Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

ứng dụng tô màu cho bé

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG



Giảng viên hướng dẫn
Th.s Đoàn Hòa Minh

Sinh viên thực hiện
Hồ Minh Triết
MSSV 1091638

Cần Thơ, 2013


Luận văn tốt nghiệp : Ứng dụng tô màu cho bé

LỜI CẢM ƠN
Lời nói đầu tiên, xin chân thành gửi lời cảm ơn đến GVHD thầy Đoàn Hòa Minh,
cám ơn thầy đã cho em cơ hội thực hiện đề tài và đã nhiệt tình hướng dẫn trong suốt thời
gian làm đề tài.
Xin cám ơn các thầy cô khoa CNTT-TT đã giảng dạy và truyền đạt những kiến
thức quý báu trong suốt những năm học qua. Cám ơn tất cả bạn bè đã ủng hộ, giúp đỡ,
chia sẻ và đóng góp những ý tưởng để hoàn thành đề tài.
Cuối cùng, xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến ba, mẹ và các người thân trong gia
đình đã tạo điều kiện, môi trường học tập tốt nhất để hoàn thành đề tài.
Mặc dù đã cố gắng hết sức mình, tuy nhiên đề tài sẽ không tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong quý Thầy Cô thông cảm và góp ý để đề tài hoàn thiện hơn !
Cần Thơ, ngày 17 tháng 4 năm 2013
Người viết
Hồ Minh Triết



GVHD : Th.s Đoàn Hòa Minh

SVTH: Hồ Minh Triết

Trang 1


Luận văn tốt nghiệp : Ứng dụng tô màu cho bé

MỤC LỤC

MỤC LỤC .................................................................................................................................................. 2
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................................................... 5
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................................................... 5
KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT............................................................................................................................ 6
TỪ KHÓA .................................................................................................................................................. 6
TÓM TẮT ................................................................................................................................................... 7
ABSTRACT ............................................................................................................................................... 8
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN .................................................................................................................... 9
1.1

ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................................. 9

1.2

LỊCH SỬ VẤN ĐỀ .................................................................................................................... 9

1.3


MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ ...................................................................................................... 9

1.4

PHẠM VI ĐỀ TÀI .................................................................................................................... 10

1.5

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 10

CHƯƠNG II : TÌM HIỂU HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID .................................................................... 11
2.1

SƠ LƯỢC ANDROID ............................................................................................................ 11

2.2

CÁC PHIÊN BẢN HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID .................................................................. 11

2.2.1

Android 1.0 ....................................................................................................................... 11

2.2.2

Android 1.1 ....................................................................................................................... 11

2.2.3

Android 1.5: Cupcake ....................................................................................................... 12


2.2.4

Android 1.6: Donut ........................................................................................................... 12

2.2.5

Android 2.0: Eclair ............................................................................................................ 12

2.2.6

Android 2.2: Froyo ............................................................................................................ 13

2.2.7

Android 2.3: Gingerbread ................................................................................................. 13

2.2.8

Android 3.0: Honeycomb .................................................................................................. 13

2.2.9

Android 4.0: Ice Cream Sandwich .................................................................................... 14

2.2.10

Android 4.1: Jelly Bean..................................................................................................... 14

2.2.11


Android 4.2: vẫn là Jelly Bean .......................................................................................... 14

2.3
2.3.1

CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA ANDROID .................................................................... 15
ACTIVITY ........................................................................................................................ 15

GVHD : Th.s Đoàn Hòa Minh

SVTH: Hồ Minh Triết

Trang 2


Luận văn tốt nghiệp : Ứng dụng tô màu cho bé
2.3.2

SERVICE .......................................................................................................................... 20

2.3.3

CONTENT PROVIDER ................................................................................................... 22

2.3.4

INTENT ............................................................................................................................ 23

2.3.5


BROADCAST RECEIVER .............................................................................................. 27

2.3.6

NOTIFICATION .............................................................................................................. 28

2.4

THƯ VIỆN HỔ TRỢ LẬP TRÌNH ỨNG DỤNG CỦA ANDROID .................................... 28

2.5

LẬP TRÌNH GIAO DIỆN MỨC CAO.................................................................................... 29

2.5.1

Tổng quan ......................................................................................................................... 29

2.5.2

Bố cục giao diện người dùng ............................................................................................ 29

2.5.3

LinearLayout ..................................................................................................................... 30

2.5.4

FrameLayout ..................................................................................................................... 32


2.5.5

Button ................................................................................................................................ 33

2.5.6

ImageButton ...................................................................................................................... 34

2.5.7

Dialog ................................................................................................................................ 34

2.5.8

Toast .................................................................................................................................. 36

2.5.9

Gallery............................................................................................................................... 37

2.6

LẬP TRÌNH GIAO DIỆN MỨC THẤP.................................................................................. 39

2.6.1

Bitmap ............................................................................................................................... 39

2.6.2


Canvas ............................................................................................................................... 41

2.6.3

Paint .................................................................................................................................. 42

2.6.4

Path.................................................................................................................................... 42

2.6.5

Phương thức onTouchEvent(MotionEvent event) ........................................................... 43

CHƯƠNG III: NỘI DUNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 46
3.1

PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG.................................................................................................... 46

3.1.1

Sơ đồ chức năng ................................................................................................................ 46

3.1.2

Xây dựng giao diện ........................................................................................................... 47

3.1.3


Chức năng chọn nét vẽ, hình dạng muốn vẽ .................................................................... 48

3.1.4

Chức năng thay đổi nét độ lớn nét vẽ ................................................................................ 52

3.1.5

Chức thay đổi màu sắc nét vẽ ........................................................................................... 55

3.1.6

Chức năng phục hồi .......................................................................................................... 57

3.1.7
chọn.

Chức năng chọn hình kèm theo ứng dụng, phát âm tiếng anh ứng với nội dung hình đã
59

GVHD : Th.s Đoàn Hòa Minh

SVTH: Hồ Minh Triết

Trang 3


Luận văn tốt nghiệp : Ứng dụng tô màu cho bé
3.1.8


Chức năng chọn hình từ máy ............................................................................................ 63

3.1.9

Chức năng lưu hình ảnh .................................................................................................... 65

3.1.10 Chức năng chia sẻ ................................................................................................................ 65
3.1.11

Chức năng tạo mới ............................................................................................................ 67

3.1.12

Chức năng xóa (Eraser) ..................................................................................................... 67

3.1.13 Chức năng tô màu ................................................................................................................ 67
3.1.14

Chức năng tải hình lên bức vẽ ............................................................................................ 72

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................................................................... 75
I.

