BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------
----------
VŨ KIỀU SÂM
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT KÍCH THÍCH
SINH TRƯỞNG VÀ VI LƯỢNG XỬ LÝ TRƯỚC THU HOẠCH
ðẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG VÀ KHẢ NĂNG BẢO QUẢN
QUẢ VẢI TƯƠI
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành
: CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH
Mã số
: 60.54.10
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ BÍCH THUỶ
HÀ NỘI - 2009
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan rằng, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong báo cáo
này là trung thực và chưa hề ñược sử dụng.
Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ trong việc hoàn thành Báo cáo
này ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Báo cáo này ñã ñược ghi
rõ nguồn gốc.
Hà nội, ngày 02 tháng 11 năm 2009
Sinh viên
Vũ Kiều Sâm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………..
i
LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực
của bản thân, tôi ñã nhận ñược sự ñộng viên và giúp ñỡ rất lớn của nhiều
cá nhân và tập thể.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn TS. Nguyễn
Thị Bích Thuỷ, giảng viên Bộ môn Công nghệ sau thu hoạch – Khoa Công
nghệ thực phẩm, người ñã tận tình giúp ñỡ, tạo mọi ñiều kiện tốt nhất cho
tôi thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp ñỡ của các thầy cô trong Khoa
Công nghệ Thực phẩm ñã tạo mọi ñiều kiện cho tôi thực hiện và hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp ñỡ của các bạn dồng nghiệp ñã
nhiệt tình giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện ñề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia ñình và tất cả bạn bè ñã ñộng viên
giúp ñỡ và tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện ñề
tài và hoàn thành bản luận văn này.
Hà nội, ngày 02 tháng 11 năm 2009
Học viên
Vũ Kiều Sâm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………..
ii
MỤC LỤC
Lời cam ñoan
i
Lời cảm ơn
ii
Mục lục
iii
Danh mục chữ viết tắt
vi
Danh mục ñồ thị
vii
1.
MỞ ðẦU
1
1.1.
ðặt vấn ñề
1
1.2.
Mục ñích, yêu cầu
2
2.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
4
2.1.
Nguồn gốc và sự phân bố cây vải
4
2.2.
Phân loại
5
2.3.
Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trên thế giới và ở Việt Nam
8
2.4.
ðặc ñiểm ra hoa, ñậu quả của cây vải
2.5.
Vai trò của chất kích thích sinh trưởng và vi lượng tới năng suất
và phẩm chất nông sản
2.6.
13
16
Tình hình nghiên cứu sử dụng chất ñiều hòa sinh trưởng và chất
khoáng ñể cải thiện năng suất và chất lượng cây trồng
21
3.
ðỐI TƯỢNG - NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
28
3.1.
ðối tượng – Vật liệu nghiên cứu
28
3.2.
Nội dung và phương pháp nghiên cứu
29
3.3.
Phương pháp xử lý số liệu
35
4.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
36
4.1.
Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và vi
lượng xử lý trước thu hoạch ñến năng suất và chất lượng quả vải
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………..
36
iii
4.1.1. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và vi lượng xử lý
trước thu hoạch ñến tỷ lệ quả rụng
36
4.1.2. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và vi lượng xử lý
trước thu hoạch ñến sự sinh trưởng, phát triển của quả vải
38
4.1.3. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và vi lượng xử lý
trước thu hoạch ñến màu sắc vỏ quả
41
4.1.5. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và vi lượng xử lý
trước thu hoạch ñến trọng lượng quả
45
4.1.5 Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và vi lượng xử lý trước
thu hoạch ñến tỷ lệ các thành phần của quả
46
4.1.6. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và vi lượng xử lý
trước thu hoạch ñến hàm lượng chất khô tổng số trong thịt quả
48
4.1.7. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và vi lượng xử lý
trước thu hoạch ñến hàm lượng chất rắn hoà tan tổng số ( oBx)
trong thịt quả vải
4.2.
50
Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và vi lượng xử lý
trước thu hoạch ñến khả năng bảo quản quả vải
51
4.2.1. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và vi lượng xử lý
trước thu hoạch ñến sự hao hụt khối lượng tự nhiên của quả vải
trong thời gian bảo quản
52
4.2.2. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và vi lượng xử lý
trước thu hoạch ñến sự biến ñổi màu sắc vỏ quả vải trong thời
gian bảo quản
53
4.2.3 Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và vi lượng xử lý trước
thu hoạch ñến chỉ số nâu hoá vỏ quả
56
4.2.4. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và vi lượng xử lý
trước thu hoạch ñến tỷ lệ hư hỏng (%)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………..
57
iv
4.2.5. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và vi lượng xử lý
trước thu hoạch ñến hàm lượng chất khô tổng số (%) trong thịt
quả vải bảo quản
59
4.2.6. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và vi lượng xử lý
trước thu hoạch ñến hàm lượng chất rắn hoà tan tổng số (Bx)
trong thịt quả vải
60
4.2.7. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và vi lượng xử lý
trước thu hoạch ñến hàm lượng ñường tổng số (%) trong thịt quả
vải bảo quản
62
4.2.8. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và vi lượng xử lý
trước thu hoạch ñến hàm lượng vitamin C (mg%) trong thịt quả
vải
63
5.
KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ
65
5.1.
Kết luận
65
5.2.
ðề nghị
65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………..
67
v
DANH MỤC VIẾT TẮT
CT
Công thức
ðC
ðối chứng
FAO
Tổ chức Nông Lương thế giới
PE
Polyethylen
PP
Polypropylen
TN
Thí nghiệm
TSS
Hàm lượng chất khô tổng số
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………..
vi
DANH MỤC ðỒ THỊ
STT
4.1.
