Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại thư viện tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.77 KB, 78 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


BÙI THỊ HỒNG SÂM

TỔ CHỨC VÀ BẢO QUẢN VỐN TÀI LIỆU
TẠI THƢ VIỆN TỈNH VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Thƣ viện – Thông tin

HÀ NỘI - 2012


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


BÙI THỊ HỒNG SÂM

TỔ CHỨC VÀ BẢO QUẢN VỐN TÀI LIỆU
TẠI THƢ VIỆN TỈNH VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Thƣ viện – Thông tin

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
T.S LÊ VĂN VIẾT

HÀ NỘI - 2012




LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gƣ̉i tới thầy giáo TS . Chu Ngọc Lâm , ngƣời đã tận
tình hƣớng dẫn chỉ bảo em trong suốt quá trình hoàn thành đề tài sự kính trọng
và lòng biết ơn sâu sắc . Em cũng xin chân thành cảm ơn cá c thầy cô giáo trong
và ngoài chuyên ngành Thƣ viện – thông tin của trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà
Nội 2 đã dạy dỗ và giúp đỡ em trong suốt

4 năm học tập nghiên cƣ́u và hoàn

thành khóa luận tốt nghiệp . Qua đây em cũng xin gƣ̉i lời cảm ơn tới các cán bộ
tại Thƣ viện Tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện thuận tiện cho em hoàn thành bản
khóa luận này.

Hà Nội, ngày10 tháng 05 năm 2012
Sinh viên

Bùi Thị Hồng Sâm


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận nà y đƣợc hoàn thành bởi sƣ̣ cố gắng và nỗ lƣ̣c
của bản thân cùng với sự hƣớng dẫn tận tình của

GV.TS Chu Ngọc Lâm cùng

toàn thể bạn bè và các thầy cô trƣờng Đại hoc Sƣ Phạm Hà Nội 2.
Khóa luận này , em xin cam đoan không trùng với bất cứ đề tài nào khác .
Nếu sai em xin hoàn toàn chị u trách nhiệm.


Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2012
Người cam đoan

Bùi Thị Hồng Sâm


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do chon đề tài ....................................................................................... 1
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu......................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 3
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 4
6. Ý nghĩa của khóa luận .............................................................................. 4
7. Kết cấu của khóa luận............................................................................... 4
Chƣơng 1 : Thƣ viện tỉnh Vĩnh Phúc với công tác tổ chức
và bảo quản vốn tài liệu ................................................................................ 5
1.1. Khái quát về thư viện Tỉ nh Vĩ nh Phúc .................................................. 5
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển thƣ viện .......................................... 5
1.1.2. Chƣ́c năng và nhiệm vụ của Thƣ viện .................................................. 8
1.1.3 Đối tƣợng phục vụ của thƣ viện Tỉnh Vĩnh Phúc................................. 11
1.2 Vai trò của công tác tổ chức bảo quản vốn tài liệu trong
hoạt động thư viện Tỉnh Vĩnh Phúc.............................................................. 13
1.2.1. Vốn tài liệu là một thành tố quan trọng cấu thành thƣ viện.................. 13
1.2.2 Tổ chƣ́c và bảo quản tốt vốn tài liệu là nhiệm vụ của Thƣ viện............ 15
1.2.3 Góp phần tàng trữ lâu dài di sản văn hóa thành văn của
đị a phƣơng,dân tộc ......................................................................................... 17
1.2.4. Góp phần nâng cao chất lƣợng phục vụ bạn đọc .................................. 19
Chƣơng2 : Thực trạng tổ chức và bảo quản vốn tài liệu

tại thƣ viện tỉnh Vĩnh Phúc .......................................................................... 20


2.1 Đặc điểm vốn tài liệu tại thư viện Tỉ nh Vĩ nh Phúc............................... 20
2.1.1. Về số lƣợng và hì nh thƣ́c tài liệu .......................................................... 20
2.1.2. Đặc điểm nội dung ................................................................................ 24
2.1.3. Tình trạng tài liệu trong thƣ viện Tỉnh Vĩnh Phúc................................ 25
2.2 Tổ chức vốn tài liệu................................................................................. 28
2.2.1 Các nguyên tắc tổ chức kho tài liệu ....................................................... 28
2.2.2 Tổ chƣ́c vốn tài liệu theo dạng kho mở.................................................. 31
2.2.3 Tổ chƣ́c vốn tài liệu theo dạng kho đóng............................................... 34
2.3 Bảo quản tài liệu ..................................................................................... 37
2.3.1. Môi trƣờng lƣu trƣ̃ tài liệu .................................................................... 37
2.3.2. Kiểm tra, sƣ̉a chƣ̃a, phục chế tài liệu .................................................... 39
2.3.3. Nhân sƣ̣, kinh phí dành cho công tác bảo quản tài liệu ........................ 42
2.4 Nhận xét................................................................................................... 44
2.4.1. Ƣu điểm ................................................................................................. 44
2.4.2. Nhƣợc điểm ........................................................................................... 45
2.4.3. Nguyên nhân gây hƣ hỏng tài liệu ........................................................ 46
Chƣơng 3 : Các giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác và bảo quản
vốn tài liệu tại thƣ viện tỉnh Vĩnh Phúc ...................................................... 51
3.1. Các giải pháp về tổ chức vốn tài liệu ..................................................... 51
3.2. Các giải pháp về bảo quản vốn tài liệu .................................................. 52
3.2.1. Đảm bảo các yếu tố về điều kiện vi khí hậu ......................................... 52
3.2.2. Đảm bảo điều kiện vệ sinh .................................................................... 54
3.2.3. Thiết kế xây dựng thƣ viện và kho tài liệu đúng tiêu chuẩn ................. 55
3.2.4. Đảm bảo kinh phí và trang thiết bị cho công tác bảo quản
thƣờng xuyên .................................................................................................. 58
3.2.5. Nâng cao nhận thƣ́c cho cán bộ thƣ viện và ngƣời sƣ̉ dụng



thƣ viện. ........................................................................................................... 60
3.2.6. Phục chế tài liệu .................................................................................... 61
3.2.7. Đào tạo cán bộ chuyên trách về công tác bảo quản. ............................. 62
KẾT LUẬN .................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 65


MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài
Đảng và Nhà nƣớc ta rất quan trọng đến công tác đào tạo và bồi dƣỡng
nhân tài cho Đất nƣớc. Bởi vì “hiền tài là nguyên khí của Quốc Gia”. Nghị quyết
Trung Ƣơng 2 khóa VIII của Đảng đã chỉ rõ: Cùng với khoa học và công nghệ,
giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại
hóa Đất nƣớc nhằm đƣa Đất nƣớc Việt Nam thành một nƣớc phát triển, thực hiện
mục tiêu “ Dân giàu nƣớc mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh ” đang đặt
ra yêu cầu cấp bách cho tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học,...Trong
đó, hoạt động Thƣ viện nói chung và của thƣ viện tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng cũng
đã và đang góp phần đáng kể vào sự nghiệp chung của Đất nƣớc
Thƣ viện tỉnh Vĩnh Phúc, với tƣ cách là thiết chế văn hóa, thực hiện các
chức năng của mình thông qua những hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu của độc
giả, tuyên truyền giới thiệu sách và thông tin khoa học, đã góp phần đắc lực cho
việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và sự tiến bộ khoa học của tỉnh.
Trong thành tích chung của Thƣ viện tỉnh Vĩnh Phúc, có sự đóng góp quan
trọng của vốn tài liệu. Vốn tài liệu càng đầy đủ, đáng tin cậy bao nhiêu thì nó
càng quyết định khả năng phục vụ của thƣ viện bấy nhiêu.
Để có đƣợc vốn tài liệu phong phú, đa dạng một mặt Thƣ viện cần phải
thực hiện chính sách tạo nguồn tốt, mặt khác phải tiến hành tổ chức và bảo quản
nguồn tài liệu này một cách khoa học và hợp lý.
Tổ chức bảo quản vốn tài liệu có vai trò hết sức quan trọng trong các hoạt

động Thông tin- Thƣ viện, lƣu trữ. Cùng với những tiềm năng về nhân lực, vật
lực, trang thiết bị, nguồn lực thông tin, tổ chức bảo quản tốt vốn tài liệu chẳng
những đảm bảo quyền lực thông tin, nâng cao đƣợc uy tín, chất lƣợng hoạt động
của thƣ viện, tiết kiệm đƣợc ngân sách mà còn quyết định sự tồn tại và phát triển

1


của các cơ quan thông tin – thƣ viện. Một thƣ viện có quy mô càng lớn, vốn tài
liệu càng phong phú và đa dạng, tài liệu quý hiếm càng nhiều thì việc tổ chức
bảo quản càng phải nghiêm ngặt. Đối với nhũng tài liệu khác nhau thì cần phải
có cách tổ chức và bảo quản riêng biệt. Vì thế việc tổ chức bảo quản vốn tài liệu
thƣ viện là một việc làm không mấy dễ dàng và có một ý nghĩa đặc biệt quan
trọng.
Ý thức đƣợc vấn đề này, trong nhiều năm qua Thƣ viện Tỉnh Vĩnh Phúc–
một trong những trung tâm Thông tin – Văn hóa – Giáo dục lớn của tỉnh, đã rất
quan tâm đến việc tổ chức, xây dựng và bảo quản vốn tài liệu của thƣ viện để
phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội của tỉnh.
Với ý nghĩa quan trọng nhƣ vậy,em đã mạnh dạn chọn đề tài “Tổ chức và
bảo quản vốn tài liệu tại Thƣ viện tỉnh Vĩnh Phúc” để làm khóa luận tốt nghiệp
của mình.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Đề tài bảo quản cũng đƣợc giới nghiên cứu đi trƣớ c quan tâm.Có thể kể
tên các đề tài làm khóa luận tốt nghiệp cũng nhƣ các đề tài thạc sĩ khoa học nhƣ:
Đề tài “Bảo quản vốn tài liệu ở thƣ viện Quân đội” của tác giả Đỗ Văn Lục, “Tổ
chức vốn tài liệu” của tác giả Bùi Thúy Hằng, “Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu
ở Thƣ viện Hà Nội” của tác giả Kim Thị Hoa, ngoài ra còn phải kể tới các đề tài
thạc sĩ khoa học Thông Tin-Thƣ Viện nhƣ: “Nghiên cứu công tác bảo quản tài
liệu ở Thƣ viện Quốc Gia Việt Nam” của tác giả Đặng Văn Ức đƣợc viết năm
1994, đề tài “Bảo quản tài liệu các Thƣ viện tỉnh Đồng Bằng Sông Hồng” của

thạc sĩ Đỗ Nguyệt Ánh đƣợc viết năm 2006.
Đề tài bảo quản sách báo và các loại hình tài liệu khác đã đƣợc sự quan
tâm của các tác giả trong và ngoài nƣớc nhƣ: “Bảo tồn tài liệu trong các thƣ
viện” (Nguyễn Đức Thế,1996); “Những điều cần cân nhắc về bảo tồn, an ninh,

2


an toàn, và thảm họa trong thiết kế mới hoặc cải tạo các công trình thƣ viện tại
các thƣ viện trƣờng đại học Cornell” (Richard Stassberg,1995); và một số bài
nghiên cứu khác đƣợc đăng trên báo, tạp chí chuyên ngành Thông Tin-Thƣ Viện,
lƣu trữ
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu khoa học trên đã nghiên cứu,
phân tích những yếu tố chung gây hủy hoại tài liệu đồng thời đƣa ra những kinh
nghiệm và phƣơng pháp bảo quản,lƣu trữ tài liệu ở một số thƣ viện trên thế giới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài này đƣợc nghiên cứu với mục đích tìm hiểu công tác tổ chức và bảo
quản vốn tài liệu, qua đó, em cũng mong muốn đóng góp một số ý kiến nhỏ
nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu của Thƣ
viện tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay sao cho phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của
thƣ viện và ngày càng đáp ứng yêu cầu bạn đọc một cách đầy đủ, nhanh chóng
và chính xác.
Để thực hiện đƣợc mục đích trên khóa luận có những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu nội dung, thành phần các loại hình kho tài liệu cần thiết cho
việc tổ chức vốn tài liệu.
- Phân tích, đánh giá thƣ̣c trạng tổ chƣ́c và bảo quản vốn tài liệu tại Thƣ
viện tỉ nh Vĩ nh Phúc.
- Đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lƣợng công tác tổ
chức và bảo quản vốn tài liệu Thƣ viện tỉnh Vĩnh Phúc.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp thống kê,
phân tích tổng hợp tài liệu , so sánh đánh giá , khảo sát thực tế, phỏng vấn trực
tiếp cán bộ, quản lý và cán bộ Thƣ viện tỉnh Vĩnh Phúc.

