh viện còn gặp một số khó khăn về cơ sở hạ tầng do quá tải lượng bệnh
nhân đến khám và chữa bệnh hàng ngày.
Bệnh viện có đầy đủ khoa ,phòng chuyên môn để thực hiện tốt chức
năng của bệnh viện hạng I. Môt số khoa phòng chính như sau:
Khoa cấp cứu hồi sức
Khoa khám bệnh
Khoa nội A1
Khoa nội A2
Khoa ngoại -sản B1
Khoa Ngoại B2
Khoa chấn thương chỉnh hình
Khoa gây mê hồi sức


1


Khoa Nội C ( truyền nhiễm)
Khoa phục hồi chức năng
Khoa thận tiết liệu và lọc máu
Khoa xét nghiệm
Khoa y học cổ truyền
Khoa Dược
Khoa chẩn đoán hình ảnh
Khoa điều trị theo yêu cầu
Khoa chống nhiễm khuẩn
Khoa dinh dưỡng
Phòng khám I- 107 Trần Hưng Đạo
Phònghành chính tổ chức
Phòng kế hoạch tổng hợp
Phòng tài chính kế toán
Phòng quản trị vật tư
Phòng điều dưỡng
Phòng khám sức khỏe lao động nước ngoài và một số khoa
phòng khác…
Thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh cho cán bộ công nhânviên ngành
GTVT , nhân dân khu vực và trong cả nước. Hiện tại bệnh viện đã nhận hơn
200.000 thẻ BHYT đăng ký khám chữa bệnh tại bệnh viện.

2


Phần 2
Mô hình tổ chức chức năng nhiệm vụ của khoa dược

1. Mô hình tổ chức:
a. Nhân sự: Khoa Dược bệnh viện gồm có 12 nhân viên trong đó:
- Dược sĩ Đại học : 04
- Dược sĩ trung cấp : 04
- Dược tá :04
đảm nhận chức trách, nhiệm vụ của khoa Dược trong các lĩnh vực công
tác như:
-

Trưởng khoa Dược
Kho chính
Cung ứng thuốc
Dược lâm sàng và thông tin thuốc
Pha chế
Thống kê báo cáo
Cấp phát cho điều trị nội trú
Cấp phát theo đơn cho điều trị ngoại trú

3


 Sơ đồ tổ chức khoa Dược
Ban giám đốc Bệnh Viện
Khoa Dược

Cung ứng
thuốc
(DSĐH)

DLS và thông

tin thuốc
(DSĐH)

Kho chính
(DSTC)

Cấp phát lẻ
(DSTC – D tá)

Pha chế
(DSĐH)

Phòng khám 107 Trần
Hưng Đạo (DSTC)
Viên Diazepam 5mg
Cấp điều tri ngoại trú

Cấp điều trị nội trú

Hướng tâm thần
DSĐH

Thuốc gây nghiện
(DSĐH)
-

Thống kê
báo cáo
(DSDT-D tá)


b. Vị trí, địa điểm khoa Dược
Khoa Dược được bố trí ở tầng 1,2 và 4 của nhà A, có đủ điều kiện làm

việc, hệ thống kho, phòng pha chế, phòng cấp phát.
Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, cao ráo và an toàn.
Tùy theo tính chất công việc các phòng được xây dựng và trang bi
phương tiện thích hợp
2. Chức năng (thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy chế bệnh viện)
Thực hiện công tác chuyên môn kỹ thuật về Dược, nghiên cứu khoa
học, kinh tế về Dược, tham gia huấn luyện và bồi dưỡng cán bộ.
Quản lý thuốc, hóa chất, y cụ và các chế phẩm chuyên môn về Dược
trong bệnh viện.
Tổng hợp nghiên cứu và đề xuất các công tác về Dược trong toàn bệnh
viện, đảm bảo thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc. Kiểm tra theo dõi việc sử
dụng thuốc an toàn hợp lí trong toàn bệnh viện.
Giúp giám đốc bệnh viện chỉ đạo thực hiện và phát triển công tác Dược
theo phương hướng của nghành yêu cầu điều trị.
3. Nhiệm vụ

4


-

Lập kế hoạch cung ứng và đảm bảo số lượng, chất lượng thuốc thông

thường và thuốc chuyên khoa, hóa chất, vật dụng y tế tiêu hao do điều trị nội
trú và những bệnh nhân có BHYT.
Pha chế một số thuốc thông thường dùng trong bệnh viện.
Kiểm tra theo dõi việc sử dụng thuốc hợp lí, an toàn trong bệnh viện.

