Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề thi thử ĐH Sử THPT Minh Khai Hà Tĩnh có đáp án năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.67 KB, 6 trang )

wWw.VipLam.Info
SỞ GD – ĐT HÀ TĨNH

ĐỀ THI THỬ ĐH – CĐ LẦN I, NĂM HỌC 2010 – 2011

TRƯỜNG THPT MINH KHAI

Môn thi: LỊCH SỬ - Khối C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
So sánh nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên và Luận cương tháng 10 năm
1930 của Đảng.
Câu 2. (2,0 điểm)
Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Ban Thường
vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời trong hoàn cảnh nào? Nội dung cơ
bản và ý nghĩa của văn kiện đó.
Câu 3. (2,0 điểm)
Thắng lợi quân sự nào của quân dân ta từ năm 1946 đến năm 1954 đã làm thất
bại hoàn toàn chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp? Trình bày hoàn
cảnh, kết quả và ý nghĩa của thắng lợi đó.
II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm): Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 4a hoặc 4b)
Câu 4a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000, khu vực Đông Nam Á có
những biến đổi to lớn như thế nào? Trong đó biến đổi nào là quan trọng nhất?
Câu 4b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Trình bày và phân tích những sự kiện chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa hai siêu
cường Liên Xô và Mĩ, giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa trong những
năm 70 và 80 của thế kỷ XX.
---------- Hết ----------



Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:.............................................; Số báo danh:..................................


wWw.VipLam.Info
SỞ GD – ĐT HÀ TĨNH

ĐÁP ÁN THI THỬ ĐH – CĐ LẦN I, NĂM HỌC 2010 – 2011

TRƯỜNG THPT MINH KHAI

CÂU

Môn thi: LỊCH SỬ - Khối C

NỘI DUNG

ĐIỂM

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (7 điểm)
Câu 1

So sánh nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên và Luận cương tháng 10 năm 1930
(3điểm) của Đảng.
* Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (bắt đầu từ ngày 6 – 1 – 1930) đã
thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt… do Nguyễn
Ái Quốc soạn thảo. Đây là bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng
sản Việt Nam. Tháng 10 – 1930, Hội nghị lần thứ nhất BCH TW lâm thời Đảng
Cộng sản Việt Nam đã thông qua Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú

soạn thảo.
* Nội dung của Cương lĩnh chính trị đầu tiên:
- Cương lĩnh xác định đường lối chiến lược cách mạng VN là tiến hành “tư sản
dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” ; Nhiệm
vụ của cách mạng là đánh đổ ĐQ Pháp, bọn phong kiến và phản cách mạng, làm
cho nước Việt Nam độc lập, tự do; lập chính phủ công nông binh; tổ chức quân
đội công nông, tịch thu hết sản nghiệp lớn của ĐQ; tịch thu ruộng đất của ĐQ và
bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất …
- Lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức; còn phú
nông, trung và tiểu địa địa chủ, tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập; Phải liên lạc
với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới; Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên
phong của giai cấp vô sản, giữ vai trò lãnh đạo cách mạng
* Nội dung Luận cương chính trị :
- Xác định: CM Đông Dương lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền, sau đó sẽ
tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kì TBCN, tiến thẳng lên con đường XHCN;
- Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là đánh đổ PK và ĐQ có quan hệ
khăng khít với nhau; Động lực cách mạng là giai cấp vô sản và nông dân; Lãnh
đạo cách mạng là giai cấp vô sản với đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản;
Luận cương nêu rõ hình thức, phương pháp đấu tranh, về mối quan hệ giữa cách
mạng Việt Nam với cách mạng thế giới
* So sánh:
- Giống nhau: Hai văn kiện cơ bản giống nhau về những nội dung chính như đều
xác định được 2 giai đoạn của các mạng, 2 nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng tư
sản dân quyền, xác định được lực lượng cách mạng là vô sản và nông dân,

0,25

0,25

0,25


0,25

0,25

0,50


wWw.VipLam.Info
khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là yếu tố quyết định thắng lợi và
thấy được sự cần thiết phải liên lạc với cách mạng thế giới.
- Khác nhau:
+ Cương lĩnh chính trị đầu tiên tuy còn vắn tắt nhưng đã vạch ra phương hướng 0,50
phát triển cơ bản cho cách mạng nước ta. Cương lĩnh đã xác định được mâu
thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam là mâu thuẫn dân tộc nên đã đưa nhiệm vụ
giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Luận cương chính trị tháng 10 – 1930 tuy đã
nêu được những vấn đề chiến lược, sách lược của cách mạng Đông Dương
nhưng chưa xác định được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương, không
đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng
ruộng đất.
+ Cương lĩnh chính trị đã đánh giá đúng khả năng cách mạng và sự phân hoá 0,50
của các giai cấp khác ngoài công – nông. Còn Luận cương chính trị chưa đánh
giá đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc
phong kiến ở mức độ nhất định của tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo 1 bộ phận
trung, tiểu địa chủ.
+ Cương lĩnh chính trị là cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng
0,25
đắn vấn đề dân tộc và giai cấp. Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương
lĩnh này. Những nội dung mang tính đúng đắn và sáng tạo của Cương lĩnh thì ở
Luận cương lại là những hạn chế. Những hạn chế này được Đảng ta dần khắc

