Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi thử văn 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.59 KB, 3 trang )

SỞ GD VÀ ĐT BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT TAM QUAN

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT
NĂM HỌC 2010 - 2011
MÔN : NGỮ VĂN
( Thời gian : 150 phút, không kể thời gian giao đề )

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5 điểm)
Câu 1 ( 2 điểm ):
Anh (chị) hãy nêu ý nghĩa biểu tượng của hình tượng ông lão Xan-ti-a-gô và con
cá kiếm trong đoạn trích “ Ông già và biển cả ” của Hê-minh-uê.
Câu 2 ( 3 điểm ):
Viết bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau:
“Tình thương là hạnh phúc của con người ”
II. PHẦN RIÊNG ( 5 điểm )
Thí sinh chỉ chọn làm một trong hai câu: 3.a hoặc 3.b
Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn ( 5 điểm ):
Sự cảm nhận mới mẻ về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm qua đoạn thơ :
“ Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở


Làm nên đất Nước muôn đời…”
(Đoạn trích Đất Nước - Trích trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa
Điềm, , Ngữ văn tập 1, NXB Giáo dục)
Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao ( 5 điểm ):
Phân tích tình huống đặc sắc trong truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn
Nguyễn Minh Châu
-----------------------Hết--------------------------


ĐÁP ÁN – THANG ĐIẺM CHẤM
I/ PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH : ( 5,0 điểm)
Câu I ( 2 điểm ):
“Ông lão đánh cá – con cá kiếm” là cặp hình ảnh sóng đôi, mang ý nghĩa biểu tượng gợi lên
nhiều tầng ý nghĩa khác nhau, HScó thể trình bày được các ý cơ bản sau:
• Hình tượng ông lão Xan-ti-agô:
- Thể hiện hành trình của người lao động trong quá trình chinh phục tự nhiên.
- Sức mạnh và vẻ đẹp lớn lao, kì vĩ của con người trong công cuộc chinh phục, khám phá
những giá trị cao đẹp và khác thường.
- Hành trình của người nghệ sĩ theo đuổi những khát vọng, ước mơ …
• Hình tượng con cá kiếm:
- Thể hiện sự kì vĩ, phi thường của biển cả, thiên nhiên.
- Thể hiện cho những chông gai thử thức trong cuộc đời.
- Thể hiện của những ước mơ, khát vọng mang tính lí tưởng, lớn lao mà con người luôn hướng
tới.
( HS có thể tìm được các lớp nghĩa biểu tượng khác miễn là hợp lí)
* Biểu điểm:
- Thí sinh nêu đầy đủ ý : 2 điểm.
- Thí sinh nêu nửa số ý : 1 điểm.
- Không nêu được hoặc viết sai kiến thức : 0 điểm.
Câu 2 : ( 3,0 điểm)

1. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lý. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát;
không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, song cần giới thiệu được câu nói hiểu quan niệm
khẳng định ca ngợi tình thương, quan niệm sống hướng về cống hiến, vị tha; phê phán quan
niệm sống ích kỉ, hưởng thụ cá nhân.
a/ Nêu và giải thích được vấn đề cần nghị luận:
- Tình thương: thuộc phạm trù tình cảm, nó thể hiện những nét đẹp của tình người: là sự quan
tâm, đồng cảm, chia sẻ niềm vui hay nỗi buồn của người khác
- Tình thương có thể được biểu hiện ở nhiều phương diện khác nhau, đó là tình cảm gia đình,
tình cảm bạn bè, tình yêu lứa đôi, cao hơn là cảm của con người giành cho con người nói chung
- Hạnh phúc : là niềm vui, sung sướng hay sự thỏa mãn về mặt tinh thần, tình cảm của con
người. Hạnh phúc là ước mơ, khát vọng chân chính khi con người cảm thấy đạt được ý nguyện.
- Câu nói thể hiện quan niệm sống đẹp, lòng vị tha, biết quan tâm hy sinh vì mọi người
b/ Phân tích, chứng minh
- Người có tình thương là người biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ với người khác.
- Tình thương - đó là tấm lòng yêu thương chân thành và trong sáng - là tình cảm chỉ trao đi mà
không cần nhận lại, không vụ lợi, không toan tính. Có thể nói, tình thương là một thứ tình cảm
đẹp đẽ luôn tồn tại trong bản chất của mỗi con người.Và kết quả của sự yêu thương đó là sự thỏa
mãn của con tim - cái được goi là niềm hạnh phúc.
Dẫn chứng: - Trong văn học: lấy những dẫn chứng ca ngợi tình thương
- Trong cuộc sống:lấy những tấm gương sáng về tình yêu thương, sẵn sàng quên
mình vì mọi người, sẵn sàng hi sinh vì hạnh phúc con người
c/.Bình luận : (1.0 điểm)
- Khẳng định chân lí của câu nói.
- Phê phán lối sống vị kỷ, không biết quan tâm đến con người và cuộc sống quanh mình.
d/ Bài học nhận thức và hành động
c. Cách cho điểm:
- Điểm 3: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ.