3


5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu hiện trạng vốn tài liệu của thƣ viện tỉnh Vĩnh Phúc
đặc biệt là công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu. Do điều kiện thời gian có
hạn nên khóa luận chỉ tập trung nghiên cứu công tác tổ chức và bảo quản vốn tài
liệu trong khoảng thời gian từ khi tái lập cho tới nay (1997 - 2012)
6.Ý nghĩa của khóa luận
Về mặt lý luận, khóa luận góp phần làm phong phú thêm vốn hiểu biết
chung về ý nghĩa và giá trị khoa học của công tác tổ chức, bảo quản vốn tài liệu.
Về mặt thực tiễn: Khóa luận đƣa ra những giải pháp góp phần hoàn chỉnh
công tác tổ chức, bảo quản vốn tài liệu của thƣ viện, đáp ứng nhu cầu của độc giả
ngày càng tốt hơn.
7. Kết cấu của khóa luận
Chƣơng 1: THƢ VIỆN TỈ NH VĨ NH PH ÚC VỚI CÔNG TÁC TỔ CHƢ́C VÀ
BẢO QUẢN VỐN TÀI LIỆU
Chƣơng 2: THƢ̣C TRẠNG TỔ CHƢ́C VÀ BẢO QUẢN VỐN TÀI LIỆU TẠI
THƢ VIỆN TỈ NH VĨ NH PHÚC
Chƣơng 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC TỔ
CHƢ́C VÀ BẢO QUẢN VỐN TÀI LIỆU TẠI THƢ VIÊN TỈNH VĨNH PHÚC

4


Chƣơng 1:

THƢ VIỆN TỈ NH VĨ NH PHÚC VỚI CÔNG TÁC
TỔ CHƢ́C VÀ BẢO QUẢN VỐN TÀI LIỆU
1.1.Khái quát về thƣ viện tỉnh Vĩnh Phúc
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Thƣ viện
Thƣ viện tỉ nh Vĩ nh Phúc đƣợc thành lậ p tháng 3 năm 1956. Qua 56 năm
xây dƣ̣ng và phát tr iển thƣ viện luôn là trung tâm văn hóa giáo dục , tuyên truyền
đƣờng lối chí nh sách của Đảng và Nhà nƣớc góp phần nâng ca o dân trí , đào tạo
nhân lƣ̣c, bồi dƣỡng nhân tài cho đị a phƣơng và đất nƣớc. Ngày đầu mới thành
lập, thƣ viện chỉ có vài nghì n quyển sách và một số loại báo tạp chí cùng với cơ
sở hạ tầng nghèo nàn , lạc hậu, nhƣng với lòng nhiệt tì nh , yêu nghề , cán bộ thƣ
viện đã khắc phục đƣợc mọi khó khăn , thiếu thốn đƣa thƣ viện Tỉ nh Vĩnh Phúc
đi lên.
Thời kì thành lập và phát triển đƣợc chia làm bốn giai đoạn
- Giai đoạn 1956 – 1968
Đây là thời kỳ hì nh thành nền móng đầu tiên và cũng là

điểm xuất phát

khó khăn nhất của thƣ viện . Trụ sở ban đầu mới chỉ có 5 gian nhà lá cùng 1980
bản sách và 2 cán bộ chính trị. Tƣ̀ năm 1956 tới tháng 7 năm 1960 thƣ viện đóng
trụ sở tại thị xã Phúc Yên, tăng thêm 3 cán bộ và bổ sung tới 100.424 bản sách.
Năm 1962 thƣ viện cấp 550 thẻ bạn đọc , hàng tháng phục vụ gần 4000
lƣợt độc giả với hơn 10.000 bản sách luân chuyển . Ngoài ra hà ng năm thƣ viện
còn tổ chƣ́c nhiều khâu công tác tuyên truyền , nhƣ tuyên truyền giới thiệu sách
báo qua Đài truyền thanh, trƣng bày sách, báo, triển lãm tranh ảnh, biên soạn thƣ
mục. Bên cạnh những công việc hoạt độ ng tại chỗ , Thƣ viện tỉnh Vĩnh Phúc còn

5



cƣ̉ cán bộ kết hợp với cán bộ phòng Văn hóa quần chúng xuống vận động và tổ
chƣ́c phong trào đọc sách cơ sở.
Ngày 22/4/1966 do sƣ̣ đánh phá á c liệt của chiến tranh Thƣ viện tỉ nh Vĩnh
Phúc đã phải đi sơ tán toàn bộ kho sách về thôn Tiên – xã Minh Tân ( Yên Lạc),
ở đây thƣ viện đƣợc bố trí với 2 hầm cất sách . Trong năm này thƣ viện đã cấp
đƣợc 691 thẻ, phục vụ hơn 30.856 lƣợt độc giả với 54.927 lƣợt sách.
Nhìn chung trong 12 năm đầu xây dƣ̣ng , Thƣ viện đã khắc phục đƣợc
nhiều khó khăn trở ngại , tƣ̀ng bƣớc xây dƣ̣ng và phát triển vƣ̃ng chắc, duy trì và
đẩy mạnh mọi hoạt động , phục vụ tốt nhiệm vụ chí nh trị , sản xuất, đời sống và
chiến đấu . Năm 1967 Thƣ viện Tỉ nh đã đƣợc bộ văn hóa thông tin tặng bằng
khen và thành tí ch “ chuyển biến kị p thời các hoạt động theo thời chiến

, triển

khai phục vụ tốt các đơn vị bộ đội và hợp tác xã”
- Giai đoạn 1968 – 1996
Đây là thời kỳ hợp nhất 2 thƣ viện. Trong 28 năm tồn tại, thƣ viện đã phải
3 lần xây dƣ̣ng trụ sở và di chuyển kho tàng trƣ̃ sách . Trụ sở đầu tiên hoàn thành
vào năm 1972, gồm 2 ngôi nhà lá 5 gian và 1 ngôi nhà gạch ở kh u đồi Ba Búa –
phƣờng Gia Cẩ m – Thành phố Việt Trì với diện tí ch hơn 500m2. Ngày 3/2/1996
thƣ viện đƣợc chuyển ra trụ sở chí nh do Nhà nƣớc đầu tƣ gần 1 tỷ đồng, với diện
mạo mới khang trang, hiện đại, diện tí ch sƣ̉ dụng 1800m2 trong khuôn viên rộng
hơn 5000m2 giƣ̃a thành phố Việt Trì . Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ nhân viên tƣ̀ng
bƣớc đƣợc bổ sung và nâng cao về cả số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng . gồm có 16
cán bộ nhân viên, trong đó 70% cán bộ có trình độ Đại học, 30% cán bộ có trình
độ trung cấp và hợp đồng . Tuy rằng số lƣợng còn í t nhƣng đại đa số còn trẻ với
lòng say mê nghề nghiệp , mặc dù vật chất còn nhiều khó khăn song mọi ngƣời
vẫn luôn giƣ̃ vƣ̃ng phẩm chất cách mạng và hoàn thành tốt mọi công việc . Điều
đó thể hiện qua nhều công tác hoạt động của thƣ viện nhƣ công tác xây dƣ̣ng kho


