Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

nghiên cứu chế tạo kháng thể lòng đỏ trứng gà kháng đặc hiệu f4 pili của escherichia coli để phòng và trị bệnh tiêu chảy ở lợn sau cai sữa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
---------

---------

NGUYỄN THỊ HỒNG THẮM

NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO KHÁNG THỂ LÒNG ðỎ TRỨNG GÀ
KHÁNG ðẶC HIỆU F4 PILI CỦA ESCHERICHIA COLI
ðỂ PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN SAU CAI SỮA

LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Thú Y
Mã số:

60.62.50

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN HỮU NAM

HÀ NỘI - 2010


Lời cam ñoan

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả thể hiện trong luận văn này là trung thực và
chưa từng ñược ai sử dụng ñể bảo vệ bất cứ học vị nào.
Tôi cam ñoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều


ñược chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Thắm

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……………..i


LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này ngoài sự cố gắng và nỗ lực của
bản thân, tôi ñã nhận ñược nhiều sự giúp ñỡ của các cá nhân và tập thể. Nhân
dịp này cho phép tôi ñược bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới:
Thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Hữu Nam, TS. Nguyễn Viết Không ñã
cung cấp những kiến thức chuyên môn bổ ích và dẫn dắt tôi trong suốt thời
gian nghiên cứu và viết luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ, nhân viên - Bộ môn Hoá Sinh,
Miễn dịch, Bệnh lý, Viện Thú y ñã tạo ñiều kiện, chỉ bảo và giúp ñỡ tôi trong
thời gian học tập, nghiên cứu tại bộ môn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong bộ môn Bệnh lý,
Khoa Thú Y- Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội - ñã dạy dỗ, giúp ñỡ và
ñộng viên tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin cảm ơn tới cán bộ, công nhân viên trong trại lợn Cầu Diễn ñã
hết sức nhiệt tình giúp ñỡ tôi trong thời gian thực hiện thí nghiệm tại trại.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn ñến gia ñình, bạn bè, những người ñã tạo
mọi ñiều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Thắm


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……………..ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ tắt và ký hiệu
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
1. MỞ ðẦU
2. TỔNG QUAN
2.1. Vi khuẩn E.coli
2.1.1. ðặc ñiểm hình thái
2.1.2. ðặc tính nuôi cấy, sinh hóa
2.1.3. Kháng nguyên và type huyết thanh
2.2. Yếu tố ñộc lực
2.2.1. Yếu tố gây bệnh của ETEC
2.2.2. Yếu tố bám dính (Adhesion)
2.2.3. ðộc tố ñường ruột
2.2.4. Yếu tố ñộc lực khác
2.3. Bệnh do E.coli gây ra ở lợn con theo mẹ
2.4. Bệnh tiêu chảy do E.coli ở lợn sau cai sữa
2.4.1. Các chủng gây bệnh
2.4.2. Yếu tố ñộc lực
2.4.3. Sinh bệnh học
2.4.4. Triệu chứng
2.4.5. Bệnh tích
2.4.6. Chẩn ñoán

2.5. Bệnh phù ñầu ở lợn con
2.6. Nhữngnghiên cứu về chế phẩm phòng và ñiều trị E.coli
2.6.1. Văc xin phòng bệnh lợn con tiêu chảy do E.coli
2.6.2. Chế phẩm lòng ñỏ trứng trong phòngtrị lợn con tiêu chảy
2.7. Nghiên cứu trong nước về phòng trị bệnh do E.coli ở lợn
2.7.1. Văc xin
2.7.2. Kháng sinh và chế phẩm sinh học thay thế
2.7.3. Kháng thể lòng ñỏ trứng
3. PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ðối tượng và nội dung nghiên cứu.
3.2. ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu
3.3. Nguyên vật liệu
3.3.1. ðộng vật thí nghiệm và sinh phẩm.
3.3.2. Môi trường, hóa chất
3.3.3. Máy móc, trang thiết bị

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……………..iii

i
ii
iii
v
vi
vii
1
3
3
3
4
5

8
8
9
10
12
14
15
15
15
16
16
17
17
18
19
19
19
20
20
21
22
23
23
23
24
24
24
25



3.4. Phương pháp nghiên cứu
26
3.4.1. Phương pháp phân lập và giám ñịnh vi khuẩn E.coli
26
3.4.2. Phương pháp PCR xác ñịnh chủng F4 E.coli
27
3.4.3. Phương pháp gây miễn dịch cho gà
29
3.4.4. Chế tạo bột kháng thể lòng ñỏ bằng công nghệ phun sấy khô
31
3.4.5. Phương pháp phối trộn chế phẩm kháng thể lòng ñỏ trứng
32
3.4.6. Phương pháp ELISA kháng thể (Ab-ELISA)
32
3.4.7. Bố trí thí nghiệm phân tích kháng thể F4 pili ở lợn con
37
3.4.8. Bố trí thí nghiệm phân tích kháng thể F4 pili ở gà miễn dịch
38
3.4.9. Phương pháp xác ñịnh liều ñiều trị
41
3.4.10. Phương pháp ñiều trị và theo dõi lợn ñiều trị
42
4. PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
44
4.1. Nghiên cứu chế tạo kháng thể lòng ñỏ trứng kháng F4-Pili
44
4.1.1. Kết quả gây miễn dịch cho gà, thu thập mẫu huyết thanh và trứng 44
4.1.2. ðáp ứng miễn dịch ở gà gây miễn dịch bằng 3 quy trình khác nhau 46
4.1.3. Tương quan hiệu giá kháng thể kháng pili ở huyết thanh và trứng 47
4.1.4. Biến ñộng kháng thể ở huyết thanh và lòng ñỏ trứng gà lô 2 và 3 48

4.2. Nghiên cứu chế tạo chế phẩm lòng ñỏ trứng
50
4.2.1. Chế tạo bột trứng phun sấy khô
50
4.2.2. Phối chế chế phẩm bột lòng ñỏ trứng KT04
50
4.3. Kết quả xác ñịnh liều ñiều trị
53
4.3.1. Xác ñịnh lợn con tiêu chảy do E.coli F4
53
4.3.2. Kết quả xác ñịnh biến ñộng hiệu giá kháng thể ở lợn con
54
4.3.3. Kết quả xác ñịnh liều ñiều trị lành bệnh 50%
56
4.3.4. Kết quả xác ñịnh liều ñiều trị
57
4.3.5. Kết quả kiểm chứng liều ñiều trị
58
4.3.6. ðánh giá ảnh hưởng của chế phẩm ñến tăng trọng
59
4.4. Kết quả ứng dụng chế phẩm trong phòng trị lợn con tiêu chảy
60
4.4.1. Kết quả ñiều trị lợn con tiêu chảy sau cai sữa
60
4.4.2. ðiều trị dự phòng
61
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ
63
5.1. Kết luận
63

