Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp của việt nam giai đoạn 2006 – 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.37 KB, 33 trang )

MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nước có nền văn minh lúa nước lâu đời với hơn 70% dân
số là nông dân, nông nghiệp là một trong những tiền đề phát triển quan trọng cho
nền kinh tế Việt Nam. Từ chỗ chỉ là một nước ngày ngày mong muốn được ăn no,
mặc ấm giờ đây nông nghiệp Việt Nam đang vươn ra thế giới với những thành tựu
đáng kể. Là một nước xuất khẩu gạo đứng nhất nhì trên thế giới, và xuất khẩu
nông thuỷ sản là những mặt hàng quan trọng trong chiến lược xuất khẩu của Việt
Nam cho thấy ngành nơng nghiệp đóng vai trị hết sức quan trọng trong quá trình
phát triển kinh tế của đất nước. Mặc dù đã đạt được những thành tựu không thể
phủ nhận nhưng ngành nông nghiệp đang phải đối mặt với những thách thức lớn
của q trình cơng nghiệp hố, cũng như điều kiện thời tiết,… những chính sách
phù hợp đưa ra lúc này là vơ cùng cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối
với những người nông dân, những người ngày đang phải bỏ công sức rất nhiều
nhưng thành quả thu được chẳng là bao. Nhóm 7 nghiên cứu đề tài: “Phân tích
thực trạng phát triển sản xuất nơng nghiệp của Việt Nam. Qua đó đánh giá vai trị
của nơng nghiệp với phát triển kinh tế trong giai đoạn 2006 – 2010”. Nội dung
chính của bài bao gồm 3 phần chính:
I-

Thực trạng phát triển sản xuất nơng nghiệp của Việt Nam giai

đoạn 2006 – 2010.
II -

Đánh giá vai trị của nơng nghiệp với phát triển kinh tế trong

giai đoạn 2006 – 2010.
III -

Đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn


đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế.
Do trình độ nghiên cứu cịn hạn hẹp nên bài viết cịn nhiều thiếu sót rất
mong sự đóng góp ý kiến của thầy giáo cũng như các bạn sinh viên để bài viết có
thể hồn chỉnh một cách tốt hơn.


NỘI DUNG
A.

Khung lý thuyết

1. Khái niệm ngành nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai
để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên
liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho
công nghiệp.
Theo nghĩa rộng nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm các
ngành nhỏ: nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.
Theo nghĩa hẹp nông nghiệp bao gồm chuyên ngành : Trồng trọt, chăn
nuôi, và dịch vụ nông nghiệp.
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nhiều
nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển.
2. Đặc điểm ngành nông nghiệp
2.1. Đặc điểm của sẩn phẩm của ngành nông nghiệp
- Sản phẩm của ngành nơng nghiệp mang tính thiết yếu, thứ cấp. Lương thực là
sản phẩm chỉ có ngành nơng nghiệp sản xuất ra, là sản phẩm không thể thiếu để
đáp ứng nhu cầu sống của con người. Tuy nhiên,đây là hàng hóa thứ cấp nên khi
thu nhập tăng thì tỉ lệ thu nhập dành cho tiêu dùng lương thực thực phẩm giảm. Vì
vậy nên chọn các loại hàng hóa đặc trưng để phát triển, nâng cao giá trị hàng hóa
trong nghành lên, tạo tính hấp dẫn của ngành, móc nối liên kết với ngành hỗ trợ.

- Sản phẩm của ngành nơng nghiệp có hệ số trao đổi hàng hóa thấp. So với các
ngành cơng nghiệp và dịch vụ thì sản phẩm của ngành nông nghiệp yếu thế hơn,
giá cả thấp. Muốn phát triển ngành nơng nghiệp cần có chính sách trợ giá nông
sản, đảm bảo thị trường cho sản xuất
2.2. Đặc điểm của ngành sản xuất nông nghiệp
- Nông nghiệp là ngành sản xuất truyền thống, có lịch sử phát triển lâu đời. Do đó
có nhiều đặc điểm trì trệ lạc hậu vẫn còn tồn tại trong sản xuất. Mặc dù tiến bộ
khoa học kỹ thuật , đã áp dụng máy móc thiết bị hiện đại vào sản xuất nhưng


nhiều vùng người dân vẫn áp dụng những kỹ thuật cũ để sản xuất, không muốn
thay đổi. Cần phải cải tạo những đặc điểm khơng phù hợp, bảo thủ, trì trệ này để
phát triển ngành nông nghiệp
- Phụ thuộc lớn vào điều kiện tư nhiên và đất đai
Mỗi vùng có những đặc trưng riêng về đất, khí hậu, địa hình…phù hợp với
phát triển sản xuất một số loại nông sản nhất định, tạo nên đặc sản của từng vùng.
Mỗi vùng tìm cho mình những sản phẩm thíc hợp để phát triển, khai thác lợi thế.
Sản xuất nông nghiệp là ngành phụ thuộc lớn vào điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh
khách quan khơng can thiệp được, do đó mang tính rủi ro cao. Khả năng thất thu,
mất mùa có thể do các nguyên nhân như lũ lụt, mưa bão, hỏa hoạn, bệnh dịch…
Do đó cần có những chính sách bảo hiểm để giảm những rủi ro đó.
Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu
lao động.
Sản xuất nơng nghiệp có tính thời vụ, một lực lượng lớn lao động trong
ngành nông nghiệp thiếu việc làm theo mùa vụ. Cần đa dạng hóa sản phẩm, thâm
canh tăng vụ để vừa khai thác tư liệu lao động, tạo thu nhập và giải quyết tình
trạng thất nghiệp mùa vụ
- Nơng nghiệp là ngành sản xuất địi hỏi nhiều lao động
Cơng việc trong ngành này khơng địi hỏi trình độ cao, việc dễ làm nhưng
địi hỏi nhiều về lao động. Đây cũng là một thuận lợi để giải quyết việc làm cho

người lao động. Tuy nhiên, thu nhập trong ngành còn thấp nên hiện tượng thiếu
việc làm cịn nhiều. Hiện lao động trong ngành nơng nghiệp còn chiếm một tỉ
trọng lớn, cần chuyển sang các ngành công nghiệp và dịch vụ nhiều hơn nữa.
Trong nông nghiệp cần nâng cấp sang ngành sử dụng nhiều vốn, nâng cao năng
suất.
- Đây là ngành kinh tế có quy mô lớn, tỉ trọng trong tổng nền kinh tế cao nhưng tỉ
trọng này có xu hướng giảm trong q trình phát triển
3. Vai trị của ngành nơng nghiệp
3.1. Cung cấp lương thực thực phẩm


Hầu hết các nước đang phát triển đều dựa vào nông nghiệp trong nước để cung
cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng, tạo nên sự ổn định, đảm bảo an toàn cho
phát triển. Nếu các nước đang phát triển phải nhập khẩu lương thực thực phẩm thì
gặp trở ngại lớn do khan hiếm ngoại tệ và chi phí cao, và việc nhập khẩu cho tiêu
dùng này không làm tăng vốn sản xuất trong nước. Đảm bảo an ninh lương thực là
sứ mệnh của ngành nông nghiệp, tiến tới dự trữ và xuất khẩu ra thị trường thế giới.
3.2. Cung cấp các yếu tố nguồn lực cho phát triển kinh tế
- Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp. Sản phẩm của ngành nông nghiệp
là đầu vào quan trọng cho sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến như : thực
phẩm, nước giải khát…
- Giải quyết việc làm cho lao động. Nơng nghiệp là ngành có quy mơ lớn, chiếm tỉ
trọng lớn trong nền kinh tế, đây cũng là ngành sử dụng nhiều lao động nên là một
ngành tạo nhiều việc làm cho lao động.Tuy nhiên, lao động. Tuy nhiên lao động
trong ngành này rất lớn, cần chuyển sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Nông
nhiệp là ngành cung cấp lao động cho các ngành khác.
- Tích lũy vốn cho nền kinh tế
Sản xuất nông sản, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Xuất khẩu nông
sản mang lại một nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tế đáp ứng nhu cầu ngoại tệ để
nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư, thiết bị mà trong nước chưa sản xuất ra được.

