ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP BỆNH HỌC NHI
I. ĐIỀN KHUYẾT:
1. Đặc điểm sinh lý thời kỳ trong tử cung:
A. Thời kì phôi: Noãn thụ tinh được biệt hóa nhanh chóng thành 1 cơ thể. Đây là thời kì
hình thành thai nhi.
B. Thời kì thai: Thai nhi tiếp tục lớn lên và phát triển nhanh chóng.
2. Đặc điểm sinh lý thời kì sơ sinh:
A. Trẻ bắt đầu thở bằng phổi.
B. Vòng tuần hoàn chính thức hoạt động.
C. Bộ máy tiêu hóa bắt đầu hoạt động: trẻ bú nuốt và tiêu hóa sữa mẹ.
D. Hệ thần kinh chưa phát triển hoàn chỉnh, vỏ não trong trạng thái ức chế nên trẻ thường
ngủ nhiều trong ngày.
3. Đặc điểm sinh lý thời kỳ bú mẹ:
A. Trẻ lớn nhanh, cuối năm cân nặng tăng gấp 3, chiều cao tăng gấp 1,5 lần.
B. Nhu cầu dinh dưỡng cao: trẻ cần 120 - 130calo/kg/ngày.
C. Chức năng của bộ máy tiêu hóa còn yếu.
D. Hệ thống thần kinh bắt đầu phát triển, trẻ bắt đầu nhận ra các đồ vật, khuôn mặt...
4. Đặc điểm sinh lý thời kì răng sữa:
A. Tốc độ tăng trưởng chậm lại.
B. Chức năng cơ bản của các bộ phận hoàn thiện dần.
C. Chức năng vận động phát triển nhanh: đi, chạy nhảy, leo trèo...
D. Tinh thần trí tuệ phát triển nhanh đặc biệt là ngôn ngữ.
5. Đặc điểm sinh lý thời kì thiếu niên:
A. Cấu tạo và chức năng của các cơ quan hoàn chỉnh, hệ cơ phát triển mạnh.
B. Răng vĩnh viễn thay thế răng sữa.
C. Trí tuệ phát triển nhanh và hình thành rõ rệt tâm sinh lý giới tính. Giới tính bắt đầu
hình thành và phát triển.
6. Đặc điểm sinh lý thời kì dậy kì:
A. Tăng trưởng nhanh.
B. Biến đổi nhiều về tâm sinh lý.
C. Hoạt động tuyến nội tiết và sinh dục chiếm ưu thế.
D. Chức năng sinh dục đã trưởng thành.
7. Đặc điểm bệnh lý thời kì trong tử cung:
A. Rối loạn về sự hình thành và phát triển thai nhi.
B. Trong 3 tháng đầu người mẹ bị nhiễm các hóa chất độc hại, nhiễm khuẩn có thể gây
quái thai, dị tật, đẻ non...
C. Các bệnh bẩm sinh, di truyền.
8. Đặc điểm bệnh lý thời kì sơ sinh:
A. Trẻ dễ bị hạ đường huyết do glucose máu sơ sinh thấp.
B. Trẻ dễ bị hạ thân nhiệt.
C. Trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn: da, rốn, phổi, tiêu hóa, nhiễm khuẩn huyết...
D. Ngoài một số bệnh của giai đoạn trước sinh, có thể gặp các bệnh có liên quan đến quá
trình sinh đẻ như các sang chấn sản khoa...
9. Đặc điểm bệnh lý thời kì bú mẹ:
A. Hay mắc bệnh lý dạ dày ruột, bệnh về dinh dưỡng: suy dinh dưỡng, còi xương...
B. Các bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi, viêm màng não.
C. Trẻ dễ bị hạ thân nhiệt do trung tâm điều hòa thân nhiệt và da của trẻ chưa phát triển
đầy đủ.
10. Đặc điểm bệnh lý thời kì răng sữa:
A. Xu hướng bệnh ít lan tỏa.
B. Dễ mắc các bệnh có tính chất dị ứng: mẫn ngứa, hen...
C. Dễ mắc các bệnh truyền nhiễm: cúm, sởi, ho gà...
D. Hay bị tai nạn: chấn thương, ngộ độc, bỏng...
11. Đặc điểm bệnh lý thời kì thiếu niên:
A. Dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh thấp tim, viêm cầu thận cấp...
B. Các bệnh do tư thế không đúng: gù, vẹo cột sống, cận thị.
C. Có những rối loạn hành vi do xem nhiều phim hành động hoặc chơi các trò chơi mang
tính chất bạo lực.
12. Đặc điểm bệnh lý thời kì dậy thì:
A. Hay hồi hộp, đánh tránh ngực, tăng huyết áp...
B. Dễ rối loạn thần kinh, tính tình thay đổi, dễ lạc quan nhưng cũng dễ bi quan.
C. Dễ mắc bệnh tâm thần.
13. Chăm sóc trẻ thời kì trong tử cung: bảo vệ sức khỏe bà mẹ.
A. Khám thai định kỳ.
B. Thận trọng khi dùng thuốc, tránh các hóa chất độc hại.
C. Lao động, nghỉ ngơi hợp lý, tinh thần thoải mái.
D. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ.