6


sách và phục vụ độc giả , công tác tuyên truyề n giới thiệu sách báo , công tác tổ
chƣ́c và bảo quản sách, công tác đị a chí , công tác chỉ đạo phong trào cơ sở tại 13
thƣ viện huyện, thị trực thuộc tỉnh.
Nhƣ̃ng cố gắng liên tục cùng nhiều thành tí ch về mặt công tác đã giúp cho
thƣ viện khoa học tổng hợp tỉ nh Vĩ nh Phú nhận đƣợc bằng khen tƣ̀ Chủ tị ch hội
đồng Bộ trƣởng, nhiều bằng khen, cờ thi đua xuất sắc của Bộ văn hóa thông tin ,
thƣ viện Quốc Gia Việt Nam, UBND tỉ nh.
- Giai đoạn 1997 – 2001
Thời kỳ tái lập thƣ viện KHTH tỉ nh Vĩ nh Phúc bắt đ ầu tƣ̀ ngày 1/1/1997
thƣ viện chí nh thƣ́c đi vào hoạt động theo đơn vị hành chí nh , những ngày sau đó
thƣ viện tiếp hơ n 30.000 bản sách , báo, tạp chí, trang thiết bị tƣ̀ thƣ v iện tỉ nh
Vĩnh Phú và tập trung về rạp ngoài trời thị xã Vĩ nh Yên. Ngày 24/1/1997 UBND
tỉnh ra QĐ số 93/QĐ – UB thành lập thƣ viện khoa học tổng hợp tỉ nh Vĩ nh Phúc,
quy đị nh rõ vị trí , chƣ́c năng, nhiệm vụ và cấp kinh phí để kịp thời hoạt động.
Ngày 19/5/1998 chào mừng kỷ niệm 107 năm ngày sinh Chủ tị ch Hồ Chí
Minh, thƣ viện KHTH Vĩ nh Phúc đƣợc khai trƣơng và chí nh thƣ́c bắt đầu đi vào
hoạt động đáp ứng yêu cầu của các tầng lớp nhân dân

. Chỉ trong 6 tháng cuối

năm, thƣ viện đã cấp đƣợc 1300 thẻ bạn đọc, phục vụ 51.200 lƣợt ngƣời đọc với
183.640 lƣợt sách
Tháng 2/1998 Thƣ viện chuyển vào ở chung nhà Bảo tàng tỉ nh. Đây là một
công trì nh kiến trúc khang trang , có cảnh quan đẹp , môi trƣờng yên tĩ nh , rất
thuận lợi cho mọi hoạt động của thƣ viện. Cùng với sự tăng cƣờng bổ sung cơ sở
vật chất kỹ thuật , lƣ̣c lƣợng cán bộ thƣ viện đƣợc bổ sung dần , tƣ̀ năm 1999 đến
năm 2001 tổng số cán bộ nhân viên tăng lên 13 ngƣời.

Cùng với nỗ lực của bản thân ngành, Thƣ viện tỉ nh còn luôn đƣợc Tỉ nh ủy,
UBND quan tâm nhiều mặt , sở V ăn hóa thông tin thể thao chỉ đạo sâu sát , sƣ̣

7


ủng hộ của các cơ quan ngành , hỗ trợ của Vụ t hƣ viện thì thƣ viện tỉ nh Vĩ nh
Phúc đã nhanh chóng có nhƣ̃ng b ƣớc chuyển mạnh và đạt đƣợc nhiều thành tựu
đáng kể trên tất cả các mặt công tác.
- Giai đoạn từ năm 2001 đến nay
Là giai đoạn có những thay đổi to lớn về mặt c ơ cấu tổ chƣ́c cũng nhƣ mọi
hoạt động của thƣ viện
Về cơ cấu tổ chƣ́c : Theo QĐ số 09/QĐ – UB ngày 25/1/2006 của UBND
tỉnh Vĩnh Phúc ra quyết định; Thƣ viện tỉ nh có 1 giám đốc, 1 phó giám đốc, cùng
5 phòng chức năng. Hiện nay thƣ viện đã có 1 Giám đốc, 2 Phó giám đốc
P. Hành chính – tổng hợp
P. Nghiệp vụ
P. Phục vụ ( P. Đọc, p. mƣợn, p. Báo-tạp chí, p.Thiếu nhi, Tra cƣ́u tài liệu
đị a chí , đa phƣơng tiện
P. Tuyên truyền – phong trào cơ sở
P. Thông tin – Thƣ mục
Hiện nay đội ngũ cán bộ thƣ viện gồm 27 ngƣời với trì nh độ chuyên môn
cao, trong đó có 1 thạc sỹ, 17 ngƣời là cƣ̉ nhân thƣ viện trì nh độ đại học , cao
đẳng 2 ngƣời, cƣ̉ nhân tin học 3 ngƣời, trung cấp 1 ngƣời và 3 lao động tƣ̣ do.
1.1.2 Chƣ́c năng và nhiệm vụ của thƣ viện
* Chức năng của thư viện.
Thƣ viện tỉ nh với chƣ́c năng là cơ quan văn hóa , giáo dục, thông tin, giải
trí cho mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh . Trong suốt quá trì nh hình thành
và phát triển, thƣ viện luôn xác đị nh hƣớng đi đúng đắn và đã thƣ̣c hiện đƣợc các
chƣ́c năng sau:

- Thƣ́ nhất: Là trung tâm tàng trữ các loại hình thuộc đủ các môn loại tri
thƣ́c về khoa học tƣ̣ nhiên , khoa học xã h ội, khoa học kĩ thuật , văn hóa nghệ

8


thuật và các ấn phẩm đặc biệt khác, các loại tài liệu xuất bản trong và ngoài nƣớc
phù hợp cho đặc điểm sản xuất, kinh tế, trình độ dân trí của ngƣời dân trong tỉnh
- Thƣ́ hai: Là trung tâm luân chuyển sách báo phục vụ bạn đọc trên đị a bàn
tỉnh Vĩnh Phúc
Tƣ̀ đây sách báo đƣợc luân chuyển tới các xã

, huyện trong Tỉ nh để đáp

ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đọc của nhân dân
- Thƣ́ ba: Là trung tâm nghiên cứu về tƣ liệu đị a chí về Tỉ nh Vĩ nh Phúc
Sƣu tầm các loại hì nh ấn phẩm nói về Vĩ nh Phúc thuộc bất k

