Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Báo Cáo IPO – Công Ty Bảo Hiểm Ngân Hàng Đầu Tư & Phát Triển VN (BIC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.23 KB, 12 trang )

BỘ PHẬN PHÂN TÍCH & TƯ VẤN ĐẦU TƯ

CT BẢO HIỂM NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VN (BIC)
NGÀNH: BẢO HIỂM

ADVISORYTƯADVISOR

BÁO CÁO IPO

26/07/2010

Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) sẽ là đơn vị
trực thuộc BIDV đầu tiên thực hiện cổ phần hóa (đấu giá vào ngày 05/08/2010).
BIC hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm và đầu tư tài
chính. Trong năm 2009, 78% doanh thu phí bảo hiểm gốc của BIC là từ ba nghiệp
vụ chính gồm: bảo hiểm tài sản và thiệt hại, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm thân
tàu và trách nhiệm chủ tàu. 50% doanh thu bảo hiểm được thực hiện qua kênh
phân phối bancassurance với sự hỗ trợ của Ngân hàng mẹ (BIDV) và các Ngân
hàng đối tác.

Nguyễn Thị Thùy Giang
Chuyên viên Cấp cao


Tính đến 31/12/2009, BIC đứng thứ 6 trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt
Nam với thị phần 2.7%. BIC đứng đầu về phân phối sản phẩm bảo hiểm qua kênh
Bancassurance.
Tính đến 31/12/2009, BIC có tổng tài sản, vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ lần lượt
là khoảng 1.813 tỷ đồng, 519 tỷ đồng và 500 tỷ đồng. Năm 2009, BIC đạt 78 tỷ
đồng lợi nhuận sau thuế, trong đó lợi nhuận đến từ hoạt động kinh doanh bảo
hiểm lỗ 5,8 tỷ đồng và lợi nhuận đến từ hoạt động đầu tư tài chính lãi 90 tỷ đồng.


Tính đến 31/12/2009 danh mục đầu tư tài chính của công ty đạt 1.524 tỷ đồng,
trong đó 80% là tiền gửi ngân hàng.
Tóm tắt phân tích tài chính:
Tốc độ tăng trưởng phí bảo hiểm gốc cao hơn trung bình ngành và các công ty
niêm yết. Theo số liệu của HHBHVN, năm 2009 BIC tăng trưởng 39%, cao hơn
mức trung bình ngành là 25%;
Tỷ lệ bồi thường xấp xỉ mức trung bình ngành (38%) và thấp hơn các công ty bảo
hiểm đứng đầu thị trường (BMI: 60%, Bảo hiểm Bảo Việt: 44%);
Dự phòng nghiệp vụ tăng trưởng liên tục qua các năm nhưng tỷ lệ DPNV/VCSH
vẫn thấp hơn các công ty niêm yết. Tỷ lệ này của BIC năm 2009 là 34%;
Tỷ suất lợi nhuận sinh lời nhìn chung khả quan hơn các công ty bảo hiểm niêm
yết. ROE và ROA lần lượt là 16.2% và 4.4%;
Tiền gửi ngân hàng với lãi suất trung bình 11.2% cho năm 2009, chiếm 80% danh
mục đầu tư tài chính và 67% tổng tài sản tính đến 31/12/2009.
BIC đặt mục tiêu sẽ trở thành 1 trong 5 công ty bảo hiểm hàng đầu Việt Nam vào
năm 2012 và Công ty dự kiến đến năm 2015 sẽ đạt thị phần khoảng 4%. Tận dụng
sự hỗ trợ của Ngân hàng mẹ và các Ngân hàng đối tác, BIC định hướng trong các
năm tới sẽ tập trung vào mảng bảo hiểm tài sản kỹ thuật, bảo hiểm bảo lãnh, phát
triển kênh Bancassurance, kênh bán bảo hiểm trực tuyến và mở rộng hoạt động
đầu tư tài chính để tăng khả năng sinh lời.
So sánh chỉ số PE tại giá khởi điểm 10.200 đồng/cổ phiếu.
22/07/2010
PNT
PNT
TBH
Tài chính
PNT

Mã CK Giá (đồng) EPS - 4Q gần nhất PE (TTM) EPS - KH 2010
PVI

24,500
2,078
11.8
2,194
BMI
19,100
3,117
6.1
2,202
VNR
24,400
2,908
8.4
3,051
BVH
45,000
1,449
31.1
1,414
BIC
10,200
1,472
6.9
1,042

PE 2010
11.2
8.7
8.0
31.8

9.8

Nguồn: SSI tính toán dựa trên kế hoạch kinh doanh 2010 của các công ty. EPS 4 quý gần
nhất là quý 1 năm 2010 và 3 quý cuối năm 2009. Chú ý là việc so sánh BIC với BVH – tập
đoàn đa ngành và VNR – tái bảo hiểm là không phù hợp.

Chú thích: PNT: Phi nhân thọ, NT: Nhân thọ, TBH: Tái bảo hiểm

SSI là tổ chức tư vấn và nhận phí tư vấn của công ty được viết trong báo cáo này. SSI cũng có thể thực
hiện hoặc mong muốn thực hiện các dịch vụ tư vấn hoặc dịch vụ tài chính khác cho công ty hoặc các công
ty liên kết của công ty này. Nhà đầu tư nên cân nhắc báo cáo này như một trong các yếu tố khi đưa ra
quyêt định đầu tư.

