Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Tìm hiểu việc ứng dụng khung phân loại DDC vào công tác phân loại tài liệu tại thư viện trường đại học sư phạm hà nội 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
===***===

NGUYỄN THỊ HUYỀN

TÌM HIỂU VIỆC ỨNG DỤNG KHUNG
PHÂN LOẠI DDC VÀO CÔNG TÁC
PHÂN LOẠI TÀI LIỆU TẠI THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Thư viện thông tin

Hà Nội – 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
===***===

NGUYỄN THỊ HUYỀN

TÌM HIỂU VIỆC ỨNG DỤNG KHUNG
PHÂN LOẠI DDC VÀO CÔNG TÁC
PHÂN LOẠI TÀI LIỆU TẠI THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Thư viện thông tin
Người hướng dẫn khoa học:
ThS. Nguyễn Thị Hạnh


Hà Nội – 2013


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát thực tế tại thư viện trường Đại học
Sư phạm Hà Nội 2, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự
động viên, giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú cùng toàn thể các anh, chị trong
cơ quan. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô trong khoa Công
nghệ thông tin cùng với các cán bộ tại thư viện trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2. Đặc biệt tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới Th.S Nguyễn Thị Hạnh,
người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và Th.S Trần Xuân Bản đã giúp đỡ tôi
rất nhiều trong thời gian thực hiện khóa luận.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng do bước đầu nghiên cứu và thời gian
hạn hẹp nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong thầy,
cô và các bạn có những ý kiến đóng góp để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 5 tháng 5 năm 2013
Sinh viên

Nguyễn Thị Huyền


LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô Nguyễn
Thị Hạnh. Trong quá trình nghiên cứu tôi có tham khảo một số tài liệu nhưng
không hề sao chép hoàn toàn. Tôi xin cam đoan khóa luận này không hoàn
toàn trùng khớp với bất kỳ công trình nào đã được công bố trước trước đó.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, Ngày 09 tháng 05 năm 2013
Sinh viên

Nguyễn Thị Huyền


BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT

NGHĨA CỦA TỪ VIẾT TẮT

ĐHSPHN 2

Đại học sư phạm Hà Nội 2

OCLC

Online Computer Library Center

LAN

Local Area Network

DDC

Dewey Decimal Classification


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1

1) Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
2) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 3
3) Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: ......................................................... 3
4) Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 3
5) Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài .................................................... 4
6) Cấu trúc khóa luận .................................................................................. 4
NỘI DUNG .................................................................................................... 5
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HÀ NỘI 2 VÀ VAI TRÒ CỦA KHUNG PHÂN LOẠI DDC TẠI THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 .................................................. 5
1.1 Khái quát về thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2..................... 5
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ..................................................... 5
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ ..................................................................... 7
1.1.3. Nguồn nhân lực và cơ cấu tổ chức ................................................. 8
1.1.4 Người dùng tin ............................................................................... 9
1.1.5. Cơ sở vật chất .............................................................................. 11
1.1.6. Nguồn lực thông tin ..................................................................... 12
1.2 Khung phân loại DDC trong hoạt động thông tin – thư viện tại trường
ĐHSPHN2 ................................................................................................ 15
1.2.1 Giới thiệu về khung phân loại DDC .............................................. 15
1.2.2 Vai trò của khung phân loại DDC trong hoạt động thông tin - thư
viện tại trường ĐHSPHN2 ..................................................................... 26
Chương 2. THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG KHUNG PHÂN LOẠI DDC 28
TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐHSPHN2 ....................................................... 28
2.1 Công tác chuẩn bị áp dụng DDC tại thư viện trường ĐHSPHN2......... 28


2.1.1 Công tác tư tưởng ......................................................................... 28
2.1.2 Cử cán bộ tham gia lớp tập huấn về DDC .................................... 29
2.2 Thực trạng áp dụng khung phân loại DDC .......................................... 30

2.2.1 Tổ chức và phân công công việc ................................................... 30
2.2.2 Quá trình áp dụng khung phân loại DDC ấn bản rút gọn 14 tại
thư viện ................................................................................................. 32
Chương 3. NHẬN XÉT VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................. 42
3.1 Nhận xét .............................................................................................. 42
3.1.1 Ưu điểm ........................................................................................ 42
3.1.2 Nhược điểm................................................................................... 44
3.1.3 Nguyên nhân ................................................................................. 44
3.2 Khuyến nghị........................................................................................ 47
3.2.1 Nâng cao năng lực của cán bộ phân loại ...................................... 47
3.2.2 Thiết lập đội ngũ cộng tác viên ..................................................... 49
3.2.3 Bố trí, tổ chức công việc hợp lý hơn .............................................. 51
3.2.4 Tăng nguồn kinh phí ..................................................................... 52
3.2.5 Mở các buổi hội thảo trao đổi với người dùng tin ......................... 52
KẾT LUẬN.................................................................................................. 54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 56
PHỤ LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỉ XXI là thế kỉ của bùng nổ thông tin và sự phát triển vượt bậc của
nền kinh tế tri thức. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, số lượng
sách báo và các loại hình tài liệu cũng gia tăng nhanh chóng. Cụ thể:
Theo tổ chức giáo dục liên hiệp quốc gia Mĩ: “Từ thiên chúa giáng sinh
đến 1750 năm sau, tri thức loài người mới tăng lên gấp đôi. Việc tăng lên gấp
đôi lần thứ hai chỉ diễn ra trong vòng 150 năm sau, tức là vào năm 1900…
Việc tăng gấp đôi lần thứ tư chỉ diễn ra trong vòng một thập niên sau năm
1950. Nói cách khác, cứ 50 năm tri thức khoa học lại tăng lên 10 lần.”
Như vậy, có thể thấy rằng lượng tri thức của nhân loại tăng nhanh theo