E. Đề phòng các bệnh nhiễm khuẩn.
14. Muốn hạn chế tỉ lệ tử vong cho trẻ sơ sinh cần:
A. Chăm sóc người mẹ trước đẻ, mang thai. Hạn chế tai biến do đẻ.
B. Vô khuẩn trong chăm sóc và giữ ấm cho trẻ.
C. Đảm bảo cho trẻ bú mẹ.
15. Chăm sóc trẻ thời kì bú mẹ:
A. Đảm bảo dinh dưỡng: cho trẻ bú mẹ đầy đủ, ăn sam đúng phương pháp.
B. Tiêm phòng theo lịch.
C. Giữ ấm cho trẻ, vệ sinh cho trẻ, giúp trẻ phát triển về mặt tinh thần vận động.
16. Các biện pháp phòng bệnh cho trẻ trong thời kì răng sữa:
A. Giáo dục cho trẻ có ý thức vệ sinh.
B. Tổ chức các hoạt động vui chơi ngoài trời.
C. Sớm cách ly các trẻ bị bệnh.
D. Tiêm phòng đúng lịch quy định.
17. Cách phòng bệnh cho trẻ thời kì thiếu niên:
A. Đề phòng thấp tim.
B. Phát hiện sớm bệnh thấp tim để điều trị tích cực.
C. Chú ý tư thế ngồi học, lao động phù hợp với từng lứa tuổi.
18. Các biện pháp phòng bệnh cho trẻ thời kì dậy thì:
A. Giáo dục giới tính vị thành niên.
B. Quan hệ nam nữ lành mạnh.
C. Cần giáo dục cho trẻ biết yêu thể dục thể thao.
19. Cơ thể trẻ em là một cơ thể đang.....(A)....và (....B....), đó là một cơ thể đang.... C ...?
A. Lớn lên
B. Phát triển
C. Tăng trưởng.
20. Kể cho đủ 6 thời kì phát triển cơ thể trẻ em:
A. Phát triển trong tử cung
B. Sơ sinh
C. Thời kì bú mẹ
D. Thời kì răng sữa
E. Thời kì thiếu niên
F. Thời kì dậy thì.
21. Đặc điểm sinh lý cơ bản nhất của trẻ trong thời kì sơ sinh:
A. Thích nghi với cuộc sống ngoài tử cung.
22. Đặc điểm sinh lý cơ bản nhất của trẻ trong thời kì răng sữa:
A. Phát triển nhanh về vận động và tinh thần.
23. Hai nhóm bệnh thường gặp của trẻ trong thời kì thiếu niên:
A. Bệnh thấp tim
B. Bệnh học đường.
24. Các yếu tố bên ngoài cơ thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ em:
A. Dinh dưỡng
B. Bệnh tật
C. Giáo dục thể chất
D. Khí hậu - môi trường.
25. Bốn yếu tố bên trong cơ thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ em:
A. Tuyến nội tiết
B. Hệ thần kinh
C. Di truyền
D. Các dị tật bẩm sinh.
26. Sự phát triển tinh thần và vận động chịu ảnh hưởng:
A. Sự hoàn thiện và phát triển của vỏ não.
B. Sự toàn vẹn và phát triển của giác quan
C. Môi trường sống trong xã hội và sự giáo dục trí tuệ.
27. Công thức tính cân nặng của trẻ dưới 1 tuổi:
A. Trẻ 6 tháng đầu: X = Cân nặng lúc đẻ + 600*n.
B. Trẻ 6 tháng cuối: X = Cân nặng lúc đẻ + 600(n - 1).
28. Công thức tính cân nặng của trẻ trên 1 tuổi:
A. Trẻ từ 1 đến 9 tuổi: X = 9kg + 1,5kg(n - 1).
B. Trẻ từ 10 - 15 tuổi: X = 21kg + 4kg(n - 10).
29. Công thức tính chiều cao của trẻ trên 1 tuổi:
A. Y = 75cm + 5cm(n - 1).
30. Kể 3 giai đoạn chiều cao tăng nhanh:
A. Bú mẹ
B. 6 - 7 tuổi
C. Dậy thì.
31. Da trẻ em mềm, mỏng, xốp, có nhiều...(A).., nhiều...(B)..., các sợi cơ, sợi đàn hồi..
(C)..???
