Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG STATA8 PHẦN 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.46 KB, 13 trang )

10. Hãy vẽ biểu đồ hình thanh (bar chart) của nhóm nghề nghiệp
Hướng dẫn:
Trước tiên sử dụng menu Graphics :: Easy graphs :: Bar chart

Để hiện ra cửa sổ graph bar – Chúng ta hãy để ý 2 thẻ Main và thẻ Over là 2 thẻ nằm bên
trái của cửa sổ.


Ở thẻ Main tiến hành các bước sau:
Bước 1: Chọn mục count nonmissing trong hộp Combo Statistic
Bước 2: Đặt con trỏ vào hộp văn bản variable(s)
Bước 3: Đưa con trỏ chuột vào cửa sổ variable và nhấp vào biến maso để biến này xuất
hiện trên hộp văn bản Variable(s)
Bước 4: Nhấp vào thẻ (tab) Over để hiện thẻ này ra

Bước 5: Khi đã ở thẻ Over, đưa con trỏ chuột vào hộp văn bản Variable
Bước 6: Đưa con trỏ chuột vào cửa sổ Variables và nhấp vào tên biến nghenghiep để tên
biến này xuất hiện trên hộp văn bản Variable.
Bước 7: Nhấp vào nút lệnh OK để xem biểu đồ hình thanh được tạo ra.


11. Hãy vẽ biểu đồ hình thanh (bar chart) trung bình trọng lượng sơ sinh của các đứa trẻ
con của những bà mẹ có nghề nghiệp khác nhau.
Hướng dẫn:
Trước tiên sử dụng menu Graphics :: Easy graphs :: Bar chart

Để hiện ra cửa sổ graph bar – Chúng ta hãy để ý 2 thẻ Main và thẻ Over là 2 thẻ nằm bên
trái của cửa sổ.


Ở thẻ Main tiến hành các bước sau:


Bước 1: Chọn mục mean trong hộp Combo Statistic
Bước 2: Đặt con trỏ vào hộp văn bản variable(s)
Bước 3: Đưa con trỏ chuột vào cửa sổ variable và nhấp vào biến tlsosinh (trọng lượng sơ
sinh) để biến này xuất hiện trên hộp văn bản Variable(s)
Bước 4: Nhấp vào thẻ (tab) Over để hiện thẻ này ra


Bước 5: Khi đã ở thẻ Over, đưa con trỏ chuột vào hộp văn bản Variable
Bước 6: Đưa con trỏ chuột vào cửa sổ Variables và nhấp vào tên biến nghenghiep để tên
biến này xuất hiện trên hộp văn bản Variable.
Bước 7: Nhấp vào nút lệnh OK để xem biểu đồ hình thanh được tạo ra.


12. Hãy vẽ biểu đồ hình bánh (Pie chart) phân phối biến số nghề nghiệp mẹ
(nghenghiep).
Hướng dẫn:
Trước tiên sử dụng menu Graphics :: Pie Chart

Để thực hiện biểu đồ hình bánh, chúng ta tiếp tục các bước sau:
Bước 1: Đánh dấu kiểm (v) vào hộp kiểm (check box) Slices are distinct values of
variable
Bước 2: Đặt con trỏ vào hộp văn bản Slices are distinct values of variable ở dưới hộp
kiểm


Bước 3: Đưa con trỏ chuột vào cửa sổ variable và nhấp vào biến nghenghiep (nghề
nghiệp mẹ) để biến này xuất hiện trên hộp văn bản Slices are distinct values of variable.
Bước 4: Nhấp vào nút lệnh OK

Chúng ta sẽ có được biểu đồ hình bánh như sau:



13. Hãy tạo biến mới nhomtuoi, biến này có giá trị
0 tương ứng với tuổi của mẹ từ thấp nhất đến 29
1 tưong ứng với tuổi mẹ từ 30 đến 34
2 tưong ứng với tuổi mẹ từ 35 đến 39
3 tưong ứng với tuổi mẹ từ 40 trở lên
Điều này có nghĩa là chúng ta chia tuổi mẹ làm 4 nhóm với 3 điểm chia là 30, 35 và 40.
Điều này có thể thực hiện bằng cách tạo biến mới với hàm irecode.
0

1
30
29-30

2
34-35

3
39-40

Cách thực hiện việc tạo biến mới được thực hiện với menu Create or Change variables ::
Create new variable

Sau khi cửa sổ generate - Generate a new variable thực hiện việc tạo biến mới với các
bước sau:


Bước 1: Nhập tên biến mới (nhomtuoi) vào hộp văn bản Generate variable
Bướic 2: Nhập công thức tạo biến mới irecode(tuoime,29,34,39)