cấp số nhân. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để lượng tri thức đồ sộ đó có thể
đến với bạn đọc, phổ biến tới đông đảo quần chúng nhân dân một cách tiết
kiệm khoa học và hiệu quả nhất. Chính vì thế phân loại tài liệu trở thành khâu
quan trọng ở bất kỳ thư viện và cơ quan thông tin nào.
Trên thế giới và một số thư viện lớn ở Việt Nam, phân loại được áp dụng
sâu rộng trong việc tổ chức kho mở và tra cứu thông tin. Trước năm 2006, các
thư viện ở nước ta sử dụng nhiều bảng phân loại khác nhau như: Bảng phân
loại thập tiến quốc tế (UDC), bảng phân loại thư viện thư mục BBK
(Bibliotechno – bibliograficheskaia Klassifikaxiva), bảng phân loại dùng cho
các thư viện khoa học tổng hợp, khung đề mục hệ thống trung tâm thông tin
khoa học công ngệ quốc gia (gọi tắt là khung đề mục Quốc Gia),… Phần lớn
các bảng phân loại này đều không được cập nhật thường xuyên và còn nhiều
bất cập. Trong số đó, khung phân loại DDC chiếm nhiều lợi thế hơn cả mặc
dù đã có nhiều cuộc họp về chuẩn nghiệp vụ đề cập đến vấn đề “áp dụng
khung phân loại thập phân DDC” tại các thư viện trong toàn quốc.

1


Hiện nay, khung phân loại thập phân Deway được hơn 200.000 thư viện
của trên 135 quốc gia trên thế giới sử dụng. Chỉ số phân loại DDC được sử
dụng trong thư mục quốc gia của hơn 60 nước trên thế giới trong đó có 15
nước thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương, 13 nước ở châu Mĩ, 8 nước ở
châu Âu, 7 nước ở Trung Đông. Trong vòng 125 năm trở lại đây, DDC đã
được dịch sang hơn 30 thứ tiếng khác nhau trên thế giới, 11 bản dịch đang
được tiến hành, một số nước trên thế giới đã đưa kí hiệu DDC vào mục lục
điện tử và các thư mục trên máy vi tính. Điều đáng lưu lý là DDC đã được
Trung tâm Thư viện Tin học hóa Trực tuyến OCLC (Online Computer
Library Center) chọn làm công cụ biên mục trên mạng máy tính toàn cầu.
Ngoài ra, DDC thường xuyên được sửa chữa, bổ sung, tái xuất bản nhiều lần.

Theo quyết định số 1598/BVHTT – TV ban hành ngày 07/5/2007 đề cập
đến việc các thư viện trong cả nước áp dụng khung phân loại DDC trong công
tác phân loại. Đồng thời việc Thư viện Quốc gia Việt Nam cho công bố và
phát hành bản dịch DDC ấn bản 14 rút gọn vào ngày 18/6/2006, đã tạo điều
kiện cho DDC được sử dụng rộng rãi trong các cơ quan thông tin – thư viện
của Việt Nam.
Thư viện trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 là thư viện của một trường
đại học đa ngành, đa lĩnh vực có vốn tài liệu phong phú, đa dạng, phục vụ cho
đông đảo người dùng tin với các trình độ và lĩnh vực khác nhau. Đồng thời,
thư viện đã áp dụng khung phân loại DDC vào công tác phân loại tài liệu và
cũng đã đạt được một số thành tựu to lớn.
Nhận thức được vai trò, ý nghĩa to lớn của công tác phân loại tài liệu
trong thư viện và cơ quan thông tin. Cùng với mong muốn đi sâu nghiên cứu
khung phân loại DDC và việc áp dụng khung phân loại DDC tại thư viện
trường đại học nên tôi đã chọn đề tài: “Tìm hiểu việc ứng dụng khung phân
loại DDC vào công tác phân loại tài liệu tại thư viện trường Đại học sư
phạm Hà Nội 2”.

