Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG BITCOIN NHƯ MỘT LOẠI TIỀN TỆ HAY HÀNG HÓA ĐIỆN TỬ: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG "TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM"
NĂM 2014 DÀNH CHO SINH VIÊN
----------

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG BITCOIN NHƯ MỘT LOẠI
TIỀN TỆ HAY HÀNG HÓA ĐIỆN TỬ:
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG
Ở VIỆT NAM.

Thuộc nhóm ngành khoa học: KD1


MỤC LỤC
Biểu đồ 3.1: Số lượng giao dịch không dùng tiền mặt trên thế giới theo khu vực[] từ
năm 2007 đến năm 2011 (đơn vị: tỉ giao dịch)...........................................................44
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ số người tham gia điều tra biết đến Bitcoin..................................53
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ các kênh thông tin có thể tiếp cận Bitcoin....................................53
Biểu đồ 3.6: Hoạt động sử dụng Bitcoin....................................................................54
KẾT LUẬN

69

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................1


DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
BẢNG


Biểu đồ 3.1: Số lượng giao dịch không dùng tiền mặt trên thế giới theo khu vực[] từ
năm 2007 đến năm 2011 (đơn vị: tỉ giao dịch)...........................................................44
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ số người tham gia điều tra biết đến Bitcoin..................................53
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ các kênh thông tin có thể tiếp cận Bitcoin....................................53
Biểu đồ 3.6: Hoạt động sử dụng Bitcoin....................................................................54
KẾT LUẬN

69

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................1


1

PHẦN I. GIỚI THIỆU
1. Tổng quan lĩnh vực nghiên cứu của đề tài
Tài chính, tiền tệ là những phạm trù kinh tế gắn liền với nền sản xuất và lưu
thông hàng hóa. Hàng hóa và tiền tệ là hai yếu tố không thể tách rời kể từ khi mầm
mống tiền tệ ra đời. Đến nay, nền kinh tế thị trường phát triển cao độ, công nghệ khoa
học kĩ thuật hiện đại, bên cạnh tiền giấy, tiền tệ còn xuất hiện dưới nhiều hình thái
khác có những điểm ưu việt hơn.Đặc biệt, tiến bộ về công nghệ thông tin đã giúp con
người phát triển công nghệ thanh toán, giao dịch. Thuật ngữ “tiền ảo”, “tiền kĩ thuật
số” đã xuất hiện trước năm 2008 nhưng chúng đều không có sức ảnh hưởng vì hầu hết
còn quá nhiều nhược điểm nên rất ít người biết đến và sử dụng. Cuối năm 2008,
Shatoshi Nakamoto – một cá nhân hay tổ chức giấu tên đã phát triển và giới thiệu một
loại “tiền kĩ thuật số” khác biệt. Đó là hệ thống tiền điện tử ngang hàng - một hệ thống
cho phép các khoản thanh toán được gửi trực tiếp từ một thành viên tới một thành viên
khác mà không cần thông qua các tổ chức tài chính hay cơ quan quản lý nào. Bitcoin
ra đời và có cơ chế hoạt động khác hẳn so với các loại tiền tệ điển hình được phát hành
bởi các Ngân hàng trung ương. Sau một thời gian ngắn, tỉ giá của Bitcoin so với các

đồng tiền giấy, đặc biệt là USD đã tăng một cách chóng mặt vào cuối năm 2013 làm
cho mọi người phải chú ý đến nó. Hiện nay giá trị của Bitcoin vẫn rất biến động và
chịu chi phối của quy luật cung cầu giống như một loại tài sản. Chưa có một quốc gia
nào nhận định chính xác Bitcoin là tiền hay hàng hóa bởi nó mang đặc điểm của cả
hai. Đồng thời, cũng chưa có một hệ thống văn bản Luật nào trên thế giới quy định về
việc quản lí và sử dụng loại tài sản đặc biệt này một cách chính thức. Về Bitcoin, vẫn
tồn tại hai luồng ý kiến trái chiều là ủng hộ và không ủng hộ. Tại Việt Nam, đã có một
số lượng người nhất định quan tâm, thậm chí tham gia sản xuất, đầu tư và giao dịch
Bitcoin, tuy nhiên vẫn dừng lại ở mức độ thận trọng.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 2008, khủng hoảng kinh tế thế giới nổ ra bắt nguồn từ nước Mĩ và để lại
hậu quả nghiêm trọng làm cho nền kinh tế rơi vào thời kỳ ảm đảm kéo dài hơn nửa
thập kỉ. Các nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn và họ bắt đầu nghĩ đến việc tìm kiếm
một kênh trú ẩn an toàn khác. Trong bối cảnh đó Bitcoin ra đời và đến năm 2013 nó
trở thành đề tài nóng không chỉ tại nước Mỹ mà trên toàn thế giới, điều này buộc các
nhà chức trách phải vào cuộc. Bitcoin gây sốt trên toàn thế giới khi tăng 400% trong
tháng 11/2013. Ban đầu chỉ có giá 0.076 cent, thời điểm năm 2012 giá Bitcoin mới chỉ
ở mức 13 USD/Bitcoin. Việc Bitcoin được chấp nhận ngày càng rộng rãi và hoạt động


2

đầu cơ đã đẩy giá Bitcoin tăng vọt, đã có lúc Bitcoin có giá hơn 1,000 USD, tương
đương 1 ounce vàng[1].
Cuối tháng 11 năm 2013, kênh truyền hình CNN của Mỹ đã thống kê 10 sự
kiện kinh doanh nổi bật nhất và Bitcoin – thứ đã làm mưa làm gió trên đất Mỹ là cái
tên đứng thứ 6 trong top sự kiện nêu trên [2]. Vậy tại sao Bitcoin lại có sức ảnh hưởng
và lan toả rộng lớn như vậy? Phải chăng Bitcoin là một phát minh mới của con người
trong lĩnh vực tiền tệ, mở ra một tương lai mới cho hệ thống phương tiện thanh toán
hiện đại hay chỉ là một bong bóng vô giá trị có thể vỡ bất cứ lúc nào? Nó đã, đang và

sẽ được sử dụng ra sao tại các quốc gia? Chính phủ các nước nhìn nhận như thế nào
đối với “phát minh” mới này... Những câu hỏi trên hiện vẫn chưa có lời giải đáp.
Bitcoin đã nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều từ nhiều nhà phân tích, nhà kinh
doanh, nhà kinh tế học hay nhà làm luật từ khắp nơi. Có những luồng ý kiến tin và cho
rằng Bitcoin sớm muộn sẽ trở thành đồng tiền của tương lai nhờ những ưu việt mà nó
có được. Tuy nhiên, cũng có nhiều người không đồng tình và phản bác lại vì họ nghĩ
Bitcoin thực chất không phải là tiền tệ và vốn không thể thay thế các loại tiền hiện
được phát hành và quản lí bởi các ngân hàng trung ương.
Hiện nay, trong khi nhiều quốc gia trên thế giới phủ nhận không coi Bitcoin là
tiền tệ mà xem nó như là một loại hàng hóa; thậm chí một số ít coi việc sử dụng
Bitcoin là phạm pháp như Thái Lan, Ấn Độ, Nga thì một số nước khác lại giữ thái độ
trung lập hay số ít khác thì ủng hộ như Đức, Mỹ... Đã có rất nhiều hành động cụ thể từ
các cơ quan quản lí trực thuộc các chính phủ nhằm nghiên cứu về Bitcoin cùng những
tác động của nó. Chưa bao giờ một “đồng tiền ảo” lại nhận được nhiều sự chú ý như
Bitcoin. Nếu không có những nhận định tổng quan, chính xác để đưa ra các quy định
điều chỉnh thì sẽ không lường trước được tương lai nền kinh tế khi Bitcoin ngày càng
được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Do đó việc nghiên cứu về bản chất thật sự của
Bitcoin để đưa ra cái nhìn đúng đắn, chân thực nhất là một điều cần thiết lúc này.
Xuất phát từ thực tiễn trên, nhóm nghiên cứu đã quyết định chọn đề tài “Quản
lý và sử dụng Bitcoin như một loại tiền tệ hay hàng hóa điện tử: Kinh nghiệm
quốc tế và khả năng sử dụng ở Việt Nam.” làm đề tài nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu
Từ yêu cầu cấp thiết là phải đưa ra một cái nhìn đúng đắn nhất về Bitcoin,
nhóm nghiên cứu đã quyết định thực hiện bài nghiên cứu khoa học này nhằm ba mục
đích chính.