5.2. Kiến nghị
63
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO
64
6.1. Tiếng Việt
64
6.2. Tiếng Anh
67

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……………..iv


DANH MỤC CÁC CHỮ TẮT VÀ KÝ HIỆU

Ab

Antibody

BHI

Brain Heart Infusion

bp

Base Pair

CFU

Colony Forrming Unit


E.coli

Escherichia coli

EDTA

Ethylene Diamine Tetraacetic Acid

ELISA

Enzyme Linked Immunsorbent Assay

EPEC

Enteropathogenic Escherichia Coli

ETEC

Enterotoxigenic Escherichia coli

kDal

Kilo Dalton

kg

Kilogram

µm


Micro mét

nm

Nano mét

O

ðộ C

OD

Optical Density (Mật ñộ quang học)

OPD

Ortho-phenylenediamin

PBS

Phosphate Buffer Saline

PCR

Polymerase Chain Reaction

TBE

Trisbase- Boric acid- EDTA


VTEC

Verotoxigenic Escherichia Coli

C

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……………..v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 03-01. Trình tự nucleotide của các cặp mồi và sản phẩm nhân gene

28

Bảng 03-02. Thành phần phản ứng PCR

28

Bảng 03-03. Chu trình nhiệt cho phản ứng PCR

29

Bảng 03-04. Thành phần các ống nhũ kháng nguyên


30

Bảng 03-05. Liều kháng nguyên tiêm (mg F4 pili) theo quy trình

30

Bảng 03-06. Thành phần và các bước thực hiện Ab-ELISA

35

Bảng 03-07. Sơ ñồ ELISA phát hiện kháng thể F4 ở huyết thanh lợn con

38

Bảng 03-09. Sơ ñồ ELISA xác ñịnh ñộ chuẩn kháng thể F4 ở huyết thanh và

39

lòng ñỏ trứng (so sánh các quy trình)
Bảng 03-10. Sơ ñồ ELISA xác ñịnh ñộ chuẩn kháng thể F4 ở huyết thanh và

40

lòng ñỏ trứng
Bảng 03-11. Thí nghiệm xác ñịnh liều ñiều trị 50% lợn con tiêu chảy

44

Bảng 04-01. Thu thập mẫu huyết thanh gà miễn dịch và trứng gà


44

Bảng 04-02. Dương tính Ab-ELISA với F4-pili ở lợn con

55

Bảng 04-03. Tỷ lệ lành bệnh của KT04 ñiều trị lợn con tiêu chảy

56

Bảng 04-04. Tỷ lệ lành bệnh của KT04 liều cao ñiều trị lợn con tiêu chảy

57

Bảng 04-05. Tỷ lệ lành bệnh của KT04 theo liều ở 3 lô thử nghiệm

58

Bảng 04-06. Kết quả theo dõi trọng lượng lợn ñiều trị bằng KT04

59

Bảng 04-07. Kết quả theo dõi ñiều trị lợn con tiêu chảy bằng KT04

60

Bảng 04-08. Kết quả theo dõi ñiều trị dự phòng lợn con tiêu chảy

62


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……………..vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hình

Tên hình

Trang

Hình 03-01. Sơ ñồ phân lập và giám ñịnh vi khuẩn E.coli

27

Hình 04-01. Kết quả ELISA của gà ñược gây miễn dịch bằng 3 quy trình

46

Hình 04-02. Kết quả chuẩn ñộ huyết thanh và trứng các lô gà thí nghiệm

47

Hình 04-03. Biến ñộng hiệu giá kháng thể ở huyết thanh và lòng ñỏ trứng

49

gà ñược gây miễn dịch bằng quy trình 02.
Hình 04-04. Kết quả chuẩn ñộ lòng ñỏ trứng sau sấy khô và chế phẩm

51


Hình 04-05. Kết quả chuẩn ñộ kháng thể ở chế phẩm KT04

52

Hình 04-06. Kết quả PCR xác ñịnh các yếu tố ñộc lực của F4 E.coli.

54

Hình 04-07. Tỷ lệ dương tính huyết thanh học pili F4 ở lợn con

55

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……………..vii


1. MỞ ðẦU
Theo thống kê của Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO), Việt Nam là
quốc gia có số ñầu lợn nhiều nhất ở khu vực ðông Nam châu Á với tổng ñàn
lợn là 26,9 triệu năm 2006. Trong những năm gần ñây, ngành chăn nuôi lợn
Việt Nam phát triển mạnh mẽ, dự kiến tổng ñàn ñạt 35 triệu con vào năm
2020 (Cục Chăn nuôi), ñóng góp 42% tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp.
Tiêu chảy lợn con là hội chứng ña nguyên nhân như thức ăn kém chất
lượng, ngoại cảnh thay ñổi, và các vi sinh vật gây bệnh. Các loại vi khuẩn chủ
yếu gây tiêu chảy ở lợn con bao gồm: Escherichia Coli (E.coli), Salmonella
và Clostridium perfringens, trong ñó E.coli là phổ biến nhất. Bệnh tiêu chảy
do E.coli ñã có từ lâu và hiện vẫn là bệnh phổ biến gây chết lợn con và làm
giảm tăng trọng, gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi lợn.
Vi khuẩn E.coli gây bệnh chủ yếu ở lợn con ngay sau cai sữa, thời ñiểm
kháng thể thụ ñộng còn lại ở mức rất thấp và chưa có kháng thể chủ ñộng tuy

lợn con ñã tiếp xúc với mầm bệnh. E.coli gây bệnh có 2 yếu tố ñộc lực quan
trọng là yếu tố bám dính ở ñầu pili và ñộc tố; yếu tố bám dính giúp căn bệnh
bám vào thụ thể ở niêm mạc ñường ruột, vi khuẩn tăng sinh và sản sinh ñộc tố
gây bệnh.
Có 2 thể bệnh E.coli chính ở lợn, (1) bệnh phù ñầu do các E.coli có pili
F18, sản sinh ñộc tố vero (VT) gây bệnh phù ñầu, và (2) Bệnh tiêu chảy do
các E.coli có kháng nguyên bám dính pili F4, sản sinh các ñộc tố ñường ruột
chịu nhiệt (ST) và không chịu nhiệt (LT) gây tiêu chảy ở lợn con ngay sau cai
sữa. Các chủng E.coli F5, F6 và F18cd ñôi khi cũng gây bệnh ñường ruột ở
lợn con.
Mỗi tế bào E.coli ñược phủ bởi lớp lông khoảng 3.000 ñơn vị pili, chúng
thường xuyên thải pili ở nguyên dạng, có ñủ kháng nguyên tính gây miễn dịch

