Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM TRONG GIẠ ĐOAN 20082011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.99 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI
GIẢI THƯỞNG “ TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM ”
NĂM 2013
----------o0o----------

TÊN CÔNG TRÌNH:

Phân tích hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại
ở Việt Nam trong giai đoạn 2008-2011

Thuộc nhóm ngành khoa học : Khoa học, xã hội và nhân văn

Hà Nội, 2013


2

MỤC LỤC
8. Miller và Noulas (1996), The technical efficiency of large bank production, The
University of Connecticut, Department of Economics, Storrs, CT 06269-1063, USA.
......................................................................................................................................18

DANH MỤC HÌNH VẼ
8. Miller và Noulas (1996), The technical efficiency of large bank production, The
University of Connecticut, Department of Economics, Storrs, CT 06269-1063, USA.
......................................................................................................................................18


1


TÓM TẮT
Nghiên cứu này của chúng tôi nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động và
phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng
thương mại Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế diễn biến phức tạp và ngành
ngân hàng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Đầu tiên, trên cơ sở
lựa chọn các biến số đặc trưng phản ánh tình hình hoạt động của ngân hàng,
chúng tôi xây dựng một đường bao biên đại diện cho những ngân hàng có
hiệu quả hoạt động tốt nhất để đo lường hiệu quả và làm căn cứ so sánh mức
độ chênh lệch hiệu quả hoạt động giữa các ngân hàng với nhau. Đồng thời,
phân tích xu hướng thay đổi hiệu quả hoạt động qua các năm nhờ sử dụng chỉ
số Malmquist, nó cho thấy có bao nhiêu ngân hàng đủ năng lực nâng cao hiệu
quả hoạt động của mình trong giai đoạn 2008-2011 đầy thử thách vừa qua.
Sau đó, tiến hành phân tích thực nghiệm các nhân tố có ảnh hưởng và xu
hướng tác động của nó tới hiệu quả hoạt động đã đo lường được ở trên, với
bộ số liệu về kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai
đoạn 2008-2011. Sử dụng mô hình Tobit nhằm xác định những nhân tố nào
có khả năng quyết định và lượng hóa tác động của các nhân tố đó đến hiệu
quả hoạt động của các ngân hàng. Cuối cùng, kết quả thực nghiệm là cơ sở để
chúng tôi đưa ra các hướng đi cho các ngân hàng thương mại, đồng thời gợi ý
một số chính sách kinh tế về quản lí hoạt động của hệ thống ngân hàng
thương mại Việt Nam trong những giai đoạn tiếp theo.
Từ khóa: Hiệu quả hoạt động, đường bao biên, chỉ số Malquist, mô hình
Tobit.


2

LỜI GIỚI THIỆU:
DEA là phương pháp được sử dụng khá phổ biến trong các nghiên cứu
trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, nhằm đo lường hiệu

quả hoạt động, xu hướng biến động năng suất của các chủ thể kinh tế. Xuất
phát từ nhu cầu thực tiễn, cùng với sự phát triển mô hình lý thuyết DEA,
nhiều nghiên cứu thực nghiệm nhằm đánh giá năng lực hoạt động trong lĩnh
vực Ngân hàng- Tài chính được các nhà nghiên cứu tiến hành, điển hình có
thể kể đến Miller và Noulas (1996), Berger và Mester (2001), Casu và
Molyneux (2000)… Họ đã sử dụng DEA ở quốc gia khác nhau nhằm rà soát
hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng. Kết quả đạt được phản ánh một
cách rõ nét cấu trúc, quy mô, tiềm lực tài chính tạo nên sự khác biệt giữa các
ngân hàng ở các khu vực kinh tế khác nhau.
Từ năm 2008-2011, nhìn chung hoạt động của các ngân hàng thương
mại trong một môi trường vĩ mô không mấy thuận lợi, lạm phát gia tăng
( năm 2008 là 19,89%, năm 2011 là 18,58%)1, cán cân thương mại thâm hụt
lớn, thị trường tài chính trong nước và quốc tế diễn biến phức tạp, lãi suất, tỉ
giá, giá vàng biến động mạnh... Nền kinh tế chịu tác động tiêu cực của cuộc
khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, sau đó là vấn đề lạm phát
cao và hiện nay là suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước. Do đó môi
trường kinh doanh và hoạt động ngân hàng gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi các
ngân hàng phải có một nội lực mạnh mẽ, phản ứng nhanh nhạy trước diễn
biến phức tạp của tình hình kinh tế, đồng thời không ngừng nâng cao năng
lực kinh doanh, năng lực cạnh tranh để có thể tồn tại và phát triển trong sự
sàng lọc ngày càng khắt khe của thị trường tài chính trong thời kì nền kinh tế
tăng cường mở cửa, hội nhập. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng nước ta đã
không có sự thể hiện đáng mong đợi trong thời kì đầy biến động vừa qua.
Thẳng thắn nhìn vào vấn đề, tốc độ tăng trưởng hệ thống ngân hàng là tương
đối nhanh. Tuy nhiên, sự tăng trưởng về số lượng không gắn liền với một cấu
1

Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư



3

trúc hợp lí và chất lượng tăng trưởng. Bên cạnh đó, tín dụng ngân hàng tăng
trưởng nhanh, quy mô tín dụng so với GDP tăng nhanh làm cho hệ thống
ngân hàng dễ bị tổn thương từ những sự thay đổi bất lợi của nền kinh tế.
Nhiều vấn đề về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại được đặt
ra, yêu cầu phải có cái nhìn toàn diện về tổ chức này. Hơn nữa, nguồn số liệu
của thời kỳ nghiên cứu này bảo đảm tính đồng bộ hơn, đầy đủ hơn, có độ tin
cậy cao hơn, cập nhật và phản ánh tốt việc đánh giá hiệu quả hoạt động của
các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu áp dụng thành công phương pháp
bao dữ liệu (DEA) trong phân tích hoạt động của các ngân hàng, bên cạnh đó,
cũng có nhiều nghiên cứu đi sâu vào chứng thực, đánh giá kết quả của DEA
thông qua việc so sánh với phương pháp tiếp cận tham số (SFA). Lựa chọn
cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu khác nhau sẽ dẫn tới kết quả ước
lượng khác nhau. Ở Việt Nam một khoảng trống còn tồn tại trong các nghiên
cứu là có rất ít các công trình đi sâu định lượng hiệu quả hoạt động của các
ngân hàng, mà chủ yếu là sử dụng các phương pháp định tính truyền thống,
do đó tính thuyết phục chưa cao và không phản ánh được ý nghĩa thực tiễn.
Đầu tiên, trong nghiên cứu này nhóm nghiên cứu sẽ đi làm rõ hiệu quả hoạt
động của các ngân hàng, xu hướng biến động của nó như thế nào. Thông qua
bảng xếp hạng dựa trên năng lực hoạt động của các ngân hàng sẽ cho thấy
một bức tranh toàn cảnh về năng lực hoạt động của các ngân hàng thương
mại Việt Nam trong giai đoạn 2008-2011 vừa qua. Tiếp theo dựa trên hiệu
quả hoạt động ước lượng được, chúng tôi sẽ đi phân tích và lượng hóa ảnh
hưởng của các nhân tố chính tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng
thương mại.
Bài viết này cấu trúc như sau:
Phần 1: Mô hình lý thuyết
Phần 2: Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm

Phần 3: Kết luận và kiến nghị


4

1. Mô hình lý thuyết:
DEA ( data evelopment analysis) là phương pháp cơ bản trong ước
lượng hàm sản xuất và hiệu quả kỹ thuật. DEA sử dụng mô hình toán tuyến
tính và hàm khoảng cách. Nó được gọi là phương pháp bao dữ liệu bởi nó sử
dụng những biến tốt nhất ứng với mức đầu vào xác định để tạo thành một
đường bao biên.
Hình 1: Đường bao dữ liệu (DEA)

Sau khi qui hoạch tuyến tính các biến tốt nhất trong bộ số liệu thành
đường bao giới hạn (trên hình minh họa là đường nối các điểm A B C), ta sẽ
có hình dung về tính hiệu quả trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào của số
liệu mô tả bằng các điểm nằm dưới đường bao biên (E, F). Mỗi yếu tố đầu ra
(q) được đặt trong mối quan hệ phụ thuộc với các yếu tố đầu vào (x1, x2 ,x3 ,x4 …). Vì vậy các điểm giá trị nằm dưới đường bao biên cho thấy mức độ
hiệu quả của một số liệu đại diện. Ở đây, ta xét đến thang đo cho mức độ hiệu
quả là TE ( Tổng hiệu quả kỹ thuật):
TE= SE× PE
Trong trường hợp hiệu quả không đổi theo qui mô. DEA sẽ xác định
tổng hiệu quả kĩ thuật của doanh nghiệp thông qua bài toán sau :


5

Với các ràng buộc:

Chỉ số năng suất nhân tố tổng hợp (TPF):