ỳ giai đoạn

lịch sử nào bằng bất k ỳ thƣ́ tiếng nào . Thƣ viện đi chuyên sâu vào bảo quản và
phục vụ các tài liêu địa chí , tài liệu về các ngành khoa học tƣ̣ nhiên và khoa học
xã hội.
- Thƣ́ tƣ : Là trung tâm chỉ đạo nghiệp vụ cho toàn bộ hệ thống thƣ viện
công cộng của Tỉ nh nhằm giúp cho phát triển sƣ̣ nghiệp thƣ viện trong tỉ nh
Kiểm tra nghiệp vụ thƣờng xuyên đối với các thƣ viện huyện , xã, phƣờng,
trạm sách. Tổ chƣ́c tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ thƣ viện cơ sở nhằm đẩy
mạnh phong trào đọc sách của độc giả trong các trƣờng phổ thông cơ sở và phổ
thông trung học.
- Thƣ́ năm: Là trung tâm nghiên cứu tƣ liệu địa chí về Vĩnh Phúc

Sƣu tầm và tàng trƣ̃ các loại hì nh ấn phẩm nói về Vĩ nh Phúc thuộc bất lỳ
giai đoạn lị ch sƣ̉ và bằng bất kỳ thƣ́ tiếng nào . Thƣ viện đi sâu vào thu thập , bảo
quản và phục vụ các tài liệu địa chí , thu thập các tài liệu đị a chí tƣ̀ các cơ quan
của Tỉnh, đồng thời tổ chƣ́c mạng lƣới cộng tác viên rộng rãi để thu thập tài liệu
đị a chí , nhất là các tài liệu còn nằm rải rác trong nhân dân.
Thƣ viện còn lập ra các danh mục tài liệu chỉ chỗ để bạn đọc biết đƣợc các
tài liệu mình cần có thể tìm đƣợc ở đâu trong khi thƣ viện chƣa có điều kiện
dịch vụ đầy đủ cho phòng kho đị a chí của mì nh.

9

,


* Nhiệm vụ
Theo quyết đị nh số 8/ 2006 / QĐ-UBND điều 2 : Nhiệm vụ và quyền hạn
của thƣ viện tỉ nh thì Thƣ viện tỉnh Vĩnh Phúc cũng cần phải thực hiện những
nhiệm vụ sau:
1. Tổ chƣ́c phục vụ và tạo điều kiện thuận lợi cho n gƣời đọc sƣ̉ dụng vốn
tài liệu thông qua các hì nh thƣ́c đọc tại chỗ , mƣợn về nhà hoặc phục vụ tại thƣ
viện phù hợp với nội quy của thƣ viện.
Phục vụ miễn phí tài liệu thƣ viện tại nhà cho những ngƣời cao tuổi, tàn tật
bằng hì nh thƣ́c gƣ̉i qua bƣu điện hoặc thƣ viện lƣu động theo quy đị nh của pháp
lệnh thƣ viện
2. Xây dƣ̣ng và phát triển vốn tài liệu phù hợp với đặc điể m tƣ̣ nhiên, kinh
tế, văn hóa, xã hội của địa phƣơng và đối tƣợng phục vụ của thƣ viện
Thu thập, tàng trữ bảo quản lâu dài các tài liệu đƣợc xuất bản tại tỉnh và
viết về tỉ nh
Nhận các xuất bản phẩm lƣu chiểu tỉ nh do Sở Văn hóa – Thông tin chuyển
giao, các văn bản sao khóa luận, luận văn tốt nghiệp của sinh viên các trƣờng đại

học đƣợc mở tại tỉ nh
Xây dƣ̣ng bộ phận tài liệu dành c ho trẻ em , ngƣời khiếm thị cùng các bộ
tài liệu bằng tiếng dân tộc phù hợp với đặc điểm dân cƣ trên địa bàn
Tăng cƣờng nguồn lƣ̣c thông tin thông qua việc mở rộng sƣ̣ liên thông
giƣ̃a thƣ viện với thƣ viện trong và ngoài nƣớc

bằng hì nh thƣ́c cho mƣợn , trao

đổi tài liệu và kết nối mạng máy tí nh
3. Tổ chƣ́c và thƣ̣c hiện công tác tuyên truyền giới thiệu k ịp thời, rộng rãi
vốn tài liệu thƣ viện đến mọi ngƣời , đặc biệt là các tài liệu phục vụ công cuộc
phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội của tỉnh, xây dƣ̣ng phong trào đọc sách, báo
trong nhân dân trên đị a bàn của tỉ nh

10


4. Biên soạn và xuất bản các ấn phẩm thông tin

– thƣ mục , thông tin có

chọn lọc phù hợp với chức năng nhiệm vụ và đối tƣợng phục vụ của thƣ viện
5. Thƣ̣c hiện ƣ́ng dụng công nghệ thông tin vào hoạt đ ộng thƣ viện ở đị a
phƣơng, tham gia xây dƣ̣ng và phát triển mạng thông tin thƣ viện

của hệ thống

thƣ viện công cộng
6. Hƣớng dẫn , tƣ vấn tổ chƣ́c thƣ viện , tổ chƣ́c bồi dƣỡng chuyên môn ,
nghiệp vụ cho ngƣời làm công tác thƣ viện, tổ chƣ́c luân chuyển sách – báo, chủ

trì phối hợp hoạt động chuyên môn , nghiệp vụ với các thƣ viện trên đị a bàn của
tỉnh
7. Tổ chƣ́c các hoạt động , dịch vụ phù hợp với chức năng nhiệm vụ đƣợc
giao và phù hợp với quy đị nh của pháp luật
8. Thƣ̣c hiện báo cáo đị nh kỳ tháng , quý, nƣ̉a năm, năm báo cáo đột xuất
về tì nh hì nh hoạt động của thƣ viện với Giám đốc Sở văn hóa – Thông tin và Bộ
Văn hóa – Thông tin
9. Quản lý tổ chức , cán bộ, viên chƣ́c, tài chính, tài sản theo phân cấp và
theo quy đị nh của Sở Văn hóa – Thông tin
10. Thƣ̣c hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Văn hóa

