Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Đề Cương ôn thi tuyển sinh Địa lý lớp 10 Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.98 KB, 12 trang )

TỔNG HỢP KIẾN THỨC ĐỊA LÝ 9
Phần Dân Cư
Bài 1/Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
- Dân tộc kinh phân bố khắc cả nước, chiếm 86,2% dân số cả nước trong 54 dân tộc
- Dân tộc ít người phân bố ở Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ

Bài 2,3/ Dân số:
- Tổng số dân: 79.7 tr(2002), 82,1 tr(2008), 86tr(2010)
- Mật độ dân số : 195(1989), 233(1999), 246(2003)
- Mật độ dân số những vùng cao nhất:
• Đồng bằng S.Hồng: 1192 (2003)
• Hà Nội: 2830 (2003)
• HCM city: 2664 (2003)
- Bùng nổ dân số vào 1954-1960
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên 1999: cả nước 1.43% , cao nhất ở Tây Bắc (2.19%)
- Năm 2003: 74% dân nông thôn, 26% dân thành thị.

Bài 4: Lao động và việc làm:
- Nguồn lao động:
• Dồi dào và tăng nhanh
• Có kinh nghiệm sản xuất, có khả năng tiếp thu khoa học – kỹ thuật
- Vấn đề thiếu việc làm ở nông thôn và thành thị:
• Nông thôn: Do đặc điểm mùa vụ, năm 2003 tỉ lệ thời gian sử dụng của lao động nông
thôn là 77,7%
• Thành thị: tỉ lệ thất nghiệp cao 6%

Bài 6: Sự phát triển KT đất nước:
- Công cuộc đổi mới KT đất nước bắt đầu từ năm 1986
- Sự chuyển dịch cơ cấu KT:
• Tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ
• Giảm tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp


• Xây dựng vùng chuyên canh nông nghiệp ( ĐB S.Hồng, ĐB S. Cửu Long)
• Xây dựng trung tâm kinh tế
• Xây dựng 3 vùng KT trọng điểm và 7 vùng KT
- Thành tựu và thách thức:
• Cơ cấu KT chuyển dịch theo hướng công nghiệp hiện đại. Nước ta đang hòa nhập và nền
KT khu vực và toàn cầu
• Thách thức: Nghèo, cạn kiệt tài nguyên, môi trường, việc làm, nhà ở.

Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp
- Các nhân tố tự nhiên: Đất, Nước, Khí hậu, Sinh vật
- Các nhân tố KT-XH: 60% lao động nông thôn. Cơ sở vật chất-kĩ thuật:
• Hệ thống thủy lợi
• Hệ thống dịch vụ trồng trọt
Đoàn Thiên Phúc

Trang 1


• Hệ thống dịch vụ chăn nuôi
• Các cơ sở khác

Bài8: sự phát triển và phân bố nông nghiệp
-

Cây lương thực(tập)
Cây công ngiệp (xem bảng 8.3 SGK tr31)
Cây ăn quả(SGK tr32)
Chăn nuôi (coi sơ)

Bài 9: Sự phát triển và phân bố Lâm, ngư nghiệp

Lâm nghiệp:
- Có 3 loại rừng: Rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
- Lợi ích của rừng:
• Cung cấp gỗ cho sản xuất, xuất khẩu
• Câu cấp nguyên liệu cho công nghiệp
• Cung cấp dược liệu cho y học
• Hạn chế thiên tai
Ngư nghiệp:
- Có 4 ngư trường chính:
• Cà Mau – Kiên Giang
• Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa-Vũng Tàu.
• Hải Phòng – Quảng Ninh
• Quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa

Bài 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
- Nhân tố tự nhiên: Khoáng sản, Thủy năng sông suối, Tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng,
sinh vật.
- Nhân tố KT-XH: là nhân tố quyết định sự phát triển công nghiệp.( coi sơ trong tập)

Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp:
- Ngành chế biến lương thực thực phẩm chiếm 24,4%
- Các nhà máy Nhiệt điện: Phả lại, Uông Bí, Ninh Bình, Bà Rịa, Phú Mỹ, Thủ Đức.
- Các nhà máy Thủy điện: Hòa Bình, Thác Bà, Y-a-ly, Đa Nhim, Trị An,…

