Chương I
TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1.1. Những nhận thức về xói mòn.
1.1.1.1. Khái niệm.
Thuật ngữ xói mòn (erosion) có nguồn gốc từ tiếng Latinh “erosion” nghĩa
là cào mòn. Hiểu với nghĩa khái quát thì xói mòn là sự chuyển dời vật lý lớp đất
mạt từ cao xuống thấp hoặc từ nơi này đến nơi khác do các tác nhân khác nhau như
nước chảy, gió, sức kéo trọng lực. Quá trình di chuyển lớp đất do nước đều kéo
theo các vật liệu tan và không tan [7]. Trong đó, xói mòn do nước là quá trình phá
huỷ lớp phủ thổ nhưỡng dưới hình thức cuốn trôi các phần tử đất từ nơi cao đến
nơi thấp dưới tác động của mưa và dòng chảy, làm giảm độ phì đất và gây thoái
hoá đất.
1.1.1.2. Đặc điểm
Quá trình xói mòn diễn ra chủ yếu ở lớp bề mặt trên cùng của lớp thổ
nhưỡng do lực tương tác của các tác nhân bên ngoài lên các phần tử đất trên cùng.
Lực tác động này chủ yếu là động lực của cường độ mưa và lực tác dụng của gió.
Theo nhiều nhà nghien cứu thì quá trình di chuyển các vật liệu bề mặt từ nơi này
đến nơi khác do tác nhân xói mòn có thể phân thành 3 giai đoạn (03 pha) [7].
a. Pha thứ nhất: Tách các cấu tử đất ra khỏi khối đất.
Pha này xảy ra khi có sự tác động của xung lực hạt mưa hoặc lực tác dụng
của gió lên các phần tử đất trên cùng của bề mặt đất. Lực tác động này thắng lực
liên kết của hạt đất với khối đất làm cho các phần tử tách ra khỏi lớp đất. Lúc này
chúng mới chỉ bị tách ra khỏi khối đất bề mặt và rơi xuống tại các vị trí xung quanh
khu vực chịu lực tác động chứ chưa di chuyển ra xa vị trí ban đầu.
b. Pha thứ hai: Di chuyển các phần tử tách ra đến nơi khác.
Các phần tử bị tách ra khỏi khối đất lúc này sẽ không còn sự liên kết với lớp
bề mặt, vì vậy nó dễ dàng bị dòng chảy măt hay gió cuốn đi, các phần tử sẽ thay
đổi vị trí theo thế năng của dòng chảy từ nơi cao đến nơi thấp hơn hoặc theo
phương lực tác dụng của gió.
c. Pha thứ 3: Lắng đọng các phần tử đất đến một nơi khác.
Đây là pha cuối cùng trong quá trình xói mòn, các phần tử đất bị cuốn theo
dòng chảy mặt (hay gió) sẽ lắng đọng và tích tụ lại ở những khu vực thấp vì lúc
này dòng chảy giảm tạo điều kiện cho các phần tử đất lắng đọng bởi trọng lực.
Các pha này xảy ra theo thứ tự thời gian từ pha đầu tiên cho đến pha cuối.
Tuy nhiên khả năng xói mòn xảy ra nhanh hay chậm là tuỳ thuộc vào khối lượng
lớp đất mặt tách ra khỏi khối liên kết, do đó mức độ xói mòn xảy ra phụ thuộc lớn
vào pha thứ nhất. Vì vậy, nếu hạn chế được pha 1 sẽ không xảy ra pha 2 và pha 3
nên các biện pháp hạn chế và ngăn chặn xói mòn đều ưu tiên tập trung làm giảm
lực tác động của các tác nhân xói mòn.
1.1.1.3. Các loại xói mòn đất do dòng chảy.
Xói mòn có thể gây nên bởi các yếu tố như gió, nước, trọng lực. Ở Việt
Nam, do nằm trong điều kiện khí hậu gió mùa, lượng mưa tập trung nên hiện tượng
xói mòn chủ yếu xảy ra do nước, còn xói mòn do gió và trọng lực xảy ra không
đáng kể.
Xói mòn do nước là ảnh hưởng mạnh nhất, trong khi đó các giải pháp ngăn
ngừa lại ít có hiệu quả nhất. Khi mưa to, đất bão hoà hơi nước, nước mưa không
thể tiếp tục thấm vào đất, dòng chảy tràn bề mặt hình thành và di chuyển tương đối
nhanh cuốn đi các vật liệu đất thông qua thuỷ lực của dòng chảy.