Kỹ thuật qui hoạch các biến số trong phương pháp tiếp cận phi tham số
được sử dụng để đo lường chỉ số Malmquist (chỉ số năng suất nhân tố tổng
hợp). TFP phản sánh sự thay đổi độ đo hiệu quả kỹ thuật, tiến bộ công nghệ,
hiệu quả thuần, hiệu quả qui mô và năng suất nhân tố tổng hợp.
Xác định chỉ số Malmquist tức là ta giả thiết công nghệ sản xuất sẽ thay
đổi ứng với từng thời kì. Qua đó sẽ kiểm nghiệm việc thay đổi đó là do yếu tố
nào gây ra. Thông qua nghiên cứu Malmquist TFP có thể phân ra thành 2
thành phần là TEC và TC.
Malmquist TFP index = TEC X TC
Công thức này hàm ý rằng tăng trưởng của TFP có thể được giải thích
bằng cải tiến trong hiệu quả kỹ thuật và tiến bộ công nghệ.
2. Phân tích,
đánh giá kết quả thực nghiệm:
s
Chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp bao dữ liệu DEA như đã được giới
thiệu ở trên để ước lượng hiệu quả kĩ thuật 35 ngân hàng thương mại Việt
Nam trong giai đoạn từ 2008-2011. Nguồn số liệu sử dụng được lấy từ các
báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại giai
đoạn 2008-2011. Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu điều tra số liệu nhóm
nghiên cứu đã lựa chọn một biến đầu ra và ba biến đầu vào để sử dụng chạy
mô hình DEA.


6

Đầu ra : Lợi nhuận trước thuế
Đầu vào :

1. Tài sản số định
2. Chi phí tiền lương

3. Vốn chủ sở hữu

Bảng tóm tắt kết quả ước lượng hiệu quả kĩ thuật của các ngân hàng
thương mại giai đoạn từ năm 2008-2011 như sau:
Bảng 1: Kết quả ước lượng hiệu quả kĩ thuật (TE) hiệu quả kĩ thuật
thuần (PE) và hiệu quả quy mô (SE) của các ngân hàng thương mại giai
đoạn 2008-2011
Tiêu chí
mean
TE
min
max
median
mean
PE
min
max
median
mean
SE
min
max
median

2008
2009
2010
2011
0. 468
0. 597

0. 622
0. 571
0. 028
0. 066
0. 106
0. 102
1. 000
1. 000
1. 000
1. 000
0. 423
0. 590
0. 578
0. 524
0. 490
0. 668
0. 729
0. 643
0. 035
0. 142
0. 120
0. 138
1. 000
1. 000
1. 000
1. 000
0. 445
0. 637
0. 782
0. 647

0. 931
0. 874
0. 854
0. 892
0. 753
0. 464
0. 254
0. 446
1. 000
1. 000
1. 000
1. 000
0. 963
0. 931
0. 902
0. 921
Nguồn: Kết quả tính toán của nhóm nghiên cứu

Bảng kết quả trên đã phản ảnh một bức tranh toàn cảnh về hiệu quả
trong hoạt động của các Ngân hàng thương mại của Việt nam giai đoạn 20082011. Hiệu quả thấp là tình hình hoạt động chung trong thời gian qua. Nghiên
cứu qua từng năm chỉ ra rằng hiệu quả kĩ thuật của các ngân hàng đã được cải
thiện từ năm 2008-2010, hiệu quả kĩ thuật trung bình tăng từ 0.468 đến 0.622,
đến năm 2011 thì hiệu quả kĩ thuật giảm xuống còn 0.571 nhưng mức giảm
không đáng kể. Tuy đã có sự chuyển biến tích cực nhưng xét trung bình toàn
thời kì thì hiệu quả kĩ thuật của hệ thống NHTM Việt Nam vẫn chỉ ở mức
trung bình. Có thể thấy rằng các ngân hàng thương mại vẫn chưa tận dụng hết
năng lực của các yếu tố đầu vào. Con số này chứng tỏ các ngân hàng vẫn còn


7


rất nhiều cơ hội để nâng cao hiệu quả hoạt động thuần túy nếu biết khắc phục
những hạn chế hiện tại của mình. Hiệu quả kĩ thuật TE được quyết định bởi
hai bộ phận cấu thành là hiệu quả quy mô (SE) và hiệu quả kĩ thuật thuần túy
(PE). Trong giai đoạn này, hiệu quả quy mô luôn cao hơn hiệu quả kĩ thuật
thuần túy. Điều đó cho thấy sự đóng góp của hiệu quả quy mô vào hiệu quả
toàn bộ là chủ yếu. Hiệu quả kĩ thuật thuần túy trung bình đạt 0.490 năm
2008 và tăng lên 0.643 năm 2011, cao nhất vào năm 2010 với giá trị PE là
0.729. PE đã có sự tăng trưởng góp phần làm hiệu quả kĩ thuật tăng lên nhưng
phi hiệu quả thuần túy vẫn ở mức cao. Điều này có thể lí giải bởi thực trạng
hoạt động của ngành ngân hàng trong giai đoạn vừa qua, đó là tốc độ tăng về
số lượng các ngân hàng và tốc độ mở rộng quy mô của từng ngân hàng là
tương đối nhanh. Tuy nhiên sự tăng trưởng về số lượng không gắn liền với
một cấu trúc hợp lí và chất lượng tăng trưởng. Trong đó, đặt ra vấn đề về tín
dụng nóng, quy mô tín dụng so với GDP tăng nhanh làm cho hệ thống ngân
hàng dễ bị tổn thương từ những thay đổi bất lợi từ nền kinh tế. Điều này dẫn
đến hiệu quả thuần túy PE của các ngân hàng trong những năm qua là khá
thấp. Yếu tố hiệu quả quy mô thì lại có xu hướng giảm, so với năm 2008 thì
năm 2011 giảm 4.2%, còn 0.892. Tuy nhiên, hiệu quả quy mô của các ngân
hàng thương mại Việt Nam vẫn được đánh giá khá cao, điều này chứng tỏ là
họ đã phát huy được lợi thế nguồn vốn, quy mô hoạt động, trình độ của lực
lượng lao động một cách hợp lý giúp tiết kiệm được chi phí sản xuất , nâng
cao lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên những năm gần đây thì
hiệu quả quy mô lại có xu hướng giảm. Những con số này cũng phản ánh
đúng thực trạng NHTM Việt Nam giai đoạn này. Trong bối cảnh nền kinh tế
thế giới đang rơi vào khủng hoảng như vậy, hệ thống ngân hàng thương mại
của Việt Nam cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng. Hơn nữa ngành Ngân
hàng của chúng ta so với những ngành ngân hàng của thế giới thì còn rất non
trẻ. Các dịch vụ mà các ngân hàng thương mại cung cấp hiện nay còn đơn
điệu, thiếu tính đa dạng, chủ yếu là các sản phẩm truyền thống. Về quản trị