Bài13: Dịch vụ:
- Vai trò:
• Cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất
• Tạo mối liên hệ các ngành sản xuất, các vùng trong nước, nước ta với nước ngoài
• Tạo việc làm cho lao động
- Ngành DV chiếm 25% lao động và 38,5% GDP (2002)


Bài 14,15(tập).
Câu hỏi phần dân cư:
- Những nét văn hóa riêng của các dân tộc thể hiện ở đâu?
- Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta?
Đoàn Thiên Phúc

Trang 2


-

Lạc, Đậu tương, Mía, Cà fê, Hồ tiêu, Điều được trồng nhiều nhất ở những nơi nào?
Yếu tố giúp ngành dịch vụ phát triển.
Vì sao nước ta buôn bán nhiều với thị trường Châu Á – Thái Bình Dương?
Sự phát triển của Du lịch nước ta thế nào?

(^_^)*(^_^)

Phần Lãnh Thổ
I/ Vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ
a) Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ:
- Tên tỉnh thành:
• Đông Bắc: Hà Giang, Cao bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc
Kạn, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai.
• Tây Bắc: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.
- Diện tích: 100 965 km2
- Chiếm 30,7% diện tích và 14,4% cả nước.
b) Điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế:
- Đông Bắc:

• Địch hình núi trung bình và thấp, dãy núi cánh cung, khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông
lạnh.
• Thuận lợi: Khai khoáng, Nhiệt điện, Trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả, du lịch
sinh thái.
- Tây Bắc:
• Địa hình núi cao, khí hậu nhiệt đới ẩm mùa đông ít lạnh hơn.
• Thuận lợi: Thủy điện, Trồng rừng, cây CN lâu năm, Chăn nuôi đại gia súc.
- Khó khăn mặt tự nhiên:
• Địa hình chia cắt mạnh, khí hậu thất thường, trở ngại cho giao thông, sản xuất.
• Trữ lượng khoáng sản nhỏ, điều kiện khai thác phức tạp
• Việc phá rừng gây sạt lở, sói mòn, lũ…
c) Đặc điểm dân cư:
- Số dân: 11,5 tr(2002)
- Mật độ dân số:
Đông Bắc 136 (1999)
Tây Bắc 63 (1999)
- Có sự chênh lệch chỉ tiêu phát triển dân cư giữa 2 phân vùng : Đông Bắc và Tây Bắc
d) Kinh Tế:
- Công nghiệp: Khai khoáng, Thủy điện, nhiệt điện.
- Nông nghiệp: nhiều sản phẩm nông nghiệp( Nhiệt đới, ôn đới, cận nhiệt). Lương thực( lúa,
ngô), Chăn nuôi đại gia súc.
- Dịch vụ: Giao thông vận tải, Thương mại với các vùng lân cận
- TTKT: Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn.
e) Các cửa khẩu của vùng: Trà cổ, Hữu Nghị, Lào Cai, Tây Trang.
Câu hỏi:
- Nêu thế mạnh kinh tế của hai phân vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
- Tại sao chè được trồng nhiều ở Trung Du miền núi Bắc Bộ?
Đoàn Thiên Phúc