Ảnh hưởng của mưa đối với đất có 03 tác động chính:
-Làm tách rời các hạt đất;
-Va đập và phá huỷ các hạt đất;
-Vận chuyển các hạt đất bị phá huỷ theo các dòng chảy trên mặt.
Xói mòn do nước được phân chia thành thành 03 loại chính căn cứ vào mức
độ và hình thái của quá trình [3]:
a. Xói mòn theo diện (Sheet erosion, interill erosion):
Đây là sự di chuyển cả lớp đất mỏng dưới 3cm trên một diện rộng. Loại xói
mòn này làm cho tầng mùn bị bào mòn dần, các phần tử sét mịn của đất bị cuốn
trôi làm cho đất nhẹ đi về thành phần cơ giới, ở những vùng đất có độ dốc lớn xói
mòn này có thể bóc hẳn đi cả tầng đất và bỏ phong hoá, làm lộ ra cả lớp đá mẹ bên
dưới.
Xói mòn bề mặt xuất hiện trong những trường hợp cường độ dòng chảy mặt
yếu và xuất hiện các rãnh rất nhỏ một cách liên tục, có sự dịch chuyển về vị trí.
b. Xói mòn theo dòng:
+ Xói mòn tạo rãnh nhỏ (Rill erosion):
Xói mòn này do nước tập trung dòng chảy đào mòn thành các mương rãnh
có độ sâu dưới 30 cm. Nguyên nhân là do lúc đầu địa hình mặt đất không bằng
phẳng, có những chỗ trũng, nước đã tập trung lại và tạo thành dòng chảy mạnh
khoét sâu xuống đất tạo thành rãnh nhỏ, từ đó cứ bào mòn dần thành rãnh lớn hơn
sau những trận mưa. Các đặc điểm của rãnh xói nhỏ như sau:
- Là kết quả của mưa lớn trên bề mặt đất không có độ che phủ, như vừa làm
đất xong hay các điểm xây dựng;
- Là một đường dẫn nước chảy bề mặt thẳng và nông dưới 30cm, bị xói sâu
bởi dòng chảy mặt đậm đặc;
- Vì độ sâu không quá 30cm nên không làm cản trở công việc làm đất bình
thường, mà chỉ ảnh hưởng đến độ sâu của tầng đất cày.
- Các rãnh nhỏ tiếp tục phát triển theo 2 hướng: Đào sâu (rãnh xói bị đào sâu
- xâm thực dọc) để trở thành rãnh lớn (gully); mở rộng và uốn khúc (xâm thực
ngang). Trường hợp này cũng phát triển thành rãnh lớn.
+ Xói mòn xẻ rãnh lớn (Gully erosion) :
Là quá trình xói mòn mà nước tập trung vào các đường dẫn nước hẹp trong
một khoảng thời gian ngắn và vận chuyển đi nơi khác, độ sâu có thể đạt từ 0,3 đến
20cm. Quá trình hình thành rãnh chủ yếu liên quan đến hoạt động phá huỷ, tân
kiến tạo, cấu trúc không đồng nhất của các lớp đất,...
Một số tác giả còn mở rộng khái niệm “xói mòn” liên quan chủ yếu đến sự
di chuyển và tập trung các nguyên tố hoá học trong đới thổ nhưỡng và vỏ phong
hoá.
1.1.2. Nhận thức xác lập những nhân tố ảnh hưởng có ảnh hưởng đến xói mòn
đất
Xói mòn đất là một qua trình phức tạp, chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố
bao gồm cả tự nhiên lẫn nhân sinh. Do đó, khi nghiên cứu quá trình xói mòn phải
xem xét đặc điểm từng nhân tố quyết định đến khả năng xói mòn để hiểu rõ vai trò
của nó đối với xói mòn đất.
a. Khí hậu:
Những nhân tố chính ảnh hưởng tới dòng chảy và xói mòn là lượng mưa,
nhiệt độ và gió. Lượng mưa đóng vai trò quan trọng nhất. Nhiệt độ ảnh hưởng đến
dòng chảy thông qua sự thay đổ độ ẩm đất; nó quyết định đến hình thái của hạt
nước ở trạng thái mưa hay tuyết rơi. Ảnh hưởng của gió bao gồm năng lượng để
tách và mang những mẫu đất đi, góc rơi của hạt mưa lên bề mặt đất , ảnh hưởng tới
hình thái thực vật.
b. Đặc điểm thổ nhưỡng:
Đặc điểm của đất quyết định đến khả năng xói mòn đất. Xói mòn đất là biểu
hiện của 2 lực đối lập: Lực di chuyển của tác nhân xói mòn và lực chống đỡ của
đất.
