Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Suy nghĩ của em về nội dung mẩu chuyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.27 KB, 5 trang )

Đề bài: Suy nghĩ của em về nội dung mẩu chuyện
“ Một người Ấn Độ thường dùng hai cái bình lớn để gánh nước từ suối
về nhà. Một trong hai cái bình này bị nứt và khi về đến nhà, nước trong
bình đã bị vơi đi một nửa. Cái bình nứt luôn buồn bã, khổ sở vì khiếm
khuyết của mình. Một ngày nọ, cái bình nứt nói với người chủ của mình:
- Tôi thấy thật xấu hổ khi mình không làm tròn công việc. Vì tôi mà ông
phải làm việc cực nhọc hơn.
Người gánh nước nói bằng giọng cảm thông:
-

Trên đường về, ngươi có để ý những luống hoa xinh đẹp dọc
đường không? Ngươi có thấy hoa chỉ mọc ở phía đường của ngươi mà
không phải là phía bên kia không? Ta đã biết khiếm khuyết của ngươi.
Vì vậy ta đã gieo những hạt hoa bên đó, và mỗi ngày ngươi đã tưới
nước cho chúng. Hai năm qua, ta đã hái những bông hoa này để tặng
mọi người và làm đẹp cho căn nhà chúng ta…”
Gợi ý.
Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cơ bản nêu
được các ý sau: Mẩu chuyện nhỏ viết về những tấm gương cao đẹp:


+

Cái bình nứt- hình ảnh ẩn dụ về con người khiếm khuyết, kém may

mắn nhưng vẫn mong muốn làm tốt công việc như một người bình
thường. Người gánh nước có tấm lòng bao dung, nhân ái, biết trân trọng,
cảm thông.
+ Mẩu chuyện giản dị toát lên ý nghĩa cao đẹp:
- Mỗi người cần phải biết nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Bởi lẽ cuộc
sống là hành trình nỗ lực không mệt mỏi của con người vượt lên thử


thách và những giới hạn của bản thân để sống và để được cống hiến.
Không nỗ lực, con người sẽ gục ngã trước khó khăn. Sự cố gắng để vượt
lên những giới hạn của bản thân là rất đáng trân trọng và con người có
thể bị khiếm khuyết nhưng không bất lực, tự ti, đầu hàng, vẫn mong
muốn trở nên hữu ích hơn cho cuộc sống.
- Cần biết an ủi, cảm thông, trân trọng và yêu thương, chia sẻ với mọi
người, nhất là những người khiếm khuyết, kém may mắn. Đó là nguồn
động viên tinh thần vô giá tiếp thêm sức mạnh cho con người vượt qua
khó khăn. Dửng dưng trước khó khăn của người khác là biểu hiện của
lối sống vô cảm, ích kỷ.
- Cần phải làm gì đó cụ thể, thiết thực để phát huy sức mạnh của mọi
người, làm cho cuộc sống của mọi người tốt đẹp và có ý nghĩa hơn. Con
người dù khiếm khuyết nhưng nếu được quan tâm, được tạo điều kiện sẽ


trở nên hữu ích hơn cho cuộc sống, nếu được cống hiến hết mình vẫn có
thể tạo nên những điều kỳ diệu.
+ Mẩu chuyện cho ta bài học sâu sắc về cách sống, về thái độ ứng xử với
mọi người; là lời nhắn nhủ mỗi người rằng cần phải biết quan tâm, chia
sẻ, yêu thương và hãy bằng những việc làm cụ thể, có ý nghĩa giúp cho
cuộc sống của tất cả mọi người tốt đẹp hơn. Hãy cư xử bình đẳng và tạo
cơ hội cho những người khiếm khuyết, kém may mắn.
Xác định lối sống tích cực, phê phán lối sống mặc cảm, tự ti hoặc tự
bằng lòng với mình cũng như sự ích kỷ, thói vô cảm và thái độ miệt thị
đối với những người khiếm khuyết, kém may mắn.
Đề bài: (4,0 điểm)Bài học giáo dục mà em nhận được từ câu chuyện
dưới đây:
Ngọn gió và cây sồi
Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung
tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các

cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của
mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục
trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức ngọn gió lồng lộn, điên
cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng


chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mỏi
mệt đành đầu hàng và hỏi:
- Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế?
Cây sồi từ tốn trả lời:
- Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gẫy hết các nhánh cây của tôi,
cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không
bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu
vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Nhưng tôi
cũng phải cảm ơn ông ngọn gió ạ! Chính cơn điên cuồng của ông đã
giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.
(Theo: Hạt giống tâm hồn- Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, NXB Tổng
hợp TP. Hồ Chí Minh, 2011)
Nội dung yêu cầu

Điểm

II. Yêu cầu về nội dung và cách cho điểm
(Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo một số ý cơ bản mang tính định hướng
dưới đây)
* Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Ngọn gió: Hình ảnh tượng trưng cho những khó khăn, thử thách, những nghịch cảnh trong cuộc sống.
- Cây sồi: Hình ảnh tượng trưng cho lòng dũng cảm, dám đối đầu, không gục ngã trước hoàn cảnh
-Ý nghĩa câu chuyện: Trong cuộc sống con người cần có lòng dũng cảm, tự tin, nghị lực và bản lĩnh vững vàng
trước những khó khăn, trở ngại của cuộc sống.


* Bài học giáo dục từ câu chuyện.
- Cuộc sống luôn ẩn chứa muôn vàn trở ngại, khó khăn và thách thức nếu con người không có lòng dũng cảm, sự
tự tin để đối mặt sẽ dễ đi đến thất bại (Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả
các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây)
- Muốn thành công trong cuộc sống, con người phải có niềm tin vào bản thân, phải tôi luyện cho mình ý chí và
khát vọng vươn lên để chiến thắng nghịch cảnh. (Tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó
chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi)
Lưu ý: Trong quá trình lập luận học sinh nên có dẫn chứng về những tấm gương dũng cảm, không gục ngã trước
hoàn cảnh để cách lập luận thuyết phục hơn.

1,0

1,0
1,0


* Bàn luận về bài học giáo dục của câu chuyện:
+ Không nên tuyệt vọng, bi quan, chán nản trước hoàn cảnh mà phải luôn tự tin, bình tĩnh để tìm ra các giải
pháp cần thiết nhằm vượt qua các khó khăn, thử thách của cuộc sống.

0,5

+ Biết tự rèn luyện, tu dưỡng bản thân để luôn có một bản lĩnh kiên cường trước hoàn cảnh và cũng phải biết
lên án, phê phán những người có hành động và thái độ buông xuôi, thiếu nghị lực.

0,5




×