Trang 3



II/ Vùng Đồng Bằng Sông Hồng
a) Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ:
- Tên tỉnh thành: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hà Tây*, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên,
hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình.
- Diện tích: 14 860 km2
b) Điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế:
- Đặc điểm tự nhiên:
• Đất đai: Địa hình đồng bằng phù sa S.Hồng
• Khí hậu: Có mùa động lạnh
• Vùng biển: tiềm năng ngành hải sản và du lịch
• Khoáng sản: ít (Than nâu, đá vôi, sét cao lanh,…)
- Thuận lợi: Tạo điều kiện thâm canh tăng vụ
- Khó khăn: Thời tiết thất thường
c) Đặc điểm dân cư:
- Số dân: 17,5 tr(2002)
- Mật độ dân số: 1179 (2002); 1192 (2003)
- Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, thị trường lớn
- Khó khăn: sức ép nhà ở, việc làm. Cơ cấu KT chuyển dịch chậm.
d) Kinh Tế:
- Công nghiệp: Hình thành và phát triển sớm .Chiếm 21%GDP công nghiệp cả nước. Vùng
Phát triển một số ngành CN trọng điểm(cơ khí, VLXD, hàng tiêu dùng, CBLTTP,…)
- Nông nghiệp: Năng suất lúa cao nhất cả nước 56,4tạ/ha(2002). Đứng thứ 2 về sản lượng.
Cây trồng vụ đông hiệu quả cao.
- Dịch vụ: Giao thông, du lịch, bưu chính-viễn thông
- TTKT: Hà Nội, Hải Phòng
e) Vùng KT trọng điểm phía bắc:
- Tên tỉnh: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây*, Bắc Ninh, Vĩnh
Phúc.

- Diện tích: 15,3 nghìn km2
- Dân số: 13 tr(2002)
Câu hỏi:
- Điều kiện tự nhiên giúp Đồng bằng S.Hồng phát triển sản xuất lương thực
- Điều kiện thuận lợi và khó khăn để Đồng bằng S.Hồng phát triển KT.
- Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………

Đoàn Thiên Phúc

Trang 4


III/ Vùng Bắc Trung Bộ
a)
b)
-

c)
-

d)
e)

Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ:
Tên tỉnh thành: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.
Diện tích: 51 513 km2

Điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế:
Đặc điểm tự nhiên:
• Địa hình đa dạng: núi, đồi, gò,đồng bằng, bờ biển
• Khí hậu: Khắc nghiệt: Mùa hạ khô nóng, lũ lụt. Mùa đông khô lạnh.
• Tài nguyên :Rừng, biển, khoáng sản
Thuận lợi: Sản xuất Công, Nông, Ngư nghiệp và du lịch(nhiều VQG và bãi tắm)
Khó khăn: Thiên tai, đất hẹp
Đặc điểm dân cư:
Số dân: 10,3 tr(2002)
Mật độ dân số: 195 (1999)
Là nơi sinh sống của 25 dân tộc:
• Đồng bằng ven biển: Chủ yếu là người kinh (sản xuất công, nông, ngư nghiệp thương
mại)
• Miền núi, gò đồi phía tây: Chủ yếu là các dân tộc ít người(Nghề rừng, chăn nuôi trâu
bò…)
Thuận lợi: Cung cấp lao động sản xuất.
Khó khăn: việc làm, nhà ở, dân trí, nghèo.
Kinh Tế:
Công nghiệp: Sản lượng CN tăng. Ngành công nghiệp : Khai khoáng, CB Lâm sản,
CBLTTP, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí
Nông nghiệp: Sản lượng thấp(do thiên tai, đất kém màu mỡ), phát triển thủy sản. Chăn nuôi
gia súc,…
Dịch vụ: Giao thông, du lịch
TTKT: Thanh Hóa, Vinh, Huế
Các cửa khẩu của vùng: Nậm cắn, Cầu Treo, Lao Bảo, Cha lo.

Câu hỏi:
- Vì sao nói Bắc Trung bộ phát triển ngành khai khoáng?
- Tại sao nói du lịch là thế mạnh KT của Bắc Trung Bộ?
…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………

Đoàn Thiên Phúc

Trang 5


IV/ Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ
a) Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ:
- Tên tỉnh thành: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quãng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh
Thuận, Bình Thuận.
- Diện tích: 44 254 km2
b) Điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế:
- Đặc điểm tự nhiên:
• Địa hình đa dạng, đồng bằng bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đâm ngang ra biển. Nhiều
vịnh.
• Khí hậu: Mùa khô kéo dài, thiếu nước. Mùa mưa bão lụt.
• Tài nguyên : Khoáng sản ít, tài nguyên du lịch biển đảo
- Thuận lợi: Phát triển nuôi trồng thủy sản, du lịch
- Khó khăn: Thiên tai. Hiện tượng sa mạc hóa ở Ninh Thuận, Bình Thuận.
c) Đặc điểm dân cư:
- Số dân: 8,4 tr(2002)
- Mật độ dân số: 183 (1999)
- Có sự khác biệt giữa sự phân bố dân cư phía Tây và Đông
• Đồng bằng ven biển: Chủ yếu là người kinh (sản xuất công, ngư nghiệp thương mại dịch
vụ)