1[]

/>Link clip ghi lại thống kê của kênh truyền hình CNN: />2[]



3

 Thứ nhất, tìm hiểu tổng quan về Bitcoin, bản chất, đặc điểm, cơ hội cũng
như rủi ro tiềm ẩn khi sử dụng Bitcoin…, đặc biệt là sự giống và khác nhau giữa
Bitcoin với các đồng tiền hiện hành và với hàng hóa để thấy rõ bản chất thật sự của nó
nhằm đi đến kết luận liệu Bitcoin được coi là một loại tiền tệ, bong bóng tài sản hay
chỉ là một loại hàng hóa đơn thuần.
 Thứ hai, tìm hiểu về quan điểm của các Chính phủ trên thế giới về
Bitcoin và việc sử dụng Bitcoin như một phương tiện trong thanh toán cùng với thực
trạng sử dụng Bitcoin hiện nay.
 Thứ ba, từ những phân tích xu hướng thanh toán trong hiện tại và tương
lai, thực trạng và khung pháp lý tại Việt Nam đưa ra những nhận định đánh giá khách
quan nhằm trả lời cho câu hỏi “Tương lai nào cho Bitcoin?”.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Bitcoin.
 Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Do Bitcoin dù được ra đời từ năm 2008 nhưng chỉ thật sự được chú ý trong thời
gian gần đây; hơn nữa, ở Việt Nam hiện nay chưa có nhiều người thực sự sử dụng
Bitcoin, chưa có những công trình nghiên cứu thực sự uy tín về đề tài này nên việc thu
thập số liệu và thông tin gặp nhiều khó khăn. Vì thế nhóm nghiên cứu tập trung vào
phân tích lý thuyết có kèm theo số liệu thực tế được thu thập từ bảng điều tra và nhiều
nguồn chính thức khác. Số liệu tập trung là giai đoạn cuối năm 2013 đến hết tháng 7
năm 2014 tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài nghiên cứu trên, nhóm kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác
nhau:
 Thứ nhất, vận dụng phương pháp tổng quan nhất để nghiên cứu khoa
học, đó là lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin kết hợp với các học thuyết kinh tế hiện
đại.

 Thứ hai, đề tài sử dụng số liệu thứ cấp vận dụng các phương pháp định
tính và định lượng trong nghiên cứu. Về định lượng, đó là phương pháp thu thập xử lý
số liệu thống kê, phân tích báo cáo thông qua các bảng biểu, đồ thị… Về định tính, đề
tài sẽ thực hiện đánh giá các nhận định, quan điểm của các chuyên gia, các nhà kinh tế
học, phỏng vấn ngắn chuyên gia.


4

6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần giới thiệu đề tài, kết luận, phụ lục, danh mục các bảng biểu, hình vẽ,
đồ thị và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài nghiên cứu gồm 3 chương sau:
Chương I: Tổng quan về Bitcoin.
Chương II: Các quan điểm quốc tế về sử dụng Bitcoin.
Chương III: Tương lai nào cho Bitcoin.


5

PHẦN II.NỘI DUNG ĐỀ TÀI
CHƯƠNG I.
1.1.

Bitcoin

1.1.1.

Sự ra đời của Bitcoin

TỔNG QUAN VỀ BITCOIN


Sự kiện khủng hoảng nhà đất năm 2008 [3] đã để lại cho thế giới những hậu quả
nặng nề: phá huỷ lực lượng sản xuất, đẩy lùi sự phát triển của nền kinh tế thế giới,
tháng 11/2008 Cục Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ (FED - The Foundation for Enterprise
Development) đã phải liên tục tung ra các gói kích thích [4], tổ chức tài chính ở Châu
Âu bị phá sản đến mức trở thành khủng hoảng tài chính ở một số nước như Iceland,
Nga[5]. Lòng tin vào những đồng tiền của chính phủ bắt đầu suy giảm, người ta bắt đầu
nghi vấn về những đồng tiền này. Đây là thời điểm hoàn hảo nhất cho sự xuất hiện của
một loại tiền tệ mới gọi là cryptocurrency[6] hay còn gọi là “tiền mã” hoặc “tiền kỹ
thuật số”.
Từ khi Internet ra đời, đã có một số phong trào phát triển ra một loạt tiền mặt
kỹ thuật số này. Đầu tiên là vào năm 1982, một hệ thống mật mã cho các khoản thanh
toán được mô tả lần đầu bởi David Chaum [7]. Sang năm 1990, Chaum mở rộng hệ
thống này để tạo ra các mật mã hệ thống tiền điện tử nặc danh đầu tiên [8] được gọi là
eCash[9]. Năm 1998, Wei Dai đã công bố một bài nghiên cứu của một nhà vô danh với
hệ thống phân phối tiền điện tử mà ông gọi đó là b-money [10]. Cùng thời gian đó, Nick
Szabo cũng đã tạo ra bit gold [11]- một hệ thống tiền tệ nơi người dùng sẽ cạnh tranh để
giải quyết vấn đề proof of work (bằng chứng công việc), với các giải pháp mã hóa
được móc nối với nhau và được công bố thông qua một tiêu đề đăng ký phân phối tài
sản. Tuy nhiên những nỗ lực trước đây đều khó giải quyết triệt để vấn nạn Double
spending nếu tiền kỹ thuật số chỉ là thông tin, chẳng hạn như một tập tin, tập tin đó có
3[]

Thông tin thêm trên trang , />4[]
Như chương trình mua lại trái phiếu hiện tại (QE3) đã được thực hiện từ tháng 9 năm ngoái để bơm 85 tỷ USD
mỗi tháng vào nền kinh tế. Lãi suất cũng được duy trì ở mức kỷ lục gần 0% nhiều năm nay. Nguồn:
Truy cập vào 11h thứ 2 ngày 19/8/2013
5[]
The New York Times: "A United Image, Battered by Reality" . Truy cập ngày 13/12/2008
6[]

Theo />7[]
David Chaum, “Blind signatures for untraceable payments”, Advances in Cryptology - Crypto '82, SpringerVerlag (1983), 199–203 />8[]
Chaum, David; Fiat, Amos; Naor, Moni. "Untraceable Electronic Cash". Bài giảng khoa học máy tính.
/>9[]
Steven Levy (1994–2012). "E-Money (That's What I Want)".
/>10[]
Wei Dai (1998). "B-Money". />11[]
IEEE Spectrum. />và Nick Szabo. "Bit gold". />

6

thể được dùng đi dùng lại một món tiền để mua hàng, theo kiểu cắt dán thông tin. Vì
vậy cần một cơ quan tin cậy để xác định tập tin có bị tiêu xài chưa, nhưng nếu chỉ tập
trung vào cơ quan này, khi cơ quan bị “bẻ gãy” thì ngay lập tức cả hệ thống bị sụp đổ.
Thời điểm đó, đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin xuất hiện đưa ra một sáng kiến mới bằng
cách hash (chia nhỏ) thành chuỗi liên tục các proof of work dựa vào bảng hash, các
giao dịch sử dụng mạng lưới theo thời gian sẽ tạo thành một bản ghi mà không thể
thay đổi nếu không làm lại proof of work [12]. Tháng 8 năm 2008 tên miền
được đăng ký[13].
Vào 18:10:00 GMT, ngày 31/10/2008, Satoshi Nakamoto đã đưa ra một bài
nghiên cứu có tựa đề: “Bitcoin: Hệ thống tiền tệ điện tử ngang hàng”[14] trên danh sách
gửi thư mật mã tại metzdowd.com[15] cho phép nặc danh đăng ký tên miền, ông đã mô
tả giao thức Bitcoin đến thế giới và ngày 9/11/2008, dự án Bitcoin đã đăng ký tại
Satoshi Nakamoto chỉ là biệt danh của một người hoặc nhóm
người, bởi hiện tại mọi thông tin về Satoshi Nakamoto vẫn chỉ là phỏng đoán, tất cả
những người “tình nghi” đều lên tiếng từ chối không phải mình. Lần cuối cùng Satoshi
Nakamoto đóng góp công sức phát triển Bitcoin protocol (giao thức Bitcoin) là vào
giữa năm 2010 rồi sau đó chuyển lại cho Gavin Andresen [16], hiện đang là lập trình
viên trưởng của mạng lưới Bitcoin. Mạng lưới Bitcoin được khởi nguồn cùng với
phiên bản mã nguồn mở Bitcoin client cùng với sự xuất hiện của những đồng Bitcoin

đầu tiên. Satoshi Nakamoto là người đã đào được block chứa Bitcoin đầu tiên và được
thưởng 50 Bitcoin, block này được cộng đồng biết đến với tên gọi genesis block[17]
(Khối khởi thủy).
Ngày 9/1/2009, Bitcoin V0.1 được phát hành và công bố trên các danh sách gửi
thư mật mã[18]. Sau ba ngày, giao dịch đầu tiên của Bitcoin đã được thực hiện trong
block 170 giữa Satoshi Nakamoto với lập trình viên Hal Finney[19]
Ngày 5 tháng 10 năm 2009 , lần đầu tiên tỷ giá được công bố bởi New Liberty
Standard là 1 USD đổi được 1309.03 BTC[20].
12[]

