Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đề kiểm tra học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2015 trường THCS Tân Thịnh, Yên Bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.34 KB, 3 trang )

PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ YÊN BÁI
TRƯỜNG THCS TÂN THỊNH
ĐỀ KIỂM TRA MÔN LỊCH SỬ LỚP 8 HỌC KÌ 2
NĂM HỌC 2014 - 2015
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1: 2 điểm
Trình bày nội dung hiệp ước Nhâm Tuất (1862)?
Câu 2: 5 điểm
1. Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hương Khê?
2. Cho biết vì sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất
trong phong trào Cần Vương?
Câu 3: 3 điểm
Nêu những chính sách kinh tế, văn hóa giáo dục của thực dân Pháp ở Việt Nam cuối
thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và những ảnh hưởng của nó tới tình hình xã hội Việt Nam?


Đáp án:
Câu 1: 2 điểm
Nội dung hiệp ước Nhâm Tuất (1862):
- Triều đình Huế thừa nhận quyền cai quản của TDP ở ba tỉnh miền Đông Nam kỳ và
đảo Côn Lôn.
- Mở 3 cửa biển cho Pháp vào buôn bán
- Cho người Pháp và người Tây Ban Nha tự do truyền bá đạo
- Bồi thường phí chiến tranh cho Pháp.
Câu 2: 5 điểm
1. Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895)
- Lãnh đạo là Phan Đình Phùng và Cao Thắng
+ Giai đoạn 1: 1885 - 1888
- Xây dựng căn cứ và chuẩn bị lực lượng rèn đúc vũ khí
+ Giai đoạn 2: 1888 - 1895
- Nghĩa quân dựa vào rừng núi hiểm trở tiến công địch đã đẩy lùi nhiều cuộc càn quét


của địch.
- Thực dân Pháp tập trung binh lực bao vây, cô lập nghĩa quân và tấn công vào căn cứ
Ngàn Trươi.
- Ngày 28/12/1895 Phan Đình Phùng hi sinh, nghĩa quân tan rã
2. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần
Vương vì kéo dài nhất, quy mô rộng lớn, tính chất ác liệt, chiến đấu cam go chống
Pháp và triều đình phong kiến, lập nhiều chiến công đã gây nhiều tổn thất cho TDP.


Câu 3: 3 điểm
Những chính sách kinh tế, văn hóa giáo dục của thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỷ
XIX:
* Chính sách kinh tế:
- Nông nghiệp: cướp đạt ruộng đất
- Công nghiệp: khai thác mỏ, xuất khẩu kiếm lời
- Thương nghiệp: độc chiếm thị trường mua bán hàng hóa, nguyên liệu, thu thuế.
* Chính sách văn hóa giáo dục:
- Thông qua giáo dục phong kiến, TDP muốn tạo ra một lớp người chỉ biết phục tùng
- Triệt để sử dụng phong kiến Nam triều, dùng người Việt, trị người Việt
- Kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt để dễ bề cai trị
* Ảnh hưởng của những chính sách trên tới tình hình xã hội Việt Nam:
- Tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cùng kiệt
- Nông nghiệp giậm chân tại chỗ, công nghiệp phát triển thấp kém
- Nền kinh tế, văn hóa lạc hậu, phụ thuộc



×