• Miền núi, gò đồi phía tây: Chủ yếu là các dân tộc ít người(Nghề rừng, chăn nuôi trâu
bò…)
- Khó khăn: đời sống các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn
d) Kinh Tế:
- Công nghiệp: Ngành công nghiệp : cơ khí, CB lâm sản, thủy sản, sản xuất hàng tiêu dùng
- Nông nghiệp: Phát triển chăn nuôi đại gia súc và nuôi trồng thủy sản. Ngư nghiệp chiếm
24,7% giá trị xuất khẩu cả nước. Nghề muối ở Cà Ná, Sa Huỳnh.
- Dịch vụ: Giao thông, du lịch
- TTKT: Đà Nẵng, Qui Nhơn
e) Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:
- Tên tỉnh thành: Thừa Thiên – Huế, TP Đà Nẵng, Quãng Nam, Quãng Ngãi, Bình Định.
- Diện tích: 27,9 nghìn km2
- Dân số: 6 tr(2002)
Câu hỏi:
- Tại sao du lịch lại là thế mạnh kinh tế của vùng?
- Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………

Đoàn Thiên Phúc

Trang 6


V/ Vùng Tây Nguyên
a)
b)
-


c)
d)
e)
-

Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ:
Tên tỉnh thành: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng
Diện tích: 56 475 km2
Điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế:
Đặc điểm tự nhiên:
• Địa hình cao nguyên xếp tầng, nơi bắt nguồn các dòng sông chảy về vùng lân cận
• Đất Badan: 1,36 tr ha( 66% diện tích đất badan cả nước)
• Khí hậu: nhiệt đới gió mùa cận xích đạo có pha khí hậu cao nguyên.
• Tài nguyên : Bô xít trữ lượng lớn, hơn 3tỉ tấn.
Thuận lợi: Về tài nguyên thiên nhiên
Khó khăn: Mùa khô kéo dài, thiếu nước, cháy rừng.
Đặc điểm dân cư:
Số dân: 4,4 tr(2002)
Mật độ dân số: 75 (1999);81 (2002)
Vùng có nhiều dân tộc ít người sinh sống( Bana, Mường,…) Vùng thưa dân, phân bố không
đều, chủ yếu tập trung ở đô thị và ven trục lộ giao thông.
Thuận lợi: Phát triển du lịch vì nền văn hóa giàu bản sắc dân tộc
Khó khăn: đời sống các dân tộc, lao động thiếu, trình độ thấp.
Kinh Tế:
Công nghiệp: Thủy điện(Y-a-ly,…), chế biến nông sản, lâm sản.
Nông nghiệp: Vùng có điều kiện trồng cây công nghiệp mạnh nhất nước ta(cà phê được
trồng nhiều nhất nước), cây rau màu(su hào, cà rốt,… nhiều ở Đà Lạt)
Dịch vụ: Xuất khẩu hàng nông sản. Du lịch sinh Thái( Đà Lạt, VQG, thác,…)
TTKT: Plây ku, Buôn Ma Thuật, Đà Lạt.

Những điểm nổi bật của vùng:
Tỉnh Kon Tum là tỉnh duy nhất có ranh giới với cả 2 nước: Lào, Cam-pu-chia.
Có 2 cửa khẩu là: Bờ Y, Lệ Thanh.
Đà Lạt nổi tiếng là vùng trồng hoa và rau màu. Đồng thời là trung tâm du lịch sinh thái.
Thành phố Plây ku phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản
Thành phố Buôn Ma Thuật là nơi đào nghiên cứu, đào tạo khoa học.