Tên ñồ thị
Trang
Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và vi lượng xử lý
trước thu hoạch ñến tỉ lệ quả rụng
4.2.
Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và vi lượng xử lý
trước thu hoạch ñến chiều dài quả
4.3.
47
Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và vi lượng xử lý
trước thu hoạch ñến hàm lượng chất khô trong thịt quả
4.10.
45
Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và vi lượng xử lý
trước thu hoạch ñến tỉ lệ cùi quả
4.9.
43
Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và vi lượng xử lý
trước thu hoạch ñến trọng lượng trung bình của quả
4.8.
43
Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và vi lượng xử lý
trước thu hoạch ñến màu sắc quả (chỉ số b)
4.7.
42
Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và vi lượng xử lý
trước thu hoạch ñến màu sắc quả (chỉ số a)
4.6.
40
Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và vi lượng xử lý
trước thu hoạch ñến ñộ sáng vỏ quả
4.5.
39
Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và vi lượng xử lý
trước thu hoạch ñến ñường kính quả
4.4.
37
48
Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và vi lượng xử lý
trước thu hoạch ñến hàm lượng chất rắn hòa tan tổng số trong thịt
quả vải
4.11.
50
Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và vi lượng xử lý
trước thu hoạch ñến sự giảm khối lượng tự nhiên của quả vải trong
bảo quản
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………..
52
vii
4.12.
Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và vi lượng xử lý
trước thu hoạch ñến sự thay ñổi ñộ sáng vỏ quả trong bảo quản
4.13.
54
Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và vi lượng xử lý
trước thu hoạch ñến sự thay ñổi màu sắc vỏ quả trong bảo quản
(chỉ số a)
4.14.
54
Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và vi lượng xử lý
trước thu hoạch ñến chỉ số nâu hoá vỏ quả vải trong thời gian bảo
quản
4.15.
57
Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và vi lượng xử lý
trước thu hoạch ñến tỷ lệ hư hỏng quả vải trong thời gian bảo
quản
4.16.
58
Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và vi lượng xử lý
trước thu hoạch ñến hàm lượng chất khô tổng số trong thịt quả vải
bảo quản
4.17.
59
Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và vi lượng xử lý
trước thu hoạch ñến hàm lượng chất rắn hoà tan tổng số trong thịt
quả vải bảo quản
4.18.
61
Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và vi lượng xử lý
trước thu hoạch ñến hàm lượng ñường tổng số trong thịt quả vải
bảo quản
4.19.
62
Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và vi lượng xử lý
trước thu hoạch ñến hàm lượng vitamin C trong thịt quả vải bảo
quản
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………..
63
viii
1. MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn ñề
Cây vải (Litchi chinensis Sonn), là một trong số những loại cây ăn quả
quan trọng có giá trị kinh tế cao trên thị trường trong nước cũng như thị
trường thế giới, sản lượng vải ñược xếp sau dứa, chuối, cam, quýt, xoài....Về
mặt chất lượng, quả vải ñược ñánh giá cao với hương vị thơm ngon, nhiều
chất bổ dưỡng, ñược nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng.
Ngoài sử dụng ăn tươi, quả vải còn ñược chế biến như sấy khô, làm ñồ hộp,
chế biến nước giải khát...
ðặc ñiểm của loại quả này là chỉ chín theo mùa vụ và tốc ñộ chín rất
nhanh, rất dễ hư hỏng. Mất mùa là thất bại nhưng ñược mùa cũng là nỗi lo lắng
của người dân trồng vải do vải chín ồ ạt, trong thời gian ngắn phải thu hoạch dồn
dập, vải chất chứa thành ñống với ñiều kiện nhiệt ñộ cao, không có thiết bị bảo
quản, phương tiện vận chuyển không ñảm bảo chất lượng quả vải, thị trường tiêu
thụ còn hạn chế. Những khó khăn trên dẫn ñến hiện tượng tổn thất sau thu hoạch
trên cả hai góc ñộ khối lượng và chất lượng. Sự tổn thất này xảy ra ở tất cả các
công ñoạn trước và sau thu hoạch. Theo Hoàng Thị Tuyết (Viện Công nghệ sau
thu hoạch) thì tổn thất sau thu hoạch hằng năm của rau quả hơn 20%. Vì vậy,
việc tìm ra các biện pháp xử lý tối ưu nhằm kéo dài thời gian thu hoạch, bảo
quản và tăng giá trị kinh tế rau quả tươi sau thu hoạch là yêu cầu thực tiễn và
cấp thiết trong giai ñoạn hiện nay.
Việc sử dụng chất ñiều hòa sinh trưởng thực vật và chất khoáng xử lý
trước thu hoạch cho cây trồng nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và
cải thiện một số ñặc ñiểm của nông sản ñể có thể kéo dài thời gian thu hoạch,
bảo quản ñã ñược ứng dụng rộng rãi trên thế giới trong những thập kỷ qua.
Ở Việt Nam trong những năm gần ñây, hướng nghiên cứu này cũng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………..
1
ñang ñược quan tâm nghiên cứu ñể ứng dụng vào thực tế. Trường ðại học
Nông nghiệp Hà Nội ñã nghiên cứu và tạo ñược chế phẩm ñậu hoa, ñậu quả
cho nhiều loại cây trồng và sử dụng có hiệu quả trong sản xuất [20]. Bên cạnh
ñó có những chế phẩm xử lý trước thu hoạch như Kivica nhưng lại có tác
dụng cải thiện chất lượng và kéo dài thời gian thu hoạch quả [42]
Những nghiên cứu về sử dụng chất ñiều tiết sinh trưởng thực vật kết
hợp một số nguyên tố khoáng nhằm kéo dài thời vụ thu hoạch quả vải cũng ñã
ñược thử nghiệm từ năm 2003 - 2004 và ñã thu ñược những kết quả nhất ñịnh.
