Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

quy trình sản xuất mủ ly tâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 23 trang )

TRƯỜNG CĐCN CAO SU

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

MỦ LY TÂM HA, LA
I.

TỔNG QUAN VỀ MỦ LY TÂM HA, LA.

Hình 1. Cao su Ly Tâm HA, LA
Mủ ly tâm là một loại mủ cô đặc được sản xuất bằng phương pháp ly tâm
nhằm loại một phần nước và một số hợp chất phi cao su dựa vào sự chênh lệch về
tỷ trọng của các phần tử cao su và tỷ trọng của serum. Quá trình ly tâm nâng hàm
lượng cao su khô trong mủ ly tâm đến DRC ≥60

Bảng 1. Các chỉ tiêu kỹ thuật của cao su ly tâm theo TCVN 6314: 2007


TRƯỜNG CĐCN CAO SU

STT

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

Giới hạn

Tên chỉ tiêu

Loại LA

61,5



61,5

TCVN: 6135:2007

60,0

60,0

TCVN: 4858:2007

Tổng hàm lượng chất rắn, %

1

(m/m). Min
Hàm lượng cao su khô, %

2

(m/m). Min

0,6

Độ kiềm NH3,% (m/m). Min

3

TCVN: 4858:2007


Max
Tính ổn định cơ học MST,

4

0,29

giây. Min
Chỉ tiêu axit béo bay hơi

5

(VFA). Max

6

Chỉ số KOH. Max
Hàm lượng cặn, % (m/m).

7

Max
Hàm lượng chất đông kết, %.

8

Max
Chất không chứa cao su, %

9

10
11

Phương pháp thử

Loại HA

(m/m). Min
Hàm lượng mangan, mg/Kg,
tính trên tổng chất rắn. Max
Hàm lượng đồng, mg/Kg, tính
trên tổng chất rắn. Max

650

650

TCVN: 6316:1997

0,2

0,2

TCVN: 6321:1997

1,0

1,0

TCVN: 4856:1997


0,1

0,1

TCVN 6320: 2007

0,05

0,05

TCVN 6357:2007

2,0

2,0

-

8

8

TCVN 6318: 2007

8

8

TCVN 6317: 2007


II. DÂY CHUYỀN THIẾT BỊ VÀ SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ
BIẾN MỦ LY TÂM LA - HA :
Ký hiệu

LIQUID LATEX
(mủ nước)

ST

R-tank
Pit
CP.Fi

ST

C.Fi
ST

R-tank

AC
C1
Entre
tank

ST

Pr.F


P.Fi C A

ST
P.Fi

R-tank

ST

C
C 2AC P
P.Fi
Entre
tank

Tên thiết bị

Số
lượng
(cái)


TRƯỜNG CĐCN CAO SU

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
CFi
PFi
Pit
P
A

R-tank
C
Entre
tank
Pr.F
ST

Lọc thô
Lọc tinh
Mương tiếp nhận
Bơm màng
Bồn chứa Amoniac
Bồn tiếp liệu
Máy ly tâm
Bồn trung chuyển

02
02
01
01
03
03
07
02

Bồn lọc áp suất
Bồn tồn trữ

01
18


Ống dẫn mủ có van
khóa

18

Van khóa thông nhau
bồn trung chuyển

01

Van khóa ngăn mủ
tràn ngược từ bồn tồn
trữ về bồn trung
chuyển

01

Sơ đồ 1. Dây chuyền thiết bị chế biến mủ ly tâm
Công đoạn chính
Tiếp nhận mủ nước

Sơ đồ quy trình
Mủ nước

Cân xe

Lấy mẫu kiểm
tra chất lượng


Lọc thô,
bơm

Khuấy đều,
để lắng


TRƯỜNG CĐCN CAO SU

Kiểm tra và xử lý mủ
tại hồ tiếp liệu – nạp
liệu

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

Lấy mẫu kiểm tra chỉ tiêu
bồn tiếp liệu

LA: VFA >0,04
KOH >0.1.
HA: VFA > 0.06
KOH > 0.1

1

0
1

1


DRC > 32

Pha loãng

0
Sạc NH3

Mg < 50
ppm

0

Xử lý DAP

1
Lấy mẫu kiểm tra
tại hồ nạp liệu

Để lắng

Ly tâm

Ly tâm

Xử lý tại bồn
trung chuyển và lấy
mẫu kiểm tra

HA; Nạp ga NH3 , xử lý Laurat,
lấy mẫu kiểm tra


Xử lý

Tồn trữ

Lấy mẫu kiểm tra SN

Lấy mẫu kiểm tra xuất hàng

Lấy mẫu kiểm tra tại bồn
trung chuyển

LA; Nạp ga NH3 , xử lý Laurat,
TMTD / ZnO, lấy mẫu kiểm tra

Bơm chuyển

Tồn trữ

Xuất hàng

Xuất hàng
Kiểm tra mẫu lưu

Sơ đồ 2. Quy trình kỹ thuật sản xuất mủ ly tâm HA, LA


TRƯỜNG CĐCN CAO SU

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC


Hình 2. Quy trình sản xuất ly tâm


TRƯỜNG CĐCN CAO SU

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

III. NỘI DUNG, YÊU CẦU CÁC CÔNG ĐOẠN KỸ THUẬT TRONG QUÁ
TRÌNH SẢN XUẤT:
1.TIẾP NHẬN MỦ NƯỚC:
Bảng 2. YÊU CẦU KỸ THUẬT CỦA MỦ NƯỚC VƯỜN CÂY
( TCCS 107:2012/TĐCNCSVN)