Bản đề trình “Bitcoin: A Peer-to-Peer Electronic Cash System“ của Satoshi Nakamoto
Satoshi Nakamoto đăng ký Bitcoin.org qua />14[]
Bản đề trình “Bitcoin: A Peer-to-Peer Electronic Cash System“ của Satoshi Nakamoto
/>15[]
/>16[]
Gavin Andresen là nhà khoa học chính của Bitcoin Foundation , một nhóm theo mô hình nền tảng Linux
nhằm mục đích cung cấp một số tổ chức để mở rộng Bitcoin, từ việc thiết lập cách thức mới để xử lý các giao
dịch, để duy trì trang web />17[]
Genesis block được tạo ra lúc 18:15:05 GMT ngày 3/11/2009
/>18[]
Danh sách gửi thư mật mã />19[]
Hal Finney sinh ngày 4/5/1956, một lập trình viên của PGP Corporation và là người phát triển thứ hai được
thuê sau Phil Zimmerman.Ở thời kỳ đầu của sự nghiệp, ông ý được coi là người dẫn đầu trong một vài trò chơi
điều khiển (Adventures of Tron, Armor Ambush, Astroblast, Space Attack). Ông ý tốt nghiệp Học viện công
nghệ California năm 1979, với bằng BS trong kỹ thuật.
20[]
Được công bố trên />13[]


7


Sang năm 2010, Bitcoin được giao dịch công khai với tỷ giá mới là $3USD =
1000 BTC[21], vào ngày 6/2/2010 Thị trường Bitcoin [22] được thành lập, đây là một
trang web trao đổi Bitcoin chính thức được vận hành bằng đồng dollar, một sự kiện
đặc biệt diễn ra vào 21 tháng 5 năm 2010 giao dịch thực tế đầu tiên trong lịch sử của
Bitcoin diễn ra khi Laszlo Hanyecz, một lập trình viên đang sống tại Florida, gửi
10000 BTC cho một tình nguyện viên đặt mua hộ anh một chiếc bánh pizza Laszlo
Hanyecz, ảnh của chiếc bánh đã được đăng lên sau khi giao dịch này thành công [23].
Trong năm 2011, Wikileaks[24], Freenet[25] Free Software Foundation[26] và một
số tổ chức khác đã chấp nhận giao dịch bằng Bitcoin và trong năm 2012, theo báo cáo
của BitPay có hơn 1000 thương gia chấp nhận Bitcoin theo dịch vụ xử lý thanh toán
của mình27.
Trong công trình nghiên cứu của “cha đẻ” Bitcoin - Satoshi Nakamoto có nhắc
đến hệ thống tiền điện tử ngang hàng - một hệ thống cho phép các khoản thanh toán
được gửi trực tiếp từ một thành viên tới một thành viên khác mà không cần thông qua
các tổ chức tài chính hay cơ quan quản lý nào[28]. Bitcoin được xây dựng dựa trên quan
điểm cho rằng “tiền” là bất kỳ đối tượng, bất kỳ loại hồ sơ được chấp nhận thanh toán
cho các hàng hóa và dịch vụ. Bitcoin được thiết kế xung quanh ý tưởng sử dụng mật
mã để kiểm soát việc tạo ra và chuyển tiền, hơn là dựa vào chính quyền trung ương.
Do đó, Bitcoin được hiểu là một mạng lưới đồng nhất cho phép một hệ thống
thanh toán mới sử dụng hoàn toàn tiền điện tử. Nó là hệ thống thanh toán ngang hàng
đầu tiên được cấp phép và được hỗ trợ bởi người dùng mà không qua trung ương
hoặc trung gian. Trên góc độ người dùng, Bitcoin khá giống tiền cho Internet. Bitcoin
cũng được coi là triple – entry bookkeeping (hệ thống kế toán ba nhập) nổi bật nhất
trong lịch sử tồn tại.
1.1.2. Đặc điểm của Bitcoin
 Phân trung.
Bitcoin được tạo ra trên nền tảng một mạng máy tính ngang hàng. Điều đó có
nghĩa là bất kì ai cũng có thể tạo ra Bitcoin bằng cách tham gia vào hệ thống đào.
Trong khi tiền giấy phải được phát hành bởi một cơ quan duy nhất là Ngân hàng Trung

21[]

Lấy từ nguồn />Bitcoin Market />23[]
nơi mà Laszlo Hanyecz khẳng định đã mua Pizza
24[]
Greenberg, Andy (2011-06-14). "WikiLeaks Asks For Anonymous Bitcoin Donations – Andy Greenberg –
The Firewall – Forbes". Blogs.forbes.com
25[]
The Freenet Project. 22/06/2011
26[]
/>27[]
Mỹ Banker . . Truy cập 12 tháng 10 năm 2012
28[]
Trong “Bitcoin: Hệ thống tiền tệ điện tử ngang hàng”, trang 1 của Satoshi Nakamoto.
22[]


8

ương tại mỗi quốc gia thì Bitcoin lại khác biệt hoàn toàn khi quyền phát hành này nằm
trong tay của mọi người. Đây được gọi là tính phân trung (hay tản quyền) của Bitcoin,
được coi là một đặc điểm quan trọng khiến Bitcoin có sự khác biệt lớn với các tiền tệ
điển hình. Tính chất phân trung triệt tiêu đi quyền độc tôn của các Ngân hàng trung
ương trong việc phát hành tiền tệ, làm hạn chế đi chức năng điều tiết, can thiệp vào thị
trường tiền tệ. Điều này tác động xấu đến uy tín các Ngân hàng Trung ương. Tuy
nhiên, tính phân trung của Bitcoin đồng thời cũng giải quyết một số vấn nạn như sự
mất giá của đồng tiền từ việc các Ngân hàng Trung ương có thể in tiền giấy một cách
dễ dàng; tránh được sự thao túng, gây bất ổn thị trường của một Ngân hàng Trung
ương nào đó thông qua phát hành một đồng tiền mạnh.
 Ẩn danh.

Blockchain trong mạng lưới Bitcoin được công khai. Bất kỳ ai cũng có thể truy
cập và nhìn thấy các chuỗi giao dịch từ địa chỉ này sang địa chỉ khác. Tuy nhiên,
những địa chỉ đó chỉ là dãy chữ và số bất kỳ, không ai có thể xác định được thông tin
cá nhân của những người tham gia giao dịch trừ khi họ tiết lộ. Một người có thể nắm
trong tay nhiều địa chỉ, có nhiều ví khác nhau, tham gia mạng lưới TOR (ẩn giấu địa
chỉ IP người dùng) hay sử dụng dịch vụ kết hợp sẽ góp phần tăng tính ẩn danh.
Mọi thông tin cá nhân của người dùng đều an toàn tuy nhiên chính đặc tính này
đã biến Bitcoin trở thành nơi trú ẩn cực tốt cho những tên tội phạm. Chúng có thể mua
bán các loại hàng hóa bất hợp pháp và tránh bị truy tìm bởi các cơ quan chức năng.
Hiện nay, nơi nổi tiếng nhất mà Bitcoin được sử dụng là Con đường Tơ lụa (Silk
Road), một thị trường trú ẩn trong một trang web có tên là Tor., ở đó người sử dụng có
thể đặt hàng trao đổi mua bán các loại mặt hàng phạm pháp bằng đồng Bitcoin.
Trên thực tế, đặc tính ẩn danh này cũng khá phức tạp và chưa đạt đến mức độ
ẩn danh hoàn toàn. Có thể sử dụng các công cụ phân tích từ mạng để tiếp cận chuỗi
giao dịch của Bitcoin. Nếu hoạt động này được nâng cấp và hoàn thiện, không lâu sau,
việc truy tìm những giao dịch phạm pháp sẽ dễ dàng và được quản lý.
 Bảo mật.
Bitcoin không thể được gửi đi mà không có chìa khóa tương ứng (giống như
không thể đăng nhập mà không có mật mã). Những chìa khóa này có thể được cất giữ
ngoại tuyến, thậm chí là có thể được viết lên giấy hay lưu vào thẻ nhớ. Tin tức về
những vụ trộm cắp Bitcoin không phải là vì giao thức của Bitcoin có vấn đề, mà là cá
nhân người giữ đó không biết bảo vệ chìa khóa của họ. Chưa bao giờ xảy ra trường
hợp Bitcoin được gửi đi mà không có chìa khóa của nó. Nếu thực hiện đủ các bước
cần thiết như: bảo mật cho máy tính, mã hoá ví, giữ an toàn mật khẩu và luôn dùng
giao thức HTTPS khi thực thi giao dịch thì hệ thống Bitcoin sẽ cực kỳ an toàn cho việc


