Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Xây dựng nguồn lực thông tin số tại thư viện hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (850.65 KB, 77 trang )

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay chúng ta đang sống trong thời đại “Bùng nổ thông tin”, mọi
hoạt động sống, lao đông của con người đều cần có thông tin. Sự ra tăng
nhanh chóng của thông tin cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là khối
lượng khoa học không ngừng tăng lên nhanh chóng, đã dẫn đến hiện tượng
“bùng nổ thông tin”. Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của Công nghệ thông
tin (CNTT) đã tác động đến mọi nghành nghề trong xã hội.
Chính sự bùng nổ thông tin và sự phát triển mạnh mẽ của CNTT đã dẫn
đến khối lượng tri thức không ngừng tăng lên nhanh chóng, bên cạnh những
xuất bản phẩm truyền thống còn có nhiều loại hình tài liệu được lưu trữ trên
các vật mang tin hiện đại như đĩa từ, đĩa quang… Từ đây xuất hiện khái niệm
mới đó là thông tin số (TTS). TTS là thông tin được biểu diễn dưới dạng kĩ
thuật số, được lưu trữ và truy cập dưới dạng máy tính hay mạng máy tính.
Tập hợp TTS của cơ quan Thông tin - Thư viện (TT - TV) sẽ tạo thành nguồn
lực thông tin số (NLTTS) của cơ quan đó.
NLTTS đã và đang đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động
của thư viện do có nhiều ưu thế vượt trội hơn so với nguồn lực thông tin
(NLTT) truyền thống. NLTTS cho phép khả năng truy cập từ xa, người dùng
tin (NDT) không bị phụ thuộc vào không gian, thời gian, thông tin phong phú,
đa dạng và được lưu trữ dưới nhiều dạng như: văn bản, hình ảnh, âm thanh…
không hạn chế về số lượng người truy cập trong cùng một thời điểm. Chính vì
vậy nhu cầu của NDT về NLTTS ngày càng cao. Có thể nói NLTTS đang góp
phần thay đổi cả về số lượng và chất lượng của hoạt động giao lưu thông tin,
trong đó có hoạt động giao lưu thông tin trên toàn thế giới.
Ngày nay mọi quốc gia trên thế giới đều hướng đến xu thế hội nhập.
Đặc biệt việc hội nhập, giao lưu thông tin giữa các quốc gia ngày càng phát

1



triển. Chính vì vậy sự liên kết của các cơ quan TT - TV giữa các quốc gia nói
chung và trong mỗi quốc gia nói riêng là một tất yếu. Vấn đề đặt ra là làm sao
cho sự liên kết ấy càng trở nên hữu ích hơn, phát huy hết được sức mạnh của
tiềm lực thông tin đồng thời tiết kiệm được ngân sách và tiền của, chi phí,
thời gian…
Bên cạnh đó xã hội phát triển nhanh chóng làm cho nhu cầu thông tin
của con người cũng ngày càng đa dạng và phức tạp hơn. Họ luôn mong muốn
được đáp ứng thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời và đầy đủ
nhất. Phát triển Thư viện điện tử, Thư viện số (TVS) đang là xu hướng tất yếu
của các thư viện trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
Thư viện Hà Nội (TVHN) đã thành công trong việc xây dựng cho
mình một thương hiệu lớn. TVHN đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng
một cấp Quốc gia năm 1998 và nơi đây đã trở thành một địa điểm quen thuộc
của hàng triệu bạn đọc nhất là nhân dân Thủ Đô. Từ những ngày đầu thành
lập, cho đến nay thư viện đã tạo cho mình những nét đặc trưng, tạo nên những
hướng đi riêng đối với các hệ thống thư viện lớn trên địa bàn Hà Nội. Điều
nổi bật so với các thư viện khác là TVHN phục vụ rộng rãi cho mọi đối tượng
bạn đọc. Đối tượng phục vụ của TVHN là không chỉ là học sinh, sinh viên,
cán bộ nghiên cứu mà còn là các em thiếu niên nhi đồng, đến những người
cao tuổi hay người khiếm thị. Với những hoạt động phong phú, đa dạng,
TVHN được xem như là một Trung tâm thông tin văn hóa năng động góp
phần quan trọng vào công tác phát triển văn hóa, giáo dục của cá nước nói
chung và trong công cuộc xây dựng, phát triển thủ đô nói riêng.
TVHN đã ứng dụng CNTT từ rất sớm, định hướng trong tương lai là xây
dựng TVS, Thư viện điện tử. Hiện nay thư viện đang xây dựng cơ sở dữ liệu
(CSDL) thư mục, dần dần tiến hành số hóa nguồn tài liệu truyền thống và bổ
sung các nguồn TTS để xây dựng và phát triển NLTTS cho thư viện mình.

2



Tuy nhiên cơ sở hạ tầng thông tin còn thấp, trình độ CNTT còn yếu nên
việc phát triển NLTTS còn chậm, chưa đồng bộ. Quá trình số hóa của thư
viện còn độc lập, chưa có sự liên kết. Vì những hạn chế trên mà NLTTS của
thư viện còn thấp, hiệu quả khai thác chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu
của NDT. Việc xây dựng một hệ thống thống nhất, phát triển NLTTS một
cách đồng bộ, có hướng đi đúng đắn là việc làm cần thiết.
Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Xây dựng nguồn lực thông tin số tại
Thư viện Hà Nội” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Nghiên cứu đề xuất phương hướng và các giải pháp phát triển NLTTS
tại TVHN.
2.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu đặc điểm người dùng tin (NDT) và nhu cầu tin (NCT) tại
TVHN.
- Phân tích, đánh giá thực trạng của việc xây dựng NLTTS tại TVHN.
- Đề xuất các giải pháp khả thi nhằm phát triển NLTTS tại Thư viện này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- NLTTS tại TVHN.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- NLTTS tại TVHN từ 2008 đến nay.
4. Tình hình nghiên cứu
Việc xây dựng, nghiên cứu và phát triển NLTTS ngày càng được các cơ
quan TT - TV quan tâm và chú trọng. Ở nước ta đã có nhiều công trình
nghiên cứu về các vấn đề này như:
“Phát triển nội dung số ở Việt Nam”của Tạ Bá Hưng đăng trên tạp chí
Thông tin và Tư liệu số 1 năm 2000.
3