Tham gia quản lý kinh phí thuốc, thực hiện tiết kiệm có hiệu quả cao
trong công tác phục vụ người bệnh.
Là cơ sở thực hành của các trường đại học, cao đẳng, trung học y
Dược.
-

Tham gia công tác nghiên cứu khoa học.

Phần 3
Công tác cung ứng và quản lí thuốc

ư
1. Dự trù, mua và kiểm nhập thuốc
a. Dự trù:
Lập kế hoạch thuốc, hóa chất, vật tư y tế tiêu hao hàng năm đúng quy
định, sát với nhu cầu và định mức của bệnh viện, đúng thời gian quy định.
Trưởng khoa Dược tổng hợp, Giám đốc bệnh viện phê duyệt sau khi đã
có ý kiến tư vấn của Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện.
Khi nhu cầu thuốc tăng đột xuất phải làm dự trù bổ sung.
Tên thuốc trong dự trù ghi tên gốc, rõ ràng và đầy đủ tên đơn vị nồng
độ, hàm lượng, số lượng. Trong trường hợp thuốc nhiều thành phần dùng tên
biệt dược.

5


-

b. Mua thuốc:
Thực hiện đấu thầu trong cung ứng thuốc theo quy định của Bộ y tế -


Bộ tài chính.
Thuốc, hóa chất và vật tư y tế tiêu hao được mua theo hợp đồng với các
công ty đã trúng thầu cung ứng cho bệnh viện.
Hình thức hợp đồng theo đơn giá : Khoa Dược dự trù, gọi hàng qua
điện thoại, đơn vị cung ứng, giao thuốc tại khoa Dược.
Người phụ trách mua thuốc là DSĐH
Thuốc được mua chủ yếu tại các doanh nghiệp Nhà nước.
Đảm bảo số lượng, chất lượng và đúng dự trù theo kế hoạch.
Thực hiện đúng các quy định về mua sắm hàng hóa của nhà nước
Thuốc phải nguyên trong bao bì đóng gói, si nút kín.
Thuốc được bảo quản ở điều kiện theo đúng yêu cầu kĩ thuật cả trong
lúc vận chuyển.
c. Kiểm nhập thuốc
Mọi nguồn thuốc trong bệnh viện như mua, viện trợ, thuốc các chương
trình y tế Quốc gia đều được kiểm nhập theo đúng quy định.
Thuốc mua về trong 24h kiểm nhập hàng nguyên đai, nguyên kiện
trong vòng hai đến ba ngày được tiến hành kiểm nhập toàn bộ, do Hội đồng
kiểm nhập thực hiện.
Hội đồng kiểm nhập bệnh viện gồm : Giám đốc bệnh viện là chủ tịch
Hội đồng kiểm nhập, trưởng khoa Dược, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp,
trưởng phòng tài chính kế toán, người mua thuốc, kế toàn Dược, thống kê, thủ
kho chính.
Tất cả hàng hóa nhập kho đều có chứng từ hợp lệ kiểm nhập theo : Số
lượng, đơn giá, số lô sản xuất, hãng sản xuất, nước sản xuất, hạn dùng, số hóa
đơn công ty cung ứng.
Việc kiểm nhập tiến hành cẩn thận, đối chiếu hóa đơn, phiếu báo với số
lượng thực tế, quy cách đóng gói, hàm lượng số lượng, hãng sản xuất, số đăng
ký, số kiểm soát hạn dùng và nguyên nhân hư hao, thừa thiếu.
Biên bản kiểm nhập gồm các nội dung trên và có chữ ký của hội đồng.