– Thông tin

giao
1.1.3 Đối tƣợng phục vụ của Thƣ viện tỉ nh Vĩ nh Phúc
Độc giả – đối tƣợng phục vụ của thƣ viện là một khâu quan trọng trong
hoạt động của mỗi thƣ viện. Nếu nhƣ thƣ viện không có độc giả không thể coi là
một thƣ viện mà là một kho lƣu trƣ̃ tài liệu và một thƣ viện có í t độc giả thì
không thể coi thƣ viện đó là thƣ viện hoạt động có hiệu quả đƣợc
Trong bất kỳ thƣ viện nào thì công tác bạn đọc luôn đƣợc coi là vấn đề
trung tâm, then chốt ảnh hƣởng trƣ̣c tiếp đến hoạt động của thƣ viện. Thông qua
công tác bạn đọc để tì m hiểu các nhóm bạn đọc, nắm đƣợc nhu cầu của họ , tìm

11


chọn những tài liệu phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của bạn đọc ....trên cơ sở đó thƣ
viện có thể đị nh hƣớng cho công tác bổ sung tài l iệu, sắp xếp phân loại tài liệu
để phục vụ đún g đối tƣợng độc giả góp phần tí ch cƣ̣c vào công tác học tập


,

nghiên cƣ́u, giải trí, nâng cao tri thƣ́c và tầm hiểu biết cho con ngƣời trong mọi
tầng lớp nhân dân trong tỉ nh
Mang tí nh chất là một thƣ viện đại chúng, thƣ viện tỉnh Vĩnh Phúc mở cửa
phục vụ cho mọi tầng lớp nhân dân sống và làm việc, học tập tại Vĩnh Phúc. Thƣ
viện phục vụ yêu cầu của nhiều nhóm độc giả kh ác nhau nhƣng đƣợc chia làm 4
nhóm chính sau:
* Nhóm cán bộ quản lý lãnh đạo chí nh quyền và đoàn thể
Nhóm độc giả này họ thƣờng quá bận rộn với công việc quản lý lãnh đạo
nên í t có thời gian đến thƣ viện . Nhu cầu đọc, nhu cầu thông tin chí nh của họ là
tài liệu chỉ đạo có nội dung phục vụ cho sự phát triển đời sống nhân dân trong
tỉnh
Các nhà nghiên cứu khoa học và cán bộ giảng dạy là nhóm vừa có trình độ
chuyên môn vƣ̀a có trì nh độ hiểu biết rộng về các lĩ nh vƣ̣c khác nhau

. Do vậy,

nhu cầu tin của họ rất đa dạng và phong phú . Trong một số trƣờng hợp , thƣ viện
không có khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu mà chỉ có thể là nơi có tài liệu mà
bạn đọc đang cần tìm. Đây chí nh là một hạn chế của thƣ viện
* Nhóm độc giả là học sinh – sinh viên trên đị a bàn tỉ nh
Đây là nhóm độc giả đông đảo nhất của thƣ viện . Yêu cầu về sách của họ
rất phong phú, đa dạng . Họ thƣờng quan tâm đến sách và tài liệu phục vụ cho
việc học tập , nghiên cƣ́u, nhằm nâng cao kiến thƣ́c về ngành nghề mà họ đang
theo học. Ngoài ra, họ còn hiểu biết nhiều hơn nữa về tất cả các lĩ nh vƣ̣c khác .
Do đó , họ muốn đƣợc thủ thƣ giới thiệu cho các cuốn sách hay nhất , liên quan
đến vấn đề mà họ quan tâm.

12



* Nhóm độc giả là thiếu nhi
Đây là nhóm độc giả thƣờng xuyên của thƣ viện , có nhu cầu về sách rất
phong phú đa dạng . Các em đến với thƣ viện ngoài tìm đọc các tài liệu tham
khỏa tài liệu cho việc học tập , còn nhu cầu đọc và mƣợn truyện về nhà . Đối với
nhóm độc giả này , thƣ viện cần có nhiều hì nh thƣ́c hoạt động hơn nƣ̃a để động
viên các em đến đọc ngày một nhiều
* Nhóm độc giả là quần chúng nhân dân
Thành phần của nhóm này chủ yếu là nhƣ̃ng ngƣời về hƣu hoặc vẫn còn
công tác. Họ đến thƣ viện chủ yếu là đọc sách -báo hoặc để giải trí , tìm hiểu lịch
sƣ̉ của Tỉ nh.
Qua nhƣ̃ng điều đã trì nh bày trên ta thấy độc giả

đến với Thƣ viện tỉ nh

Vĩnh Phúc rất đa dạng , thuộc mọi tầng lớp nhân dân trong tỉ nh . Tuy họ đến đây
với nhiều mục đí ch và nhu cầu khác nhau song mục đí ch cuối cùng vẫn là nâng
cao trì nh độ, kiến thƣ́c cho mì nh.
Hi vọng thời gian tới thƣ viện sẽ ngày càng có nhiều hình thức phục vụ
hơn nƣ̃a, đáp ƣ́ng nhu cầu bạn đọc tốt hơn để không phụ lòng trông mong và tin
tƣởng của bạn đọc đến với thƣ viện.
1.2. Vai trò của công tác tổ chức bảo quản vốn tài liệu trong hoạt động thƣ
viện tỉnh Vĩnh Phúc
1.2.1.Vốn tài liệu là một thành tố quan trọng cấu thành thƣ viện
Vốn tài liệu là nhân tố đầu tiên quyết đị nh sƣ̣ ra đời của thƣ viện trong lị ch
sƣ̉. Thƣ viện xuất hiện đầu tiên với ý nghĩ a là nơi tàng trƣ̃ , lƣu giƣ̃ , bảo vệ lâu
dài tài liệu cho xã hội. Tƣ̀ đó đến nay thƣ viện còn có thêm nhiều nhiệm vụ khác.
UNESCO năm 1970 đã có đị nh nghĩ a “ Thƣ viện , không phụ thuộc vào tên gọi
của nó, là bất cứ bộ sƣu tập tấp có tổ chƣ́c nào của sá ch, ấn phẩm định kỳ hoặc

các tài liệu khác kể cả tài liệu đồ họa, tài liệu nghe nhìn và nhân viên phục vụ có

13


trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng các tài liệu đó nhằm mục đích thông
tin, nghiên cƣ́u khoa học , giáo dục hay giải trí ” . Theo Pháp lệnh thƣ viện năm
2000 của Nƣớc CHXHCN Việt Nam thì vốn tài liệu thƣ viện là một trong 4 yếu
tố cấu thành thƣ viện (vốn tài liệu, trụ sở trang thiết bị, cán bộ thƣ viện, kính phí
hoạt động).
Vốn tài liệu thƣ viện là bộ sƣu tập có hệ thống các tài liệu

phù hợp với

chƣ́c năng, loại hình và đặc điể m của tƣ̀ng thƣ viện , nhằm phục vụ cho ngƣời
đọc của chí nh thƣ viện hoặc của các thƣ viện khác

