Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Thực trạng giải quyết tranh chấp tại tòa án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.94 KB, 31 trang )

Thực trạng giải quyết tranh chấp kinh tế tại Toà án
Mục lục
Lời mở đầu.............................................................................................................1
Nội dung
Phần I: Tranh chấp kinh tế và các hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế ở Việt
Nam hiện nay.........................................................................................................3
I. Khái niệm...........................................................................................................3
1. Tranh chấp kinh tế.............................................................................................3
2. Giải quyết tranh chấp kinh tế.............................................................................3
II. Các hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế ở Việt Nam .................................5
1. Kinh nghiệm tổ chức giải quyết tranh chấp kinh tế ở một số nớc trên thế giới 5
2. Các hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế ở Việt Nam..................................6
2.1. Trọng tài kinh tế nhà nớc thực tiễn và yêu cầu đổi mới.................................6
2.2. Sự cần thiết thành lập toà án kinh tế ở nớc ta.................................................7
2.3. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của toà án kinh kế...........................8
Phần II: Giải quyết tranh chấp kinh tế tại toà án nhân dân tỉnh Thanh Hoá.......12
I.Thực trạng..........................................................................................................12
II.Nguyên nhân và giải pháp................................................................................19
Phần III: Quan điểm về việc xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế ở nớc
ta trong giai đoạn hiện nay..................................................................................23
I. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật kinh tế..................................................23
II. Cơ sở thiết lập cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế trong điều kiện hiện nay
ở Việt Nam ..........................................................................................................24
Kết luận................................................................................................................29
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Thị Mai Hiên - Lớp KT 23A
Thực trạng giải quyết tranh chấp kinh tế tại Toà án
Lời mở đầu
Từ năm 1986, Đảng và nhà nớc ta đã chủ trơng phát triển nền kinh tế thị
trờng, chủ trơng đó đã làm thay đổi căn bản nền kinh tế nớc ta từ hai thành phần
kinh tế chính với lối quản lý mang nặng tính hành chính sang nền kinh tế đa


thành phần phát triển theo cơ chế thị trờng có định hớng xã hội chủ nghĩa. Từ đó
quan hệ kinh tế trở nên sống động và đa dạng, phức tạp hơn. Mục đích đạt đợc
lợi nhuận tối đa trở thành động lực trực tiếp của các bên tham gia quan hệ kinh
tế. Trong điều kiện nh vậy, tranh chấp kinh tế không những là vấn đề khó tránh
khỏi, mà còn là một vấn đề lớn đòi hỏi phải có sự quan tâm giải quyết một cách
thỏa đáng. Đó vừa là một yêu cầu nghiêm ngặt của nguyên tắc pháp chế, vừa là
một đòi hỏi bức xúc của nền kinh tế thị trờng.
Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trờng, tính
đa dạng và phức tạp trong quan hệ kinh tế cũng trở nên phức tạp về nội dung,
gay gắt về mức độ tranh chấp, và phong phú hơn nhiều về chủng loại. Đã vậy
xuất phát từ lợi ích kinh tế của mỗi bên tranh chấp, việc giải quyết tranh chấp
kinh tế trong điều kiện hiện nay phải đảm bảo các yêu cầu nhanh chóng, dân
chủ, đạt hiệu quả, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên
Vì vậy, trong bớc chuyển sang nền kinh tế thị trờng, ở nớc ta đang diễn ra
một sự đổi mới sâu sắc trong việc tổ chức các cơ quan tài phán kinh tế nhằm đáp
ứng những yêu cầu mới do nền kinh tế thị trờng đặt ra. Cho đến nay, sau gần 10
năm thành lập và đi vào hoạt động, toà kinh tế của các toà án trong cả nớc đã
bộc lộ những mặt u nhợc điểm nhất định. Toà kinh tế thuộc toà án nhân dân tỉnh
Thanh hoá cũng không nằm ngoài thực tế trên. Trong thời gian về Toà án nhân
dân Tỉnh Thanh hoá thực tập tôi đã có dịp tìm hiểu về thực trạng giải quyết tranh
chấp kinh tế tại toà án và có một số ý kiến về cơ chế giải quyết tranh chấp kinh
Nguyễn Thị Mai Hiên - Lớp KT 23A
Thực trạng giải quyết tranh chấp kinh tế tại Toà án
tế ở nớc ta. Vì thế tôi đã mạnh dạn chọn đề tài:'' Thực trạng giải quyết tranh
chấp kinh tế tại Toà án" làm chuyên đề thực tập của mình
Kết cấu của chuyên đề gồm ba phần:
Phần I: Nêu khái quát chung về tranh chấp kinh tế và các hình thức giải
quyết tranh chấp kinh tế ở nớc ta hiện nay
Phần II: Là phần chính của chuyên đề gồm hai phần nhỏ: phần thứ nhất
nói về thực trạng giải quyết tranh chấp kinh tế ở Toà án nhân dân Tỉnh Thanh