ðể ñẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ vải tươi, mở rộng ñầu ra cho quả vải thiều
của Việt Nam ñến với các thị trường cao cấp ngoài nước, tăng thu nhập cho
người trồng vải, sở KH&CN tỉnh Bắc Giang ñã phối hợp với Trường ðại học
Nông nghiệp Hà Nội nghiên cứu ứng dụng chế phẩm Kiviva trong quá trình
sản xuất vải thiều nhằm cải thiện chất lượng quả trong và sau thu hoạch.
Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn sản xuất, ñược sự ñồng ý của Khoa
Công nghệ thực phẩm - Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, với sự hướng
dẫn của TS. Nguyễn Thị Bích Thuỷ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và vi lượng xử lý
trước thu hoạch ñến năng suất, chất lượng và khả năng bảo quản quả vải”.
1.2. Mục ñích, yêu cầu
1.2.1. Mục ñích
Sử dụng chất kích thích sinh trưởng và vi lượng xử lý trước thu hoạch ñể
nâng cao năng suất, chất lượng; kéo dài thời gian chín trên cây của quả vải,
tăng khả năng bảo quản sau thu hoạch nhằm cung cấp cho thị trường sản
phẩm vải tươi có chất lượng cao ñạt tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh
1.2.2. Yêu cầu
- ðánh giá ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và vi lượng ñến
yếu tố cấu thành năng suất của vải.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………..
2
- ðánh giá ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và vi lượng ñến
chất lượng của quả vải sau thu hoạch.
- ðánh giá ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và vi lượng ñến
khả năng bảo quản quả vải.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………..
3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nguồn gốc và sự phân bố cây vải
Có nhiều giả thiết khác nhau về nguồn gốc cây vải. Nhiều nhà nghiên
cứu cho rằng cây vải có nguồn gốc ở miền Nam Trung Quốc. Những tư liệu
ñể lại từ thời Hán Vũ ðế cách ñây hơn 2000 năm ñã chứng minh ñiều này
(theo Trung Quốc quả thụ tài bồi học). Miền Nam Trung Quốc ñược xem là
trung tâm chọn lọc và mô tả các dòng vải sớm nhất thế giới, vào khoảng thế kỉ XI
sau công nguyên (ðường Hồng Dật, 2003). Những cây vải dại cũng ñược tìm thấy
mọc ở ñảo Hải Nam (Trung Quốc) trong vùng rừng ẩm (Wong Kai Chooi, 2000).
Một số tác giả khác cho rằng cây vải có nguồn gốc ở vùng ñất thấp thuộc Srilanka,
phía nam Ấn ðộ, vùng có khí hậu lục ñịa. Vùng tây Ghats ở ñộ cao 1600m còn có
rừng vải dại. Các bang Benganl và Assam ở ñộ cao 1000m trồng nhiều vải.
Looenhuto thì cho rằng Kalimantan (Indonesia) cũng là một cái nôi của cây vải
(Wilson, 1942). Một số tác giả lại cho rằng cây vải có nguồn gốc từ vùng núi thấp
phía Bắc Myanma và vùng ðông Bắc và phía Nam Trung Quốc (Yueming Jiang
và cộng sự, 2002). Theo giáo sư Vũ Công Hậu (1982): “ Miền Bắc nước ta cũng
là một trong những vùng quê hương của cây vải”.
Theo FAO (1989), tài liệu ñầu tiên viết về cây vải ñã ghi lại thời gian
vào năm 100 trước công nguyên, Hoàng ðế Hán Vũ ñã ñem vải vào miền
Nam Trung Quốc và miền Bắc Indonexia. Cuối thế kỷ thứ 17, cây vải từ
Trung Quốc ñầu tiên ñược ñưa vào Mianma, cuối thế kỷ 18 ñưa sang ấn ðộ
(Singh và singh, 1954), năm 1775 ñưa sang quần ñảo Tây ấn, năm 1854 ñưa
sang Ôxtralia (Queens và Anon, 1962), năm 1870 ñưa sang Nam Phi
(Meulen, 1957), năm 1873 ñưa sang Hawai của Mỹ (Grove, 1952), năm 1886
ñưa vào Florida của Mỹ (Barley, 1916)... Vào những năm 30 của thế kỷ 20,
công nhân Hoa Kiều gốc Quảng ðông ñưa giống vải vượt qua xích ñạo vào
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………..
4
Công Gô (Cao Lệ Hoa, 1985).
Ở Việt nam, cây vải ñược trồng từ cách ñây khoảng 2000 năm và phân
o
bố từ 18 - 19 vĩ Bắc trở ra nhưng chủ yếu vẫn là vùng ñồng bằng sông Hồng,
trung du miền núi phía Bắc và một phần khu 4 cũ. Sử sách ñã chép lại rằng
cách ñây 10 thế kỷ, dưới thời Bắc thuộc, vải (tiếng Hán là Lệ chi) là một
trong những cống vật hàng năm Việt Nam phải ñem nộp cho Trung Quốc.
Cây vải dại ñã ñược tìm thấy ở sườn núi Ba Vì - Hà Tây. Từ ñó, miền Bắc
Việt Nam cũng ñược coi là nơi nguồn gốc của cây vải [24].
2.2. Phân loại
Theo Võ Văn Chi, Dương ðức Tiến (1978), Menzel (2002) và Hoàng
Thị Sản (2003) cây vải có tên khoa học là Litchi chinensis Sonn, là thành viên
quan trọng trong họ bồ hòn (Sapindaceae) thuộc bộ bồ hòn (Sapindales),
phân lớp hoa hồng (Rosidae). Họ bồ hòn có 150 chi với trên 2000 loài phân
bố chủ yếu ở vùng nhiệt ñới và cận nhiệt ñới, ñặc biệt là ở Châu Á và Châu
Mỹ. Ở nước ta, họ bồ hòn ñược biết ñến với 25 chi và trên 70 loài, phân bố
trên khắp lãnh thổ. Nhiều loài ñiển hình cho rừng thứ sinh ẩm nhiệt ñới, một
số cây trồng cho quả ăn ngon như nhãn, vải, chôm chôm.