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC .................................................................................................................. 75

II .

CÁC MẶT CHƯA ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ ........................................................................ 75

III.


HƯỚNG PHÁT TRIỂN .............................................................................................................. 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................................... 77
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TỪ ỨNG DỤNG ................................................................................................ 78

GVHD : Th.s Đoàn Hòa Minh

SVTH: Hồ Minh Triết

Trang 4


Luận văn tốt nghiệp : Ứng dụng tô màu cho bé

DANH MỤC HÌNH
STT
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Hình 4
Hình 5
Hình 6
Hình 7
Hình 8
Hình 9
Hình 10
Hình 11
Hình 12
Hình 13

Hình 14
Hình 15
Hình 16
Hình 17
Hình 18
Hình 19
Hình 20
Hình 21
Hình 22
Hình 23
Hình 24

TÊN HÌNH
Vòng đời của Activity
Vòng đời của Service
Sơ đồ hoạt động của Intent
Sơ đồ phân cấp bố cục giao diện người dùng
Minh họa LinearLayout
Minh họa FrameLayout
Minh họa Toast
Sơ đồ chức năng
Thiết kế giao diện
Giao diện sau khi hoàn thành
Dialog chọn nét vẽ
Dialog chọn độ lớn nét vẽ
Thiết kế giao diện dialog chọn màu
Dialog chọn màu
Gallery chọn hình kèm theo ứng dụng
Chức năng chia sẻ
Hình ảnh minh họa fillCircle() và fillCircle_gradient()

Dialog chọn hình tải lên
Hình từ ứng dụng 1
Hình từ ứng dụng 2
Hình từ ứng dụng 3
Hình từ ứng dụng 4
Hình từ ứng dụng 5
Hình từ ứng dụng 6

DANH MỤC BẢNG
STT
Bảng 1
Bảng 2

TÊN BẢNG
Bảng thuộc tính của Intent
Bảng Action được xây dựng sẵn

GVHD : Th.s Đoàn Hòa Minh

SVTH: Hồ Minh Triết

Trang 5


Luận văn tốt nghiệp : Ứng dụng tô màu cho bé

KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT
STT
1
2

3
4
5

KÍ HIỆU
GVHD
SVTH
CNTT-TT
Smartphone
API

6

Google Play

DIỄN GIẢI
Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Công nghệ thông tin và truyền thông
Điện thoại thông minh
Application Programming Interface
Giao diện lập trình
Kho ứng dụng giành cho các thiết bị
dùng hệ điều hành Android

GHI CHÚ

TỪ KHÓA
STT
1

2
3
4

TỪ KHÓA
Bitmap
Canvas
Path
Paint

GVHD : Th.s Đoàn Hòa Minh

TRANG
39
41
42
42

SVTH: Hồ Minh Triết

Trang 6


Luận văn tốt nghiệp : Ứng dụng tô màu cho bé

TÓM TẮT
Trong những năm gầy đây, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ,
ngày càng có nhiều hệ điều hành cho các thiết bị di động được phát triển. Trong số đó
Android đang chiếm lĩnh thị trường và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.
Trong xu hướng phát triển đó, nghiên cứu và phát triển các ứng dụng trên hệ điều

Android đang thu hút nhiều sinh viên và hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội việc làm trong
tương lai. Vì thế, tôi đã lựa chọn đề tài “Ứng dụng tô màu cho bé” nhằm mục đích
nghiên cứu hệ điều hành Android và cũng nhằm phát triển một ứng dụng được dự đoán
sẽ phát triển mạnh mẽ trong những năm sắp tới . Ứng dụng tô màu cho bé hổ trợ các
chức năng sau :








Vẽ, tô màu lên hình do người dùng tự sáng tạo.
Vẽ, tô màu lên hình có sẵn kèm theo ứng dụng.
Vẽ, tô màu lên hình tải lên từ thẻ nhớ.
Thay đổi nét vẽ, độ lớn và màu sắc của nét vẽ.
Tải hình kèm ứng dụng lên hình đang vẽ.
Phát âm tiếng anh, dịch nghĩa cơ bản các hình kèm theo ứng dụng
Lưu trữ, chia sẻ các hình đã vẽ

Với phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thực hành trên máy ảo, sau một thời
gian tôi đã phát triển thành công ứng dụng tô màu cho bé. Ứng dụng cơ bản đã đáp ứng
được việc vẽ, tô màu của bé nhằm phát huy tính sáng tạo và trí tuệ của bé

GVHD : Th.s Đoàn Hòa Minh

SVTH: Hồ Minh Triết

Trang 7



Luận văn tốt nghiệp : Ứng dụng tô màu cho bé

ABSTRACT
In recent years, with the development of science and techonology, there has been
more and more operating systems developed for handheld devices. Among of those,
Android, is dominating the market and growing strongly.
In the trend of development, the application research and development on the Android
operating system is attracting more students and promises to bring more job
opportunities in the future. Therefore, I chose the topic “Coloring Application for Kids”
for the purpose of studying the Android operating system and developing an application
that is expected to be strongly developed in the following years. Coloring Application
for Kids supports:







Drawing and painting on self-creative pictures.
Drawing and painting on pictures available in the application.
Drawing and painting on pictures uploaded from card reader.
Adjusting brushwork's color and size.
Downloading pictures with the application on current drawing.
Translating and pronouncing English definition of current picture with the
application.
 Storing and sharing complete picture.
With the method of theoretical study and virtual-machine practice, I have

successfully developed the coloring application for the kids. The application has met
the basic drawing and coloring capacity of the kids so that they can improve their
creativity and intelligence.