8

hoạt động và công nghệ của các ngân hàng vẫn còn yếu kém. Công tác quản
trị rủi ro của các ngân hàng chưa thực sự hiệu quả, hậu quả để lại rất nhiều nợ
xấu, nợ khó đòi dẫn đến thiếu thanh khoản cục bộ tại một số ngân hàng.
Cụ thể mức xếp hạng của các NHTM Việt Nam được thể hiện trong
bảng xếp hạng dưới đây.
Bảng 2: Bảng xếp hạng hiệu quả kĩ thuật của các NHTM ở Việt Nam giai
đoạn 2008-2011.

ngân
hàng
LPB
MDB
VCB
ACB
WEB
SEAB
ANK
TCB
HBB
MSB
EAB
CTG

Tên viết tắt

Lienvietpost

bank
MDB

4 NĂM
Tên ngân hàng

Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Bưu điện Liên Việt
Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Phát triển Mê Kông
Vietcombank Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Ngoại thương Việt Nam
ACB
Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Á Châu
Western
Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Bank
Phương Tây
Seabank
Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Đông Nam Á
Techcomban Ngân hàng Thương mại Cổ phần
k
Kỹ thương Việt Nam
Habubank
Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Nhà Hà Nội
Maritime
Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Bank
Hàng Hải
DongA Bank Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Đông Á
VietinBank Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Công thương Việt Nam

20
08

xếp hạng
20 20
09 10

A+ A+

A

20
11
B+

A+ A+ A+ A+
A+ A+ A+

B

A+ A+ A+ A+
A+ B+


C

C

A

A

C

B

B+ A+ A+ A+
B+

B+

B+

C+

B+ A+

A

C+

B

B


B

B

B

A

B+

A


9

MBB

MB

BIDV

BIDV

EIB

Eximbank

SHB


SHB

SGB

SaiGonbank

STB

Sacombank

DCB

Oceanbank

KLB
VIB

Kienlong
Bank
VIB

VPB

VPBank

NVB

Navibank

VAB


VietAbank

MHB

MHB

PNB
HDB

Southern
Bank
HDBank

ABB

ABBank

NAB

Nam A Bank

Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Quân đội
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam
Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Xuất nhập khẩu Việt Nam
Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Sài Gòn – Hà Nội

Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Sài Gòn Công thương
Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Sài Gòn Thương Tín
Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Đại Dương
Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Kiên Long
Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Quốc tế Việt Nam
Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Việt Nam Thịnh Vượng
Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Nam Việt
Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Việt Á
Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng
bằng Sông Cửu Long
Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Phương Nam
Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Phát Triển TP. Hồ Chí Minh
Ngân hàng Thương mại Cổ phần
An Bình
Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Nam Á