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……………..1


ở lợn. Vắc xin vô hoạt không có tác dụng do vi khuẩn chết không thải pili.
Trong phòng thí nghiệm, có thể chiết tách pili bằng cách làm lỏng kết cấu
màng của vi khuẩn như làm giảm áp lực thẩm thấu, shock nhiệt.
Gây miễn dịch cho gà, chế tạo kháng thể lòng ñỏ trứng ñã trở thành một
phương pháp phổ biến chế tạo sinh phẩm ñiều trị (kháng thể dị loài). Các sinh
phẩm kháng thể lòng ñỏ trứng dùng trong ñiều trị lợn con tiêu chảy ở Việt
Nam hiện nay (nội ñịa và ngoại nhập) có tỷ lệ kháng thể ñặc hiệu kháng pili
thấp do nguồn kháng nguyên gây miễn dịch là toàn khuẩn. Gây miễn dịch gà
bằng pili tinh chế từ chủng E.coli gây bệnh ở Việt Nam sẽ có 2 ưu thế: (1)
nâng cao tỷ lệ kháng thể ñặc hiệu kháng pili và (2) sự phù hợp chủng gây
bệnh hiện ñang lưu hành (vốn không biết ở sản phẩm nhập ngoại).
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn của sản xuất, cập nhật các công
nghệ tiên tiến, nhằm sản xuất chế phẩm sinh học phù hợp nhất trong phòng và
trị bệnh tiêu chảy ở lợn con do E.coli, chúng tôi tiến hành ñề tài:

“Nghiên cứu chế tạo kháng thể lòng ñỏ trứng gà kháng ñặc hiệu F4 pili
của Escherichia coli ñể phòng và trị bệnh tiêu chảy ở lợn sau cai sữa”
Mục tiêu của ñề tài là:
Sản xuất ñược kháng thể khác loài sử dụng kháng nguyên F4 pili của
E.coli, ứng dụng trong ñiều trị và ñiều trị dự phòng bệnh tiêu chảy do E.coli ở
lợn con sau cai sữa.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……………..2


2. TỔNG QUAN
2.1. Vi khuẩn E.coli
Vi khuẩn Escherichia coli lần ñầu tiên ñược Theodor Escherich - bác sĩ
nhi khoa người ðức (1857-1911) phân lập và mô tả vào năm 1885 từ phân trẻ
em với tên gọi Bacterium coli commune, một loại vi khuẩn vô hại sống trong
ruột già người và ñộng vật [28], 4 năm sau vi khuẩn này ñược ñổi tên thành
Escherich nhằm tri ân người phát hiện. Lịch sử bệnh ñã trải qua nhiều tên gọi
khác nhau, nhưng từ 1991, Hội ñồng Danh pháp Quốc tế ñã thống nhất gọi tên
vi khuẩn này là Escherichia coli (E.coli).
Trong ñiều kiện bình thường E.coli chỉ khu trú ở trực tràng, ít khi có
trong dạ dày hay ruột non, khi ñiều kiện ngoại cảnh bất lợi, sức ñề kháng của
con vật giảm, E.coli bội nhiễm và gây bệnh [29].
Từ phát hiện ñầu tiên năm 1955 của Schoield và Davis về E.coli gây bệnh
tiêu chảy ở lợn con, càng ngày người ta càng thấy vai trò quan trọng của
E.coli trong ngành chăn nuôi lợn [33].
2.1.1. ðặc ñiểm hình thái
E. coli thuộc họ Enterobacteriaceae, là loại trực khuẩn hình gậy ngắn, hai
ñầu tròn, kích thước 2-3 x 0,4-0,6 µm. Vi khuẩn bắt màu Gram âm, thường
thẫm ở hai ñầu, ở giữa bắt màu nhạt, không hình thành bào tử. Trong cơ thể
có hình cầu trực khuẩn, ñứng riêng lẻ ñôi khi xếp thành chuỗi ngắn. Phần lớn

E.coli di ñộng do có lông xung quanh thân, một số chủng không di ñộng.
E.coli có sức ñề kháng kém với nhiệt ñộ, vi khuẩn bị diệt ở 55OC trong
vòng 1 giờ, 60OC trong vòng 15-30 phút, ñun sôi 100OC chết ngay. Ở môi
trường bên ngoài, các chủng E.coli có thể tồn tại ñược ñến 4 tháng. Các hoá
chất sát trùng thông thường: Acid Phenic, Formol, Hydroperoxit 0,1% diệt vi
khuẩn sau 5 phút.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……………..3


2.1.2. ðặc tính nuôi cấy, sinh hóa
E.coli là trực khuẩn hiếu-yếm khí tuỳ tiện, dễ dàng trên môi trường nuôi
cấy thông thường. Vi khuẩn có thể phát triển ở nhiệt ñộ 5-40OC, thích hợp
nhất là 37OC, và ở pH từ 5,5-8,0, pH thích hợp nhất là 7,2-7,4. Sau 24 giờ
nuôi cấy ở 37 OC, E.coli phát triển ở các môi trường thông thường với các ñặc
ñiểm như sau:
- Môi trường nước thịt: Phát triển tốt, ñục, có cặn màu tro nhạt, ñôi khi có
màu xám nhạt trên mặt môi trường, môi trường có mùi thối.
- Môi trường thạch thường: Khuẩn lạc ñường kính 2-3 mm, tròn, hơi lồi,
ướt, bóng láng không trong suốt, màu tro nhạt. Khuẩn lạc E.coli to hơn nhưng
không trắng bằng khuẩn lạc của Salmonella.
- Môi trường thạch máu: khuẩn lạc màu sáng, có thể gây dung huyết.
- Môi trường MacConkey: Khuẩn lạc màu ñỏ cánh sen.
- Môi trường Endo: Khuẩn lạc màu ánh kim.
- Môi trường thạch Brilliant Green: Khuẩn lạc màu vàng chanh.
- Môi trường Eosin Methyl Blue: Khuẩn lạc màu tím ñen.
ðặc tính sinh hóa: E.coli trong phân thường ñược phân lập trên môi
trường MacConkey hoặc thạch Eosin Methyl Blue ở 370C trong ñiều kiện
hiếu khí, môi trường chọn lọc những chủng thuộc họ Enterobacteriaceae.
E.coli ñược phân biệt dựa vào các ñặc tính sinh hoá trên môi trường 3 ống

nghiệm sau 24 giờ nuôi cấy ở 37OC:
Môi trường KIA (Kligler Iron Agar) cho phép ñọc 4 tính chất:
- Khả năng lên men ñường Glucose (+), làm phần thạch ñứng chuyển từ
màu hồng sang màu vàng,
- Khả năng lên men ñường Lactose (+), làm phần thạch nghiêng chuyển
từ màu hồng sang màu vàng.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……………..4


