Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Ứng dụng phụ phẩm nông nghiệp và qui trình sản xuất ethanol từ phụ phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.01 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
KHOA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BÀI BÁO CÁO KẾT THÚC MÔN HỌC
HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP

Nội dung:
ỨNG DỤNG PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP

Ngành: Khoa học Môi trường

Sinh viên thực hiện:
Lê Công Bằng
Hà Thị Mỹ Ngọc
Chung Thị Trà Mi
Hà Thanh Huy

Đồng Tháp, 02/2015
1


I. Giới thiệu:
1. Phụ phẩm nông nghiệp:
- Trong quá trình sản xuất nông nghiệp hay chế biến nông sản, bên cạnh những sản
phẩm chính, dù muốn hay không chúng ta cũng còn có những phần sản phẩm phụ khác.
Chẳng hạn khi trồng lúa, ngoài hạt lúa thu hoạch được, ta còn có rơm, gốc rạ; khi xay lúa,
ngoài gạo, ta còn có tấm, cám, trấu, bụi,…Khi chăn nuôi gia súc, ngoài sản phẩm chính là
thịt, trứng hay sữa, sức kéo, ta còn có phân…
- Phụ phẩm nông nghiệp đều là những chất hữu cơ, có thể còn non, xanh; có thể đã
xơ cứng vì silic hoá như trấu hay lignin hoá như gỗ. Chúng còn có thể được xem như là
một dạng tích trữ năng lượng từ mặt trời nhờ quá trình quang tổng hợp và các quá trình


sinh học khác trong sản xuất nông nghiệp.
- Các phụ phẩm nông nghiệp thường cồng kềnh, ít giá trị dinh dưỡng trực tiếp hơn
chính phẩm và do đó giá trị kinh tế hiện tại cũng thường thấp hơn; muốn sử dụng chúng
cần thêm phí tổn vận chuyển và các biện pháp kỹ thuật khác. Việc cân nhắc chi phí và lợi
ích là rất cần thiết; đôi khi nhờ chế biến mà lợi nhuận thu được từ phụ phẩm lại nhiều hơn
chính phẩm. Sự phát triển của xã hội và tiến bộ khoa học công nghệ có thể giúp con
người sử dụng tốt hơn nguồn phụ phẩm nông nghiệp và qua đó làm thay đổi cách nhìn
nhận về sản phẩm nông nghiệp.
2. Thực trạng sử dụng phế phẩm nông nghiệp hiện nay
Với đặc điểm của một nước nông nghiệp,hằng năm lượng phế thải trong quá trình
sản xuất nông nghiệp là rất lớn. Việc thâm canh mùa vụ đã làm gia tăng phế phụ phẩm
sau thu hoạch (rơm, rạ, trấu, cám, lõi ngô, thân ngô...).
Bên cạnh đó, phế phẩm trong chế biến các loại cây công nghiệp, sản xuất hoa quả,
thực phẩm…cũng đa dạng. Với tiềm năng dồi dào như vậy, nếu biết tận dụng, tái chế như
một phần phế phụ phẩm được sử dụng làm chất đốt, chất độn trong chăn nuôi, trồng nấm,
làm đồ thủ công mỹ nghệ; phần khác được sử dụng cho chăn nuôi gia súc thì không
những tạo thêm nhiều điều kiện việc làm cho nhiều lao động nông thôn mà còn góp phần
nâng cao giá trị sản phẩm, bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, việc tận thu và tái chế cũng có khá nhiều hạn chế. Nguồn phế
phẩm tái chế chủ yếu tập trung ở nông thôn, nơi trực tiếp sản xuất ra những phế phẩm này
trong khi đó nguồn thu mua chủ yếu chủ yếu tập trung ở khu công nghiệp, thành phố hay
2


khu đông dân cư. Đặc thù của sản xuất nông nghiệp ở nước ta mang tính nhỏ lẻ, phân tán
nên việc thu gom, phân loại và tái chế còn nhiều khóa khăn. Các cơ sở sản xuất, chế biến
chủ yếu tập trung vào dây chuyền sản xuất, ít quan tâm tới các khâu khác. Do đó, những
cơ sở này không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn gây ra tình trạng lãng phí.Nhiều nơi
còn xử lý bằng biện pháp chôn lấp, đốt bỏ, đổ xuống ao hồ.
- Đơn cử như việc sử dụng phế, phụ phẩm lúa tại ĐBSCL. Theo báo cáo gần đây của

Bộ NN&PTNT, với sản lượng trên 20 triệu tấn lúa/năm, mỗi năm, khu vực ĐBSCL phát
sinh khoảng 20 triệu tấn rơm, 4 triệu tấn trấu và 2 triệu tấn cám. Việc đầu tư công nghệ để
tạo ra sản phẩm giá trị gia tăng, góp phần giảm giá thành sản phẩm gạo từ các phụ phẩm
chưa được coi trọng…
3. Ảnh hưởng phụ phẩm nông nghiệp:
- Khối lượng phụ phẩm này rất lớn, riêng đối với các loại cây ngũ cốc, phần ăn
được chỉ chiếm phân nửa hay một phần ba khối lượng. Những phụ phẩm này thực sự là
nguồn tài nguyên phong phú và có giá trị; chúng còn có thể được sử dụng cho nhiều mục
đích khác nhau và có thể tạo thêm giá trị, thu nhập cho nông dân.
- Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu sử dụng các phế, phụ phẩm trong nông nghiệp
để sản xuất dầu sinh học, đệm lót sinh học trong chăn nuôi... nhưng mới chỉ tận dụng
được một số lượng nhỏ phế phẩm nông nghiệp, số lớn còn lại đang bị bỏ quên. Đây chính
là những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Việc xử lý không hợp lý như đốt đồng sẽ làm cấu trúc đất thay đổi. Tình trạng đốt
rơm rạ diễn ra phổ biến sau mùa gặt gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường
và sức khỏe người dân. Theo các chuyên gia, khói bụi khi đốt rơm rạ làm ô nhiễm không
khí, gây tác hại lớn đối với sức khỏe con người. Trẻ em, người già, và người có bệnh hô
hấp, bệnh mạn tính, dễ bị ảnh hưởng nhất. Việc phân hủy các phụ phẩm không đúng cách
sẽ sinh ra CH4 góp phần tạo hiệu ứng nhà kính thêm trầm trọng.
- Nếu không xử lý các phụ phẩm có nguy cơ làm cây trồng bị ngộ độc hữu cơ gây
thiệt hại kinh tế nghiêm trọng. Sau thu hoạch vụ đông, rạ thường để lại tại đồng ruộng
trong quá trình phân hủy tạo ra khí H2S gây ngộ độc cho cây trồng, đây cùng là một trong
những nguyên nhân của bệnh vàng lá và nghẽn rễ sinh lý trên cây lúa.
II. Các đề suất tận dụng phụ phẩm nông nghiệp:
Các nguồn sinh khối chính ở Việt Nam năm 2000
TT Sinh khối