“Xây dựng Thư viên điện tử và vấn đề số hóa tài liệu ở Việt Nam” của
Nguyễn Tiến Đức đăng trên tạp chí Thông tin và Tư liệu số 2 năm 2005.
“Quy trình số hóa tài liệu Thư viện” của Lê Đức Thắng đăng trên tạp chí
Thư viện Việt Nam số 3 năm 2009.
Tuy nhiên các vấn đề này chỉ mới đề cập, đi sâu đến các khía cạnh
nghiên cứu về nguồn tài liệu nói chung như TTS hóa toàn văn, NLTTS nội
sinh, quy trình số hóa tài liệu mà chưa có cái nhìn đầy đủ và toàn diện về
NLTTS.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài được tiến hành trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mac Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ chương đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp phát triển của khoa học và công nghệ,
nhất là sự nghiệp phát triển văn hóa và TVS trong bối cảnh công nghiệp hóa hiện đại hóa (CNH - HĐH) đất nước.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp.
6. Ý nghĩa và ứng dụng của đề tài
Làm rõ thực trạng NLTTS của TVHN về cơ cấu tổ chức, quản lí và quy
trình phát triển.
Đề xuất được các giải pháp tăng cường chất lượng NLTTS của TVHN.
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần phát triển nguồn tài nguyên số và nâng
cao chất lượng phục vụ của TVHN.

4



7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của
khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Nguồn lực thông tin số trong hoạt động của Thư viện Hà Nội.
Chương 2: Thực trạng nguồn lực thông tin số tại Thư viện Hà Nội.
Chương 3: Các giải pháp phát triển nguồn lực thông tin số tại Thư viện Hà
Nội.

5


Chương 1
NGUỒN LỰC THÔNG TIN SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG
CỦA THƯ VIỆN HÀ NỘI
1.1 . Khái quát về Thư viện Hà Nội
1.1.1 Vài nét về quá trình hình thành và phát triển
Thư viện Hà Nội (TVHN) - tên giao dịch quốc tế là Ha Noi library, được
thành lập ngày 15 - 10 - 1956, với tên gọi ban đầu là “phòng đọc sách nhân
dân”. TVHN đã trải qua nhiều lần thay đổi địa điểm, lúc ở bên Hồ Hoàn
Kiếm, khi lại chuyển về Lò Đúc Mai Dịch, Văn Miếu Quốc Tử Giám, đến
tháng 1 - 1959 thư viện chính thức đóng tại 47 Bà Triệu và mang tên “Thư
viện nhân dân Hà Nội” nay là Thư viện Thành Phố Hà Nội.
TVHN mới ngày đầu thành lập, quy mô còn nhỏ, nhiều sản phẩm và dịch
vụ còn hạn chế. Số lượng cán bộ trong những ngày đầu mới thành lập chỉ có 4
người, vốn tài liệu còn nhỏ bé, vài ngàn cuốn sách được chuyển từ kháng
chiến về, ngoài ra là một số sách báo và tạp chí, cơ sở vật chất của thư viện
còn nghèo nàn, lạc hậu. Trải qua nhiều năm tháng xây dựng và phát triển,
cùng với sự cố gắng của các cán bộ thư viện - họ đã tìm mọi cách để khắc
phục mọi khó khăn để từng bước đưa thư viện đi lên.

Trong hoàn cảnh hòa bình vừa lập lại một nửa, đất nước bước vào giai
đoạn phục hồi kinh tế. TVHN đã tập trung sách báo để phục vụ nhân dân thủ
đô, đồng thời chú trọng phát triển mạng lưới cơ sở, từ một Thư viện Thành
phố sau này phát triển thành 12 thư viện quận huyện phục vụ nhân dân nội và
ngoại Thành phố Hà Nội.
Theo nghị quyết 15 của Quốc hội về “Việc mở rộng địa giới hành chính
của Thủ đô Hà Nội”, tháng 5 năm 2008, “Thành phố Hà Nội hợp nhất với Hà
Tây, nhập thêm huyện Mê Linh của Vĩnh Phúc và 4 xã của Hòa Bình”. Vì thế
theo chỉ đạo của UBND Thành phố Hà Nội. Vào tháng 2 - 2009 đã diễn ra sự

6


hợp nhất bởi TVHN (cũ) và Thư viện Hà Tây với tên gọi là TVHN, xếp loại
hạng 2 theo thông tư số 67/2006 của Bộ Văn Hóa Thể thao và Du Lịch về xếp
hạng thư viện.
Hiện nay TVHN có 2 cơ sở:
Cơ sở 1: 47 Bà Triệu - Hoàn Kiếm. Đây là trụ sở gồm 9 tầng với 7.500
m2 sử dụng.
Cơ sở 2: 2B Quang Trung - Hà Đông. Đây là trụ sở gồm 5 tầng với 2059 m2.
Là một thư viện lớn của thủ đô nước ta, trưởng thành trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong gần nửa thế kỉ qua bằng những hoạt động
tuyên truyền giới thiệu và phục vụ sách báo cho cán bộ và nhân dân thành phố
trong công tác học tập và nâng cao trình độ. Đến nay thư viện ngày càng phát
triển, góp phần mạnh mẽ cho sự nghiệp CNH - HĐH thủ đô và đất nước.
1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ
1.1.2.1. Chức năng
TVHN là đơn vị sự nghiệp có chức năng thu thập, bảo quản, tổ chức khai
thác và sử dụng chung các tài liệu được xuất bản tại Hà Nội và nói về Hà Nội,
các tài liệu trong nước và nước ngoài phù hợp với đặc điểm, yêu cầu xây

dựng và phát triển của Thủ đô Hà Nội về chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội, an
ninh quốc phòng trong thời kì CNH - HĐH.
- Chức năng văn hóa
TVHN là nơi sưu tầm bổ sung, xử lý và bảo quản, truyền bá những di
sản văn hóa thư tịch của Thủ đô Hà Nội.
Thư viện là nơi trung tâm giao lưu văn hóa của cộng đồng, trung tâm mở
mang dân trí, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về kinh tế, chính trị, văn hóa,
nghệ thuật, thu hút nhân dân tham gia vào hoạt động sáng tạo và giải trí lành
mạnh. Nhằm tạo điều kiện cho người sử dụng tiếp cận được với kho tàng di
sản văn hóa của nhân loại. TVHN đã làm tốt nhiệm vụ chuyển tải những giá