hoá từ ngày thành lập đến nay và phần hứ hai là những vấn đề giải pháp trớc mắt
cho những vấn đề còn tồn tại
Phần III: Là phần mở rộng của chuyên đề nói lên ý kiến chủ quan cá
nhân về xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp ở Việt Nam giai đoạn hiện nay.
Với thời gian thực tập ngắn và phạm vi tìm hiểu trong một địa phơng nên
chuyên đề không tránh khỏi những hiếu sót, suy nghĩ chủ quan kính mong thầy
cô chỉ bảo để tạo điều kiện cho những đề tài hoàn thiện hơn sau này.
Nguyễn Thị Mai Hiên - Lớp KT 23A
Thực trạng giải quyết tranh chấp kinh tế tại Toà án
Phần I
Tranh chấp kinh tế và hình thức giải quyết tranh
chấp kinh tế ở Việt Nam hiện nay
I. Khái niệm
1. Tranh chấp kinh tế
Tranh chấp kinh tế là mâu thuẫn hay xung đột về quyền và nghĩa vụ của các
nhà đầu t, các doanh nghiệp với t cách là chủ thể kinh doanh. Đây là các tranh
chấp phát sinh trong các khâu từ đầu t, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực
hiện dịch vụ trên thị trờng nhằm mục đích sinh lời. Xét về bản chất, tranh chấp
trong kinh doanh phản ánh những xung đột về lợi ích kinh tế giữa các bên.
ở Việt Nam, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, các tranh chấp kinh tế chủ
yếu tồn tại dới dạng các tranh chấp hợp đồng kinh tế. Trong điều kiện kinh tế thị
trờng, sự đa dạng phong phú của các quan hệ kinh tế kéo theo sự đa dạng phong
phú về các tranh chấp trong kinh doanh. Có những loại tranh chấp mới phát sinh
nh: tranh chấp giữa thành viên công ty với công ty, giữa thành viên công ty với
nhau trong quá trình thành lập, hoạt động và giải thể công ty; tranh chấp liên
quan đến mua bán cổ phiếu, trái phiếu; tranh chấp về liên doanh, liên kết kinh
tế; tranh chấp rong các lĩnh vực quảng cáo, bảo hiểm, kiểm toán, t vấn; tranh
chấp liên quan đến hối phiếu, séc; tranh chấp liên quan đến sở hữu công
nghiệp... Xét về mức độ, các tranh chấp trong kinh doanh trong điều kiện nền
kinh tế thị trờng cũng trở nên gay gắt và phức tạp hơn.