1


KHỐI PHÂN TÍCH VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ

Tổng quan về Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam (sau đây
gọi là “BIC” hay “Công ty”) là công ty con 100% vốn Nhà nước, trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(sau đây gọi là “BIDV” hay “Ngân hàng mẹ”). Lợi nhuận của Công ty chủ yếu đến từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm
phi nhân thọ và hoạt động đầu tư tài chính, được coi là hai nguồn thu chính của một công ty bảo hiểm. Hiện nay
Công ty có trụ sở chính tại Hà Nội, 19 chi nhánh đặt tại các trung tâm vùng, 50 phòng kinh doanh khu vực và 700 đại
lý bảo hiểm trên toàn quốc. Đến 31/12/2009 vốn điều lệ của BIC là 500 tỷ đồng.
 Các mốc lịch sử chính


Năm 1999: BIDV và Công ty Bảo hiểm Quốc tế QBE (Úc) hợp tác thành lập Công ty Liên doanh Bảo hiểm
Việt Úc (BIDV-QBE).




Cuối năm 2005: BIDV mua lại phần vốn góp của QBE trong liên doanh và đổi tên liên doanh thành Công ty
Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) và hoạt động với tên gọi mới từ ngày 01/01/2006.



Năm 2006: Tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng.



Năm 2007: Tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng.



Năm 2008: BIC hợp tác với Ngân hàng Liên doanh Lào Việt (LVB) và Ngân hàng Ngoại thương Lào (BCEL)
thành lập Công ty Liên doanh Bảo hiểm Lào Việt (LVI).



Năm 2009: BIC được giao quản lý toàn diện hoạt động Công ty Bảo hiểm Cambodia Việt Nam (CVI).
20

18

18

400


15
11
10

471

500

354

300

265

8
200

5
100

0

0

2006

2007

2008


2009

2006

Số lượng chi nhánh

2007

2008

2009

Số lượng nhân viên

Nguồn: Báo cáo tài chinh kiểm toán năm 2008 và 2009 của BIC
 Hoạt động kinh doanh chính
BIC hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ (kinh doanh bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm). Hiện nay
Công ty có trên 80 loại hình sản phẩm thuộc 9/11 nghiệp vụ bảo hiểm theo phân loại của Hiệp hội Bảo hiểm Việt
Nam (HHBHVN). Ba nghiệp vụ bảo hiểm chính là bảo hiểm tài sản và thiệt hại, bảo hiểm xe cơ giới và bảo hiểm
thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu chiếm 78% phí bảo hiểm gốc trong năm 2009. Trong năm 2008, ba
nghiệp vụ này cũng chiếm tới 77% phí bảo hiểm gốc. Cơ cấu doanh thu này phù hợp với cơ cấu phí bảo hiểm
gốc theo nghiệp vụ của toàn thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam, theo đó ba nghiệp vụ bảo hiểm này
chiếm 65% phí bảo hiểm gốc năm 2009.

SSI nghiêm cấm việc sử dụng, và mọi sự in ấn, sao chép hay xuất bản toàn bộ hay từng
phần bản Báo cáo này vì bất kỳ mục đích gì mà không có sự chấp thuận của SSI.

2



KHỐI PHÂN TÍCH VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ

Cơ cấu phí bảo hiểm gốc theo nghiệp vụ năm 2009 (triệu đồng)

128,518
35%
47,924
13%
111,001
30%

BH tài sản và BH thiệt hại

BH xe cơ giới

BH thân tàu và TNDS chủ tàu

BH cháy nổ

BH sức khỏe và BH tai nạn con người

BH hàng hóa vận chuyển

BH trách nhiệm

BH hàng không

BH thiệt hại kinh doanh

Nguồn: Báo cáo tài chinh kiểm toán năm 2009 của BIC

Về hoạt động nhận tái bảo hiểm, BIC thực hiện nhận tái bảo hiểm ở cả 9 nghiệp vụ trên. Phí nhận tái nhỏ, bằng
khoảng 10% phí bảo hiểm gốc và nghiệp vụ bảo hiểm tài sản và thiệt hại chiếm 84% tổng phí nhận tái bảo hiểm
trong năm 2009.
Về hoạt động đầu tư tài chính, cho tới 31/12/2009 danh mục đầu tư tài chính của BIC là 1.524 tỷ đồng, chủ yếu là
tiền gửi ngân hàng và trái phiếu. Doanh thu hoạt động đầu tư tài chính chiếm 37% tổng doanh thu nhưng cũng
như các doanh nghiệp bảo hiểm khác, hoạt động tài chính đóng góp lợi nhuận chủ yếu cho BIC trong khi hoạt
động kinh doanh bảo hiểm sinh lời thấp.
 Cơ cấu công ty
Theo báo cáo kiểm toán năm 2009, Công ty có một công ty liên doanh là Công ty Liên doanh Bảo hiểm Lào Việt
hoạt động tại Lào. Tính đến 31/12/2009, BIC góp 51% trong công ty liên doanh, tương đương 1.530.000 đô la
Mỹ.
 Cơ cấu sở hữu
Tính đến ngày 31/12/2009, BIC là công ty 100% vốn Nhà nước, trực thuộc BIDV.
Vị thế của BIC trong ngành bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam
 Ngành bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam
Ngành bảo hiểm Việt Nam tăng trưởng cao trong 3 năm gần đây.
Phí bảo hiểm gốc của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam (2007-2009)
33%