7


trị văn hóa của nhân loại đến với người đọc. Vì vậy việc thu thập, bảo tồn, xử
lý cung cấp những di sản văn hóa của dân tộc và nhân loại là chức năng đặc
biệt của TVHN, vừa đem lại ý nghĩa thực tiễn, vừa có ý nghĩa vào sự phát
triển kinh tế, xã hội của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Chức năng giáo dục
Được thể hiện rất rõ, hiện nay khoảng 40% số sách trong phòng đọc tổng
hợp là sách phục vụ trong học tập và nghiên cứu, những tài liệu này đã cung
cấp tư liệu, sách, báo hỗ trợ cho quá trình nâng cao năng lực và bồi dưỡng
nhân tài.
- Chức năng thông tin
Thư viện trở thành trung tâm thông tin thực sự khi kết nối, truy cập vào
các mạng thông tin quốc gia và quốc tế. Hiện nay bùng nổ thông tin ngày
càng phát triển và lan rộng trên toàn cầu. TVHN đã nhanh chóng ứng dụng tin
học hóa vào để thu thập, xử lý, lưu trữ, cung cấp và phổ biến thông tin cho
NDT dưới mọi hình thức, nhất là theo chế độ tự động hóa các loại hình thư
mục phong phú và đa dạng. Vì vậy chức năng thông tin của TVHN được nhấn

mạnh trong những năm gần đây.
- Chức năng giải trí
Là trung tâm giao lưu văn hóa tinh thần và giải trí lành mạnh, chức năng
giải trí của TVHN càng thể hiện nổi bật khi tham gia vào việc tổ chức, sử dụng
thời gian nhàn dỗi cho nhân dân thủ đô bằng cách cung cấp sách báo, và các
phương tiện nghe nhìn khác nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí của nhân dân, làm
phong phú đời sống, tinh thần, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng.
Ngoài ra, TVHN còn có chức năng quản lý nhà nước
TVHN là cơ quan giúp Sở Văn hóa Thông tin thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về hoạt động thư viện, tủ sách trên địa bàn thủ đô. Hướng dẫn
nghiệp vụ và tham gia xây dựng hệ thống thư viện trên địa bàn cả nước.

8


1.1.2.2. Nhiệm vụ
TVHN là trung tâm nghiên cứu và hướng dẫn phương pháp hoạt động
của hệ thống thư viện, các phong trào đọc sách của quần chúng nhân dân, đề
xuất phương hướng, nội dung, kế hoạch tổ chức và hoạt động của từng loại
hình thư viện ở địa phương.
- Tổ chức phục vụ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người đọc được sử
dụng vốn tài liệu của thư viện, thông qua các hình thức đọc tại chỗ hoặc
mượn về nhà. Phục vụ ngoài thư viện phù hợp với nội quy của thư viện.
Phục vụ miễn phí tài liệu thư viện tại nhà cho người cao tuổi, tàn tật
bằng hình thức gửi qua bưu điện hoặc thư viện lưu động theo quy định của
pháp lệnh thư viện.
- Xây dựng và phát triển vốn tài liệu phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh
tế, văn hóa của Hà Nội và đối tượng phục vụ của thư viện như:
Bổ sung trao đổi, nhận biếu tặng tài liệu của cá nhân, tổ chức trong nước
và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

Thu thập, tàng trữ và bảo quản các tài liệu lâu dài được xuất bản tại Hà
Nội và viết về Hà Nội.
Nhận các xuất bản phẩm lưu chiểu tại Hà Nội, các bản sao khóa luận,
luận văn, luận án của sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh trong các
trường tại Hà Nội, các công trình nghiên cứu khoa học của Hà Nội và nghiên
cứu về Hà Nội.
Xây dựng bộ phận tài liệu dành cho trẻ em, người khiếm thị, tài liệu
bằng tiếng dân tộc phù hợp với đặc điểm dân cư trên địa bàn thành phố.
Tăng cường NLTT thông qua việc mở rộng sự liên thông giữa thư viện
với các thư viện trong và ngoài nước bằng hình thức cho mượn, trao đổi tài
liệu và liên kết với máy tính.

9


- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền giới thiệu vốn tài liệu cho
người đọc, đặc biệt là các tài liệu phục vụ công tác phát triển văn hóa, kinh tế,
khoa học, chính trị…
- Biên soạn và xuất bản các ấn phẩm thông tin - thư mục, phù hợp với
chức năng, nhiệm vụ và đối tượng của thư viện.
- Thực hiện ứng dụng CNTT vào hoạt động thư viện, tham gia xây dựng
và phát triển mạng TV - TT của hệ thống thư viện công cộng.
- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho thư viện quận, huyện và cơ sở
trên địa bàn Thành phố Hà Nội, bằng phương thức biên soạn tài liệu, đào tạo
bồi dưỡng, tổ chức hội nghị, hội thảo về nghiệp vụ thư viện theo sự phân công
của Sở Văn Hóa - Thể Thao và Du Lịch thành phố.
- Hợp tác Quốc tế về lĩnh vực thư viện cho các thư viện quận, huyện và
cơ sở trên địa bàn thành phố bằng các phương thức biên soạn tài liệu, đào tạo,
bồi dưỡng, tổ chức hội nghị, hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động, triển
lãm tài liệu theo quy định của pháp luật.

- Bảo quản vốn tài liệu, cơ sở vật chất, trang thiết bị của thư viện.
Bảo quản và bổ sung các loại sách báo cũ và mới xuất bản trong nước và
tiếng nước ngoài phù hợp với đặc điểm và phương pháp phát triển kinh tế,
văn hóa của địa phương phục vụ yêu cầu nghiên cứu, góp phần nâng cao kiến
thức văn hóa cho quần chúng nhân dân.
Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ thư viện về chính trị,
chuyên môn nghiệp vụ…
Trong thời đại CNH - HĐH đất nước, TVHN có nhiệm vụ hết sức quan
trọng nhằm thúc đẩy và phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị… Để từng bước
đưa thư viện đi lên.