Câu hỏi:
- Nêu đặc điểm kinh tế của 3 Trung tâm kinh tế chính của vùng.
- Vì sao café được trồng nhiều nhất ở Tây nguyên?
- Chứng minh Tây Nguyên có thế mạnh du lịch sinh thái.
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………

Đoàn Thiên Phúc

Trang 7


VI/ Vùng Đông Nam Bộ
a) Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ:
- Tên tỉnh thành: TP Hồ Chí Minh, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa –
Vũng Tàu.
- Diện tích: 23 550 km2
b) Điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế:
- Đặc điểm tự nhiên:

Đất liền


Biển

Điều kiện tự nhiên

Thế mạnh kinh tế

-Đất badan, đất xám. Khí hậu nhiệt đới gió mùa
cận xích đạo nóng ẩm, nguồn thủy sinh tốt.

- Thuận lợi trồng các cây công
nghiệp: cao su, café, hồ tiêu

- Địa hình thoải, đất tốt

- Mặt bằng xây dựng tốt

- Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú

- Khai thác và nuôi trồng thủy
sản
- Giao thông vận tải biển
- Khai thác dầu khí

- Bờ biển gần đường hàng hải quốc tế
- Thềm lục địa nông, giàu tiềm năng dầu khí
( vùng biển Vũng Tàu)

- Khó khăn: Trên đất liền ít khoáng sản, rừng tự nhiên bị hạn hẹp, nguy cơ ô nhiễm môi
trường.

c) Đặc điểm dân cư:
- Số dân: 10,9 tr(2002)
- Mật độ dân số: 434 (1999)
- Tỉ lệ dân thành thị cao: 55,5%
- Thuận lợi: Lực lượng lao động dồi dào, có trình độ, là thị trường lớn.
- Khó khăn: Sức ép việc làm, nhà ở, môi trường
d) Kinh Tế:
- Công nghiệp: Chiếm tỉ trọng cao( 59,3%). Cơ cấu đa ngành, cân đối. Một số ngành trọng
điểm như: dầu khí, cơ khí, điện tử, công nghệ cao, CBLTTP.
- Nông nghiệp: Chiếm 6,2%. Phát triển cây CN( diện tích Hồ tiêu cả nước).
- Dịch vụ: Xuất nhập khẩu, GTVT, du lịch. Chiếm 34,5%
- TTKT: TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.
e) Những điểm nổi bật của vùng:
- 3 đập thủy điện: Trị An, Thác Mơ, Cần Đơn
- 3 cửa khẩu: Xa mát, Mộc bài, Hoa lư.
- TP Hồ Chí Minh phát triển công nghiệp đa ngành, đặc biệt là cơ khí điện tử, công nghệ cao
- TP Biên Hòa phát triển ngành chế biến Nông, Lâm, Thủy sản.
- Tp Vũng Tàu phát triển du lịch biển, khai thác dầu khí, năng lượng.
f) Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
- Tên tỉnh thành: TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa –
Vũng Tàu, Long An.
- Diện tích : 28 ngàn km2. Dân số: 12,3 tr (2002).
- Vai trò: thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng và cả nước.
Câu hỏi:
- Nêu đặc điểm kinh tế của 3 Trung tâm kinh tế chính của vùng.
Đoàn Thiên Phúc

Trang 8



- Nêu những điều kiện tự nhiên để vùng phát triển các ngành dịch vụ.
- Điều kiện thuận lợi để vùng phát triển CN lớn nhất cả nước
- Nêu điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế của vùng.
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………

V/ Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
a) Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ:
- Tên tỉnh thành: Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh,
Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.
- Diện tích: 39 734 km2
b) Điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế:
- Đặc điểm tự nhiên:
• Địa hình rộng, thấp, bằng phẳng
• Đất phù sa(1,2 tr ha). Đất mặn, phèn(2,5tr ha).
• Khí hậu: nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Lượng mưa dồi dào
• Tài nguyên : Than bùn, đá vôi.
- Thuận lợi: Phát triển trồng cây lương thực, thực phẩm
- Khó khăn: lũ lụt, đất nhiễm phèn, mặn, chua
c) Đặc điểm dân cư:
- Số dân: 16,7 tr(2002)
- Mật độ dân số: 407 (1999)
- Là vùng đông dân thứ 2 cả nước. Ngoài người kinh còn có người Khơ-me, Chăm, Hoa.
- Thuận lợi: Dân số đông là lực lượng lao động dồi dào. Kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp,
hàng hóa.
- Khó khăn: Mặt bằng dân trí thấp
d) Kinh Tế:
- Công nghiệp: Chiếm tỉ trọng thấp, khoảng 20% GDP toàn vùng(2002). Ngành CBLTTP
chiếm 65%.

