Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Phân tích bi kịch của lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.16 KB, 2 trang )

Phân tích bi kịch của Lão Hạc
Đề bài: Phân tích bi kịch của Lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn
Nam Cao.
Bài làm
Nam Cao là nhà văn xuất sắc trong nền văn học hiện thực 1930 – 1945.Ông để lại
cho đời nhiều tác phẩm. Trong đó “ Lão Hạc” là một truyện ngắn đặc sắc của Nam
Cao viết về cuộc đời bất hạnh và cái chết thương đau của lão nông nghèo khổ.
Thông qua tác phẩm nhà văn đã xây dựng thành công tấn bi kịch của Lão Hạc.
Bi kịch là một trạng thái tâm hồn của con người, bức bối đau khổ không giải thoát
được bởi mâu thuẫn giữa một bên là mơ ước mong muốn một bên là hiện thực.
Lão Hạc trong tác phẩm có một cuộc đời đấy bi kịch.
Lão Hạc là một người nông dân nghèo khổ bất hạnh. Tài sản của lão chỉ có ba sào
vườn, một túp lều,một con chó do vợ lão để lại. Vợ lão chết đã lâu, lão sống trong
cảnh gà trống nuôi con. Nhưng đứa con trai của lão vì không có tiền cưới vợ đã
phẫn chí xin đi làm ở đồn điền cao su, đi biền biệt 5,6 năm nay chưa về. Lão sống
cô đơn lủi thủi bất hạnh, bao bất hạnh cũng trút lên đầu lão. Lão có con mà không
được sống cùng con, phải ở một mình. Đáng lẽ ra đến cái tuổi của lão được con cái
chăm sóc, ngược lại lão sống cô đơn chỉ còn biết bầu bạn với cậu Vàng.
Tưởng như cuộc sống của lão thế là khổ lẳm rồi.Vậy mà cuộc đời lão còn khổ hơn
khi một tai họa ập đến nhà lão: lão bị ốm một trận nặng hai tháng 18 ngày và lão
đã phải tiêu vào số tiền mà lão dành cho con lão, khổ hơn đáng thương hơn là hoa
màu trong vườn nhà lão mất mùa gần hết: “ làng mất mùa sợi, giá gạo thì ngày
càng tăng,bao nhiêu việc nhẹ thì đàn bà con gái đã nhận làm hết”. Lão thật đáng
thương.Con lão đi làm ăn xa nên lào dành hết tình cảm cho cậu Vàng, lão coi cậu
vàng như đứa con cầu tự, lão ăn gì cũng cho nó ăn nấy, lão cho cậu ăn trong bát
sứ như gia đình nhà giàu. Bắt rận và tắm cho nó,lão tâm sự với nó như với người.
Nhưng mỗi ngày cậu Vàng lại ăn hết hai hào gạo. Cậu còn ăn khỏe hơn lão. Mà
cuộc sống của lão ngày càng khó khăn để nuôi cậu Vàng thì lão không có tiền để
nuôi, bán nó đi thì lão đau khổ. Cuối cùng lão cũng đã quyết định bán cậu vàng,
lão rất ân hận vì mình đã lừa một con chó. Lão giờ đây sống lủi thủi một mình vì
không có ai tâm sự lão như rơi vào vực thẳm. Chỉ đơn giản là giữ cậu vàng lại để


có người bầu bạn nhưng lão đã không làm được lão đã phải bán cậu đi. Lão Hạc
thật đáng thương.


Chỉ vì gia đình nghèo,mà lão đã không có tiền cưới vợ cho con, đau đớn hơn khi
đứa con đi làm đồn điền cao su. Lão giờ chỉ biết làm mọi thứ cho con, bao nhiêu
tiền hoa lợi trong vườn bán được lão đều dành dụm cho con, hi vọng con trở về
sẽ có tiền cưới vợ. Lão tự nhủ mảnh vườn là của con ta của mẹ nó tậu thì nó hưởng.
Dù khó khăn lão vẫn giữ trọn vẹn ba sào vườn cho con. Nhưng chớ trêu, là lão bị
ốm một trận.Đã phải tiêu vào số tiền dành dụm cho con. Cuộc đời lão sao mà khổ
vậy.
Từ ngày bán cậu Vàng đi. Lão một mình lủi thui. Cuộc sống ngày càng khó khăn
vất vả, lão chỉ biết ăn khoai, ăn củ chuối, ăn sung luộc, ăn rau má, thỉnh thoảng
một vài củ dáy hay bữa chai bữa ốc để sống qua ngày. Lão từ chối tất cả mọi sự
giúp đỡ của ông giáo. Và cuối cùng, Lão Hạc đã kết liễu cuộc đời đau khổ của
mình bằng cách ăn bả chó. Lão chết một cách đau đớn thê thảm: đầu tóc rũ rượi,
mắt long sòng sọc , tru tréo,bọt mép sùi ra…vật vã đến hai giờ đồng hồ lão mới
chết. Lão Hạc thật đáng thương, muốn sống mà không thể sống, phải tự kết liễu
chính cái cuộc đời đau khổ của mình. Người nông dân hiền lành ấy phải chịu đựng
biết bao đau thương tủi cực.
Bi kịch của đời lão đó là muốn sống mà không thể sống, muốn sống cùng đứa con
mà không được sống, muốn có cậu Vàng bên cạnh làm bạn mà không thể. Rồi lão
kết thúc tất cả tấn bi kịch của đời mình bằng cái chết. Người nông dân ấy đã không
tìm ra được lối thoát cho cuộc đời mình, nên họ đã tự kết liễu cuộc đời mình để
thoát khỏi sự đau khổ ấy.
Tóm lại, cuộc đời Lão Hạc là một bi kịch đầy nước mắt đau thương. Sống nghèo
đói cô đơn,lúc chết thì đau đớn.Lão tiêu biểu cho nỗi bi kịch của người nông dân
thời kì ấy, không tìm ra lối thoát. Lão cũng như cuộc đời của Binh Tư, Lang giận
cuối cũng vẫn tìm đến cái chết.




×