Về ñặc ñiểm phân loại, cây vải là cây gỗ nhỡ, thường xanh, lá kép lông
chim, hoa nhỏ, không có cánh hoa, bầu có 2 ngăn, vỏ quả mỏng, màu ñỏ hồng
hay ñỏ nâu, mặt ngoài sần sùi, áo hạt ăn hơi chua hay ngọt.
Ở Việt Nam các giống vải trồng ñược phân làm các nhóm sau:
- Nhóm vải chín sớm
Thuộc nhóm này bao gồm các giống vải chua có ñặc ñiểm cây mọc
khoẻ, khung cành thưa, ít cành tăm, lá to xanh thẩm, quả có hình trái tim
thuôn dài, quả chín từ giữa tháng 4 ñến ñầu tháng 5 dương lịch. Trọng lượng
quả trung bình 30 – 35 gam/quả, quả to ñạt tới 50 gam/quả. Vải chua ra hoa,
ñậu quả ñều, năng suất ổn ñịnh hơn so với vải thiều, khi quả chín vỏ quả từ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………..
5
màu ñỏ tươi ñến ñỏ sẫm.
Tỷ lệ cùi ăn ñược từ 50% – 55%, cùi vải chua có vị chua rõ rệt.
- Nhóm chính vụ (chín trung bình) vải nhỡ
Vải nhỡ là giống lai giữa vải chua và vải thiều (còn gọi là vải lai) cây
vải nhỡ mọc khoẻ, cành thưa, ít cành tăm, lá to xanh sáng. Quả có hình trái
tim thuôn dài, chín vào giữa tháng 5 ñầu tháng 6 dương lịch. Khi chín vỏ quả
có màu ñỏ tươi hoặc nửa phía trên có màu ñỏ và nửa phía dướ màu xanh.
Trọng lượng trung bình quả 30 gam/quả, quả to ñạt 40 gam/quả. Hạt qủa vải
nhỡ nhỏ hơn hạt quả vải chua, cùi có vị chua ngọt, tỷ lệ phần ăn ñược chiếm
60% - 65%, phân biệt vải nhỡ bằng các dấu hiệu khung cành, tán cây, lá, hoa
và quả. Vải nhỡ ra hoa ñậu quả cho năng suất khá.
- Nhóm chín muộn (vải thiều)
Vải thiều có tán lá tròn, cây vải thiều nhỏ hơn cây vải chua và cây vải
nhỡ. Khung cành cây vải thiều dày, nhiều lá tăm, lá nhỏ, phiến lá dày và
bóng. Quả vải thiều chín từ ñầu thang 6 ñến cuối tháng 6. Khi chín vỏ quả có
màu ñỏ hồng trên nền màu xanh. Quả vải thiều có hình cầu, trọng lượng quả
trung bình từ 25 – 30 gam/quả. Hạt quả vải thiều nhỏ, tỷ lệ phần ăn ñược 75%
– 85%. Nhận biết cây vải thiều thông qua khung cành, lá, quả và chùm hoa.
Trên chùm hoa vải thiều, từ cuống ñến nụ ñược phủ một lớp lông màu trắng,
cây vải thiều ra hoa ñậu quả phụ thuộc vào ñiều kiện thời tiết nhiều hơn so với
vải chua và vải nhỡ. Có nhiều giống vải thiều ñược ưa chuộng như Thanh Hà,
Phú Hộ, Xuân ðình, Bố Hạ…
Vải thiều Thanh Hà: ñược nhân giống từ cây vải tổ ở thôn Thúy Lâm,
xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, ñặc ñiểm về giống: cây sinh
trưởng tốt, tán hình bán cầu cân ñối. Quả hình cầu, khi chín có màu ñỏ tươi,
gai thưa, ngắn. Trọng lượng quả trung bình 20,7g (45 – 55 quả/kg), tỷ lệ phần
ăn ñược trung bình 75%, nồng ñộ chất rắn hoà tan tổng số (TSS) từ 18 – 21%,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………..
6
thịt quả chắc, vị ngọt ñậm, thơm. Năng suất trung bình cây 8 – 10 tuổi ñạt 55
kg/cây (8 – 10 tấn/ha). ðây là giống chính vụ, thời gian cho thu hoạch trong
tháng 6.
Vải thiều Phú Hộ: cây có tán tròn, cành khoẻ, lá rộng màu xanh ñen, lá
hơi dài và dẹt, chùm quả to, nhiều quả nhưng quả thưa. Quả to, hình trái tròn,
chín có màu ñỏ thẫm, quả nặng 25 – 30g tỷ lệ cùi khoảng 70% hàm lượng
chất khô cao. ðộ chua cũng cao, thích hợp làm ñồ hộp.
Vải thiều Ninh Giang: là giống vải thiều ñược phát hiện ở vùng Ninh
Giang. Giống vải này chín muộn, ñầu tháng 7 mới cho thu hoạch.
Vải thiều Hoàng Long: là giống vải thiều chín sớm nhất trong nhóm
vải thiều.