2. Giải quyết tranh chấp kinh tế
Giải quyết tranh chấp kinh tế là hoạt động nhằm khắc phục, loại trừ những
tranh chấp kinh tế đã phát sinh nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên
tranh chấp, bảo vệ trật tự kỷ cơng kinh tế xã hội.
Nguyễn Thị Mai Hiên - Lớp KT 23A
Thực trạng giải quyết tranh chấp kinh tế tại Toà án
Việc giải quyết tranh chấp kinh tế phải thoa mãn các yêu cầu cơ bản nh:
chính xác, nhanh chóng, thuận lợi, hạn chế tối đa sự gián đoạn trong quá trình
kinh doanh, đảm bảo tính dân chủ và quyền tự định đoạt ở mức độ cao của các
bên tranh chấp, phán quyết phải có hiệu quả thi hành cao; đảm bảo các yếu tố bí
mật trong kinh doanh; uy tín của các bên trên thơng trờng; chi phí giải quyết
thấp...
Các hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế chủ yếu gồm thơng lợng, hoà
giải, trọng tài và toà án
Trong kinh doanh, giữa các đơn vị kinh tế nảy sinh các quan hệ kinh tế, mà
nội dung của nó chính là những quyền và nghĩa vụ kinh tế. Các bên có nghĩa vụ
phải thực hiện đầy đủ những quyền và nghĩa vụ đó. Tuy nhiên trên thực tế không
phải lúc nào các chủ thể cũng thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình.
Do đó các tranh chấp về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ kinh tế( tranh chấp
kinh tế) khó có thể tránh khỏi. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên
tranh chấp, cũng nh tạo điều kiện hoạt động đồng bộ cho nền kinh tế, các tranh
chấp đó cần thiết phải đợc giải quyết kịp thời và đúng đắn. Khi tranh chấp kinh
tế xảy ra, để đảm bảo các nguyên tắc của kinh doanh, pháp luật cho phép các
bên tự gặp nhau tìm cách bàn bạc giải quyết. Trong trờng hợp các bên không tự
hoả thuận đợc với nhau, tranh cấp kinh tế cần đợc giải quyết theo một thủ tục
luật định ở cơ quan tài phán kinh tế có thẩm quyền. Quá trình giải quyết một vụ
tranh chấp kinh tế theo một thủ tục nhất định trớc cơ quan toà án kinh tế gọi là
tố tụng kinh tế.
Với t cách là một chế định của luật kinh tế, tố tụng kinh tế đợc hiểu là tổng
hợp các qui phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong quá

trình giải quyết tranh chấp kinh tế, giữa toà án kinh tế với những bên tham gia tố
tụng kinh tế và giữa họ với nhau.
Nguyễn Thị Mai Hiên - Lớp KT 23A
Thực trạng giải quyết tranh chấp kinh tế tại Toà án
Việc giải quyết một vụ án kinh tế phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của nó
nh nguyên tắc tự định đoạt, nguyên tắc hoà giải, nguyên tắc bình đẳng trớc pháp
luật...
II. Các hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế
1. Kinh nghiệm tổ chức giải quyết tranh chấp kinh tế ở một số nớc trên thế
giới
ở các nớc xã hội chủ nghĩa trớc đây, tuy cách thức tổ chức và tên gọi có
khác nhau nhng nhìn chung việc giải quyết tranh chấp kinh tế đều thuộc thẩm
quyền của trọng tài kinh tế- một cơ quan nhà nớc thuộc hệ thống các cơ quan
quản lý nhà nớc. Và hiện nay, khi các nớc này chuyển sang nền kinh tế thị tr-
ờng, thì họ cũng tiến hành đổi mới cách thức tổ chức giải quyết tranh chấp kinh
tế, theo hớng thành lập toà án kinh tế và xác định lại tính chất, cách thức tổ chức
của trọng tài kinh tế cho phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trờng. Điều đó
cho thấy chúnh ta đang thực hiện đổi mới hệ thống các cơ quan giải quyết tranh
chấp kinh tế theo xu hớng chung của thời đại.
ở các nớc có nền kinh tế thị trờng phát triển thì tranh chấp kinh tế (tranh
chấp thơng mại) đợc giải quyết thông qua trọng tài thơng mại và toà án thơng
mại hay toà án thờng. Trong cách tổ chức và giải quyết tranh chấ thơng mại ở
các nớc có nền kinh tế thị trờng phát triển nh CHLB Đức, Pháp, Thuỵ Điển...
nguyên tắc tự lựa chọn của các bên đợc bảo đảm, tức là nơi và ngời đứng ra giải
quyết tranh chấp thơng mại phụ thuộc vào sự lựa chọn của các bên.
ở rất nhiều nớc khác nhau thì việc giải quyết tranh chấp kinh tế bằng trọng
tài phi chính phủ là chủ yếu và phổ biến. Tổ chức trọng tài phi chính phủ đợc
thành lập dới hai hình thức: trọng tài theo vụ việc(ad-hoc) và trọng tài có cơ
quan thờng trực do phòng thơng mại và công nghiệp thành lập. ở một số nớc có
hiệp hội trọng tài( Nhật, Mỹ) trọng tài giải quyết một lần theo sự lựa chọn hay