STT

Chỉ Tiêu

Yêu Cầu Kỹ thuật

1

Trạng thái

Lỏng tự nhiên, lọc qua lưới 60 mesh
dễ dàng

2

Màu sắc


Trắng như sữa hoặc hơi vàng, không có
mùi hôi

3

Tạp chất

Không lẫn tạp chất nhìn thấy được

4

Hàm lượng cao su khô
(DRC)

Không nhỏ hơn 23% w/w

5

Hàm lượng NH3

Không nhỏ hơn 0,3% trên khối lượng latex

6

Hàm lượng axít béo bay hơi
(VFA)

Không lớn hơn 0,05


7

Độ pH của latex

Không nhỏ hơn 9 (ở môi trường kiềm)

8

Thời gian tiếp nhận latex

Không lớn hơn 7 giờ kể từ khi cạo

9

Tình trạng nhiễm nước mưa

Không

I.1 Mủ nước.

- Mủ nước chế biến cao su ly tâm LA, HA được lấy từ cây cao su Hévea
Brasiliensis. Khi vận chuyển về đến Nhà máy chế biến cao su, mủ nước phải phù
hợp yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn Công ty TC-KCS-08.
1.1.a LA:


TRƯỜNG CĐCN CAO SU

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC


- Mủ nước vườn cây bảo quản bằng hệ đơn sử dụng dung dịch Amoniac
NH4OH 10% với liều lượng 0,5% w/w so với khối lượng mủ trên tank xe vận
chuyển (cho đều 75 lít dung dịch Amoniac 10% vào tank chứa 1.500 lít mủ nước).
- Mủ nước vườn cây có thể bảo quản bằng hệ kép nếu chỉ số VFA bảo quản
bằng hệ đơn vượt quá 0,035 (VFA > 0,035): dung dịch Amoniac 10% với liều
lượng 0,3% w/w và dung dịch TMTD/ZnO 25% với liều lượng 0,015% so với
khối lượng mủ (cho đều 45 lít NH4OH 10% và 0,9 lít dung dịch TMTD/ZnO 25%
vào tank chứa 1.500 lít mủ nước).
1.1.b HA:
- Mủ nước vườn cây bảo quản bằng dung dịch NH 4OH 10%, sử dụng với
liều lượng 0,3% (W/W) so với khối lượng mủ trên tank xe vận chuyển. (tank mủ
chứa 1.500 lít thì sử dụng 45 lít dung dịch NH4OH 10% để bảo quản)
1.1 Cân xe:

Mỗi xe chở mủ khi về đến nhà máy được cân xác định khối lượng mủ nước
bằng cân bàn điện tử, giới hạn cân 60.000 kg.
1.2 Lấy mẫu kiểm tra chất lượng:

Hình 3. Lấy mẫu kiểm tra chất lượng


TRƯỜNG CĐCN CAO SU












KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

Mỗi bồn chứa mủ lấy 300 - 400ml. Phương pháp lấy mẫu theo TCVN
5598:1997.
Kiểm tra ngoại quan để kiểm tra trạng thái, tạp chất, màu sắc … Nếu thấy mủ
có dấu hiệu cợn đông phải nhanh chóng báo lại Nhân viên Kỹ thuật trước khi
xả vào mương tiếp nhận.
Kiểm tra hàm lượng TSC nhanh theo HD-XN-22.
Kiểm tra hàm lượng DRC dựa vào kết quả xác định hàm lượng TSC nhanh và
theo HD-XN-08.
Kiểm tra hàm lượng Amoniac NH3 theo TCVN 4857:1997.
Kiểm tra độ pH theo tiêu chuẩn TCVN 4860:1997.
Kiểm tra chỉ số Acid béo dễ bay hơi VFA theo tiêu chuẩn TCVN 6321:1997.

1.3 Lọc thô và bơm:

Hình 4. Lọc thô (lọc qua lưới 60 mesh)
Mủ nguyên liệu sau khi kiểm tra các chỉ tiêu phù hợp TC-KCS-08 được lọc
qua rây trước khi xả xuống mương tiếp nhận và khi mủ đạt 25% thể tích mương
sử dụng bơm màng bơm mủ lên hồ tiếp liệu (thể tích chứa tối đa của bồn tiếp liệu
là 32.000 lít).
1.4 Khuấy đều, để lắng:


TRƯỜNG CĐCN CAO SU

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC


Khi mủ đạt 50% thể tích bồn tiếp liệu, mở máy khuấy. Khi mủ đầy bồn, tiếp
tục khuấy đều 30 - 50 phút, sau đó để lắng 10 phút.
2. KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ MỦ NƯỚC TẠI HỒ TIẾP LIỆU – NẠP LIỆU:
2.1 Lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu bồn tiếp liệu:
- Lấy mẫu từ 300ml - 400ml theo TCVN 5598:1997. Gởi mẫu cho phòng
kiểm nghiệm để kiểm tra các chỉ tiêu cần thiết.