A. Nước
B. Mao mạch
C. Phát triển kém.
32. Vị trí của tim:
A. Lúc mới đẻ: lúc đầu tim nằm ngang do cơ hoành ở cao
B. Đến 1 tuổi, khi trẻ biết đi: tim ở tư thế chéo nghiêng
C. Từ 4 tuổi: do phổi phát triển mà tim và lồng ngực ở tư thế giống người lớn.
33. Cơ tim có đặc điểm....(A)....khi có gánh nặng hoặc tổn thương, trẻ dễ bị.....(B)....
A. Yếu, chưa phát triển
B. Suy tim.
34. Tần số mạch theo tuổi của trẻ em:
A. Sơ sinh: 140 - 160 lần/phút
B. Trẻ 1 tuổi: 120 - 125 lần/phút
C. Trẻ 5 tuổi: 100 lần/phút
D. Trẻ 7 tuổi: 90 lần/phút
E. Trẻ 15 tuổi: 80 lần/phút.
35. Công thức tính huyết áp tối đa của trẻ >1 tuổi:
A. HATĐ = 80 + 2n. (n: số tuổi).
36. Tần số nhịp thở của các độ tuổi:
A. Sơ sinh: 40 - 60 lần/phút
B. Trẻ dưới 6 tháng: 35 - 40 lần/phút
C. Trẻ 7 - 12 tháng: 30 - 35 lần/phút
D. Trẻ 2 - 3 tuổi: 25 - 30 lần/phút
E. Trẻ 4 - 6 tuổi: 20 - 25 lần/phút
37. Chỉ số huyết học bình thường của trẻ sơ sinh đủ tháng khỏe mạnh:
A. Hồng cầu: 5*106 - 6*106/mm3.
B. Huyết sắc tố: 170 - 190g/l.
C. Bạch cầu: 20*103 - 30*103/mm3.
38. Chỉ số huyết áp của trẻ em <1 tuổi là:
A. Huyết áp ở trẻ sơ sinh là: 75/45mmHg.
B. Huyết áp ở trẻ từ 3 - 12 tháng là: 75 - 80/50mmHg.
39. Lúc mới đẻ vòng ngực nhỏ hơn vòng đầu, có trị số trung bình là 30cm.
40. Trẻ sơ sinh không chủ động được các động tác.
41. Công thức tính khoảng cách từ răng đến tâm vị:
A. X = 1/5 chiều cao cơ thể + 6,3cm.
42. Dung tích dạ dày tăng nhanh ở trẻ em:
A. Sơ sinh: 35ml
B. 3 tháng: 100ml
C. 1 tuổi: 250ml.
43. Trẻ dễ bị sa trực tràng (như trong trường hợp Lỵ) do:
A. Trực tràng dài
B. Niêm mạc lỏng lẽo.
44. Kể thêm cho đủ 4 khía cạnh để đánh giá sự phát triển tinh thần và vận động của trẻ
em:
A. Động tác vận động
B. Phối hợp động tác
C. Lời nói
D. Quan hệ của trẻ với xung quanh.
45. Nguyên tắc cơ bản trong chăm sóc trẻ sơ sinh đủ tháng:
A. Đảm bảo vô khuẩn trong quá trình chăm sóc
B. Đảm bảo nuôi trẻ bằng sữa mẹ.
46. Biện pháp hồi sức sau đẻ và xử trí suy hô hấp ở trẻ sơ sinh non tháng:
A. Hút đờm dãi
B. Thở oxy
C. Hô hấp nhân tạo
47. Kể 5 biện pháp chống hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh non yếu:
A. Quấn tã lót cho trẻ đủ ấm
B. Đặt trẻ nằm nghiêng cạnh mẹ
C. Ủ ấm bằng túi nước nóng, lò sưởi
D. Nghiệm pháp Kangroo.
E. Tránh để ướt, tránh để đói.
48. Nhiễm trùng sơ sinh là một hội chứng lâm sàng của bệnh lý toàn thân kèm du khuẩn
huyết xảy ra trong tháng đầu tiên của cuộc sống.
49. Kể cho đủ 4 nguyên tắc chăm sóc trẻ sơ sinh non yếu:
A. Chống suy hô hấp
B. Chống hạ thân nhiệt
C. Chống nhiễm trùng
D. Chống để đói
50. Kể 5 biện pháp chống suy hô hấp:
A. Tư thế
B. Hút đờm dãi
C. Thở oxy
D. Kích thích lồng ngực
E. Hô hấp nhân tạo
51. Kể 5 bước cần chuẩn bị trước khi đặt trẻ vào lồng ấp:
A. Vệ sinh lồng ấp, trải drap
B. Đóng kín cửa sổ
C. Cắm điện
D. Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với cân nặng
E. Điều chỉnh độ ẩm.
52. Kể 2 nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ đẻ non yếu:
A. Suy hô hấp
B. Nhiễm trùng.
53. Cơn ngừng thở sinh lý là cơn thở...(A)....và....(B....)
A. Ngắn dưới 10 giây
B. Thưa.
54. Yếu tố nguy cơ làm cho trẻ dễ bị nhiễm trùng rốn:
A. Cân nặng lúc sinh thấp
B. Sinh không vô trùng
C. Có đặt catheter vào tĩnh mạch rốn
D. Vỡ ối sớm
E. Mẹ bị nhiễm trùng khi sinh...
55. Cách phòng bệnh nhiễm rùng rốn là:
A. Không nên đẻ tại nhà, tránh đẻ rơi
B. Cắt, buộc băng rốn bằng dụng cụ vô khuẩn
C. Chăm sóc rốn phải đảm bảo vô khuẩn, mang găng vô khuẩn khi đỡ đẻ và vệ sinh rốn
D. Tiêm phòng uốn ván rốn.
56. Kể 5 riệu chứng lâm sàng chính của uốn ván rốn:
A. Rốn rụng sớm, có mủ
B. Cứng hàm
C. Cơn co giật
D. Cơn ngừng thở
E. Cơn co cứng.
57. Kể 3 điều kiện thuận lợi gây bệnh viêm tưa miệng ở trẻ nhỏ:
A. Trẻ nhỏ tuổi
B. Dùng kháng sinh kéo dài
C. Vệ sinh răng miệng kém.
58. Kể 3 đặc điểm của nhiễm khuẩn sơ sinh:
A. Triệu chứng nghèo nàn
B. Dễ có nguy cơ lan rộng
C. Diễn biến nhanh, nặng.
59. Kể 3 dấu hiệu lâm sàng tại rốn thường gặp của trẻ viêm rốn:
A. Rốn rụng muộn
B. Rốn ướt, tiết nhầy
C. Da xung quanh nề đỏ.
60. Kể 3 dấu hiệu lâm sàng tại rốn thường gặp của hoại thư rốn:
A. Rốn rụng muộn
B. Rốn màu đỏ nhạt hoặc tím đen
C. Mủ thối khẳn.
61. Triệu chứng sớm nhất của uốn ván rốn là: Cứng hàm.
62. Kể 2 biện pháp phòng bệnh uốn ván rốn:
A. Tiêm phòng uốn ván
B. Thực hành đẻ sạch.
63. Kể 2 bệnh nhiễm trùng da thường gặp:
A. Viêm da mụn phỏng
B. Viêm da bong.
64. Phân loại trẻ sơ sinh:
A. Sơ sinh đủ tháng:
+ Sơ sinh đủ tháng bình dưỡng.
+ Sơ sinh đủ tháng thiểu dưỡng (sơ sinh đẻ yếu).
+ Sơ sinh quá dưỡng.
B. Sơ sinh đẻ non:
+ Đẻ non bình dưỡng
+ Đẻ non thiểu dưỡng
C. Sơ sinh già tháng.
65. Kể 3 biện pháp xử trí bước đầu ở tuyến y tế cho 1 bệnh nhi nghi ngờ bị tịt thực quản:
A. Hút đờm dãi
B. Ngừng cho ăn qua đường miệng
C. Chuyển cấp cứu đến nơi có khả năng phẫu thuật.
66. Kể 3 nhóm nguyên nhân chính gây dị tật thai nhi:
A. Nhiễm trùng nặng của mẹ
B. Mẹ tiếp xúc với hóa chất
C. Mẹ tiếp xúc với chất phóng xạ.
67. Kể 3 triệu chứng của tắc ruột sơ sinh:
A. Không ỉa phân su
B. Nôn
C. Chướng bụng.
68. Những bệnh lý có thể gặp phải trong quá trình nuôi dưỡng trẻ sơ sinh đủ tháng bình
thường:
A. Nhiễm trùng sơ sinh
B. Vàng da tăng Bilirubin tự do
C. Xuất huyết giảm tỷ prothrombin
D. Trào ngược dạ dày thực quản
E. Hạ đường huyết
F. Hạ calci huyết.
69. Những bệnh lý có thể gặp phải trong quá trình nuôi dưỡng trẻ đẻ non:
A. Suy hô hấp sơ sinh
B. Nhiễm trùng sơ sinh
C. Vàng da do tăng Bilirubin tự do
D. Bệnh lý não
E. Bệnh lý thuộc về chuyển hóa
F. Bênh lý tiêu hóa
G. Hạ thân nhiệt.
70. Những tai biến gặp phải trong quá trình nuôi dưỡng trẻ đẻ yếu:
A. Thiếu oxy
B. Hạ đường huyết
C. Hạ thân nhiệt
D. Đa hồng cầu
E. Viêm ruột hoại tử sơ sinh.
71. Những nguy cơ gặp phải trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh già tháng:
A. Suy thai cấp hoặc mạn, có thể ngạt do hít nước ối.
B. Bệnh lý não cấp thiếu máu cục bộ do thiếu oxy
C. Cung cấp dinh dưỡng giảm có thể dẫn đến hạ đường huyết.
72. Kể 5 trường hợp chống chỉ định cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ:
A. Mẹ đang bị lao tiến triển
B. Mẹ bị nhiễm trùng nặng
C. Thuốc điều trị bệnh lý tuyến giáp
D. Thuốc điều trị bệnh tâm thần kinh
E. Thuốc chống đông máu và chống ung thư.
73. Nêu 4 tác dụng của lớp chật gây trên da tre lúc lọt lòng:
A. Bảo vệ
B. Giữ nhiệt
C. Dinh dưỡng
D. Nuôi da.
74. Nêu đặc điểm cấu tạo da trẻ em:
A. Mềm mại
B. Mỏng, xốp
C. Có nhiều nước
D. Nhiều mao mạch
E. Sợi cơ và sợi đàn hồi phát triển kém.
75. Kể 2 mục tiêu cua chương trình CDD:
A. Giảm tỉ lệ tử vong do tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuối
B. Giảm tỉ lệ tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi.
76. Tiêu chảy ở trẻ em được coi là vấn đề quan trọng vì:
A. Tổng số trẻ vào viện cao: 27%
B. Số tử vong cao: 20%
77. Hai nguyên nhân đe dọa trẻ bệnh tiêu chảy tử vong:
A. Mất nước và điện giải
B. Suy dinh dưỡng.
78. Kể 3 nhóm nguyên nhân gây tiêu chảy:
A. Nhiễm khuẩn
B. Sai lầm chế độ ăn uống
C. Biến chứng của một số bệnh.
79. Kể 4 dấu hiệu đánh giá mức độ mất nước ở trẻ tiêu chảy:
A. Toàn trạng
B. Khát
C. Mắt trũng
D. Nếp véo da mất chậm.
80. Kể 3 mức độ phân loại mất nước ở trẻ bệnh tiêu chảy:
A. Không có dấu hiệu mất nước
B. Mất nước nhẹ và trung bình
C. Mất nước nặng.
81. Kể 5 biện pháp phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ em:
A. Nuôi con bằng sữa mẹ
B. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh
C. Cho ăn bổ sung đúng phương pháp, theo ô vuông thức ăn
D. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh và quản lý tốt phân rác
E. Tiêm phòng đầy đủ.
82. Tiêu chảy nhiễm khuẩn thường hay lây nhiễm bởi:
A. Thức ăn nhiễm bẩn
B. Nước uống nhiễm bẩn
C. Vật đựng thức ăn bị bẩn
D. Tay bẩn.
83. Kể 5 lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ:
A. Sữa mẹ có đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển cơ thể trẻ
trong 6 tháng đầu
B. Sữa mẹ có tính kháng khuẩn và chống dị ứng
C. Thuận tiện và đỡ tốn kém
D. Giúp gắn bó và phát triển tình cảm giữa mẹ và con
E. Tạo điều kiện tốt cho sinh đẻ kế hoạch và bảo vệ sức khỏe cho mẹ.
84. Kể 6 biện pháp bảo vệ nguồn sữa mẹ:
A. Đảm bảo cách cho trẻ bú đúng
B. Cho trẻ bú thường xuyên cả ngày lẫn đêm, tránh ứ đọng sữa
C. Xây dựng cho bà mẹ niềm tin có đủ sữa nuôi con
D. Đảm bảo dinh dưỡng
E. Lao động sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý
F. Chăm sóc 2 bầu vú.
85. Kể 4 cách xây dựng cho bà mẹ niềm tin có đủ sữa nuôi con:
A. Ăn uống
B. Nghỉ ngơi
C. Dinh dưỡng
D. Bú đúng cách.
86. Kể 4 dấu hiệu chứng tỏ trẻ ngậm bắt vú mẹ tốt:
A. Cằm trẻ chạm vào vú mẹ
B. Miệng trẻ mở rộng
C. Môi dưới hướng ra ngoài
D. Quầng vú ở phía trên miệng trẻ hở nhiều hơn phía dưới.
87. Các tư thế cho trẻ bú mẹ đúng:
A. Đầu và thân trẻ trên cùng một đường thẳng
B. Thân trẻ thật sát vào thân bà mẹ
C. Mặt trẻ đối diện với vú, mũi trẻ đối diện với núm vú
D. Mẹ đỡ toàn thân trẻ.
88. Cách giúp trẻ ngậm bắt vú đúng:
A. Sữa lại tư thế bú đúng
B. Chạm núm vú vào môi trẻ
C. Chờ cho đến khi miệng trẻ mở rộng
D. Nhanh chóng đưa miệng trẻ vào vú sao cho môi dưới của trẻ hướng ra ngoài
89. Kể 4 nhóm thức ăn trong ô vuông thức ăn:
A. Thức ăn cơ bản
B. Thức ăn giàu năng lượng
C. Thức ăn giàu vitamin và các chất khoáng
D. Thức ăn giàu đạm.
90. Nêu các nguyên tắc khi cho trẻ ăn bổ sung:
A. Ăn từ lỏng đến đặc
B. Kiên trì tập cho trẻ ăn, dần dần làm quen với tất cả các loại thức ăn
C. Ăn theo ô vuông thức ăn
D. Ăn đúng và đủ theo lứa tuổi.
91. Kể 4 loại sữa dùng thay thế sữa mẹ khi nuôi trẻ ăn nhân tạo:
A. Sữa bò
B. Sữa trâu
C. Sữa đậu nành
D. Sữa dê hoặc sữa cừu.
92. Nêu 4 điểm cần lưu ý khi cho trẻ ăn nhân tạo:
A. Loại sữa thích hợp với lứa tuổi
B. Pha đúng công thức
C. Đảm bảo sạch
D. Ăn bằng bát thìa, cốc thìa.
93. Kể 4 nhóm nguyên nhân gây nôn ở trẻ em:
A. Sai lầm chế độ ăn uống
B. Do dị tật đường tiêu hóa
C. Nôn triệu chứng
D. Rối loạn thần kinh thực vật.
94. Kể 3 dị tật đường tiêu hóa hay gặp gây nôn:
A. Hẹp phì đại môn vị
B. Hẹp tá tràng bẩm sinh
C. Hẹp thực quản
95. Kể 2 nhóm nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em:
A. Rối loạn chức năng đường tiêu hóa
B. Dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa.
96. Kể 2 mục tiêu của chương trình phongf chống suy dinh dưỡng:
A. Giảm tỉ lệ tử vong do suy dinh dưỡng, giảm tỉ lệ mắc bệnh
B. Tăng sự hiểu biết của cộng đồng về cách phát hiện suy dinh dưỡng
97. Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ em:
A. Sai lầm về phương pháp nuôi dưỡng
B. Do nhiễm khuẩn
C. Yếu tố thuận lợi gây suy dinh dưỡng.
98. Nguyên nhân gây bệnh còi xương:
A. Do ăn uống
B. Do thiếu ánh sáng mặt trời
C. Yếu tố thuận lợi.
99. Trình bày mục tiêu của chương trình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính:
A. Phát hiện sớm
B. Giảm tỉ lệ mắc và tử vong
C. Khám phát hiện va điều trị kịp thời
D. Tăng cường hiểu biết của các bà mẹ về cách phát hiện bệnh và chăm sóc trẻ nhiểm
khuẩn hô hấp cấp tính
100. Nêu 3 triệu chứng chính của thời kì toàn phát trong bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em:
A. Phù
B. Đái máu
C. Tăng huyết áp.
101. Trình bày 5 tiêu chuẩn chính của bệnh thấp tim:
A. Viêm khớp
B. Viêm tim
C. Hạt thấp dưới da
D. Ban đỏ vòng
E. Múa giật.
102. Kể 5 yếu tố thuận lợi gây bệnh thấp tim:
A. Tuổi
B. Cơ địa dị ứng
C. Yếu tố môi trường
D. Điều kiện sinh hoạt kém
E. Chăm sóc y tế công cộng kém.
103. Kể 7 dấu hiệu phụ trong bệnh thấp tim:
A. Sốt
B. Đau khớp
C. Số lượng bạch cầu đa nhân trung tính tăng
D. Tốc độ máu lắng tăng
E. ECG: đoạn PQ kéo dài
F. Có tiền sử thấp tim
G. CRP (+).
104. Mục tiêu của chương trình phòng chống thấp tim:
A. Giảm tỉ lệ suy tim và tử vong do thấp tim
B. Giảm tỉ lệ di chứng van tim
C. Giảm tỉ lệ mắc thấp tim lần đầu và thấp tái phát.
105. Các dấu hiệu tại mắt do thiếu vitamin A:
A. Quáng gà
B. Khô mắt
C. Loét, nhuyễn giác mạc.
106. Tác dụng của vitamin A đối với cơ thể:
A. Tạo sắc tố võng mạc cần cho hoạt động thị giác
B. Biệt hóa tế bào biểu mô, do đó cần cho sự toàn vẹn của da và niêm mạc
C. Giúp tham gia quá trình tạo xương.
107. Nguyên nhân thiếu vitamin A:
A. Chế độ ăn thiếu hụt vitamin A.
B. Trẻ mắc một số bệnh gây giảm hấp thu vitamin A.
C. Tăng nhu cầu sử dụng vitamin A.
108. Dấu hiệu lâm sàng trong suy dinh dưỡng thể phối hợp:
A. Cân nặng theo tuổi còn dưới 60%.
B. Phù 2 bàn chân
C. Cơ nhão.
109. Mục tiêu của chương trình phòng chống tiêu chảy quốc gia:
A. Giảm tỉ lệ tử vong do tiêu chảy
B. Giảm tỉ lệ mắc bệnh
C. Giảm ngân sách y tế bằng cải thiện phương pháp điều trị.
110. Trẻ 15 tháng tuổi bị suy dinh dưỡng nặng có dấu hiệu thiếu vitamin A, bạn điều trị:
A. Ngày đầu: 200.000UI
B. Ngày thứ hai: 200.000UI
C. Ngày thứ 14: 200.000UI
II. TRẢ LỜI CÂU HỎI ĐÚNG NHẤT:
1. Giai đoạn phôi được giới hạn trong mấy tháng đầu của thai kì:
A. 2 tháng đầu
C. 4 tháng đầu
B. 3 tháng đầu
D. 5 tháng đầu
2. Nhau thai được hình thành vào tháng thứ mấy:
A. Tháng thứ 3
C. Tháng thứ 5
B. Tháng thứ 4
D. Tháng thứ 6
3. Ở thời kỳ bú mẹ trẻ dễ mắc bệnh:
A. Suy dinh dưỡng
C. Dị ứng
B. Nhiễm trùng rốn
D. Viêm thận
4. Thóp sau kín sớm khi trẻ được mấy tháng tuổi:
A. 3 tháng
C. 5 tháng
B. 4 tháng
D. 6 tháng
5. Chỉ số mạch bình thường trong 1 phút của trẻ 7 tuổi:
A. 80 lần/phút
C. 100 lần/phút
B. 90 lần/phút
D. 110 lần/phút
6. Lớp mỡ dưới da được hình thành ở thời kì bào thai vào tháng thứ mấy:
A. Tháng thứ 4 - 5
B. Tháng thứ 7 - 8
B. Tháng thứ 5 - 6
D. Tháng thứ 9
7. Huyết áp động mạch tối đa của trẻ 2 tuổi là:
A. 80 mmHg
C. 84 mmHg
B. 82 mmHg
D. 86 mmHg
8. Số lần đi tiểu trong một ngày của trẻ 3 tuổi khoảng:
A. 5 lần
C. 7 lần
B. 6 lần
D. 8 lần
9. Trẻ 20 ngày tuổi bị ho 3 ngày va kèm theo bú kém, được đưa đến cơ sở y tế khám và
được CBYT chẩn đoán:
A. Viêm phổi rất nặng
C. Viêm phổi
B. Viêm phổi nặng
D. Ho và cảm lạnh
10. Trẻ 2 tháng tuổi bị ho và sốt đã 2 ngày được người nhà đưa đến cơ sở y tế, CBYT đếm