Trong lich sử, quá trình phát triển cho thấy nguồn vốn nguồn vốn được tíc lũy
trong giai đoạn đầu là từ phát triển nông nghiệp.
3.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn cho các ngành khác
Mặc dù ở các nước đang phát triển thu nhập đầu người của các ngành kinh
tế khác cao hơn ngành nông nghiệp nhưng quy mô dân số nông nghiệp rất lớn nên
nông nghiệp nông thôn là thị trường rông lớn cho sản phẩm hàng tiêu dùng của
ngành công nghiệp. Công nghiệp cung cấp tư liệu sản xuất như máy móc, thiết bị,
phân bón, thuốc trừ sâu…cho ngành nơng nghiệp.
4. Các giai đoạn phát triển nông nghiệp
a.

Giai đoạn kinh tế nông nghiệp truyền thống


Trong giai đoạn này người nông dân sản xuất với phương pháp cũ với
những phong tục tập quán lạc hậu. Mục đích tối đa hóa sự tồn tại, họ khơng muốn
thay đổi phương pháp sản xuất. Đặc điểm cơ bản của nơng nghiệp truyền thống là
sản xuất mang tính tự cung tự cấp với một hoặc vài loại cây công nghiệp chủ yếu
là lúa, ngô, khoai, sắn. Sản xuất độc canh, manh mún và công nghệ lạc hậu. Việc
tăng sản lượng có thể thực hiện bằng việc tăng diện tích canh tác, hoặc sử dụng
phân hữu cơ sinh học. Do đó đời sống người dân thấp, rủi ro cao.
b.

Giai đoạn kinh tế nơng nghiệp đa dạng hóa
Đa dạng hóa nơng nghiệp là bước đầu tiên trong quá độ từ sản xuất tự cung

tự cấp sang chun mơn hóa. Trong giai đoạn này, nông nghiệp đã chuyển sang
sản xuất với mục đích tối đa hóa thị trường, sản xuất để bán. Cây trồng, vật ni
được đa dạng hóa, tăng tỉ lệ sử dụng thời gian lao động, giảm thời gian nhàn rỗi.
Tăng cường cơng tác thủy lợi, phân bón, sử dụng giống cây trông mới để tăng

năng suất và sản lượng lương thực gia tăng. Thu nhập tăng nhờ sản xuất khoa học
và ổn định là thu nhập của người dân tăng, đảm bảo đời sống ổn định
c.

Giai đoạn công nghiệp hóa, thương mại hóa, hiện đại
Đây là giai đoạn mà sản xuất nơng nghiệp hướng tới mục đích tối đa hóa

lợi nhuận. Cơng nghệ hiện đại được áp dụng vào sản xuất, trở thành yếu tố quyết
định đối với tăng sản lượng nơng nghiệp. Trang trại được chun mơn hóa, sản
xuất được cung ứng hoàn toàn cho thị trường thương mại. Dựa vào lợi thế quy mô,
áp dụng tối đa cơng nghệ mới hướng vào sản xuất chun mơn hóa một vài loại
sản phẩm riêng biệt. Đời sống của người dân được nâng cao, hướng đến sự giàu có
nhờ sản xuất nông nghiệp.
5. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển ngành nông nghiệp
- Sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp
+ Tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp GO
+ GDP của ngành nông nghiệp - Tổng giá trị sản phẩm hàng hóa và dịch vụ
cuối cùng của ngành nông nghiệp
+ Mức gia tăng tuyệt đối của GDP ngành nông nghiệp


= GDPnn (t) – GDPnn(t-1)
+ Tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp
=( GDPnn (t) – GDPnn(t-1))/ GDPnn(t-1)
- Cơ cấu ngành nơng nghiệp
+ Tỉ trọng đóng góp của ngành nơng nghiệp vào GDP
dnn= GDPnn / GDPcả nước
+ Giá trị đóng góp và tỉ trọng của từng ngành nhỏ( nơng nghiệp, lâm
nghiệp, thủy sản) vào GDP ngành nông nghiệp
+ Số lao động trong ngành nông nghiệp và tỉ lệ lao động trong ngành nông

nghiệp trong tổng lao động cả nước
+ Số lao động trong từng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và tỉ
trọng lao động của từng ngành đó trong ngành nông nghiệp
- Tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành nông nông nghiệp
+ Mức tăng giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp trong tổng GDP cả nước hàng
năm dnn(t ) – dnn(t-1)
+ Mức tăng , giảm tỉ trọng của các ngành nhỏ trong GDP của ngành nơng
nghiệp
- Đóng góp của ngành nông nghiệp trong tổng giá trị xuất khẩu
- Năng suất lao động bình qn của ngành nơng nghiệp
B.

Thực trạng phát triển phát triển sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam giai

đoạn 2006 – 2010
Từ tình trạng ăn đong sống nhờ vào viện trợ, Việt Nam đã vươn lên trở
thành quốc gia xuất khẩu nông thuỷ sản với nhiều mặt hàng chiếm thị phần quan
trọng trên trị trường thế giới. Thành cơng đó có được là nhờ sự cố gắng phi thường
của đông đảo người sản xuất kinh doanh Việt Nam và những chính sách phù hợp,
trong đó chính sách tự do hóa thương mại và trao quyền cho nơng dân đóng vai trị
quan trọng.
1. Những kết quả đạt được của phát triển sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
a. Trong ngành trồng trọt


Giai đoạn 2006 – 2008, dù chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, nhưng
tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành trồng trọt vẫn đạt mức cao, bình quân
4,29%/năm, cao hơn chỉ tiêu kế hoạch đặt ra là 2,7%. Năm 2009 do ảnh hưởng của
khủng hoảng tài chính, hơn nữa năm 2008 là năm được mùa lớn nên tốc độ tăng
giá trị sản xuất trồng trọt có giảm xuống nhưng có thể khẳng định bình qn 5

năm vẫn sẽ vượt chỉ tiêu 2,7% đặt ra.
Kết quả thực hiện một số chỉ số phát triển ngành trồng trọt
Chỉ số đánh giá

Đơn
vị

Chỉ

tiêu

Thực hiện
KH 2006
2007

2008

2009

2010

Tốc độ tăng GTSX %

năm 2010
2,7

3,44

3,37


6,07

0,8

4,0

trồng trọt
Tỷ trọng GTSX trồng

72

75,04

75,17

72,61

71

70

78,00

77,72

75,61

75

3,49


3,12

6,21

5,0

trọt/

tổng GTSX

nông nghiệp
Tỷ lệ giá trị gia tăng
trồng

%

trọt/

%

GTSX

trồng trọt
Biến động giá trị sản %
phẩm trồng trọt trên
một ha đất trồng trọt

Thành tựu đạt được của một số chương trình trong phát triển sản xuất ngành
trồng trọt