Hình 5.bồn tiếp liêu.
2.2 Phương pháp thử nghiệm và kiểm tra các chỉ tiêu mủ nước tại hồ tiếp
liệu:







Xác định khối lượng mủ nước tại hồ tiếp liệu.
Kiểm tra hàm lượng TSC nhanh theo HD-XN-22.
- Kiểm tra hàm lượng DRC dựa vào kết quả xác định hàm lượng TSC nhanh
theo HD-XN-08 (LA) và theo HD-KCS-02 (HA)
Kiểm tra hàm lượng Amoniac NH3 theo TCVN 4857:1997.
Kiểm tra độ pH theo TCVN 4860:1997.
Kiểm tra chỉ số VFA theo tiêu chuẩn TCVN 6321:1997.


TRƯỜNG CĐCN CAO SU





KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

Kiểm tra hàm lượng Mg theo HD-XN-24 (hoặc HD-XN-25 hoặc HD-XN-26).
Kiểm tra chỉ số KOH theo TCVN 4856:1997.
Mủ nước tại hồ tiếp liệu sau khi kiểm tra tất cả các chỉ tiêu phù hợp yêu cầu kỹ
thuật tiêu chuẩn công ty TC-KCS-08 (LA) và yêu cầu kỹ thuật tiêu chuẩn
Công ty TC-KCS-23 (HA).

2.3 Xử lý mủ tại hồ tiếp liệu:

Căn cứ kết quả kiểm tra của phòng kiểm nghiệm, Nhân viên kỹ thuật tiến hành
xử lý mủ nước như sau:
2.3.1 Nếu mủ nước chỉ số VFA > 0,040, và chỉ số KOH >1(LA) và mủ nước
chỉ số VFA > 0,06, và chỉ số KOH >1(HA), thì tiến hành pha loãng mủ vườn bằng
nước đã xử lý để đạt DRC trong khoảng 25% – 32% tùy theo mùa (tùy theo chỉ số
VFA, KOH) đồng thời bổ sung thêm lượng NH 3 để đạt nồng độ 0,45% – 0,50%
(dựa vào lượng nước cần pha loãng mà ta bổ sung lượng NH 3 dưới dạng dung
dịch có nồng độ phù hợp)
− Tính lượng nước pha vào mủ theo công thức

VN = VM (DRC1 – DRC2)/DRC2
Trong đó:
VM : thể tích mủ nước chưa pha loãng (lít)
VN : thể tích nước thêm vào (lít)
DRC1 : hàm lượng cao su trước khi pha loãng
DRC2 : hàm lượng cao su sau khi pha loãng



Tính lượng NH3 sạc vào nước theo công thức
NH3 (kg) = [m (%NH3 yêu cầu – NH3 đo được) + VN * % NH3 yêu cầu]/100
Trong đó: m là khối lượng mủ nước (kg)



Bơm đủ lượng nước theo tính toán để pha loãng mủ vào bồn Inox. Sạc NH 3
vào mủ theo HD-XN-27.

Khuấy đều và xả dung dịch NH3 vào hồ nạp liệu với lưu lượng 40
lít/phút, vừa mở van xả vừa khuấy. Sau khi xả xong tiếp tục khuấy từ 30
– 50 phút tùy theo lượng mủ có trong hồ tiếp liệu.
2.3.2 Nếu mủ nước có DRC > 32 % w/w thì tiến hành pha loãng mủ bằng
nước đã xử lý để đạt DRC trong khoảng 30% - 32%.



TRƯỜNG CĐCN CAO SU

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

2.3.3 Nếu DRC < 32% w/w thì tiến hành sạc Amoniac NH 3 trực tiếp vào mủ
vườn để đạt nồng độ 0,45% – 0,55%.

Tính toán lượng NH3 sạc vào mủ theo công thức:
NH3 (kg) = m (%NH3 yêu cầu – NH3 đo được)/100
Trong đó: m là khối lượng mủ nước (kg)




Cách sạc NH3 vào mủ theo HD-XN-27.
Dùng động cơ điện khuấy liên tục trong quá trình sạc ga NH3. Sau khi sạc xong
ga NH3 tiếp tục khuấy từ 30 – 50 phút tùy theo lượng mủ có trong hồ tiếp liệu.

* Trường hợp đặc biệt nếu chỉ số VFA > 0,047, chỉ số KOH > 1,2 (LA) và chỉ
số VFA > 0,08, chỉ số KOH > 1,6 (HA) thì tiến hành pha loãng mủ hạ DRC
xuống còn trong khoảng 22% – 25%. Mục đích là tách các Acid béo dễ bay hơi,
các Acid liên kết với NH3 trong quá trình ly tâm. Các bước pha loãng như 2.3.1
2.3.4 Xử lý Mg tại hồ tiếp liệu: Nếu hàm lượng Magiê trong mủ nước vườn
cây Mg > 50 ppm thì tiến hành tính toán lượng DAP cần pha ( dạng dung dịch 5%
) để trung hòa lượng Mg2+.

Tính lượng DAP cần thêm vào để xử lý lượng Mg và lượng nước cần pha
dung dịch theo HD-XN-28.