- Nông nghiệp: Vùng có vai trò hàng đầu về sản xuất lương thực thực phẩm. Do đó góp phần
đảm bảo an toàn lương thực xuất khẩu cả nước.
- Dịch vụ: Du lịch sông nước, miệt vườn. Vận tải thủy. Xuất nhập khẩu.
- TTKT: Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau.
e) Những điểm nổi bật của vùng:
- Sản lượng lúa là 17,7 tr tấn (2002)
- Bình quân đầu người đạt 1066,3 kg
- Các vườn quốc gia( Tràm Chim, U Minh, Đất Mũi, Phú Quốc) phát triển du lịch
- Xuất khẩu gao chiếm 80% cả nước.
- Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Đất thấp, mềm. khó khăn về giao thông đường bộ.
Câu hỏi:
- Điều kiện thuận lợi để vùng phát triển nông nghiệp.
- Vì sao ở đồng bằng sông Cửu Long không có tuyến đường sắt nào.
- Ý nghĩa của vùng nước lợ cửa sông.

Đoàn Thiên Phúc

Trang 9


…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………

(^_^)*(^_^)

Phần Biển Đảo
1) Đặc điểm vùng biển – đảo nước ta:
-

a) Biển

Là một bộ phận biển Đông
Đường bờ biển dài 3260km
Rộng khoảng 1 tr km2.
Có 29 tỉnh trong số 64 tỉnh, TP trực thuộc trung ương giáp biển.
b) Đảo
Có hơn 4000 đảo lớn nhỏ.
Có 2 quần đảo: Hoàng Sa(Đà Nẵng), Trường Sa(Khánh Hòa).
Đảo lớn nhất là Phú Quốc(567 km2).

2) Phát triển tổng hợp kinh tế biển
CÁC NGÀNH KINH TẾ BIỂN

Khai thác,
nuôi chồng
và chế biến
hải sản
-

Du lịch
biển – đảo

Khai thác và chế biến
khoáng sản biển

Giao thông
vận tải biển

a) Khai thác và chế biến hải sản
Biển VN có nguồn hải sản phong phú( 2000 loài cá, 110 loài có giá trị KT)
Mỗi năm khai thác 1,9 tr tấn.

Thực trạng khai chủ yếu ở vùng biển gần bờ.
b) Du lịch biển – đảo:
Nhiều bãi tắm(Mũi Né, Nha Trang,…), vịnh(Hạ Long), cảng, đảo(Bạch Long Vĩ, Phú Quốc,
…).
Thực trạng : Du lịch bãi tắm, môi trường chưa tốt ảnh hưởng đến chất lượng khu du lịch
c) Khai thác và chế biến khoáng sản biển
Tiềm năng: Muối( Sa Huỳnh, Cà Ná), Cát trắng, dầu khí( Vũng Tàu), oxittitan( Quãng Ngãi,
Hà Tĩnh) là cơ sở để khai thác và chế biến khoáng sản biển.
Công nghiệp dầu khí đang là ngành mũi nhọn của CN Việt Nam.
Thực trạng ngành công nghiệp hóa dầu còn non trẻ.
d) Giao thông vận tải biển
Dọc bờ biển có 90 cảng lớn nhỏ. Bờ biển nước ta gần đường hàng hải quốc tế.
Thực trạng: Công suất chưa đồng bộ giữa các cảng biển.