9

chống giả mạo, tái sử dụng một khoản tiền, ngăn chặn bị cướp tiền khi di chuyển, và

hạn chế rất nhiều rủi ro khác liên quan tới hệ thống tiền tệ truyền thống.
Trong trường hợp thẻ tín dụng bị đánh cắp hoặc ai đó hack vào tài khoản ngân
hàng, khách hàng sẽ không mất bất kỳ đồng tiền nào vì các ngân hàng sẽ có biện pháp
khắc phục. Ngay cả tiền mặt cũng có khả năng phục hồi nếu có sự can thiệp hiệu quả
từ phía cảnh sát. Tuy nhiên đối với Bitcoin, chìa khoá hoặc nơi lưu trữ bị đánh mất thì
Bitcoin sẽ mất và không thể phục hồi. Vì vậy, bảo mật Bitcoin có an toàn hay không là
do sự cất giữ của chính người dùng.
 Phí giao dịch thấp.
Thông thường khi giao dịch trực tuyến sẽ phải mất một khoản phí cho nhà cung
cấp dịch vụ. Trong khi với Bitcoin, các giao dịch thường sẽ không mất phí, trừ các
giao dịch phức tạp với dữ liệu lớn, tới nhiều địa chỉ, muốn tốc độ giao dịch nhanh thì
phải mất một khoản phí nhỏ. Phí giao dịch được xử lí và bỏ vào túi miner. Khi một
block Bitcoin mới được tạo ra với một hash thành công, các thông tin của tất cả các
giao dịch trong block và tất cả các chi phí giao dịch sẽ được thu thập bởi người dùng
tạo ra các block, người đó được tự do chuyển nhượng các phí.
Phí giao dịch là phần tự nguyện của người tạo ra giao dịch Bitcoin, là người cố
gắng để thực hiện một giao dịch có thể bao gồm bất kỳ khoản phí hoặc không có gì cả
trong giao dịch. Mặt khác, không người đào Bitcoin mới nào phải cần thiết chấp nhận
đưa giao dịch vào các block mới được tạo ra. Do đó phí giao dịch là một sự khuyến
khích từ phía người sử dụng Bitcoin để đảm bảo rằng một giao dịch cụ thể sẽ luôn
được đưa vào các block tiếp theo được tạo ra.
Có thể hình dung rằng qua thời gian hiệu ứng tích lũy của thu phí giao dịch sẽ
khích lệ miner tạo ra các block mới để “kiếm” nhiều Bitcoin hơn. Đây cũng là một
động lực để tiếp tục tạo ra các block mới ngay cả khi giá trị của nó bằng không ở
tương lai xa.Phí giao dịch được thiết lập như sau:
Bảng 1.1.Thiết lập phí giao dịch.
Thiết lập
Paytxfee
Limitfreerelay
Mintxfee

Blockmaxsize
Blockminsize
Blockprioritysize

Giá trị mặc định (đơn vị)
0,0000 (BTC)
15 (nghìn byte mỗi phút)
0,0001 (BTC)
750000 (byte)
0 (byte)
50000 (byte)

Với công thức
tính: />phí hiện tại thì có gửi 1 triệu USD mức phí cũng sẽ chỉ vài
(Nguồn
chục xu, dù gửi từ bất kỳ nơi nào trên thế giới. Nếu Bitcoin được chấp nhận rộng rãi ở


10

Việt Nam thì người dân Việt Nam sẽ tiết kiệm được từ vài chục đến vài trăm triệu
USD tiền phí kiều hối mỗi năm.
 Không ảnh hưởng của lạm phát.
Một trong những vấn đề lớn nhất của dollar hiện tại và các đồng tiền khác được
sử dụng trên toàn thế giới là lạm phát. Đó là hiện tượng giá cả tăng nhanh, liên tục và
kéo dài làm cho tiền tệ mất giá so với hàng hóa và dịch vụ với nguyên nhân là do cầu
kéo, do chi phí đẩy, ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách hay tỷ giá hối đoái… Đặc biệt
với tỷ lệ lạm phát không dự tính trước giá cả biến động bất thường, làm cho chức năng
thước đo giá trị của tiền tệ bị sai lệch bóp méo các quan hệ giá trị, ảnh hưởng tiêu cực
đến mọi hoạt động của kinh tế - xã hội. Với Bitcoin sẽ không có vấn đề này bởi vì hệ

thống được thiết kế để làm cho Bitcoin là hữu hạn, chỉ tối đa khoảng 21 triệu Bitcoin
sẽ được khai thác. Việc phát hành Bitcoin mới đang chậm lại và nó sẽ ngừng hoàn
toàn trong vòng một vài thập kỷ.
Vì hữu hạn, một khi các giao dịch Bitcoin trở nên phổ biến và Bitcoin càng khó
tạo ra thì giá trị của nó càng tăng, hay nói cách khác giá cả trong nền kinh tế sử dụng
Bitcoin giao dịch sẽ bị giảm phát. Tuy nhiên, tốc độ giảm phát (và tốc độ tăng cung
tiền) có thể xác định trước khá chính xác, vì thế có thể tính toán được giá cả chính xác
dựa trên tốc độ giảm phát này.
 Một số đặc điểm khác.
- Bitcoin được tạo ra với một tốc độ giảm và dự đoán được. Số lượng Bitcoin
mới tạo ra mỗi năm tự động giảm một nửa theo thời gian cho đến khi phát hành
Bitcoin ngừng hoàn toàn với tổng số khoảng 21 triệu Bitcoin tồn tại. Tính chất khan
hiếm này để không ai có thể phát hành Bitcoin ồ ạt và giảm giá trị của những đồng tiền
đang lưu thông. Hay trong hệ thống minning, khó có ai có thể thâu tóm 50% số lượng
Bitcoin trong bể đào vì miner đó phải là người có một dàn máy siêu khủng thắng được
50% tổng số người đào còn lại.
- Bitcoin có thể phân chia đến 8 chữ số thập phân, có thực sự
2.099.999.997.690.000 (hơn 2 nghìn triệu triệu) đơn vị nguyên tử tối đa có trong hệ
thống Bitcoin với khả năng xử lý và đảm bảo các giao dịch lớn.
- Khả năng xử lý và đảm bảo các giao dịch lớn - ước tính khoảng hơn 25
terahashes/s. Hơn 1.000.000 USD của khối lượng giao dịch hàng ngày phân phối trên
40.000 giao dịch. Tổng giá trị của tất cả các Bitcoin trong lưu thông là hơn 999 triệu
USD tại thời điểm này.
- Một cách phân đoạn của Bitcoin như sau:
 1 BTC = 1 Bitcoin
 BTC = 1 CBTC = 1 centiBitcoin (còn được gọi là bitcent)


11


 BTC = 1 mBTC = 1 milliBitcoin (còn được gọi là Mbit hoặc millibit /
bitmill)
 001 BTC = 1 μBTC = 1 microBitcoin (còn được gọi là ubit hoặc microbit)
Một ngoại lệ là các "satoshi", đó là mệnh giá nhỏ nhất hiện nay:
0.00000001 BTC = 1satoshi
Mệnh giá này được đặt tên như vậy để vinh danh Satoshi Nakamoto, bút danh
của nhà phát minh ra Bitcoin[29].
Có thể thấy với những đặc điểm riêng biệt của mình, Bitcoin có những đặc tính
vượt trội hay những hạn chế được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 1.2: Những ưu và nhược điểm cơ bản của Bitcoin.
Ưu điểm
Giao dịch ở bất kỳ nơi nào trên thế giới,
không thông qua trung gian tài chính .
Giao dịch an toàn và dễ dàng, không cần
đến danh tính người dùng.
Chi phí giao dịch thấp.
Không bị khấu hao theo thời gian hay bị
ảnh hưởng của lạm phát.

Nhược điểm
Lợi dụng Bitcoin trong các giao dịch phi
pháp.
Giá trị không ổn định.
Một khi bị đánh mất sẽ không thể khồi
phục.
Tác động xấu đến uy tín của các Ngân
hàng trung ương, gây thất thu thuế.

Bitcoin đã khắc phục được một số hạn chế của các đồng tiền hiện tại như vấn
đề làm giả, lạm phát, chi phí giao dịch cao, giao dịch không thuận tiện… Tuy nhiên

cũng không thể phủ định những nhược điểm quan trọng của nó.Bất cứ một loại tiền tệ
nào cũng có thể sử dụng cho hai mục đích hợp pháp và bất hợp pháp, Bitcoin cũng
chưa khắc phục được điều này. Việc không do bất cứ một cơ quan Chính phủ nào quản
lý, chi phối có thể là một hạn chế lớn ngăn cản Bitcoin trở thành một phương tiện
thanh toán được chấp nhận. Bên cạnh đó những biến động bấp bênh về giá cũng không
gây được sự tin tưởng cho người sử dụng.
1.1.3.

Hệ thống Bitcoin hoạt động như thế nào?

Tất cả các đồng tiền chính thức từ trước đến nay, dù là tiền giấy hay tiền điện
tử, đều có một đặc điểm chung là phải được “quy về một mối”, nghĩa là do một thực
thể duy nhất phát hành, bảo đảm và thực hiện chức năng “thanh toán bù trừ”[30] trong
nhiều trường hợp. Lý do các đồng tiền chính thức cần phải có cơ quan Nhà nước bảo
chứng là để những người sử dụng nó tin tưởng vào khả năng “lưu trữ giá trị” của đồng
tiền mà họ nắm giữ không bị mất quá nhanh. Tuy nhiên đây chỉ là điều kiện cần chứ
29[]

/>Thanh toán bù trừ là việc chỉ thanh toán phần chênh lệch giũa các giao dịch mua và các giao dịch bán có cùng
cặp tiền tệ hoặc của một loại tiền tệ của nhiều cặp tiền tệ khác nhau, cùng ngày giá trị thanh toán giữa ngân hàng
với đối tác/khách hàng.
30[]


12

không phải điều kiện đủ, nhiều đồng tiền chính thức nhưng vẫn bị mất giá quá nhanh và
người dân/người sử dụng tìm mọi cách không phải nắm giữ chúng quá lâu. Bitcoin là
“đồng tiền” đầu tiên không cần cơ quan nhà nước bảo chứng, ngay từ công đoạn phát
hành cho đến chức năng “thanh toán bù trừ”.