Sau khi DAP đã tan hoàn toàn trong nước đổ từ từ dung dịch DAP 5% vào
bồn tiếp liệu với lưu lượng 5 lít /phút.

Sau khi pha loãng mủ và nạp đủ hóa chất cần thiết, phải khuấy đều mủ từ
30 - 50 phút tùy theo lượng mủ trong hồ tiếp liệu.
Các dụng cụ khi tiếp xúc với mủ nước phải vệ sinh sạch sẽ: mương tiếp nhận,
rây lọc tiếp nhận mủ, hệ thống ống chuyển mủ, bơm màng, khu vực làm việc.
Toàn bộ dụng cụ sau khi vệ sinh sạch sẽ phải xịt dung dịch Amoni Hydroxid
(NH4OH) 5%.
2.4 Thời gian để lắng:

Sau khi xử lý xong, thời gian để lắng tối thiểu là 12 giờ trước khi ly tâm. Đây
là thời gian cần thiết tối thiểu để DAP phản ứng với Mg có trong mủ vườn cây tạo
kết tủa lắng xuống đáy bồn.
Phương trình phản ứng :



TRƯỜNG CĐCN CAO SU

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

Mg2+ + ( NH4 )2 HPO4 → MgNH4PO4 ↓ + NH4+

+ H+

2.5 Lấy mẫu và kiểm tra chỉ tiêu tại hồ nạp liệu:

Lưu ý : Hồ tiếp liệu sau khi để lắng > 12 giờ gọi là hồ nạp liệu. Lấy mẫu tại 3
vị trí theo TCVN 5598:1997. Mỗi vị trí lấy từ 100ml – 200ml cho vào bình nhựa
có nắp đậy, dung tích 1 lít; lắc đều mẫu. Gởi cho phòng kiểm nghiệm kiểm tra các
chỉ tiêu cần thiết.
Kiểm tra các chỉ tiêu tại hồ nạp liệu: tương tự như phương pháp kiểm nghiệm,
kiểm tra các chỉ tiêu tại hồ tiếp liệu (phần 2.2 của quy trình).
- Các mẫu lấy tại hồ tiếp nhận, bồn tiếp liệu, bồn trung chuyển, bồn lưu trữ
đều được đưa về phòng hóa nghiệm của nhà máy để kiểm tra các thông số kỹ
thuật .

Hình 6. Phòng hóa nghiệm
3. LY TÂM :


TRƯỜNG CĐCN CAO SU

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC


Không đạt.
- Cho 0- 0,02% A.lauric.
- % NH3 ≥ 0,7%.
Latex (Tính
HA trên lít mủ kem tươi.)

Lấy mẫu kiểm tra: TSC, DRC, NH3, KOH, VFA, p
Đạt


TRƯỜNG CĐCN CAO SU

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

Mủ sau khi để lắng 12 giờ

3.1 Tiêu chuẩn kỹ thuật mủ nước trước khi ly tâm (hồ nạp liệu):
Máy ly tâm

Chỉ tiêu

Mức yêu cầu

Bồn trung chuyểnTừ 20% đến 32%
Hàm lượng cao su khô (DRC)

Hàm lượng Amoniac (NH3)

Từ 0,38% đến 0,60%


Hàm lượng Magiê (Mg)

Nhỏ hơn 50ppm

Độ pH

Từ 9,6 đến 10,2

Latex
KhôngChỉ
đạt.số Acid béo dễ bay
hơi LA
(VFA)

Nhỏ hơn 0,047

- Cho Chỉ
0- 0,05%
A.lauric.
số KOH
Nhỏ hơn 1,65
- Cho 0,1% dung dịch TMTD 25%.
- % NH3 ≤ 0,29%.
Tiêu
(Tính Bảng
trên lít3.mủ
kemchuẩn
tươi.) kỹ thuật mủ nước trước khi ly tâm (hồ nạp liệu)

* Trường hợp: Hàm lượng (Mg) > 50ppm, Chỉ số (VFA) > 0,047 và Chỉ số

(KOH) > 1,65 thì tiến hành điều chỉnh vít skim xuống 19,5mm hoặc 19mm.
3.2 Ly tâm:

Lấy mẫu kiểm tra: TSC, DRC, NH3, KOH, VFA, pH.

Sự ly tâm mủ nước được thực hiện nhờ vào: sự chênh lệch về tỉ trọng của cao
su, thành phần phi cao su và tốc độ quay của đĩa. Ly tâm được gọi là liên tục khi
Đạtlúc với việc tách mủ ly
việc nạp mủ cho các máy ly tâm phải được liên tục cùng
tâm và mủ skim. Tuy nhiên, việc ly tâm mủ nước cũng bị gián đoạn một phần vì
các đĩa bị bít nghẹt dần bên trong của bộ phận phân phối. Do đó cách vài giờ
phải ngừng lại để làm vệ sinh.
Sơ đồ 3: Quy trình ly tâm
Tần suất ngừng để vệ sinh tùy thuộc vào một số yếu tố trong đó có thể kể đến:

Chất lượng mủ nước vườn cây (giống cây, tuổi cây, ổn định cơ học).

DRC mủ nước vườn cây.

Lưu lượng nạp mủ vào các máy ly tâm.