Sau nhiều năm nghiên cứu, ñiều tra và tuyển chọn tại 7 tỉnh trồng vải
chủ lực ở miền Bắc trong chương trình giống quốc gia, Viện Nghiên cứu rau
quả ñã bước ñầu tuyển chọn ñược các giống vải có nhiều triển vọng: Giống
vải thiều Thanh Hà, giống vải Hùng Long, giống vải lai Bình Khê, giống vải
lai Hưng Yên
Giống vải Hùng Long: ñây là giống vải ñột biến tự nhiên, ñược các
cán bộ khoa học Viện Nghiên cứu rau quả phát hiện và chọn lọc thành công
tại xã Hùng Long, huyện ðoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. ðặc ñiểm về giống: cây
sinh trưởng tốt, tán cây hình bán cầu. Chùm hoa to theo kiểu hình tháp,
cuống hoa có màu nâu ñen. Quả hình tròn, hơi dài, khi chín có màu ñỏ thẫm,
gai thưa, nổi. Trọng lượng quả trung bình 23,5g (40 – 45 quả/kg), tỷ lệ phần
ăn ñược trung bình 72%, TSS từ 17 – 20%, vị ngọt, hơi chua nhẹ, ñược
nhiều người ưa chuộng. Năng suất trung bình cây 8 – 10 tuổi ñạt 80 kg/cây
(10 – 15 tấn/ha). ðây là giống chín sớm, thời gian cho thu hoạch vào giữa
tháng 5.
Giống vải lai Bình Khê: ñây là giống vải lai tự nhiên có nguồn gốc tại
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………..
7
xã Bình Khê, huyện ðông Triều, tỉnh Quảng Ninh. ðặc ñiểm về giống: cây
sinh trưởng tốt, tán cây hình bán cầu dẹt, lá có màu xanh tối, chùm hoa to,
phân nhánh thưa, dài, cuống hoa có màu nâu ñen. Quả to, hình trứng, khi chín
có màu ñỏ thẫm, mỏng vỏ, gai thưa, ngắn. Trọng lượng quả trung bình ñạt
33,5g (28 – 35 quả/kg), tỷ lệ phần ăn ñược trung bình 71,5%, TSS từ 17 –
20%, vị ngọt thanh. Năng suất trung bình cây 30 tuổi ñạt 94,2 kg/cây (12 – 15
tấn/ha). ðây là giống chín sớm, thời gian cho thu hoạch trong khoảng 10
ngày ñầu tháng 5.
Giống vải lai Yên Hưng: ñây cũng là một giống vải lai tự nhiên, có nguồn
gốc tại xã ðông Mai, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Cây sinh trưởng khỏe,
tán cây hình bán cầu, lá có màu xanh hơi vàng. Chùm hoa to trung bình, phân
nhánh dài, cuống hoa có màu nâu ñen. Quả hình tim, khi chín có màu ñỏ vàng
rất ñẹp. Trọng lượng quả trung bình ñạt 30,1g/quả (30 – 35 quả/kg), tỷ lệ phần
ăn ñược trung bình 73,2%, TSS từ 14 – 18%, vị ngọt, hơi chua nhẹ. Năng
suất trung bình cây 20 tuổi ñạt 89,8kg/cây (12 – 16 tấn/ha). ðây là vải giống
chín sớm [5].
2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trên thế giới và ở Việt Nam
2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trên thế giới
Hàng năm sản lượng vải ước ñạt 2.11 triệu tấn trong ñó châu Á chiếm
tới 95% tổng sản lượng. Những nước sản xuất vải ñứng ñầu thế giới là Trung
Quốc, Ấn ðộ, Thái Lan, Australia, v.v...
Trung Quốc là nước ñứng ñầu thế giới về sản xuất vải (FAO, 2000).
Với diện tích khoảng 1.482.626 acre (593.050 ha), Trung Quốc chiếm 60%
tổng diện tích trồng vải trên thế giới. Hàng năm sản lượng vải của nước này
ñạt khoảng 2.1 triệu tấn, thời vụ kéo dài từ giữa tháng năm ñến tháng tám. Dự
tính ñến năm 2010 sản lượng vải của Trung Quốc ñạt khoảng 2.5 triệu tấn.
Ấn ðộ là nước ñứng thứ hai về sản lượng vải. Với diện tích 138.873
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………..
8
acre (55.549,2 ha) năng suất xấp xỉ 7.7 tấn/ha, sản lượng vải hàng năm của
Ấn ðộ ñạt khoảng 500.000 tấn/năm. Thời vụ sản xuất vải của Ấn ðộ kéo dài
từ ñầu tháng năm ñến ñầu tháng bảy.
Mùa vụ sản xuất vải ở ðài Loan kéo dài từ tháng sáu ñến tháng tám.
Diện tích trồng vải của nước này năm 1988 là khoảng 14.826,8 ha nhưng hiện
nay con số này chỉ còn 11.861,2 ha do sự cắt giảm diện tích. Sản lượng hàng
năm khoảng 100.000 tấn trong hơn 90% số này ñược tiêu dùng nội ñịa.
Ở Thái Lan, cây vải ñược trồng chủ yếu ở khu vực phía bắc thuộc các tỉnh
Chiang Mai và Chiang Rai. Mùa vụ thu hoạch vải kéo dài từ tháng tư ñến tháng
sáu. Với diện tích 21.942,8 ha, sản lượng vải hàng năm xấp xỉ 80.000 tấn.
Có khoảng 50.000 tấn vải ñược trồng ở phía Nam bán cầu chủ yếu
Châu Phi, Madagascar, và Úc. Một lượng nhỏ ñược sản xuất ở Hoa Kỳ,
Mêhicô, miền Trung và Nam Mỹ (Evans et al, 2004).
Ở Nam Phi diện tích trồng tăng từ 1.482,8 ha năm 1991 lên 2.965,2 ha
vào năm 2002. Hàng năm nước này xuất khẩu vào châu Âu từ 1.500 ñến
4.000 tấn vải tươi và các sản phẩm chế biến từ quả vải.