2


2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Việc ứng dụng khung phân loại DDC vào công
tác phân loại tài liệu tại thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
- Phạm vi nghiên cứu: Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 từ
năm 2006 đến nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1 Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu ứng dụng khung phân loại DDC vào công tác phân loại tại
thư viện trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 nhằm tìm ra những ưu điểm và

hạn chế trong 7 năm áp dụng khung phân loại DDC.
- Đưa ra phương hướng, giải pháp khắc phục những hạn chế nhằm giúp
thư viện phục vụ người dùng tin tốt hơn.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu khung phân loại DDC ấn bản rút gọn 14
- Khảo sát thực trạng việc áp dụng khung phân loại DDC vào công tác
phân loại của thư viện trường Đại học sư phạm Hà Nội 2.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng khung
loại DDC tại thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
đường lối chính sách của Đảng và nhà nước, tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế
xã hội, khoa học công nghệ và cụ thể là trong công tác thư viện.
- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
+ Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu.
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp phỏng vấn
+ Phương pháp so sánh.

3


5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Là tài liệu đúc rút về mặt lí luận thực tiễn áp dụng DDC tại thư viện
trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
- Là tài liệu tham khảo cho các thư viện Việt Nam trong việc ứng dụng
khung phân loại thập phân DDC.
- Là tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy và học tập cho các trường đại
học và cao đẳng thư viện.
6. Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
khóa luận chia thành 3 chương.
Chương 1: Khái quát về thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
và vai trò của khung phân loại DDC ở thư viện trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2.
Chương 2: Thực trạng của việc áp dụng khung phân loại DDC tại thư
viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Chương 3: Một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc ứng
dụng khung phân loại DDC vào công tác phân loại tài liệu tại thư viện
trường Đại học sư phạm Hà Nội 2.

4


NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
VÀ VAI TRÒ CỦA KHUNG PHÂN LOẠI DDC
TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

1.1 Khái quát về thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (ĐHSPHN2) là một trong
những thư viện hiện đại, có vốn tài liệu phong phú, đa dạng. Để có được
những thành tựu như ngày hôm nay, thư viện trường ĐHSPHN2 đã phải nỗ
lực rất nhiều.
Cùng với thời gian thành lập trường, thư viện trường ĐHSPHN2 được
thành lập vào năm 1976. Do được tách ra từ trường Đại học Sư phạm Hà Nội
nên trong giai đoạn đầu cả nhà trường cũng như thư viện gặp khá nhiều khó
khăn và thử thách. Cơ sở vật chất nghèo nàn, thiếu thốn, các phòng đọc nhỏ

bé, các hoạt động của thư viện còn hạn chế. Kho sách chỉ bao gồm vài chục
nghìn bản được chuyển từ kho sách của thư viện khoa cấp 2 tại Phủ Lý – Hà
Nam và trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1. Vào thời điểm đó, thư viện chưa
được bổ sung các trang thiết bị hiện đại như ngày nay, toàn bộ cơ sở hạ tầng
khi đó vẫn nằm trọn một đơn nguyên nhà 10. Đội ngũ cán bộ thư viện chỉ có
gần 10 người, đa số tốt nghiệp đại học nhưng ở các chuyên ngành khác nhau.
Thư viện chỉ phục vụ cho sinh viên và học viên các khóa học tại cơ sở đào tạo
của trường. Hình thức phục vụ bạn đọc chủ yếu khi đó là mượn về nhà và đọc
tại chỗ.
Tuy vậy, thư viện vẫn luôn không ngừng cố gắng vươn lên và khẳng
định vị trí của mình trong xã hội. Năm 1999, được sự giúp đỡ của thư viện

5


Quốc Gia, thư viện trường đã ứng dụng phần mềm CDS/ISIS vào công tác
quản lí và xây dựng cơ sở dữ liệu của thư viện, đây là những bước đi đầu tiên
để xây dựng một thư viện hiện đại.
Để đáp ứng nhu cầu đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực của trường
ĐHSPHN2, thư viện đã không ngừng được đầu tư, đổi mới.
Hiện nay khoảng 18894 đầu sách (78876 cuốn) có nội dung phong phú
phục vụ cho các ngành đào tạo của nhà trường. Thư viện đã và đang phục vụ
hơn 7000 cán bộ, giảng viên, sinh viên trong và ngoài trường thông qua các
hình thức mượn đọc tại chỗ hoặc mượn về nhà.
Bên cạnh đó, thư viện có các thiết bị hiện đại như: máy tính, máy in mã
vạch, in thẻ, máy photocopy, hệ thống cổng từ, máy khử từ,… cùng với việc
ứng dụng phần mềm Libol 5.5 với các phân hệ đã hoạt động hiệu quả trong
việc bổ sung, biên mục, lưu thông, OPAC và quản trị hệ thống. Tài liệu được
gắn mã số, mã vạch. Bạn đọc được giới thiệu về nguyên tắc và phương pháp
tra cứu tài liệu bằng mục lục trực tuyến (OPAC) trên mạng internet qua địa