- Khả năng sinh hơi (+), làm phần thạch ñứng bị nứt hoặc tạo thành bọt
khí bên trong hoặc có thể ñẩy toàn bộ khối thạch lên cao và ở dưới là hơi,
- Khả năng sinh H2S (-): Vi khuẩn E.coli không có khả năng sinh hơi H2S
nên phần thạch ñứng không có màu ñen.
Môi trường Mannitol-Mobility cho phép ñọc 2 tính chất:
- Khả năng lên men ñường Mannite (+), làm môi trường chuyển từ màu
hồng sang màu vàng.
- Khả năng di ñộng (+), làm ñục ñều môi trường (chủng không có khả
năng di ñộng chỉ có một ñường cấy vi khuẩn, toàn bộ môi trường vẫn trong).
Môi trường Urea-Indol cho phép ñọc 2 tính chất:
- Khả năng sinh ureaza (-): Vi khuẩn E.coli không có khả năng sinh
ureaza nên không làm biến ñổi màu môi trường.
- Khả năng sinh Indol (+), tạo thành một vòng màu ñỏ thẫm khi nhỏ thuốc
thử Kowacs vào canh khuẩn.
2.1.3. Kháng nguyên và type huyết thanh
Cấu trúc kháng nguyên của vi khuẩn E.coli rất phức tạp. Kaufman (1994)
ñã dựa vào kháng thể ñặc hiệu (hay type huyết thanh) phân ra các loại kháng
nguyên như kháng nguyên O (somatic), kháng nguyên H (flagellar) và kháng
nguyên K (capsular) mà nay ñổi tên là kháng nguyên F (Fimbriae) hay kháng
nguyên pili. Cho ñến nay, bằng phản ứng ngưng kết, các nhà khoa học ñã tìm

ñược 250 quyết ñịnh kháng nguyên O, 56 quyết ñịnh kháng nguyên H và 89
quyết ñịnh kháng nguyên F.
Kháng nguyên O (Somatic, kháng nguyên thân) [34, 41] ñược cấu thành
bởi các Lipopolysaccharide nằm ở lớp ngoài cùng màng tế bào vi khuẩn. Lớp
Polysaccharide ngoài cùng có tính ñặc trưng về serotype; lớp Polysaccharide
bên trong, không mang kháng nguyên ñặc trưng nhưng khi thay ñổi làm cho

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……………..5


ñộc lực vi khuẩn và hình thái khuẩn lạc thay ñổi (dạng S sang dạng R). Kháng
nguyên O chịu nhiệt, bền với cồn và axit. Kháng nguyên O thường ñược dùng
ñể xác ñịnh serotype của vi khuẩn E.coli bằng phản ứng ngưng kết. Hiện có
trên 250 serotype O.
Kháng nguyên H (flagella) [54]: Kháng nguyên H ñược cấu tạo bởi
thành phần của roi vi khuẩn, có bản chất protein, tạo nên khả năng di ñộng
của E.coli. Kháng nguyên H kém chịu nhiệt cồn và axit yếu. Các vi khuẩn di
ñộng khi tiếp xúc với kháng nguyên H tương ứng sẽ trở thành không di ñộng.
Hiện có 56 type kháng nguyên H, ñược ñánh số từ H1 ñến H56. Vi khuẩn có
kháng nguyên H (có roi) là có khả năng di ñộng, tránh bị tiêu diệt bởi tế bào
thực bào và làm tăng tiếp xúc với bề mặt tế bào vật chủ.
Kháng nguyên K hay Kapsul ñược gọi lúc ñầu do chúng ñược phát hiện
bằng phản ứng ngưng kết toàn khuẩn, và giả sử kháng nguyên K là
polisaccharide [30]. Sau này khi biết bản chất của kháng nguyên K là protein,
do thành phần ở pili bao quanh bề mặt tế bào vi khuẩn quyết ñịnh, người ta
ñổi tên thành kháng nguyên F (Fimbriae hay kháng nguyên Pili).
Thông thường các kháng nguyên K ngăn cản sự ngưng kết của vi khuẩn
với kháng huyết thanh O. Khi gia nhiệt, kháng nguyên K bị biến tính và mất
tác dụng ngăn cản này. Kháng nguyên K ñược chia thành 3 loại chính tùy vào
khả năng chịu nhiệt: L (biến tính ở 100oC sau 1 giờ), B (100OC trong 1 giờ

nhưng vẫn giữ ñược khả năng ngưng kết), và A (121OC sau 2,5 giờ, không bị
mất tính kháng nguyên, vẫn giữ nguyên khả năng ngưng kết) [51].
Quan sát dưới kính hiển vi ñiện tử, yếu tố bám dính của các E.coli là các
sợi bám dính pili (fimbriae) bao gồm các ñơn vị cấu trúc nhỏ. Sợi bám dính
có tính kháng nguyên, gọi là kháng nguyên bám dính hay kháng nguyên F.
Các kháng nguyên F có bản chất là protein, dài khoảng 0,5-3 µm, ñường kính
2,1- 7,0 nm, dạng thẳng hay xoắn. Kháng nguyên pili giúp vi khuẩn bám dính
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……………..6


vào thụ thể ñặc hiệu (receptor) trên tế bào niêm mạc ruột nên rất quan trọng
trong quá trình gây bệnh của vi khuẩn. Kháng nguyên pili có thể ñược phân
loại dựa theo sự khác biệt về hình thể, hoá học, chức năng và ñặc tính kháng
nguyên (serotype F).
Các chủng Enterotoxigenic Escherichia coli (ETEC) sinh ñộc tố ñường
ruột phân lập từ lợn mắc tiêu chảy có mang các kháng nguyên F4 (K88), F5
(K99), F41, F6 (987P) và F18 [64].
Kháng nguyên bám dính F4 (K88) [51]: K88 là loại kháng nguyên
không chịu nhiệt và bị phá huỷ ở nhiệt ñộ cao. Nhưng ngược lại, ở nhiệt ñộ
thấp (≤18oC) K88 cũng không ñược sản sinh [7]. F4 là một protein dạng sợi,
bao gồm một tiểu ñơn vị chính (FaeG), và nhiều tiểu ñơn vị phụ (FaeF, FaeH,
FaeC, và có thể FaeI). Cấu tạo của F4 gồm 2 phần, phần không thay ñổi và
phần thay ñổi (khác nhau giữa các chủng). Phần không thay ñổi của các
chủng F4 là giống nhau (kháng nguyên tính F4a); phần thay ñổi chia thành 3
nhóm chính tuỳ thuộc vào tính ngưng kết ñặc hiệu: “b,c” (do Orskov và cs
phân biệt năm 1964) và loại thứ 3 “d” do Guinee và Jansen phân loại năm
1979. Như vậy, hiện có 3 phân type F4 chính F4ab, F4ac, F4ad (3 serotype).
Kháng nguyên F5 (K99): F5 Protein ñược cấu tạo từ các tiểu ñơn vị
18.500 kDa có ñiểm ñẳng ñiện 9,5 [31], gene F5 nằm trên Plasmid [26].
Kháng nguyên F5 là một yếu tố gây bệnh phổ biến, hay gặp ở các chủng