Tính chịu của đất phụ thuộc vào độ thấm nước của đất. Độ thấm nước của
đất càng lớn thì càng hạn chế được xói mòn. Độ thấm nước của đất phụ thuộc vào:
Thành phần cơ giới, độ dày tầng đất, kết cấu đất, hàm lượng chất hữu cơ,...Nếu đất
tơi xốp, có kết cấu thì nước mưa sẽ thấm vào đất nhiều, lượng dòng chảy bề mặt ít
và đất sẽ ít bị xói mòn.
c. Địa hình:
Đặc điểm địa hình được thể hiện rõ thông qua độ dốc và chiều dài sườn dốc.
Trong điều kiện địa hình dốc, những hạt mưa sẽ di chuyển vật liệu xa hơn xuống
phía dưới sườn so với khu vực ít dốc, nhiều dòng chảy mặt và tốc độ của nó cũng
nhanh hơn.
Chiều dài của sườn cũng ảnh hưởng tương tự đối với lượng đất mất đi. Trên
một sườn dài, dòng chảy sẽ dày và tốc độ lớn hơn; và những dòng chảy nhỏ có thể
phát triển nhanh hơn so với sườn ngắn.
Cường độ xói mòn tỷ lệ thuận với độ dốc. Nhìn chung xói mòn có thể gây ra
ở 3 , nếu độ dốc tăng lên 2 lần thì cường độ xói mòn sẽ tăng lên 4 lần, nếu độ dốc
tăng lên 4 lần thì dòng chảy mặt tăng 2 lần và khối lượng vật chất bị cuốn trôi tăng
64 lần (theo luật Ery).
0
d. Thảm phủ thực vật:
Thực vật có khả năng bù đắp những ảnh hưởng xói mòn của những nhân tố
khác như: khí hậu, địa hình và đặc tính của đất. Những ảnh hưởng chính của thảm
thực vật bao gồm:
- Ngăn cản mưa bằng hệ thống tán lá;
- Giảm tốc độ dòng chảy mặt, do đó chặn hoạt động của nước và khả năng
vận chuyển trầm tích;
- Hệ thống rễ tăng khả năng chống chịu cơ học, liên kết hạt, và tính xốp của
đất;
- Những hoạt động của vi sinh vật kết hợp với sự phát triển thực vật và
những ảnh hưởng của chúng lên độ xốp của đất;
- Sự bốc hơi nước, dẫn đến khô đất;
e. Con người:
Ngoài các yếu tố thiên nhiên thì yếu tố con người cũng đã gây ảnh hưởng rất
lớn đến sự xói mòn đất bởi các hoạt động sau:
- Khai thác đất bừa bãi, khai hoang vô ý thức, không bảo vệ rừng đầu nguồn,
khai phá chặt cây bừa bãi ở những khu vực có độ dốc lớn, đốt cháy rừng làm rẫy
để trống đất dốc không có cây che phủ,...
- Các biện pháp canh tác trên đất dốc không hợp lý, cày, bừa, làm đất không
đúng kỹ thuật, không trồng cây theo đường đồng mức, không chú ý có cây che phủ
vào mùa mưa,...
1.2. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ XÓI MÒN ĐẤT
1.2.1. Sự phát triển nghiên cứu xói mòn trên thế giới.
Xói mòn đã được con người quan tâm từ rất sớm. Từ thời La Mã và Hy Lạp
cổ đại đã có những tác giả đề cập đến xói mòn và bảo vệ đất [20]. Một vài tác giả
còn cho rằng suy thoái đất có thể là nguyên nhân tạo nên sự suy yếu của nhiều
quốc gia. Vì vậy, xói mòn cùng với thoái hoá đất là một vấn đề đã tồn tại trong
suốt quá trình phát triển của nhân loại. Tuy vậy, các công trình nghiên cứu xói mòn
và bảo vệ đất vẫn còn rất hạn chế cho đến cuối thế kỷ XIX. Sau khi nhà khoa học
Đức Volni (1985) nghiên cứu thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến xói mòn đất,
các nghiên cứu mới được triển khai mạnh ở Mỹ và các nước khác trên thế giới [6].