thoả thuận của các bên tranh chấp.
Nguyễn Thị Mai Hiên - Lớp KT 23A
Thực trạng giải quyết tranh chấp kinh tế tại Toà án
2. Các hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế ở Việt Nam
2.1 Trọng tài kinh tế nhà nớc thực trạng và yêu cầu đổi mới
Trong mộ thời gian dài ở nớc ta nói đến tranh chấp kinh tế thờng chỉ nghĩ
đến tranh chấp và vi phạm hợp đồng.
Về mặt lịch sử, tranh chấp kinh tế xuất hiện và phát triển cùng với sự phát
triển của chế độ hợp đồng kinh tế. Năm 1960, sau khi công cuộc khôi phục kinh
tế hoàn thành thắng lợi đã cải tạo cơ bản xong nền kinh tế. Thủ tớng chính phủ
đã ban hành NĐ40/ TTG ngày 4/1/1960 về ban hành kèm theo chế độ tạm thời
về hợp đồng kinh tế. Mời ngày sau đó, Thủ tớng chính phủ cũng đã ban hành
NĐ20/ TTG ngày14/1/1960 về việc tổ chức ngành trọng tài kinh tế, với chức
năng chủ yếu là xử lý các tranh chấp hợp đồng kinh tế
Từ năm 1986, Đảng và nhà nớc ta chủ trơng phát triển nền kinh tế thị trờng.
Chủ trơng đó mới đặt ra yêu cầu phải đổi mới những qui định pháp luật về hợp
đồng kinh tế.
Về mặt lý luận ai cũng biết rằng đặc trng của hợp đồng kinh tế trong cơ chế
kế hoạch hoá tập trung là ở chỗ trong quan hệ hợp đồng kinh tế có sự thống nhất
của hai yếu tố: yếu tố tài sản và yếu tố tổ chức kế hoạch. Với vai trò nh vậy của
hợp đồng kinh tế, sự hiện diện của trọng tài kinh tế với t cách là một cơ quan
quản lý nhà nớc có chức năng quản lý công tác hợp đồng kinh tế là rất cần thiết.
Tuy nhiên trong cơ chế kinh tế mới- phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần theo cơ chế thị trờng có định hớng xã hội chủ nghĩa- đặt ra nhiều
yêu cầu đổi mới, đó là bảo đảm dân chủ trong hoạt động kinh tế, sự bình đẳng
và cùng có lợi giữa các thành phần kinh tế tong hợp tác cạnh tranh, thừa nhận và
bảo hộ quyền sở hữu và những lợi ích hợp pháp của công dân...
Sự phát triển đa dạng các loại hình kinh tế với sự tham gia của nhiều thành
phần kinh tế thuộc các hình thức sở hữu khác nhau dẫn đến sự khác nhau về
Nguyễn Thị Mai Hiên - Lớp KT 23A