chỉ 192.168.0.1/Libol hoặc cũng có thể tra qua hệ thống phiếu của mục lục
truyền thống. Với định hướng phát triển của nhà trường, thư viện đã hoàn
thành đưa 100% tài liệu vào quản lí điện tử với nguồn tài nguyên phong phú,
đa dạng: Sách, báo tạp chí, luận án luận văn, bài trích,…
Năm 2004, trường ĐHSPHN2 được hưởng mức A “Dự án giáo dục đại
học” từ quỹ nâng cao chất lượng của ngân hàng thế giới với số tiền
500000USD, trường đã dành một phần ngân sách để nâng cấp thư viện. Đến
nay, thư viện đã có một cơ ngơi khang trang, với tổng diện tích sử dụng là
2500m2 có hệ thống phòng đọc tương đối hiện đại gồm hơn 300 ghế ngồi với
trang thiết bị chuyên dụng như: bàn ghế, giá kê, tủ mục lục,… được đầu tư mới
hoàn toàn.

6


Nhờ có mối quan hệ, giao lưu, hợp tác rộng lớn, sự năng động của
ban giám đốc thư viện, cùng những sự cố gắng của các cán bộ thư viện mà
thư viện đã nhận được sự tài trợ về cơ sở vật chất thiết bị, vốn tài liệu quý
báu từ nhiều cơ quan, tổ chức. Thư viện ngày càng phát triển theo hướng
hiện đại hóa nhằm đáp ứng yêu cầu của nhà trường.
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ
* Chức năng:
Thư viện trường ĐHSPHN2 có chức năng đảm bảo việc thu thập, lưu trữ
và phổ biến, cung cấp thông tin khoa học cho các ngành đào tạo cao học, cử
nhân khoa học và cử nhân sư phạm. Đồng thời, hỗ trợ khai thác hiệu quả
những nguồn thông tin phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu
khoa học của cán bộ, giảng viên, sinh viên trong trường và một số người dùng
tin ngoài trường.
* Nhiệm vụ:
- Bổ sung, trao đổi, phân tích, xử lí, bảo quản các loại hình tài liệu, xây

dựng, hoàn thiện hệ thống tra cứu, tìm kiếm phù hợp, hướng dẫn người dùng
tin truy cập, khai thác kho tư liệu một cách hiệu quả.
- Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thông tin, phục vụ cho công tác tìm
kiếm và khai thác tài liệu của người dùng tin. Các sản phẩm và dịch vụ bao gồm:
+ Dịch vụ mượn - trả
+ Dịch vụ tư vấn thông tin
+ Dịch vụ photocopy
+ Trưng bày giới thiệu sách
+ Tổ chức hội nghị, hội thảo
+ Đào tạo người dùng tin
+ Thông báo sách mới
+ Thư mục giới thiệu về chuyên đề

7


- Mở rộng hợp tác quốc tế, các cơ hội mở rộng nguồn tin, bổ sung vốn tài
liệu, phát triển cơ sở vật chất,…
1.1.3. Nguồn nhân lực và cơ cấu tổ chức
Đội ngũ cán bộ thư viện gồm có 18 người: 01 thạc sĩ, 12 cử nhân, 02
cao đẳng, 03 trung cấp. Trong đó, 08 cử nhân được đào tạo chuyên ngành thư
viện, 01 cử nhân ngoại ngữ, 01 thạc sĩ, 03 cán bộ đang theo học thạc sĩ
chuyên ngành thư viện và khoa học máy tính, 02 cao đẳng tin học và 03 trung
cấp thư viện. Họ đều là những cán bộ có trình độ, nhiệt tình, có trách nhiệm
cao trong công việc.
Đội ngũ cán bộ thư viện có trình độ chuyên môn vững vàng, không
ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức chuyên môn, thường xuyên được đào tạo,
bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học,
các kĩ năng giao tiếp với bạn đọc, đổi mới công tác phục vụ.
Ngoài Ban Chủ nhiệm thư viện, thư viện bao gồm các tổ chuyên môn

sau: tổ nghiệp vụ - bổ sung, tổ phục vụ đọc, tổ phục vụ mượn tại nhà đa năng
8 tầng và nhà 10. Trong đó, nhân sự của các tổ đang đảm nhiệm công việc tại
các phòng chức năng sau đây:
- Phòng nghiệp vụ - bổ sung
- Phòng đọc
- Phòng mượn
- Phòng đọc tổng hợp (hơn 300 chỗ ngồi dành cho người dùng tin)
- Phòng đọc tra cứu và sách ngoại văn (hoạt động theo phương thức khoa mở).
- Phòng đọc luận án luận văn và báo, tạp chí
- Phòng đọc đa phương tiện
- Phòng mượn giáo trình nhà 10
- Phòng mượn Tham khảo nhà 8 tầng.