6


-

Hàng nguyên đai nguyên kiện bị thiếu thông báo ngay cho đơn vị cung

ứng để bổ sung.
Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần làm biên bản kiểm nhập riêng
theo quy định của các quy chế hiện hành.
Các lô thuốc nhập có tác dụng sinh học mạnh có giấy báo lô sản xuất
và hạn dùng kèm theo.
2. Quản lí thuốc, hóa chất và vật tư y tế tại các khoa :
Các khoa điều trị tổng hợp thuốc theo y lệnh lĩnh về dùng trong ngày.
Riêng ngày lễ và các ngày nghỉ cuối tuần, thuốc được lĩnh vào ngày hôm
trước ngày nghỉ. Khoa Dược tổ chức thường trực cấp phát thuốc cấp cứu
24/24h trong ngày.
Phiếu lĩnh thuốc theo đúng mẫu quy định. Thuốc gây nghiện và thuốc
hướng tâm thần có phiếu riêng theo quy định của các quy chế hiện hành.
Bông, băng, vật tư y tế tiêu hao lĩnh trong tuần.
Hóa chất chuyên khoa lĩnh hàng tháng hoặc hàng quý
Thuốc cấp phát theo đơn ở khoa khám bệnh cuối tháng sẽ thanh toán
với phòng kế toán tài chính bệnh viện.
Trưởng khoa Dược có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi bảo quản, sử dụng
thuốc, vật dụng y tế tiêu hao trong khoa.
Các chứng từ liên quan đến xuất, nhập thuốc, hóa chất… dược lư trữ
theo đúng thời gian quy định.

7



8


Phần 4
Công tác trong khoa Dược
1. Bộ phận thống kê báo cáo
Thực hiện và ứng dụng phần mềm tin học trong quản lí thống kê, báo cáo.
Thuốc nhập, xuất trong ngày được tổng hợp và thống kê số lượng kể cả
thuốc pha chế, hóa chất, dụng cụ y tế tiêu hao đã cấp phát toán.
Thực hiện kiểm kê, thống kê, sử dụng thuốc hàng tháng theo quy định.
Công tác kiểm kê định kỳ vào cuối tháng, kiểm tra đột xuất khi xẩy ra
sự cố.
-

Công tác báo cáo theo định kì hoặc báo cáo đột xuất khi cần thiết.
2. Bộ phận pha chế
a. Thực hiện pha chế các loại thuốc nước thông thường
Cồn 700
Cồn iod 5% - 3% - 2% - 0.2%
Đóng gói Kali clorid 500 mg/ gói.
Dung dịch xanh methylen 2%
Cồn Boric nhỏ tai 3%
b. Pha chế thuốc
Phòng pha chế được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ
Có bàn pha chế riêng cho các dạng thuốc khác nhau
Có trang bị tủ lạnh, các tủ đựng thuốc pha chế theo đơn, thuốc
thường nguyên liệu và thành phẩm.
Nước cất đạt tiêu chuẩn dược điển Việt Nam để pha chế cho từng

loại thuốc.
-

Hóa chất đảm bảo chất lượng có phiếu kiểm nghiệm kèm theo.
Chai, lọ, nút đạt tiêu chuẩn của nghành, xử lí đúng kỹ thuật.
Dược sỹ trước khi pha chế phải kiểm soát lại đơn thuốc, công

thức chai và nhãn, vào sổ pha chế theo quy định.
Sau khi pha chế phải đối chiếu lại đơn kiểm tra liều lượng tên
hóa chất đã dùng và phải dán nhãn ngay theo đúng quy định.
Đơn thuốc phải pha ngay, pha xong ghi thời gian vào đơn và
giao thuốc ngay kho lẻ cấp phát.
3. Bộ phận kho – cấp phát:

9


a. Kho : có 2 kho : Thuốc và Vật tư y tế
Kho chính được đặt ở vị trí tầng 2 thuận tiện cho việc cấp phát,
bảo quản, xuất nhập, kiểm tra và kiểm soát.
Kho được thiết kế có đủ kệ giá và tủ cùng các phương tiện bảo
quản, đảm bảo an toàn chống mất trộm.
Việc sắp xếp trong khoa ngăn nắp, sắp xếp theo chủng loại thuốc
và dạng bào chế, đảm bảo nguyên tắc dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra.
Thực hiện : 5 nguyên tắc chống :
 Chống nhầm lẫn
 Chống quá hạn sử dụng
 Chống côn trùng, mối mọt, chuột
 Chống trộm cắp
 Chống thảm họa (cháy, nổ, ngập lụt,..)

Có thẻ riêng cho từng loại thuốc, có bảng theo dõi số lô sản xuất
và hạn dùng của một số kháng sinh và dịch truyền.
*Bảo quản thuốc
1. Yêu cầu về vị trí, thiết kế:
- Kho thuốc được bố trí ở nơi cao ráo, an toàn, thuận tiện cho việc xuất,
nhập, vận chuyển và bảo vệ;
- Đảm bảo vệ sinh chống nhiễm khuẩn;
- Diện tích kho cần đủ rộng để bảo đảm việc bảo quản thuốc đáp ứng
với yêu cầu của từng mặt hàng thuốc;
- Kho hóa chất (pha chế, sát khuẩn) bố trí ở khu vực riêng;
2. Yêu cầu về trang thiết bị:
- Trang bị tủ lạnh để bảo quản thuốc có yêu cầu nhiệt độ thấp
- Kho có quạt thông gió, điều hòa nhiệt độ, nhiệt kế, ẩm kế, máy hút ẩm;
- Các thiết bị dùng để theo dõi điều kiện bảo quản phải được hiệu
chuẩn định kỳ;
- Có đủ giá, kệ, tủ để xếp thuốc; khoảng cách giữa các giá, kệ đủ rộng
để vệ sinh và xếp dỡ hàng;

10


- Đủ trang thiết bị cho phòng cháy, chữa cháy (bình cứu hỏa, thùng cát,
vòi nước).
3.Quy định về bảo quản
a) Có sổ theo dõi công tác bảo quản, kiểm soát, sổ theo dõi nhiệt độ, độ
ẩm tối thiểu 2 lần (sáng, chiều) trong ngày và theo dõi xuất, nhập sản phẩm.
b) Tránh ánh sáng trực tiếp và các tác động khác từ bên ngoài.
c) Thuốc, hoá chất, vắc xin, sinh phẩm được bảo quản đúng yêu cầu
điều kiện bảo quản do nhà sản xuất ghi trên nhãn hoặc theo yêu cầu của hoạt
chất (với các nhà sản xuất không ghi trên nhãn) để đảm bảo chất lượng của

sản phẩm.
d) Thuốc cần kiểm soát đặc biệt (thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm
thần và tiền chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ) và thuốc bảo quản ở điều
kiện nhiệt độ đặc biệt thì bảo quản theo quy định hiện hành và yêu cầu của
nhà sản xuất.
đ) Theo dõi hạn dùng của thuốc thường xuyên. Khi phát hiện thuốc gần
hết hạn sử dụng hoặc thuốc còn hạn sử dụng nhưng có dấu hiệu nứt, vỡ, biến
màu, vẩn đục phải để khu vực riêng chờ xử lý.
e) Thuốc, hoá chất dễ cháy nổ, vắc xin, sinh phẩm bảo quản tại kho riêng.
g) Kiểm tra sức khỏe đối với thủ kho thuốc, hóa chất: 6 tháng/lần.
b. Tổ chức kho
Kho Dược được bố trí thành một kho chính và một kho cấp phát lẻ.
Kho chính (tầng 2) :
+ Bảo quản thuốc – hóa chất – y cụ - vật tư y tế tiêu hao.
+ Xuất cho kho lẻ để cấp phát và phòng khám tại 107 Trần