16,000
14,000

29%

35%

25%

30%


13,643

12,000

25%

10,000

10,950

20%

8,000
6,000

15%

8,258

10%

4,000

5%

2,000
-

0%
2007


2008

2009

Phí bảo hiểm gốc - thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam (tỷ đồng)

Tốc độ tăng trưởng

Nguồn: HHBHVN và Bộ Tài chính
SSI nghiêm cấm việc sử dụng, và mọi sự in ấn, sao chép hay xuất bản toàn bộ hay từng
phần bản Báo cáo này vì bất kỳ mục đích gì mà không có sự chấp thuận của SSI.

3


KHỐI PHÂN TÍCH VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ

Tính đến 31/12/2009, số lượng doanh nghiệp bảo hểm phi nhân thọ của Việt Nam là 28, trong đó có 7 công ty
100% vốn nước ngoài và 3 công ty liên doanh. Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam có tính tập trung cao
sẽ gây những khó khăn nhất định cho các công ty mới và nhỏ hơn giành thị phần. Bốn công ty đứng đầu thị
trường là Bảo hiểm Bảo Việt, PVI, Bảo Minh và PIJICO đang chiếm tới 70.13% tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc.
Các công ty còn lại mỗi công ty chỉ chiếm dưới 3% thị phần.
Thị phần bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam (2009)

16.46%

Bao Viet

26.95%


2.38%

PVI

2.47%
2.50%
2.69%

Bao Min h

3.36%

PTI

PIJICO

BIC

MIC

13.37%

9.51%

AAA

20.30%

Bao Lo n g

Cô n g ty kh ác

Nguồn: HHBHVN
 Vị thế của BIC trong ngành bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam
Tính đến 31/12/2009 Công ty đứng thứ 6 trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam với thị phần phí bảo
hiểm gốc là 2.69%. BIC đã dần gia tăng thị phần và vị thế của mình trong 4 năm hoạt động kể từ năm 2006.
Thị phần của BIC
3.0%

2.46%

2.5%
2.0%

2.69%

1.78%

1.5%
1.0%

0.63%
0.5%
0.0%
2006

2007

2008


2009

Thị phần của BIC

Nguồn: HHBHVN và Bộ Tài chính
Trong bối cảnh thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam cạnh tranh khốc liệt như trong thời gian qua, việc
nâng cao vị thế một cách ổn định của BIC là một thành công của Công ty trong 4 năm qua.
Với ba nghiệp vụ chính, BIC có thị phần tương ứng khác nhau.


Nghiệp vụ bảo hiểm tài sản và thiệt hại: đứng thứ 6 với 4.1% thị phần



Nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới: đứng thứ 10 với 2.5% thị phần



Nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu: đứng thứ 6 với thị phần 3.1%
(Nguồn: HHBHVN)

Như vậy trong 3 nghiệp vụ chính tạo phần lớn doanh thu, bảo hiểm xe cơ giới chiếm 30% doanh thu của BIC
nhưng BIC chỉ đứng thứ 10 trên thị trường. Mặc dù bảo hiểm xe cơ giới chiếm tới 32% phí bảo hiểm gốc toàn thị

SSI nghiêm cấm việc sử dụng, và mọi sự in ấn, sao chép hay xuất bản toàn bộ hay từng
phần bản Báo cáo này vì bất kỳ mục đích gì mà không có sự chấp thuận của SSI.

4



KHỐI PHÂN TÍCH VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ

trường song đây được đánh giá là nghiệp vụ bảo hiểm có mức độ cạnh tranh rất cao và các doanh nghiệp bảo
hiểm thường chịu lỗ ở nghiệp vụ này . BIC chủ trương không phát triển mạnh nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới.
BIC có thế mạnh trong nghiệp vụ bảo hiểm tài sản và thiệt hại. Một phần lý do là vì BIC được sự hỗ trợ của BIDV
trong việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các dự án đầu tư và tài sản thế chấp trong hợp đồng tín dụng của
khách hàng vay vốn tại BIDV.
Với sự hỗ trợ của Ngân hàng mẹ và các Ngân hàng đối tác, BIC hiện đứng đầu thị trường về phân phối sản
phẩm bảo hiểm qua kênh ngân hàng (Bancassurance).
Tình hình hoạt động kinh doanh 2007 – 2009
 Phân tích tài chính
Tóm tắt phân tích tài chính:


Tốc độ tăng trưởng phí bảo hiểm gốc cao hơn trung bình ngành và các công ty niêm yết



Tỷ lệ bồi thường xấp xỉ mức trung bình ngành và thấp hơn các công ty bảo hiểm niêm yết



Dự phòng nghiệp vụ tăng trưởng liên tục qua các năm nhưng tỷ lệ DPNV/VCSH vẫn thấp hơn các công ty
niêm yết



Tỷ suất lợi nhuận sinh lời nhìn chung khả quan hơn các công ty bảo hiểm niêm yết




Tiền gửi ngân hàng với lãi suất trung bình 11.2% cho năm 2009, chiếm 80% danh mục đầu tư tài chính và
67% tổng tài sản tính đến 31/12/2009