phục qua thực tiễn lãnh đạo cách mạng.
Câu 2 Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Ban Thường vụ
Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời trong hoàn cảnh nào? Nội dung cơ
(2điểm)
bản và ý nghĩa của văn kiện đó.
* Hoàn cảnh:
- Đầu năm 1945, trên đường Hồng quân Liên Xô tiến đánh phát xít Đức đến tận
Béclin, một loạt nước châu Âu được giải phóng; Ở mặt trận châu Á – Thái Bình
Dương, quân Nhật bị quân Đồng minh giáng những đòn nặng nề; Ở Đông
Dương, Pháp ráo riết hoạt động chờ thờ cơ phản công Nhật. Mâu thuẫn Pháp Nhật càng gay gắt.
- Trước tình hình đó, vào 20 giờ ngày 9 – 3 – 1945, Nhật đảo chính Pháp, Pháp
chống cự yếu ớt rồi đầu hàng. Nhật dựng lên chính quyền tay sai Trần Trọng
Kim, tăng cường vơ vét nhân dân ta và đàn áp những người cách mạng.
- Đang lúc Nhật đảo chính Pháp BTV TW Đảng họp tại làng Đình Bảng (Từ
Sơn - Bắc Ninh), đến ngày 12 – 3 – 1945, ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và
hành động của chúng ta”
* Nội dung:
+ Nhận định: cuộc đảo chính gây nên sự khủng hoảng chính trị sâu sắc nhưng
những điều kiện tổng khởi nghĩa chưa chín muồi; Xác định kẻ thù chính lúc này
là phát xít Nhật và tay sai; Khẩu hiệu: “đánh đuổi PX Nhật”.
+ Hình thức đấu tranh: từ bất hợp tác, bãi công, bãi thị đến biểu tình thị uy, vũ
trang du kích và sẵn sàng chuyển sang tổng khởi nghĩa khi có điều kiện.

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25


wWw.VipLam.Info
+ Phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho tổng
khởi nghĩa”
* Ý nghĩa:
Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” tạo điều kiện cho
sự sáng tạo của các địa phương tiến hành Cao trào kháng Nhật cứu nước trên cơ
sở đường lối chung của Đảng, có ý nghĩa như ngọn cờ dẫn dắt toàn dân ta tiến
hành khởi nghĩa từng phần, sẵn sàng chờ thời cơ để chuyển lên tổng khởi nghĩa.

0,25

0,50

Câu 3 Thắng lợi quân sự nào của quân dân ta từ năm 1946 đến năm 1954 đã làm thất
(2điểm) bại hoàn toàn chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp? Trình
bày hoàn cảnh, kết quả và ý nghĩa của thắng lợi đó.
* Trong giai đoạn từ năm 1946 đến năm 1954, thắng lợi quân sự của quân dân ta
đã làm thất bại hoàn toàn chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của thực dân
Pháp là chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947.
* Hoàn cảnh
- Tháng 3 – 1947, Bôlae được cử sang làm Cao uỷ của Pháp ở ĐDương, thực
hiện kế hoạch tấn công Việt Bắc nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh
- Từ ngày 7 – 10 – 1947: Pháp huy động 12 000 quân và hầu hết máy bay ở
Đông Dương mở cuộc tấn công lên Việt Bắc theo 3 hướng:
+ Binh đoàn quân dù ….
+ Binh đoàn bộ binh …
+ Binh đoàn hỗn hợp …

- Đảng ta ra chỉ thị: “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”
* Kết quả, ý nghĩa
- Sau hơn 2 tháng, ngày 19 – 12 – 1947, đại bộ phận quân Pháp rút chạy khỏi
Việt Bắc. Ta loại khỏi vòng chiến hơn 6000 tên địch, bắn rơi 16 máy bay, bắn
chìm 11 tàu chiến, ca nô; Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn, bộ đội
chủ lực của ta ngày càng trưởng thành.
- Với chiến thắng này, cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm
lược chuyển sang giai đoạn mới. Sau thất bại ở Việt Bắc, chiến lược chiến tranh
“đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp hoàn toàn bị phá sản, Pháp phải
chuyển sang chiến lược đánh lâu dài, thực hiện chính sách “dùng người Việt
đánh người Việt”.