Khối lượng
3


Năng lượng

Phần trăm (%)


(triệu tấn)
1
Rơm rạ, trấu
67,5
2
Thứ phẩm, phụ phẩm từ ngô 4,8
3
Gỗ thải từ nhà máy cưa
3,1
4
Gỗ đốt
12,4
5
Rác thải rắn
0,015
6
Bã sắn
0,6
7
Thứ, phụ phẩm từ mía
6,5
8
Vỏ đậu
0,1
9

Xơ và lá dừa
5,8
10 Vỏ hạt cafe
0,3
Tổng
101,1

chứa đựng (GJ)
930,440
60,000
35,960
186,000
57
7,500
54,800
1,250
104,400
4670
1,385,077

67,2
1,3
2,6
13,4
(≈) 0
0,5
4,0
0,1
7,5
0,3

100

1. Sản xuất thức ăn chăn nuôi:
- Rơm, thân cây bắp, dây đậu …có thể được dùng làm thức ăn trực tiếp cho trâu, bò.
Hay cám, tấm từ lâu đã được dùng chế biến thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra nếu ủ rơm với
urea theo tỷ lệ 4% trọng lượng hay mật rĩ đường còn làm tăng giá trị dinh dưỡng cho gia
súc.
- Diện tích đồng cỏ hạn chế nên gia súc nhai lại chủ yếu được chăn thả trên đất công
cộng hoặc các vùng đất không thể canh tác được và được cho ăn thêm hàng ngày bằng
các phụ phẩm nông nghiệp. Ở nước ta phụ phẩm nông nghiệp được xem là nguồn thức ăn
tiềm năng cho gia súc nhai lại. Số lượng gia súc nhai lại ở nước ta còn ít so với nguồn
thức ăn sẵn có và nếu những nguồn thức ăn này được sử dụng tốt thì có thể tăng gấp đôi
số lượng gia súc này mà không phải sử dụng đến nguồn thức ăn của các loài dạ dày đơn.
- Rơm rạ kềnh càng hơn và chất lượng thấp hơn thân cây bắp. Nếu chỉ cho ăn một
mình rơm lúa thì gia súc chỉ ăn được một số lượng nhỏ. Rơm lúa rất giàu Kali hòa tan
nhưng thiếu Canxi (Ca) có khả năng hấp thu, vì thế gia súc được nuôi dưỡng bằng rơm
lúa là chính thì cần phải bổ sung thêm nguồn Ca dễ tiêu. Rơm lúa còn có thành phần
lignin thấp (6-7%) nhưng thành phần Silic cao (12-16%) so với các loại phế phẩm cây
trồng khác (thường có khoảng 10-12% Silic). Thành phần Silic cao là nguyên nhân chính
dẫn đến tỷ lệ tiêu hóa kém. Phần thân lúa được tiêu hóa nhiều hơn lá vì thế nên gặt lúa ở
mức càng thấp càng tốt. Rơm rạ được ủ với 4-5% urea sẽ làm tăng tỷ lệ tiêu hoá (từ 39 lên
52%) giá trị năng lượng tăng từ 4,74 MJ lên 5,49 MJ/kg chất khô. Khả năng ăn vào của
trâu bò với rơm ủ cũng cao hơn so với rơm không ủ (2,6 kg so với 1,6kg DM/100kg khối
lượng ).
2. Làm nguyên liệu cho ngành nghề tiểu thủ công, cho công nghiệp
4


- Nhiều loại phụ phẩm nông nghiệp ngày nay được dùng làm nguyên liệu cho các
ngành nghề tiểu thủ công nghiệp hoặc công nghiệp, đem lại thêm việc làm và thu nhập

cao cho xã hội; như: rơm dùng làm hài, nón, chổi rơm; bẹ chuối sứ, lục bình (bèo tây)
dùng để đan đát thảm, bàn, ghế có giá trị xuất khẩu; bẹ bắp (ngô) là loại vỏ cho sợi dai, có
thể dùng để xe sợi và chế tạo thảm, giỏ…;
- Từ Hội Làng nghề người khuyết tật Thanh Hóa bẹ ngô, họ làm thành những tấm
thảm với kích thước 25 x 30 cm dùng trong gia đình, một trong những mặt hàng chủ lực
của họ. Đồng thời đây cũng là nguồn thu nhâp chủ yếu của nhóm cộng đồng này. Tranh
thủ lúc nông nhàn, bà con nông dân đến trụ sở của Hội lấy nguyên liệu về làm. Mỗi
“quoại ngô” (từng bẹ ngô được tách nhỏ và kết lại thành một sợi dây dài khoảng 30m)
người lao động được trả lương là 6000đ. Như vậy một ngày với người bình thường có thể
làm được 5 – 6 quoại ngô, vừa tăng thêm thu nhập vừa có việc làm ổn định. Sau mỗi vụ
ngô, Hội sẽ thu mua những bẹ ngô từ những gia đình trồng ngô làm nguyên liệu. Những
quoại ngô được kết cùng với xơ dừa, tạo thành một tấm thảm nhỏ. Mỗi tấm thảm này
được bán với giá 35000đ.Nguồn thu nhập này không cao nhưng tại những vùng quê,
ngoài việc làm ruộng ra thì đây được cho là nguồn thu nhập đáng kể.
- Bên cạnh những thàm xơ dừa bẹ ngô ra, người khuyết tật Hậu Lộc – Thanh Hóa
còn biết tận dụng nguồn phế phẩm từ lúa là rơm để làm ra những sản phẩm khác như chổi
rơm, dép rơm và quả trứng mỹ thuật….Hai mặt hàng là dép rơm và quả trứng mỹ thuật
dùng để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
- Xơ dừa có rất nhiều công dụng, mùn dừa trước đây thường bị bỏ phí, gây ô nhiễm
môi trường, nay đã là một nguyên liệu quí trong sản xuất đất sạch xuất khẩu cho những
người trồng cây, hoa kiểng ở các đô thị trong và ngoài nước.
3. Làm chất đốt, nhiên liệu
3.1. Làm chất đốt:
- Biomass là một nguồn năng lượng lưu trữ năng lượng mặt trời dưới dạng các chất
hoá học thông qua quá trình quang hợp. Hai quy trình lưu trữ và chuyển hóa năng lượng
mặt trời vào nhiên liệu biomass được thể hiện như
trong hình dưới đây:
+ Quy trình 1: Dưới tác động của năng lượng mặt trời, nguồn CO2 và H2O tổng
hợp nên glucozo thành
phần tạo nên xenlulozo hay tinh bột của cây xanh thông qua quá trình quang hợp:

6CO2 + 6H2O -> C6H12O6 + O2
5


+ Quy trình 2: Cây xanh chết đi được phân hủy hoặc đốt hình thành nên CO2, H2O
và bắt đầu một chu trình mới:
C6H12O6 + O2 -> 6CO2 + 6H2O
+ Như vậy, nguồn năng lượng biomass tồn tại trong tất cả các loài thực vật.
- Theo Viện Năng lượng – Bộ Công thương, tiềm năng năng lượng biomass từ phụ
phẩm ở Việt Nam như sau:

TOE là viết tắt của cụm từ "Ton of Oil Equivalent" - Tấn dầu tương đương

- Viên nén sản xuất từ biomass là chất đốt có năng lượng sinh ra cao từ 4200 ~ 4600
kcal/kg và lượng tro tàn rất nhỏ < 1 %. Là sản phẩm rất được ưa chuộng tại thị trường
Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Bắc Mỹ…
3.2. Sản xuất than:
Thay vì đốt bỏ hoặc thải ra môi trường những phụ phẩm của ngành nông lâm
nghiệp, đã chế biến thành sản phẩm than sạch phục vụ cho sinh hoạt của người dân. Sản
phẩm này không chỉ có giá thành rẻ còn có ưu điểm lớn về bảo vệ môi trường.
Than sạch được chế biến từ thân cây ngô, hạt bông trấu, các loại rơm rạ, cỏ, lá cây, cành
cây, mùn cưa... Những phụ phẩm trên nghiền nhỏ, qua quá trình ép nén ở nhiệt độ cao
được chế biến thành các thanh nhiên liệu. Thanh nhiên liệu này có thể dùng thay thế cho
củi, khí dầu mỏ hóa lỏng, khí đốt tự nhiên… Từ thanh nhiên liệu đã ép được đốt trong lò
carbon tạo thành sản phẩm than sạch.
Than sạch có nhiều ưu điểm như kích thước nhỏ, khi đốt cháy nhiệt lượng tỏa ra
cao gấp 50% - 70% so với nguyên liệu thông thường. Trong quá trình đốt cháy không có
dư lượng, không có khói, không có sulfur dioxide và các khí độc hại khác, vì vậy rất hạn
chế gây ô nhiễm môi trường. Nguồn nguyên liệu cho sản xuất than sạch rất sẵn, có thể
khai thác và tái tạo dễ dàng, giá thành lại rẻ.

6


Đặc biệt, do có tính năng tương tự như than hoa: Cháy không khói, nhiệt độ cao,
có thể dùng đa dạng cho các loại bếp, trong đó, sản phẩm bếp hóa khí PRAIRIE than sạch
có thể dùng sưởi ấm trong mùa đông, không gây độc hại cho người sử dụng, giá thành
than sạch rẻ hơn nhiều so với than hoa. Đáng lưu ý, than sạch có thể được sử dụng rộng
rãi trong bếp lò, lò sưởi, lò sấy và bếp khí hóa. Than sạch cũng được đánh giá là một
nguồn năng lượng tái tạo mới, sạch và có chi phí thấp hơn nhiều so với giá than đá, than
hoa, củi, có phạm vi ứng dụng rất rộng. Vì vậy, sản phẩm than sạch có triển vọng khả
quan trong phát triển thị trường.
3.3. Sản xuất nhiên liệu:
- Nếu đốt 1 tấn rơm rạ, người nông dân chỉ thu được một lượng tro không đáng kể
để bón ruộng, đồng thời gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, 1 tấn rơm rạ có thể tạo ra
khoảng 250kg nhiên liệu lỏng thô để sản xuất dầu sinh học…Nguồn rơm rạ sẵn có và rẻ
tiền chiếm khoảng 66% trên tổng lượng phế thải nông nghiệp hầu như chưa được sử dụng
hiệu quả. Nếu tận dụng được nguồn rơm rạ này để sản xuất nhiên liệu sinh học sẽ có ý
nghĩa hết sức to lớn về nhiều mặt.
- Rơm rạ được thu gom và làm sạch, hong khô rồi đưa vào lò nhiệt phân. Sau phản
ứng nhiệt phân sẽ thu được sản phẩm ở cả ba dạng khí, lỏng và rắn. Sản phẩm lỏng chiếm
phần lớn, chứa dầu sinh học (bio-oil), có thể sử dụng vào nhiều lĩnh vực như sản xuất hóa
chất, y dược, công nghiệp, thực phẩm hoặc làm nhiên liệu.
4. Sản xuất biogas và điện năng
4.1. Sản xuất biogas:
- Phụ phẩm nông nghiệp đều là dạng dự trữ năng lượng nên có thể được dùng để sản
xuất năng lượng sinh học: phân gia súc, dư thừa thực vật có thể được dùng sản xuất khí
sinh học (biogas), biogas có thể dùng để đốt trực tiếp để nấu nướng hoặc làm gas đốt cho
máy phát điện. Các kỹ sư cơ khí đã điều chỉnh được động cơ diesel để chạy được bằng
biogas, đó là thuận lợi rất tốt để kinh doanh năng lượng ở nông thôn, nhất là ở các vùng
sâu, vùng xa. Ngày nay, do dịch bệnh phát triển ngành chăn nuôi đang có xu hướng tập

trung vào những vùng xa dân cư, đó lại là điều kiện tập trung nguồn chất thải từ gia súc
để sản xuất biogas và phát điện; vừa giải quyết vấn đề môi trường, vừa tăng thu nhập cho
nhà chăn nuôi. Năng suất sinh khí methane (CH4 ) của một số phụ phẩm nông nghiệp như
sau:

7


Loại vật liệu

Năng suất Methane (lít/kg)

Tỷ lệ CH4 (%)

Phân bò

180 -250

60 - 70

Phân heo

210 - 300

58 - 60

Phân gia cầm

350 - 400


58 - 65

Cây, cỏ xanh

250 - 450

55 - 62

Rơm

150 - 180

60 - 62

Xác trái cây ép

300 - 450

60 - 65

Nguồn: Renjie Dong, Energy supply and environment protection in coutryside
development, 2007.
- Ngoài biogas, nước thải, chất bả từ các hầm ủ biogas còn là loại phân hữu cơ rất tốt
và an toàn cho cây trồng cũng như môi trường.
4.2. Sản xuất điện năng:
Phương pháp đốt trực tiếp - Direct Combustion: là công nghệ đốt các nguyên liệu để
trực tiếp tạo ra nhiệt năng. Nguyên liệu đốt là rất đa dạng như gỗ, rác thải, rơm rạ, và khí
sinh học. Nhiệt tạo ra có thể được sử dụng để đun sôi nước, tạo ra hơi nước sử dụng cho
chạy tuabin phát điện.


8


Quy trình cơ bản hệ thống đốt cháy trực tiếp sinh điện từ năng lượng biomass
5. Làm phân hữu cơ
5.1. Phân hữu cơ từ phụ phẩm trồng trọt:
- Sử dụng phân bón hợp lý là cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, cải
thiện độ phì nhiêu của đất. Tuy nhiên khi nền nông nghiệp đi theo hướng thâm canh, tăng
vụ thì nhu cầu sử dụng phân hóa học ngày càng tăng.
- Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn năm 2013 Việt Nam sử
dụng trên 10,3 triệu tấn phân bón vô cơ các loại, tăng 5% so với năm 2012 và năm 2014
dự báo nhu cầu sử dụng là 11 triệu tấn. Lạm dụng phân hoá học làm cho môi trường đất,
nước, thực phẩm có nguy cơ bị ô nhiễm, phân hữu cơ ít nên đất đai ngày càng bạc màu,
ảnh hưởng đến năng suất chất lượng nông sản.
- Phân hữu cơ chủ yếu được sử dụng hiện nay là phân chuồng, loại phân này nếu ủ
theo phương pháp truyền thống mất thời gian từ 55 - 60 ngày, quá trình ủ gây ra mùi hôi
thối khó chịu. Nhiều lúc người dân bón phân tươi, chưa được xử lý các vi sinh vật có hại.
Thông qua con đường này đã đưa các các chủng nấm, vi sinh có hại vào đất, gây nên một
số bệnh hại cho cây trồng và ảnh hưởng đến sức khỏe người sản xuất, tiêu dùng.
- Trong lúc đó chúng ta đang để lãng phí nguồn tài nguyên quý có thể tái tạo phục
vụ sản xuất nông nghiệp, ngoài phế thải chăn nuôi, thì một lượng lớn phế phụ phẩm cây
trồng như thân, lá, rễ, vỏ hạt của các loại cây đậu, lạc, ngô, sắn, vừng...trong đó đáng kể
nhất là phế thải từ cây lúa đang để lãng phí. Theo thống kê của các nhà khoa học lượng
rơm, rạ thu được từ 1ha lúa là 5 đến 7 tấn/năm. Bình quân lượng rơm rạ thu được từ 1ha
lúa có: 51,5 kg N; 25,4 kg P2O5; 137,4 kg K2O và các nguyên tố vi lượng. Ở Việt Nam
nói chung hiện nay chỉ mới sử dụng khoảng 70% rơm phục vụ mục đích chăn nuôi, trồng
nấm và mục đích khác; còn lại gần 100% rạ và 30% rơm chủ yếu đang bị đốt hoặc bỏ.
Đốt rơm, rạ gây ra sự mất gần như hoàn toàn N; 25% lượng P; 20% lượng K; 50 -60%
lượng S; các nguyên tố vi lượng dễ bị rửa trôi. Ngoài ra còn phát thải khí CO2 gây ảnh
hưởng môi trường. Việc lấy rơm rạ khỏi đồng ruộng làm giảm C hữu cơ một cách đáng

kể, nếu hàm lượng C ban đầu là 3,56%, sau 10 năm canh tác 2 vụ lúa/năm, hàm lượng C
chỉ còn 3,03%, sau 50 năm là 1,59% và sau 100 năm là 0,71%, vì vậy đất đai ngày càng
suy giảm độ phì nhiêu.
- Theo tiến sĩ Trần Đình Mấn, Viện phó Viện Công nghệ Sinh học cho rằng, nên sử
dụng chế phẩm sinh học để biến rơm rạ thành phân bón tốt cho đồng ruộng. Chế phẩm vi
sinh học dạng bột có chứa 12 đến 15 loại vi sinh vật được phân lập tại Việt Nam, trong đó
9


chủ yếu là các xạ khuẩn, chủng men có khả năng sinh ra các enzyme khác nhau để phân
hủy chất hữu cơ trong rác và rơm rạ.Trong chế phẩm vi sinh học còn có các vi sinh vật có
thể chống chọi với một số bệnh cây trồng, và các vi sinh vật giúp cây trồng tăng trưởng
tốt. Về cách thức thực hiện, theo tiến sĩ Mấn, sau vụ gặt, nông dân thu gom rơm rạ vào
góc ruộng, hoà chế phẩm cùng với nước và phân NPK rồi tưới lên rơm rạ. Cứ 1kg chế
phẩm trộn lẫn với 1kg phân NPK, hòa tan trong nước rồi tưới vào rơm rạ. 1 tấn rơm rạ
cần khoảng 5 -10 cân chế phẩm, tuỳ thuộc vào thời gian nông dân muốn rơm mủn nhanh
hay chậm.Sau đó, phủ túi ni-lông bình thường lên đống rơm để giữ nhiệt hoặc trát bùn
phủ kín ngay trên mặt ruộng. Hai mươi ngày sau, rơm, rạ sẽ được phân hủy tạo ra phân
hữu cơ có thể bón ngay cho cây trồng. Khi sử dụng phân hữu cơ này thì lượng phân bón
hóa học sẽ giảm trên 30%, năng suất lúa tăng 10-15% so với ruộng không sử dụng, giá
thành chế phẩm rất rẻ, 13.000đ-15.000đ/kg.
5.2. Phân hữu cơ từ phụ phẩm chăn nuôi:
Phân chuồng tốt thường có các thành phần dinh dưỡng như ở bảng sau:

Trước khi đem phân chuồng ra bón ruộng phải ủ phân, bởi vì trong phân chuồng
tươi còn có nhiều hạt cỏ dại, nhiều kén nhộng côn trùng, nhiều bào tử của nấm, xạ khuẩn,
vi khuẩn và tuyến trùng gây bệnh. Ủ phân vừa có tác dụng sử dụng nhiệt độ tương đối cao
trong quá trình phân huỷ chất hữu cơ để tiêu diệt hạt cỏ dại và mầm mống côn trùng, bệnh
cây vừa thúc đẩy quá trình phân huỷ chất hữu cơ, đẩy nhanh quá trình khoáng hoá để khi
bón vào đất phân hữu cơ có thể nhanh chóng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.

Mặt khác, trong phân tươi tỷ lệ C/N cao, là điều kiện thuận lợi cho các loài vi sinh
vật phân huỷ các chất hữu cơ ở các giai đoạn đầu hoạt động mạnh. Chúng sẽ sử dụng
nhiều chất dinh dưỡng nên có khả năng tranh chấp chất dinh dưỡng với cây.
Ủ phân làm cho trọng lượng phân chuồng có thể giảm xuống, nhưng chất lượng
phân chuồng tăng lên. Sản phẩm cuối cùng của quá trình ủ phân là loại phân hữu cơ được
gọi là phân ủ, trong đó có mùn, một phần chất hữu cơ chưa phân huỷ, muối khoáng, các
10


sản phẩm trung gian của quá trình phân huỷ, một số enzym, chất kích thích và nhiều loài
vi sinh vật hoại sinh.
Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ở nước ta với ẩm độ cao, nắng nhiều, nhiệt độ
tương đối cao, quá trình phân huỷ các chất hữu cơ diễn ra tương đối nhanh… Sử dụng
phân chuồng bán phân giải là tốt nhất, bởi vì ủ lâu phân ủ sẽ mất nhiều đạm.
Để đảm bảo cho các quá trình hoạt động của vi sinh vật được tiến hành thuận lợi,
nơi ủ phân phải có nền không thấm nước, cao ráo, tránh ứ đọng nước mưa. Đống phân ủ
phải có mái che mưa và để tránh mất đạm. Cạnh nơi ủ phân cần có hố để chứa nước từ
đồng phân chảy ra. Dùng nước phân ở hố này tưới lại đống phân để giữ độ ẩm cần thiết,
tạo điều kiện thuận lợi cho tập đoàn vi sinh vật hoạt động mạnh.
6. Sử dụng phụ phẩm trong sản xuất thực phẩm cho con người:
Mô hình trồng nấm phổ biến ở hầu hết tất cả các tỉnh, thành của cả nước. Hiện nay,
trồng nấm được xác định là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm tận dụng tối đa
nguồn nguyên liệu rơm rạ, góp phần bảo vệ môi trường, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu
kinh tế trong nông nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. Bã rơm rạ sau khi
chất nấm có thể tận dụng để bón cho cây ăn trái và rau màu rất tốt. Tuy nhiên để trồng
nấm có năng suất cao thì chỉ nên sử dụng rơm rạ mới, không bị nhiễm nấm dại, mốc, vi
khuẩn… Với lượng rơm từ một ha trồng lúa có thể chất được 200 m mô nấm và sau khi
trồng nấm 25 - 30 ngày có thể thu được 250 - 300 kg nấm tươi. Hiện nay, giá bán nấm
rơm tươi tại một số tỉnh thành phía Nam là 25.000 - 27.000 đ/kg, như vậy với 1 ha trồng
lúa, người dân có thể thu được 6.250.000 - 8.100.000 đồng.

III. Sản xuất ethanol từ phụ phẩm nông nghiệp:
3.1. Giới thiệu về Ethanol :
- Ethanol là cồn sinh học, được biết đến như 1 thành phần để pha vào xăng, tạo
thành xăng sinh học, đã được sử dụng nhiều năm và ở nhiều nước trên thế giới. Xăng sinh
học E5 và E10 là xăng pha 5% và 10% Ethanol theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xăng,
nhiên liệu diezel và nhiên liệu sinh học QCVN1:2009/BKHCN. Xăng sinh học pha cồn
sinh học Ethanol an toàn và thân thiện với môi trường. Mọi loại động cơ xe thông thường
đều sử dụng được xăng E5 và E10.
3.2. Qui trình sản xuất ethanol:
- Quá trình điều chế ethanol bao gồm bốn bước cơ bản:

11


+ Quá trình tiền xử lý nguyên liệu
 Nhằm tạo ra một dạng cellulose đơn giản hơn để cho quá trình thủy phân
dễ dàng hơn, các enzyme có thể tiếp xúc tối đa với cơ chất tương thích.
Phương thức và hiệu quả của quá trình tiền xử lý thay đổi nhiều tùy thuộc
vào đặc tính cấu trúc của nguồn nguyên liệu được lựa chọn.
 Giai đoạn này bao gồm sử dụng cơ học làm giảm kích thước nguyên liệu
và một số phương pháp hóa sinh để loại lignin (lignin là thành phần
không thể chuyển đổi thành ethanol). Rất nhiều phương pháp được sử
dụng bao gồm các phương pháp hóa học trong đó phương pháp xử lý
bằng hơi nước kết hợp xử lý bằng acid/alkali đang được sử dụng rộng rãi.
Tuy nhiên xử lý bằng phương pháp hóa học gây nhiều tốn kém và ảnh
hưởng nặng đến môi trường, do đó hiện nay phương pháp sinh học đang
dần được được hoàn thiện để thay thế toàn phần hay sử dụng kết hợp với
các phương pháp hóa học. Bằng cách sử dụng loại nấm như Cyathus sp,
Streptomyces
viridosporus,