ETEC gây tiêu chảy cho bê, nghé, dê, cừu non, ñôi khi ở lợn [48].
Kháng nguyên F6 (987P): Yếu tố bám dính của các F6 ETEC [59] gắn
vào thụ thể glycoprotein [43] ở tế bào thành ruột. F6 có cấu trúc chuỗi xoắn
ñược tạo thành từ 3 tiểu protein, một tiểu ñơn vị FasA ở ñỉnh nối với các tiểu
ñơn vị của FasF và FasG làm thành sợi pili.
Kháng nguyên F41: Giống như kháng nguyên bám dính F5 nhưng có

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……………..7


trọng lượng phân tử lớn hơn. Gene mã hóa cho F41 nằm ở Genome.
Kháng nguyên bám dính F18: Trước kia gọi là F107 bao gồm 2 biến thể
F18ab và F18ac. Những chủng mang yếu tố bám dính F18ab thường sản xuất
ñộc tố VT2e và gây bệnh phù ñầu, F18ac thường sản xuất ñộc tố ñường ruột
và gây bệnh tiêu chảy. Giữa F18ab và F18ac có miễn dịch bảo hộ chéo.
Những dòng E.coli có mang yếu tố F18 bám lên tế bào biểu mô ruột ở lợn
con sau cai sữa, nhưng lại không thể bám lên tế bào biểu mô ruột ở lợn con sơ
sinh do lợn sơ sinh chưa có các receptor của F18ab và F18ac; có thể ñây là lý
do vì sao chỉ thấy các chủng Verotoxigenic Escherichia Coli (VTEC) và
ETEC ở lợn cai sữa.

2.2. Yếu tố ñộc lực
2.2.1. Yếu tố gây bệnh của ETEC
Các chủng vi khuẩn thuộc nhóm Enterotoxigenic E.coli (ETEC) tham gia
vào quá trình gây bệnh nhờ hai ñặc tính chủ yếu: (1) Khả năng bám dính vào
các tế bào biểu mô ruột nhờ các yếu tố bám dính ở bề mặt vi khuẩn
(Fimbriae) như F4 (K88), F5 (K99), F6 (987P), F41, F17 và F18ac; và (2)
Khả năng sản sinh một hoặc nhiều loại ñộc tố ñường ruột, bao gồm ñộc tố
không chịu nhiệt (LTI và LTII) và ñộc tố chịu nhiệt (STI và STII) [36]. Vì
vậy, ñể xác ñịnh một chủng vi khuẩn E.coli có ñộc lực và có trong quá trình

gây bệnh tiêu chảy của lợn, vấn ñề cần thiết là phải xác ñịnh ñược chúng có
mang cả hai yếu tố gây bệnh trên.
Bám dính là quá trình kết hợp giữa cấu trúc tương ñồng của các kháng
nguyên bề mặt vi khuẩn với các ñiểm nhận trên tế bào. Hiện tượng bám dính
của vi khuẩn lên bề mặt tế bào vừa mang tính chất lý hoá học, vừa mang tính
chất sinh học và ñược thực hiện theo 3 bước:
+ Bước 1: Vi khuẩn liên kết từng phần với bề mặt tế bào, quá trình này
ñòi hỏi vi khuẩn phải có khả năng di ñộng.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……………..8


+ Bước 2: Quá trình hấp phụ: phụ thuộc ñặc tính của vi khuẩn và tế bào
mà vi khuẩn bám dính, tương tác bám dính là phản ứng thuận nghịch.
+ Bước 3: Là quá trình tác ñộng: ảnh hưởng tương tác giữa yếu tố bám
dính của vi khuẩn tại các ñiểm tiếp nhận trên bề mặt tế bào vật chủ.
Hai quá trình trước thực hiện nhờ các tác ñộng vật lí và hoá học, quá trình
thứ 3 ñược liên kết ñặc hiệu giữa kháng nguyên tại yếu tố bám dính (pili) với
receptor tương ứng trên bề mặt của các tế bào biểu mô.
2.2.2. Yếu tố bám dính (Adhesion)
ðây là yếu tố có vai trò ñặc biệt quan trọng giúp vi khuẩn thực hiện bước
ñầu tiên của quá trình gây bệnh [59], là tiêu chuẩn ñể phân biệt vi khuẩn gây
bệnh và vi khuẩn thường trực ñường tiêu hoá không gây bệnh [21]. Nhờ có
yếu tố bám dính, E.coli cố ñịnh ñược vào các tế bào biểu mô của niêm mạc
ruột, không bị rửa trôi theo phân.
Các chủng ETEC sản sinh K88 là một trong những nguyên nhân quan
trọng gây tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa và lợn con theo mẹ [7]. Tỷ lệ ngưng
kết kháng nguyên K88 của các chủng E.coli phân lập từ lợn con tiêu chảy có
thể ñến 93,33%, cao hơn chủng từ lợn con không tiêu chảy (33,33%) [17].
Các thụ thể bcd tương ứng cho các F4 pili là tập hợp các glycoprotein có

khối lượng phân tử từ 45- 70 kDa, thụ thể bc là sự kết hợp của 2 glycoprotein
với khối lượng phân tử tương ứng là 210 và 240 kDa, thụ thể b là một
glycoprotein có khối lượng phân tử là 74 kDa, và thụ thể d là
glycophingolipid, vẫn chưa biết khối lượng phân tử [63].
Kháng nguyên K88 ñảm nhiệm chức năng bám dính của vi khuẩn vào
phần trên của ruột non. Trong phòng thí nghiệm có thể lựa chọn khả năng
bám dính cao dựa vào test kháng nguyên bám tế bào nhung mao ruột lợn và tế
bào phôi gà [22].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……………..9


2.2.3. ðộc tố ñường ruột
ðộc tố ñường ruột: Có hai loại ñộc tố là thành phần chính của
Enterotoxin ñược tìm thấy ở các vi khuẩn E.coli gây bệnh tiêu chảy, khác
nhau ở khả năng chịu nhiệt: ðộc tố chịu nhiệt (Heat Stable Toxin – ST) không
bị biến tính ở nhiệt ñộ 100OC trong 15 phút, ñộc tố không chịu nhiệt (Heat
Labile Toxin – LT) bị vô hoạt ở 60OC trong 15 phút. Gene mã hóa cho LT và
ST nằm trên Plasmid ETEC có thể ñồng thời sản sinh 2 loại ñộc tố hoặc chỉ 1
loại, ở người thường là ST [61].
Nhóm ñộc tố ñường ruột tác ñộng vào chu trình Adenylat làm thay ñổi
quy trình trao ñổi muối-nước ở ruột gây tiêu chảy. Cả hai loại ñộc tố này ñều
không gây ra những biến ñổi bệnh tích hoặc sự thay ñổi về mặt hình thái của
lớp niêm mạc ruột non, chỉ có tác ñộng gây ra những biến ñổi mạnh, làm gia
tăng quá trình thẩm xuất H2O, Na+ và Cl-, gây giảm sự hấp thu nước và các
chất dinh dưỡng. Kết quả là cơ thể bị mất nước, mất muối NaHCO3, con vật
rơi vào tình trạng bị nhiễm ñộc và suy kiệt.
- ðộc tố không chịu nhiệt LT: ðộc tố LT của E.coli có bản chất protein
[37], có khối lượng phân tử lớn, bị vô hoạt ở 60OC trong 15 phút [50]. ðộc tố
LT chỉ tìm thấy ở các chủng ETEC gây bệnh cho người và lợn nhưng lại