Bước 3: Nhấp vào nút lệnh OK để hoàn tất
Sau khi tạo ra biến mới nhomtuoi, chúng ta nên thực hiện thêm 2 bước: tạo nhãn (define
label value) và dán nhãn giá trị cho biến số (Assign value label to variable) như được
trình bày ở bưới 5. (0 là dưới 30; 1 là 30 den 34; 2 là 35-39; 3 là 40+)
14. Hãy tạo biến mới sinh non, biến này có giá trị
1 tương ứng với tuổi thai <37
0 tưong ứng với tuổi thai >=37 tuần
Yêu cầu có nghĩa là chúng ta cần tạo ra một biến nhị giá với 2 giá trị 0 và 1.. Điều này có
thể thực hiện bằng cách tạo biến mới và sử dụng biểu thức boolean (biểu thức thể hiện
một mệnh đề có giá trị là đúng hay sai)
Việc thực hiện cụ thể bao gồm việc tạo biến mới được thực hiện với menu Create or
Change variables :: Create new variable


Sau khi cửa sổ generate - Generate a new variable thực hiện việc tạo biến mới với các
bước sau:

Bước 1: Nhập tên biến mới (sinhnon) vào hộp văn bản Generate variable
Bướic 2: Nhập công thức tạo biến mới tuoithai<37
Bước 3: Nhấp vào nút lệnh OK để hoàn tất
Sau khi tạo ra biến mới sinhnon, chúng ta nên thực hiện thêm 2 bước: tạo nhãn (define
label value) và dán nhãn giá trị cho biến số (Assign value label to variable) như được
trình bày ở bưới 5. (1 là sinh non, 0 là không sinh non)
15. Lưu lại số liệu
Hướng dẫn: Để lưu số liệu chúng ta có thể sử dụng menu File :: Save (hay Ctrl-S) hoặc


nhấn vào nút save file
(vị trí thứ hai của thanh công cụ). Một hộp thoại sẽ bật lên và
hỏi chúng ta có muốn chép chồng vào tập tin số liệu hay không. Nếu đồng ý chúng ta

hãy nhấp vào nút OK để đồng ý.

Nếu chúng ta không muốn thay đổi tập tin số liệu cũ, chúng ta nên nhấp vào nút Cancel
và lưu số liệu với tên mới sử dụng menu File :: Save As. khi đó hộp thoại "Save Stata
Data File" sẽ hiện ra. Gõ tên mới vào hộp File Name (thí dụ nếu chúng ta muốn đặt tên
tập tin là ivf_v2.dta thì chúng ta gõ vào hộp văn bản File name: ivf_v2.dta)

nhấp nút lệnh Save để hoàn tất.
16. Hãy thoát khỏi chương trình Stata
Hướng dẫn:
Để thoát khỏi Stata/SE 8.0 for Windows chúng ta có thể thực hiện một trong 2 việc
sau:
- Nhấp vào ô đóng nằm ở phía trên phải của cửa sổ Stata


Lưu ý: Trong trường hợp có dữ liệu trong bộ nhớ và dữ liệu đó đã được thay đổi
nhưng chưa được lưu vào đĩa thì khi chúng nhấp vào ô đóng, máy tính sẽ hỏi
chúng ta rằng chúng ta có muốn thoát mà không lưu lại số liệu hay không.

Nếu chúng ta đồng ý bằng cách nhấp vào nút lệnh Yes thì Stata sẽ thoát, nếu
không (nhấp nút lệnh No) thì chúng ta lại trở lại Stata để chúng ta có thể lưu lại số
liệu.
- Gõ lệnh exit trong cửa sổ Stata Command.
Lưu ý: Trong trường hợp có dữ liệu trong bộ nhớ và dữ liệu đó đã được thay đổi
nhưng chưa được lưu vào đĩa thì khi chúng gõ exit, máy tính sẽ không đồng ý cho
chúng ta thoát và sẽ thông báo “no; data in memory would be lost”. Trong
trường hợp này nếu chúng muốn thoát mà không lưu lại số liệu thì chúng ta hãy
gõ exit, clear. Nếu chúng ta muốn lưu lại số liệu hãy sử dụng lệnh save.
17. Nếu chúng ta muốn xem lại các kết quả phân tích đã được thực hiện chúng ta có thể
xem lại tập tin log.

Cách xem lại tập tin log gồm các bước sau:


Bước 1: Vào menu File:: Log :: View
Bước 2: Khi hiện ra hộp thoại Choose file to View, nhấp vào nút lệnh Browse, khi đó cửa
sổ Choose file Name sẽ hiện ra
Bước 3: Trên cửa sổ Choose file Name, chọn thưmục chứa tập tin log trong hộp thoại
Log gin
Bước 4: Chọn tập tin log cần xem lại (thí dụ tập tin pt_ivf.smcl
Bước 5: Nhấp vào nút lệnh Open để đóng cửa sổ Choose file Name và trở về hộp thoại
Choose file to view
Bước 6: Nhấp vào nút lệnh OK để xem tập tin log



×