Phelebia
tremellosus,
Pleurotus
florida vàPeurotus cornucopiae có khả năng thủy phân lignin và hỗ trợ
một phần thủy phân nguồn nguyên liệu cellulose. Tuy nhiên, thời gian xử
lý kéo dài cũng là một hạn chế lớn của phương pháp này.
+ Thủy phân nguồn nguyên liệu bằng tổ hợp enzyme:
 Quá trình này gây tiêu tốn nhiều chi phí trong giai đoạn sản xuất cồn.
Bằng kỹ thuật di truyền, các nhà nghiên cứu đang hướng đến tạo ra một tổ
hợp enzyme có thể thủy phân nguồn nguyên liệu lignocellulose hiệu quả
12


nhất. Thủy phân hoàn toàn nguồn lignocellulose cần có những sự chuyển
đổi các nhóm polysaccharide sau: chuyển đổi cellulose tạo ra sản phẩm
cuối cùng là glucose, chuyển đổi hemicellulose, chuyển hóa pectin
+ Lên men cồn từ hỗn hợp đường hòa tan
 Để sản xuất một lượng cồn lớn, thì việc lựa chọn một chủng nấm men
thích hợp là rất cần thiết. Những giống nấm men thường được sử dụng
trong công nghiệp sản xuất cồn như S. unvarum là giống có khả năng tạo
độ cồn cao (12-13%), hay đặc biệt S. oviformis có khả năng tạo độ cồn
18% đặc biệt loài nấm men này có khả năng lên men được rất nhiều
đường khác nhau như glucose, manose, saccharose, maltose và rafinose,
tuy nhiên không có khả năng lên men galactose. Ngoài ra còn
có Zymononas mobilis cũng thường được sử dụng trong quá trình rượu
hóa.
 Gần đây, người ta phát hiện thấy có một số loài nấm men như Pichia
stipitis, Candida shehatae và Pachyhysolen tannophillus là những chủng
có khả năng chuyển hóa xylose mạnh và đã được dùng trong sản xuất
ethanol. Trong đó P. stipilis lại nổi bật bởi khả năng sản xuất hàm lượng

cồn cao và nhu cầu dinh dưỡng của chúng không quá phức tạp so với các
giống nấm men khác.
 Quá trình lên men ở nhiệt độ cao giúp quá trình thu hồi sản phẩm dễ dàng
hơn, bởi vì ethanol có chứa nước (aqueous ethanol) sẽ bốc hơi tại nhiệt độ
500C, đồng thời giảm nồng độ cồn trong bồn lên men nhằm giảm thiểu
ảnh hưởng ngược lại của nồng độ cồn đến sự phát triển của tế bào, từ đó
giảm được chi phí sản xuất.
+ Thu nhận- tinh sạch cồn ( Chưng cất- khử nước):
 Quá trình tách nước và tinh sạch ethanol để đáp ứng đặc điểm kỹ thuật
của nhiên liệu
 Ethanol sẽ được tách ra bằng cách chưng cất, thu được một hỗn hợp dung
dịch gồm ethanol và nước, trong đó lượng ethanol chiếm không quá
95,6% ethanol (ở áp suất bình thường) do các đặc tính vật lý của hỗn hợp
ethanol-nước.
 Ở bước cuối cùng, người ta phải tách nước ra khỏi hỗn hợp để thu được
ethanol khan. Điều này được thực hiện bằng cách thêm vào dung dịch một
13


chất hóa học làm thay đổi tính chất vật lý của nó hoặc bằng cách chưng
cất một lần nữa.
- Những thứ còn lại sau khi chiết xuất xong ethanol gọi là bã, có chứa một số nấm
men chết hoặc vi khuẩn, cùng các xác nguyên liệu không phải là tinh bột hoặc đường. Các
nguyên liệu từ ngũ cốc sẽ có bã rất giàu protein nên có thể tận dụng làm thức ăn gia súc,
còn bã thải từ nguồn nguyên liệu cellulose thì ít protein hơn và không có giá trị làm thức
ăn.
3.3. Mặt tích cực và tiêu cực của ethanol
- Tiêu cực:
+ Khả năng gây hại cho động cơ khi ethanol có nồng độ thấp (độ tinh khiết dưới
99,5 độ), với đặc tính ngậm nước, có thể dẫn tới hiện tượng tách lớp, ảnh hưởng đến quá

trình cung cấp nhiên liệu bình thường và chất lượng làm việc của động cơ. Ngoài ra, các
loại xăng sinh học có hàm lượng ethanol cao hơn, từ E15 trở lên, đều chỉ được dùng trên
các động cơ đã được điều chỉnh để chạy loại xăng này. Các loại xe thông thường nếu sử
dụng nhiên liệu xăng có hàm lượng ethanol cao có thể gây ảnh hưởng đến một số chi tiết
kim loại, cao su, nhựa, polymer của động cơ do rượu/cồn có tính ăn mòn cao.
+ Sự đa dạng môi trường sinh thái có thể bị đe dọa khi hàng trăm ngàn ha đất được
sử dụng để trồng một thứ thực vật duy nhất, ví dụ như những cánh đồng trông toàn ngô,
toàn mía hoặc toàn sắn… chỉ để cung cấp nguyên liệu sản xuất ethanol.
+ Mở rộng vùng trồng nguyên liệu có thể dẫn tới việc phá rừng để lấy đất trồng trọt:
nếu như 1 ha đất trồng mía để chế tạo ethanol cho phép giảm 13 tấn CO2 một năm ở
Brazil, thì cũng cần biết là 1 ha rừng có khả năng hấp thụ đến 20 tấn CO2 một năm. Hủy
hoại 1 ha rừng để trông mía như vậy "không có lãi" về khối lượng khí thải carbon.
+ Để đảm bảo chất lượng nguyên liệu, người ta cần dùng thêm rất nhiều phân bón và
nước để trồng cây nguyên liệu, và điều này có thể dẫn tới các vấn đề khác về môi trường
như tồn dư hóa chất trong đất từ phân bón, hoặc thiếu nước phục vụ dân sinh. Để có được
một lít diesel sinh học, người ta cần sử dụng từ 1000 đến 4000 lít nước.
- Tích cực:
+ Nghe đến cụm từ "xăng sinh học", chúng ta dễ hình dung đây là một loại xăng
thân thiện với môi trường, giúp bảo vệ môi trường. Trên thực tế, ý nghĩa lớn nhất của
xăng sinh học là nó giúp giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch cũng như giảm tiêu
thụ nhiên liệu hóa thạch. Với những nước phải nhập khẩu dầu mỏ thì xăng sinh học giúp
giảm phụ thuộc nguồn dầu mỏ nước ngoài. Các tài liệu về xăng sinh học cả trong và ngoài
nước đều khẳng định khí thải từ các động cơ sử dụng xăng pha cồn ít hơn so với các loại
14