3) Bảo vệ môi trường biển đảo
- Môi trường biển đảo đang bị ô nhiễm. Nguồn tài nguyên sinh vật biển đang suy giảm.
- Phương hướng bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo:
• Đánh giá tiềm năng sinh vật và đầu tư chuyển hướng sang đánh bắt ở vùng biển xa bờ.
Đoàn Thiên Phúc

Trang 10







Bảo vệ và trồng rừng ngập mặn
Bảo vệ rạn san hô, cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức

Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học(Dầu, thuốc bảo vệ thực vật)

Câu Hỏi:
-

Nêu những khó khăn trong việc khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản ở nước ta.
Biện pháp để phát triển giao thông vận tải biển.
Các đảo phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển ở nước ta.
Nêu tên một số bãi tắm từ Bắc vào Nam.

…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………

(^_^)*(^_^)

Địa lý địa phương tỉnh Bình Dương
1) Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên
- Bình Dương thuộc vùng Đông Nam Bộ
- Diện tích: 2695,54 km2 (chiếm 0,83% diện tích toàn quốc)
- Đơn vị: 3 Thị xã(Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An) , 4 Huyện( Dầu Tiếng, Bến Cát, Tân
Uyên, Phú Giáo).
- Địa hình: Thoai thoải, đất tốt, thuận lợi trồng cây công nghiệp( Cao su, điều,…)
- Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa cận xích đạo.
• Nhiệt độ TB năm: 26 – 27 độ C.
• Mưa TB: 1800mm
• Độ ẩm: 80%.
• Có 2 mùa: mưa(5-10), khô(11-4).

- Thuận lợi: Trồng cây CN
- Khó khăn: sâu bệnh, thiếu nước.
- Thủy Văn:
• S.Sài Gòn: Cung cấp nước sản xuất
• S.Bé: giá trị Thủy điện
• S.Đồng Nai: Giá trị giao thông.
- Khoáng sản:
• Đá xây dựng phân bố ở Dĩ An, Tân Uyên, Phú Giáo
• Cát xây dựng phân bố ở dọc S.Sài Gòn, S.Thị Tính, S.Đồng Nai.
• Cao lanh phân bố ở TX Thủ Dầu Một, Thuận An, Tân Uyên
• Đất sét phân bố ở TX Thủ Dầu Một, Thuận An, Tân Uyên, Bến Cát, Dầu Tiếng.

2) Dân cư
-

Dân số: 1030722 (2005).
Mật độ dân số: 382(2005).
Gia tăng tự nhiên: 1,1%(2005)
Gia tăng cơ học: 8,4%(2005)

Đoàn Thiên Phúc

Trang 11


-

Số lao động: 692092 người (2005)
Lao động có việc làm: 115450(2004)
Lao động trẻ chiếm: 64,8%

Cơ cấu lao động:
• LĐ Nông nghiệp: 20,9%
• LĐ Công nghiệp: 60,5%
• LĐ Dịch vụ:
18,6%
- Thu nhập bình quân đầu người hàng năm: 15,4 tr/năm (770USD/năm).
- Hộ nghèo: 3,1% (2005)

3) Kinh tế:
- Sự phát triển KT: tăng nhanh và bền vững ( tăng 15,3% năm 2005)
- Chuyển dịch cơ cấu KT: N.nghiệp 8%, C.Nghiệp 63,8%, D.Vụ 28%.
- Công Nghiệp: Chiếm 35% ( 2005). Các ngành: điện, điện tử, cơ khí, hóa chất, VLXD, dệt
may, tiểu thủ công, CBLTTP.
- Nông Nghiệp: Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, trồng rừng
- Dịch vụ:
• Kim ngạch xuất khẩu đạt 3,1 tỉ USD (2005)
• Kim ngạch nhập khẩu đạt 2,7 tỉ USD (2005)
Câu hỏi:
- Vì sao dân cư ( hoặc các khu công nghiệp) tập trung nhiều ở các huyện thị phía Nam.
- Vì sao có sự chênh lệch lớn giữa tỉ lệ gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học?
- Vì sao cao su được trồng nhiều Dầu Tiếng nói riêng và Bình Dương nói chung?

Đoàn Thiên Phúc

Trang 12



×