8


1.1.4 Người dùng tin
Người dùng tin là một con người cụ thể trong xã hội, có nhu cầu tin và
sử dụng thông tin để thỏa mãn nhu cầu của mình thông qua việc sử dụng các
sản phẩm và dịch vụ thông tin.
Với tính chất là một Trung tâm Thông tin – thư viện trường đại học,
nhiệm vụ của thư viện là phải đảm bảo thông tin tư liệu cho công tác đào tạo
và nghiên cứu khoa học chất lượng cao của một trường đại học có quy mô
lớn: Người dùng tin có trình độ học vấn khác nhau thì nhu cầu thông tin của
họ có tính chất chuyên sâu về khoa học xã hội cũng khác nhau, phong phú, đa
dạng về ngôn ngữ, loại hình tài liệu. Qua khảo sát thực tế công tác phục vụ, số
liệu thống kê người dùng tin hàng ngày tại các phòng phục vụ bạn đọc theo
phiếu yêu cầu, đọc tự chọn có thể chia đối tượng người dùng tin tại thư viện
thành các nhóm như sau:
Nhóm người dùng tin là các nhà quản lí, lãnh đạo, cán bộ nghiên cứu

giảng dạy
Nhóm này bao gồm khoảng 800 cán bộ. Đây là nhóm người dùng tin có
trình độ chuyên môn cao, khả năng sử dụng ngoại ngữ tốt, phần lớn là người
có học vị thạc sĩ trở lên. Hoạt động chủ yếu của họ là quản lí, nghiên cứu
giảng dạy, nghiên cứu khoa học và tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp
trường, cấp bộ. Nhóm người dùng tin này có nhu cầu tin rất cao, họ thích
những tài liệu chứa đựng các thông tin mới, có giá trị để phục công tác quản lí
và giảng dạy. Tuy nhiên, họ có ít thời gian để đến thư viện nên đa số sử dụng
tài liệu dưới hình thức mượn về nhà.
Về các kĩ năng sử dụng và khai thác nguồn lực thông tin. Đây là nhóm
đối tượng không được qua các lớp giới thiệu và hướng dẫn sử dụng thư viện,
họ thường tìm kiếm tài liệu theo thói quen hoặc nhờ cán bộ thư viện tìm giúp.

9


Nhóm người dùng tin là học viên cao học, nghiên cứu sinh
Nhóm này bao gồm khoảng hơn 400 người. Số lượng người dùng tin
thuộc nhóm này chiếm một tỉ lệ nhỏ so với tổng số người dùng tin của thư
viện, với 328 thẻ được đăng kí tại thư viện. Đây cũng là đối tượng người dùng
tin có trình độ chuyên môn cao, hướng nghiên cứu chuyên sâu về một ngành
cụ thể thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, toán giải tích, vật lí
lí thuyết, giáo dục tiểu học, lí luận văn học, có khả năng sử dụng ngoại ngữ
vào việc đọc dịch tài liệu. Thời gian dụng thư viện hạn chế do phần lớn là
những người tham gia học tập tại trường đồng thời vẫn phải đảm nhiệm công
việc nơi công tác. Hình thức tìm kiếm thông tin của họ là đọc trực tiếp, mượn
về nhà, tra tìm tài liệu trên cơ sở dữ liệu, trên internet.
Là những người có kĩ năng khai thác và sử dụng thông tin cơ bản, tuy
nhiên năng lực thông tin vẫn còn hạn chế.
Nhóm người dùng tin là sinh viên

Đây là nhóm người dùng tin chiếm số lượng lớn nhất, gồm có hơn 6000
sinh viên trong trường và gần 3000 sinh viên tại các trường trong vùng lân
cận. Họ là những người có trình độ học vấn cao, một số có khả năng sử dụng
tiếng Anh để dịch tài liệu (số lượng hạn chế), có nhiều thời gian cho việc khai
thác và sử dụng tài liệu.
Với chương trình đào tạo theo tín chỉ thì vai trò của thư viện càng ngày
càng trở nên quan trọng đối với trường ĐHSPHN2. Họ là những người có kĩ
năng cơ bản tìm kiếm và khai thác nguồn lực thông tin của thư viện do được
học qua chương trình giới thiệu và hướng dẫn và sử dụng thư viện, tuy nhiên
chương trình này được tổ chức chưa sâu nên năng lực tìm kiếm thông tin của
sinh viên trong trường còn hạn chế.
Đối với loại hình tài liệu, loại hình tài liệu được mượn nhiều nhất là
sách chuyên khảo, tiếp là luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp. Nhu cầu