Một số quốc gia trồng và sản xuất vải khác như Australia có sản lượng
5.000 tấn/năm; Mexico 1.112 ha; Hoa Kỳ 614 ha, tổng sản lượng hàng năm
ñạt khoảng 433 tấn với Florida là khu vực sản xuất chính (480.4 ha), Hawai
(121,6 ha) và California (12 ha).
Mặc dù sản lượng vải hàng năm của thế giới rất lớn nhưng chỉ có
khoảng 5% trong số ñó ñược ñưa vào thương mại hóa (100.000 tấn năm
2004).
Những quốc gia nhập khẩu chính là Liên Minh Châu Âu, Hoa Kỳ, Hồng
Kông, Singapore, Nhật Bản, và Canada. Các quốc gia xuất khẩu chính là Trung
Quốc, ðài Loan, Thái Lan, Madagascar, Nam Phi, Australia, và Mexico [34].
Chỉ tính riêng thị trường Hoa Kỳ, sản lượng tiêu thụ vải tươi nước này
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………..
9
giai ñoạn 1998 – 2004 tăng từ 967,9 tấn lên 15.131 tấn. Các nước xuất khẩu
vải tươi vào Hoa Kỳ ñược thể hiện ở bảng 2.1.
Bảng 2.3: Các nước xuất khẩu vải tươi vào Hoa Kỳ
STT
Nước cung cấp
Khối lượng (tấn)
Năm 1998
Năm 2004
1
Trung Quốc
456
4.595
2
ðài Loan
295
7.404
3
Mexico
200
2.855
Giá vải tươi trên thị trường thế giới khá cao. Giá bán lẻ vải của
Madagatsca tại thị trường Pari là 21,8 Franc/kg. Giá trung bình trên thị trường
Hồng Kông trong những năm 1980 - 1984 là 7.238,9 ñô la Hồng Kông/tấn
quả, còn trên thị trường Singapore năm 1985 là 8,7 USD/kg.
Cùng với sự gia tăng về nhu cầu vải tươi, các sản phẩm chế biến từ vải
như rượu vải, vải sấy khô, ñồ hộp vải...cũng ñang ñược thị trường thế giới ưa
chuộng. Số lượng vải sấy khô, vải hộp tham gia vào thị trường các nước Mỹ,
ðức, Pháp, Hà Lan, Hàn Quốc... mỗi năm một tăng.
2.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải ở Việt Nam
Ở Việt Nam cây vải ñược trồng tập trung từ những năm 1960 ở hầu hết
các xã của huyện Thanh Hà thuộc tỉnh Hải Dương ngày nay.
Trong những năm gần ñây, với chủ trương ñẩy mạnh công tác phát triển
cây ăn quả ñặc sản trên phạm vi toàn quốc, với sự quan tâm của ðảng và nhà
nước, ñặc biệt là sự ñầu tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn nên diện
tích trồng cây ăn quả mỗi ngày càng tăng. Bên cạnh việc phát triển cây ăn quả như
cam, quýt, bưởi… thì trong vòng 10 – 20 năm trở lại ñây, cây vải ñã ñược người
sản xuất quan tâm nên ngày càng ñược phát triển mạnh thành các vùng tập trung
như: Thanh Hà, Lục Ngạn, ðông Triều, Phú Hộ, vườn quốc gia Cát Bà… và
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………..
10
một số vùng như Hà Tây, Hoà Bình cũng ñang có kế hoạch việc trồng vải
thiều và xem ñó như một loại cây chủ lực của cơ cấu cây ăn quả trong vùng.
Ngoài ra việc phát triển cây vải còn ñược sự ñầu tư và hỗ trợ từ một số
dự án của nước ngoài nhằm phát triển nguồn cây trồng ñặc sản này. Từ những
năm 1990, chương trình hợp tác giữa GRET và VASI tại tỉnh Hải Dương
nhằm cải thiện thực hành chăm sóc, bảo quản, chế biến ñể sản xuất vải có
chất lượng cao và ñồng ñều, tăng hiệu quả kinh tế, tiết kiệm nguồn lực, ñồng
thời áp dụng một số thử nghiệm về kỹ thuật và cải tiến công nghệ sau thu
hoạch nhằm nâng cao chất lượng vải ñã ñược thực hiện với một số khoá tập
huấn ñi kèm ñã mang lại những kết quả cần thiết ñể xây dựng quy trình kỹ
thuật chung cho cây vải, quy trình này ñã ñược các nhóm nông dân áp dụng,
dự án ñang giúp các nhóm củng cố, phát triển và liên kết với nhau trong tổ
chức và kỹ thuật.
Nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật ứng dụng trong sản xuất, sản
lượng vải của nước ta hàng năm rất lớn. Chỉ tính riêng tỉnh Bắc Giang sản
lượng vải năm 2006 là hơn 70 nghìn tấn, năm 2007 là khoảng 243.300 tấn và
năm 2008 là khoảng trên 240 nghìn tấn. Trong ñó các huyện có sản lượng lớn
nhất là Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế… [45].
ðặc biệt là từ năm 2006 – 2007 ñược sự phối hợp của Sở Khoa học
Công nghệ tỉnh Bắc Giang cùng với Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội,
các dự án sản xuất vải thiều an toàn ñã ñược thành lập và triển khai. Năm
2007 nông dân huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang ñã sản xuất thí ñiểm 150 ha
vải thiều an toàn. Kết quả là vải an toàn có màu sắc ñẹp, quả to, ñồng ñều, giá từ 6
– 7 nghìn ñồng/kg, cao hơn vải thường 3 – 4 nghìn ñồng/kg. Hầu hết lượng
vải này ñược thu mua xuất sang Trung Quốc. Sang năm 2008 diện tích vải
thiều an toàn của huyện Lục Ngạn ñược tăng lên 1800 ha với sản lượng ước
ñạt 11 nghìn tấn. Vùng vải thiều an toàn tập trung ở các xã: Hồng Giang, Giáp
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………..