- Điểm 2: Trình bày được nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 1 : Còn sơ sài, mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0: Hoàn toàn sai lệch hoặc bỏ giấy trắng
Câu III: (5 điểm)
Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn :


A/ Yêu cầu về kỹ năng: Trên cơ sở nắm được kiến thức cơ bản về tác giả, xuất xứ và vị trí đoạn
trích “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm, HS biết cách phân tích để làm nổi đặc điểm nội dung
và nghệ thuật của đoạn thơ.
B/ Yêu cầu về kiến thức:
HS có thể trình bày theo nhiều cách, cảm nhận theo nhiều hướng nhưng phải xuất phát từ văn
bản, HS phải biết phân tích nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.
Sau đây là một số gợi ý
* Giới thiệu chung về trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm và đoạn
thơ cần phân tích.
* Phân tích:
- Ý khái quát của đoạn thơ: Đất nước có ngay trong mỗi chúng ta và trong mọi thời đại.
- Biểu hiện cụ thể:
+ Đất nước có mỗi người (trong anh và em có một phần Đất Nước – hài hòa nồng
thắm, chúng ta cầm tay mọi người – Đất Nước vẹn tròn to lớn, Đất nước là máu xương
của mình…)
+ Đất nước trong hiện tại và niềm tin về tương lai của đất nước (Trong anh và em hôm
nay…, Mai này con ta lớn lên – con sẽ mang Đất Nước đi xa…)
+ Ý thức về trách nhiệm đối với sự trường tồn của đất nước (Phải biết gắn bó và san sẻ,
phải biết hóa thân…, làm nên đất nước muôn đời)
- Ngôn từ, hình ảnh thơ bình dị, giàu sức gợi. Câu thơ ngắn dài đan xen phù hợp với việc
dồn nén và giải bày cảm xúc của tác giả. Từ “Đất Nước” được viết hoa một cách trang trọng.
* Kết luận:
- Đoạn thơ có sức truyền cảm lớn từ sự hòa quyện của chất chính luận và chất trữ tình

- Đoạn thơ là một cách cảm nhận về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm: Đất Nước không
siêu hình, trừu tượng mà ngay trong mỗi người; qua đó khơi dậy trách nhiệm của mọi người đối
với đất nước.
c. Cách cho điểm:
Điểm 5: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ diễn đạt.
Điểm 3-4: Đáp ứng được cơ bản những yêu cầu trên, còn mắc lỗi diễn đạt.
Điểm 2: Bài sơ sài, nặng kể lể, còn sai sót nhiều lỗi diễn đạt.
Điểm 1: Bài tản mạn, quá rối rắm, tối nghĩa, làm chưa xong.
Điểm 0: Chưa làm được gì hoặc hoàn toàn lạc đề.
Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao :
A/Kĩ năng:Biết vận dụng kiến thức đã học để xác định vấn đề cần nghị luận trong tác
phẩm văn xuôi.Có kĩ năng làm bài nghị luận văn học. Diễn đạt sáng rõ, trong sáng.
B/ Kiến thức:HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các ý sau:
Nêu tình huống truyện: Tình huống phát hiện và nhận thức, khám phá về đời sống.
- Tình huống phát hiện: hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng:
+ Phát hiện thứ nhất: Hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa đẹp như một bức tranh mực tàu của một
danh họa thời cổ, một hình ảnh đẹp không dễ gì bắt gặp trong cuộc đời.Anh bồi hồi sung sướng
trước vẻ đẹp “trời cho”.
+ Phát hiện thứ hai: Khi chiếc thuyền vào bờ, anh chứng kiến cảnh người chồng đánh vợ, đứa
con ngăn bố. Người đàn bà vì thương con nên nhẫn nhục chịu đựng, cậu bé Phác thương mẹ nên
căm ghét, đánh lại bố.
- Tình huống nhận thức, khám phá về đời sống: Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở
tòa án huyện giúp cho Phùng- Đẩu có cái nhìn khác hơn về đời sống và con người. Từ đó họ
hiểu ra nhiều điều trong cuộc sống và con người.
Tình huống trên góp phần làm sáng tỏ chủ đề của truyện: Mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc
đời, cần có cái nhìn đa diện, đa chiều về cuộc sống, gợi mở những mối quan hệ về nghệ thuật và
cuộc đời.
c. Cách cho điểm:
Điểm 5: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ diễn đạt.
Điểm 3-4: Đáp ứng được cơ bản những yêu cầu trên, còn mắc lỗi diễn đạt.

Điểm 2: Bài sơ sài, nặng kể lể, còn sai sót nhiều lỗi diễn đạt.
Điểm 1: Bài tản mạn, quá rối rắm, tối nghĩa, làm chưa xong.
Điểm 0: Chưa làm được gì hoặc hoàn toàn lạc đề.
-----------------------------------------------------------



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×