B

B+ A+


A

C+

B

B

C+

C+

B

A

A+

C+

B

C+

B

C+

C+


C

C+

C+

B+

B

B

C+

B+ A+

B+

C

B

C+

C

B+ A+

A


C

C+

B

A

C

B

B

C+

C

C+

C+

C

C

C

C


C

C

C+

C+

C

C

C+

B

B

C

C+

B

C

C

C


C

C

Nguồn: Kết quả tính toán của nhóm nghiên cứu

C


10

Bảng xếp hạng các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 20082011 đã cung cấp một cái nhìn trực quan về năng lực hoạt động của các ngân
hàng. Nhìn chung, các ngân hàng đều đã có sự cải thiện trong chất lượng hoạt
động , vì vậy mà thứ hạng không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên số lượng
các ngân hàng chỉ đạt loại C luôn chiếm phần lớn trong bảng xếp hạng. Điều
này chứng tỏ sự gia tăng nhanh chóng số lượng các ngân hàng trong những
năm qua nhưng không đi liền với một cấu trúc hợp lí và chất lượng tăng
trưởng cao, bền vững. Nó cũng là nguyên nhân chính cho những bất ổn trong
hệ thống ngân hàng những năm vừa qua.
Tiếp theo, nhóm nghiên cứu chúng tôi sẽ sử dụng phần mềm DEA ước
lượng chỉ số Malmquist để phân tích cụ thể hơn sự thay đổi hiệu quả kĩ thuật
(effch), thay đổi công nghệ (techch) và chỉ số thay đổi năng suất tổng hợp
(tfpch)
Bảng 3 : Kết quả ước lượng chỉ số Malmquist2 bằng DEA
Năm
Effch
Techch
Pech
2008-2009

1.547
0.903
1.723
2009-2010
0.976
0.955
0.968
2010-2011
0.857
0.913
1.001
2008-2011
1.09
0.923
1.186
Nguồn: Kết quả tính toán của nhóm nghiên cứu

Sech
0.898
1.008
0.856
0.918

Tfpch
1.397
0.931
0.782
1.006

Xét trên toàn giai đoạn nghiên cứu thì hiệu quả hoạt động của các

NHTM có xu hướng tốt hơn. Chỉ số năng suất tổng hợp tăng 0.6%, hiệu quả
kĩ thuật tăng 0.9%, ngoại trừ thay đổi công nghệ giảm 7.7%. Điều này cho
thấy tăng hiệu quả kĩ thuật là nguyên nhân chính đóng góp vào tăng trưởng
năng suất nhân tố tổng hợp TFP. Sự thay đổi ngược chiều về xu hướng giữa
hiệu quả kĩ thuật và tiến bộ công nghệ cho thấy giai đoạn này các ngân hàng
2

Malquist là chỉ số nhân tố tổng hợp được đo lường bằng sự thay đổi của TFP qua 4 năm
từ 2008 đến 2011. Trong đó: effch: Thay đổi hiệu quả kỹ thuật; techch thay đổi tiến bộ
công nghệ; pech: thay đổi hiệu quả thuần; sech: thay đổi hiệu quả quy mô và tfpch là thay
đổi năng suất nhân tố tổng hợp.


11

thương mại quan tâm nhiều hơn tới hiệu quả kĩ thuật mà chính xác hơn là
hiệu quả kĩ thuật thuần. Bởi hiệu quả kĩ thuật thuần trong những năm này
tăng mạnh 18.6% trong khi hiệu quả quy mô lại giảm 8.2%. Tiến bộ công
nghệ đóng vai trò rất lớn trong việc giảm thiểu chi phí sản xuất, nâng cao
năng suất và làm tăng lợi nhuận cho các ngân hàng. Tuy nhiên đầu tư vào
công nghệ cần nguồn vốn lớn. Đây là khó khăn mà hầu hết các ngân hàng
thương mại hiện nay ở Việt Nam đang gặp phải. Nó cũng đồng nghĩa với chỉ
những ngân hàng lớn mới có khả năng thay đổi công nghệ tiên tiến, còn
những ngân hàng nhỏ thì khó có khả năng tiếp cận với công nghệ, thiết bị
hiện đại để nâng cao năng suất lao động, cải thiện hiệu quả hoạt động. Chính
vì vậy mà tiến bộ công nghệ chưa được thực sự có nhiều đóng góp vào việc
nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Đi sâu vào nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động kỹ thuật (TE) của các ngân hàng thương mại nhóm nghiên cứu sẽ
sử dụng kết quả ước lượng mô hình Tobit tiêu biểu cho năm 2011, sử dụng

quan sát 31 ngân hàng thương mại với mức ý nghĩa thống kê 5% . Quá trình
nghiên cứu, phân tích số liệu chúng tôi đã tìm ra những nhân tố có thể đưa
vào mô hình như tỉ lệ vốn chủ sở hữu trên một lao động (VHD/LD), số năm
kinh nghiệm (NKN), số chinh nhánh (CN) và tổng dư nợ của các ngân hàng
thương mại (DN).
Bảng kết quả ước lượng mô hình tobit phân tích các yếu tố tác động
đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam 2011 :
Bảng 7 : Kết quả ước lượng mô hình Tobit năm 20113

3

Kết quả nghiên cứu từ ước lượng mô hình Tobit với các biến gồm: TE: Tổng hiệu quả kỹ thuật (biến phụ
thuộc ); VHD/LD: Bình quân vốn huy động trên một đơn vị lao động; NKN: Số năm kinh nghiệm; CN: Số chi
nhánh; TDN: Tổng dư nợ.