Tăng trưởng phí bảo hiểm gốc luôn ở mức cao hơn trung bình ngành trong hai năm 2008 và 2009. Theo số liệu
trong báo cáo kiểm toán năm 2009, BIC đạt tốc độ tăng trưởng cao 37% trong năm 2009 chủ yếu là do hai
nghiệp vụ bảo hiểm có tốc độ tăng trưởng cao và cao hơn mức chung của toàn ngành. Bảo hiểm xe cơ giới tăng
53% trong khi toàn thị trường bảo hiểm xe cơ giới tăng 37%. Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm chủ tàu tăng 97%
trong khi toàn thị trường tăng 22%.
Mức tăng 37% trong năm 2009 cao hơn so với các công ty bảo hiểm phi nhân thọ niêm yết hiện nay. Bảo hiểm
Bảo Việt, PVI, Bảo Minh và PTI tăng trưởng lần lượt là 11%, 37%, âm 3% và 4%. Tuy nhiên so với mức tăng của
một số công ty bảo hiểm ngay phía sau BIC là MIC (139%) và AAA (66%) thì BIC cần tiếp tục duy trì một tốc độ
tăng trưởng cao để có thể giành được thị phần. Đặc biêt là khi các công ty này cũng đang cạnh tranh để giành vị
trí thứ 5 trên thị trường.
Tốc độ tăng trưởng phí bảo hiểm gốc của ngành và BIC (2008 và 2009)
100%

82%
80%

60%

40%

33%

39%
25%

20%


0%

2008

2009

Tốc độ tăng trưởng ngành

Tốc độ tăng trưởng - BIC

Nguồn: HHBHVN và Báo cáo tài chính kiếm toán 2009 của BIC
SSI nghiêm cấm việc sử dụng, và mọi sự in ấn, sao chép hay xuất bản toàn bộ hay từng
phần bản Báo cáo này vì bất kỳ mục đích gì mà không có sự chấp thuận của SSI.

5


KHỐI PHÂN TÍCH VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ

Tỷ lệ bồi thường bảo hiểm gốc của BIC năm 2009 (38%) thấp hơn nhẹ so với mức trung bình ngành là 38.64%.
Một phần lý do là các sản phẩm của chất lượng rủi ro tương đối tốt do chủ yếu đối tượng bảo hiểm là từ các
nguồn vay của ngân hàng nên hầu như đã được ngân hàng đánh giá rủi ro sơ bộ và BIC thực hiện chính sách
quản lý rủi ro chặt chẽ. Kết quả là tỷ lệ bồi thường thấp hơn bình quân chung thị trường.
Tỷ lệ bồi thường bảo hiểm gốc 2009
70%
60%
60%
50%
40%


44%

38.64%

40%

38%
31%

30%

27%

20%
10%
0%
Trung bình
ngành

Bảo Minh

Trung bình ngành

Bảo Việt

PiJico

Bảo Minh


Bảo Việt

BIC

PiJico

PVI

BIC

PVI

PTI

PTI

Nguồn: HHBHVN
Quỹ dự phòng nghiệp vụ liên tục tăng trong các năm đồng thời tỷ lệ dự phòng nghiệp vụ trên vốn chủ sở hữu
được tích lũy và tăng trưởng liên tục. Quỹ dự phòng lớn giúp doanh nghiệp bảo hiểm nâng cao năng lực tài
chính, năng lực chi trả bồi thường khi có rủi ro lớn xảy ra và giúp tạo nguồn thu cho doanh nghiệp bảo hiểm.
Nguyên nhân là do Công ty đã áp dụng phương pháp trích lập cao, (khác với một số công ty bảo hiểm niêm yết)
ví dụ như trích lập dự phòng phí chưa được hưởng theo phương pháp từng ngày và trích lập dự phòng dao động
lớn bằng 5% phí bảo hiểm giữ lại của năm (mức tối đa theo quy định).
Mặc dù áp dụng mức trích lập dự phòng cao nhưng do thời gian hoạt động ít hơn các công ty bảo hiểm niêm yết
nên tỷ lệ dự phòng nghiệp vụ trên vốn chủ sở hữu của BIC vẫn thấp hơn. Ví dụ tỷ lệ này trong năm 2009 của
BMI, PVI và Bảo hiểm Bảo Việt lần lượt là 37%, 37% và 262%.
Dự phòng nghiệp vụ và tỷ lệ dự phòng nghiệp vụ/Vốn chủ sở hữu của BIC (2007-2Q2010)

Nguồn: BIC
Tỷ suất sinh lời của BIC biến động mạnh qua các năm 2007 – 2009. Tỷ suất lợi nhuận gộp từ bảo hiểm thường

cao trên 20% do doanh thu tăng nhanh và tỷ lệ bồi thường ở mức trung bình. Do chi phí quản lý cao khiến tỷ suất
lợi nhuận thuần từ bảo hiểm cả ba năm trên đều âm. Nhờ thu nhập từ hoạt động tài chính nên tỷ suất lợi nhuần
trước và sau thuế được cải thiện đáng kể (trừ năm 2008).

SSI nghiêm cấm việc sử dụng, và mọi sự in ấn, sao chép hay xuất bản toàn bộ hay từng
phần bản Báo cáo này vì bất kỳ mục đích gì mà không có sự chấp thuận của SSI.