nhịp thở: 60 lần/phút và không rút lõm lồng ngực, không thở rít. Vậy CBYT đã chẩn
đoán xác định:
A. Viêm phổi nặng
C. Viêm phổi
B. Bệnh rất nặng
D. Ho và cảm lạnh
11. Trẻ 2 tuổi bị ho và sốt không uống được, được đưa đến cơ sở y tế, CBYT khám và đã
chẩn đoán là:
A. Viêm phổi nặng
C. Abces họng
B. Viêm họng liên cầu
D. Viêm phổi
12. Vị giác của trẻ phát triển tốt từ:
A. Lúc mới sinh
C. 3 tháng tuổi
B. 2 tháng tuổi
D. 4 tháng tuổi
13. Sau 1 năm chiều cao trung bình của trẻ khoảng:
A. 74 cm
C. 76 cm
B. 75 cm
D. 77 cm
14. Phân su có từ tháng thứ mấy của thời kì bào thai:
A. Tháng thứ 3
C. Tháng thứ 5
B. Tháng thứ 4
D. Tháng thứ 6
15. Chiều cao trung bình của trẻ 5 tuổi khoảng:
A. 85 cm
C. 95 cm
B. 90 cm
D. 100 cm
16. Trong 1 lít sữa mẹ có:
A. 500 - 550kcal
C. 750 - 800kcal
B. 600 - 700kcal
D. 850 - 900kcal
17. Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong:
A. 2 - 3 tháng đầu
C. 7 - 8 tháng đầu
B. 4 - 6 tháng đầu
D. 9 - 10 tháng đầu
18. Trẻ lẫy từ sấp sang ngửa khi trẻ được:
A. 3 tháng
C. 5 tháng
B. 4 tháng
D. 6 tháng
19. Trẻ phân biệt được mẹ và người lạ vào lúc trẻ được mấy tháng tuổi:
A. 5 tháng
C. 7 - 9 tháng
B. 6 tháng
D. 10 - 12 tháng
20. Trẻ có cảm xúc vui mừng, sợ hãi khi trẻ được mấy tháng tuổi:
A. 5 tháng
C. 7 - 9 tháng
B. 6 tháng
D. 10 - 12 tháng
21. Trong các loại sữa sau, sữa nào có ít đường và mỡ nhất:
A. Sữa bột
C. Sữa dê
B. Sữa chua
D. Sữa đậu nành
22. Rốn rụng sớm thường gặp trong:
A. Viêm rốn mủ
C. Uốn ván rốn
B. Viêm rốn hoại thư
D. Viêm tĩnh mạch rốn
23. Trẻ đẻ non là các trẻ có tuổi thai dưới:
A. 35 tuần
C. 37 tuần
B. 36 tuần
D. 38 tuần
24. Yếu tố nguy cơ gây tiêu chảy ở trẻ em là:
A. Trẻ suy dinh dưỡng
C. Trẻ ho gà
B. Trẻ đẻ non
D. Trẻ bị dị tật bẩm sinh
25. Dấu hiệu lâm sàng để phát hiện sớm trẻ suy dinh dưỡng là:
A. Rối loạn tiêu hóa
C. Phù
B. Mệt mỏi
D. Cân nặng thấp hơn bình thường
26. Trong các triệu chứng sau đây khi trẻ sơ sinh bị tắc ruột dấu hiệu nào xuất hiện sớm
nhất:
A. Bí trung đại tiện
C. Chướng bụng
B. Nôn ói
D. Dấu hiệu rắn bò
27. Trẻ 20 ngày tuổi đến cơ sở y tế khám và được CBYT xác định viêm phổi nặng khi trẻ có
dấu hiệu:
A. Thở khò khè
C. Sốt
B. Thở rít
D. Thở nhanh 65 lần/phút
28. Trẻ 35 ngày tuổi bị ho bà mẹ đưa đến CBYT khám và đếm nhịp thở lần 1: 60 lần/phút,
lần 2 là 65 lần/phút, không rút lõm lồng ngực, tỉnh táo, không có dấu hiệu rất nặng,
CBYT chẩn đoán xác định là:
A. Bệnh rất nặng
C. Viêm phổi
B. Viêm phổi nặng
D. Không viêm phổi
29. Hội chứng thận hư thường gặp ở lứa tuổi nào:
A. 1 - 2 tuổi
C. 5 - 10 tuổi
B. 3 - 4 tuổi
D. > 10 tuổi
30. Phòng bệnh thấp tim thuốc nào là phù hợp nhất:
A. Benzyl Penicilline
C. Erythromycin
B. Benzathin Penicilline
D. Rovamycin
31. Dấu hiệu lâm sàng giúp phát hiện sớm bệnh suy dinh dưỡng là:
A. Rối loạn tiêu hóa
C. Cân nặng giảm
B. Phù
D. Mệt mỏi
32. Dấu hiệu nào dưới đây là dấu hiệu nguy hiểm toàn thân:
A. Nôn
C. Múa giật
B. Bú kém
D. Co giật
33. Tiêu chuẩn thở nhanh của trẻ từ 2 tháng đến 12 tháng tuổi là khi nhịp thở của trẻ:
A. Từ 30 lần/phút trở lên
C. Từ 50 lần/phút trở lên
B. Từ 40 lần/phút trở lên
D. Từ 60 lần/phút trở lên
34. Trẻ 2 tuổi bị ho và sốt được chẩn đoán viêm phổi, vậy CBYT dựa vào:
A. Rút lõm lồng ngực
C. Thở khò khè
B. Thở rít
D. Nhịp thở 45 lần/phút
o
35. Trẻ 15 ngày tuổi ho và sốt 39 C được đưa đến cơ sở y tế khám và chẩn đoán viêm phổi
rất nặng. Bạn xử trí:
A. Chuyển bệnh viện cấp cứu không dùng kháng sinh
B. Chuyển bệnh viện cấp cứu cho một liều khang sinh
C. Không chuyển bệnh viện cho 2 liều kháng sinh chăm sóc tại nhà
D. Chuyển bệnh viện cấp cứu cho 2 loại kháng sinh.
36. Trẻ 3 tháng tuổi bị ho và sốt được CBYT xác định viêm phổi rất nặng, vậy CBYT xử
trí:
A. Cho 2 kháng sinh chăm sóc tại nhà
B. Cho 1 kháng sinh chuyển bệnh viện cấp cứu
C. Cho 2 kháng sinh chuyển bệnh viện cấp cứu
D. Cho 1 kháng sinh chăm sóc tại nhà.
37. Trẻ 8 tháng tuổi đến khám vì ho và sốt được CBYT xác định là viêm phổi khi:
A. Thở nhanh
C. Ho
B. Sốt
D. Chảy mũi nước
38. Trẻ bắt đầu tập đi vào tháng thứ:
A. 10 - 12
C. 7 - 9
B. 5 - 7
D. 13 - 15
39. Số lượng nước tiểu/24h của trẻ 5 tuổi khoảng:
A. 800ml
C. 1000ml
B. 900ml
D. 1100ml
40. Bệnh viêm cầu thận cấp thường khởi phát sau nhiễm liên cầu khuẩn từ:
A. 1 - 3 ngày
C. 3 - 6 tuần
B. 1 - 3 tuần
D. 1 - 3 tháng.
III. CÂU HỎI ĐÚNG - SAI:
1. Băng rốn không sạch dễ có nguy cơ gây viêm rốn mủ, không gây uốn ván rốn. S
2. Bệnh nhi bị viêm cầu thận cấp phải ăn nhạt tuyệt đối. Đ
3. Cần cho trẻ đẻ nôn uống thêm vitamin A-D ngay từ tuần đầu để đề phòng còi xương và thiếu
vitamin A. S
4. Chuyển đi bệnh viện cấp cứu tất cả các trẻ có 1 trong các dấu hiệu nguy hiểm toàn thân. Đ
5. Đặc điểm của nước tiểu trong bệnh viêm cầu thận cấp là nước tiểu có màu đỏ như nước rửa
thịt. S
6. Dung dịch truyền tốt nhất để bù nước - điện giải cho trẻ bị mất nước nặng là NaCl 9%0. Đ
7. Khi đặt trẻ nằm, điều dưỡng nên để chân trẻ thẳng về phía đèn để đề phòng lác mắt hoặc hiếng
mắt. Đ
8. Khi trẻ bị tiêu chảy nên cho trẻ ăn nhiều đạm để thúc đẩy quá trình đổi mới tế bào tại ruột. S
9. Loét giác mạc là dấu hiệu sớm nhất khi biểu hiện thiếu vitamin A. S
10. Lúc 6 tháng vòng đầu lớn hơn vòng ngực. Đ
11. Mẹ bị nhiễm HIV vẫn có thể cho con bú trong vài tháng đầu. S
12. Một trẻ bị ho hoặc khó thở cần phải thăm khám, đánh giá phân loại giống như chương trình
phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính đã khuyến cáo. Đ
13. Một trong những mục tiêu của chiến lược xử trí lồng ghép các bệnh thường gặp ở trẻ em là
cải thiện sự phát triển và tăng trưởng của trẻ em. S
14. Nhiễm trùng tiết niệu thường gặp ở trẻ gái nhiều hơn trẻ trai. Đ
15. Ở trẻ < 2 tháng tuổi, rút lõm lồng ngực nhẹ là bình thường vì thành ngực của trẻ này mềm. S
16. Phát hiện tiếng thở khò khè bằng cách ghé tai vào gần miệng trẻ đồng thời quan sát thấy thì
thở ra kéo dài hơn bình thường. Đ
17. Sốt là 1 trong 3 triệu chứng cơ bản để chẩn đoán sớm nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở TE .S
18. Thở rít là tiếng thở thô ráp phát ra khi trẻ thở ra. S
19. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa từng đợt là 1 trong các triệu chứng của suy dinh dưỡng vừa. Đ
20. Trẻ bị thấp tim có suy tim nên ăn nhạt. Đ
21. Trẻ bị tử vong trong bệnh uốn ván rốn thường xảy ra trong cơn co giật. Đ
22. Trẻ có dấu hiệu chảy mủ tai hoặc chay nước tai < 2 tuần được phân loại là viêm tai cấp. Đ
23. Trẻ có thể lật từ ngửa snag sấp khi trẻ được 3 tháng tuổi. Đ
24. Trẻ đẻ non yếu ít lông tơ ở thân mình hơn trẻ sơ sinh đủ tháng. Đ
25. Trẻ đẻ non yếu là các trẻ sơ sinh có cân nặng lúc đẻ < 2500g. Đ
26. trẻ được phân loại là suy dinh dưỡng độ II khi cân nặng giảm dưới -3SD → -4SD so với cân
nặng của trẻ bình thường. Đ
27. Trẻ dưới 3 tuổi hay bị viêm xoang. S
28. Trẻ em niêm mạc treo ruột dài nên dễ bị xoắn ruột. Đ
29. Trẻ sơ sinh đủ tháng khỏe mạnh dễ bị nhiễm trùng hơn trẻ non yếu. S
30. Trẻ sơ sinh non yếu ít vận động nên dễ bị tím ở các chi. S
31. Trẻ suy dinh dưỡng nặng có nguy cơ bị hạ đường huyết nếu không được ăn sau 4 - 6 tiếng.Đ
32. Trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi khi bị co giật là 1 trong những dấu hiệu của bệnh rất nặng. Đ
33. Trẻ tự ngồi khi được 5 tháng tuổi. S
34. Trong bệnh hôi chứng thận hư thường có triệu chứng tăng huyết áp. Đ
35. Trong hội chứng thận hư nên cho kháng sinh để bệnh khỏi nhanh. S
36. Trong sữa mẹ có nhiều vitamin D. S
37. Trong thời kì thiếu niên trẻ hay mắc bệnh thấp tim. Đ
38. Trong thời kì răng sữa, trẻ dễ mắc các bệnh tâm thần. S
39. Trung tâm điều hòa hô hấp nằm ở hành não. S
40. Vị trí ruột thừa của trẻ em không cố định vì manh tràng di động. Đ
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SỨC KHỎE TRẺ EM
I.