0,50

0,25

0,25

0,25
0,25

0,50

II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Câu 4a Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000, khu vực Đông Nam Á có những
(3 điểm) biến đổi to lớn như thế nào? Trong đó biến đổi nào là quan trọng nhất?
* Những biến đổi của khu vực Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ
hai đến nay:
- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á là thuộc địa hoặc lệ 0,25
thuộc vào các nước đế quốc phương Tây. Trong Chiến tranh thế giới thứ 2,



wWw.VipLam.Info
Đông Nam Á trở thành thuộc địa của quân phiệt Nhật.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai
+ Tận dụng thời cơ Nhật đầu hàng Đồng minh, nhiều nước đã giành được độc 1,0
lập ở các mức độ khác nhau như Việt Nam, Lào, Inđônêxia, Malaixia… Sau đó
các nước ĐQ Âu – Mĩ tái chiếm, các nước ĐNA lại tiến hành cuộc đấu tranh lâu
dài, gian khổ để giành thắng lợi hoàn toàn , ví dụ: ...
+ Sau khi giành độc lập, các nước trong khu vực đều ra sức phát triển kinh tế, 0,75
văn hoá, giáo dục và đạt được những thành tựu đáng kể. Nhóm 5 nước sáng lập
ASEAN thực hiện chiến lược kinh tế hướng nội và từ những năm 60-70 với
chiến lược kinh tế hướng ngoại đã có những thành tựu to lớn, có nước đã trở
thành con rồng châu Á như Xingapo, một số nước đang đứng trước ngưỡng cửa
của nước công nghiệp mới (NIC) như Thái Lan. Nhóm các nước Đông Dương
từ thập niện 80 cũng có những chuyển biến đáng kể. Đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân các nước trong khu vực được nâng cao hơn.
+ Ngày 8 – 8 – 1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ra đời với 5
thành viên. Hiện nay, ASEAN đã có 10 thành viên và đang ngày càng khẳng 0,50
định vị thế của mình trong quan hệ quốc tế.
* Trong đó, biến đổi quan trọng nhất là các quốc gia độc lập đã lần lượt ra
đời. Bởi vì, sau khi giành được độc lập các quốc gia mới có thể bắt tay vào xây 0,50
dựng và phát triển mọi mặt của đất nước. Độc lập là cơ sở cho mọi biến đổi sau
đó của mỗi quốc gia và khu vực.
Câu 4b Trình bày và phân tích những sự kiện chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa hai siêu
(3 điểm) cường Liên Xô và Mĩ, giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa trong
những năm 70 và 80 của thế kỷ XX.


wWw.VipLam.Info

- Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, hai siêu cường Xô – Mĩ đã có những
cuộc gặp gỡ thương lượng … Xu hướng hòa hoãn Đông – Tây đã xuất hiện.
- Trên cơ sở những thoả thuận Xô – Mĩ, n gày 9 – 11 – 1972, Cộng hòa
Dân chủ Đức và Cộng hòa Liên bang Đức đã kí Hiệp định về những cơ sở
của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức.
- Năm 1972, 2 siêu cường đã thỏa thuận về việc hạn chế vũ khí chiến lược.
Ngày 26-5-1972, LX và Mĩ đã kí Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng
chống tên lửa ABM và Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược…
- Tháng 8 – 1975, Mĩ và Canađa cùng với 33 nước châu Âu kí Định ước
Henxinki nhằm đảm bảo an ninh châu Âu và sự hợp tác giữa các nước. Định
ước đánh dấu sự chấm dứt tình trạng đối đầu giữa hai khối nước TBCN và
XHCN ở châu Âu, tạo nên cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa
bình, an ninh châu lục…
- Từ năm 1985, các cuộc gặp gỡ cấp cao giữa nguyên thủ hai nước Xô – Mĩ
diễn ra hàng năm với các văn kiện hợp tác mà trọng tâm là thỏa thuận về thủ
tiêu tên lửa tầm trung ở châu Âu và cắt giảm vũ khí chiến lược.
- Tháng 12- 1989, tạ i đả o M a n ta , Goócbachốp và Busơ (cha) đã chính
thức cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh
- Chiến tranh lạnh chấm dứt đã mở ra khả năng giải quyết các tranh chấp, xung
đột… trên thế giới theo những chiều hướng mới: Vấn đề Ápganixtan,
Campuchia, Namibia…
- Tuy vậy, tình trạng Chiến tranh lạnh chỉ thực sự kết thúc sau khi Liên bang Xô
viết tan rã, trật 2 cực không còn nữa.

0,50
0,25
0,25
0,50

0,25

0,50
0,50
0,25



×