6


KHỐI PHÂN TÍCH VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ

Tỷ suất lợi nhuận của BIC (2007-2009)
40%

34.75%

33.57%
32.46%
26.66%
20.06%

30%

25.28%
20.12%

20%
10%
0%

2007

-10%

2008

2009
-2.42%

-20%
-21.24%

-30%

-22.30%

-40%
-50%

-45.37%
-45.37%

Tỷ suất lợi nhuận gộp từ HDDBH

Tỷ suất lợi nhuận thuần từ HĐBH

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế


Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán 2008 và 2009 của BIC
Chi phí quản lý của BIC cao trong 2007 và 2008 là do Công ty đầu tư mở rộng mạng lưới khai thác, đầu tư nguồn
nhân lực. Chiếm chủ yếu trong chi phí quản lý (76%) là chi phí nhân công và chi phí dịch vụ thuê ngoài. Tuy
nhiên tỷ trọng chi phí quản lý trong doanh thu thuần giảm đáng kể trong 3 năm gần đây chứng tỏ công ty đã từng
bước nâng cao việc quản lý và cắt giảm chi phí.
Chi phí quản lý doanh nghiệp của BIC (2007-2009)
Đơn vị: triệu đồng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Tăng trưởng YoY
% doanh thu thuần
Chi phí nhân công
Chi phí KHTSCĐ
Chi phí dịch vụ thuê ngoài
Chi phí khác

2007
39,277

2008
71,877
83%
42%
30,553
2,404
23,963
14,957

56%
14,921
1,275

10,269
12,812

2009
66,567
-7%
28%
24,523
3,013
26,187
12,843

Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán 2008 và 2009 của BIC
So với các công ty bảo hiểm phi nhân thọ niêm yết, các tỷ số lợi nhuận trước và sau thuế của BIC tốt hơn. Tỷ
suất lợi nhuận gộp và thuần ở mức trung bình.
Các chỉ tiêu sinh lời của BIC so với các công ty bảo hiểm khác (2009)
2009
Tỷ suất lợi nhuận gộp từ HĐBH
Tỷ suất lợi nhuận thuần từ HĐBH
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
ROE
ROA

BIC
25%
-2%
34%
32%
16.24%

4.38%

BH Bảo Việt
26%
-1%
-8%
34.75%
40%
-6%
30% 16.45%
3.82%
20%

PVI
47%
2%
17%
16%
26.66%8.44%
3.66%
20.06%

BMI
27%
-4%
15%
14%
8.49%
5.30%
20.12%


Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán 2009 của các công ty.
10%

Chú ý: ROE và ROA tính trên số dư trung bình của vốn chủ sở hữu (không gồm quỹ khen thưởng phúc lợi) và số
0%

-10%


trung bình của tổng 2008
tài sản
2007

-20% phù thuộc vào thị trường tài chính và
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính của BIC biến động mạnh qua các năm
-21.24%

-22.30%

-30% chủ yếu do lỗ hoạt động kinh doanh
chứng khoán Việt Nam. Năm 2008 công ty lỗ hoạt động đầu tư tài chính

chứng khoán và trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán. Ngược lại,-40%
hoàn nhập dự phòng gần 44 tỷ đóng góp
phần đáng kể trong lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm 2009.

SSI nghiêm cấm việc sử dụng, và mọi sự in ấn, sao chép hay xuất bản toàn bộ hay từng
phần bản Báo cáo này vì bất kỳ mục đích gì mà không có sự chấp thuận của SSI.


-50%

-45.37%
-45.37%

Tỷ suất lợi nhuận gộp từ HDDBH

Tỷ suất lợi nhu

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế

Tỷ suất lợi nhu

7


KHỐI PHÂN TÍCH VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ

Hoạt động đầu tư tài chính (2007-2009)
Đơn vị: triệu đồng
Doanh thu hoạt động tài chính
Lãi tiền gửi NH
Thu lãi đầu tư TP, CP
Cổ tức được chia
Lãi chênh lệch tỷ giá
Lãi ủy thác đầu tư thu từ CTCK BIDV
Thu nhập khác từ hoạt động tài chính
Chi phí hoạt động tài chính
Chi phí đầu tư
Lỗ chênh lệch tỷ giá

Lỗ từ hoạt động đầu tư CK
Chi phí trả lãi cho hoạt động nhận ủy thác đầu tư từ BIDV
Chi phí hoạt động tài chính khác
Hoàn nhập/Chi phí dự phòng giảm giá đầu tư CK
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính

2007
40,483
25,880
13,575
1,020
8
(7,011)
(7,011)
33,472

2008
71,023
44,661
16,256
5,897
4,042
167
(110,323)
(93)
(5,619)
(21,680)
(9,092)
(22)
(73,817)

(39,300)

2009
141,305
53,362
43,648
4,047
3,233
30,686
6,330
(51,627)
(337)
(2,989)
(38,326)
(53,504)
(128)
43,657
89,678

Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán 2008 và 2009 của BIC
Hoạt động đầu tư tài chính chủ yếu là tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn (chiếm 80% danh mục đầu tư ngắn và dài
hạn) với lãi suất trung bình là 11.2%/năm. Số dư tiền gửi ngắn hạn tại 31/12/2009 là khoảng 1.219 tỷ đồng
(chiếm 67% tổng tài sản).
Danh mục trái phiếu công ty tính đến 31/12/2009 là 100 tỷ đồng (chiếm 7% danh mục đầu tư ngắn và dài hạn) có
lãi suất từ 9.6% đến 10.4%, tương đối thấp.
Danh mục cổ phiếu của BIC tính đến 31/12/2009 là khoảng 98 tỷ. Trong đó đáng chú ý là có một số cổ phiếu
Công ty mua ở giá cao, như 140.000 cổ phiếu VCB mua ở giá 104.520 đồng, 105.000 cổ phiếu DNP mua ở giá
53.276 đồng và 100.000 cổ phiếu Sabeco mua ở giá 70.000 đồng. Tuy nhiên việc trích lập dự phòng giảm giá
các cổ phiếu này đã được thực hiện đầy đủ từ các năm trước khi thị trường chứng khoán biến động lên xuống
mạnh. Trong trường hợp thị trường chứng khoán tiếp tục đi ngang từ nay tới cuối năm, BIC khó có khả năng có

các khoản đột biến thu nhập hoạt động tài chính do trích lập/hoàn nhập dự phòng tài chính.
Theo công bố từ website của BIC (số liệu chưa kiểm toán), tổng doanh thu toàn Công ty đạt 346,146 tỷ đồng,
tăng 62% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm đạt 238,512 tỷ đồng, tăng 69% so với
cùng kỳ năm 2009. Về các chỉ tiêu hiệu quả, tổng lợi nhuận trước thuế của BIC đạt 36,298 tỷ đồng, tăng 81% so
với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, lợi nhuận từ kinh doanh bảo hiểm đạt 8,889 tỷ đồng và lợi nhuận từ đầu tư tài
chính đạt 27,046 tỷ đồng. Tỷ lệ bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại là 27%, giảm 19% so với cùng kỳ 2009.
 Phân tích SWOT
Điểm mạnh


Mạng lưới kinh doanh phủ kín tại 3 nước Đông Dương. Tại Việt Nam, BIC được thừa hưởng hệ thống mạng
lưới rộng khắp của BIDV với 109 chi nhánh, 550 điểm giao dịch và hệ thống mạng lưới rộng lớn của các
Ngân hàng đối tác.



Có thế mạnh trong phân phối bảo hiểm qua kênh ngân hàng, đứng đầu thị trường về Bancassurance. Doanh
thu phân phối qua kênh Bancassurance chiếm khoảng 50% tổng doanh thu. Đây là kênh phân phối có chi phí
thấp, mang lại hiệu quả cao.

SSI nghiêm cấm việc sử dụng, và mọi sự in ấn, sao chép hay xuất bản toàn bộ hay từng
phần bản Báo cáo này vì bất kỳ mục đích gì mà không có sự chấp thuận của SSI.

8


KHỐI PHÂN TÍCH VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ




Kênh khai thác đa dạng. Ngoài các kênh truyền thống và bancassurance, BIC đã đầu tư mạnh cho kênh khai
thác trực tuyến (bán bảo hiểm qua ATM, SMS, Internet,…), đây được đánh giá là kênh khai thác tiềm năng
trong tương lai.



Các sản phẩm khai thác của BIC có chất lượng rủi ro tương đối tốt do chủ yếu đối tượng bảo hiểm là từ các
nguồn khách hàng của BIDV và các ngân hàng đối tác nên hầu như đã được các ngân hàng đánh giá rủi ro
sơ bộ, sàng lọc trước.



Vì có chính sách tuyển dụng chặt chẽ và đào tạo mạnh mẽ, BIC có nguồn nhân lực tốt. 92% cán bộ của BIC
có trình độ đại học và trên đại học, nhiều cán bộ được đào tạo chính quy ở nước ngoài và các khóa đào tạo
bảo hiểm chuyên nghiệp. Độ tuổi trung bình của Công ty là 29.

Điểm yếu


Vì tập trung chủ yếu vào nhóm khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp nên thương hiệu BIC chưa được nhận
biết rộng rãi trên thị trường.



Hoạt động đầu tư tài chính không hiệu quả.

Cơ hội


Thị trường bảo hiểm Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng phát triển lớn, đây là cơ hội cho tất cả các

doanh nghiệp bảo hiểm.



Hệ thống phân phối sản phẩm bảo hiểm qua kênh Bancassurance được xây dựng trong các năm trước, hứa
hẹn mang lại nguồn doanh thu tăng trưởng cao hơn từ năm 2010



Đối tượng khách hàng của BIC có một phần lớn là thông qua ngân hàng. Đối tượng này thường là ở các
thành phố, có thu nhập trung bình hoặc cao.

Thách thức


Thị trường bảo hiểm nói chung và phi nhân thọ nói riêng có mức độ cạnh tranh cao. Đặc biệt là các hình thức
cạnh tranh phi kỹ thuật (mở rộng điều kiện, điều khoản hợp đồng, giảm phí bảo hiểm không tương xứng với
trách nhiệm bảo hiểm) mặc dù được dự báo sẽ giảm trong các năm tới, song vẫn sẽ gây khó khăn lớn cho
các doanh nghiệp bảo hiểm.