10


1.1.3. Cơ cấu tổ chức
Hiện nay TVHN có 75 cán bộ, trong đó có 56 cán bộ biên chế, 19 lao
động hợp đồng. 100% cán bộ có trình độ cử nhân, 7 cán bộ có trình độ thạc sĩ,
7 cán bộ có văn bằng 2 các chuyên nghành ngoại ngữ và báo chí.
Hiện nay cơ cấu tổ chức của TVHN gồm Ban Giám Đốc và 6 phòng ban.
- Phòng hành chính tổng hợp
- Phòng bổ sung và xử lí kĩ thuật
- Phòng phục vụ bạn đọc
- Phòng địa chí và thông tin tra cứu
- Phòng nghiệp vụ và phong trào cơ sở
- Phòng tin học

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Thư viện như sau
Ban giám đốc

Hội đồng khoa học


Phòng
Hành
chính
tổng
hợp

Phòng
Bổ sung
và xử
lý kỹ
thuật

Phòng
phục vụ
bạn đọc

Phòng
đọc tổng
hợp ngoại
văn

Phòng
đọc
người
lớn

Phòng
mượn
người

lớn

Phòng
địa chí
và thông
tin tra
cứu

Phòng
đọc
thiếu
nhi

11

Phòng
nghiệp vụ
và phong
trào cơ sở

Phòng
mượn
thiếu
nhi

Phòng
Tin học

Phòng
đọc tạp

chí

Phòng
khiếm
thị


1.1.4. Vốn tài liệu và trang thiết bị Thư viện
* Vốn tài liệu
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của từng thư viện, TVHN đã xây dựng
được được vốn tài liệu khá phong phú, có khả năng đáp ứng nhu cầu cơ bản
của NDT.
Từ khi mới thành lập TVHN chỉ có vài ngàn cuốn được chuyển từ kháng
chiến về. Nhờ sự quan tâm của Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch (VHTT &
DL) các ban lãnh đạo cấp thành phố cùng với sự nỗ lực của các cán bộ thư
viện, hiện nay số lượng sách đã tăng lên đáng kể, được phân chia theo các kho
với tỉ lệ như sau:
Bảng 1.1: Bảng thống kê số lượng sách của TVHN
Kho

Tổng số (cuốn)

Phòng đọc tổng hợp – ngoại văn

226.729

Phòng đọc thiếu nhi

57.213


Phòng mượn thiếu nhi

24.436

Phòng đọc báo - tạp chí

11.500

Phòng khiếm thị

12.000

Phòng địa chí thông tin, tra cứu

14.669

Phòng mượn người lớn

83.597

Tổng hợp

430.144

Về số lượng bản đối với mỗi tài liệu khoảng 7 cuốn cho một tên sách.
Như vậy theo thống kê hàng năm tổng số sách nhập kho của TVHN khoảng từ
7.000 đến 8.000 cuốn sách.
- Báo, tạp chí
Đây là nguồn tài liệu cập nhập nhất phản ánh những phương diện trong
cuộc sống và hoạt động sản xuất kinh doanh, giới thiệu diện mạo và lối sống

12


con người, về các nền văn hóa của đất nước. Đây là những loại hình tài liệu
có tính cập nhập kịp thời, thường xuyên, rộng rãi hơn so với sách.
Hiện nay số tài liệu về báo và tạp chí của TVHN không những phong
phú về nội dung, đa dạng về thể loại mà còn đáp ứng nhu cầu thông tin của
NDT hơn. Tính đến nay TVHN có tổng số báo đóng bìa là 5.567 tập. Thư
viện có khoảng hơn 400 loại báo trong đó chủ yếu là bằng tiếng Việt. Tất cả
những loại báo này phản ánh đầy đủ các lĩnh vực về kinh tế - chính trị - văn
hóa của Thủ đô Hà Nội.
Ngoài ra thư viện còn có các loại báo ngày của Trung ương như: Báo
nhân dân, Quân đội nhân dân…
Tạp chí có các loại tạp chí chính trị - xã hội và chuyên nghành như: Tạp
chí cộng sản, Tạp chí chuyên nghành hàng không, tạp chí công nghiệp… Các
loại tạp chí này góp phần nâng cao tri thức và giải trí cho NDT, NDT được
cập nhập những thông tin hàng ngày, hàng giờ… Số lượng bản báo và tạp chí
được bổ sung ít nhất 2 tờ, nhiều nhất là 4 tờ cho một số. Ngoài ra thư viện còn
đặt mua các loại báo và tạp chí bằng tiếng Việt, các loại tạp chí nước ngoài,
số báo, tạp chí ngoại văn chiếm tỉ lệ nhỏ trong các nguồn báo của thư viện, số
lượng chủ yếu là do biếu tặng.
- Tài liệu địa chí
Trong chiến lược phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của nước ta hiện
nay, thư viện Tỉnh, Thành phố nói chung và TVHN nói riêng có một vị trí
chiến lược vô cùng quan trọng trong chiến lược thực hiện các chương trình
kinh tế, các mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra.
Tài liệu địa chí là tài liệu phản ánh đầy đủ, toàn diện của địa phương
thông qua các thời kỳ phát triển của đất nước từ đó giúp cho NDT có thể khai
thác hợp lý và có hiệu quả thế mạnh của địa phương, góp phần đẩy mạnh phát
triển kinh tế - văn hóa - xã hội.