GVHD : Th.s Đoàn Hòa Minh

SVTH: Hồ Minh Triết

Trang 8


Luận văn tốt nghiệp : Ứng dụng tô màu cho bé

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, khi khoa học và công nghệ đang phát triển mạnh mẽ dẫn đến giá cả các
smartphone đang giảm dần đã tạo điều kiện cho nhiều người dùng tiếp cận smartphone
và dần thay thế các sản phẩm điện thoại phổ thông . Trong số các smartphone đó, điện
thoại sử dụng hệ điều hành Android đang chiếm lĩnh thị trường. Các ứng dụng trên
Android ngày càng phong phú và hấp dẫn người dùng, góp phần làm cho cuộc sống
thêm tiện ích và năng động hơn. Trong các ứng dụng đó, ứng dụng tô, vẽ trên màn hình
điện thoại ngày càng phát triển và thu hút nhiều người dùng, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Mỗi đứa trẻ khi sinh ra và lớn lên, đều trải qua quá trình tìm tòi và học hỏi. Trong
những năm tháng đầu đời bé bắt đầu tiếp cận cuộc sống qua những âm thanh và hình
ảnh. Qua năm tháng bé dần lớn lên và đến lúc bé biết vẽ, biết viết. Đó cũng chính là
thời điểm “Ứng dụng tô màu cho bé” phát huy tác dụng. Qua ứng dụng tô màu,bé có thể
nhận dạng được những màu sắc, hình dạng cơ bản. Trong quá trình tô vẽ, bé có thể phát
huy tính sáng tạo trong việc lựa chọn màu sắc, kết hợp cách hình dạng có sẵn để tạo nên
những bức vẽ độc đáo. Bên cạnh ứng dụng cũng giúp cho bố, mẹ của bé giảm được thời
gian sắp xếp các vật dụng khi bé tô màu theo cách truyền thống.

Với mong muốn đó, tôi đã quyết định thực hiện đề tài “Ứng dụng tô màu cho bé”
nhằm mục đích góp phần làm phong phú cho các ứng dụng tô, vẽ trên điện thoại
Android, đồng thời cũng là cơ hội nghiên cứu và phát triển ứng dụng di động cho
Android, một lĩnh vực hứa hẹn sẽ phát triển mạnh trong những năm sắp tới.
LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Hiện tại trên Google Play đã có nhiều ứng dụng tô, vẽ trên điện thoại. Tuy nhiên,
mỗi ứng dụng có điểm mạnh và điểm yếu riêng . Đa số ứng dụng chưa kết hợp giữa tô
và vẽ. Vì thế đề tài này được thực hiện nhằm khắc phục những khuyết điểm này.

1.2

1.3

MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ
Mục tiêu :
-

Tìm hiểu hệ điều hành Android, nâng cao khả năng lập trình và khả năng
phát triển ứng dụng trên nền tảng Android
Nâng cao khả năng báo cáo, thuyết trình và khả năng tự nghiên cứu.
Phát triển phần mềm hữu ích trên điện thoại và máy tính bảng sử dụng hệ
điều hành Android, giúp cho bé vừa chơi vừa học.

GVHD : Th.s Đoàn Hòa Minh

SVTH: Hồ Minh Triết

Trang 9



Luận văn tốt nghiệp : Ứng dụng tô màu cho bé

Nhiệm vụ :
- Tìm hiểu cách thức vẽ trên màn hình điện thoại sử dụng hệ điều hành
Android
- Xây dựng ứng dụng tô màu cho bé
1.4 PHẠM VI ĐỀ TÀI
Ứng dụng cần đạt được các yêu cầu sau :













Tạo mới một bức vẽ
Thay đổi màu sắc nét vẽ
Thay đổi độ lớn nét vẽ
Thay đổi nét vẽ
Vẽ được những hình cơ bản : hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, …
Tải hình lên từ thẻ nhớ
Tải hình để tô, vẽ kèm theo với ứng dụng
Tô màu vào vùng giới hạn, tô màu theo bán kính định sẵn
Tải một số hình ảnh lên màn hình

Phục hồi những nét vẽ, tô trước đó
Lưu lại hình ảnh vẽ hoặc tô
Chia sẻ hình vẽ lên các mạng xã hội và hoặc đính kèm vào mail thông qua
các ứng dụng tương ứng được cài đặt trên điện thoại.

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để hoàn thành đề tài, tôi thực hiện các phương pháp sau :
 Tìm hiểu lập trình android, nghiên cứu các API android hổ trợ việc phát triển
ứng dụng
 Nghiên cứu các giải thuật.
 Phát triển ứng dụng .

GVHD : Th.s Đoàn Hòa Minh

SVTH: Hồ Minh Triết

Trang 10


Luận văn tốt nghiệp : Ứng dụng tô màu cho bé

CHƯƠNG II : TÌM HIỂU HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID
2.1

SƠ LƯỢC ANDROID
Android là một hệ điều hành dựa trên nền tảng Linux được thiết kế dành cho các
thiết bị di động có màn hình cảm ứng như điện thoại thông minh và máy tính bảng. Ban
đầu, Android được phát triển bởi Android Inc. Sau đó được Google mua lại vào năm
2005. Kể từ đó, Google đã có những quyết định đầu tư, phát triển cho hệ điều hành này.
Đến năm 2007, Liên minh thiết bị di động mã nguồn mở (Open Handset Alliance)