(1) Chương trình an ninh lương thực quốc gia:
Trong 5 năm qua dù vẫn phải chuyển đổi một số diện tích đất lúa sang ni
trồng thủy sản và trồng các cây khác có giá trị hơn cho nhu cầu cơng nghiệp hố,
đơ thị hố. Tuy vậy, do được giá, nông dân tận dụng hết diện tích và tăng vụ, nên
diện tích gieo trồng lúa vẫn đạt mức trên 7,3 triệu ha, tương đương năm 2005.
Đồng thời, nhờ áp dụng giống chất lượng và các biện pháp thâm canh đồng bộ,
năng suất lúa liên tục tăng qua các năm, ước năng suất lúa cả năm 2009 đạt mức
53 tạ/ha, tăng 4,1 tạ/ha so với năm 2005. Nhờ vậy, sản lượng lúa tăng khá cao so
với năm 2005, năm 2008 đạt 38,7 triệu tấn, tăng 2,78 triệu tấn so với năm 2007,


năm 2009 theo đánh giá bước đầu có thể đạt 39,2 triệu tấn, tăng trên 445 nghìn tấn
so với năm 2008.
Sản xuất ngô tiếp tục phát triển. Năm 2008 diện tích ngơ tăng so với năm
2005 khoảng 70 nghìn ha, năng suất tăng 4,2 tạ/ha, sản lượng tăng 744 ngàn tấn so
với năm 2005.
Nhờ đó, sản lượng cây có hạt tiếp tục tăng từ 39,6 triệu tấn năm 2005 lên
40,2 triệu tấn năm 2007, 43,3 triệu tấn năm 2008, đảm bảo vững chắc an ninh
lương thực quốc gia và khả năng 5 năm 2006 – 2010 xuất khẩu trên 24 triệu tấn
gạo, với kim ngạch trên 10 tỷ USD.
(2) Chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng:
Nhờ sản lượng lương thực phát triển với tốc độ khá, đảm bảo an ninh lương
thực Quốc gia, nên ngành trồng trọt có điều kiện tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây
trồng hướng mạnh ra thị trường xuất khẩu.
Bốn năm qua và dự kiến khả năng năm 2010 ngành trồng trọt đang tiếp tục chuyển
đổi cơ cấu cây trồng hướng theo nhu cầu của thị trường, nhất là thị trường xuất
khẩu và nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, cụ thể như sau:
- Diện tích các cây thực phẩm, nhất là rau các loại tiếp tục tăng để đáp ứng cho
nhu cầu tiêu dùng trong nước. Diện tích rau từ 676 nghìn ha năm 2005 liên tục
tăng qua các năm, đến năm 2008 đạt 722 nghìn ha, tăng 46 nghìn ha, bình quân

mỗi năm tăng 2,1%. Sản lượng rau các loại từ 10,3 triệu tấn năm 2005 tăng lên
11,5 triệu tấn năm 2008, bình qn mỗi năm tăng 4%.
Các mơ hình hộ, hợp tác xã sản xuất rau sạch, chất lượng cao thiết lập các đại lý,
cửa hàng bán rau trong các thành phố có hiệu quả cao, đạt giá trị sản lượng 50-100
triệu đồng/ha/năm. Một số tỉnh, thành phố đã mở rộng mơ hình sản xuất rau theo
cơng nghệ cao, cơng nghệ khơng dùng diện tích đất, đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm, độ đồng đều và chất lượng cao, năng suất gấp 7-8 lần sản xuất theo công
nghệ truyền thống. Như sản xuất dưa chuột theo công nghệ cao của Trung tâm
nghiên cứu rau quả Hà Nội, với 3 ha đạt năng suất 240 - 250 tạ/ha, so với sản xuất
hiện nay tăng gấp 8 lần. Ngoài ra các địa phương đang hướng dẫn nông dân phát


triển mạnh nấm ăn các loại, xuất hiện ngày càng nhiều mơ hình trồng nấm có thu
nhập cao từ 70-100 triệu đồng/ha.
- Do giá mua trong nước chưa đủ tạo động lực khuyến khích nơng dân gia tăng sản
xuất nên các cây công nghiệp ngắn ngày chủ yếu đều giữ mức năm 2005 khoảng
860 nghìn ha, có năm đạt thấp hơn như năm 2008 đạt 806 nghìn ha, thấp hơn năm
2005 54 nghìn ha.
- Cây ăn quả do nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng, nhưng việc xuất khẩu vẫn cịn
nhiều khó khăn, nên diện tích một số cây ăn quả có tăng trong 5 năm vừa qua với
tốc độ khơng lớn. Từ 767 nghìn ha năm 2005, đến năm 2008 ước đạt 775 nghìn
ha, tăng 8 nghìn ha. Hình thành nhiều vùng cây ăn quả tập trung như nhãn lồng
Hưng Yên, vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang), Hải Dương, cam qt Hà Giang,
Tun Quang, xồi Miền Đơng Nam Bộ, chôm chôm các tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long.
Thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng chất lượng,
hiệu quả và thị trường, giá trị sản phẩm trồng trọt (giá thực tế) thu được trên 1 ha
đất trồng trọt năm 2008 đạt 27,5 triệu đồng (Năm 2005 là 14,3 triệu đồng).
(3) Chương trình thâm canh cây cơng nghiệp lâu năm:
- Các cây công nghiệp lâu năm, trong vài năm gần đây do được giá xuất khẩu nên

có mức tăng khá, từ 1,634 triệu ha năm 2005 lên 1,886 triệu ha năm 2008, tăng
252 nghìn ha. Bình quân mỗi năm trồng mới 80 nghìn ha cây cơng nghiệp lâu
năm. Trong đó, cao su có tốc độ tăng nhanh nhất từ 483 nghìn ha năm 2005 lên
632 nghìn ha năm 2008, bình quân mỗi năm trồng mới gần 50 nghìn ha.
Do được thâm canh đồng bộ và tăng thêm diện tích khai thác kinh doanh
nên sản lượng các loại cây công nghiệp dài ngày tăng khá. So với năm 2005, năm
2008 sản lượng một số cây công nghiệp dài ngày chủ yếu như cà phê tăng 304
nghìn tấn (tăng 40,4%), cao su tăng 178 nghìn tấn (tăng 37%), chè tăng 190 nghìn
tấn (tăng 33,3%), điều tăng 68 nghìn tấn (tăng 28,3%). Tóm lại trừ sản lượng điều
thơ khó có khả năng đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, sản lượng các cây cơng nghiệp lâu
năm cịn lại đều đã vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra trước thời hạn.


Kết quả sản xuất các cây CN xuất khẩu so với kế hoạch 2010
Hạng mục

Cà phê nhân, (ngàn tấn)
Cao su mủ khô, (ngàn tấn)
Chè búp tươi, (ngàn tấn)
Hồ tiêu, (ngàn tấn)
Điều thô, (ngàn tấn)

Mục

Thực

Thực

Thực


Thực

TH2008/

tiêu

hiện

hiện

hiện 2007

hiện

KH

2010
(900)
(650)
650
(95)
(500)

2005
752
482
570
80
240


2006
985
555
649
79
273

916
606
706
89
312

2008
1056
660
760
98
308

2010, %
117,3
101,5
116,9
103,1
61,6

b. Trong ngành chăn nuôi
Ngành chăn nuôi triển khai kế hoạch 2006 - 2010 trong hồn cảnh vơ cùng
khó khăn: Trong khi dịch cúm gia cầm vẫn chưa được khống chế hồn tồn thì

năm 2007 dịch lợn tai xanh và lở mồm long móng lại bùng phát trên diện rộng;
Năm 2008 trận rét lịch sử kéo dài 39 ngày làm chết trên 200 ngàn trâu bò. Với ảnh
hưởng của dịch bệnh và thời tiết như vậy, kèm giá thức ăn chăn nuôi tăng cao đã
làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi.
Xét về chỉ tiêu tăng giá trị sản xuất chăn ni bình qn 6,4%/năm có thể
đạt được nếu tốc độ tăng trưởng chăn nuôi năm 2009 và 2010 đạt trên 7,3%. Trong
cơ cấu ngành nông nghiệp, tỷ trọng chăn nuôi đã tăng từ 24,5 % năm 2006 lên
27% năm 2008
Tuy nhiên, nếu xét về chỉ tiêu đầu con và sản phẩm chăn ni, (trừ chỉ tiêu
số lượng bị có khả năng đạt mục tiêu đề ra là 6,7 triệu con, sản lượng thịt hơi có
khả năng đạt 3,6 triệu tấn) các chỉ tiêu về số đầu con gia súc khác, gia cầm, cũng
như sản phẩm chăn ni khác khó có khả năng hoàn thành mục tiêu kế hoạch đặt
ra.