13


Là thư viện lớn của thủ đô, tài liệu địa chí trở thành nguồn tài liệu quý
giá, chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động của thư viện.
- Tài liệu xám (Tài liệu nội sinh)
Đây là nguồn tài liệu không xuất bản, không qua một cơ quan phát hành
nào, nó chỉ nằm ở các cơ quan, tổ chức được lưu hành nội bộ. Nguồn tài liệu
này gồm: Các luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ, kỷ yếu, hội nghị, hội thảo,
báo cáo tổng kết, các dự án hợp tác khoa học… Hiện nay TVHN đang lưu trữ
khoảng hơn 250 cuốn luận án, luận văn.
- Nguồn tài liệu thông tin thư mục
Đây là một tài liệu tra cứu có ý nghĩa đặc biệt đối với cán bộ thư viện
và NDT giúp họ tra cứu và sử dụng tài liệu một cách nhanh chóng, phù hợp
với trình độ và nhu cầu thông tin cho NDT. Vì thế công tác thư mục là một
trong những công tác rất quan trọng trong toàn bộ các khâu của thư viện và cơ
quan thông tin khoa học.
Các thư mục tiêu biểu như:
“Tổng tập Thư mục Thăng Long - Hà Nội”, 4 tập.
“ Hà Nội với Seagame 22”, “ Việt Nam 2003”.
“ Những ngày văn hóa Hà Nội ở Tây nguyên” biên soạn vào tháng 8
năm 2003, Tổng tập thư mục “Kinh tế - văn hóa - xã hội Hà Nội năm 2003”
Được hoàn thành tháng 2/2004, “Thư mục danh nhân Hà Nội”.
Các thư mục nhân vật chí về các nhân vật nổi tiếng thuộc các lĩnh vực
văn hóa, xã hội và nhiều loại hình thư mục khác như:
Thư mục “Đường phố Hà Nội”.
Thư mục “Bác Hồ với Thủ đô Hà Nội”.
- Nguồn tin điện tử
Đó là các tài liệu nghe nhìn và các CSDL.


14


TVHN có 2500 băng đĩa CD - ROM. Từ năm 2000 thư viện bắt đầu thu
nhập các tài liệu điện tử. Tuy nhiên số tài liệu tiếng Việt trong thư viện vẫn
còn quá ít ỏi, chỉ có số ít đĩa CD: Toàn tập Hồ Chí Minh, CSDL luật Việt
Nam, Tuyển tập sách tham khảo về kinh tế - tài chính... Tài liệu điện tử bằng
tiếng Anh chiếm đa số với 380 đĩa, nội dung chủ yếu về tin học và kinh tế.
Băng đĩa CD - ROM phục vụ cho người khiếm thị 2000 băng đĩa. Trong đó
phải kể đến là Thư viện Thành phố Hà Nội đã chế bản lại một số sách địa chí
như các cuốn: “Các nghề thủ công ở Hà Đông, Nhận xét về tỉnh Sơn Tây, Địa
chí các tỉnh Hà Đông, Sơn Tây” và tự sản xuất sách dành cho người khiếm thị
cả nước. Trong tương lai TVHN sẽ xây dựng CSDL toàn văn về địa chí
Thăng Long - Hà Nội.
Năm 2010, TVHN đã bổ sung bộ sách điện tử học Tiếng Anh
LANGMaster sử dụng cho mạng LAN (35 máy tính) được cài đặt tại các
phòng làm việc và phòng đa phương tiện phục vụ cho cán bộ và bạn đọc học
tập, nghiên cứu.
Trong nguồn lực thông tin điện tử của TVHN ngoài số lượng CD ROM, đĩa quang, đĩa mềm, sách chữ nổi, băng ghi hình thì hệ thống CSDL
đóng một vai trò hết sức quan trọng. CSDL trong thư viện là các tệp bao gồm
nhiều biểu ghi, mỗi biểu ghi phản ánh một tài liệu, gồm một tập hợp các
trường thể hiện các yếu tố về nội dung và hình thức của tài liệu. Các CSDL
được quản trị bởi một hệ quản trị CSDL, đó là một hệ thống phần mềm bao
gồm các chương trình giúp cho việc quản lí và khai thác thông tin từ các
CSDL, cập nhập dữ kiện, khai thác dữ liệu.
Số lượng sách chữ nổi đã xây dựng được là 2.582 cuốn, băng đĩa là
1.711. TVHN còn xây dựng được một hệ thống CSDL mạnh với 10 CSDL đó
là: SACH, DCHI, THNHI, NGVAN, PHAP, HNOM, TCUU, THMUC,
VBIA, WOW.


15


Bảng 1.2: Bảng thống kê CSDL tại TVHN - 47 Bà Triệu tính
đến tháng 4/2003
STT

CSDL

Nội dung

Số biểu ghi

1

SACH

Sách tổng kho, kho mượn, kho đọc mở

71.184

2

DCHI

Sách kho địa chí

5.187


3

THNHI

Sách kho thiếu nhi

10.949

4

NGVAN Sách kho tiếng Anh

17.438

5

PHAP

Sách kho tiếng Pháp

4.852

6

HNOM

Sách kho Hán Nôm

1.806


7

TCUU

Sách kho tra cứu

5.079

8

THMUC Bài trích báo tạp chí

18.845

9

VBIA

Sách văn bia

1.684

10

WOW

Sách Dự án Thư viện điện tử lưu động

1.921


Ngoài ra TVHN có thành phần ngôn ngữ sách ngoại văn rất đa dạng và phong
phú gồm các loai sách như: Tiếng Anh, Pháp, sách Tiếng Trung, Tiếng Nga…
Bên cạnh đó thư viện còn lưu trữ được khá nhiều sách Hán - Nôm.
Bảng 1.3 : Thành phần ngôn ngữ sách
Sách