được thành lập nhằm phát triển một chuẩn cho các thiết bị cầm tay mã nguồn mở. Và
như vậy, Android trở thành nền tảng chính của Liên minh thiết bị cầm tay mã nguồn mở
đồng thời Google đã công bố việc họ bắt tay phát triển hệ điều hành mã nguồn mở cho
thiết bị di động nhằm cạnh tranh với Symbian, Windows Mobile và các đối thủ khác.
Từ tháng 10/2008, hệ điều hành Android đã chính thức trở thành phần mềm mã
nguồn mở. Theo đó, các công ty thứ ba được phép thêm những ứng dụng trên hệ điều
hành Android và bán chúng mà không cần sự cho phép của Google. Cũng trong khoảng
thời gian này, chiếc điện thoại đầu tiên chạy Android được bán ra thị trường.
Đến năm 2010, số lượng smartphone nền tảng Android tăng trưởng mạnh mẽ.
Hàng loạt nhà sản xuất hàng đầu đã bắt tay sản xuất smartphone như Samsung, HTC,
Motorola... Hệ điều hành Android đã giúp cho nhiều công ty công nghệ bước sang một
trang mới trong việc cải thiện doanh số, bán hàng có lãi sau một thời gian dài trì trệ, tiêu
biểu là Motorola.
2.2 CÁC PHIÊN BẢN HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID
2.2.1 Android 1.0
Ra mắt: ngày 23-11-2008.
HTC Dream là dòng smartphone thương mại dùng Android đầu tiên với kiểu
dáng trượt kèm bàn phím vật lý. Phiên bản Android 1.0 chưa được Google định hình tên
mã, dù trước đó tên gọi Astro Boy hay Bender được gán cho thế hệ đầu tiên này.
Android 1.0 rất nguyên sơ, tích hợp sẵn khả năng đồng bộ dữ liệu với các dịch vụ
trực tuyến của Google như Gmail, Google Calendar và Contacts, một trình phát media,
hỗ trợ Wi-Fi và Bluetooth, thanh trạng thái hiển thị các thông báo ứng dụng và một ứng
dụng chụp ảnh (camera) tuy chưa cho phép thay đổi độ phân giải và chất lượng ảnh.
2.2.2 Android 1.1
Ra mắt: ngày 9-2-2009.
Bên cạnh con số, Google rục rịch đưa hệ thống tên gọi (tên mã) vào các phiên bản
Android. Tuy chưa chính thức áp dụng nhưng Android 1.1 đã có tên Petit Four. Không
GVHD : Th.s Đoàn Hòa Minh

SVTH: Hồ Minh Triết


Trang 11


Luận văn tốt nghiệp : Ứng dụng tô màu cho bé

bao gồm nhiều tính năng, phiên bản này bổ sung một số chức năng mới cho Google
Maps hiển thị chi tiết hơn, bàn phím ảo gọi điện thoại đã có thể hiển thị hoặc ẩn khi gọi,
chương trình SMS cho phép người dùng lưu tập tin đính kèm. Android 1.1 sửa một số
lỗi trong Android 1.0.
2.2.3 Android 1.5: Cupcake
Ra mắt: ngày 30-4-2009.
Cupcake, tên mã đầu tiên áp dụng cho phiên bản Android. Cupcake mang
nhiều tính năng mới như bàn phím ảo có khả năng dự đoán từ đang gõ, từ điển từ ngữ do
người dùng đặt ra, hỗ trợ widget trên giao diện chủ, quay phim và phát lại video clip,
lược sử thời gian cuộc gọi, chế độ tự động xoay màn hình theo hướng sử dụng (screen
rotation). Trình duyệt web trong Cupcake có thêm khả năng sao chép/ dán (copy/paste).
Ngoài ra, phiên bản này cho phép người dùng hiển thị hình ảnh trong danh bạ,
một điểm thú vị mà hầu hết người dùng điện thoại di động muốn có. Màn hình chuyển
đổi và hình ảnh khi khởi động máy được làm mới.
2.2.4 Android 1.6: Donut
Ra mắt: ngày 30-9-2009.
Donut khắc phục các chức năng "lỏng lẻo" trong Cupcake, mở rộng chức năng
tìm kiếm bằng giọng nói và ký tự đến bookmark và danh bạ. Android Market trở thành
"chợ đầu mối" để người dùng tìm kiếm và xem các ứng dụng Android. Ứng dụng chụp
ảnh và quay phim trong Donut nhanh hơn. Hệ điều hành hỗ trợ màn hình có độ phân giải
lớn hơn, hướng đến các thế hệ smartphone màn hình lớn.
2.2.5 Android 2.0: Eclair
Ra mắt: ngày 26-10-2009.
Chỉ sau gần một tháng ra mắt Donut (Android 1.6), Google tung ra Eclair, phiên

bản được nhận định là "bước đi lớn" của hệ điều hành này.
Eclair cải tiến rất nhiều, từ giao diện đến ứng dụng bên trong hệ thống. Ứng dụng
chụp ảnh tăng cường thêm chức năng zoom số (phóng to), cân bằng trắng, hỗ trợ đèn
flash và các hiệu ứng màu sắc.
Hệ thống hoạt động ổn định hơn, cải thiện khả năng xử lý, hỗ trợ kết nối
Bluetooth tốt hơn, đặc biệt tùy chọn đồng bộ nhiều tài khoản. Một điểm thuận tiện được
đánh giá cao lúc bấy giờ là giao diện danh bạ cho phép nhấn chọn vào một ảnh danh
bạ để gọi, nhắn tin hay email đến họ. Giao diện ứng dụng lịch biểu (Calendar) cũng thay
đổi.
Eclair là phiên bản Android đầu tiên hỗ trợ ảnh nền động (live wallpaper) dù tùy
chọn này tiêu tốn khá nhiều pin.

GVHD : Th.s Đoàn Hòa Minh

SVTH: Hồ Minh Triết

Trang 12


Luận văn tốt nghiệp : Ứng dụng tô màu cho bé

2.2.6 Android 2.2: Froyo
Ra mắt: ngày 20-5-2010.
Từ phiên bản 2.0 trở đi, Android dần hoàn thiện hơn. Phiên bản 2.2 (Froyo) mang
Adobe Flash đến Android, kéo theo hàng loạt ứng dụng và game trên nền Flash. Người
dùng cũng có thể xem video clip nền Flash như YouTube và "ra lệnh" thực hiện cuộc gọi
qua Bluetooth.
Một chức năng mới trong Froyo được nhóm người dùng lưu động yêu thích
là USB Tethering và Wi-Fi Hotspot, biến chiếc smartphone Android thành thiết bị phát
sóng Wi-Fi từ kết nối 3G. Tính năng này được sử dụng rất phổ biến đến ngày nay.