không phân lập ñược từ ETEC gây bệnh cho bò [26].
ðộc tố LT, gồm 2 phân lớp LT-I và LT-II, không có phản ứng chéo. LT
tác ñộng bằng cách kích hoạt enzyme adenylate cyclase gây tăng cường chu
trình adenosine monophosphate (cAMP). Sự hoạt ñộng quá ngưỡng của
cAMP trong tế bào dẫn ñến sự gia tăng thẩm xuất Cl-, Na+, HCO- và nước vào
trong lòng ruột. Cơ thể mất nước trầm trọng, các quá trình trao ñổi chất bị
ngừng trệ, con vật bị trúng ñộc do acid nội sinh.
+ LT-I có hai phân lớp LTp (LTp-I) tìm thấy ở E.coli lợn và LTh (LTh-I,
người) có quan hệ gần gần gũi và có thể phản ứng chéo [50].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……………..10


+ LT-II: ðược tìm thấy chủ yếu ở E.coli trên ñộng vật và hiếm khi ở
người, LT-II có một số ñặc tính sinh học tương tự ñộc tố CT và LT-I, nhưng
không bị trung hoà bằng giải ñộc tố của Vibrio cholerae hoặc LT-I [40].
- ðộc tố chịu nhiệt: ST có trọng lượng phân tử nhỏ và những cầu nối
disulfit. ST ñược chia thành 2 nhóm là STa và STb, khác nhau về cấu trúc và
cơ chế hoạt ñộng. Gen mã hoá cho cả 2 nhóm chủ yếu trên plasmid và vài gen
mã hoá ST ñược tìm thấy trên transposon. STa (hay ST-I) ñược sản sinh bởi
ETEC. Protein STa có khoảng 50% giống với EAST1 của EAEC. Một số
chủng ETEC cũng sản sinh ñộc tố EAST1 ngoài ñộc tố Sta [56]. Còn STb chỉ
ñược tìm thấy trong ETEC.
STa: là một peptide gồm 18-19 amino acid với trọng lượng phân tử
khoảng 2 kDa. STa ñược chia thành 2 lớp gọi là STp (ñộc tố ST ở lợn hay
STIa) và STh (ñộc tố ST ở người hay STIb). Thụ thể chính của STa là
enzyme xuyên màng guanylate cyclase C (GC-C) thuộc họ những enzyme
receptor cyclase [62]. Sự kết hợp của STa vào GC-C kích thích hoạt tính GC,
gia tăng lượng cGMP nội bào [58] kích thích tiết Cl- và/hoặc ngăn cản sự hấp
thu NaCl, gây ra sự tiết chất lỏng trong ruột.

STb: STb chủ yếu thấy ở các chủng ETEC từ lợn, hiếm thấy ở các chủng
ETEC gây bệnh trên người. Tiền STb protein có 71 amino acid, chuyển hoá
thành protein hoàn chỉnh gồm 48 amino acid với trọng lượng phân tử khoảng
5,1 kDa [27]. Trình tự STb không tương ñồng với trình tự STa, mặc dù nó
cũng có 4 Cysteine nối với nhau bằng cầu nối disulfit [27]. ðộc tố này bị phá
huỷ ở 100OC trong vòng 15 phút. Mặt khác, STb khá mẫn cảm và bị vô hoạt
bởi proteaza hay Trypsin, bị bất hoạt sau 60 phút ở 37OC. Như vậy, có thể sử
dụng những enzyme này phá hủy STb ñể bảo vệ ñường tiêu hoá [65].
Không giống như STa, STb gây ra những tổn thương lớp biểu mô ruột.
STb có thể kết hợp không ñặc hiệu với màng tế bào chất và ñi vào trong tế

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……………..11


bào. STb không kích thích tiết Cl- như STa, nhưng kích thích tế bào ruột tiết
bicarbonate (HCO3-) [58]. STb không làm tăng cAMP hay cGMP nội bào mặc
dù nó kích thích tăng lượng Calci nội bào từ ngoại bào [32]. STb cũng kích
thích giải phóng PGE2 và serotonin [39].
- Nhóm ñộc tố thứ 3, bán chịu nhiệt EST1 (Enteroaggregative partially –
heat stable enterotoxin 1) do các E.coli thuộc nhóm Enteroaggregative
(EaggEC) cũng thường gặp trong các trường hợp lợn con tiêu chảy.
2.2.4. Yếu tố ñộc lực khác
Yếu tố kháng khuẩn của E.coli (Colicin V): Các chủng E.coli ở người
hoặc ñộng vật thường mang plasmid có gen mã hoá Colicin V [60]. Colicin V
là một yếu tố có bản chất protein trọng lượng phân tử thấp. ColV plasmid mã
hoá cho Colicin V, thấy ở nhiều chủng E.coli thuộc họ Enterobacteriaceae.
Colicin V ức chế sự hình thành thể màng. Ngoài ra, ColV plasmid thường kết
hợp với quá trình xâm nhập và gây bệnh của E.coli [60]. ðặc biệt, những
plasmid này cũng mang các gen có khả năng kích thích sự tăng sinh tế bào
trong vật chủ [66].

Khoảng 78% chủng E.coli gây bệnh bò, gà và cừu sản sinh Colicin V.
Nếu như, loại bỏ plasmid colicin V, vi khuẩn giảm ñộc lực và ngược lại. Một
số ColV plasmid làm tăng sức ñề kháng của vi khuẩn ñối với vật chủ.
Có hai yếu tố ñộc lực ñã ñược xác ñịnh có mặt trên ColV plasmid [60].
Một loại làm tăng khả năng kháng cơ chế phòng vệ bằng cách mã hoá cho các
protein tăng cường khả năng kháng lại cơ chế giải ñộc của vật chủ, quá trình
này ñược tiến hành gián tiếp thông qua chất bổ trợ trong huyết thanh.
Loại thứ hai là ColV plasmid mã hoá cho một hệ thống vận chuyển sắt
[66] vì tất cả các sinh vật, ñể duy trì cuộc sống ñều cần phải có sắt. Hầu hết
các vi khuẩn phải có khả năng ñồng hoá ñược dinh dưỡng, khoáng từ môi