Tại Mỹ, nhiều nghiên cứu về cơ chế xói mòn đất trong phòng thí nghiệm đã
đạt được nhiều kết quả, tạo ra bước ngoặc trong nghiên cứu xói mòn đất. Đặc điểm
cơ bản của quá trình xói mòn được xác định và đánh giá về mặt định lượng bằng
mô hình toán hoặc công thức thực nghiệm. Đáng chú ý là các công trình nghiên
cứu của Musgave, Laws, Ellison, Stalling, Smith, Weschmeier... [6].
Các nghiên cứu xói mòn đất còn được tiến hành ở Châu Phi: Haillet nghiên
cứu ở Đại học Tổng hợp Pretoria (1929), Staplz nghiên cứu ở Tangannica (1933)...
Ở Châu Phi đã hình thành trạm nghiên cứu xói mòn ngoài thực địa. Nhiều cơ quan,
tổ chức khoa học đã đứng ra liên kết về việc trao đổi tin tức như: Uỷ ban hợp tác
kỹ thuật Nam Xahara (CCTA), Hội đồng bảo vệ và sử dụng đất đai Nam Phi
(SARCCVS)... [6].
Các nhà khoa học Liên Xô cũ và Bungaria cũng đã đạt được nhiều thành tựu
có ý nghĩa về mặt lý thuyết về cơ chế tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến xói
mòn. Từ đó đã có nhiều phương pháp chẩn đoán, đánh giá lượng đất bị xói mòn và
đề xuất các biện pháp phòng chống và mức độ cần thiết phải áp dụng các biện pháp
này ở từng điều kiện lãnh thổ cụ thể. Một số tác giả có đóng góp đáng chú ý là
S.S.Sobolev (1961), Zakharov (1971), Eguazarov (1963), S.E.Mirskhulava từ 1960
đến 1976, I.Stanev (1979), A.Biotrev (1974).
Có nhiều công trình nghiên cứu xói mòn đất đã được tiến hành tại các nước
Châu Á (Xrilanca, Ấn Độ, Nhật Bản, Thái Lan, Philipin...) và Ôxtrâylia song chủ
yếu tập trung vào nghiên cứu ứng dụng.
Từ thập kỷ 90, nghiên cứu xói mòn đất mới phát triển rất mạnh. Trong đó,
sự phát triển mạnh mẽ của phương pháp mô hình mô phỏng bằng toán học dưới sự
trợ giúp của khoa học công nghệ. Quá trình mô phỏng hiện tượng xói mòn chủ yếu
thông qua chương trình mất đất phổ dụng (Universal Soil Loss Equation) do
Wischmeier tiến hành vào năm 1958. Và tuỳ thuộc vào đặc điểm lãnh thổ mà nó
được cải tiến cho phù hợp thông qua việc xác định các tham số của phương trình.
Tuy nhiên việc lựa chọn áp dụng mô hình nào là tuỳ thuộc vào từng khu vực, từng
điều kiện, phương tiện nghiên cứu và yêu cầu về độ chính xác.
1.2.2. Sự phát triển nghiên cứu đánh giá xói mòn đất ở Việt Nam.
Việc nghiên cứu đánh giá xói mòn ở Việt Nam chỉ bắt đầu từ những năm
1960. Một số tác giả đã nghiên cứu xói mòn đất ở Đông Bắc, Tây Bắc bằng các
phương pháp đơn giản và trực quan như đóng cọc, dùng dây dọi... hoặc mô tả,
đánh giá định tính quá trình xói mòn từ năm 1961 đến 1964. Sau đó, do chiến tranh
(1965-1976), vấn đề xói mòn ít được quan tâm nghiên cứu. Những công trình đầu
tiên nghiên cứu đánh giá xói mòn ở Việt Nam đáng chú ý là của tác giả Nguyễn
Quý Khải (1962), Nguyễn Xuân Khoát (1963), Tôn Gia Huyên (1963, 1964), Bùi
Quang Toản (1965), Trần An Phong (1967)... Trong những năm 1977, 1978, các
đề tài nghiên cứu xói mòn được triển khai trong nhiều chương trình khoa học cấp
nhà nước như các chương trình Tây Nguyên, Tây Bắc,...Những công trình này đã
đi sâu nghiên cứu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tự nhiên đến xói mòn; phương pháp
nghiên cứu có tính định lượng bằng quan trắc, cân đo chính xác nên có sức thuyết
phục hơn. Đáng chú ý là các công trình của Bùi Quang Toản (1985), Đỗ Hưng
Thành (1982), Phan Liên(1984), Nguyễn Quang Mỹ và NKK nkk (1985, 1978)
[20].