Số lượng

Sách tiếng Pháp

5734

Sách tiếng Nga

500

Sách tiếng Anh

17781

Sách Hán Nôm

1100

Tổng hợp

19.1115
* Trang thiết bị thư viện

16



Trang thiết bị hiện đại là yếu tố không thể thiếu đối với một thư viện
trong thời đại ngày nay. Tại TVHN hệ thống trang thiết bị không ngừng đầu
tư, nâng cấp và được khai thác khá hiệu quả.
Hiện nay cán bộ thư viện được cấp quyền sử dụng máy tính riêng và chịu
trách nhiệm về công việc mình làm trên máy tính, về nội dung truy cập và
download từ internet về máy tính của mình, cấu hình của các máy này cho
phép đảm bảo tốc độ thực hiện, các khâu xử lý nghiệp vụ thông tin và phục vụ
NCT của NDT.
Mỗi máy tính đều được cài đặt hệ điều hành windows, và phần mềm
CDS/ISIS, phần mềm quản lý thư viện riêng và trình duyệt Internet cùng các
chương trình tiện ích khác để phục vụ quá trình làm việc, nghiên cứu của mỗi
cán bộ thư viện và NDT.
Ngoài hệ thống máy tính TVHN còn có máy scaner để số hóa tài liệu. Hiện
nay TVHN có 4 máy chủ, 133 máy tính, 2 máy scaner và 3 máy chiếu, có máy in
và photocopy. Hệ thống trang thiết bị của thư viện đã và đang được khai thác tốt
và thường xuyên được bảo trì, sữa chữa để nâng cao hiệu quả sử dụng.
1.2. Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin tại Thư viện
1.2.1. Đặc điểm người dùng tin
Vấn đề nghiên cứu về NDT là vô cùng quan trọng và cần thiết, nguồn
lực thông tin có trong thư viện phải luôn định hướng theo nhu cầu thông tin
của NDT, có như vậy mới thu hút được bạn đọc đến với thư viện, nắm vững
nhu cầu thông tin đáp ứng một cách kịp thời đầy đủ và chính xác nhu cầu
thông tin của NDT là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của TVHN, chất
lượng và hiệu quả của việc đáp ứng nhu cầu thông tin phụ thuộc vào sự nắm
vững đặc điểm NDT tại thư viện, để xây dựng và phát triển NLTT tại TVHN,
trước hết cần phải tìm hiểu NDT và phải tiền hành phân loại nhóm NDT sao
cho phù hợp nhất. NDT của TVHN khá phong phú và đa dạng, họ ở mọi lứa
tuổi, trình độ học vấn và nghề nghiệp đều khác nhau.

17


Hiện nay có thể chia NDT của TVHN thành các nhóm sau.
- NDT là cán bộ lãnh đạo và quản lí
- NDT là cán bộ giảng dạy, nghiên cứu
- NDT là học viên, sinh viên
- NDT là các đối tượng khác
Để đánh giá khách quan về NDT tại TVHN, tôi đã sử dụng phương pháp
điều tra bằng phiếu hỏi. Qua điều tra khảo sát 120 NDT thuộc các thành phần
và lứa tuổi khác nhau đã thu được kết quả như sau:
Bảng 1.4 Thống kê số lượng NDT
Nhóm NDT

Số lượng

Tỉ lệ %

(người)
Cán bộ lãnh đạo, quản lí

16

13,33

Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu

47

39,17


Sinh viên, học viên

33

27,5

Đối tượng khác

24

20

Tổng số

120

100

( Theo số liệu khảo sát đầu năm 2013 tại Thư viện Hà Nội)

Biểu đồ 1.1:

Biểu đồ thể hiện NCT của NDT

18


1.2.2. Đặc điểm nhu cầu tin
NCT của NDT là vấn đề rất quan trọng, NDT có vai trò định hướng và

điều chỉnh toàn bộ hoạt động của cơ quan TT - TV, cán bộ thư viện phải hiểu
được NCT của NDT. Đó là họ muốn gì, họ cần những thông tin như thế nào.
Trên cơ sở đó để tìm ra những hướng đi đúng đắn để đáp ứng nhu cầu của
NDT một cách nhanh chóng, đầy đủ, kịp thời và chính xác nhất.
NCT cụ thể của từng nhóm đối tượng được khái quát như sau:
- Nhóm NDT là lãnh đạo, quản lí: Đó là lãnh đạo của cơ quan Đảng,
Chính quyền, đoàn thể, các đơn vị sản xuất, kinh doanh…
Nhóm NDT này là thành phần quan trọng vì họ là người tổ chức thực
hiện các kế hoạch nghiên cứu của cơ quan, góp phần xây dựng đường lối
chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà Nước về các lĩnh vực như: Tôn giáo,
dân tộc, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa… Họ cần những thông tin phải thật
đầy đủ và có độ chính xác cao, cô đọng, xúc tích đặc biệt là những nguồn tin
tóm tắt, dự báo hay tổng quan. Tuy nhiên họ lại có ít thời gian để tìm kiếm
thông tin tại thư viện. Nhóm NDT này cần những thông tin về khoa học quản
lí, những thông tin mới về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… trong và ngoài
nước, thông tin về yêu cầu phát triển của các địa phương, những văn kiện,
nghị quyết của Đảng và Nhà nước… Đặc biệt cán bộ lãnh đạo quản lý thường
xuyên có sự trao đổi, hợp tác với nước ngoài nên họ có thể sử dụng thông tin
bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Vấn đề cập nhập thông tin là vấn đề quan
trọng nhất đối với đối tượng NDT này. Vì vậy họ cần những thông tin mới
nhất và mang tính thời sự. Tài liệu in ấn mức độ cập nhập thông tin không
nhanh chóng như NLTTS, do đó NLTTS phù hợp và đáp ứng NCT của nhóm
này. Đồng thời do không có thời gian đến thư viện khai thác tài liệu truyền
thống, nên họ có nhu cầu cao, thường sử dụng tài liệu số (TLS) dưới dạng

19


toàn văn cũng như các CSDL thư mục để có thể tra cứu, truy nhập và sử dụng
nhanh chóng. Nhóm này chiếm khoảng 13,33 % tại thư viện.