Bitcoin lấy ý tưởng từ hình thức chia sẻ file ngang hàng thông qua bittorrent
(một hệ thống chia sẻ tài nguyên ngang hàng trên môi trường Internet), tuy nhiên
người sáng tạo ra nó, Satoshi Nakamoto, đã có những ý tưởng tuyệt vời để vượt qua
những khó khăn mà một đồng tiền điện tử ngang hàng sẽ gặp phải.
Trở ngại đầu tiên là ai sẽ là người phát hành tiền và cách thức phân bổ những
đồng tiền mới được tạo ra như thế nào cho công bằng? Trong lịch cử đã có những đồng
tiền phi chính thức như đồng tiền bằng đá ở đảo Yap, nghĩa là người dân tự tạo ra đồng
tiền và tự trao đổi với nhau mà không cần cơ quan nhà nước can thiệp. Nhưng để có
được những đồng tiền mới, người dân đảo Yap phải bỏ thời gian, công sức, và cả nguồn
lực mới khai thác được. Ý tưởng đồng tiền mang chức năng “lưu trữ giá trị” cũng là “lưu
trữ sức lao động” có từ thời cổ đại, được áp dụng ở đảo Yap vài thế kỷ trước, và đến năm
2009 đã được Satoshi Nakamoto áp dụng cho Bitcoin.
Trên lý thuyết, tất cả những ai tham gia vào mạng lưới Bitcoin đều có thể tạo ra
những đồng Bitcoin mới - quá trình mới này gọi là mining (khai mỏ). Có lẽ thuật
ngữ "mining" được chọn không phải tình cờ vì quá trình tạo tiền này giống quá trình khai
thác mỏ ở hai điểm quan trọng. Thứ nhất, miner (người đào) phải bỏ công sức và thời
gian để “đào”, cũng cần phải có "vốn" để làm việc này. Nếu chỉ có "vốn" nhưng không
biết cách hoặc không có thời gian thì có thể cho thuê lại "vốn" của mình cho những người
làm dịch vụ. Thứ hai, số Bitcoin “đào” được giảm dần theo thời gian (một dạng nguồn tài
nguyên không tái tạo) và thay đổi tùy theo số người tham gia “đào”, càng nhiều người đào
thì thời gian và công sức bỏ ra để có một Bitcoin sẽ tốn kém hơn.
Với tiền giấy, Chính phủ quyết định khi nào thì in và phát hành tiền, nhưng
Bitcoin thì khác, những người tham gia có thể chủ động tạo ra những đồng Bitcoin
mới. Vậy đào Bitcoin là gì? Hay nói cách khác Bitcoin được sinh ra từ đâu?
Như đã tìm hiểu, mục tiêu của hệ thống Bitcoin là tạo ra một dạng tiền điện tử
“ngang hàng”, nghĩa là quá trình xử lý có thể diễn ra giữa hai đối tác giao dịch hệt như khi
thanh toán bằng tiền tệ điển hình. Nhưng với môi trường ẩn danh như mạng Internet thì
một loạt các câu hỏi được đặt ra: Làm thế nào người bán có thể đảm bảo đồng Bitcoin
nhận được từ người mua không bị làm giả nếu không có một bên thứ ba kiểm tra? (Ở đây
khái niệm làm giả không chỉ đơn thuần là người mua tạo ra một đồng Bitcoin giả mà còn

có thể là anh ta dùng một đồng Bitcoin thật mua hàng ở nhiều chỗ khác nhau). Làm thế
nào để người nhận biết chính xác là người gửi đã chuyển đúng số Bitcoin vào tài khoản
của mình hay chưa? Giải pháp của Satoshi Nakamoto là dùng chính mạng lưới Bitcoin
đểxác nhận giao dịch, thực hiện chức năng “thanh toán bù trừ”.


13

Như vậy, hệ thống Bitcoin không triệt tiêu trung tâm thanh toán bù trừ mà thay
vì sử dụng hệ thống thanh toán bù trừ chính thức và tập trung, thì nó thông qua một
trung tâm thanh toán bù trừ phi chính thức, phi tập trung. Những người bỏ công sức và
năng lực tính toán ra làm nhiệm vụ xử lígiao dịch sẽ được thưởng những đồng Bitcoin
mới; họ được gọi là các miner. Do đó có thể hiểu một cách đơn giản, quá trình đào
Bitcoin xuất phát từ hoạt động giao dịch. Vì thế, trước khi tìm hiểu chi tiết về việc đào
Bitcoin cần nắm rõ quy trình xử lí giao dịch Bitcoin.
Sơ đồ 1.1: Khái quát quy trình xử lí giao dịch.

NGƯỜI
A

HỆ THỐNG
MÁY TÍNH
NGANG
HÀNG

NGƯỜI
B

Trong hệ thống Bitcoin, có blockchain (một cuốn sổ cái) liệt kê tất cả các tài
khoản và số dư của từng tài khoản đó. Blockchain được sao chép ra nhiều bản lưu trữ

trên tất cả các máy tính trong hệ thống.
Bảng 1.3: Minh họa thông tin tài khoản ghi trong blockchain.
Tài khoản
Người A
Người B

Số dư
a
b

Mỗi tài khoản Bitcoin gồm ba thông tin cơ bản: địa chỉ (được mã hóa dưới dạng
mỗi chuỗi kí tự), số dư tài khoản và khóa cá nhân (cũng được mã hóa dưới dạng một
chuỗi kí tự, là mật khẩu sử dụng để đăng nhập vào tài khoản).
Khi một giao dịch được diễn ra, người A sẽ chuyển Bitcoin cho người B để
mua hàng hóa dịch vụ. Người B cần phải xác nhận rằng người A đã chuyển chính xác
số lượng Bitcoin thì mới cung cấp hàng hóa hay dịch vụ cho người A. Công việc trên
được thực hiện như sau:
Sơ đồ 1.2: Quá trình xử lí giao dịch của hệ thống Bitcoin.
TÀI KHOẢN
CỦA NGƯỜI A

KHÓA
KHÓA
KHÓA CÁ

NHÂN
NHÂN
CÔNG
KHAI


LỆNH
1 KHOẢN
CHỮ
TÀI
KÍ ĐIỆN
CHUYỂN
CỦA NGƯỜI
TỬ
B
TIỀN

GHI
QUÁ
VÀO
TRÌNH
SỔ CÁI
XÁC NHẬN CỦA
THỢ ĐÀO


14

1
2

3

1

Người A sẽ gửi một lệnh với nội dung giảm số lượng Bitcoin trong tài khoản

của mình, đồng thời tăng số lượng Bitcoin trong tài khoản của người nhận tương ứng
với số Bitcoin muốn chuyển.
Bảng 1.4: Minh họa lệnh chuyển tiền từ tài khoản Bitcoin.
Tài khoản
Người A
Người B

Số dư
a–x
b+x

Khi người A đăng nhập vào tài khoản và thực hiện 1 lệnh chuyển tiền thì một
chữ kí kĩ thuật số được tạo ra bởi việc mã hóa lệnh chuyển tiền và khóa cá nhân.
CHỮ KÍ KĨ THUẬT SỐ = f( LỆNH CHUYỂN TIỀN, KHÓA CÁ NHÂN)
Do vậy ứng với mỗi lệnh chuyển tiền sẽ có một chữ kí điện tử hoàn toàn khác
nhau. Chữ kí điện tử nhằm xác thực lệnh chuyển tiền trên có xuất phát từ tài khoản của


15

người gửi không, hay nói cách khác chữ kí điện tử chứng minh một người là chủ tài
khoản mà không đòi hỏi họ phải để lộ ra khóa cá nhân.
Đồng thời khi đó, một khóa công khai khác được gửi đến địa chỉ người B.
Nhiệm vụ của những người tham gia đào Bitcoin là phải giải một thuật toán để xác
thực chữ kí kĩ thuật số trên với khóa công khai, nếu như chúng đối ứng hợp lí thì giao
dịch mới thành công và được lưu vào blockchain. Những người làm nhiệm vụ giải
thuật toán này sẽ nhận được một lượng Bitcoin nhất định. Tuy nhiên số lượng Bitcoin
này sẽ giảm dần theo thời gian. Ban đầu, “tiền công” cho việc xử lí một block (một
chuỗi gồm nhiều giao dịch cần xử lí trong một thời gian nhất định) là 50 Bitcoin. Sau
đó, số lượng này giảm 50% sau mỗi 210,000 block được tạo ra. Bên cạnh việc thu

được các đồng Bitcoin mới, các miner có thể thu phí xử lí cho những giao dịch lớn.
Đây có thể coi là một giải pháp để thu hút số người tham gia trong tương lai khi số
lượng Bitcoin tới hạn.
Giữa hệ thống Bitcoin và hệ thống tiền tệ chính thức hiện đại có một điểm
tương đồng về khả năng làm giả tiền.Với một hệ thống tiền của một quốc gia, một người
có thể làm giả tiền nếu anh ta có nguồn lực (kỹ thuật, tài chính, công sức) đủ mạnh để
cạnh tranh với nhà phát hành tiền - ở đây là Nhà nước. Trong hệ thống Bitcoin, một người
có thể làm giả tiền nếu năng lực tính toán của anh ta cạnh tranh được với năng lực tính
toán của những người còn lại tham gia xử lý cho hệ thống. Khihệ thống Bitcoin còn khá
nhỏ thì khả năng một cá nhân hay một nhóm người nào đó có thể tập hợp năng lực tính
toán đủ lớn để làm giả tiền là một nguy cơ có thật và đó chính là điểm yếu của hệ thống
tiền tệ này. Vì thế nếu hệ thống Bitcoin ngày càng lớn mạnh hơn thì sẽ khó có một cá
nhân thậm chí là nhóm người nào có thể cạnh tranh được với những người còn lại.
Tóm lại, chính người đào đã giữ cho mạng lưới Bitcoin an toàn hơn bằng việc
chứng minh các giao dịch. Đào Bitcoin là một phần quan trọng và thiết yếu của hệ thống
Bitcoin, đảm bảo sự công bằng khi duy trì mạng lưới vững chắc, an toàn và bảo mật.
1.1.3.1.