Về đánh giá xói mòn lưu vực, Lai Vinh Cam sử dụng phương trình mất đất
tổng quát (USLE) để đánh giá tiềm năng và mức độ xói mòn hiện tại của từng lưu
vực (4 lưu vực lớn ở miền Bắc Việt Nam). Kết quả nghiên cứu về xói mòn tại các
lưu vực được tích hợp với phân tích lưu vực nhằm chỉ ra các khu vực xói mòn
nguy hiểm và làm cơ sở cho đề xuất các biện pháp phòng tránh hữu hiệu nhằm
mục tiêu phát triển bền vững.
Trong những năm 90 trở về sau, với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thông tin
địa lý, một số nhà nghiên cứu Việt Nam cũng đã thử giải quyết bài toán đánh giá
xói mòn bằng các mô hình toán, sử dụng sức mạnh tính toán của công nghệ tin
học. Phương trình mất đất tổng quát (USLE) của Wischmeier và Smith được sử
dụng rộng rãi trong các mô hình do tính minh bạch và dễ áp dụng của nó. Điển
hình cho các nghiên cứu loại này là của Trần Văn Ý, Lại Vinh Cẩm, Nguyễn Tứ
Dần... [20].
1.3. TIẾP NHẬN MÔ HÌNH RMMF TRONG ĐÁNH GIÁ XÓI MÒN TIỀM
NĂNG.
1.3.1. Nhận thức chung về đánh giá xói mòn.
Xói mòn có thể được đánh giá định tính hoặc định lượng với nhiều phương
pháp khác nhau. Trong đó, quá trình đánh giá xói mòn đã được lượng hoá nhờ vào
nghiên cứu thực tiễn, và phát triển của khoa học công nghệ; đặc biệt là sự phát
triển của công nghệ GIS và viễn thám. Vì vậy, ngày càng xuất hiện nhiều mô hình
đánh giá định lượng xói mòn tiềm năng với sự ưu việt hơn, nó giúp cho nhà nghiên
cứu có thể xác định lượng đất mất đi hàng năm ở lãnh thổ nghiên cứu một cách
nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và kinh phí nhưng độ chính xác cao.
1.3.2. Tiếp nhận đánh giá xói mòn tiềm năng theo mô hình RMMF.
1.3.2.1. Nguyên lý của mô hình.
Có nhiều mô hình để dự đoán lượng đất xói mòn nhưng các dữ liệu đầu vào
thường là trở ngại chính trong việc lựa chọn. RMMF được sử dụng vì không cần
quá nhiều dữ liệu và dựa vào các cơ chế động lực, được hiểu một cách dễ dàng hơn
những mô hình khác (Morgan, 2005; Shrestha và các cộng sự, 2004; Vigiak,2005).
Gần đây, mô hình được sửa lại bằng cách thêm vào ảnh hưởng của dòng chảy mặt
đến khả năng tách hạt đất. Phiên bản mới là mô hình vật lý được cải tiến với nhiều
thông số đầu vào, có thể được áp dụng cho lưu vực sông (Morgan, 2001). Mô hình
được chia thành 2 quá trình: pha nước và pha vận chuyển. Mô hình RMMF đòi hỏi
15 thông số.
Bảng 1.1: Các thông số đầu vào của mô hình RMMF (Morgan 2000)
Pha nước:
Trong pha nước, năng lượng mưa và tốc độ dòng chảy mặt sẽ được tính
toán. Lượng mưa trung bình năm tính thành lượng mưa hữu hiệu ( ER- Effective
Rainfall), với phần nhỏ (0 đến 1) lượng mưa trung bình không bị chắn bởi tán lá.
Lượng mưa hữu hiệu được chia thành lượng mưa rơi trực tiếp đến mặt đất mà
không bị ngăn bởi tán lá (DT - Direct Throughfall); và lượng mưa theo lá xuống bề
mặt (LD - Leaf Drainage), tức là bị ngăn cản bởi lá cây và đến bề mặt theo dòng
chảy trên thân lá hoặc chảy nhỏ giọt từ lá. Sự phân chia đó là do ảnh hưởng của độ
che phủ (CC; 0 - 1).