-

Hưng Đạo, hà Nội.
+ Xuất hóa chất y cụ cho các khoa trong bệnh viện.
+ Kiểm kê và báo cáo tồn kho hàng tháng và dự trù thuốc
Kho cấp phát lẻ (tầng 1)
+ Cấp thuốc theo đơn cho người bệh viện điều trị ngoại – trú có
BHYT

11


+ Cấp phát cho tất cả các khoa điều trị trong bệnh viện theo
phiếu lĩnh thuốc hàng ngày.

c. Công tác cấp phát
Khi cấp phát thuốc thủ kho phải thực hiện đầy đủ các quy định
của quy chế hiện hành
Trước khi cấp phát thuốc, thủ kho phải thực hiện nguyên tắc
+3 kiểm tra: Thể thức đơn hoặc phiếu lĩnh thuốc
Nhãn thuốc
Chất lượng thuốc
+3 đối chiếu : Tên thuốc ở đơn, phiếu và nhãn
Nồng độ, hàm lượng ở đơn, phiếu so với thuốc sẽ giao
Số lượng thuốc ở đơn, phiếu so với thuốc sẽ giao

Phần 5
Tổ chức quản lí chuyên môn về Dược trong bệnh viện
1. Kiểm tra, giám sát tại các khoa phòng trong bệnh viện
Trưởng khoa Dược xây dựng lịch, kế hoạch, nội dung kiểm tra
kết hợp với Phòng kế hoạch tổng hợp và phòngĐiều dưỡng trưởng và tổ chức
kiểm tra. Có thể kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất.
Nội dung kiểm tra :
+ Kiểm tra, đối chiếu sổ sách tại các khoa
+Kiểm tra thực hiện các quy chế chuyên môn về Dược
+ Hưởng dẫn, giám sát việc thực hiện Quy chế dược ở các
khoa phòng, góp phần đảm bảo chất lượng thuốc, sử dụng hợp lí an toàn cho
người bệnh.
2. Kiểm tra theo dõi việc dùng thuốc an toàn, hợp lí, thông tin tư vẫn về thuốc
Khoa dược tham gia Hội đồng thuốc và điều trị để :
Giám sát thực hiện chỉ định thuốc để sử dụng hợp lý an toàn quy
chế sử dụng thuốc và quy chế công tác khoa Dược.
Giám sát thực hiện phác đồ, danh mục thuốc, hàm lượng nồng
độ, chất lượng thuốc.
Theo dõi phản ứng có hại (ADR) và rút kinh nghiệm các sai sót

trong dùng thuốc.

12


-

Thông tin về thuốc, theo dõi, ứng dụng thuốc mới trong điều trị
Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa dược sĩ, bác sĩ và y

tá (điều dưỡng) trong đó có dược sĩ tư vấn, bác sĩ chịu trách nhiệm về chỉ
định và y tá là người thực hiện y lệnh.
Khoa dược chịu trách nhiệm thông tin về thuốc, triển khai mạng
lưới theo dõi phản ứng có hại của thuốc.
Giới thiệu thuốc mới

Phần 6
Một số thuốc dùng trong các khoa bệnh viện
1. Khoa sản:
a. Nhiễm trùng tiểu và viêm bế thận trong thai kỳ:
Nhiễm trùng tiểu:


Flucloxacillin IV 1-2g x 1 lần/ngày và metronidazole IV 500mg x
3lần/ngày

Cefadroxil PO (Mekocefal 500mg) 1 viên x 3lần/ngày x 7 ngày
Viêm bể thận:
Cefuroxime IV (Zinacef 750mg) 2 lọ x 3lần trong 48 giờ
Sau đó nếu tình trạng cải thiện thì chuyển sang Cefadroxil PO (Mekocefal