Kết quả thực hiện một số chỉ số phát triển ngành chăn nuôi
Thực hiện


Chỉ số đánh giá

Đơn vị

Chỉ

2006

2007

2008


2009

2010

tiêu
KH
2010
1. Một số chỉ số kết quả
Tốc độ tăng giá trị sản xuất %

6,4

6,9

4,6

6,0

8,0

8,0

chăn nuôi
Tỷ trọng GTSX chăn nuôi

%

26

24,5


24,4

27,0

29

30

trên GTSX nông nghiệp
Tỷ lệ giá trị gia tăng chăn

%

-

54,10

51,35

56,08

57

58

ni/GTSX chăn ni
Tỷ trọng GTSX nhóm gia

%


-

72,26

71,65

70,39

69

68

súc trong GTSX chăn ni
Tỷ trọng GTSX nhóm gia

%

-

12,97

12,95

14,20

14,5

15


ni
Tỷ trọng GTSP chăn ni %

-

12,80

13,45

13,54

14

14

không qua giết mổ
2. Một số chỉ số đầu ra
a. Số đầu con GS,GC
- Trâu
- Bò
- Lợn

Ngàn con
Ngàn con
Ngàn con

3.100
6.700
40.20


2.921,1
6.510,8
26.855

2.996,4
6.724,7
26.561

2.897,7
6.337,7
26.702

2.950
6.836
28.000

3.000
7.178
29.120

Triệu con

0
390

214,6

226,0

247,3


272

294

Ngàn tấn

(3.60

3.073

3.295

3.487

3.801

4.109

Triệu quả
Ngàn tấn

0)
8.000
-

3.970
216

4.466

234

4.938
262

5.562
301

6.230
350

cầm trong GTSX chăn

- Gia cầm
b. Sản phẩm chăn nuôi
- Thịt hơi các loại
- Trứng
- Sữa


Kết quả thực hiện một số chương trình phát triển chăn ni chính như sau:
(1) Chương trình phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng công nghiệp gắn
với chế biến và giết mổ tập trung
Điều đáng ghi nhận là chăn ni đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng
chất lượng, thơng qua việc thúc đẩy hình thành các vùng chăn ni quy mơ lớn
theo hình thức trang trại, phương thức công nghiệp, sử dụng giống tốt, thức ăn
công nghiệp, đảm bảo an tồn dịch bệnh, hiệu quả chăn ni tăng lên khá cao.
Nhiều giống mới được đưa vào sản xuất nên năng suất, chất lượng sản phẩm thịt,
trứng, sữa được nâng cao. Trọng lượng lợn hơi xuất chuồng năm 2000 bình quân
là 58 kg/con thì năm 2007 đã đạt 65,7 kg/con; sản lượng sữa bò lai, cũng trong

giai đoạn trên, tăng từ 3.100 kg lên 3.900 kg/con/chu kỳ (10 tháng), và với bò
thuần (HF) tăng từ 3.800 kg lên 4.700 kg/con/chu kỳ; với các giống gà đẻ nhập
ngoại, sản lượng trứng bình quân hàng năm tăng từ 230 quả/mái năm 2000 lên 255
quả/mái năm 2007(trong khi gà mái nội chỉ cho 70 – 90 trứng/năm).
(2) Chương trình phịng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm
Để đối phó với tình hình dịch bệnh gia súc gia cầm đang diễn ra phức tạp, nhiều
biện pháp kiểm sốt phịng trừ dịch bệnh được áp dụng đã hạn chế mức độ lây lan,
tái phát các ổ dịch trên cả nước:


- Công tác tuyên truyền vận động người chăn nuôi tuân thủ các điều kiện về chăn
nuôi thú y được đẩy mạnh;
- Cơng tác tiêm phịng được chỉ đạo thực hiện nghiêm túc;
- Việc vận chuyển, nhập giống gia súc gia cầm được kiểm sốt chặt chẽ;
- Khi có dịch bệnh xảy ra, đã có biện pháp cách ly, khoanh vùng kiểm soát chặt
chẽ, thực hiện việc tiêu huỷ gia súc, gia cầm bị bệnh.
Nhờ áp dụng các biện pháp phịng phịng chống quyết liệt, đã khống chế thành
cơng nhiều dịch bệnh như cúm gia cầm, lợn tai xanh, tạo điều kiện cho ngành chăn
nuôi lấy lại đà tăng trưởng nhanh.
(3) Chương trình phát triển thức ăn chăn ni
Về sản xuất thức ăn chăn nuôi, đến nay, cả nước đã có 241 nhà máy cơng nghiệp
chế biến thức ăn chăn nuôi với tổng công suất 7,8 triệu tấn; so với năm 2001 mở
thêm 114 nhà máy, tăng thêm 3,5 triệu tấn công suất. Từ năm 2006 đến nay, sản
lượng thức ăn chăn ni cơng nghiệp quy đổi tăng mạnh, bình quân tăng
10%/năm. Năm 2006 đạt sản lượng 6,6 triệu tấn, năm 2008 đạt 8,6 triệu tấn. Cùng
với thức ăn công nghiệp, các địa phương tiếp tục chỉ đạo chuyển đổi mở rộng diện
tích trồng cỏ, cây thức ăn xanh cho đàn gia súc.
c. Trong ngành thuỷ sản
Tốc độ tăng GTSX thuỷ sản dù chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch của Chính phủ là
10,5%/năm nhưng cũng đạt mức khá cao trong 3 năm 2006-2008 (Bình quân

8,96%/năm). Tỷ trọng GTSX thuỷ sản trong tổng giá trị sản xuất nông lâm thuỷ
sản thay đổi không rõ nét trong 3 năm qua, tuy nhiên nếu đánh giá với chuỗi thời
gian dài hơn thì tỷ trọng GTSX thuỷ sản đã tăng từ 16,74% năm 2000 lên 23,49%
năm 2008.
Các chỉ tiêu về tổng sản lượng thuỷ sản, sản lượng khai thác, nuôi trồng, đều đã
vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra cho năm 2010. Riêng kim ngạch xuất khẩu, năm 2008
đã đạt 4,51 tỷ USD đạt 90,2% chỉ tiêu kế hoạch. Tuy vậy, do ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới, nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản giảm sút nên khả năng
năm 2009 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sẽ chỉ đạt khoảng 4 tỷ USD. Đây là mặt


hàng còn nhiều tiềm năng, nếu thị trường được khơi thông, việc thực hiện chỉ tiêu
xuất khẩu 5 tỷ USD thuỷ sản không phải là mục tiêu quá cao.
Kết quả thực hiện một số chỉ số phát triển ngành thuỷ sản
Chỉ số đánh giá

Đơn vị

Chỉ tiêu Thực hiện
2006
2007
KH

2008

2009

2010

năm

2010
1. Một số chỉ số kết quả
Tốc độ tăng giá trị sản %

(10,5)

8,54

11,65

6,70

3

7

xuất ngành thuỷ sản
Tỷ trọng GTSX thuỷ %

(28,0)

26,31

26,44

23,49

24

26


66,18

67,14

66,56

67

68

33,82

32,86

33,44

33

32

sản/TổngGTSX NLTS
Tỷ trọng GTSX thuỷ sản %
nuôi

trồng/Tổng

GTSX

thuỷ sản

Tỷ trọng GTSX thuỷ sản %
khai

thác/Tổng

GTSX

thuỷ sản
Tỷ lệ giá trị gia tăng thuỷ

%

52

52

51

52

52

sản so với GTSX thuỷ sản
Tốc độ tăng giá trị SX

%

10,32

12,67


5,42

5

6

976,5

1.018,

1.052,

1.110

1.110

(4.000)