Năng lượng của mưa trực tiếp (KEDT) là một hàm của cường độ mưa (I,
mm/h) và DT. Tương tự, năng lượng mưa theo lá xuống bề mặt là một hàm của Độ
cao cây (PH) và Độ che phủ (CC- Canopy Cover). Tổng 2 năng lượng này quyết
định đến khả năng tách các phần tử đất ra khỏi bề mặt. Trên các cánh đồng, lưu
lượng dòng chảy mặt (Q) được tính toán trong điều kiện no nước: Dòng chảy phát
sinh khi lượng mưa ngày vượt quá khả năng trữ ẩm của đất.
b. Pha vận chuyển:
Lưu lượng dòng chảy mặt (Q) được sử dụng để tính toán sự tách rời các
phần tử đất bởi khả năng tách các hạt đất do dòng chảy (H) và khả năng vận
chuyển của dòng chảy (G). Tổng lượng đất bị tách là kết quả tác động của hạt mưa
và dòng chảy lên phần tử đất; và lượng đất xói mòn được tính bằng trị số nhỏ nhất
giữa khả năng tách và vận chuyển. Nguyên lý của mô hình được thể hiện ở hình
3.1
1.3.2.2. Nội dung đánh giá xói mòn theo mô hình RMMF.
Nội dung đánh giá bao gồm những vấn đề sau:
- Xác định quy trình đánh giá cho mô hình RMMF.
- Xác định và mô tả 15 thông số đầu vào.
- Thành lập đồng bộ các bản đồ cho 15 thông số.
- Chạy mô hình xói mòn RMMF.
- Tiến hành phân hạng theo các cấp phân hạng.
- Đề xuất sử dụng tài nguyên đất.
1.3.2.3. Quy trình đánh giá xói mòn tiềm năng theo mô hình RMMF.
Đánh giá xói mòn theo mô hình RMMF là một phần quan trọng trong toàn
bộ nội dung nghiên cứu, bao gồm rất nhiều nội dung và được tóm lược theo sơ đồ
sau:
- Bước 1: Xác định 15 thông số đầu vào.
- Bước 2: Thành lập các lớp dữ liệu đầu vào phục vụ cho việc tính toán bằng
phần mềm Mapinfo và ArcGis 9.3.1.
- Bước 3: Chạy mô hình RMMF.
- Bước 4: Phân hạng các cấp xói mòn đất.
SƠ ĐÔ
1.3.2.4. Quy trình vận dụng nghiên cứu đề tài của tác giả.
Kế thừa các công trình đi trước, tác giả xây dựng quy trình đánh giá xói mòn
tiềm năng ở huyện Đăkrông phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên đất gồm các bước
sau:
Bước 1: Khảo sát, đo đạc, phân tích các điều kiện tự nhiên và nhân sinh ảnh
hưởng trực tiếp đến quá trình xói mòn làm cơ sở cho việc xác định các thông số
đầu vào của mô hình RMMF. Nội dung chính bao gồm: Phân tích các yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp đến xói mòn tiềm năng; xác định các thông số đầu vào cho mô
hình bằng công tác trong phòng và thực địa.
Bước 2: Chạy mô hình tính toán lượng đất xói mòn và phân hạng xói mòn.
Nội dung chính bao gồm: Xử lý dữ liệu 15 thông số đầu vào của mô hình RMMF;
Tính toán các công thức trong mô hình, Kết quả đánh giá và phân dạng lượng đất
xói mòn. Các nội dung này thực hiện dựa vào sự trợ giúp của phần mềm Mapinfo
và AcrGis 9.3.1.
Hình
Bước 3: Đề xuất các biện pháp sử dụng tài nguyên đất. Bước này bao gồm 3
nội dung chính: Phân tích kết quả tính toán xói mòn trên từng khu vực của lãnh thổ
nghiên cứu; phân tích các cơ sở khoa học khác liên quan đến sử dụng tài nguyên
đất ở lãnh thổ; Đề xuất các biện pháp sử dụng hợp lý tài nguyên đất một cách lâu
bền cho lãnh thổ nghiên cứu.