Lần đầu tiên Android cho phép cài đặt ứng dụng (app) lên thẻ nhớ SD thay vì
mặc định cài ngay vào bộ nhớ trong của thiết bị. Điểm "đầu tiên" nữa trong Froyo bao
gồm mật khẩu đã hỗ trợ số và chữ số. Thiết bị đầu tiên mang nhãn Froyo ra mắt thị
trường là HTC Nexus One.
2.2.7 Android 2.3: Gingerbread
Ra mắt ngày: 6-12-2010.
Đến cuối năm 2012, Gingerbread vẫn đang "phủ sóng" trên rất nhiều thiết bị dùng
Android, chiếm đến hơn phân nửa (54%). Google hợp tác Samsung trình làng dòng
smartphone đầu tiên sử dụng Gingerbread mang tên Nexus S, hỗ trợ công nghệ giao tiếp
tầm gần NFC.
Gingerbread đưa vào hệ thống một công cụ quản lý tải tập tin, cho phép theo dõi
và truy xuất đến các tập tin đã tải về máy. Hệ thống này hỗ trợ nhiều camera cho các
thiết bị có camera mặt sau và trước, quản lý nguồn pin hiệu quả hơn, tiết kiệm thời
lượng pin. Phiên bản này khắc phục khá nhiều lỗi từ Froyo, kèm theo một số điều chỉnh
trong giao diện người dùng (UI).
2.2.8 Android 3.0: Honeycomb
Ra mắt: ngày 22-2-2011.
Đây không chỉ là một phiên bản, mà có thể xem là một thế hệ Android đầu tiên
dành riêng cho máy tính bảng (tablet), ra mắt cùng tablet Motorola XOOM.
Mang những tính năng từ thế hệ Android 2.x, Android 3.0 cải tiến giao diện phù
hợp với cách sử dụng máy tính bảng, bàn phím ảo thân thiện hơn, hỗ trợ xử lý đa tác vụ
(multi-tasking), cho phép chuyển đổi qua lại các ứng dụng đang cùng chạy. Không chỉ
có bề mặt được trau chuốt, phần lõi hệ thống có các cải tiến tương thích với phần cứng
như hỗ trợ chip xử lý (CPU) đa lõi, tăng tốc phần cứng...
Android 3.0 đặt nền móng quan trọng cho thế hệ Android 4.x hợp nhất, khắc phục
sự phân mảng của Android (có các phiên bản riêng dành cho smartphone và tablet).

GVHD : Th.s Đoàn Hòa Minh

SVTH: Hồ Minh Triết


Trang 13


Luận văn tốt nghiệp : Ứng dụng tô màu cho bé

2.2.9 Android 4.0: Ice Cream Sandwich
Ra mắt: ngày 19-10-2011.
"Bánh kem sandwich" (ICS) là thế hệ Android được mong đợi nhất đến nay, ra
đời cùng dòng smartphone "bom tấn" Samsung Galaxy Nexus, thế hệ smartphone đầu
tiên trang bị ICS.
Android 4.0 đưa chức năng truy xuất nhanh các ứng dụng thường dùng vào phần
bên dưới giao diện chủ, tùy biến widget, dễ sắp xếp và duyệt danh sách ứng dụng hơn.
Các ứng dụng đã có thể truy xuất nhanh từ màn hình khóa thiết bị (Lock screen), hiện
các hãng sản xuất thiết bị chỉ mới cho phép Camera có thể chọn nhanh từ Lock screen.
Ice Cream Sandwich hoạt động mượt mà, nhanh và đẹp hơn.
2.2.10 Android 4.1: Jelly Bean
Ra mắt: 9-7-2012.
Máy tính bảng Nexus 7, sản phẩm hợp tác giữa Google và Asus, là thiết bị dùng
Jelly Bean đầu tiên ra mắt. Android 4.1 nâng tầm hoạt động cho hệ điều hành của
Google, trở thành hệ điều hành cho thiết bị di động hàng đầu hiện nay, đe dọa cả "ông
lớn" Windows.
Khả năng sắp xếp giao diện chủ và widget trong Jelly Bean rất tùy biến và linh
hoạt. Hệ thống hỗ trợ dịch vụ ví điện tử Google Wallet, đặc biệt trình duyệt web mặc
định trong Android được thay thế bởi đại diện tên tuổi: Chrome, với khả năng đồng bộ
dữ liệu theo tài khoản với bản Chrome trên máy tính.
Jelly Bean giới thiệu Google Now, dịch vụ trực tuyến mới hiện chỉ dành cho
Android, một phụ tá ảo đắc lực cho công việc sắp xếp lịch trình, tìm kiếm thông tin, xác
định vị trí... Rất đa năng và được xem như lời đáp trả của Google với "phụ tá ảo" Apple
Siri trong iOS.

2.2.11 Android 4.2: vẫn là Jelly Bean
Ra mắt: tháng 11-2012.
Chỉ sau gần năm tháng ra mắt Android 4.1, Google tiếp tục bồi thêm sức nặng
cho Android với phiên bản 4.2 và vẫn mang tên mã Jelly Bean.
Android 4.2 tiếp tục mang đến những cải tiến hấp dẫn cho ứng dụng chụp ảnh
(Camera) như HDR, Photo Sphere, hiệu ứng ảnh, Google Now, đưa tính năng lướt chọn
từ rất hay trong bàn phím ảo. Chức năng "bom tấn" hỗ trợ nhiều tài khoản người dùng
(multi-user profile) lần đầu tiên được áp dụng trong Android 4.2 nhưng chỉ có người
dùng
máy
tính
bảng
thừa
hưởng
chức
năng
này.(Trích
từ
/>
GVHD : Th.s Đoàn Hòa Minh

SVTH: Hồ Minh Triết

Trang 14


Luận văn tốt nghiệp : Ứng dụng tô màu cho bé

Theo số liệu mới nhất từ Google , hiện Android 4.0 Ice Cream Sandwich đang
chiếm 28,6% tổng số thiết bị Android được kích hoạt, còn Android 4.1/4.2 Jelly Bean thì