3.720,

8
4.197,

6
4.602,

4.710

4.800


2.000

5
2.026,

8
2.074,

0
2.136,

2.310

2.200

5
2.123,

4
2.465,

2.400

2.600

3
3.763

6

4.510

4.000

5.000

thuỷ sản/ha đất NTTS
2. Một số chỉ số đầu ra
2.1. Tổng diện tích NTTS
2.2. Tổng sản lượng TS
- Sản lượng khai thác

1..200
Ngàn tấn
Ngàn tấn

- Sản lượng nuôi trồng

Ngàn tấn

2.000

6
1.693,

2.3. Kim ngạch XKTS

Triệu

(5.000)


9
3.358

USD

Kết quả thực hiện 2 chương trình chính của ngành thuỷ sản như sau:
(1) Chương trình tổng thể khai thác thuỷ sản.
Trong 4 năm qua, thực hiện chủ trương khai thác hợp lý vùng biển ven bờ,
đẩy mạnh đánh bắt xa bờ, ngư dân tiếp tục đầu tư mua sắm tàu có cơng suất lớn.


Số lượng tàu đánh bắt xa bờ đã tăng từ 20.537 chiếc năm 2005 lên 22.529 chiếc
năm 2008, tổng công suất các tàu đánh bắt hải sản xa bờ tăng từ 2,8 triệu CV lên
3,3 triệu CV.
Cùng với việc trang bị tàu có cơng suất lớn, đã chủ động xây dựng các mơ
hình khai thác hải sản, qua đó nâng cao sản lượng khai thác hải sản cho từng khu
vực; Tổ chức chuyển giao công nghệ khai thác hải sản mới có hiệu quả cao từ các
nước trong khu vực cho ngư dân; Xây dựng mơ hình khai thác theo tổ đội, HTX
nhằm phát triển các đội tàu khai thác hải sản chất lượng cao, có khả năng khai thác
hải sản ở các vùng biển xa bờ, vùng biển công và vùng biển các nước trong khuôn
khổ hợp tác khai thác hải sản, lắp các máy có cơng suất từ 500 CV trở lên làm các
nghề lưới vây, rê, lồng, bẫy và câu…
Nhờ đó sản lượng thuỷ sản khai thác đã tăng từ 1.987,9 ngàn tấn năm 2005 lên
2.136,4 ngàn tấn năm 2008
(2) Chương trình phát triển ni trồng thuỷ sản.
Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản bắt đầu đi vào chiều sâu, thâm canh trong 3
năm qua. Diện tích ni trồng thuỷ sản không đạt chỉ tiêu 1,2 triệu ha đề ra, nhưng
đây lại là một khuynh hướng tích cực, chuyển từ quảng canh sang thâm canh.
Hiện nay, các địa phương đã tập trung phát triển nuôi trồng theo chiều sâu, xác

định đối tượng, phương thức nuôi, quản lý môi trường nuôi, áp dụng công nghệ
nuôi bền vững. Hệ thống nghiên cứu, nhân gây và cung ứng giống cho sản xuất
được sắp xếp lại, qua công tác khuyến ngư đã hướng dẫn nông dân và các tổ chức,
cá nhân phát triển nuôi trồng theo quy hoạch. Đã đưa vào sản xuất một số lồi
thuỷ sản có giá trị kinh tế cao (cá lăng, rơ phi đơn tính, tơm càng xanh, cá mú, cá
chẽm, cua biển,...) với công nghệ nuôi hiệu quả cao.
Nhờ vậy, sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng nhanh từ 1,7 triệu tấn năm 2006 lên
2,5 triệu tấn năm 2008; Cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản thay đổi theo hướng tích
cực: tỷ trọng giá trị ni trồng tăng nhanh, từ 44,4% năm 2000 tăng lên 66,6%
năm 2008. Tỷ trọng giá trị thuỷ sản khai thác đánh bắt ngược lại giảm từ 55,6%
năm 2000 xuống còn 33,4% năm 2008.


d. Trong ngành lâm nghiệp:
Tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt mức bình quân 2,3%/năm trong 3 năm
qua, đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra của Chính phủ. Các chỉ tiêu về trồng rừng sản
xuất, khoán bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh cũng đều đạt chỉ tiêu đề ra. Độ
che phủ rừng tăng từ 37,7% năm 2006 lên gần 40% năm 2010. Sản lượng khai
thác gỗ từ 2,7 triệu m3 năm 2005 lên 4,3 triệu m 3 năm 2008, tăng 59%, trong đó
khai thác gỗ rừng trồng chiếm 92-93%.
Một thành tích đáng ghi nhận khác là tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu lâm sản rất
cao, đạt mức bình quân gần 20%/năm trong 3 năm qua.
Lâm nghiệp đã có chuyển biến theo hướng từ hoạt động khai thác là chính sang
bảo vệ rừng tự nhiên, tăng cường giao khoán bảo vệ rừng, thực hiện chủ trương
rừng có chủ nên rừng tự nhiên được khơi phục nhanh. Hoạt động lâm nghiệp đã
thực sự chuyển từ chủ yếu dựa vào quốc doanh sang phát triển lâm nghiệp xã hội
với nhiều thành phần kinh tế tham gia.
Trong lâm nghiệp nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, nhất là trong tuyển chọn,
tạo giống mới, nhân nhanh giống bằng công nghệ mơ, hom đựợc đưa nhanh vào
sản xuất, góp phần cải thiện năng suất, chất lượng rừng. Hiện nay, rừng kinh tế

được trồng mới 60% bằng giống tiến bộ kỹ thuật. Tỷ lệ thành rừng đối với rừng
trồng từ dưới 50% lên 80%, nhiều nơi năng suất rừng trồng đã đạt 1520m3/ha/năm.
Việc phát triển lâm nghiệp đã gắn bó hơn với tạo việc làm, nâng cao thu nhập và
đời sống cho nông dân, XĐGN ở các vùng miền núi.

Kết quả thực hiện một số chỉ số phát triển ngành lâm nghiệp
Chỉ số đánh giá
1. Một số chỉ số kết quả
Tốc độ tăng giá trị sản
xuất ngành lâm nghiệp

Đơn vị

%

Chỉ tiêu Thực hiện
2006 2007
KH 2010

2008

2009

2010

(2,3)

2,3

1,2


1,5

1,5

3,0


Tỷ lệ che phủ rừng
%
Tỷ trọng GTSX khai thác %

(42 - 43)

38,0
79,9

38,2
80,8

38,7
81,0

39,4

40
80

14,4


13,5

14,0

(1.000)

176

205

240

255

227

(750)
(250)
(803)
(1.500)

115
61
243
819
2.953
197
3.210
2.174


166
39
260
799
2.577
185
3.730
2.641

199
41
290
636
2.301
185
4.300
3.071

200
55
150
622
2.039
200
4.400
2.700

167
60
165

506
1.500
200
4.950
3.000

(5.000)

2.100

2.400

2.800

2.500

2.800

trong tổng GTSX lâm
nghiệp
Tỷ trọng GTSX lâm sinh %

15

trong tổng GTSX lâm
nghiệp
2. Một số chỉ số đầu ra
Trồng rừng tập trung đến 1.000 ha
2010
Tr. đó:Rừng sản xuất

Rừng PH, đặc dụng
Chăm sóc rừng
Khoanh ni tự nhiên
Khốn bảo vệ rừng
Trồng cây phân tán
Khai thác gỗ
Giá trị lâm sản xuất khẩu