Một số doanh nghiệp bảo hiểm có thị phần xấp xỉ BIC hiện nay như PTI, MIC, AAA và Bảo Long đều có mục
tiêu đạt vị trí thứ 5 trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Đặc biệt một số công ty có tốc độ tăng trưởng
nhanh hơn BIC.

Triển vọng trong 2010 – 2015
 Triển vọng ngành bảo hiểm phi nhân thọ 2010 – 2015
Thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng được đánh giá là tiềm năng khi phần
trăm phí bảo hiểm phi nhân thọ gốc mới chiếm tỷ lệ thấp trong GDP. Tỷ lệ này của Việt Nam trong năm 2008

theo đánh giá mới nhất của BMI (Q3/2010) là 0.74%, trong khi Singapore là 2.74%, Đài Loan là 2.47%, Thái Lan
SSI nghiêm cấm việc sử dụng, và mọi sự in ấn, sao chép hay xuất bản toàn bộ hay từng
phần bản Báo cáo này vì bất kỳ mục đích gì mà không có sự chấp thuận của SSI.

9


KHỐI PHÂN TÍCH VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ

là 1.17% và Trung Quốc là 1.04%). Theo BMI, trong 5 năm tới thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam bình
quân tăng trưởng 18%/năm.
Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam (2010 – 2015)
35,000,000

25%

30,000,000
20%
25,000,000
15%

20,000,000
15,000,000

10%

10,000,000
5%
5,000,000
-


0%
2010

2011

2012

2013

Phí bảo hiểm gốc - toàn thị trường (tỷ đồng)

2014

2015

Tăng trưởng YoY

Nguồn: BMI – Báo cáo quý 3 năm 2010
 Chiến lược kinh doanh 2010 – 2015 của BIC
BIC đặt mục tiêu sẽ trở thành 1 trong 5 công ty bảo hiểm hàng đầu Việt Nam vào năm 2012 và Công ty dự kiến
đến năm 2015 sẽ đạt thị phần khoảng 4%. Tận dụng sự hỗ trợ của Ngân hàng mẹ và các Ngân hàng đối tác, BIC
định hướng trong các năm tới sẽ tập trung vào mảng bảo hiểm tài sản kỹ thuật, bảo hiểm bảo lãnh, phát triển
kênh Bancassurance, kênh bán bảo hiểm trực tuyến và mở rộng hoạt động đầu tư tài chính để tăng khả năng
sinh lời.
Kết luận

Xét tổng quan, về hoạt động kinh doanh bảo hiểm các chỉ số của BIC tốt hơn một số công ty bảo hiểm khác như
Bảo hiểm Bảo Việt và Bảo Minh như tăng trưởng phí bảo hiểm gốc cao hơn, tỷ lệ bồi thường thấp hơn và các hệ
số về tỷ suất sinh lời tốt hơn. Tuy nhiên, tính đến 31/12/2009, BIC mới đứng thứ 6 trên thị trường bảo hiểm phi

nhân thọ Việt Nam với thị phần 2.7%, cách xa các bốn công ty bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu (PIJICO đứng
thứ 4 với thị phần là 10%)s. BIC đứng đầu về phân phối sản phẩm bảo hiểm qua kênh Bancassurance và được
hỗ trợ từ Ngân hàng mẹ và các Ngân hàng đối tác. Tuy nhiên hoạt động đầu tư tài chính của BIC chưa hiệu quả.
Phần lớn (80%) danh mục đầu tư tài chính là tiền gửi ngân hàng.
BIC đặt mục tiêu sẽ trở thành 1 trong 5 công ty bảo hiểm hàng đầu Việt Nam vào năm 2012 và Công ty dự kiến
đến năm 2015 sẽ đạt thị phần khoảng 4%. Tận dụng sự hỗ trợ của Ngân hàng mẹ và các Ngân hàng đối tác, BIC
định hướng trong các năm tới sẽ tập trung vào mảng bảo hiểm tài sản kỹ thuật, bảo hiểm bảo lãnh, phát triển
kênh Bancassurance, kênh bán bảo hiểm trực tuyến và mở rộng hoạt động đầu tư tài chính để tăng khả năng
sinh_lời.

SSI nghiêm cấm việc sử dụng, và mọi sự in ấn, sao chép hay xuất bản toàn bộ hay từng
phần bản Báo cáo này vì bất kỳ mục đích gì mà không có sự chấp thuận của SSI.

10


KHỐI PHÂN TÍCH VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ

Kế hoạch kinh doanh của BIC (2010-2015)
Đơn vị: triệu đồng
Tổng doanh thu phí bảo hiểm
Tăng trưởng YoY
Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Tăng trưởng YoY
Bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại
(Tăng)/Giảm dự phòng bồi thường
Chi khác hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Tổng chi trực tiếp hoạt động kinh doanh bảo hiểm
% trong doanh thu thuần
Lợi nhuận gộp HĐ KD BH

Tỷ suất lợi nhuận gộp
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Tăng trưởng YoY
Lợi nhuận/(Lỗ) thuần KD BH
Tỷ suất lợi nhuận thuần từ HĐBH
Lợi nhuận/(lỗ) hoạt động tài chính
Tổng lợi nhuận/(lỗ) kế toán trước thuế
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận/(lỗ) sau thuế thu nhập doanh nghiệp
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
Vốn điều lệ cuối kỳ
Tỷ lệ cổ tức trên/lợi nhuận sau thuế
Số cán bộ chính thức toàn Công ty
Tăng trưởng YoY