- Nhóm NDT là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy:
Đây là nhóm NDT quan trọng của thư viện, chiếm 39,17%, họ là những
Giáo sư, phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Giảng viên trong các trường đại học
trên địa bàn Hà Nội. Thông tin cho nhóm người này là những thông tin
chuyên sâu phù hợp với những vấn đề mà họ quan tâm nghiên cứu. Họ luôn
đòi hỏi những thông tin mới, cập nhập đầy đủ và chính xác về công tác
chuyên môn. Nhóm NDT này luôn dành một lượng thời gian nhất định cho
việc tìm những tài liệu phù hợp, có giá trị cho công việc của họ. Các tài liệu
tra cứu như: Bách khoa thư, sách tra cứu, luận án, kỷ yếu, các hội nghị, hội
thảo khoa học trong và ngoài nước, các vấn đề về văn hóa, xã hội, chính trị,
các công trình, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, nghành…
- Nhóm NDT là các học viên cao học và sinh viên
Đây là nhóm NDT chiếm tỉ lệ khá đông (27,5%). Mặc dù họ là những
đối tượng thuộc nhiều cơ quan và chuyên nghành khác nhau nhưng có chung
một mối quan tâm là tài liệu về khoa học xã hội (KHXH) phục vụ cho công
việc học tập. Loại hình tài liệu mà đối tượng này quan tâm nhiều nhất là luận
án, luận văn, tài liệu xám và một số sách chuyên nghành. Trình độ ngoại ngữ
của đối tượng này không cao nên sử dụng tài liệu tiếng Việt là chủ yếu.
Nhóm đối tượng này thường xuyên sử dụng các CSDL để tra cứu và các
tài liệu xám để tham khảo cho tiểu luận, luận văn, luận án của họ. Nhu cầu
của đối tượng này thường rất lớn, nguồn tài liệu có trong kho rất hạn chế vì
vậy họ rất cần phần số hóa toàn văn nguồn tài liệu “xám” để tham khảo.
-

Nhóm NDT còn lại

Bao gồm tất cả các đối tượng như: cán bộ hưu trí, nhân dân lao động…
đang sống và làm việc trên địa bàn Hà Nội. Nhóm NDT này chiếm 20% tổng

20



số NDT, thông tin cho nhóm này không quá phức tạp và không có sự đòi hỏi
cao. Họ đến thư viện nhằm giải trí, tìm hiểu về các vấn đề trong cuộc sống
hàng ngày như văn hóa, xã hội, khoa học…
Bảng 1.5: Bảng thống kê NCT theo loại hình tài liệu
Dạng nguồn tin

Số phiếu

Tỉ lệ %

Cơ sở dữ liệu

67/100

67%

Đĩa CD - ROM

30/100

30%

Tài liệu trên Internet

39/100

39%


Tài liệu xám

55/100

55%

Tài liệu tra cứu

62/100

62%

Thư mục, mục lục

78/100

78%

1.3. Vai trò của nguồn lực thông tin số
NLTTS là một vấn đề mới, bao gồm nhiều khái niệm liên quan tới nhau.
Chính vì vậy để hiểu rõ hơn về NLTTS chúng ta cần tìm hiểu một số khía
cạnh sau.
1.3.1. Khái niệm nguồn lực thông tin số
Chúng ta đang sống trong thời đại kinh tế xã hội ngày càng phát triển,
đặc biệt là lĩnh vực CNTT. CNTT được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực
đặc biệt là trong lĩnh vực TT - TV. Ngày nay không chỉ là những thông tin
truyền thống như thông tin nói, thông tin viết, thông tin trên giấy… mà thông
tin ngày nay còn ứng dụng những thiết bị hiện đại, những công nghệ mới…
Cơ sở CNTT là công nghệ số hay kĩ thuật số, việc dùng các công nghệ số
để nghi những thông tin trên các vật mang tin như đĩa từ, đĩa quang… đã cho

ra đời nguồn TLS hay tài liệu điện tử, từ đó xuất hiện khái niệm TTS.
TTS là tất cả những thông tin được biểu diễn bằng kĩ thuật số và được
truy cập bằng máy tính hay mạng máy tính. Hay nói cách khác thông TTS là
những thông tin đã được mã hóa, là những thông tin được trình bày trên các
21


vật mang tin điện tử như băng từ, đĩa từ… chúng tạo thành những TLS (tài
liệu điện tử).
TLS là tất cả những tài liệu chứa đựng những thông tin dưới dạng số, có
thể được truy cập qua máy tính hay mạng máy tính, được chia sẻ, được trao
đổi dễ dàng với con người thông qua môi trường số. Tập hợp toàn bộ TTS của
một cơ quan thông tin thư viện sẽ tạo thành NLTTS của cơ quan đó. NLTTS
của cơ quan thông tin thư viện có thể bao gồm nhiều dạng khác nhau như.
CSDL trực tuyến, bản tin điện tử, băng từ, đĩa từ, đĩa quang. Tuy nhiên khóa
luận này tôi chỉ đề cập tới NLTTS ở góc độ
- CSDL thư mục
- CSDL Dữ kiện
- TLS hóa toàn văn
* CSDL thư mục
Dữ liệu trong CSDL thư mục là thông tin về bản thân tài liệu, chúng
chứa trong các thông tin cấp 2 tức là những dữ liệu thư mục và những dữ liệu
bổ sung chứ không phải toàn văn tài liệu gốc. CSDL thư mục bao gồm các
yếu tố như. Tác giả, tên tài liệu, địa chỉ xuất bản (năm xuất bản, nhà xuất bản)
các yếu tố vật lí (số trang, khổ cỡ của tài liệu...)
* CSDL dữ kiện
Đó là những thông tin cấp 1. Nội dung chứa trong đó là những thông tin
dữ kiện, đó là các số liệu, dữ kiện cụ thể về đối tượng quy trình, phương trình,
trình bày dưới dạng văn bản, đồ thị, hình ảnh, âm thanh…
* TLS hóa toàn văn (CSDL toàn văn)

Là những tài liệu truyền thống có nội dung được số hóa toàn bộ và được
lưu trữ trên các vật mang tin điện tử như máy tính, băng từ, đĩa từ… đây là
những tài liệu số hóa có giá trị lớn nhất.