1.000 ha
1.000 ha
1.000 ha
1.000 ha
1.000 ha
Triệu cây
1.000 m3
Triệu

Tr. đó sản phẩm gỗ

USD
Triệu
USD

Kết quả thực hiện một số chương trình chính như sau:
Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (661)
Trong giai đoạn 2006-2010, ngành lâm nghiệp tiếp tục triển khai Dự án 661 trên
phạm vi cả nước theo các mục tiêu, nhiệm vụ đã được điều chỉnh theo Nghị quyết
73/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006, cụ thể như sau:
- Khoán bảo vệ rừng phòng hộ và rừng đặc dụng: 1,5 triệu ha/năm.
- Trồng mới 1.000.000 ha, trong đó 250.000 ha rừng phòng hộ và rừng đặc dụng,

750.000 ha rừng sản xuất.
- Khoanh ni xúc tiến tái sinh rừng phịng hộ, rừng đặc dụng 803.000 ha, trong
đó khoanh ni chuyển tiếp 403.000ha, khoanh ni mới 400.000ha.
- Tổng dự tốn vốn đầu tư là 14.653 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách là
4.515 tỷ đồng, vốn vay và nguồn vốn khác phục vụ trồng rừng sản xuất là 9.000 tỷ
đồng.
Trong giai đoạn 2006-2010, diện tích rừng trồng mới cả nước ước sẽ đạt
1,1 triệu ha, trong đó rừng phịng hộ và đặc dụng đạt 256.000 ha, rừng sản xuất


847.000 ha (chiếm tới 76,8% tổng diện tích rừng trồng); trồng cây phân tán bình
qn 200 triệu cây/năm; khoanh ni xúc tiến tái sinh rừng 676.400 ha/năm;
khoán bảo vệ rừng 2.328.000 ha/năm; vốn thực hiện dự án toàn giai đoạn đạt
khoảng 19.490 tỷ đồng, trong đó vốn từ ngân sách Nhà nước chiếm 44,2%, vồn
huy động từ các nguồn khác đạt 55,8%. Hoạt động của Dự án 661 đã thực sự làm
tăng vốn rừng, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của ngành; cải thiện môi
trường/sinh thái; tạo công ăn việc làm và thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội cho
người dân địa phương.
Chương trình lâm sản ngồi gỗ
Năm 2008, Bộ đã cho triển khai dự án Quy hoạch phát triển một số loài lâm
sản ngoài gỗ chủ yếu khu vực miền núi phía Bắc giai đoạn 2010-2020. Dự kiến
năm 2010 sẽ tiếp tục triển khai một số dự án điều tra cơ bản và quy hoạch về lâm
sản ngoài gỗ theo Quyết định đã được ban hành.
2. Các thách thức và vấn đề đang đặt ra hiện nay
Sau một giai đoạn tăng trưởng khá nhanh nhờ khai thác sức lao động, huy
động tài nguyên và vật tư, nông nghiệp Việt Nam đang đối mặt với tồn tại đang
kìm hãm phát triển mang tính "đột phá" về chất và đón cơ hội tạo bước ngoặt mới.
hiện nay, áp lực dân số tăng mỗi năm 1 triệu người, diện tích đất trồng lúa hằng
năm giảm từ 40 đến 50 nghìn héc-ta, cộng với sự biến đổi khí hậu tồn cầu làm
nước biển sẽ dâng cao ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, đang

đặt nông nghiệp nước ta trước những thách thức mới, nếu khơng sớm giải quyết
tốt.
Có thể nhận thấy một số vấn đề thách thức phát triển sản xuất nông nghiệp
Việt Nam hiện nay như:
Trước hết, nhận thức về vai trị của nơng nghiệp chưa tương xứng với sự
đóng góp quan trọng của lĩnh vực này đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của nước ta.


Thứ hai, diện tích lúa canh tác mỗi năm mỗi giảm, trong khi năng suất lao
động nông nghiệp rất thấp, cơ cấu kinh tế nơng thơn ít thay đổi. Mức đầu tư cho
nông nghiệp hằng năm đạt chưa tới 10% ngân sách nhà nước.
Thứ ba, các ngành dịch vụ phục vụ nơng nghiệp chưa phát triển, tỷ lệ thất
thốt sau thu hoạch cịn cao. Nơng nghiệp thiếu máy móc thiết bị, phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật, thuốc thú y... Dịch vụ hỗ trợ như tín dụng, vận tải, kho bãi, viễn
thông tăng trưởng chậm, giao thông nông thôn chỉ được phân bổ 5% kinh phí.
Tổng Cơng ty máy động lực và máy nông nghiệp chỉ đáp ứng nhu cầu 25% thị
trường trong nước.
Thứ tư, tính tự phát trong sản xuất nơng nghiệp của người nơng dân cịn
lớn, trong khi sự định hướng, hỗ trợ, tư vấn rõ ràng của Nhà nước, chính quyền địa
phương thiếu. Đó thật sự là những mối lo ngại khi để “người nông dân tư duy trên
mảnh đất của mình”. Thói quen “phường hội”, nặng về lợi trước mắt dẫn đến chỗ
người dân phá lúa chuyển sang làm thủy sản tràn lan, khiến tương lai ruộng lúa
bấp bênh hơn bao giờ hết. Hiện nay, số nơng dân đạt trình độ sản xuất giỏi ở nước
ta chỉ chiếm khoảng 10%, trung bình 20%, cịn lại là yếu kém. Điều đáng ngại
nhất là nguồn lao động nông nghiệp qua đào tạo chỉ chiếm 24%, ở khu vực nơng
thơn - nơi trực tiếp sản xuất lại chỉ có 13%.
Thứ năm, việc đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ chưa
tương xứng với yêu cầu của sự nghiệp phát triển nông nghiệp. Theo kết quả
nghiên cứu của Viện Nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế (IFPRI), trong giai

đoạn 1985 - 1990 tác động của khoa học - cơng nghệ đóng góp 63% mức tăng sản
lượng lúa Việt Nam, giai đoạn 1991-1995 phần đóng góp này cịn 29,2%, và đến
năm 2000 là 22,8%. Phân tích hàm sản xuất với các yếu tố có liên quan cho thấy,
trong giai đoạn 1985 - 1989, yếu tố công nghệ đóng góp đến 55,5% phần tăng sản
lượng nơng nghiệp; giai đoạn 1990 - 1999, tuy có rất nhiều chính sách cởi mở
nhưng cơng nghệ chỉ đóng góp thêm 5,4% vào phần tăng sản lượng nông nghiệp.
Mức đầu tư vốn ngân sách nhà nước cho nông nghiệp chỉ ở mức khiêm tốn từ 5%
đến 6%/năm, đạt khoảng 5% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, 1,5% tổng sản


phẩm quốc nội trong giai đoạn 1992 - 2002. Trong khi đó, tại các quốc gia như
Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, mức đầu tư vốn ngân sách nhà nước cho nông
nghiệp là 16%.
Thứ sáu, sự hạn chế trong nghiên cứu giống cây trồng dẫn đến khả năng
cạnh tranh về phẩm chất nông sản của một số giống cây trồng cịn kém; cơng nghệ
hạt giống chưa tiếp cận đầy đủ với trình độ cao của thế giới; một vài lồi cây trồng
chưa được chủ động lai tạo giống trong nước, phải nhập hạt giống rất tốn kém (thí
dụ cà chua, cải bắp). Một số chương trình lai tạo giống thiếu các bước nghiên cứu
cơ bản, thiếu định hướng và chưa tiếp cận với trình độ của thế giới.
Thứ bảy, đời sống của người nông dân tuy được cải thiện nhưng vẫn còn
nghèo. Dù chúng ta đã đạt được nhiều thành quả về xuất khẩu lúa gạo, nhưng
nông dân trồng lúa vẫn là những người nghèo cả về đời sống vật chất lẫn đời sống
tinh thần. Mặc dù sản lượng lương thực mỗi năm lại tăng hơn một triệu tấn, nhưng
thu nhập của người trồng lúa thì vẫn chưa được cải thiện bao nhiêu. Năm 2005,
mức tiêu dùng của người phi nông nghiệp so với của nông dân cách nhau 2,6 lần.
Thứ tám, công tác bảo vệ thực vật và thú y, công tác khuyến nông, đặc biệt
đối với khuyến nông cơ sở chưa được đầu tư đúng mức. Trung bình một cán bộ
khuyến nông Việt Nam phải phụ trách khoảng 3.650 nơng hộ, trong khi đó, ở Philip-pin, Thái Lan, In-đơ-nê-xi-a, tỷ lệ này là 1/500 hoặc 1/700 chi phí khuyến nông
cho một nông hộ ở nước ta chỉ vào khoảng 8.500 đồng, còn ở Thái Lan: từ 40
USD đến 60 USD.