11
Sơn, Phi ðiền, Tân Quang… Các hộ nông dân tham gia sản xuất ñược tập
huấn kỹ thuật chọn giống; phương pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân
bón sinh học; cách thu hái, xử lý, ñóng gói, bảo quản và vận chuyển vải tươi.
Thị trường cho vải thiều an toàn năm 2008 dự tính là Trung Quốc, Nhật Bản,
Tây Âu và Bắc Mỹ [49].
Nhưng một trở ngại lớn trong việc tiêu thụ vải ở Việt Nam hiện nay là
vấn ñề bảo quản bởi vì thời vụ ngắn mà kỹ thuật bảo quản lại sơ sài, thị
trường tiêu thụ vải tươi phía Bắc chiếm 40 – 60%, vải ñược vận chuyển vào
các tỉnh phía Nam khoảng 10 – 15% và xuất khẩu khoảng 30%.
Nhìn chung, vải vẫn ñược tiêu thụ dưới dạng tươi là chính. Theo ước
tính hiện nay có khoảng 70% sản lượng vải tiêu thụ dưới dạng này. Trong ñó
tiêu dùng nội ñịa chiếm khoảng 35 – 40%. Phần lớn lượng quả vải tươi sau
khi thu hoạch ñều ñược vận chuyển về phục vụ nhu cầu của dân cư các thành
phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam ðịnh, Vinh... ngay trong ngày. Một
phần ñược các thương lái, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản vận
chuyển ñến các thị trường tiêu thụ ở xa hơn như TP Hồ Chí Minh, ðồng
Nai… hoặc xuất khẩu sang các nước Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Lào,
Campuchia…
Tuy nhiên trong những năm gần ñây, giá vải thiều bán trong nước
tương ñối thấp. Giá vải thiều Thanh Hà năm 2007 bán bình quân ñược 2.000
ñồng/kg nhưng năm 2008 cũng thế, trong khi ñó chi phí vật tư, phân bón,
công lao ñộng tăng, cho nên thu nhập người trồng vải giảm. Trưởng Phòng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Hà Lê Văn Dũng cho biết:
huyện Thanh Hà hiện có 6.744 ha vải các loại, trong ñó có 1.200 ha vải sớm.
Mặc dù tỷ lệ ñậu quả cao, nhưng trọng lượng quả bé, cho nên năng suất năm
nay dự kiến ñạt 27 nghìn tấn, giảm 3.500 tấn so sản lượng năm trước. Có một
thực tế là trong vài năm qua, người dân ít ñầu tư, chăm sóc cây vải, cho nên
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………..
12
trọng lượng và chất lượng vải thiều năm nay giảm [50].
Do dân ta chưa quen sử dụng các sản phẩm chế biến sẵn, ñặc biệt từ
vải, nhãn như vải ñóng hộp, vải sấy khô… cộng với sức mua của thị trường
nội ñịa chưa cao và cùng với thời vụ thu hoạch vải quá ngắn (trong vòng 1
tháng), nên mặc dù lượng vải quả hàng năm của chúng ta chưa nhiều nhưng
áp lực tiêu thụ ñối với người trồng vải khá lớn. Vì vậy việc nghiên cứu kéo
dài thời vụ thu hoạch cũng như các biện pháp bảo quản, chế biến vải ñang là
một nhu cầu bức thiết hiện nay.
2.4. ðặc ñiểm ra hoa, ñậu quả của cây vải
2.4.1. ðặc ñiểm hình thái hoa vải
Vải là loại cây thân gỗ, kích thước trung bình có thể cao tới 15 – 20m,
có các lá hình lông chim mọc so le, mỗi lá dài 15 – 25cm, với 2 – 8 lá chét ở
bên dài 5 – 10 cm và không có lá chét ở ñỉnh. Các lá non mới mọc có màu ñỏ
ñồng sáng, sau ñó chuyển dần thành màu xanh lục khi ñạt tới kích thước cực
ñại.
Hoa vải nhỏ màu trắng ánh xanh lục hoặc trắng ánh vàng, có dạng hình
tháp, tồn tại dưới dạng chùm, mỗi chùm có khoảng 100 – 300 hoa. Trên chùm
có 4 loại hoa: hoa cái, hoa ñực, hoa lưỡng tính và hoa dị hình.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………..
13
Hình 2.1: Hoa vải
Hoa ñực thực ra là một hoa lưỡng tính, bầu nhụy thoái hoá, nhị ñực bình
thường, có phấn tốt. Số nhị ñực 5 – 10 hoặch ít hơn. Hoa ñực có chức năng chủ
yếu là cung cấp phấn cho thụ phấn và thụ tinh. Tỷ lệ hoa ñực chiếm khảng 70%.
Hoa cái bầu rất phát triển, thường có 2 ô, cá biệt có 3 – 4 ô, khi hoa nở ñầu
nhụy tách làm ñôi, cá biệt thành 3 hoặc thành 4. Hoa cái cũng là một hoa lưỡng
tính, nhưng nhị ñực thoái hoá. không có phấn còn bầu nhụy bình thường, có khả
năng thụ phấn và kết thành quả. Theo giống và tình hình ra hoa của các năm khác
nhau mà số lượng hoa cái có thể biến ñổi. Tỷ lệ hoa cái thường khoảng 30%.
Hoa lưỡng tính vừa có nhị, vừa có bầu nhụy ñều phát triển bình thường
nhưng loại này không nhiều.
Hoa dị hình: số lượng trên cây ít, có hoa ở bầu nhụy hoặc rất nhiều ô
(từ 1 – 16 ô). Loại này không có khả năng hình thành quả.