, đƣợc phản ánh t oàn diện

trong bộ máy tra cƣ́u , cũng nhƣ để bảo quản lâu dài trong suốt thời gian

đƣợc

ngƣời đọc quan tâm .Tùy theo diện bổ sung mà vốn tài liệu có thể phân ra làm
vốn tài liệu tổng hợp , đa ngành, chuyên ngành, chuyên biệt. Thƣ viện tỉ nh Vĩ nh
Phúc thuộc loại vốn tài liệu tổng hợp.
Vốn tài liệu còn gọi là bộ sƣu tập thƣ viện. Đó là một yếu tố rất quan trọng
cấu thành nên thƣ viện . Vốn tài liệu đƣợc xác đị nh tại điều 2 trong pháp lện thƣ
viện là “ Nhƣ̃ng tài liệu đƣợc sƣu tầm tập hợp theo nhiều chủ đề , nội dung nhất
đị nh đƣợc xƣ̉ lý theo quy tắc , quy trì nh khoa học của nghiệp vụ thƣ viện để tổ

chƣ́c phục vụ ngƣời đọc đạt hiệu quả cao và đƣợc bảo quản “
Về bản chất hiểu đƣợc vốn tài liệu là một b ộ sƣu tập bao gồm có các tài
liệu đƣợc xƣ̉ lý , tổ chƣ́c theo quy tắc nhất đị nh , đƣợc bảo quản nhằm mục đí ch
sƣ̉ dụng lâu dài và có hiệu quả . Đối với thƣ viện , vốn tài liệu đƣợc coi là tài sản
quý giá là tiềm lực , là sức mạnh và niềm tự hòa của thƣ viện đó

. Vốn tài liệu

càng phong phú thì khả năng đáp ứng nhu cầu bạn đọc càng lớn , do vậy càng có
sƣ́c lôi cuốn đối với bạn đọc. Ở bình diện quốc gia, vốn tài liệu là di sản văn hóa,
là bộ nhớ của dân tộc , là thƣớc đo trình độ phát triển về mọi mặt của mỗi nƣớc .
Trong vốn tài liệu của thƣ viện có thể bao gồm nhiều loại hì nh tài liệu với các
vật mang t in khác nhau . Vì thế khi đề cập đến thƣ viện chúng ta không thể bỏ

14


qua đƣợc vốn tài liệu của thƣ viện đó vì vốn tài liệu sẽ

đánh giá đƣợc sƣ̣ phát

triển của một thƣ viện , không nhƣ̃ng vậy mà nó còn đánh giá đƣợc sƣ̣ phá t triển
về kinh tế, trình độ văn hóa, giáo dục,....của Tỉnh
1.2.2. Tổ chƣ́c và bảo quản tốt vốn tài liệu là nhiệm vụ của thƣ viện
Điều đó đƣợc thể hiện tại điều 1 trong pháp lệnh thƣ viện của nƣớc ta nhƣ
sau: “ Thƣ viện có ch ức năng, nhiệm vụ giƣ̃ gì n di sản thƣ tị ch của dân tộc : thu
thập, tàng trữ , tổ chƣ́c việc khai thác và sƣ̉ dụng chung vốn tài liệu trong xã hội
nhằm truyền bá tri thƣ́c, cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cƣ́u,
công tác và giải trí cho mọi tầng lớp nhân dân , góp phần nâng cao dân trí , đào
tạo nhân lực , bồi dƣỡng nhân tài , phát triển khoa học , công nghệ , kinh tế , văn

hóa, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc”
Tổ chƣ́c kho sách là một loạt các thao tác nghiệp vụ kế tiếp nhau nhằm
làm cho vốn tài liệu có một trật tự nhất định trên các giá sách để sẵn sàng phục
vụ khi bạn đọc có nhu cầu và có chính sách bảo quản sao cho p hù hợp nhất để
bảo quản lâu dài vốn tài liệu của thƣ viện , có thể đáp ƣ́ng đầy đủ yêu cầu của
ngƣời đọc, giảm số lần từ chối, giảm chi phí để sửa chữa tài liệu.
Một thƣ viện không thể hoạt động nếu thiếu vốn tài li ệu. Bảo quản tốt vốn
tài liệu chính là yếu tố quan trọng giúp cho việc duy trì hoạt động thƣờng xuyên
của Thƣ viện.
Bảo quản vốn tài liệu là công tác chuyên môn nhằm kéo dài tuổi thọ tài
liệu, tránh mất mát hƣ hỏng , tổn thất của tài liệu , đảm bảo tí nh thông tin đầy đủ
của tài liệu nhằm phục vụ cho công tác học tập , nghiên cƣ́u không chỉ của bạn
đọc hôm nay mà cả trong tƣơng lai. Mỗi ngành, mỗi lĩ nh vƣ̣c lại có một hệ thống
các đề tài đã nghiên cƣ́u. Do đó , nghiên cƣ́u một vấn đề lu ôn cần đến một sƣ̣ kế
thƣ̀a và phát triển tƣ̀ nhƣ̃ng kinh nghiệm và thƣ̣c tiễn trƣớc đó . Bảo quản lâu dài

15


vốn tài liệu đảm bảo tí nh đầy đủ , liên tục của hệ thống thông tin , tƣ liệu thuộc
các ngành khoa học, các lĩnh vực khác nhau nhằm phục vụ ngƣời đọc tốt nhất.
Trải qua một thời kỳ lịch sử lâu dài , vốn tài liệu lƣu giƣ̃ trong thƣ viện là
nhƣ̃ng nhân chƣ́ng của lị ch sƣ̉ loài ngƣời thể hiện qua hình thức và nội dung của
tài liệu. Mỗi loại hì nh tà i liệu không ch ỉ là di sản văn hóa chung của nhân loại
mà còn là di sản, văn hóa riêng của mỗi quốc gia, dân tộc. Nếu mất đi con ngƣời
sẽ không còn nhận biết về quá khứ của mình.
Chính vì những ý nghĩa trên mà công tác bảo quản đã đƣợc các nhà khoa
học và các nhà thƣ viện học quan tâm chú ý vào cuối thế kỷ
Ban đầu là việc xác đị nh các yếu tố ảnh hƣởng độ bền củ


19 đầu thế kỷ 20.