Các bước tiến hành “đào” Bitcoin.

Đào là quá trình chạy hệ thống xác minh hash nhờ vào vòng kép của SHA256
để xác nhận giao dịch và cung cấp bảo mật cần thiết cho các sổ cái công khai của
mạng lưới Bitcoin.
Tốc độ đào được đo bằng số hash mỗi giây. Mỗi khi một giao dịch được thực
hiện, chi tiết về giao dịch đó được thông báo công khai cho toàn bộ hệ thống và những
người đang tham gia vào xử lý sẽ ghi lại giao dịch đó vào một sổ cái. Với những hệ
thống tiền tệ chính thức thì trung tâm thanh toán bù trừ sẽ làm việc này và không ai có
thể làm giả sổ sách được trừ khiđột nhập được vào máy chủ và thay đổi nội dung của



16

sổ sách. Trong hệ thống Bitcoin cuốn sổ cái được chia ra thành các block, mỗi block có
chứa hash (SHA-256) của block trước nó và các giao dịch mới xuất hiện cùng với một
con số ngẫu nhiên. Nhiệm vụ của các thành viên trong mạng lưới Bitcoin là tính
ra hash cho những block mới xuất hiện. Việc tính hash cho một văn bản như giải thích
bên trên không khó, nhưng Satoshi Nakamoto có một sáng kiến rất thông minh là yêu
cầu số hash tính được phải nhỏ hơn một mức nhất định (có thể thay đổi được). Nếu
chuỗi số hash tính được lớn hơn mức này thì phải thay đổi con số ngẫu nhiên
trong block và tính lại hash mới.
Tất cả các thành viên tham gia sẽ chạy đua với nhau để tính ra số hash "đúng"
cho block mới được tạo. Một khi ai đó tính ra nó, các thành viên khác sẽ dễ dàng kiểm
chứng và block đó sẽ trở thành ghi nhận giao dịch chính thức cho toàn bộ hệ thống.
Khidùng một đồng Bitcoin của mình để mua một sản phẩm nào đó, người bán sẽ đợi
đến khi nào giao dịch giữa hai bên được ghi chính thức vào một block được thừa nhận,
nghĩa là hash đã đạt mức đã định rồi mới chấp nhận giao hàng. Tốc độ mạng lưới xử
lý các block và tạo hash phụ thuộc vào 2 yếu tố: số người (năng lực tính toán) tham gia
vào nhiệm vụ xử lý giao dịch và mức độ khó của mức được đặt ra. Thuật toán của hệ
thống Bitcoin sẽ thay đổi mức đã định (khi số người tham gia thay đổi) để đảm bảo cứ
khoảng 10 phút sẽ có một block mới được tạo ra, nghĩa là khi số người tham gia đông
lên thì sẽ khó đạt được hơn. Với những hoạt động mua bán trực tuyến thì độ trễ
khoảng 10 phút này có thể chấp nhận được.
Thành viên nào giải được hash cho một block mới sẽ được "trả công" bằng một
lượng Bitcoin mới phát hành. Do vậy “khai mỏ” những đồng Bitcoin mới chính là sản
phẩm của quá trình xử lý giao dịch. Muốn tạo ra tiền thì phải bỏ công (và năng lực tính
toán) ra phục vụ cho cộng đồng. Ở điểm này hệ thống Bitcoin được thiết kế rất khéo léo
và tốt hơn hệ thống tiền đá của đảo Yap hay thậm chí hệ thống kim bản vị trước đây trong
lịch sử (người khai thác đá hay đi đào vàng hoàn toàn vì vụ lợi cho chính mình chứ không
phải cho cộng đồng - ngoại trừ tăng tính thanh khoản cho nền kinh tế).
Như đã nói bên trên, mọi thành viên trong hệ thống Bitcoin đều có quyền tham

gia vào quá trình xử lý giao dịch để được nhận những đồng Bitcoin mới. Tuy nhiên
điều này đòi hỏi phải có máy tính mạnh và trình độ công nghệ thông tin để lập trình.
Nếu không có kiến thức, có thể cho thuê máy tính của mình cho những nhóm chuyên
nghiệp có khả năng vận hành/quản lý hoạt động xử lý (nghĩa là thu thập thông tin về
các giao dịch mới, tính hash, kiểm tra hash...). Tất nhiên máy tính phải nối mạng
24/24 và phải thực sự mạnh(hầu hết các máy tính tham gia xử lý đều sử dụng GPU bên
cạnh CPU để thực hiện các tác vụ tính toán song song) 31.

31[]

Thông tin được tổng hợp từ />

17

Phần mềm Bitcoin tận dụng sức mạnh xử lý của CPU và GPU để chạy các thuật
toán cực kì phức tạp và sau đó chia sẻ giải pháp cho toàn bộ mạng lưới. Mặc dù các
thuật toán rất khó tìm lời giải nhưng lại rất dễ kiểm tra kết quả đúng/sai và với mỗi kết
quả đúng, “thợ đào” sẽ nhận được số Bitcoin phù hợp với công sức họ bỏ ra.
Việc huy động một lượng lớn năng lực tính toán tham gia vào quá trình xử lý
giao dịch có ý nghĩa quan trọng với hệ thống Bitcoin. Nếu số lượng máy tính tham gia
quá ít, một kẻ giả mạo có thể huy động một lượng máy tính lớn hơn để tạo ra một sổ
cái giả, nghĩa là tính ra hash cho các block mới nhanh hơn toàn bộ hệ thống.
Quy trình để thực hiện “đào” Bitcoin như sau:
Mua hệ thống ổ cứng[32]
Để bắt đầu đào, cần phải mua được phần cứng. Ban đầu, rất dễ để đào Bitcoin chỉ
với máy tính hoặc là cạc xử lý đồ họa tốc độ cao. Ngày nay thì không như thế nữa,
thiết bị phụ thuộc vào chip ASIC đặc chế - gấp 100 lần khả năng của hệ thống cũ. Việc
đào cùng với hệ thống thấp hơn sẽ tiêu thụ nhiều điện hơn khoản mà thợ đào sẽ kiếm
được. Phần cứng hiện đại nhất để đào Bitcoin ngày nay là ASIC (application-specific
integrated circuit).

Tải các phầm mềm miễn phí[33]
Khi đã có được phần cứng, miner (thợ đào) tải một phần mềm đặc biệt cho việc
đào. Hai chương trình phổ biến nhất là CGminer và BFGminer là các chương trình
dòng lệnh.
Thiết lập ví
Bước tiếp theo để đào là thiết lập một ví Bitcoin hoặc sử dụng ví Bitcoin sẵn có
để nhận những đồng Bitcoin sẽ đào được. Ví Bitcoin giống như ví bình thường, có thể
là phần mềm, điện thoại hoặc dựa trên nền tảng web. Bitcoin được gửi đến ví bằng
việc sử dụng một địa chỉ riêng biệt chỉ thuộc về cá nhân.Bước quan trọng nhất trong
việc tạo ví là bảo vệ nó khỏi những mối nguy hiểm tiềm ẩn bằng cách cho phép xác
thực hai yếu tố hoặc giữ nó trên một máy tính ẩn không có quyền truy cập
mạng.Những chiếc ví có thể tạo ra bằng cách tải phần mềm cá nhân về máy tính.
Tham gia vào bể đào (mining pool)[34]
Bể đào là những nhóm thợ đào làm việc cùng với nhau để giải quyết một block
và chia sẽ phần thưởng. Nếu không có bể đào,miner có thể đào hơn một năm mà
không bao giờ kiếm được đồng Bitcoin nào.Vì thế sẽ thuận tiện hơn nếu chia sẻ công
việc và chia thưởng với một nhóm lớn các thợ đào.
1.1.3.2.