12

TE
VHD/LD
NKN
CN
TDN

Coef.
-5.29E-08
0.024557
0.001288
-3.40E-09


Std.
1.74E-08
0.003966
0.00054
1.56E-09

P>|t|
0.005
0.000
0.024
0.038

Nguồn: Kết quả tính toán của nhóm nghiên cứu

Nhìn vào kết quả cho thấy: Với mức ý nghĩa 5%, tất cả các biến số đều
có ý nghĩa.
- Số năm kinh nghiệm và số chi nhánh ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu
quả kĩ thuật TE.
- Vốn huy động/ lao động và dư nợ cho vay ảnh hưởng âm đến hiệu quả
kĩ thuật TE.


Số năm kinh nghiệm: là nhân tố rất quan trọng trong hoạt động

tài chính, nó tạo ra sự khác biệt lớn giữa các tổ chức hoạt động lâu năm và
các tổ chức mới được thành lập. Sở dĩ các ngân hàng với bề dày hoạt động thì
sẽ có một hệ thống quy trình quản lí rủi ro tốt, thể hiện khả năng nhạy bén
trong xử lí và kiểm soát các hoạt động tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bên cạnh
đó, qua quá trình hoạt động lâu dài ngân hàng đã sàng lọc, phân loại, chấm
điểm các khách hàng khác nhau, từ đó giúp cho quyết định cho vay của ngân

hàng nhanh chóng hơn và hạn chế rủi ro tối đa. Số năm hoạt động lớn cũng sẽ
giúp cho các ngân hàng xây dựng được lòng tin đối với một lượng lớn khách
hàng.


Dư nợ: Tổng dư nợ càng lớn thì TE càng thấp chỉ ra thực trạng

hoạt động ngân hàng trong những năm qua, đó là vấn đề tăng trưởng tín dụng
nóng. Hầu hết các ngân hàng theo đuổi chiến lược tăng trưởng tín dụng nhanh
trong khi năng lực quản trị rủi ro của các ngân hàng còn nhiều hạn chế và


13

chậm được cải thiện, đặc biệt là các NHTMCP quy mô nhỏ hoặc các ngân
hàng mới chuyển đổi dẫn đến nợ xấu tăng nhanh hơn dư nợ tín dụng. Một bộ
phận không nhỏ vốn tín dụng của ngân hàng tập trung đầu tư vào các lĩnh vực
tiềm ẩn nhiều rủi ro, chẳng hạn bất động sản, chứng khoán. Khi các lĩnh vực
này, đặc biệt là thị trường bất động sản, chứng khoán đóng băng và giá giảm
sâu kéo theo nợ xấu cho vay lĩnh vực này tăng nhanh đe dọa khả năng thanh
khoản của các ngân hàng.


Số chi nhánh: Nhìn chung thì số chi nhánh và tổng dư nợ có mối

quan hệ cùng chiều. Tuy nhiên kết quả thực nghiệm lại đưa ra một kết luận
mới. Trong khi tổng dư nợ có ảnh hưởng âm đến TE thì số chi nhánh và
phòng giao dịch của các ngân hàng có ảnh hưởng dương đến TE. Nếu xem
xét kĩ thì chúng không những không mâu thuẫn với nhau, mà còn phù hợp với
đặc điểm của ngành ngân hàng hiện nay của nước ta. Sự gia tăng mạng lưới

kinh doanh độc lập với tổng dư nợ cho vay của chính ngân hàng đó, bởi thực
tế cho thấy rằng hoạt động cho vay tập trung chủ yếu ở một số địa bàn hoạt
động nhất định, thường là các nơi tập trung nhiều doanh nghiệp tham gia sản
xuất, đặc biệt nợ xấu của các ngân hàng chủ yếu là do cho các tập đoàn nhà
nước vay vốn. Số vốn giải ngân cho các tập đoàn nhà nước chiếm phần lớn
dư nợ tín dụng ở các ngân hàng, mà trong những năm qua, hoạt động của các
tập đoàn này đi xuống rõ rệt, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, đầu tư dàn
trải, lãng phí, các khoản nợ tại ngân hàng không có khả năng chi trả, các
khoản nợ quá hạn chưa được thanh toán cho ngân hàng xảy ra thường xuyên.
Vì thế tất yếu dẫn đến tỉ lệ nợ xấu không ngừng tăng ở các ngân hàng. Một
lần nữa, cần nhắc lại sự quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư đó là sự an
toàn tài chính, một ngân hàng lớn, uy tín là ngân hàng sở hữu một mạng lưới
các chi nhánh, phòng giao dịch phủ khắp các nơi có cần kênh dẫn vốn, giúp
cho hoạt động sử dụng vốn đến được đối tượng muốn sử dụng và sử dụng vốn
có hiệu quả hơn. Mạng lưới các chi nhánh mở rộng, nâng cao khả năng cung
cấp được nhiều dịch vụ tài chính cho nhiều đối tượng khác nhau, đa dạng hóa


14

rủi ro, đồng thời tăng cường dịch vụ chăm sóc khách hàng ngày một tốt hơn.
Vì thế, số chi nhánh là nhân tố có ảnh hưởng dương tới TE.