500mg) 1 viên x 3lần/ngàyx 5 ngày
Nếu bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng hoặc hạ huyết áp hoặc không đáp ứng với
liều ban đầu hoặc nếu không có cải thiện lâm sàng sau 24 giờ:
2. Bổ sung thêm Gentamicin IV 80mg
Theo dõi lượng nước tiểu và kháng sinh đồ để điều chỉnh liều kháng sinh
b. Viêm nội mạc tử cung:
Nếu viêm nội mạc tử cung nhẹ, không có dấu hiệu nhiễm khuẩn:


Co-amoxiclav PO (Claminat 625mg) 1viên x 3 lần/ngày
Nếu không cải thiện, có dấu hiệu của nhiễm khuẩn hoặc bệnh nhân

không thể uống được:

13




Co-amoxiclav IV (Augmentine 1.2g) 1 lọ x 3 lần/ngày



Hoặc Cefuroxime IV (Zinacef 750mg) 2 lọ x 3 lần/ngày +
Metronidazole IV 500mg 1 chai x 3 lần/ngày

Nếu triệu chứng lâm sàng cải thiện trong vòng 48 giờ, chuyển sang kháng
sinh uống:



Co-amoxiclav PO (Claminat 625mg) 1 viên x 3 lần/ngày + amoxicillin
PO 250mg 1 viên x 3 lần/ngày trong 5 ngày

Trường hợp dị ứng penicillin nhẹ (chỉ nổi mẩn):


Cefadroxil PO (Mekocefal 500mg) 1 viên x 3 lần/ngày +
Metronidazole PO 250mg 2 viên x 3 lần trong 5 ngày.

Trường hợp dị ứng penicillin nặng:


Clindamycin IV (Dalacin C 600mg) 1 lọ x 1 lần/ngày trong vòng 24
đến 48 giờ



Sau đó chuyển sang kháng sinh uống: clindamycin PO (Dalacin C
300mg) 1 viên x 2 lần/ngày trong vòng 5 ngày.

Tuy nhiên, phác đồ này không bao trùm vi khuẩn gram (-) và nếu bệnh nhân
có dấu hiệu nhiễm trùng, tụt huyết áp, không đáp ứng với liều ban đầu hoặc
nếu triệu chứng lâm sàng không cải thiện sau 24 giờ:


Bổ sung thêm Gentamicin IV
Kiểm tra âm đạo, nước tiểu, máu để điều chỉnh liều kháng sinh.

c.Sốt trong quá trình chuyển dạ:



Amoxicillin IV 2g + metronidazole IV 500mg liều ban đầu



Sau đó Amoxicillin IV 1g 1 lọ x3 lần/ngày + metronidazole IV 500 mg
1 lọ x 3 lần/ngày cho đến khi chuyển dạ.

Nếu dị ứng penicillin:


Clindamycin IV (Dalacin C 600mg) 1 lọ x1lần/ngày cho đến khi
chuyển dạ.

14


Bổ sung thêm gentamicin IV ngay lập tức nếu bệnh nhân nhiễm trùng
nặng, hạ huyết áp, không đáp ứng với liều ban đầu.
Nếu triệu chứng lâm sàng xấu đi hoặc không có cải thiện lâm sàng sau
24 giờ:


Tham khảo kháng sinh đồ.
Việc sử dụng kháng sinh tiếp tục sau khi chuyển dạ phụ thuộc vào tình

trạng lâm sàng của bệnh nhân.
Thời gian sử dụng kháng sinh uống tối đa là 5 ngày nếu như cần thiết
phải chỉ định kháng sinh sau khi sanh.
d. Dự phòng nhiễm Strep nhóm B trong chuyển dạ:

Khi cần thiết chỉ định kháng sinh dự phòng thì kháng sinh này cần được
bắt đầu ngay khi có chẩn đoán chuyển dạ, kháng sinh nên được tiêm ít nhất 2
giờ trước khi chuyển dạ để đạt hiệu quả tốt đa.


Liều: Benzylpenicillin IV 3g liều đầu sau đó IV 1.2g mỗi 4 giờ sau khi
chuyển dạ.

Nếu dị ứng penicillin:


Clindamycin IV 900mg mỗi 8 giờ sau khi sinh.