1.4. QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1.4.1. Các quan điểm tiếp cận.
1.4.1.1. Quan điểm lịch sử.
Khi nghiên cứu một lãnh thổ thì việc xem xét mối quan hệ lịch sử, sự phân
hoá lãnh thổ đã diễn ra trong quá khứ về mặt phát sinh tự nhiên và cả kinh tế - xã
hội là một việc cần thiết. Một đơn vị lãnh thổ tự nhiên cấp thấp luôn được phát
sinh từ một cấp cao hơn dưới tác động của các quy luật địa lý tự nhiên. Vì vậy, các
thành phần tự nhiên, trong đó có các nhân tố ảnh hưởng trực đến xói mòn có tác
động lẫn nhau không những trong phạm vi lãnh thổ nghiên cứu mà còn có quan hệ
rất chặt chẽ giữa lãnh thổ này với lãnh thổ khác. Do đó, khi nghiên cứu một lãnh
thổ nhất thiết phải nghiên cứu mối quan hệ từ trên xuống và từ dưới lên.
1.4.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ.
Theo quan điểm tổng hợp, khi nghiên cứu bất kỳ lãnh thổ nào, các yếu tố
liên quan đều phải được xem xét và nghiên cứu trong mối tương quan, ràng buộc
lẫn nhau. Trong đó, các yếu tố chính, quan trọng, quyết định trực tiếp phải đặc biệt
chú ý. Trong nghiên cứu xói mòn, đây là một quá trình phức tạp, phụ thuộc vào rất
nhiều nhân tố như: mưa, thảm phủ thực vật, đặc điểm thổ nhưỡng, đặc điểm địa
hình và các tác động con người. Giữa các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết
trong việc quyết định khả năng xói mòn trên từng khu vực. Vì thế, khi nghiên cứu
phải xem xét đồng thời tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng xói mòn đất ở
lãnh thổ.
1.4.1.3. Quan điểm hệ thống.
Một tổng thể lãnh thổ bao gồm nhiều thành phần tác động qua lại, gây ra lẫn
nhau tạo nên một hệ thống thống nhất; một hệ thống bao gồm các yếu tố đầu vào
và các yếu tố đầu ra. Trong thực tế điều này tương ứng với sự di chuyển vật chất
và năng lượng trong cảnh quan.
Trong nghiên cứu xói mòn, nhất là ứng dụng các mô hình tính toán thì quan
điểm hệ thống đã được các nhà nghiên cứu dựa vào để xây dựng các mô hình. Mô
hình xói mòn đất cũng có các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra. Cụ thể, các yếu
tố đầu vào là 15 thông số của thổ nhưỡng, thảm thực vật, địa hình, mưa; và các yếu
tố đầu ra là lượng đất xói mòn trên từng khoanh vi đất ứng với các thông số hiện
diện trên khoanh vi đất ấy.
1.4.1.4. Quan điểm sinh thái bền vững.
Theo quan điểm phát triển bền vững, con nguời phải đạt đến sự phát triển
toàn diện với 3 nội dung chính là: kinh tế, môi trường và xã hội. Nghĩa là phát triển
phải đi đôi với công bằng xã hội và đảm bảo môi trường. Ngược lại, các biện pháp
bảo vệ môi trường thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế và môi sinh con người ngày
càng tốt hơn. Hiện nay, mỗi một quốc gia đều cố gắng hướng đến 3 nội dung này
trong các chương trình phát triển. Phát triển bền vững bề mặt môi trường được thể
hiện thông qua việc đảm bảo chất lượng các thành phần môi trường bao gồm các
hệ sinh thái...; Mức độ duy trì các tài nguyên tái tạo, việc khai thác và sử dụng hợp
lý các tài nguyên không tái tạo; Mức độ đầu tư đầy đủ của xã hội cho các hoạt
động bảo vệ môi trường; Nâng cao khả năng kiểm soát đối với các hoạt động phát
triển kinh tế - xã hội tiềm ẩn những tác động xấu đến môi trường; nhận thức và ý
thức bảo vệ môi trường của cộng đồng...[17].
Đối với từng lãnh thổ, các mục tiêu cho phát triển bền vững là không giống
nhau tuỳ theo mức độ phát triển và các chính sách ưu tiên của chính phủ. Huyện
Đăkrông là một huyện miền núi, để hướng tới phát triển bền vững cần phải nâng
cao mức sống của người dân trên cơ sở duy trì và phát triển rừng; sử dụng và bảo
tồn đất đai hợp lý. Trong đó, quản lý xói mòn là một nội dung quan trọng cần tiến
hành ở lãnh thổ nghiên cứu.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện tốt mục tiêu và nội dung của đề tài, tác giả đã sử dụng các hệ
thống phương pháp nghiên cứu:
1.4.2.1. Phương pháp thống kê, thu thập số liệu.
Dựa vào số liệu thống kê về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của
huyện Đăkrông, tác giả đã có những thông tin khái quát về lãnh thổ nghiên cứu.