Vốn huy động/ lao động: có ảnh hưởng âm đến TE

Đồng thời với tăng trưởng tín dụng nóng thì các ngân hàng cũng phải ra
sức ưu tiên hoạt động huy động vốn. Vì vậy sự gia tăng bất thường của hoạt
động huy động vốn cũng báo động tình hình hoạt động kém an toàn của ngân
hàng. Nguồn huy động không đủ đáp ứng các yêu cầu về an toàn như dự trữ

bắt buộc khiến cho các ngân hàng phải huy động tiền trên các thị trường phi
chính thức ( như lách luật nâng lãi suất huy động quá mức cho phép, lãi suất
qua đêm…) làm cho ngân hàng phải chịu nhiều chi phí cao làm cho TE của
ngân hàng giảm xuống.
3. Kết luận và kiến nghị:
Kết luận
Bài nghiên cứu nhằm mục đích đo lường hiệu quả kĩ thuật, phân tích xu
hướng biến động của hiệu quả kĩ thuật, đồng thời đánh giá ảnh hưởng của các
nhân tố tới hiệu quả kĩ thuật của hệ thống ngân hàng thương mại nước ta. Kết
quả nghiên cứu giúp cho các ngân hàng cân nhắc trong việc chọn lựa hướng
đi của ngân hàng trong thời gian sắp tới để đạt được hiệu quả hoạt động tốt
nhất. Đồng thời cung cấp các nhà quản lí cái nhìn tổng quan về thực trạng
hiệu quả kĩ thuật cùng với các nhân tố và xu hướng tác động tới hiệu quả kĩ
thuật của các ngân hàng, từ đó đưa ra kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả kĩ
thuật và khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay ở
Việt Nam cho phù hợp với yêu cầu đổi mới và đòi hỏi của xu hướng hội nhập
kinh tế quốc tế. Các kết quả chính mà nhóm nghiên cứu ghi nhận được là:
Thứ nhất, có sự chênh lệch rất lớn về hiệu quả kĩ thuật giữa nhóm các
ngân hàng hoạt động tốt nhất ( nhóm ngân hàng xếp loại A) và nhóm các
ngân hàng hoạt động kém hiệu quả ( nhóm các ngân hàng xếp loại C). Trong
đó số ngân hàng xếp loại C vẫn chiếm ưu thế. Đó cũng chính là thực trạng


15

hiện nay của ngành ngân hàng Việt Nam, số lượng ngân hàng nhiều, nhưng
quy mô của hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam lả nhỏ, nhỏ hơn so
với các ngân hàng có quy mô trung bình của khu vực. Hiệu quả hoạt động
chưa cao, chỉ số về hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của hệ thống
ngân hàng thương mại Việt Nam còn thấp, thay đổi bất thường qua các năm.

Đây cũng là những ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro, tài chính kém lành mạnh
và dễ bị tổn thương khi môi trường kinh doanh thay đổi.
Thứ hai, thứ hạng của các ngân hàng thay đổi mạnh qua các năm, đặc
biệt có thể kể tới nhóm các ngân hàng có nguồn gốc ngân hàng thương mại
nhà nước đang bị các ngân hàng thương mại cổ phần chiếm dần ưu thế.
Thứ ba, tiến bộ kĩ thuật là nguyên nhân căn bản của tăng trưởng năng
suất nhân tố tổng hợp TFP của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn
2008-2011. Tiến bộ kĩ thuật đóng góp phần lớn cho tăng trưởng năng suất
nhân tố tổng hợp trong khi đó tiến bộ công nghệ được sử dụng lại giảm đáng
kể trong giai đoạn này. Chính quy mô, năng lực tài chính đã hạn chế khả năng
tiếp cận các công nghệ tiên tiến, hiện đại của các ngân hàng, mặt khác cũng
cho thấy các ngân hàng chưa thực sự chú trọng đến công nghệ vận hành hệ
thống hiện tại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
Thứ tư, khi nhắc đến hoạt động của ngành ngân hàng thì chắc ai cũng
nghĩ đến hai hoạt động chính là cho vay và huy động. Tuy nhiên, huy động và
cho vay bao nhiêu, cơ cấu huy động và cho vay thế nào thì tối ưu, cũng ảnh
hưởng của nó đến hiệu quả kĩ thuật của ngân hàng thì không phải ai cũng có
thể nhìn thấy. Bên cạnh đó, sức mạnh của các nhân tố phi tài chính là số năm
kinh nghiệm và mạng lưới chi nhánh cũng hết sức quan trọng cần được
nghiên cứu, đo lường mức độ ảnh hưởng của nó tới hiệu quả kĩ thuật. Nhờ sử
dụng mô hình hồi quy Tobit, đã chỉ rõ việc tăng cường huy động vốn và mở
rộng tín dụng không phải là giải pháp thông minh để nâng cao hiệu quả kĩ
thuật cho các ngân hàng trong giai đoạn này. Đồng thời, kinh nghiệm hoạt