10


về sử dụng về loại hình không ổn định theo các thời kì trong năm học.
Tháng 5 là tháng các sinh viên phải hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của
mình nên lượng tài liệu luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp được sử
dụng nhiều.
Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm của người dùng tin, lãnh đạo thư viện có
chủ trương xây dựng thư viện ngày càng đáp ứng tốt các nhu cầu thông tin
của các đối tượng trên.
1.1.5. Cơ sở vật chất
 Về trụ sở
Tổng diện tích thư viện sử dụng là 2500m2, phân bổ ở 2 khu vực: Khu nhà
đa năng và khu nhà 10. Khu nhà đa năng với phần sử dụng là đa số các phòng
thuộc tầng 1 và trọn vẹn tầng 3. Các phòng thuộc khu vực nhà đa năng được
trang bị đầy đủ điều hòa nhiệt độ máy tính nối mạng (mạng LAN và mạng

internet), đầu đọc mã vạch, hệ thống ánh sáng đạt tiêu chuẩn. Khu vực nhà 10
là trụ sở làm việc của thư viện từ năm 2005 trở về trước, là nơi lưu giữ kho
sách và phòng làm việc của các phòng mượn giáo trình. Tuy đã được trang bị
hệ thống máy tính nối mạng nhưng điều kiện làm việc vẫn còn hạn chế.
 Trang thiết bị
Là một mô hình thư viện truyền thống đang trong quá trình tin học hoá,
thư viện có đầy đủ các trang thiết bị cần có của một thư viện truyền thống và
các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho việc ứng dụng các công nghệ hiện đại.
Các trang thiết bị đó bao gồm:
- Hệ thống bàn ghế, giá sách, tủ mục lục phù hợp với diện người dùng tin
cần phục vụ của thư viện cũng như công tác quản lý tài liệu.
- Hệ thống máy tính kết nối mạng LAN và mạng Internet, bao gồm: 46
máy tính (trong đó 25 máy phục vụ đọc điện tử, 7 máy tra cứu, 14 máy phục
vụ công tác chuyên môn).

11


- Thư viện cũng được trang bị các loại máy in: 2 máy in Lazer, 1 máy in
Barcode, 1 máy in màu.
Hiện nay thư viện đang sử dụng phần mềm tích hợp Libol 5.5, biên mục
tài liệu thao khổ mẫu MARC21, AACR2 và áp dụng khung phân loại thập
phân Dewey (DDC) của Mỹ để quản lý và phục vụ các hoạt động thông tin
thư viện.
1.1.6. Nguồn lực thông tin
Nguồn lực thông tin là tổ hợp các tài liệu phản ánh những kết quả nghiên
cứu khoa học trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người và các tài
liệu đó phải được thu thập, xử lý lưu trữ, bảo quản và tổ chức khai thác trong
một hệ thống thông tin. Thành phần của nguồn lực thông tin bao gồm nhiều
loại hình tài liệu như tài liệu trên giấy, tài liệu điện tử, tài liệu công bố và tài

liệu không công bố. Ngoài ra, nguồn lực thông tin còn bao hàm cả bộ máy tra
cứu, nhất là các cơ sở dữ liệu của các cơ quan thông tin.
 Đặc điểm về hình thức
Nguồn lực thông tin của thư viện trường ĐHSPHN 2 bao gồm nhiều loại
hình khác nhau với hai nhóm chính gồm tài liệu truyền thống, tài liệu điện tử.
Tài liệu truyền thống bao gồm các loại sách chuyên khảo, giáo trình,
báo, tạp chí, luận án, luận văn, khoá luận tốt nghiệp của sinh viên. Số lượng
cụ thể như sau:
Loại hình

Số lượng tên tài liệu

Số bản tài liệu

Tổng số tài liệu

18894

78876

Sách

11498

73247

Khóa luận tốt nghiệp

4951


4951

Luận văn thạc sĩ

661

661

Luận án tiến sĩ

17

17

Bài trích

1474

Ấn phẩm định kỳ

289

Bảng 1.1 - Đặc điểm về hình thức vốn tài liệu
12


Các loại tài liệu trên bao gồm cả tài liệu tiếng Việt và tài liệu tiếng nước
ngoài (Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc).
 Đặc điểm về nội dung
Lấy đại diện 18784 tên tài liệu tương ứng với các tài liệu đã được xử lý,

đưa vào quản lý bằng phần mềm Libol. Ta thấy:
Nội dung
Toán học
Vật lý, thiên văn
Hoá học
Sinh học
Văn học
Ngôn ngữ học
Lịch sử, địa lý
Tin học
Giáo dục thể chất
Chính trị xã hội
Nội dung khác
Tổng

Số lượng tên tài liệu
1892
1180
1046
2048
4037
3002
844
949
306
2390
1090
18784

Tỷ lệ

10%
6%
5.5%
11.5%
21%
16%
4.5%
5%
1.6%
13%
5,8%
100%

Bảng 1.2 - Thành phần nội dung nguồn lực thông tin

13


Trên đây cho ta thấy, nguồn lực thông tin của thư viện có nội dung bao
quát các ngành đào tạo của trường, bao gồm các ngành khoa học cở bản, các
khoa học chính trị xã hội, nội dung mang tính tổng hợp.
 Phương thức tổ chức nguồn lực thông tin
Thông tin tồn tại trong khắp mọi nơi, thông tin chỉ trở thành nguồn lực
khi nó có giá trị cho hoạt động của con người, thông tin phải có tính truy
cập, tính chia sẻ, có cấu trúc và như vậy thông tin phải được thu thập, tổ
chức, xử lý làm sao để cho người sử dụng có thể tìm kiếm khai thác và sử
dụng nó khi cần.
Để phát huy nguồn lực thông tin hiện có, thư viện trường ĐHSPHN2
đang từng bước tiến hành xử lý toàn bộ nguồn thông tin hiện có theo các
tiêu chuẩn nghiệp vụ tiên tiến nhất và tin hoá hoá việc quản lý nguồn lực