chiếm 16,5%. Như vậy, tỉ trọng của Android 4.x hiện là 45,1%. Đây là lần đầu tiên trong
hơn một năm trở lại đây Android 4.x vượt qua thế hệ Android cũ kĩ 2.3.x, vốn đang hiện
diện trên 44,2% tổng số máy Android được kích hoạt. Tuy nhiên, nếu chỉ tính riêng từng
phiên bản của các đợt cập nhật lớn thì Android 2.3 .x vẫn đang là miếng bánh to nhất.
Trong thời gian qua, nhiều nhà sản xuất đã tích cực cập nhật thiết bị của mình từ
2.3 lên 4.0, hoặc từ 4.0 lên 4.1 nên dẫn đến kết quả trên. Trong đó, tốc độ update từ 4.0
lên 4.1 nhanh hơn đáng kể so với từ 2.3 lên 4.0 . Cũng cần phải nói thêm rằng Google
chỉ ghi nhận thiết bị có truy cập vào Google Play trong vòng 14 ngày tính từ thời điểm
xem số liệu (cụ thể là từ 19/2 đến 4/3), do đó nó chỉ phản ánh một phần thị trường. Dù
sao đi nữa thì điều đáng mừng đó là ngày càng có nhiều người dùng được tiếp cận với
những phiên bản Android hiện đại hơn.(Trích từ />
2.3 CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA ANDROID
2.3.1 ACTIVITY
Activity là một thành phần chính của ứng dụng Android cung cấp một màn hình
mà người dùng có thể tương tác để làm điều gì đó, chẳng hạn như như quay số, chụp
hình, xem bản đồ hay nhắn tin… Một ứng dụng có thể có một hoặc nhiều activity. Trong
đó có một activity chính, nó được hiển thị trước tiên khi người dùng khởi động ứng
dụng. Mỗi activity có thể khởi động một activity khác để thực hiện những hành động
khác nhau. Khi một activity mới được bắt đầu, activity trước đó sẽ được dừng lại, nhưng
hệ thống vẫn duy trì activity đó trong một ngăn xếp. Khi một activity mới được bắt đầu,
nó được đưa lên đỉnh của ngăn xếp và người dùng có thể tương tác được với nó . Khi
người dùng hoàn tất công việc với activity hiện tại và bấm nút trở về, activity hiện tại sẽ
được đưa ra khỏi ngăn xếp và bị hủy. Khi đó, các activity trước trong ngăn xếp được
phục hồi lại.
 Tạo một activity :
Để tạo một activity ta phải tạo một lớp con của lớp Activity. Trong lớp con này,ta
phải thực thi các phương thức gọi lại, đây là các phương thức hệ thống sẽ gọi khi chuyển
đổi giữa các trạng thái của activity, hai phương thức quan trọng là :
 onCreate(): Ta phải thực thi phương thức này. Hệ thống sẽ gọi nó khi
tạo activity. Trong phương thức này, ta nên khởi tạo các thành phần thiết


GVHD : Th.s Đoàn Hòa Minh

SVTH: Hồ Minh Triết

Trang 15


Luận văn tốt nghiệp : Ứng dụng tô màu cho bé

yếu của activity. Quan trọng nhất đó là phải gọi phương thức
setContentView() để định nghĩa cách bố trí giao diện của activity .
 onPause(): Phương thức này được gọi khi ta rời khỏi activity. Trong
phương thức này ta nên ghi chép lại một số thay đổi mà vẫn còn tiếp tục
phục vụ cho phiên làm việc của người dùng.
 Bắt đầu một một activity :
Để bắt đầu một activity ta gọi phương thức startActivity() thông qua một
Intent. Ví dụ : muốn bắt đầu một activity khác tên là AnotherActivity ta
làm như sau :
Intent intent = new Intent(this,
AnotherActivity.class);
startActivity(intent);

 Tắt một activity :
Bạn có thể tắt một activity bằng cách gọi phương thức finish()
 Vòng đời của một activity
Một activity có các trạng thái chính: Active, Running, Paused, Stopped.
Khi chuyển giữa các trạng thái, ứng dụng sẽ gọi các phương thức ứng với các
bước chuyển: void onCreate(Bundle savedInstanceState), void onStart(), void
onRestart(), void onResume(), void onPause(), void onStop(), void onDestroy().

Biểu đồ miêu tả:

GVHD : Th.s Đoàn Hòa Minh

SVTH: Hồ Minh Triết

Trang 16


Luận văn tốt nghiệp : Ứng dụng tô màu cho bé

Hình 1. Vòng đời của Activity
Các phương thức của chu kỳ sống:
 Phương thức onCreate():
- Được gọi khi Activity lần đầu tiên được tạo.
- Ở đây ta làm tất cả các cài đặt tĩnh như tạo các widget, kết nối dữ liệu đến list,…
- Tham số truyền vào của phương thức này là một đối tượng Bundle chứa đựng các
trạng thái trước đó của Activity.
- Thường theo sau bởi onStart().
 Phương thức onStart():

GVHD : Th.s Đoàn Hòa Minh

SVTH: Hồ Minh Triết

Trang 17


Luận văn tốt nghiệp : Ứng dụng tô màu cho bé


- Được gọi trước khi một Activity hiển thị (Visible) với người dùng.
- Theo sau bởi onResume() nếu Activity đến trạng thái foreground hoặc onStop()
nếu nó trở nên ẩn.
 Phương thức onRestart():
- Được gọi sau khi Activity đã được dừng, chỉ một khoảng đang khởi động lần nữa
(stared again).
- Thường theo sau bởi onStart().
 Phương thức onResume():
- Được gọi trước khi Activity bắt đầu tương tác với người dùng.
- Tại thời điểm này Activity ở trên đỉnh của stack Activity.
- Thường theo sau bởi onPause().
 Phương thức onPause():
- Được gọi khi hệ thống đang resuming Activity khác.
- Phương thức này là điển hình việc giữ lại không đổi dữ liệu.
- Nó nên được diễn ra một cách nhanh chóng bởi vì Activity kế tiếp sẽ không được
resumed ngay cho đến khi nó trở lại.
- Theo sau bởi onResume() nếu Activity trở về từ ở trước hoặc bởi onStop() nếu nó
trở nên visible với người dùng.
- Trạng thái của Activity có thể bị giết bởi hệ thống.
 Phương thức onStop():
- Được gọi khi Activity không thuộc tầm nhìn của người dùng.
- Nó có thể diễn ra bởi vì nó đang bị hủy hoặc bởi vì Activity khác vừa được
resumed và bao phủ nó.
- Được theo sau bởi onRestart() nếu Activity đang tương tác với người dùng hoặc
onDestroy() nếu Activity đang bị hủy bỏ.
- Trạng thái của Activity có thể bị giết bởi hệ thống.