16

động lâu dài cùng mạng lưới chi nhánh rộng khắp sẽ là thế mạnh của các
ngân hàng đang sở hữu hai nhân tố này.
Kiến nghị:

Từ những kết quả chính nhận được ở trên cho thấy hiệu quả hoạt động
chung của các ngân hàng hiện nay khá thấp. Do đó, để cải thiện tình hình và
ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng nhóm nghiên cứu
đưa ra một vài kiến nghị sau:
Thứ nhất, nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào. Không ngừng
phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao kỹ năng quản trị
điều hành.
Thứ hai, cần tận dụng hơn nữa sức mạnh của yếu tố công nghệ vào hoạt
động ngân hàng, bởi tiến bộ công nghệ là nhân tố có khả năng quyết định đến
việc nâng cao hiệu quả hoatj động. Cần có biện pháp nâng cao năng lực tài
chính của các ngân hàng vừa và nhỏ bằng việc mua bán, sáp nhập các ngân
hàng có quy mô nhỏ với nhau. Đây không chỉ là điều kiện giúp các ngân hàng
nâng cao quy mô vốn, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng mà còn giúp các
ngân hàng có khả năng chống đỡ trước các cú sốc bất lợi từ nền kinh tế.
Thứ ba, đứng trước tình hình kinh tế như hiện nay, các ngân hàng cần
phải cân nhắc kĩ lưỡng trước khi đưa ra quyết định tín dụng, quan tâm đến
chất lượng tín dụng, tuân thủ đầy đủ quy trình tín dụng. Chất lượng tín dụng
nâng cao cũng góp phần hạn chế tình trạng thiếu hụt thanh khoản. Chính vì
vậy, ngân hàng nhà nước nên thường xuyên thanh tra, kiểm tra hoạt động huy
động vốn của các ngân hàng, đặc biệt phải tính đến việc tăng năng lực tài
chính đảm bảo an toàn hoạt động trong điều kiện kinh tế khó khăn bằng cách
buộc các ngân hàng phải tăng vốn điều lệ hoặc tiến tới sáp nhập các ngân
hàng có quy mô nhỏ và vừa nhằm nâng cao “ sức khỏe” cho ngân hàng.
Hai nhân tố Số năm kinh nghiệm có ảnh hưởng khá lớn và tác động
dương đến hiệu quả kĩ thuât. Tuy nhiên, ở nước ta các ngân hàng thương mại
phần lớn là mới thành lập, bề dày kinh nghiệm và khả năng mở rộng còn hạn


17


chế, nếu không biết tận dụng, nắm bắt cơ hội thì rất khó để tồn tại trên thị
trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Vì thế để rút ngắn khoảng cách đó,
các ngân hàng cần xây dựng hệ thống quản lý rủi ro tín dụng, quản lí chất
lượng danh mục tín dụng nhằm hướng tới khách hàng, đáp ứng nhu cầu
khách hàng với chất lượng cao nhưng vẫn đảm bảo một cách an toàn dựa trên
những quy chuẩn và nguyên tắc nghiêm ngặt về hoạt động tín dụng theo
chuẩn mực ngân hàng quốc tế.


18

Tài liệu tham khảo
1.

Bùi Duy Phú (2002), Phương pháp đánh giá hiệu quả các ngân hàng
thương mại qua hàng sản xuất và hàm chi phí, Luận văn Thạc sĩ Kinh
tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.

2.

Bukh, P.N.D., S.A. Berg, and F.R. Forsund (1995), Banking Efficiency
in the Nordic Countries: A Four - country Malmquist Index Analysis.
Working paper, University of Aarrhus, Denmark.

3.

Casu, Molyneux và cộng sự (2004), Productivity change in European
banking: A comparison of parametric and non-parametric approaches,
University of Reading, Discussion Paper No.04-01.


4.

Drake, Hall và cộng sự (2003), Efficiency in Japanese banking: An
empirical analysis, Journal of Banking & Finance 27 (2003) 891–917

5.

Esho. N(2001) , The determinants of cost efficiency in cooperative
financial institutions: Australian evidence, School of Banking and
Finance, The University of New South Wales, Sydney, NSW 2052,
Australia

6.

Lê Dân (2004), Vận dụng phương pháp thống kê để phân tích hiệu
quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án Tiến
sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.

7.

Lewelyn và William (1996), Nonparametric analysis of technical,
pure technical, and scale efficiencies for food crop production in East
Java, Indonesia, Department of Agricultural Economics, Kansas State
University, Manhattan, Kansas, USA.

8.

Miller và Noulas (1996), The technical efficiency of large bank
production, The University of Connecticut, Department of Economics,
Storrs, CT 06269-1063, USA.


9.

Nguyễn Việt Hùng (2006), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu
quả hoạt động của các ngân hàng ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế,
Đại học Kinh Tế Quốc dân. Mã sô: 62.34.03.01



×