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……………..12


trường mà ở ñó kim loại thường tồn tại ở dạng keo hydroxit không hoà tan
hoặc ở dạng phức chất. Do ñó, ñể tồn tại ñược trong môi trường vật chủ, vi
khuẩn mang những plasmid có chứa các gen mã hoá cho một hệ thống khử sắt
Hydroxamate ái lực cao có khả năng chuyển Fe2+ ở dạng phức transferrin
hoặc lactoferrin ở trong vật chủ ñể thành dạng sắt mà sinh vật dễ dàng hấp thụ
ñể sinh trưởng [66]. Hệ thống vận chuyển sắt ái lực cao và ColV plasmid
trong E.coli có mối leein hệ chặt chẽ, ñảm bảo sử dụng ñược nguồn Fe2+ sẵn
có trong cơ thể của vật chủ bị nhiễm cho sự tồn tại và phát triển.
Các Colicin V tác ñộng ñến tế bào mẫn cảm theo cơ chế gây ñộc: phong
tỏa tế bào không cho tiếp xúc hoặc thu nhận chất dinh dưỡng, do ñó vi khuẩn
mẫn cảm bị rơi vào trạng thái mất cân bằng trao ñổi chất, thoái hoá và phân
rã; Colicin V tự ngấm vào tế bào vi khuẩn “ñịch thủ” và tác ñộng như những
enzyme cắt các acid nucleic nội bào, dẫn tới phá huỷ hoàn toàn hệ gen của vi
khuẩn; vài loại Colicin V khác tạo ra các kênh vận chuyển ion qua màng tế
bào vi khuẩn gây ra sự quá tải về nồng ñộ, chủng loại ion, làm mất cân bằng
hiệu ñiện thế qua màng, rối loạn trao ñổi chất và bị tiêu diệt.

Yếu tố kháng kháng sinh: ðể ñiều trị bệnh ñường ruột, người chăn nuôi
ñã sử dụng nhiều loại kháng sinh, ngoài ra họ còn trộn kháng sinh vào thức ăn
với tỷ lệ thấp ñể phòng bệnh do vi khuẩn và kích thích tăng trọng. Vì vậy sự
kháng kháng sinh của vi khuẩn ñường ruột nói chung và E.coli nói riêng ñang
ngày một tăng, làm cho hiệu quả ñiều trị giảm thấp, thậm chí nhiều loại kháng
sinh còn bị kháng hoàn toàn.
Sử dụng kháng sinh lan tràn là tác nhân gây ra sự chọn lọc và phát triển
rộng rãi các chủng kháng kháng sinh vốn có sẵn trong mỗi thế hệ vi khuẩn.
Trong môi trường, các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh khác nhau di chuyển
từ vi khuẩn này qua vi khuẩn khác làm tồn tại trên cùng một vi khuẩn nhiều R
plasmid tạo thành các chủng kháng nhiều loại kháng sinh [57].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……………..13


2.3. Bệnh do E.coli gây ra ở lợn con theo mẹ
Lợn con sơ sinh bị tiêu chảy do nhiều nguyên nhân, trong ñó có E.coli.
Bệnh thường xảy ra ổ lợn của nái ñẻ lứa ñầu. Bệnh thường xảy ra khi thời tiết
thay ñổi, khí hậu rét, mưa nhiều, ñộ ẩm cao.
Phần lớn các chủng E.coli gây bệnh tiêu chảy ở lợn con mới sinh thuộc
thuộc nhóm ETEC với các serogroup O8, O9, O20, O101, O141, O147, O149
và O157, trong ñó serogroup O149 là phổ biến nhất [49]. Các ETEC mang
một hoặc nhiều kháng nguyên bám dính như F4, F5, F6, F18, F41 và có khả
năng sản sinh ñộc tố ñường ruột ST và LT.
Triệu chứng: Bệnh xảy ra rất nhanh thường 12 giờ sau khi sinh, thậm chí
chỉ sau 2 giờ sau khi sinh. Lợn sơ sinh chết ngay sau khi xuất hiện triệu chứng
tiêu chảy, tỷ lệ chết trong ñàn có thể lên tới 70%, chủ yếu dưới 4 ngày tuổi.
Nền chuồng có phân màu trắng, lợn con tụm vào một góc chuồng. Lợn
con xù lông, gầy còm, suy nhược, yếu ớt, các ñầu xương nhô ra, mắt trũng
sâu. Chuyển biến từ còn bú sang bỏ bú; phân từ màu sáng sang màu trắng

hoặc xám, lúc ñầu thành bãi, về sau phân tự do chảy, lợn bê bết phân. Một số
trường hợp lợn có triệu chứng nôn mửa. Trọng lượng cơ thể lợn giảm sút
nhanh 30- 40%, cơ vùng bụng run rẩy, nhão, không còn trương lực.
Bệnh tích: Xác chết gầy, phần thân sau bê bết phân; toàn bộ ñường tiêu
hoá xuất huyết, các xuất huyết ñiểm ở ruột non và thành dạ dày. Dạ dày giãn
rộng, chứa ñầy sữa ñông vón không tiêu. Ruột non căng phồng chứa ñầy hơi,
thành ruột có những ñám xuất huyết, chất chứa lẫn máu, niêm mạc ruột non
bong tróc, thành ruột mỏng. Hệ thống lâm ba ruột tụ huyết. Các cơ quan nội
tạng khác như tim, gan, thận, phổi ít biến ñổi.
Chẩn ñoán: Chẩn ñoán phân biệt dựa vào triệu chứng của bệnh tiêu chảy
do E.coli gặp nhiều khó khăn do biểu hiện lâm sàng của bệnh rất giống với
bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm do virus. Tuy nhiên có thể dựa vào ñặc

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……………..14


ñiểm phát bệnh ñể phân biệt: Bệnh colibacillosis thường xảy ra sớm hơn (212 giờ), bệnh do virus TGE (Transmission GastroEnteroritis) thường xuất
hiện muộn hơn (72 giờ). Tỷ lệ chết do colibacillosis khoảng 5-70%, trong khi
ñó tỷ lệ chết do TGE xấp xỉ 100%.
Chẩn ñoán phòng thí nghiệm: Thường phải phân lập căn bệnh trên các
môi trường ñặc hiệu, xác ñịnh các yếu tố ñộc lực bằng PCR và type kháng
nguyên O và F bằng ngưng kết và ELISA.