GVHD : Th.s Đoàn Hòa Minh

SVTH: Hồ Minh Triết


Trang 18


Luận văn tốt nghiệp : Ứng dụng tô màu cho bé

 Phương thức onDestroy():
- Được gọi trước khi Activity bị hủy.
- Đó là lần gọi cuối cùng mà Activity này được nhận.
- Nó được gọi bởi vì Activity đang hoàn thành hoặc bị hệ thống hủy để tiết kiệm
vùng nhớ.
- Bạn có thể phân biệt giữa hai kịch bản với phương thức isFinshing().
Thời gian sống của một Activity diễn ra giữa lần đầu tiên gọi onCreate() đến trạng thái
cuối cùng gọi onDestroy(). Một Activity khởi tạo toàn bộ trạng thái trong onCreate() và giải
phóng các tài nguyên đang tồn tại trong onDestroy().
 Entire lifetime: Từ phương thức onCreate() cho tới onDestroy(). Toàn bộ vòng đời
của Activity từ lúc khởi tạo đến lúc kết thúc;
 Visible lifetime: Từ phương thức onStart() cho tới onStop(). Diễn ra giữa lần gọi
một onStart() cho đến khi gọi onStop(). Trong suốt khoảng thời gian này người
dùng có thể thấy Activity trên màn hình. Giữa hai phương thức này tài nguyên vẫn
được duy trì để hiển thị Activity đến người dùng;
 Foreground lifetime: Từ phương thức onResume() cho tới onPause().
Một ứng dụng ngoài Activity chính còn có thể có nhiều Activity khác. Các Activity bổ
sung thêm phải được khai báo trong tập tin AndroidManifest.xml, để có thể gọi các Activity
này thì cách phổ biến là sử dụng Intent. Ví dụ về tập tin AndroidManifest.xml có hai Activity,
trong đó phần tô đậm là Activity được bổ sung thêm:
<?xml version="1.0" encoding="utf-8"?>
xmlns:android=" />package="buoi1.bai3"
android:versionCode="1"

android:versionName="1.0" >
<uses-sdk android:minSdkVersion="15" />
android:label="@string/app_name" >
android:label="@string/app_name" >
<intent-filter>
<action android:name="android.intent.action.MAIN"/>
/>
</intent-filter>
GVHD : Th.s Đoàn Hòa Minh

SVTH: Hồ Minh Triết

Trang 19


Luận văn tốt nghiệp : Ứng dụng tô màu cho bé

</activity>
<activity android:name=".Activity2" >
</activity>
</application>
</manifest>

2.3.2 SERVICE
Thành phần chạy ẩn trong Android. Service sử dụng để update dữ liệu, đưa ra các cảnh
báo (Notification) và không bao giờ hiển thị cho người dùng thấy. Một Service không có giao
diện và chạy ngầm trong khoảng thời gian không xác định. Ví dụ, một Service có thể chơi

nhạc ở chế độ ngầm khi người dùng chuyển ra khỏi trình nghe nhạc. Mỗi Service đều được
mở rộng từ lớp cơ sở là Service trong gói android.app. Có thể kết nối tới hoặc kích hoạt một
Service thông qua interface mà Service đưa ra.
Một Service có thể được sử dụng theo 2 cách:
 Nó có thể được bắt đầu và được cho phép hoạt động cho đến khi một người nào đó
dừng nó lại hoặc nó tự ngắt. Ở chế độ này, nó được bắt đầu bằng cách gọi
Context.startService() và dừng bằng lệnh Context.stopService(). Nó có thể tự ngắt
bằng lệnh Service.stopSelf() hoặc Service.stopSelfResult(). Chỉ cần một lệnh
stopService() để ngừng Service lại cho dù lệnh startService() được gọi ra bao nhiêu lần
 Service có thể được vận hành theo như đã được lập trình việc sử dụng một Interface
mà nó định nghĩa. Các người dùng thiết lập một đường truyền tới đối tượng Service và
sử dụng đường kết nói đó để thâm nhập vào Service. Kết nối này được thiết lập bằng
cách gọi lệnh Context.bindService() và được đóng lại bằng cách gọi lệnh
Context.unbindService(). Nhiều người dùng có thể kết nối tới cùng một thiết bị. Nếu
Service vẫn chưa được khởi chạy, lệnh bindService() có thể tùy ý khởi chạy nó. Hai
chế độ này thì không tách biệt toàn bộ. Bạn có thể kết nối với một Service mà nó đã
được bắt đầu với lệnh startService(). Ví dụ, một Service nghe nhạc ở chế độ nền có thể
được bắt đầu bằng cách gọi lệnh startService() cùng với một đối tượng Intent mà định
dạng được âm nhạc để chơi. Chỉ sau đó, có thể là khi người sử dụng muốn kiểm soát
trình chơi nhạc hoặc biết thêm thông tin về bài hát hiện tại đang chơi, thì sẽ có một
Activity tạo lập một đường truyền tới Service bằng cách gọi bindService(). Trong
trường hợp như thế này, stopService() sẽ không thực sự ngừng Service cho đến khi liên
kết cuối cùng được đóng lại.
Giống như một Activity, một Service cũng có các phương thức chu kỳ thời gian mà bạn có
thể cài đặt để kiểm soát những sự thay đổi trong trạng thái của nó. Những những phương thức

GVHD : Th.s Đoàn Hòa Minh

SVTH: Hồ Minh Triết


Trang 20


Luận văn tốt nghiệp : Ứng dụng tô màu cho bé

của Service thì ít hơn là của Activity – chỉ có 3- và chúng thì được sử dụng rộng rãi, không
được bảo vệ.
 void onCreate();
 void onStart(Intent intent);
 void onDestroy().
Entire lifetime của một Service diễn ra giữa thời gian onCreate() được gọi ra và thời
gian mà onDestroy() trả lại. Một Service lại tiết hành cài đặt ban đầu ở onCreate(), và giải
phóng tất cả các tài nguyên còn lại ở onDestroy(). Ví dụ, một Service phát lại nhạc có thể tạo
ra một luồng và bắt đầu chơi nhạc onCreate() và sau đó luồng chơi nhạc sẽ dừng lại ở
onCreate().
Active lifetime của một Service bắt đầu bằng một lệnh tới onStart(). Đâylà phương
thức được chuyển giao đối tượng Intent mà đã được thông qua để tới startService() Service
âm nhạc sẽ mở đối tượng Intent để quyết định xem sẽ chơi loại nhạc nào và bắt đầu phát nhạc.
Các phương thức onCreate() và onDestroy() được gọi cho tất cả các Service dù chúng có
được bắt đầu bằng Context.startService() hoặc Context.bindService() hay không. Tuy nhiên
thì, onStart() chỉ được gọi ra đối với các Service bắt đầu bằng startService().
Vòng đời của một service:

GVHD : Th.s Đoàn Hòa Minh

SVTH: Hồ Minh Triết

Trang 21



Luận văn tốt nghiệp : Ứng dụng tô màu cho bé

Hình 2 Vòng đời của Service
Service cũng cần phải được khai báo trong thẻ <application> của AndroidManifest.xml
mới có thể sử dụng.
<service android:name="ViduService" />
2.3.3 CONTENT PROVIDER
Một Content Provider cung cấp một tập chi tiết dữ liệu ứng dụng đến các ứng dụng
khác. Thường được sử dụng khi chúng ta muốn tạo cơ sở dữ liệu dưới dạng public (các ứng
dụng khác có thể truy xuất ). Là kho dữ liệu chia sẻ, Content Provider được sử dụng để quản
lý và chia sẻ dữ liệu giữa các ứng dụng. Dữ liệu thường được lưu trữ ở file hệ thống, hoặc
trong một SQLite database. Ví dụ: danh bạ, call log, cấu hình cài đặt...trên điện thoại là dữ
liệu dưới dạng Content Provider.
Content Provider hiện thực một tập phương thức chuẩn mà các ứng dụng khác có thể
truy xuất và lưu trữ dữ liệu của loại nó điều khiển. Tuy nhiên, những ứng dụng không thể gọi
các phương thức trực tiếp. Hơn thế chúng dùng lớp Content Resolver và gọi những phương

GVHD : Th.s Đoàn Hòa Minh

SVTH: Hồ Minh Triết

Trang 22


Luận văn tốt nghiệp : Ứng dụng tô màu cho bé

thức đó. Một Content Resolver có thể giao tiếp đến nhiều content provider; nó cộng tác với
các provider để quản lý bất kỳ giao tiếp bên trong liên quan. Một Content Provider tạo ra
một tập các dữ liệu cụ thể nào đó của ứng dụng cung cấp cho các ứng dụng khác. Các lớp
Content Provider thừa kế từ cơ sở ContentProvider để cài đặt một số hàm tiêu chuẩn cho

phép ứng dụng khác nhận và lưu trữ dữ liệu.
Trong một ứng dụng thì để có thể sử dụng, Content Provider cần phải được khai báo
trong thẻ <application> của tập tin AndroidManifest.xml. Ví dụ:
android:authorities="com.Vidu" />
2.3.4

INTENT
Nền tảng để truyền tải các thông báo được sử dụng để gửi các thông báo đi nhằm khởi
tạo 1 Activity hay Service để thực hiện công việc bạn mong muốn. Còn nói một cách đơn giản
và dễ hiểu hơn, Intent là một cơ cấu cho phép truyền thông điệp giữa các thành phần của 1
ứng dụng và giữa các ứng dụng với nhau. VD: khi mở 1 trang web, bạn gửi 1 intent đi để gọi
1 activity mới hiển thị trang web đó.

Activity A

Intent: action +data

Activity B

(Set profile
picture pls!)

(pick up one
pls!)
Intent: code + result

Hình 3 . Sơ đồ hoạt động của Intent
Các thuộc tính của Intent:
Thuộc tính chính

action
 Tên (string ) của action mà Intent
sẽ yêu cầu thực hiện
 Có thể là action được Android
định nghĩa sẵn(built-in standard
action) hoặc do người lập trình tự
định nghĩa

GVHD : Th.s Đoàn Hòa Minh

Thuộc tính phụ
catagory
 Thông tin về nhóm của action
type
 Định dạng kiểu dữ liệu
 Thường được tự động xác định

SVTH: Hồ Minh Triết

Trang 23


Luận văn tốt nghiệp : Ứng dụng tô màu cho bé

data
 Dữ liệu mà Activity được gọi sẽ xử

 Định dạng Uri (thông qua hàm
Uri.parse(data))


component
 Chỉ định cụ thể lớp sẽ thực thi
Activity
 Khi được xác định, các thuộc tính
khác trở thành không bắt buộc
(optional)
extras
 Chứa tất cả các cặp (key, value) do
ứng dụng thêm vào để truyền qua
Intent (cấu trúc Bundle)
/>Bảng 1. Bảng thuộc tính của Intent

 action: là hành động được thực hiện, VD : ACTION_VIEW, ACTION_MAIN.
Built-in Standard Actions


ACTION_MAIN



ACTION_SENDTO



ACTION_VIEW



ACTION_ANSWER




ACTION_ATTACH_DATA



ACTION_INSERT



ACTION_EDIT



ACTION_DELETE



ACTION_PICK



ACTION_RUN



ACTION_CHOOSER




ACTION_SYNC



ACTION_GET_CONTENT



ACTION_PICK_ACTIVITY



ACTION_DIAL



ACTION_SEARCH



ACTION_CALL



ACTION_WEB_SEARCH



ACTION_SEND




ACTION_FACTORY_TEST

Built-in Standard Broadcast Actions


ACTION_TIME_TICK



ACTION_PACKAGE_RESTARTED



ACTION_TIME_CHANGED



ACTION_PACKAGE_DATA_CLEARED



ACTION_TIMEZONE_CHANGED



ACTION_UID_REMOVED




ACTION_BOOT_COMPLETED



ACTION_BATTERY_CHANGED



ACTION_PACKAGE_ADDED



ACTION_POWER_CONNECTED



ACTION_PACKAGE_CHANGED



ACTION_POWER_DISCONNECTED



ACTION_PACKAGE_REMOVED



ACTION_SHUTDOWN


Bảng 2 Bảng Action được xây dựng sẵn
 data: là dữ liệu sẽ được xử lý trong action, thường được diễn tả là một Uri (Uniform
Resource Identifier).

GVHD : Th.s Đoàn Hòa Minh

SVTH: Hồ Minh Triết

Trang 24


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×