thông tin đó.
Hiện nay thư viện đã đưa các tiểu chuẩn quốc tế tiên tiến về xử lý
thông tin, áp dụng cho nguồn lực thông tin của mình. Áp dụng các tiêu
chuẩn quốc tế về công tác biên mục (AACR2, DDC, MARC 21), ứng dụng
phần mềm tích hợp quản trị thư viện Libol 5.5 vào xử lý và tổ chức khai
thác nguồn lực thông tin. Xây dựng các cơ sở dữ liệu quản lý các loại hình
tài liệu cơ bản bao gồm: Cơ sở dữ liệu sách – 11498 biểu ghi; cơ sở dữ liệu
luận án, luận văn – 5529 biểu ghi; cơ sở dữ liệu bài trích tạp chí – 1763
biểu ghi và cơ sở dữ liệu toàn văn. Quản lý nguồn lực thông tin thông qua
hệ thống máy tính kết nối mạng LAN và mạng Internet.
Đối với nguồn tài liệu đa phương tiện và tài liệu số hoá, thư viện đã tiến
hành tổ chức phòng đọc đa phương tiện, nghiên cứu triển khai sử dụng phần
mềm Dspace để quản lý nguồn tài liệu số hiện có.
Như vậy nguồn lực thông tin của thư viện được đảm bảo về tính giá trị,
tính chia sẻ, tính truy cập, giúp cho cán bộ, giảng viên và sinh viên nhà trường
khai thác và sử dụng nguồn lực thông tin của thư viện một cách hiệu quả.

14


1.2 Khung phân loại DDC trong hoạt động thông tin – thư viện tại
trường ĐHSPHN2
1.2.1 Giới thiệu về khung phân loại DDC
Hiện nay, trong môi trường thư viện điện tử, ngôn ngữ tìm tin phân loại
(kết quả của quá trình phân loại tài liệu càng ngày càng khẳng định vị trí và
tầm quan trọng của mình trong quá trình tìm tin, trong đó các kí hiệu phân
loại đã trở thành các điểm truy cập tìm tin hữu hiệu theo nội dung các lĩnh
vực tri thức khác nhau. Vì vậy đã có một loạt các khung phân loại ra đời:
Khung phân loại thập phân Dewey (DDC), Khung phân loại Thư viện Quốc
hội Mỹ (LC), Khung phân loại thập phân Quốc tế (UDC), Khung phân loại

thư viện thư mục (BBK),… Trong đó, DDC là khung phân loại được sử dụng,
nghiên cứu và thảo luận nhiều nhất trên thế giới.
Bảng phân loại thập phân Dewey (Dewey Decimal Classification), viết
tắt là DDC, do một nhà cách tân thư viện nổi tiếng người Mỹ tên là Melvil
Dewey (1851-1931)... xây dựng trong những năm 1970. DDC trở thành sở
hữu của Trung tâm Thư viện máy tính trực tuyến OCLC bắt đầu từ năm 1988.
DDC cung cấp một cấu trúc động cho việc tổ chức bộ sưu tập tư liệu của thư
viện. Ấn bản 22 là ấn bản mới nhất của khung phân loại DDC, được cung cấp
dưới dạng in ấn qua trang Web. Đây là khung phân loại thư viện được áp
dụng rộng rãi nhất trên thế giới.
Bảng Phân loại thập phân Dewey (Khung DDC) được xuất bản thành hai
ấn bản khác nhau: một ấn bản đầy đủ và một ấn bản rút gọn. Ấn bản rút gọn
dành cho các thư viện có khoảng trên dưới 20.000 quyển.
Một trong những điểm nhấn mạnh của khung Dewey là hệ thống này
được phát triển và duy trì trong một cơ quan thư mục Quốc gia là Thư viện
Quốc hội Hoa Kì. Văn phòng biên tập khung Dewey đặt tại phòng phân loại
thập phân của Thư viện Quốc hội Hoa Kì. Tại đây, hàng năm các chuyên gia

15


phân loại đã phân định hơn 110.000 chỉ số DDC cho các biểu ghi tài liệu do
thư viện biên mục.
Dewey đã phát minh ra cách sử dụng số thập phân để biểu thị chủ đề của
cuốn sách chứ không dùng số nguyên bình thường để đại diện cho vị trí sách
trong không gian. Ví dụ: 1,2,3,… đại diện cho cuốn sách thứ nhất, thứ hai, thứ
ba mà thư viện có được trong một chủng loại nào đó. Dewey đã dùng các con
số Ả Rập từ 0 - 9 trên mỗi mức của hệ phân cấp này.
Ví dụ: Đại diện cho Khoa học tự nhiên, 510 - Toán học, 512 - Đại số,
512.9 - Các cơ sở của Đại số,…