Thực trạng giải quyết tranh chấp kinh tế tại Toà án
hình thức và nội dung của các tranh chấp trong kinh doanh. Sự phát triển đó đòi
hỏi phải đổi mới phơng thức giải quyết tranh chấp kinh tế
Trong điều kiện nh vậy, sự tồn tại của trọng tài kinh tế với t cách là một cơ
quan quản lý không còn phù hợp nữa, Điều đó đặt ra yêu cầu bức xúc là phải đổi
mới tổ chức và phơng thức hoạt động của trọng tài kinh tế. Nhận thức sâu sắc
yêu cầu đó, nhà nớc ta chủ trơng xoá bỏ trọng tài kinh tế nhà nớc, thành lập toà
án kinh tế và trọng tài kinh tế với t cách là một tổ chức xã hội nghề
nghiệp( trọng tài kinh tế phi chính phủ).
2.2 Sự cần thiết thành lập toà án kinh tế ở nớc ta
Có thể nói sự thành lập toà án kinh tế ở nớc ta trong giai đoạn hiện là phù
hợp và rất cần thiết. Điều này có thể lý giải nh sau:
Thứ nhất sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh
tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trờng có sự quản lý của
nhà nớc làm phát sinh nhiều quan hệ mới giữa các tổ chức và cá nhân thuộc mọi
thành phần kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự thay đổi các quan hệ
kinh tế tất yếu dẫn đến sự đổi mới từng bớc hệ thống chính trị nói chung, trong
đó có tổ chức bộ máy hoạt động của nhà nớc. Việc đổi mới tổ chức và hoạt động
của cơ quan giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh cũng đợc tiến hành
trong công cuộc đổi mới này.
Thứ hai, trong nền kinh tế thị trờng, các đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế
đều bình đẳng và tự do kinh doanh theo pháp luật. Hoạt động kinh doanh thuộc
quyền tự chủ của các doanh nghiệp. Các quan hệ kinh doanh giữa các doanh
nghiệp đợc xây dựng theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng cùng có lợi, không
trái pháp luật và đạo đức xã hội. Do vậy để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp
bảo đảm thực sự dân chủ và bình đẳng của các bên, các tranh cấp trong kinh
doanh phải do một cơ quan tài phán giải quyết theo một trình tự t pháp.
Nguyễn Thị Mai Hiên - Lớp KT 23A
Thực trạng giải quyết tranh chấp kinh tế tại Toà án
Thứ ba, trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, ngoài những tranh

chấp hợp đồng kinh tế( những tranh chấp từ trớc tới nay thuộc thẩm quyền giải
quyết của trọng tài kinh tế) còn những tranh chấp khác nh tranh chấp liên quan
đến giải thể, phá sản doanh nghiệp, tranh chấp giữa thành viên công ty với công
ty, tranh chấp giữa thành viên công ty với nhau trong việc thành lập, hoạt động
và giải thể công ty; tranh chấp liên quan đến cổ phiếu trái phiếu... Đây là loại
tranh chấp mới mẻ gắn liền với kinh tế thị tròng và khi các tranh chấp đó đã đợc
các bên yêu cầu nhà nớc giải quyết, thì phải do một cơ quan t pháp đảm nhiệm
và giải quyết theo một trình tự và thủ tục bắt buộc.
Thứ t, xét về mặt bản chất thì các tranh chấp trong kinh doanh là các tranh
chấp chủ yếu liên quan đến tài sản nh các tranh chấp về tài sản trong các quan
hệ dân sự. Mặc dù vậy chúng vẫn có những đặc thù đòi hỏi phải thành lập một
toà kinh tế độc lập với toà dân sự và phải có một thủ tục t pháp giải quyết độc
lập.
Từ những luận cứ trên, chúng ta có thể khẳng định một lần nữa rằng: trọng
tài kinh tế với t cách là một cơ quan nhà nớc không còn phù hợp vói nền kinh thị
trờng, mà trong hệ thống toà án nhất thiết phải thành lập toà kinh tế.
2.3 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của toà án kinh tế
2.3.1 Cơ cấu tổ chức
Trong quá trình nghiên cứu, trao đổi về tổ chức toà án kinh tế, có nhiều ý
kiến khác nhau về mô hình tổ của toà kinh tế. Việc tổ chức toà án kinh tế đợc
tiến hành dựa trên những t tởng chỉ đạo sau:
Thứ nhất, việc tổ chức toà án kinh tế xuất phát từ tính chất, đặc trung và
yêu cầu giải quyết tranh chấp kinh tế
Thứ hai., việc tổ chức toà án kinh tế phải tính đến thực tế phát triển của
nền kinh tế hiện nay và trong những năm tới.
Nguyễn Thị Mai Hiên - Lớp KT 23A
Thực trạng giải quyết tranh chấp kinh tế tại Toà án
Thứ ba, việc tổ chức toà án kinh tế xuất phát từ chức năng thẩm quyền
giải quyết các vụ án kinh tế
Thứ t, việc thành lập toà án kinh tế quán triệt quan điểm mới của các cơ