Thời gian để cho mủ nước vườn cây lắng cặn trước khi ly tâm.
Các đợt ngưng này có khuyết điểm là: hạn chế sản xuất, tốn nhiều lao động
và làm hư hại thiết bị do tháo ra liên tục. Do đó cần phải giới hạn các lượt tháo ra
nếu có thể.


TRƯỜNG CĐCN CAO SU

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC


Chu kỳ hoạt động của các máy không thể được ấn định một cách cứng ngắc
mà phải có thể sửa đổi mỗi ngày khi vận hành. Để làm được điều này, điều cần
thiết là phải xem xét các chất tồn đọng (khoáng và cao su đông đặc) trong các đĩa
khi tháo ra và điều chỉnh quy trình sau đó cho các máy tiếp theo sau (thông
thường chu kỳ hoạt động của máy là 2 giờ hoặc là 2,5 giờ hoặc là 3 giờ được ghi
rõ trong phiếu triển khai sản xuất).
Quy trình vận hành máy ly tâm: xem HD-XN-34
3.3 Lấy mẫu tại bồn trung chuyển:

Lấy mẫu theo TCVN 5598:1997
Mỗi vị trí lấy 10 ml – 50 ml cho vào bình có nắp đậy dung tích 1 lít lắc đều.
Gởi mẫu cho phòng kiểm nghiệm kiểm tra nhanh hàm lượng NH 3 và chỉ tiêu
TSC nhanh nếu cần.
4. XỬ LÝ MỦ LY TÂM TẠI BỒN TRUNG CHUYỂN VÀ LẤY MẪU
KIỂM TRA:

Hinh 7. Bồn trung chuyển


TRƯỜNG CĐCN CAO SU

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

Mủ Latex ly tâm sau khi ra khỏi máy ly tâm đã thoát một phần lớn hàm lượng
Amoniac và có một độ ổn định cơ học kém. Tùy theo loại mủ Latex mong muốn,
cần phải có phần bảo quản bổ sung bằng cách thêm Amoniac, Amoni laurat,
TMTD/ZnO(LA) …
4.1 Xử lý Amoni laurat tại bồn trung chuyển:





Pha chế dung dịch Amoni laurat 10%: cách pha chế dung dịch Amoni laurat
10% theo HD-XN-30 (kiểm tra và ghi lại nồng độ thực tế).
Tùy theo loại mủ và yêu cầu khách hàng về độ ổn định cơ học cũng như
ngày xuất hàng mà liều lượng sử dụng Amoni laurat với tỉ lệ khác nhau.
Đối với loại mủ ly tâm LA liều lượng sử dụng từ 0% - 0,05% w/w tính theo
trọng lượng mủ(LA) và Đối với loại mủ ly tâm HA liều lượng sử dụng từ
0% - 0,02% w/w tính theo trọng lượng mủ (HA) Cách tính lượng Amoni
laurat 10% sử dụng cho vào mủ theo HD-XN-31.

4.2 Xử lý TMTD / ZnO tại bồn trung chuyển của LA:








Pha chế dung dịch TMTD / ZnO 25% : cách pha chế dung dịch TMTD /
ZnO 25% theo HD-XN-32 (kiểm tra và ghi lại nồng độ thực tế ).
Nếu mủ nước bảo quản theo 1.1.1 thì lượng TMTD/ZnO 25% cho vào mủ
là 0.025% trên khối lượng mủ thành phẩm
Nếu mủ nước bảo quản theo 1.1.2 thì lượng TMTD/ZnO 25% cho vào mủ
là 0.020% trên khối lượng mủ thành phẩm.
Cách tính lượng TMTD/ZnO 25% sử dụng cho vào mủ theo HD-XN-36.

4.3 Xử lý Amoniac NH3 tại bồn trung chuyển:






Nạp ga NH3 vào mủ Latex ly tâm LA, HA.
Đưa nồng độ NH3 lên đến khoảng 0,25% – 0,29% w/w(LA), và nồng độ
NH3 lên đến khoảng 0,65% – 0,70% w/w (HA) (tính theo trọng lượng mủ).
Tính lượng Amoniac NH3 theo công thức:
NH3 (kg) = m (%NH3 yêu cầu – NH3 đo được)/100
Trong đó: m là khối lượng mủ nước (kg)



Cách sạc Amoniac NH3 trực tiếp vào mủ theo HD-XN-27. Trong thời gian sạc
phải khuấy bằng động cơ điện và tiếp tục khuấy thêm 30 phút để đảm bảo sự
đồng đều Amoniac trong mủ.