22


Bên cạnh đó một thành phần không thể thiếu trong NLTTS đó là các
nguồn thông tin đa phương tiện. Nguồn thông tin đa phương tiện là nguồn
thông tin được thể hiện dưới dạng âm thanh, hình ảnh hay kết hợp cả âm
thanh và hình ảnh.
Trong NLTTS, TLS là quan trọng nhất bởi vì giá trị của thông tin nằm
ngay trong chính nội dung của thông tin đó. Nếu có trong tay những thông tin
từ CSDL thư mục thì NDT chỉ biết được thông tin về tài liệu (tức là thông tin
về thông tin). Nếu có được thông tin dữ kiện trong CSDL dữ kiện thì NDT
mới chỉ chạm được một phần của tri thức. Nghĩa là muốn có được toàn bộ
thông tin mình cần một cách đầy đủ nhất, toàn vẹn nhất thì NDT phải trải qua
ít nhất một bước nữa để có được toàn văn tài liệu ở dạng thích hợp, phù hợp
với yêu cầu của mình. Để đáp ứng yêu cầu này, NDT phải đến tận cơ quan TT
- TV để tìm tài liệu gốc (nếu tài liệu đó ở dạng truyền thống) hoặc đưa ra yêu
cầu để truy cập được tới nguồn TTS. Tuy nhiên các CSDL cũng đóng vai trò
hết sức quan trọng, CSDL thư mục giúp NDT truy cập trực tiếp và tức thì
những thông tin thư mục về tài liệu. Còn với CSDL dữ kiện thì thích hợp với
những NCT đặc biệt và rất cần thiết đối với một số đối tượng NDT nhất định.
Thông tin trong CSDL dữ kiện đã được xử lý, biên tập và có thể dùng trực
tiếp, không cần đến bất kỳ một nguồn dữ liệu bổ sung nào.
Với việc phát triển NLTTS toàn văn thì chỉ cần một thao tác click chuột,
NDT có thể tra cứu thông tin, có thể tra cứu tới nguồn TTS. Điều đó đồng
nghĩa với việc NDT có thể được đáp ứng NCT của họ một cách chính đáng,
nhanh chóng và thuận tiện mà không bị giới hạn bởi khoảng cách về địa lý,

khoảng cách về thời gian… Đây cũng chính là mơ ước lớn nhất và là mục tiêu
của TVHN nói riêng và các thư viện khác nói chung đang hướng đến.

23


1.3.2. Đặc trưng nguồn lực thông tin số
Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động TT - TV, đặc biệt sử dụng kĩ thuật
số để biểu diễn thông tin đã dẫn đến việc ra đời một nguồn thông tin mới - đó
là NLTTS. Có nhiều cách phân chia NLTTS, căn cứ vào hình thức nguồn lực
thông tin được cung cấp, ta có thể phân chia NLTTS thành các dạng.
- CSDL thư mục
- Tài liệu số hóa toàn văn
- TTS đặc biệt (tranh ảnh, bàn đồ, hình vẽ…)
- TTS ngoại sinh (các xuất bản phẩm có trên thị trường…)
- Thông tin đa phương tiện
NLTTS có những đặc trưng nổi bật sau đây.
* Thông tin số có mật độ cao
Sự phát triển mạnh mẽ của CNTT cùng với sự ra đời của những phương
tiện thông tin hiện đại đã khiến cho những vật mang tin của TTS có thể lưu
trữ một lượng lớn thông tin khổng lồ. Một số thiết bị lưu trữ thông tin hiện
nay như ổ đĩa cứng, đĩa CD - Rom... Ổ đĩa cứng là thiết bị lưu trữ ngoài ngoài
đặc trưng có trong hầu hết các máy PC, có thể tháo khỏi máy tính. Dung
lượng ổ cứng rất lớn và có thể chứa được vài chục gigabytes. Ổ DVD dùng để
đọc đĩa DVD - ROM, có thể chứa dữ liệu lớn (ít nhất là 4,7 GB). Với dung
lượng lớn DVD được sử dụng để lưu trữ tài liệu đa phương tiện, phim, nhạc,
kết hợp âm thanh và hình ảnh, đồ họa chất lượng cao. CD - ROM được coi là
phương tiện lưu trữ dữ liệu dưới nhiều dạng khác nhau dễ sử dụng, giá thành
thấp, có thể lưu trữ dưới dạng: văn bản, âm thanh, hình ảnh, đồ họa…
* Thông tin số có tính cập nhập cao

TTS luôn mới vì luôn được cập nhập nhanh chóng, thường xuyên và kịp
thời, với một chi phí hợp lí và thao tác không quá phức tạp, không tốn nhiều
thời gian và công sức. Tốc độ ra đời của NLTTS là vô cùng nhanh chóng.

24


Với những thông tin được cập nhập tự động như thông tin trên mạng
Internet thì thời gian để cập nhập tin tức mới chỉ còn được tính bằng phút,
bằng giây. Nội dung TTS không chỉ được cập nhập mà còn được thay đổi rất
nhanh chóng.
* Thông tin số có khả năng truy ngập từ xa, không giới hạn về không
gian và thời gian, cùng một thời điểm có thể có nhiều người truy nhập.
Ở thư viện truyền thống, NDT phải đến thư viện để tra cứu tài liệu, phải
tra qua mục lục thư viện, phụ thuộc nhiều vào thời gian làm việc của thư viện.
Nhưng ngày nay NDT có thể truy nhập bất cứ lúc nào, TLS không giới hạn
NDT ở mọi thời điểm, không hạn chế về thời gian và không gian chỉ cần
thông qua mạng internet hay qua máy tính… là có thể tìm kiếm được mọi
thông tin mà NDT cần. TTS luôn được phục vụ theo nguyên tắc 24/7, có
nghĩa là nó luôn sẵn có 24 giờ mỗi ngày và 7 ngày trong tuần mà không hạn
chế về thời gian làm việc như đối với các cơ quan TT - TV. NDT có thể tra
cứu từ xa, ở bất cứ nơi đâu chỉ cần có máy tính và điện thoai di động có nối
mạng Internet.
* Thông tin số có khả năng truy nhập từ xa theo nhiều dấu hiệu khác
nhau.
NDT có thể truy nhập theo nhiều dấu hiệu khác nhau để tìm kiếm tài liệu
như. Tên tài liệu, tên tác giả, từ khóa, nhan đề… Với các quy tắc biên mục tài
liệu được sử dụng nhiều trong các thư viện hiện nay như AACR2, ISBD…
Cùng với các trường của MARC21 đã giúp cho NDT có thể tìm kiếm tài liệu
theo nhiều dấu hiệu khác nhau mà liên quan tới tài liệu. Hiện nay theo tiêu

chuẩn biên mục tài liệu AACR21 có hơn 200 trường chính (không kể trường
con) nhưng tại các Thư viện hầu như chỉ sử dụng hơn 20 trường, đây cũng
chính là hơn 20 dấu hiệu liên quan đến tài liệu mà ta có thể truy cập.

25


×