2007
163,368
70,153
(8,246)
(17,608)
(19,094)
(44,947)
64%
25,206
36%
(39,277)
(14,071)
-20.1%
33,472
19,400

28%
14,076
20%
500,000
n.a
285

2008
296,369
81%
169,441
142%
(45,253)
(36,321)
(49,206)
(130,780)
77%
38,660
23%
(71,877)
83%
(33,217)
-19.6%
(39,300)
(72,517)
-43%
(76,879)
-45%
500,000
n.a

354
24%

2009
406,703
37%
240,327
42%
(78,246)
5,315
(97,597)
(170,528)
71%
69,799
29%
(66,567)
-7%
3,232
1.3%
89,678
92,910
39%
78,008
32%
500,000
n.a
471
33%

2010

550,716
35%
356,285
48%
(127,725)
(17,600)
(100,960)
(246,285)
69%
110,000
31%
(108,000)
62%
2,000
0.6%
73,091
75,091
21%
56,318
16%
660,000
n.a
530
13%

2011
716,500
30%
495,700
39%

(188,881)
(22,928)
(132,845)
(344,654)
70%
151,046
30%
(139,001)
29%
12,045
2.4%
111,184
123,229
25%
92,421
19%
850,000
80%
602
14%

2012
913,755
28%
636,592
28%
(243,447)
(29,240)
(169,836)
(442,523)

70%
194,069
30%
(177,268)
28%
16,801
2.6%
137,358
154,159
24%
115,619
18%
1,000,000
80%
720
20%

2013
1,133,856
24%
797,168
25%
(306,092)
(36,283)
(211,833)
(554,208)
70%
242,960
30%
(219,968)

24%
22,992
2.9%
156,971
179,963
23%
134,972
17%
1,000,000
80%
802
11%

2014
1,386,305
22%
979,540
23%
(377,317)
(44,362)
(259,352)
(681,031)
70%
298,509
30%
(268,943)
22%
29,566
3.0%
171,088

200,654
20%
150,490
15%
1,000,000
80%
850
6%

2015
1,663,565
20%
1,182,980
21%
(457,259)
(53,234)
(314,250)
(824,743)
70%
358,237
30%
(322,732)
20%
35,505
3.0%
190,936
226,441
19%
169,831
14%

1,000,000
80%
900
6%

Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán 2008 và 2009 của BIC. Kế hoạch kinh doanh 2010 – 2015 của BIC

SSI nghiêm cấm việc sử dụng, và mọi sự in ấn, sao chép hay xuất bản toàn bộ hay từng
phần bản Báo cáo này vì bất kỳ mục đích gì mà không có sự chấp thuận của SSI.

11


KHỐI PHÂN TÍCH VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ

KHỐI PHÂN TÍCH & TƯ VẤN ĐẦU TƯ
Các thông tin, tuyên bố, dự đoán trong bản báo cáo này, bao gồm cả
các nhận định cá nhân, là dựa trên các nguồn thông tin tin cậy, tuy nhiên
SSI không đảm bảo sự chính xác và đầy đủ của các nguồn thông tin
này. Các nhận định trong bản báo cáo này được đưa ra dựa trên cơ sở
phân tích chi tiết và cẩn thận, theo đánh giá chủ quan của chúng tôi, là
hợp lý trong thời điểm đưa ra báo cáo. Các nhận định trong báo cáo này
có thể thay đổi bất kì lúc nào mà không báo trước.
Báo cáo này không nên được diễn giải như một đề nghị mua hay bán
bất cứ một cổ phiếu nào. SSI và các công ty con; cũng như giám đốc,
nhân viên của SSI và các công ty con có thể có lợi ích trong các công ty
được đề cập tới trong báo cáo này. SSI có thể đã, đang và sẽ tiếp tục
cung cấp dịch vụ cho các công ty được đề cập tới trong báo cáo này.
SSI sẽ không chịu trách nhiệm đối với tất cả hay bất kỳ thiệt hại nào hay
sự kiện bị coi là thiệt hại đối với việc sử dụng toàn bộ hay bất kỳ thông

tin hoặc ý kiến nào của báo cáo này.

THÔNG TIN LIÊN HỆ
Nguyễn Đức Hùng Linh
Nguyễn Thanh Hà
Hoàng Việt Phương
Nguyễn Thị Thùy Giang

WWW.SSI.COM.VN

Giám đốc TVĐT



Giám đốc PT Kinh tế



Giám đốc PT cổ phiếu



Chuyên viên Cấp cao



SAIGON SECURITIES INC.

HO CHI MINH CITY


HA NOI

Thành viên Sở Giao
Dịch Chứng Khoán Hồ
Chí Minh, Quy định bởi
Ủy Ban Chứng khoán
Nhà nước.

72 Nguyễn Huệ Quận 1
Thành phố Hồ Chí Minh
ĐT: (848) 3824 2897

1c Ngô Quyền Hoàn Kiếm

Nội

Việt
Nam
ĐT: (848) 3936 6321
Fax: (848) 3936 6311
Email:
(848) 3824 2997 Email: info@ss

Fax: (848) 3824 2997
Email:



×