Mỗi con số thêm vào sẽ diễn đạt chi tiết hơn với nội dung của mỗi cuốn
sách và đặt nó bên cạnh những cuốn sách khác có cùng chủ đề hay chủ đề liên
quan. Mỗi số thập phân cung cấp trật tự tuyến tính cho các chủ đề của toàn bộ
thư viện.
 Sự phát triển của khung phân loại thập phân DDC:
Trong thời gian Dewey còn sống hệ thống phân loại thập phân của ông
được xuất bản 12 lần.
- 1876: Xuất bản lần đầu với 42 trang với nhan đề “A Classìication and
Subject Index for cataloguing and arranging the book and paphlets of a
library”.
- 1885: Xuất bản lần 2 là quan trọng nhất vì được Dewey hoàn chỉnh một
cách có hệ thống hơn. Chính ấn bản này đã thiết lập một hình thức và chính
sách trong 65 năm tiếp theo.
- 1890: Viện thư mục học quốc tế nay là Liên đoàn quốc tế về thông tin
và tư liệu được phép Dewey dịch và sửa đổi cho mục đích sử dụng toàn cầu.
- 1905: Xuất bản UDC – Bảng cải biên từ DDC do một hội nghị các
nước Châu Âu.

16


- 1932: Xuất bản lần 13, lần đầu tiên mang tên Dewey, được xem như là
ấn bản tưởng niệm ông.
- 1958: Xuất bản lần 16 bắt đầu có sự hỗ trợ của thư viện Quốc hội Hoa Kỳ.
- 1971: Xuất bản lần 18 thành 3 tập.
- 1989: Xuất bản lần 20 do biên tập viên chính là Jonh P.Comaroni với 4 tập.
- 1996: Xuất bản lần 21 với Joan Mitchell là biên tập chính, đó là ấn bản
đầy đủ 21 (1996); Đồng thời ấn hành Dewey for window trên đĩa CD-ROM.
- 2000: Phát hành Web Dewey trên mạng internet.
- 2003: Xuất bản lần 22 có bổ sung nhiều kiến thức mới về khoa học xã

hội, khoa học tự nhiên, tình hình chính trị của Mỹ và các nước tư bản với ấn
bản rút gọn tương ứng là DDC 14 xuất bản năm 2004.
 Cấu trúc và ký hiệu:
- Bảng chính:
Cấu trúc bảng chính của DDC rút gọn 14 bao gồm những lớp cơ bản sau:
000 Tổng loại
100 Triết học
200 Tôn giáo
300 Các khoa học xã hội
400 Ngôn ngữ
500 Các khoa học tự nhiên và toán học
600 Kỹ thuật
700 Mĩ thuật và trang trí
800 Văn học và tu từ học
900 Địa lý. Lịch sử và các ngành có liên quan
Ngoài ra hệ thống DDC còn cung cấp 7 bảng trợ ký hiệu để kết hợp với
bảng chính tạo ra ký hiệu đầy đủ phản ánh các ngành tri thức cùng các dấu
hiệu khác. Các bảng phụ trợ bao gồm:

17


Bảng 1 - Bảng tiểu phân mục chuẩn (kết hợp với tất các các lớp chính)
Bảng 2 - Bảng trợ ký hiệu địa lý (có thể kết hợp với các cả lớp chính)
Bảng 3 - Bảng phụ văn học (sử dụng cho lớp 800 – văn học và tu từ học)
Bảng 4 - Bảng Tiểu phân mục cho từng ngôn ngữ (sử dụng cho lớp 400 –
ngôn ngữ học)
Bảng 5 - Bảng phụ nhóm chủng tộc, dân tộc, quốc gia
Bảng 6 - Bảng phụ ngôn ngữ
Bảng 7 - Bảng phụ nhân vật

- Hệ thống bảng phụ của DDC rút gọn ấn bản 14: Bao gồm 4 bảng phụ:
+Bảng 1: Tiểu phân mục chung
Bảng tiểu phân mục chung không sử dụng ký hiệu độc lập mà dùng kết
hợp với ký hiệu trong bảng chính và có dấu gạch ngang đứng trước con số 0.
Cụ thể:
- 01 Triết học và lí thuyết
- 02 Tài liệu hỗn hợp
- 03 Từ điển, bách khoa thư, sách tra cứu
- 04 Đề tài đặc biệt
- 05 Xuất bản phẩm nhiều kỳ
- 06 Các tổ chức và quản lý
- 07 Giáo dục, nghiên cứu và các đề tài liên quan
- 08 Lịch sử và mô tả về các loại người
- 09 Lịch sử, địa lý, con người
Ví dụ:
327 Quan hệ quốc tế
327.09 Lịch sử quan hệ quốc tế
327.101 Triết học và lý thuyết quan hệ quốc tế
327.109 Lịch sử, địa lý, con người liên quan tới chính sách đối ngoại

18


×