quan tài phán, chủ trơng cải cách t pháp, đồng thời có sự kế thừa những thành
quả và kinh nghiệm giải quyết tranh chấp trong những năm qua.
Trên cơ sở những t tởmg chỉ đaọ nói trên, toà án kinh tế đợc tổ chức với t
cách là một toà chuyên trách nằm trong các toà án nhân dân từ cấp tỉnh trở lên.
Theo qui định của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật tổ chức toà
án nhân dân, đợc Quốc hội nớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX,
kỳ họp thứ t thông qua ngày28/12/1993, cơ cấu tổ chức của toà án kinh tế gồm:
- Trong toà án nhân dân tối cao, bên cạnh toà án quân sự trung ơng, các
toà án phúc thẩm, toà hình sự, toà dân sự, có toà kinh tế.
- Trong các toà phúc thẩm toà án nhân dân tối cao có các thẩm phán kinh
tế chuyên trách.
- Trong toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ơng bên cạnh toà
dân sự, toà hình sự, có toà kinh tế.
Nhìn chung mô hình tổ chức toà án kinh tế nh qui định của pháp luật nói
trên sẽ đảm bảo thống nhất tổ về tổ chức, cơ quan xét xử, tổ chức bộ máy nhà n-
ớc gọn nhẹ, không gây tranh chấp về thẩm quyền.
2.3.2 Chức năng và nhiệm vụ
Theo qui định của pháp luật, toà kinh tế có chức năng cơ bản sau đây:
Thứ nhất, chức năng xét xử các vụ án kinh tế. Khi thực hiện các chức
năng này, toà kinh tế phải căn cứ vào các qui định của pháp luật, cả pháp luật về
nội dung và pháp luật về tố tụng. Toà án kinh tế thực hiện chức năng xét xử các
vụ án kinh tế của mình bằng việc ra bản án, quyết định. Các bản án, quyết định
của toà án kinh tế đã có hiệu lực pháp luật phải đợc các cơ quan nhà nớc, doanh
Nguyễn Thị Mai Hiên - Lớp KT 23A
Thực trạng giải quyết tranh chấp kinh tế tại Toà án
nghiệp, tổ chức xã hội, và mọi công dân ton trọng, những cá nhân và mọi tổ
chức kiên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.
Thứ hai, chức năng tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Khi thực hiện chức
năng tuyên bố phá sản doanh nghiệp, toà án kinh tế phải tuân thủ nghiêm túc
các qui định của pháp luật phá sản ngày 30/12/1993 nói riêng và những qui định

về pháp luật kinh tế nói chung
Nhiệm vụ của toà án kinh tế nói riêng và toà án nhân dân nói chung đợc
qui định trong Đ126 Hiến pháp 1992 và Đ1 Luật tổ chức toà án nhân dân đợc
Quốc hội thông qua ngay6/10/1992.
Theo qui định của pháp luật:" Trong phạm vi chức năng của mình, toà án
có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa
và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của nhà nớc, của tập thể, bảo vệ
tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của nhân dân". Nh vậy có thể
nói rằng pháp luật đã qui định một cách cụ thể và rõ ràngnhiệm vụ chính của tòa
án nhân dân nói chung và toà án kinh tế nói riêng trong khi thực hiện nhiệm vụ
chức năng của mình.
Là một trong những cơ quan tố tụng, toà án phải đảm bảo cho mọi hoạt
động tố tụng của mình đợc tiến hành theo đúng các qui định của pháp luật tố
tụng. Các tổ chức cá nhân theo qui định của thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế
có quyền khởi kiện vụ án kinh tế để yêu cầu toà án kinh tế bảo vệ các lợi ích hợp
pháp của mình. Trong quá trình giải quyết vụ án kinh tế, toà án phải tiến hành
các biện pháp để các bên đơng sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án
nhằm thoả mãn đợc lợi ích của các bên có tranh chấp.
Mặt khác theo qui định cảu pháp luật, bằng hoạt động của mình, toà án
góp phần giáo dục các doanh nghiệp chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn
trọng những qui tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh chống các vi phạm
pháp luật.
Nguyễn Thị Mai Hiên - Lớp KT 23A
Thùc tr¹ng gi¶i quyÕt tranh chÊp kinh tÕ t¹i Toµ ¸n
NguyÔn ThÞ Mai Hiªn - Líp KT 23A

×