xe sử dụng xăng dầu thông thường, với mức giảm lượng khí thải carbon monoxide (COkhí thải gây hiệu ứng nhà kính) từ 20-30%.
+ Quá trình sản xuất ethanol sẽ sinh ra sản phẩm phụ là khí carbon dioxide (CO2) và
khí này cần cho sự quang hợp của thực vật, do đó có thể tận dụng khí này để phát triển
một số loại cây công nghiệp.

+ Sản xuất ethanol từ các sản phẩm nông nghiệp như ngô, mía đường, sắn lát, khoai
mì... có thể giúp tạo công ăn việc làm cho người dân, nâng cao giá trị nông sản và giúp
tăng giá nông sản, phần nào mang lại lợi ích cho nông dân.
3.4. Tình hình sản xuất ethanol ở Việt Nam
Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn, cả nước có 6 nhà máy sản xuất ethanol sinh học từ
sắn lát với tổng công suất 535 triệu lít mỗi năm. Tuy nhiên, các nhà máy này hiện sản
xuất cầm chừng vì càng sản xuất càng lỗ, ước mỗi lít ethanol lỗ khoảng 434 đồng.
Hiện nay, ngoài ba nhà máy mà tập đoàn Dầu khí quốc gia (PVN) tham gia đầu tư
gồm nhà máy sản xuất ethanol Phú Thọ (hiện đã tạm ngưng), nhà máy ethanol Bình
Phước và nhà máy ethanol Dung Quất, cả nước còn bốn nhà máy sản xuất ethanol khác
đang hoạt động với công suất 335 triệu lít ethanol/năm, gồm nhà máy Đồng Xanh (Quảng
Nam), Tùng Lâm (Đồng Nai), Đại Việt (Đắk Nông), Bioethanol Đắk Tô (Kon Tum). Tuy
nhiên, việc phát triển mạng lưới phân phối xăng sinh học còn chậm, không theo kịp việc
đầu tư sản xuất ethanol.
Trong tương lai, nước ta có thể có sản phẩm xăng sinh học từ việc tận dụng nguồn
phụ phẩm nông nghiệp. Hiện nay, công nghệ sản xuất xăng sinh học từ ethanol với
nguyên liệu sắn, ngô, khoai… rất phổ biến, nhưng nhiều quốc gia cảnh báo rằng, điều này
sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực thế giới. Để tìm nguồn thay thế, nhiều nghiên cứu
đang hướng đến việc tận dụng phụ phẩm trong nông nghiệp như rơm, rạ, vỏ trấu, bã
mía… để sản xuất ethanol.
Ở nước ta, dự án “Kết hợp bền vững nền nông nghiệp địa phương với công
nghiệp chế biến biomass” do JICA (Nhật Bản) tài trợ, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển
công nghệ sản xuất bioethanol từ các nguồn biomass là phế thải nông nghiệp như: rơm,
rạ, vỏ trấu, bã mía… bước đầu đã thành công ở quy mô phòng thí nghiệm. Sản phẩm sẽ
được ứng dụng vào mục đích làm nhiên liệu cho động cơ và các thiết bị đốt công nghiệp.
Phụ phẩm nông nghiệp ở nước ta không thiếu. Nếu như trước đây, bà con nông
dân dùng rơm cho trâu bò ăn, rạ bện để lợp nhà hoặc làm chất đốt, thì hiện nay với quá
trình hiện đại hóa, ở nông thôn đã dùng gas thay cho chất đốt rơm rạ và nhà ngói thay cho
nhà tranh. Chính vì thế, phụ phẩm nông nghiệp dư thừa tương đối lớn nên người dân
15



thường đốt rơm rạ ngoài đồng sau khi thu hoạch. Mặt lợi là tro sẽ bổ sung kali, silic,…
làm màu thêm cho đất. Mặt hại là phí năng lượng và thải ra khí CO2. Vì vậy, việc tận
dụng phụ phẩm nông nghiệp ở nước ta để sản xuất ethanol trong tương lai là một hướng
được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm.
3.5. Khó khăn
Mặc dù là một hướng đi quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, nhưng ngành chế
biến phụ phẩm nông nghiệp còn khá mới mẻ và còn gặp nhiều trở ngại:
Thứ nhất, cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng còn chưa đồng bộ. Hầu hết các
thiết bị và máy móc đều do tự chế và còn thô sơ, chưa ứng dụng được công nghệ cao vào
chế biến. Vì vậy mà quy mô sản xuất của các doanh nghiệp còn nhỏ lẻ và manh mún. Do
đó sản phẩm làm ra chất lượng không cao, không đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe
của thị trường và khó cạnh tranh với các mặt hàng truyền thống có cùng công dụng.
Thứ hai, thiếu một lượng lớn lao động lành nghề, có trình độ chuyên môn vững
vàng. Đa số lực lượng lao động hiện nay chỉ có thể làm việc với máy móc và dụng cụ thô
sơ, chứ chưa thể điều khiển một quy trình sản xuất lớn có công nghệ cao. Đây thực sự là
mối lo ngại không nhỏ đối với các doanh nghiệp đang muốn đầu tư vào lĩnh vực này.
Thứ ba, đối với người nông dân, họ chưa có nhiều hiểu biết về tiềm năng và lợi ích
kinh tế to lớn mà nguồn phụ phẩm mang lại. Chính vì vậy, sự liên kết, hợp tác giữa bốn
nhà: nhà nông, nhà sản xuất, nhà khoa học và Nhà nước còn lỏng lẻo, đa số phụ phẩm đều
bị vứt bỏ, hoặc cung cấp cho nhà sản xuất còn rải rác, thiếu tập trung, khiến cho chi phí
vận chuyển của các doanh nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí.
Thứ tư, người tiêu dùng còn khá lạ lẫm và nhận thức còn hời hợt với những sản
phẩm làm từ nguyên liệu tưởng chừng như đã bỏ đi này. Đa số họ đều tiêu dùng theo thị
hiếu và thói quen truyền thống, tập trung mua sắm các mặt hàng đã có thương hiệu. Hơn
thế nữa, việc có ít kênh truyền thông cung cấp thông tin, công dụng cũng như lợi ích mà
các sản phẩm này mang lại đến với người tiêu dùng khiến cho việc kinh doanh loại mặt
hàng này càng gặp nhiều khó khăn.
Thứ năm, thiếu sự quan tâm thấu đáo và triệt để từ các cơ quan ban ngành, các cấp