Tình trạng sử dụng hóa chất tràn lan hiện nay cũng rất đáng báo động, là nguy cơ
dẫn đến đất bị thối hóa, bạc màu. Trong khi đó, các công ty tư nhân của Việt
Nam hoạt động trong lĩnh vực chế phẩm sinh học lại rất yếu, nhiều sản phẩm nhập
từ nước ngoài đã quá thời hạn sử dụng hoặc đã bị cấm sử dụng trên thế giới.
Nhiều loại dịch bệnh như dịch rầy nâu, đạo ôn trên lúa, bệnh lở mồm long móng,
heo tai xanh, cúm gia cầm đang đặt nông nghiệp Việt Nam trước những thách thức
vô cùng to lớn. Theo khuyến cáo của các chuyên gia nơng nghiệp, nếu 10% diện
tích vụ sản xuất chính bị nhiễm bệnh thì Việt Nam sẽ phải ngưng xuất khẩu gạo để


bảo đảm an ninh lương thực và nếu tỷ lệ đó vượt q 30% thì chúng ta sẽ phải
nhập khẩu gạo.
Thứ chín, khan hiếm nước tưới phục vụ cho nơng nghiệp. Sự thay đổi khí
quyển với hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ địa cầu ấm dần lên làm băng tan ở hai cực
sẽ tạo ngập lụt ở các vùng đất thấp (như đồng bằng sông Cửu Long). Lũ lụt và
xâm nhập mặn sẽ trở thành vấn đề lớn trong nhiều năm sau. Với tầm quan trọng
như vậy, người ta đã hoạch định thứ tự ưu tiên trong đầu tư nghiên cứu tính chống
chịu khơ hạn, mặn trên tồn thế giới trong lĩnh vực cải tiến giống cây trồng, sau đó
là tính chống chịu lạnh, chống chịu ngập úng, chống chịu đất có vấn đề (a-xít,
thiếu lân, độ độc sắt, độ độc nhôm, thiếu kẽm, ma-nhê, măng-gan và một số chất
vi lượng khác như đồng,...). Nước phục vụ nông nghiệp chiếm 70% nguồn nước
phục vụ dân sinh. Hiện nay, mức bảo đảm nước trung bình cho một người trong
một năm sẽ giảm từ 12.800 m 3 vào năm 1990 xuống còn 8.500 m 3 vào năm 2020.
Theo Hội Nước quốc tế (IWRA), tiêu chuẩn cơng nhận quốc gia có mức bảo đảm
nước cho một người thấp hơn 4.000 m 3/năm được xem như thiếu nước và dưới
2.000 m3/năm thuộc loại hiếm nước. Tổng lượng nước phục vụ tưới trong nông
nghiệp của Việt Nam 41 km3 năm 1985, tăng lên 46,9 km3 năm 1999 và 60 km3
năm 2000. Lượng nước cần dùng cho mùa khô sẽ tăng lên 90 km 3 vào năm 2010,
chiếm 54% tổng lượng nước có thể cung cấp. Các dự án quốc tế về nông nghiệp
thuộc hệ thống Tổ chức Tư vấn về nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (CGIAR) đã

nhấn mạnh đến giống cây trồng chống chịu khô hạn, nước sạch cho nông thôn, đô
thị, phải xem những nội dung này là một ưu tiên đặc biệt. Sự thối hóa đất, hiện
tượng sa mạc hóa sẽ là mối quan tâm đặc biệt cho khu vực duyên hải Trung Bộ,
Đông Nam Bộ và một phần Tây Nguyên.
Mối lo sản xuất mà khơng bán được hàng, tình trạng thay đổi cây trồng, vật
nuôi diễn ra liên tục đe dọa người sản xuất. Đối với người tiêu dùng, vệ sinh an
toàn thực phẩm, chất lượng và độ đồng đều của nông sản luôn là mối băn khoăn
hàng đầu.


Hàng Việt Nam đi ra quốc tế với khối lượng lớn nhưng giá trị thấp. Công
sức và nhiệt huyết của người nông dân không được xác nhận bằng các thương hiệu
và giá cả xứng đáng. Thực tế cho thấy, yếu kém về kinh doanh buôn bán đang trở
thành yếu tố hạn chế cản trở phát triển sản xuất nông nghiệp hiện nay. Nông
nghiệp Việt Nam sẽ không thể tiếp tục tăng trưởng nếu không mở rộng được xuất
khẩu và cải thiện thị trường trong nước.
Qua thực tế sau hơn 20 năm đổi mới và hơn hai năm thực hiện cam kết
WTO nông nghiệp nước ta chưa phát triển bền vững, tốc độ tăng trưởng giảm dần,
sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt các nguồn lực, hoạt động trong môi trường
kinh doanh mới – phải cạnh tranh bình đẳng và tuân thủ các quy định chung –
không cân sức với các đối tác,.... đang đặt ra vấn đề khó khăn nan giải đối với
nông nghiệp nước ta hiện nay. Nông nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với
những khó khăn, thách thức từ nội tại cũng như qua trình tự do hoá thương mại
khi thực hiện các cam kết trong WTO. Những khó khăn mang tính chất nội tại của
nơng nghiệp nước ta nảy sinh từ trình đơ phát triển thấp, quy mô sản xuất nhỏ bé,
manh mún; chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất chậm, trình
độ và năng lực ứng dụng tiến bộ khoa học, cơng nghệ nơng dân cịn nhiều hạn chế
nên năng suất lao động rất thấp, chất lượng một số loại nông sản không cao, nhiều
doanh nghiệp chế biến luôn trong tình trạng thiếu hoặc khơng được đảm bảo
nguồn ngun liệu ổn định, dẫn đến sản xuất không liên tục, giá thành sản phẩm

cao, chất lượng thấp; công nghiệp, dịch vụ và các hoạt động phi nông nghiệp khác
trên địa bàn nông thô chậm phát triển; lao động dư dôi nhiều và thiếu việc làm
nghiêm trọng.
Bên cạnh nỗi lo về cạn kiện nhiên liệu hóa thạch, lồi người phải tính đến
sự thiếu hụt về lương thực trong tương lai khi q trình biến đổi khí hậu tồn cầu,
q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa làm giảm đi đáng kể nguồn đất, nước, lao
động và các tài nguyên khác của sản xuất nơng nghiệp.
C.

Đánh giá vài trị của nơng nghiệp tới phát triển kinh tế Việt Nam giai

đoạn 2006-2010


Nơng nghiệp là ngành đóng vai trị cực kì quan trọng trong phát triển kinh
tế, đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì vai trị đó càng
quan trọng hơn khơng thể thay thế. Vai trị của nông nghiệp đối với phát triển kinh
tế đất nước được đánh giá trên 3 góc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế và tiến bộ xã hội cho con người.
1.

Vai trị của nơng nghiệp đối với tăng trưởng kinh tế
Đảm bảo yếu tố cung cấp nguồn lực cho nền kinh tế.