TRƯỜNG CĐCN CAO SU

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

Lưu ý: Đối với mủ ly tâm LA thì hàm lượng Amoniac NH 3 bảo quản không
được vượt quá 0,29% so với khối lượng mủ.
4.4 Lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu tại bồn trung chuyển:












Lấy mẫu: Sau khi đã hoàn tất các công đoạn thêm hóa chất và sau khi khuấy
đều mẫu tại bồn trung chuyển tiến hành lấy mẫu từ 60ml – 100ml cho từng bồn
trung chuyển (tỉ lệ lấy mẫu tùy thuộc vào lượng mủ ly tâm trong ngày). Tất cả
các mẫu lấy được chứa trong bình nhựa 2 lít với điều kiện đương nhiên là phải
cùng chủng loại sản xuất (HA hoặc LA).
Kiểm tra TSC theo TCVN 6315:1997.
Kiểm tra DRC theo TCVN 4858:1997
Kiểm tra hàm lượng Amoniac NH3 theo TCVN 4857:1997
Kiểm tra độ pH theo TCVN 4860:1997
Kiểm tra chỉ số VFA theo TCVN 6321:1997
Kiểm tra hàm lượng Mg theo HD-XN-24 hoặc HD-XN-25
Kiểm tra chỉ số KOH theo TCVN 4856:1997
Kết quả kiểm tra các thông số này rất quan trọng vì sẽ giúp cho kỹ thuật nhà
máy biết các thông tin cần thiết để tiến hành điều chỉnh các máy ly tâm (điều
chỉnh DRC bình quân, hàm lượng Amoniac, hàm lượng phi cao su …).

4.5 Tiêu chuẩn kỹ thuật của mủ ly tâm trước khi bơm lên bồn tồn trữ:

Chỉ tiêu

Mức yêu cầu

Hàm lượng cao su khô (DRC)

Hàm lượng Amoniac (NH3)
Hàm lượng Magiê (Mg)
Độ pH
Chỉ số Acid béo dễ bay hơi (VFA)

Từ 60,5% đến 61,5%
Từ 0,25% đến 0,29%
Nhỏ hơn 25ppm
Lớn hơn 9,8
Nhỏ hơn 0,025

Chỉ số KOH

Nhỏ hơn 0,60

Bảng 4. Tiêu chuẩn kỹ thuật LA trước khi bơm lên bồn tồn trữ:
* Trường hợp: Hàm lượng (Mg) > 25ppm, Chỉ số (VFA) > 0,025 và Chỉ số
(KOH) > 0,6 tiến hành phối trộn mủ ly tâm các ngày sau có hàm lượng thấp hơn,


TRƯỜNG CĐCN CAO SU

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

sao cho toàn bộ sản phẩm của bồn tồn trữ khi xuất kho đạt TCVN 6314:1997 và
theo yêu cầu của khách hàng.
Chỉ tiêu
Hàm lượng cao su khô (DRC)
Hàm lượng Amoniac (NH3)
Hàm lượng Magiê (Mg)

Độ pH
Chỉ số Acid béo dễ bay hơi (VFA)

Mức yêu cầu
Từ 60% đến 61,5%
Từ 0,62% đến 0,7%
Nhỏ hơn 25ppm
Lớn hơn 10,2
Nhỏ hơn 0,045

Chỉ số KOH

Nhỏ hơn 0,7

Bảng 5. Tiêu chuẩn kỹ thuật HA trước khi bơm lên bồn tồn trữ:
* Trường hợp: Hàm lượng (Mg) > 25ppm, Chỉ số (VFA) > 0,045 và Chỉ số
(KOH) > 0,7 tiến hành phối trộn mủ ly tâm trước khi bơm lên bồn tồn trữ các
ngày sau có hàm lượng thấp hơn, sao cho toàn bộ sản phẩm của bồn tồn trữ khi
xuất kho đạt TCVN 6314:1997 và theo yêu cầu của khách hàng.
5. TỒN TRỮ:
5.1 Bơm chuyển:
Sau khi lấy mẫu, mủ latex ly tâm được bơm lên bồn tồn trữ bằng hệ thống khí
nén trong ống thông qua bộ phận lọc. Áp lực của khí nén cần thiết từ 1,5 bar đến 2
bar.
Bộ phận rây lọc có nguy cơ bị nghẹt nhanh chóng nếu mủ ly tâm có khuynh
hướng tạo nhiều bọt, do đó phải làm vệ sinh mỗi ngày (hoặc thường xuyên hơn
nếu cần thiết).
Để bơm chuyển mủ cần thực hiện theo các bước sau đây:

Đóng thật kín nắp bồn trung chuyển


Mở van nạp mủ lên bồn tồn trữ

Mở van khí vào bồn trung chuyển (áp suất khoảng 1,5 bar)

Mở van chân đáy bồn trung chuyển.

Mủ được đẩy lên bồn tồn trữ đến hết mủ trong bồn trung chuyển.

Khóa van khí vào bồn trung chuyển, khóa van chân bồn trung chuyển.

Đặt lại bộ phận lọc đã làm vệ sinh.

Bồn trung chuyển đã sẵn sàng cho đợt nhận đầy mới.
Bồn trung chuyển và bộ phận rây lọc phải được làm vệ sinh mỗi ngày 1 lần.


TRƯỜNG CĐCN CAO SU

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

Vào cuối ngày, đóng van vào của bồn tồn trữ để tránh không có sự cố tháo mủ
của bồn này trong trường hợp ống PVC bị bể.

Hình 8. Bồn lưu trữ
5.2 Tồn trữ mủ ly tâm:
5.2.1 Đánh số lô:
Một lô mủ latex ly tâm tương ứng với một bồn tồn trữ, do đó một lô được xác
định với:


Số thứ tự.

Số bồn chứa để lưu trữ và ổn định.

Loại sản phẩm LA, HA.

Ngày sinh nhật (hay tuổi bình quân của lô).