Việc dự phòng này không nên làm thường quy, ngoại trừ trường hợp bệnh
nhân có nguy cơ cao bị viêm màng trong tim và kháng sinh được sử dụng
điều trị trong dự phòng viêm màng ối sau mổ lấy thai.
Những bệnh nhân này nên được chỉ định kháng sinh có hiệu quả trên chủng vi
khuẩn gây viêm màng trong tim (Streptococci, Staphylococcus aureus và
enterococci)


Nên được chỉ định co-amoxiclav (augmentine 1.2g) do có tác dụng trên
enterococci, không chỉ định Cefuroxime (Zinacef 750mg) do không có
tác dụng trên enterococci.

e.. Dự phòng trong mổ lấy thai:

15



Mổ lấy thai chủ động:


Thuốc lựa chọn đầu tiên: Co-amoxiclav IV (Augmentine 1.2 g) tiêm
ngay sau khi kẹp rốn.
Trường hợp dị ứng penicillin nhẹ (chỉ nổi mẫn) và không có nguy cơ

viêm màng trong tim:


Cefuroxime IV (Zinacef 750mg) 2 lọ và Metronidazole IV 500mg sau
khi kẹp rốn.

Trường hợp dị ứng penicillin nặng:


Clindamycin IV (Dalacin C 600mg) ngay sau khi kẹp rốn.

Trường hợp dị ứng penicillin và có nguy cơ cao viêm màng trong tim:


Teicoplanin IV 400mg + gentamicin IV 1.5mg/kg + metronidazole IV
500mg sau khi kẹp rốn.

Nếu đã có nhiễm MRSA trước đó:


Teicoplanin IV 400mg + gentamicin IV 1.5mg/kg + metronidazole IV
500mg sau khi kẹp rốn.


Mổ lấy thai cấp cứu:


Chỉ sử dụng kháng sinh dự phòng trong những trường hợp mổ lấy thai
chủ động, ngoại trừ những trường hợp bệnh nhân dị ứng penicillin nặng
và có sốt trong thời gian chuyển dạ thì nên chỉ định clindamycin.



Những bệnh nhân này yêu cầu phải sử dụng thêm liều gentamicin IV
1.5mg/kg để điều trị nhiễm khuẩn gram (-). Nếu như bệnh nhân này đã
được chỉ định gentamicin thì sau đó không thêm liều bổ sung nào ngoại
trừ liều cuối cùng được tiêm hơn 8 giờ trước đó.

f.. Nhiễm khuẩn vết thương mổ lấy thai:
Nếu bệnh nhân không có tiền sử nhiễm MRSA hoặc bị đề kháng thuốc:


Flucloxacillin IV 1-2g x 1 lần/ngày và metronidazole IV 500mg x
3lần/ngày

16


Flucloxacillin PO 500 mg 1 viên x 1 lần/ngày + metronidazole PO 250mg
2 viên x 3 lần/ngày trong 7 ngày
Trường hợp nhiễm khuẩn nặng hoặc thất bại khi sử dụng kháng sinh uống:


Flucloxacillin IV 1-2g x 1 lần/ngày và metronidazole IV 500mg x

3lần/ngày

Phần 7
Một số nhãn thuốc

17


Phần 8
Một số biểu mẫu sử dụng tại khoa Dược
-

Danh mục thuốc chủ yếu dùng trong bệnh viện 2010
Dự trù thuốc gây nghiện, hướng tâm thần
Phiếu lĩnh thuốc gây nghiện
Phiếu lĩnh thuốc hướng tâm thần.
Phiếu lĩnh thuốc thường
Danh mục thuốc gây nghiện, HTT dùng trong bệnh viện
Biên bản kiểm nhập thuốc thường, gây nghiện và HTT
Báo cáo công tác dược
Đơn thuốc cấp điều trị ngoại trú
Một số biểu mẫu về rút số đăng ký và đình chỉ lưu hành thuốc không

đảm bảo chất lượng của Bộ Y tế.

18


19




×