 Cung cấp nguồn lao động cho thành thị, các ngành công nghiệp và dịch vụ
Ở Việt Nam, đại bộ phận dân cư tập trung sinh sống ở khu vực nơng thơn,
tính đến ngày 1/7/2002, dân số cả nước là 79,93 triệu người, thì dân số nông thôn
là 60,05 triệu người (75,13%). Số người trong độ tuổi lao động là 35,44 triệu,
khoảng 59% dân số, trong đó 30,9 triệu người tham gia vào lực lượng lao động
(LLLĐ). Tốc độ tăng dân số bình quân hơn 10 năm qua là 1,7%, mức tăng trung

bình của số người trong độ tuổi lao động là 2,6% năm.(1)
Khu vực nông thôn đang tập trung một số lượng lớn lực lượng lao động của
cả nước và với tốc độ tăng khoảng hơn 2,5% năm. Với hơn 70% dân số nông thôn
thực sự là nguồn nhân lực dự trữ dồi dào cho khu vực thành thị.Để đáp ứng nhu
cầu lâu dài cho phát triển kinh tế việc gia tăng dân số khu vực thành thị sẽ không
đủ đáp ứng. Cùng với sự gia tăng năng xuất lao động trong nông nghiệp,sự di
chuyển dân số ra thành thị sẽ là nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu cơng nghiệp hóa
hiện đại hóa.
Với sự phát triển của nền kinh tế, cải tạo nông nghiệp ,cơ giới hóa và tăng năng
suất lao động, lượng lao động cần cho nông nghiệp ngày càng giảm do nhiều lí do
trong khi đó nhu cầu lao động trong các ngành công nghiệp dịch vụ lại tăng nhanh.
Như một xu hướng tất yếu sẽ có sự di dân tự nhiên từ nông thôn ra thành thị để bổ
sung nhu cầu nhân lực cần thiết cho thành thị.
 Cung cấp nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp chế biến..
Đặc điểm của nơng nghiệp là tạo ra các sản phẩm thơ,đó là một nguồn cung
cấp nguyên liệu cần thiết cho công nghiệp chế biến. Các sản phẩm cho ngành chế


biến đa dạng, các ngành trồng trọt, chăn nuôi là đầu vào cho các ngành chế biến
thực phẩm,hàng tiêu dùng.....
 Là nguồn cung cấp vốn cho phát triển kinh tế với ý nghĩa là vốn ban đầu cho
q trình cơng nghiệp hóa.
Mỗi năm nơng nghiệp đóng góp 20% tổng sản phẩm nội địa GDP. Năm 2009,
giá trị sản lượng của nơng nghiệp đạt 71,473 nghìn tỷ đồng (giá so sánh với năm
1994), tăng 1,32% so với năm 2008 và chiếm 13,85% tổng sản phẩm trong nước.
Bên cạnh đó như ta đã biết, Việt Nam có những mặt hàng nơng sản là thế mạnh,
tận dụng các lợi thế so sánh đó hàng năm các mặt hàng nông sản xuất khẩu sang
các nước và thu về ngoại tệ. Đó là nguồn cung cấp vốn cần thiết để Việt Nam mua
sắm máy móc công nghệ trang thiết bị cơ bản mà nước chưa sản xuất được, là một
bước tạo đà lớn cho công cuộc cơng nghiệp hóa hiện đại hóa.

Theo số liệu của tổng cục Hải quan, mỗi năm thủy sản thu về 4-4.5 tỷ
USD. Tháng 11 năm 2010 theo báo cáo của bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông
thôn Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản 11 tháng năm 2010 đã vượt 17 tỷ
USD so với kế hoạch.
Hầu hết tăng về khối lượng xuất khẩu nhưng giá bán cao hơn là ngun
nhân chính khiến kim ngạch nhóm các mặt hàng nơng, lâm, thủy sản có một năm
bội thu. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản tháng 11 ước đạt
1,75 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu 11 tháng năm 2010 lên mức trên 17 tỷ USD,
tăng 22,5% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nơng sản
chính ước đạt 8,8 tỷ USD, tăng tới 22% so với cùng kỳ năm trước; thuỷ sản là 4,55
tỷ USD, tăng gần 18%; lâm sản trên 3 tỷ USD, tăng 31,4%. Trừ mặt hàng cà phê
và sắn, khối lượng và giá trị xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng nơng, lâm, thuỷ
sản đều có sự tăng trưởng khả quan.
Xuất khẩu “ngọc thực” 11 tháng năm 2010 ước đạt 6,3 triệu tấn với trị giá
thu về gần 3 tỷ USD, tăng trên 12% về lượng và gần 18% về giá trị so với cùng kỳ
năm trước. Giá gạo xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm đạt 467 USD/tấn tăng
4,6% so với cùng kì năm ngối. Ước tính xuất khẩu cao su 11 tháng năm 2010 đạt


672 nghìn tấn, thu về xấp xỉ 2 tỷ USD, chỉ tăng 4,8% về lượng nhưng tăng mạnh
tới 86,4% về giá trị so với cùng kỳ.
Cũng trong 11 tháng năm 2010, nhập khẩu các sản phẩm nông, lâm, thuỷ
sản và vật tư phân bón ước đạt 11,6 tỷ USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2009.
Như vậy, đến thời điểm này, ngành nông nghiệp đã xuất siêu trên 5,6 tỷ USD.
Trong các mặt hàng nông sản kể trên phải nói đến vai trị cực kì quan trọng
của lúa được coi là ":ngọc thực" của Việt Nam.
Từ chỗ phải nhập khẩu hàng triệu tấn lương thực, đến năm 1989 cùng với
chính sách ‘Đổi Mới” Việt Nam đã có thể xuất khẩu trong năm đó 1 triệu 370
ngàn tấn gạo, lượng gạo xuất khẩu tăng dần, năm 1999 Việt Nam xuất khẩu 4 triệu
560 ngàn tấn gạo và kể từ đó bắt đầu được xem là nước xuất khẩu gạo thứ nhì thế

giới chỉ sau Thái Lan. Giai đoạn tiếp theo, có lúc Việt Nam tụt xuống vị trí thứ 3
sau Ấn Độ nhưng đã giành lại ngôi vị từ năm 2003. Những năm kim ngạch xuất
khẩu gạo đáng chú ý phải kể tới 2005 cả nước xuất khẩu 5 triệu 200 ngàn tấn gạo.
Năm 2008 lượng gạo xuất khẩu chỉ đạt 4 triệu 670 ngàn tấn, nhưng trị giá hơn 2,6
tỷ USD nhờ giá lương thực thế giới bị biến động. Năm 2009 trong bối cảnh suy
thoái kinh tế, nhưng nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long đã làm ra nhiều
lúa gạo, để các doanh nghiệp có thể xuất khẩu đạt mức kỷ lục hơn 6 triệu tấn gạo
kim ngạch 2 tỷ 400 triệu USD.
Trong 10 năm vừa qua nông dân Việt Nam, đặc biệt là vùng đồng bằng
sông Cửu Long, đã lao động cật lực trên đồng ruộng, để các doanh nghiệp có thể
xuất khẩu tổng cộng hơn 43 triệu tấn gạo, trị giá hơn 12,6 tỷ USD. Sự kiện Việt
Nam trở thành nước xuất khẩu gạo thứ nhì thế giới trong thập niên đầu của thế kỷ
21.
 Nơng nghiệp đóng vai trị là thị trường tiêu thụ cho ngành công nghiệp và dịch
vụ. Với 40% dân số làm nông nghiệp,số lượng nhân lực đông đảo.Đây được coi là
thị trường rộng lớn tiêu thụ các sản phẩm của các ngành công nghiệp và dịch
vụ.Nông nghiệp cung cấp đầu vào cho công nghiệp chế biến sản phẩm đồng thời
sản phẩm đầu ra của các công nghiệp lại phục vụ nông nghiệp.


×