ĐIỀN KHUYẾT:
1. Sữa non có màu vàng nhạt, nhiều năng lượng, chất đạm, nhiều vitamin và kháng thể, tế
bào bạch cầu,... làm tăng cường miễn dịch cho trẻ em.
2. Tỉ lệ các chất đạm, mỡ, đường trong sữa mẹ cân đối nên cơ thể trẻ dễ tiêu hóa và dễ hấp
thu.
3. Bú mẹ thường xuyên làm cho việc bài tiết sữa đều, không bị tắc, hạn chế tỉ lệ viêm tắc
tuyến sữa, tránh gây áp xe vú và ung thư vú cho người mẹ.
4. Nuôi con bằng sữa mẹ làm tăng cường tình cảm giữa mẹ và con, đồng thời tạo điều kiện
tốt để thực hiện sinh đẻ có kế hoạch.
5. Kể 4 nhóm thức ăn trong ô vuông thức ăn:
A. Thức ăn cơ bản (gạo, mì, ngô, khoai, sắn).
B. Thức ăn giàu vitamin và các chất khoáng (hoa quả, rau xanh).
C. Thức ăn giàu đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng).
D. Thức ăn giàu năng lượng (đường, mía, dầu, vừng, lạc).
6. Công thức cho trẻ ăn trong thời gian bú mẹ:
A. Từ 1-2 tháng: bú mẹ hoàn toàn
B. Từ 3-4 tháng: bú mẹ + nước quả 1-2 thìa.
C. 05 tháng: bú mẹ + nước quả 2-4 thìa + bột loãng 1 bữa.
D. 06 tháng: bú mẹ + nước quả 2-4 thìa + bột đặc 1 bữa.
E. 7-8 tháng: bú mẹ + nước quả 4-6 thìa + bột đặc 2 bữa.
F. 9-12 tháng: bú mẹ + nước quả 6-8 thìa + bột đặc 3 bữa.
G. 12-24 tháng: bú mẹ + cháo đặc + hoa quả tươi.
7. Kể 4 loại sữa dùng để cho trẻ ăn nhân tạo:
A. Sữa bò
B. Sữa trâu
C. Sữa đậu nành
D. Sữa dê hoặc cừu.
8. Chế độ ăn nhân tạo của trẻ dưới 01 tuổi:
A. Sơ sinh: sữa bò pha với nước sôi 7-8 bữa.
B. 02 tháng: sữa bò pha với nước cháo loãng 7 bữa.
C. 03-4 tháng: sữa bò pha với nước cháo 6 bữa + nước quả 1-2 thìa.
D. 5-6 tháng: sữa bò pha với nước cháo 4-5 bữa + nước quả 2-4 thìa + 1 bữa bột loãng.
E. 7-8 tháng: nước cháo 3-4 bữa + nước quả 4-6 thìa + bột đặc 2 bữa.
F. 9-12 tháng: nước cháo 2 bữa + nước quả 6-8 thìa + bột đặc 3 bữa.
9. Kể 5 việc đầu tiên phải làm khi cho trẻ ăn nhân tạo:
A. Cho ăn hợp vệ sinh.
B. Nước pha sữa phải được đun sôi, pha xong để nguội bớt và cho ăn ngay.
C. Pha sữa phải đúng công thức.
D. Sau khi ăn xong cho trẻ uống vài thìa nước sôi để nguội và bế trẻ 1 lúc.
E. Tận dụng nguồn sữa mẹ trước khi cho ăn thêm sữa ngoài.
10. Hội chứng nôn là hiện tượng các chất chứa trong dạ dày bị tống ra ngoài qua đường
miệng.
11. Hội chứng táo bón là hiện tượng chậm thải phân, phân rắn và khô làm cho trẻ 2-3 ngày
mới đi ngoài 1 lần.
12. Kể cho đủ 4 nhóm nguyên nhân gây nôn thường gặp:
A. Nôn triệu chứng.
B. Nôn do sai lầm về ăn uống.
C. Nôn do dị tật đường tiêu hóa.
D. Nôn do rối loạn thần kinh thực vật.
13. Kể thêm cho đủ 3 bệnh gây nôn thường gặp do dị tật đường tiêu hóa:
A. Hẹp phì đại môn vị
B. Hẹp tá tràng bẩm sinh
C. Thoát vị cơ hoành.
14. Kể 2 nguyên nhân gây nôn do sai lầm về ăn uống:
A. Sai lầm về số lượng: ăn nhiều dạng thức ăn, ăn quá mức...
B. Sai lầm về chất lượng: thường gặp ở trẻ ăn nhân tạo, ăn sữa bò...
15. Đặc điểm của chất nôn:
A. Nôn ra dịch mật: hẹp tá tràng
B. Nôn ra máu: thoát vị cơ hoành
C. Nôn ra sữa: hẹp phì đại môn vị.