Khối lượng mủ thực tế chứa trong bồn.
5.2.2 Xác định ngày bình quân sản xuất mủ latex ly tâm: (ngày sinh nhật bồn)

Tính ngày bình quân sản xuất của lô. Cách tính sinh nhật bồn trữ theo HDXN-33
5.2.3 Kiểm soát các lô trong quá trình ổn định :

Sau khi sản xuất đầy bồn, ngày bình quân sản xuất sẽ được xác định mà đây
là cơ sở cho các công đoạn kiểm tra về sau. Dựa vào ngày sinh nhật bồn tồn
trữ, cứ 7 ngày kiểm tra một lần.


TRƯỜNG CĐCN CAO SU

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

Mỗi ngày khuấy khoảng 5 phút đối với các bồn chứa đầy mủ.

Trước khi lấy mẫu tiến hành khuấy bồn 1 giờ và để lắng 30 phút.
5.3 Lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu tại các bồn tồn trữ:









Lấy mẫu bồn tồn trữ: lấy mẫu tại 3 vị trí theo TCVN 5598:1997. Mỗi vị trí
lấy 100ml cho vào bình nhựa có nắp đậy, lắc đều mẫu. Gởi mẫu cho phòng
kiểm nghiệm các chỉ tiêu cần thiết.
Kiểm tra các chỉ tiêu bồn tồn trữ tương tự như kiểm tra các chỉ tiêu bồn
trung chuyển.
Ngoài ra còn kiểm tra chỉ số độ ổn định cơ học MST theo TCVN
6316:1997.

5.4 Xử lý mủ tại bồn tồn trữ:
Thông thường xử lý mủ bồn tồn trữ trước xuất hàng 7 ngày nếu có:

Nếu DRC > 60,7%(LA), và nếu DRC > 60,2% thì tiến hành pha loãng mủ,
giảm DRC về khoảng 60,5% - 60,7%(LA), và khoảng 60,00% - 60,20%.
song song với việc giảm DRC, việc thêm nước vào mủ còn giảm chỉ số
VFA, chỉ số KOH.

Nếu chỉ tiêu độ ổn định cơ học MST không đạt thì trước khi xuất hàng 7
ngày phải tiến hành thêm Amoni laurat với liều lượng 0 – 0,015% tùy theo
tình hình thực tế.
6. XUẤT HÀNG:
6.1 Tiêu chuẩn kỹ thuật mủ ly tâm trước khi xuất hàng:
Mủ ly tâm trước khi xuất phải phù hợp yêu cầu kỹ thuật mủ ly tâm theo TCVN
6314:1997 (ISO/FDIS 2004:1997 (E)).
6.2 Lấy mẫu lưu trữ và kiểm tra trước khi xuất hàng:
Trước khi xuất mủ Latex ly tâm phải kiểm tra các kết quả đạt được tư các phân

tích trung gian của lô nhằm thiết lập chứng chỉ phân tích giao cho khách hàng.
6.2.1 Lấy mẫu và kiểm tra các chỉ tiêu trước khi xuất hàng:
Lấy mẫu tại 3 vị trí theo TCVN 5598:1997. Mỗi vị trí lấy 3 lít cho vào bình
nhựa dung tích 10 lít, lắc đều mẫu, gởi cho phòng kiểm nghiệm kiểm tra và lưu
mẫu
6.2.2 Lưu mẫu và kiểm tra các chỉ tiêu khi có khiếu nại của khách hàng:


TRƯỜNG CĐCN CAO SU

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

Mẫu được lưu tại bộ phận KCS, khi có khiếu nại của khách hàng tiến hành
kiểm tra các chỉ tiêu đối chứng.
6.3 Xuất hàng:
6.3.1 Kiểm tra các bồn trước khi nạp mủ:
Mủ Latex khi xuất thường được chứa trong thùng phuy, túi Flexibag, bồn kim
loại.
Các thùng chứa này phải được kiểm tra khi đến Nhà máy:

Có các vật lạ không.

Mùi ở bên trong không.

Có lỗ thủng không.

Cách nhiệt (đối với bồn).

Các khóa và van xả hoạt động tốt.
6.3.2 Xuất phuy:


Thể tích phuy là 220 lít, trọng lượng mủ chứa trong phuy là 200kg – 205
kg.

Phuy bằng nhựa hoặc bằng sắt bên trong có sơn Epoxy chống rỉ sét.

Kiểm tra phuy và phun Formol 5% để khử trùng.

Xuất hàng bằng hệ thống bơm màng hoặc xả qua hệ thống ống.
6.3.3 Xuất túi Flexibag:

Thể tích túi 23.000 lít: trọng lượng mủ xuất 20.000kg – 21.000kg.

Túi bằng nhựa tổng hợp.

Túi do khách hàng cung cấp đã được khử trùng bằng hóa chất chuyên dùng.

Xuất hàng bằng hệ thống bơm màng.
6.3.4 Xuất bồn:

Thể tích bồn 25.000 lít: trọng lượng mủ 20.000 kg – 21.500 kg.

Bồn bên trong bằng Inox, bên ngoài có lớp cách nhiệt.

Bồn do khách hàng cung cấp đã được khử trùng bằng hóa chất chuyên
dùng.