Thời gian ra hoa khác nhau phụ thuộc từng giống: Các giống vải chua
ra hoa ngay từ tháng 12, 1, 2. Vải thiều Trung Quốc như các giống Phú Hộ,
Thanh Hà, Quế Vị… ra hoa vào tháng 2, 3. Vải nhỡ ra hoa vào giữa thời gian
nói trên [5].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………..
14
2.4.2. Quá trình ñậu quả
Tỷ lệ ñậu quả của vải phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau:
ñặc tính ra hoa, môi giới truyền phấn, ñiều kiện nhiệt ñộ, ñộ ẩm, lượng mưa
hay hàm lượng các chất dinh dưỡng cũng như các loại phytohoocmon trong
cây.
Theo nghiên cứu của Lương Vũ Nguyên (1986), hàm lượng IAA trên
ñỉnh cành non rất cao, lá chuyển màu xanh, mầm ngừng sinh trưởng tương
ñối thì hơi giảm thấp, về sau mới bắt ñầu phân hoá mầm hoa. Trong quá trình
phân hoá mầm hoa, ñối với cây năm sai quả (hình thành hoa nhiều), hàm
lượng IAA và Gibberellin ở ñầu ngọn cành hơi thấp. ðiều này chứng tỏ hàm
lượng các chất này thấp có lợi cho sự phân hoá mầm hoa
Trong quá trình hoa vải nở gặp ñiều kịên thời tiết mưa nhiều hay mưa
phùn kéo dài sẽ làm hạn chế sự tung phấn, hạt phấn bị trương lên, ống phấn
có thể vỡ khi ñang kéo dài do ñó rất khó khăn cho việc thụ phấn, thụ tinh.
Ngoài ra, môi giới truyền phấn (côn trùng, gió...) cũng ñóng vai trò tích cực
trong việc làm tăng tỷ lệ ñậu quả.
2.4.3. Các giai ñoạn phát triển của quả
Theo Nghê Diệu Nguyên (1991) trên các giống vải Tam Nguyệt Hồng,
Hắc Diệp và vải Nếp cho thấy: sau khi thụ tinh xong, bầu nhụy bắt ñầu phát
triển. Tiến trình phát triển của quả vải ñược chia làm ba giai ñoạn:
+ Giai ñoạn phát triển của phôi và vỏ quả: là giai ñoạn từ khi hoa cái thụ
tinh xong cho ñến trước khi cùi xuất hiện rõ (khoảng 34 ngày). Giai ñoạn này,
một trong hai ngăn bầu nhị phát triển, còn ngăn kia không phát triển, bị rụng ñi,
rất ít khi cả hai ngăn bầu nhị ñều phát triển thành quả. Phôi hạt phình to hoặc
ngừng phát triển. Sau 30 ngày, cuống hạt nổi rõ, cùi quả bắt ñầu xuất hiện.
+ Giai ñoạn tử diệp tăng trưởng nhanh: giai ñoạn ñược tính từ khi cùi
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………..
15
xuất hiện ñến khi hạt ñầy ñặn (khoảng 14 ngày). Cùi xuất hiện và phát triển từ
gốc hạt lên phía trên bao bọc lấy hạt. Trong khoang hạt dần dần ñầy tử diệp.
Hạt lớn lên nhanh và tăng trọng. Vỏ hạt từ mềm dần chuyển cứng và rắn chắc.
+ Giai ñoạn cùi tăng trưởng nhanh và quả chín: Khoảng 3 – 4 tuần
trước khi quả chín hạt ngừng không lớn nữa và cùi phát triển nhanh. Lúc ñầu
chỉ như một các chụp ñèn bao quanh hạt ở phía cuống quả, cùi ngắn hơn hạt.
Sau ñó cùi dài dần phủ kín hạt ñồng thời dầy lên chứa ñầy chất dự trữ (ñường,
axit, vitamin...). Giai ñoạn này trao ñổi vật chất mạnh, yêu cầu về nước lớn và
nếu bị hạn quả rụng nhiều hoặc nếu không rụng thì bé, chất lượng thấp.
Tiếp theo là sự chuyển hoá chất hữu cơ, chất ñặc rễ hoà tan ngày càng
tăng nhanh, hàm lượng nước tăng lên, vỏ quả xung quanh cuống bắt ñầu
chuyển sang màu hồng. Vỏ trở nên phẳng hơn, cùi ñầy ñặn và chín.
Trong thực tế sản suất thường gặp những giống kết quả ñơn tính (quả
không hạt) như giống Giả Quái Lục, Hoà Hà Xuyên, Giả Hương Lệ ở Trung
Quốc. Có những giống, quá trình phát triển của phôi thuộc loại không hoàn
thiện như giống Lam Trúc (Trung Quốc). Khi hoa nở 30 - 35 ngày, phôi phát
triển bình thường nhưng sau ñó, một bộ phận phôi tiếp tục phát triển bình
thường cuối cùng hình thành hạt to. Bộ phận còn lại, phôi ngừng phát triển,
nếu ngừng sớm thì hạt lép, ngừng muộn hơn thì tạo hạt to nhỏ khác nhau.
Kích thước hạt là một trong những tiêu chuẩn ñánh giá tốt, xấu của quả vải, vì
vậy, nếu ñảm bảo năng suất và chất lượng thì việc ứng dụng các chất ức chế
sự phát triển của phôi hạt là ñiều hoàn toàn có ý nghĩa [17].
2.5. Vai trò của chất kích thích sinh trưởng và vi lượng tới năng suất và
phẩm chất nông sản
2.5.1. Vai trò của chất kích thích sinh trưởng
Các chất ñiều hòa sinh trưởng ñóng vai trò rất quan trọng trong quá
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………..
16