a tài liệu và các biện

pháp hạn chế các ảnh hƣởng đó. Các trung tâm, các phòng nghiên cứu độc lập và
chuyên nghiệp ở các nƣớc Anh , Mỹ, Nga,...Hiệp hội PAC (Preservation and
conservation programme) - một chƣơng trì nh mang tí nh toàn cầu với năm vùng
trọng điểm nhằm thực hiện công việc tuyên truyền , huấn luyện và trao đổi kinh
nghiệm bảo quản giƣ̃a các thƣ viện trên thế giới
Ở nƣớc ta trong nhiều thập kỷ vấn đề bảo quản không đƣợc quan tâm vì
chiến tranh kéo dài và nền kinh tế gặp nhiều khó khăn , cùng với điều kiện khí
hậu nhiệt đới ẩm gây ẩm mốc , giòn gãy, côn trùng phá hoại tài liệu . Do đó công
tác bảo quản tài liệu cho thƣ viện cũng đã đƣợc chú trọng hơn trƣớc và đƣợc sự
quan tâm của các cấp lãnh đạo , ngành thƣ viện và mỗi ngƣời dân sử dụng thƣ
viện để nhƣ̃ng tài liệu không bị mai một.
Chính vì những ý nghĩa trên mà công tác tổ chức bảo quản tốt vốn tài liệu
là nhiệm vụ quan trọ ng của bấ t cƣ́ thƣ viện nói chung và T hƣ viện t ỉnh Vĩnh
Phúc nói riêng.

16


1.2.3. Bảo quản tốt vốn tài liệu Thƣ viện g óp phần tàng trữ lâu dài di sản
văn hóa thành văn của đị a phƣơng, dân tộc
Nhận rõ vai trò vị trí của văn hóa , Đảng ta khẳng đị nh : “Văn hóa là nền
tảng tinh thần của xã hội, vƣ̀a là mục tiêu, vƣ̀a là độ ng lƣ̣c thúc đẩy sự phát triển
kinh tế xã hội”. Thƣ viện là một trong nhƣ̃ng thiết chế hoạt động của văn hóa.
Nhƣ̃ng quan điểm đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc về việc bảo tồn và
phát huy di sản văn hóa dân tộc là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo
cách mạng Việt Nam

Tại Đại hội VIII của Đảng , nhƣ̃ng quan điểm về bảo tồn , phát huy các di
sản văn hóa dân tộc đƣợc nhận thức một cách đầy đủ hơn . Nghị quyết hội nghị
lần thƣ́ 5 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa VIII) khẳng đị nh: “Di sản văn
hóa là tài sản vô giá , gắn kết cộng đồng dân tộc , là cốt lõi của bản sắc dân tộc ,
cơ sở để sáng tạo nhƣ̃ng giá trị mới và giao lƣu văn hóa . Hết sƣ́c coi trọng bảo
tồn, kế thƣ̀a, phát huy nhữn g giá trị văn hóa dân gian , văn hóa cách mạng , bao
gồm cả văn hóa vật thể và phi v ật thể. Nghiên cƣ́u và giáo dục sâu rộng nhƣ̃ng
đạo lý dân tộc tốt đẹp do cha ông ta để lại”
Phát huy di sản văn hóa còn có nghĩa là “làm tốt việc giới thiệu văn hóa ,
đất nƣớc và con ngƣời Việt Nam với thế giới , tiếp thu có chọn lọc các giá trị
nhân văn , khoa học , tiến bộ của nƣớc ngoài ...ngăn ngƣ̀a sƣ̣ xâm nhập các sản
phẩm văn hóa phản động, đồi trụy” nhƣ Nghị quyết Trung Ƣơng 5 đã nêu
Đại hội lần thƣ́ IX (2001) Đảng ta lại khẳng đị nh sƣ̣ n hất quán về quan
điểm đối với việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc . Văn kiện đại hộ đã
ghi: “Nâng cao chất lƣợng hệ thống bảo tàng lị ch sƣ̉ và bảo tàng cách mạng , đẩy
mạnh xây dựng thƣ viện, nhà văn hóa, nhà thông tin, câu lạc bộ sƣ́c khỏe, sân bãi
thể dục thể thao , khu vui chơi giải trí ,..Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa
dân tộc, các giá trị văn học nghệ thuật , ngôn ngƣ̃ , chƣ̃ viết về thuần phong mỹ

17


tục của các dân tộc , tôn tạo các di tí ch lị ch sƣ̉ , văn hóa và danh lam thắng cảnh ,
khai thác các kho tàng văn hóa cổ truyền...”
Đị nh hƣớng phát triển văn hóa nhƣ̃ng năm tới , Đại hội Đảng IX xác đị nh :
“Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc , bảo tồn và tôn tạo các di sản văn hóa vật thể
và phi vật thể làm nền tảng cho giao lƣu văn hóa giữa các cộng đồng , giƣ̃a các
vùng trong cả nƣớc và giao lƣu văn hóa với bên ngoài”.
Trong di sản văn hóa có một loại rất đặc biệt mà qua


đó ngƣời ta có thể

ghi lại tất cả quá trì nh lị ch sƣ̉ tƣ̀ khi thế giới bắt đầu phát triển cho đến ngày nay
đó là di sản văn hóa thành văn.
Di sản văn hóa thành văn là tổng thể nói chung nhƣ̃ng giá trị vật chất và
tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra trong quá trình lịch sử , đƣợc ghi lại bằng chƣ̃
viết, dƣới dạng văn bản. Đó là nhƣ̃ng ký ức giúp tái hiện lại toàn bộ lịch sử phát
triển của loài ngƣời, các hoạt động của xã hội, con ngƣời trong suốt thời kỳ dƣ̣ng
nƣớc và giữ nƣớc.
Để lƣu truyền tri thƣ́c cho thế hệ sau , con ngƣời đã sƣ̉ dụng nhƣ̃ng vật
mang tin khác nhau nhƣ đ ất sét, mai rùa, xƣơng thú , lụa, giấy,...cho đến các vật
mang tin hiện đại nhƣ phim ảnh , đĩa quang. Nhờ có nhƣ̃ng vật mang tin này mà
tri thƣ́c của nhân loại đã đƣợc tí ch tụ và truyền tƣ̀ đời này qua đời khác . Các vật
mang tin này chủ yếu đƣợc lƣu giƣ̃ trong thƣ viện , trung tâm lƣu trƣ̃ . Do đó một
chƣ́c năng quan trọ ng của thƣ viện là lƣu giƣ̃ và bảo tồn vốn tri thƣ́c này cho đất
nƣớc, cho nhân loại . Cùng với việc bảo vệ các di sản văn hóa mà ông cha ta để
lại nhƣ các di chỉ khảo cổ , các hiện vật trong bảo tàng, các công trình kiến tr úc,
tác phẩm điêu khắc, hội họa, bảo vệ di sản văn hóa thành văn của các thƣ viện đã
góp phần không nhỏ vào việc bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc cho muôn đời
sau.

18


×