Xuất hàng bằng hệ thống bơm màng.
6.4 Mẫu tham chiếu (lấy mẫu ngay lúc xuất hàng):







Sau khi bơm đầy, mỗi container lấy một mẫu 1 lít ngay trong túi Flexibag,
bồn kim loại hoặc phuy.
Mẫu phải được ghi rõ ràng (số lô, hợp đồng, ngày xuất) và không được thay
đổi và cũng không được mở ra.
Mẫu được lưu 6 tháng kể từ ngày lấy mẫu.


TRƯỜNG CĐCN CAO SU

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

1.5 Bơm chuyển bồn và thanh lý đáy bồn sau khi xuất hàng:

- Dùng bơm màng và đường ống xuất hàng để bơm chuyển từ bồn này sang
bồn khác.

Lớp mủ có lẫn cặn bùn dưới đáy bồn, lớp mủ màng không xuất được sẽ
chuyển qua bán mủ skim.
6.6 Vệ sinh sau khi xuất hàng:




Vệ sinh bơm màng, rây lọc, bồn chứa rây lọc, đường ống xuất hàng: tháo
từng chi tiết của máy bơm màng, rây lọc, đường ống dẫn chà rửa sạch sẽ

sau đó lắp lại ngâm dung dịch Formol (2% đến 5%).
Vệ sinh bồn tồn trữ :sử dụng chổi cỏ quét đều lượng mủ còn lại lên thành
trong của bồn, để khô, tiến hành lột sạch sẽ, chà rửa sạch sẽ bằng nước và
xà phòng sau đó tiến hành phun dung dịch Formol (5% đến 10%) trước khi
đóng nắp bồn chờ đợt chứa sau.

Bảng 6. Phiếu báo thành phẩm xuất – nhập – tồn kho
LOẠI SẢN
PHẨM

LATEX
HA

LATEX
LA

NHẬP( sản xuất)

XUẤT

TỒNG

KL Tươi
( Kg)

DRC
%

Quy khô
( Kg)


KL Tươi
(Kg)

DRC
%

Quy khô
(Kg)

KL Tươi
(Kg)

Quy khô

13/10

19.939,30

60.00

11.963,70

16.990,00

60,00

10.194,00

1.210.170,48


726.102,29

14/10

0,00

0,00

0,00

16.990,00

60,0

10.194,00

1.193.180,48

715.908,29

15/10

0,00

0,00

0,00

16.740,00


60,00

10.044,00

1.176.440,48

705.864,29

13/10

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

227.958,67

136.775,20

14/10

23.889,60


60,00

14.333,76

0,00

0,00

0,00

251.848,27

151.108,18

15/10

22.793,40

60,00

13.676,04

0,00

0,00

0,00

274.641,67


164.783,00

Bảng 7. Phiếu báo nguyên liệu mủ nước về trong ngày
Ngày về

thể tích mủ(lit)

Kh/lượng mủ

DRC

Quy khô

12/10

49,143

48.160

27,79

13.383,57

13/10

59.806

58.610


27,37

16.040,72

14/10

55.857

54.740

28,06

15.375,33


TRƯỜNG CĐCN CAO SU

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

I. Kết luận
Qua hai tuần thực tập tại nhà máy em đã học hỏi và hiểu rõ hơn được rất
nhiều trong lĩnh vực sản xuất mủ ly tâm.
Trong quá trình thực tập cơ sở giúp em biết vận kiến thức đã được học vào
quá trình thực tế. Là tiền đề để trong thời gian sắp tới em thực tập tốt nghiệp tốt
hơn và cũng là cơ hội cho em làm quen với môi trường làm việc sau nay. Tuy
nhiên trong thực tế công việc đòi hỏi phải có kinh nghiệm và sự nhậy bén để xử
lý các tình huống bất ngờ. Qua đây em nhận thấy mình phải cần phải cố gắng
nhiều hơn nữa để có thể hoàn thành tốt hơn cho đợt thực tập tốt nghiệp kế tiếp.
II. Kiến nghị
1. Đối với nhà trường


- Tạo điều kiện tốt nhât cho sinh viên thực tập tại các đơn vị, giúp sinh viên
được tiếp cận thực tế nhiều hơn trong lĩnh vực chuyên môn.
- Trang bị thiết bị máy móc ở phòng thí nghiệm đầy đủ hơn phục vụ cho
việc học tập của học sinh sinh viên được tốt hơn.
2. Với đơn vị thực tập

- Tạo điều kiện tốt nhất giúp sinh viên học hỏi và tiếp thu những kinh
nghiệm quý báu trong quá trình thực tập.
- Duy trì kế hoạch kiểm chặt chẽ để nâng cao hệ thống quản lý chất lượng
của công ty.
Trên đây là một số ý kiến nhận xét khách quan của em sau khi kiến tập
tại công ty. Do kiến thức còn hạn chế nên em chỉ mong góp một phần nhỏ. Thời
gian thực tập của chúng em không có nhiều, kiến thức còn hạn hẹp, chưa có
kinh nghiệm nên trong thực tế cũng như phần trình bày báo cáo sẽ có nhưng sai
sot mong quý thầy cô và lãnh đạo nhà máy góp ý để em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn….



×