chính quyền. Các chính sách phát triển cho ngành sản xuất phụ phẩm từ phía Nhà nước
không nhiều và thiếu chặt chẽ, vốn hỗ trợ ít ỏi, khiến cho các doanh nghiệp ngại bỏ tiền
đầu tư, vì nếu đầu tư lớn thì khó khăn về vốn, mà đầu tư nhỏ thì hiệu quả không cao. Điều
này khiến thị trường các sản phẩm từ phụ phẩm nông nghiệp còn khá chìm và không được
mở rộng.
16


Ngành chế biến phụ phẩm nông nghiệp đang có những bước đi đầu tiên với muôn
vàn khó khăn, thách thức đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ giữa các cơ quan Nhà nước,
các doanh nghiệp và người nông dân, để tìm ra hướng đi đúng đắn cho một sự phát triển
bền vững, lâu dài. Hy vọng trong tương lai, đây sẽ là một ngành sản xuất mũi nhọn, đóng
góp to lớn vào lợi ích kinh tế của nước ta.
III. Kết luận kiến nghị:
Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa với một số ngành
chủ lực về kinh tế trong đó có ngành nông nghiệp. Mặc dù, nhiều diện tích đất nông
nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng cho ngành công nghiệp. Số lượng các khu
công nghiệp vừa và nhỏ ngày càng tăng lên, chiếm dần diện tích đất nông nghiệp.Tuy
diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp nhưng sản lượng nông nghiệp không ngừng ra
tăng. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Sản lượng lúa năm
2011 đạt mức 40,78 triệu tấn, năm 2012 tăng gấp 1,2% so với 2011 và đạt 43 triệu tấn.
Nguyên nhân do ngành nông nghiệp là một ngành sản xuất nguồn lương thực và thực
phẩm chủ yếu cung cấp cho cả nước và xuất khẩu, đóng góp không nhỏ vào GDP. Vì thế
được nhà nước quan tâm, với chủ trương “ Dồn điền đổi thửa” nhằm phát triển ngành
nông nghiệp một cách bền vững đồng thời được tạo điều kiện cơ giới hóa. Hệ thống tưới
tiêu trên đồng ruộng cũng được chú trọng và cải tạo phù hợp với điều kiện mới.
Bên cạnh đó, nước ta có những lợi thế về sản xuất nông nghiệp, mặc dù công
nghiệp có mức tăng đáng kể. Là một nước nông nghiệp, hằng năm lượng phế thải dư thừa
trong quá trình chế biến các sản phẩm nông sản, thực phẩm rất lớn và đa dạng về chủng
loại. Đó cũng là nỗi lo về các bãi chứa, đe dọa ô nhiễm môi trường với những địa phương

có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp.
Mặc dù, nông nghiệp được cơ giới hóa,được chú trọng nhưng nó để lại không ít hệ
quả ảnh hưởng tới môi trường. Trước kia, khi chưa cơ gới hóa trong nông nghiệp, các phế
phẩm nông nghiệp như rơm, rạ, bẹ ngô…được tái sử dụng. Bẹ ngô được sử dụng làm chất
đốt trong gia đình. Rơmvà rạ vừa được sử dụng làm chất đốt, vừa được dùng là thức ăn
trong chăn nuôi đồng thời cũng được dùng làm nguyên liệu ủ phân hữu cơ…Người nông
dân có thể tận dụng nguồn phế phẩm nông nghiệp vào nhiều mục đích khác nhau.
Ngày nay, đời sống con người càng tiến bộ hơn, các sản phẩm cung cấp cho nông
nghiệp ngày càng nhiều. Con người không còn chú trọng đến việc tái sử dụng những phế
phẩm nông nghiệp, vì thế những phế phẩm nông nghiệp này thường bị bỏ lại ngay tại
đồng ruộng sau khi thu hoạch, thậm chí bị đốt ngay tại ruộng gây hậu quả nghiêm trọng
tới môi trường đất, môi trường khí và ảnh hưởng các vấn đề nhân sinh xã hội khác. Ví dụ
trong mùa vụ thu hoạch lúa. Do được cơ giới hóa, bà con dùng máy gặt, gặt lúa ngay trên
17


đồng ruộng. Bà con chỉ việc mang lúa về. Phế phẩm từ lúa như rơm và rạ, bà con bỏ lại,
thời gian sau sẽ đốt bỏ. Nhiều khi, do bà con cùng đốt rơm rạ cùng một lúc, hiện tượng
khói lan tỏa khắp nơi vừa ảnh hưởng tới môi trường, vừa ảnh hưởng tới sức khỏe con
người và thậm chí gây mất an toàn giao thông.
Vì vậy hiện nay cần giải quyết triệt để việc tái sử dụng phế phẩm nông nghiệp tạo
sinh kế cho người nông dân đồng thời hạn chế mức độ ảnh hưởng tới môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] />%C3%B4ng+nghi%E1%BB%87p/index.aspx
[2] />[3] />[4] />%E1%BB%A5+ph%E1%BA%A9m+n%C3%B4ng+nghi%E1%BB%87p.htm
[5] />[6] />[7] />[8] />Organization=lhkhsxsp&MenuID=8449&ContentID=44002

18




×