2.4. Bệnh tiêu chảy do E.coli ở lợn sau cai sữa
Bệnh thường xảy ra ở tất cả các lứa tuổi của lợn, nhưng tỷ lệ mắc bệnh,
mức ñộ trầm trọng và tỷ lệ chết cao tập trung vào lợn con từ 4 tuần tuổi ñến
sau cai sữa 1 tháng.
ðặc ñiểm: Bệnh thường xảy ra ở lợn sau cai sữa 3-10 ngày với triệu
chứng tiêu chảy, ñôi khi có lợn chết ñột ngột ở ngày thứ 4 - 5 sau cai sữa.
Bệnh lây lan trong ñàn rất nhanh, trong vòng 1-3 ngày tỷ lệ ốm có thể lên tới

80-90%. Ở trại chăn nuôi tập trung, trong thời gian ngắn bệnh sẽ lây sang các
ñàn khác. Bệnh cũng có thể tồn tại trong ñàn bị nhiễm hàng tuần hoặc tháng.
2.4.1. Các chủng gây bệnh
Các chủng E.coli thuộc nhóm ETEC là nguyên nhân chính của bệnh tiêu
chảy ở lợn sau cai sữa. Ngoài nhóm ETEC, các chủng E.coli thuộc nhóm
VTEC, EPEC và gần ñây nhóm EaggEC (Enteroaggrigative E.coli) cũng
thường xuyên phân lập ñược từ lợn con bị bệnh tiêu chảy [69].
2.4.2. Yếu tố ñộc lực
Những chủng này thường mang một hoặc nhiều kháng nguyên bám dính
F4, F5, F6 và F41 và có thể sản sinh ñộc tố ñường ruột như Sta, STb, LT1,
LT2 và ST1, EAST1 [STb (77.6%), EAST1 (65.8%), LT (61.6%), STa
(26.5%) and VT2e (16.4%) [35]].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……………..15


Ở lợn con sau cai sữa các chủng E.coli thuộc nhóm ETEC là nguyên nhân
chính gây bệnh Colibacillosis [49]. Các chủng F4 E.coli là nguyên nhân chính
gây bệnh tiêu chảy (44,7%), tuy nhiên cũng thường gặp F18 (39,3), ñôi khi
Intimin (1,4%), và F6 (0,9%) và F5, F41 [35, 53]. ða số các chủng E.coli
thuộc nhóm ETEC gây bệnh tiêu chảy cho lợn con sau cai sữa thuộc một số
serotype ñặc trưng như O149, O138, O139, O141, O147 và O8, trong ñó các
chủng thuộc tổ hợp O 149:K91:K88 (F4) là phổ biến [38].
2.4.3. Sinh bệnh học
Các Receptor của kháng nguyên bám dính của E.coli thuộc nhóm ETEC
gây bệnh tiêu chảy sau cai sữa: Các receptor của F4 xuất hiện nhiều ở niêm
mạc ruột của lợn con sơ sinh và có xu hướng giảm nhẹ ở lợn con sau cai sữa.
Ngoại cảnh: Có rất nhiều yếu tố liên quan ñến quá trình gây bệnh của vi
khuẩn E.coli ở lợn sau cai sữa như: lợn con bị stress khi tách mẹ, nhập chung
với ñàn khác, thay ñổi thức ăn, mất nguồn kháng thể bị ñộng truyền qua sữa

mẹ, chuồng ẩm.
Cơ thể lợn: pH trong ñường ruột của lợn sau cai sữa cao hơn so với trước
cai sữa, yếu tố này rất quan trọng bởi vì các chủng E.coli dung huyết thuộc
serotype O149, K88 từ phần cuối của hệ thống tiêu hoá chuyển ñến cư trú ở
phần trước của ruột non. Số lượng của các chủng E.coli gây dung huyết ở
phần trung tâm của ruột chạy có thể nhiều 103 ñến 105 lần ở lợn con bị nhiễm
bệnh Colibacillosis so với lợn khoẻ mạnh ở cùng lứa tuổi.
Miễn dịch ở lợn cai sữa: Lợn con sau cai sữa là mất ñi nguồn miễn dịch
thụ ñộng qua sữa mẹ. Ở giai ñoạn sau cai sữa sự bảo hộ qua sữa mẹ mất ñi,
lợn con chưa có khả năng tự sản sinh kháng thể ñể phòng bệnh
2.4.4. Triệu chứng
Ngay sau khi cai sữa 3-4 ngày, lợn có hiện tượng giảm cân với tỷ 50-

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……………..16


100%. Trong một số trường hợp không có biểu hiện tiêu chảy. Trong ñàn có 1
hoặc 2 con lợn chết ñột ngột nhưng không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng.
Sau ñó một nhóm trong ñàn có triệu chứng tiêu chảy, lây lan và tỷ lệ ốm chết
lên ñến 100%. Triệu chứng ñiển hình là sốt, bỏ ăn, phân lỏng, màu vàng, mùi
hôi tanh, ñi lại siêu vẹo, co giật, ñầu, mặt phù. Xuất hiện những vùng da tím
tái ở mũi, chóp tai và bụng. Một vài lợn có triệu chứng thần kinh, ñi vòng tròn
theo một chiều nhất ñịnh hoặc liệt hai chân sau, vào giai ñoạn cuối lợn nằm
nghiêng chân bơi chèo, xác gày và bẩn. Trong một ñàn, bệnh thường kéo dài
6-7 ngày. Nếu không ñiều trị kịp thời lợn bệnh bị chết sau 5 ngày nhiễm, số
còn lại chậm lớn, còi cọc.
2.4.5. Bệnh tích
Mức ñộ bệnh tích phụ thuộc nhiều vào tuổi mắc bệnh, thời gian kéo dài
của bệnh, thường bệnh tích tập trung ở cơ quan tiêu hoá và hô hấp. Nhìn
chung xác lợn chết gầy, bẩn; thân bê bết phân; mắt trũng sâu; tím tái ở mũi,

tai. Niêm mạc mắt miệng nhợt nhạt; Phổi nhợt nhạt và khô; cơ tim nhão, mất
trương lực; bàng quang xẹp, niêm mạc xuất huyết; gan mất màu, có những nốt
hoại tử trên bề mặt. Dạ dày chứa ñầy thức ăn. Chất chứa trong các ñoạn ruột
có trạng thái khác nhau từ nhiều nước ñến sền sệt, có mùi ñặc trưng. Niêm
mạc ruột, dạ dày xuất huyết, nếu tiêu chảy nặng niêm mạc bị bong tróc.
Quan sát bệnh tích vi thể thấy lẫn trong lớp tế bào lông nhung là vi khuẩn
E.coli. Lớp tế bào lông nhung bị phá huỷ nặng [13].
2.4.6. Chẩn ñoán
Chẩn ñoán phân biệt: cần phân biệt với bệnh viêm ruột và phó thương hàn
cũng có triệu chứng tiêu chảy và chết nhưng không liên quan ñến giai ñoạn
cai sữa, 2 bệnh này thường gặp ở lợn nhỡ. Lợn con bị bệnh phó thương hàn có
phân mùi thối khắm, lẫn dịch nhầy, thỉnh thoảng có lẫn máu. Bệnh viêm ruột
tiêu chảy thường xảy ra dai dẳng trong ñàn, lợn bị bệnh thường sốt cao.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……………..17


×