Cách sử dụng Bitcoin

Lưu giữ Bitcoin: Bitcoin được lưu trữ trên một tài khoản trực tuyến hoặc
trên ví điện tử tại các máy tính cá nhân hay điện thoại. Việc thiết lập các tài khoản trực
32[]

Theo nguồn />Thông tin được tổng hợp từ />34[]
Thông tin được tổng hợp từ />33[]


18


tuyến hay cài đặt các ví điện tử này tương đối đơn giản. Mỗi ví này có một địa chỉ cá
nhân và một địa chỉ công cộng. Trong đó địa chỉ công cộng là địa chỉ để người khác gửi
Bitcoin đến. Địa chỉ cá nhân là địa chỉ để một người đăng nhập vào tài khoản của họ.
Nhận Bitcoin: Các cách để nhận Bitcoin là: chấp nhận Bitcoin như một
phương tiện thanh toán khi bán hàng hóa dịch vụ, đào Bitcoin, mua Bitcoin trực tiếp từ
cá nhân, tổ chức hay thông qua các sàn giao dịch.
Thanh toán bằng Bitcoin và xử lý thanh toán bằng Bitcoin: Có thể sử
dụng Bitcoin để thanh toán nếu khi mua hàng hóa dịch vụ, đối tác chấp nhận điều đó.
Hiện nay, khi hạch toán, các khoản giao dịch bằng Bitcoin phải được quy đổi ra các
tiền tệ thông thường dựa trên tỉ giá trên thị trường tại thời điểm giao dịch. Khi một
doanh nhân chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin thì thường cần phải chuyển đổi chúng
sang các loại tiền tệ để trả cho nhà cung cấp, nhân viên, cổ đông. Một số thương gia
định giá dựa trên giá thị trường hiện tại tại thời điểm báo giá cho khách hàng (một số
trang dịch vụ buôn bán như BIPS, BitPay, Coinbase hay Paysius sẽ tự động chuyển).
Các thương gia thường gửi tiền và hiện thị giá bằng nội tệ của họ. Trong trường hợp
khác, Bitcoin hoạt động tương tự như ngoại tệ. Ngoài ra một hợp đồng mua bán có thể
được sử dụng để đảm bảo mọi điều kiện cụ thể được đáp ứng và giảm bớt cơ hội nhầm
lẫn. Ở nhiều khía cạnh, các giao dịch Bitcoin hoạt động rất giống tiền mặt. Cũng giống
như Bitcoin, tiền là vô danh, không để lại bất cứ một dấu vết giấy tờ nào cả.
1.2. Bitcoin nên được xem là một loại tiền tệ hay hàng hóa ?
Kể từ khi Bitcoin ra đời năm 2008 cho đến nay, có rất nhiều luồng ý kiến trái
chiều về bản chất Bitcoin và việc sử dụng nó như một phương tiện thanh toán mới. Rất
nhiều nhà kinh tế học coi Bitcoin là tiền, tiền ảo, tiền điện tử.Khi “đồng tiền ảo
Bitcoin” được xuất hiện và được biết đến nhiều hơn, nhiều người bắt đầu hứng thú và
tìm hiểu sâu thì lại cho nó giống như một loại hàng hóa. Vậy bản chất Bitcoin có được
coi là tiền hay chỉ là một loại hàng hóa đem ra trao đổi trong thanh toán?
1.2.1. Tiền, bản chất và chức năng của tiền.
1.2.1.1. Khái niệm tiền tệ là gì?
Tiền tệ là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế hàng hóa, nhằm tạo điều kiện thuận

lợi cho quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Suy cho cùng, về bản chất, tiền tệ là vật
ngang giá chung, làm phương tiện để trao đổi hàng hóa, dịch vụ và thanh toán các
khoản nợ. Khi nghiên cứu về tiền tệ, Frederic S.Mishkin – Trường Đại học Columbia
(Mỹ) cho rằng “tiền hoặc lượng tiền cung ứng được định nghĩa là bất cứ cái gì được
chấp nhận chung trong việc thanh toán để nhận hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc trong việc
trả nợ. Tiền được gắn với những thay đổi trong các biến số kinh tế. Những biến số này
tác động đến tất cả chúng ta và chúng là quan trọng đối với sức khỏe nền kinh tế” [35]
35[]

“The Economics of Money, Banking, and Financial Markets” – Frederic S.Mishkin (Third Edition – New
York 1992). Trích bản dịch “Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính” của Nguyễn Quan Cư, PTS.Nguyễn Đực
Dỵ (2001,Trang 27)


19

Mặt khác, trong giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
cũng viết: “Tiền là sản vật cuối cùng của lưu thông hàng hoá, đồng thời là hình thức
biểu hiện đầu tiên của tư bản. Mọi tư bản lúc đầu đều biểu hiện dưới hình thái một số
tiền nhất định. Nhưng bản thân tiền không phải là tư bản”[36]
Tuy nhiên, để có một định nghĩa chính xác về tiền tệ là điều không đơn giản.
Giáo sư Milton Spercer – Trường Đại học quản lý kinh doanh Mỹ cũng thừa nhận
rằng: “Nếu bạn cho rằng, bạn hiểu một cách chính xác tiền tệ là gì thì bạn còn giỏi hơn
nhiều nhà kinh tế”[37]
Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế hàng hóa phát triển cao độ và
trình độ công nghệ ngân hàng hiện đại, thì câu trả lời cho tiền tệ vẫn là điều bí ẩn.
Trong khi các quan niệm cổ điển cho rằng, tiền tệ là vàng, bạc hoặc các tờ giấy bạc
ngân hàng, thì các nhà kinh tế học hiện đại còn cho rằng: kỳ phiếu, hối phiếu, séc…
cũng là tiền tệ. Giáo sư, tiến sĩ người Anh A.C.L.DAY đã kết luận: “Từ những thập kỷ
đầu tiền của thế kỷ này, nhiều dạng tiền tệ đã là những hình thái của tài sản thực sự,

chủ yếu là vàng và bạc. Nhưng thời kỳ đó đã qua rồi và toàn bộ tiền tệ đang sử dụng
trong các nền kinh tế hiện đại đều là những trái quyền”[38]
Tiền là vật ngang giá chung có tính thanh khoản cao nhất dùng để trao đổi
lấy hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn bản thân và mang tính dễ thu nhận (nghĩa là
mọi người đều sẵn sàng chấp nhận sử dụng) và thường được Nhà nước phát hành bảo
đảm giá trị bởi các tài sản khác như vàng, kim loại quý, trái phiếu, ngoại tệ... Tiền là
một chuẩn mực chung để có thể so sánh giá trị của các hàng hóa và dịch vụ. Thông
qua việc chứng thực các giá trị này dưới dạng của một vật cụ thể (thí dụ như tiền
giấy hay tiền kim loại) hay dưới dạng văn bản (dữ liệu được ghi nhớ của một tài
khoản) mà hình thành một phương tiện thanh toán được một cộng đồng công nhận
trong một vùng phổ biến nhất định. Một phương tiện thanh toán trên nguyên tắc là
dùng để trả nợ. Khi là một phương tiện thanh toán, tiền là phương tiện trao đổi chuyển
tiếp vì hàng hóa hay dịch vụ không thể trao đổi trực tiếp cho nhau được.Người ta cũng có
thể nhìn tiền như là vật môi giới, biến việc trao đổi trực tiếp hàng hóa và dịch vụ, thường
là một trao đổi phải mất nhiều công sức tìm kiếm, thành một sự trao đổi có hai bậc.
1.2.1.2. Bản chất và chức năng của tiền
Bản chất của tiền tệ được thể hiện qua các chức năng của nó. Theo C.Mác tiền
tệ có 5 chức năng[39]
 Thước đo giá trị. Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng
hoá. Muốn đo lường giá trị của các hàng hoá, bản thân tiền tệ phải có giá trị. Vì vậy,
36[]

Trích Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (Trang 219)
Trích cuốn” Kinh tế học hiện đại” Phần III
38[]
Trích cuốn Kinh tế tiền tệ, trang 10, LICOSAXUBA Hà Nội, biên dịch 1989
39[49]
: Trích giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (Trang 207-211)
37[]



20

tiền tệ làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng. Để đo lường giá trị hàng hoá
không cần thiết phải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh với lượng vàng nào đó một cách
tưởng tượng. Sở dĩ có thể làm được như vậy, vì giữa giá trị của vàng và giá trị của
hàng hoá trong thực tế đã có một tỷ lệ nhất định. Cơ sở của tỷ lệ đó là thời gian lao
động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất ra hàng hoá đó. Giá trị hàng hoá được biểu
hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hoá. Do đó, giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền
của giá trị hàng hoá. Giá cả hàng hoá do các yếu tố sau đây quyết định:
+ Giá trị hàng hoá.
+ Giá trị của tiền.
+ Ảnh hưởng của quan hệ cung - cầu hàng hoá.
Để làm chức năng thước đo giá trị thì bản thân tiền tệ cũng phải được đo lường.
Do đó, phải có đơn vị đo lường tiền tệ. Đơn vị đó là một trọng lượng nhất định của
kim loại dùng làm tiền tệ. Ở mỗi nước, đơn vị tiền tệ này có tên gọi khác nhau. Đơn vị
tiền tệ và các phần chia nhỏ của nó là tiêu chuẩn giá cả. Tác dụng của tiền khi dùng
làm tiêu chuẩn giá cả không giống với tác dụng của nó khi dùng làm thước đo giá trị.
Là thước đo giá trị, tiền tệ đo lường giá trị của các hàng hoá khác; là tiêu chuẩn giá cả,
tiền tệ đo lường bản thân kim loại dùng làm tiền tệ. Giá trị của hàng hoá tiền tệ thay đổi
theo sự thay đổi của số lượng lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó. Giá trị hàng
hoá tiền tệ (vàng) thay đổi không ảnh hưởng gì đến "chức năng" tiêu chuẩn giá cả của
nó, mặc dù giá trị của vàng thay đổi như thế nào. Ví dụ, một USD vẫn bằng 10 cent.
 Phương tiện lưu thông: Với chức năng làm phương tiện lưu thông, tiền làm môi
giới trong quá trình trao đổi hàng hoá. Để làm chức năng lưu thông hàng hoá ta phải có
tiền mặt. Trao đổi hàng hoá lấy tiền làm môi giới gọi là lưu thông hàng hoá.Công thức
lưu thông hàng hoá là: H- T - H, khi tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hoá đã làm
cho hành vi bán và hành vi mua có thể tách rời nhau cả về thời gian và không gian. Sự
không nhất trí giữa mua và bán chứa đựng mầm mống của khủng hoảng kinh tế.
Trong lưu thông, lúc đầu tiền tệ xuất hiện dưới hình thức vàng thoi, bạc nén.

Dần dần nó được thay thế bằng tiền đúc. Trong quá trình lưu thông, tiền đúc bị hao
mòn dần và mất một phần giá trị của nó. Nhưng nó vẫn được xã hội chấp nhận như
tiền đúc đủ giá trị.
Như vậy, giá trị thực của tiền tách rời giá trị danh nghĩa của nó. Sở dĩ có tình
trạng này vì tiền làm phương tiện lưu thông chỉ đóng vai trò chốc lát. Người ta đổi
hàng lấy tiền rồi lại dùng nó để mua hàng mà mình cần. Làm phương tiện lưu thông,
tiền không nhất thiết phải có đủ giá trị. Lợi dụng tình hình đó, khi đúc tiền Nhà nước
tìm cách giảm bớt hàm lượng kim loại của đơn vị tiền tệ. Giá trị thực của tiền đúc ngày
càng thấp so với giá trị danh nghĩa của nó. Thực tiễn đó dẫn đến sự ra đời của tiền


21

giấy. Bản thân tiền giấy không có giá trị mà chỉ là dấu hiệu của giá trị và được công
nhận trong phạm vi quốc gia.
 Phương tiện cất trữ. Làm phương tiện cất trữ, tức là tiền được rút khỏi lưu
thông đi vào cất trữ. Sở dĩ tiền làm được chức năng này là vì: tiền là đại biểu cho của
cải xã hội dưới hình thái giá trị, nên cất trữ tiền là một hình thức cất trữ của cải. Để
làm chức năng phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền vàng, bạc. Chức
năng cất trữ làm cho tiền trong lưu thông thích ứng một cách tự phát với nhu cầu tiền
cần thiết cho lưu thông. Nếu sản xuất tăng, lượng hàng hoá nhiều thì tiền cất trữ được
đưa vào lưu thông. Ngược lại, nếu sản xuất giảm, lượng hàng hoá lại ít thì một phần
tiền vàng rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ.
 Phương tiện thanh toán. Làm phương tiện thanh toán, tiền được dùng để trả nợ,
nộp thuế, trả tiền mua chịu hàng ... Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển đến
trình độ nào đó tất yếu nảy sinh việc mua bán chịu. Trong hình thức giao dịch này
trước tiên tiền làm chức năng thước đo giá trị để định giá cả hàng hoá. Nhưng vì là
mua bán chịu nên đến kỳ hạn tiền mới được đưa vào lưu thông để làm phương tiện
thanh toán. Sự phát triển của quan hệ mua bán chịu này một mặt tạo khả năng trả nợ
bằng cách thanh toán khấu trừ lẫn nhau không dùng tiền mặt. Mặt khác, trong việc

mua bán chịu người mua trở thành con nợ, người bán trở thành chủ nợ. Khi hệ thống
chủ nợ và con nợ phát triển rộng rãi, đến kỳ thanh toán, nếu một khâu nào đó không
thanh toán được sẽ gây khó khăn cho các khâu khác, phá vỡ hệ thống, khả năng khủng
hoảng kinh tế tăng lên.
 Tiền tệ thế giới. Khi trao đổi hàng hoá vượt khỏi biên giới quốc gia thì tiền làm
chức năng tiền tệ thế giới. Với chức năng này, tiền phải có đủ giá trị, phải trở lại hình thái
ban đầu của nó là vàng. Trong chức năng này, vàng được dùng làm phương tiện mua bán
hàng, phương tiện thanh toán quốc tế và biểu hiện của cải nói chung của xã hội.
Năm chức năng của tiền trong nền kinh tế hàng hoá có quan hệ mật thiết với
nhau. Sự phát triển các chức năng của tiền phản ánh sự phát triển của sản xuất và lưu
thông hàng hoá.
1.2.2.
Bản chất của hàng hóa
1.2.2.1. Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa
Hàng hóa là một trong những phạm trù cơ bản của kinh tế chính trị.Theo nghĩa
hẹp, hàng hóa là vật chất tồn tại có hình dạng xác định trong không gian và có thể trao
đổi, mua bán được.Theo nghĩa rộng, hàng hóa là tất cả những gì có thể trao đổi, mua
bán được.
Trong mỗi hình thái kinh tế- xã hội, sản xuất hàng hóa có bản chất khác nhau,
nhưng hàng hóa đều có hai thuộc tính[40]:
 Giá trị sử dụng
40[]

Trích giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (Trang 190-193)


22

 Giá trị hàng hóa
Hai thuộc tính này của hàng hóa không phải là do có hai thứ lao động khác

nhau kết tinh trong hàng hóa mà là do lao động sản xuất hàng hóa có tính chất hai mặt,
vừa có tính trừu tượng (lao động trừu tượng) vừa có tính cụ thể (lao động cụ thể). Có
thể nói, giá trị của hàng hóa là lao động trừu tượng kết tinh trong hàng hóa.
Đây chính là mặt chất của giá trị hàng hóa.Trong đó, giá trị là nội dung, cơ sở
của giá trị trao đổi; còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị ra bên ngoài.
Khi trao đổi sản phẩm cho nhau, những người sản xuất ngầm so sánh lao động ẩn giấu
trong hàng hóa với nhau. Thực chất của quan hệ trao đổi là người ta trao đổi lượng lao
động hao phí của mình chứa đựng trong các hàng hóa. Vì vậy, giá trị là biểu hiện quan
hệ xã hội giữa những người sản xuất hàng hóa.Giá trị là một phạm trù lịch sử, gắn liền
với nền sản xuất hàng hóa.Nếu giá trị sử dụng là thuộc tính tự nhiên thì giá trị là thuộc
tính xã hội của hàng hóa.Như vậy, hàng hóa là sự thống nhất của ai thuộc tính giá trị
sử dụng và giá trị, nhưng là sự thống nhất của hai mặt đối lập.
Đối với người sản xuất hàng hóa, họ tạo ra giá trị sử dụng, nhưng mục đích của
họ không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị, họ quan tâm đến giá trị sử dụng là để đạt
được mục đích giá trị. Ngược lại, đối với người mua, cái mà họ quan tâm là giá trị sử
dụng để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của mình.Nhưng, muốn có giá trị sử dụng thì phải
trả giá trị cho người sản xuất ra nó.Như vậy, trước khi thực hiện giá trị sử dụng phải
thực hiện giá trị của nó.Nếu không thực hiện được giá trị, sẽ không thực hiện được giá
trị sử dụng.
Mối quan hệ giữa hai thuộc tính
Giữa hai thuộc tính của hàng hóa luôn có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, nó
vừa mâu thuẫn vừa thống nhất với nhau, mặt thống nhất thể hiện ở chỗ hai thuộc tính
này cùng đồng thời tồn tại trong một hàng hóa, một vật phải có đầy đủ hai thuộc tính
này mới là hàng hóa, nếu thiếu một trong hai thuộc tính đó sẽ không phải là hàng hóa.
Mâu thuẫn giữa hai thuộc tính của hàng hóa thể hiện ở chỗ:

Với tư cách là giá trị sử dụng thì các hàng hóa không đồng nhất
về chất nhưng với tư cách là giá trị thì các hàng hóa lại đồng nhất về chất, đều là sự kết
tinh của lao động.


Tuy giá trị và giá trị sử dụng cùng tồn tại trong một hàng hóa
nhưng quá trình thực hiện chúng lại tách rời nhau về cả mặt không gian và thời gian
1.2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa
Giá trị hàng hóa được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hóa, do đó giá cả là
hình thức biểu hiện đồng tiền của giá trị hàng hóa. Giá cả hàng hóa do các yếu tố sau
đây quyết định:
 Chi phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất hàng hóa
Khi mức độ chi phí để làm ra một mặt hàng mà cao thì tất nhiên sản
phẩm đó đem ra thị trường để bán thì mức giá cho mặt hàng đó sẽ cao và ngược lại
mức giá sẽ thấp.Hay mức chi phí để làm ra một sản phẩm sẽ tỉ lệ thuận với mức giá cả


×