Hơn nữa, để thực hiện các nội dung nghiên cứu đạt kết quả cao, tác giả đã hệ thống
hoá các bản đồ, tài liệu,...đã thu thập được. Nguồn dữ liệu thống kê bao gồm:
- Thống kê qua tài liệu, báo cáo và sổ sách lưu trữ;
- Thống kê qua khảo sát, đo đạc thảm phủ thực vật, phân tích một số chỉ tiêu
về thổ nhưỡng;
- Thống kê qua đo đếm, tính toán trên bản đồ. Đây là phương pháp rất quan
trọng vì các số liệu thu thập được có tính đồng bộ và tương đối đầy đủ.
1.4.2.2. Phương pháp bản đồ và viễn thám .
Việc xác định các thông số đầu vào cho mô hình để tính toán lượng đất xói
mòn tiềm năng đòi hỏi phải sử dụng bản đồ. Đặc biệt, trong đánh giá định lượng
bằng cách thực hiện nhiều phép tính giữa các thông số được thể hiện dưới dạng các
bản đồ đơn tính: Bản đồ thảm thực vật, bản đồ độ dốc, bản đồ hệ số xói mòn đất,
bản đồ dung trọng đất,... Ngoài ra, bản đồ còn giúp tác giả thực hiện các công tác
ngoại nghiệp như: vạch các tuyến khảo sát, định vị điểm lấy mẫu đất, mô tả các
loại thảm thực vật,...Mặt khác, bản đồ còn là phương pháp duy nhất thể hiện rõ sự
phân bố không gian các đối tượng địa lý, các phương án quy hoạch và thiết kế lãnh
thổ, giúp cho các nhà quản lý đưa ra những quyết định về tổ chức sử dụng lãnh thổ
một cách nhanh chóng và hiệu quả.
1.4.2.3. Phương pháp công nghệ GIS.
Đây là phương pháp rất quan trọng trong nghiên cứu định lượng xói mòn,
cho phép tính toán các công thức từ mô hình RMMF một cách đơn giản; phân tích,
thống kê các kết quả nghiên cứu. Dựa trên cơ sở tài liệu thu thập, tác giả đã sử
dụng phần mềm Mapinfo để thống kê các loại đất, chuyển đổi dữ liệu bản đồ sang
định dạng ArcGis; đặc biệt để tính toán các công thức trong mô hình, phần mềm
ArcGis 9.3.1 đã được sử dụng để lượng hoá các thông tin trong bản đồ đơn tính
thành các giá trị số. Mỗi bản đồ đơn tính được xem như là một thông số đầu vào
trong mô hình; sau đó dựa vào các công cụ tích hợp trong phần mềm ArcGiss 9.3.1
để tính toán và đánh giá lượng đất xói mòn.
1.4.2.4. Phương pháp mô hình toán.
Hiện nay, mô hình toán là phương pháp hiện đại được sử dụng phổ biến
trong việc tính toán và dự báo các dạng suy thoái và ô nhiễm môi trường. Trong
đó, mô hình xói mòn là công cụ hữu hiệu để lượng hoá lượng đất mất đi hàng năm
ở lãnh thổ nghiên cứu một cách nhanh chóng, tiết kiệm kinh phí và độ chính xác
cao. Căn cứ và sự phù hợp giữa đặc điểm tự nhiên của địa phương, nguồn số liệu
sẵn có và yêu cầu của mô hình, tác giả đã lựa chọn mô hình RMMF (Revise
Morgan - Morgan - Finney, 2001) để tính toán lượng đất mất đi hàng năm cho toàn
lãnh thổ huyện Đăkrông (đã trình bày rõ ở mục 1.3.2 từ trang 15- 20).
1.4.2.5. Phương pháp khảo sát thực địa.
Đây là phương pháp truyền thống được sử dụng rộng rãi trong địa lý và có
thể xem là một phương pháp không thể thiếu được khi nghiên cứu chi tiết một lãnh
thổ. Trong quá trình thu thập số liệu là luận văn, tác giả đã:
- Tiến hành khảo sát, đo đạc và thu thập các số liệu về thảm thực vật, hiện
trạng xói mòn;
- Lấy 19 mẫu đất phân tích để xác định các thông số thổ nhưỡng;
- Kiểm định và khẳng định những kết quả đạt được từ qua trình suy diễn hay
tính toán trong phòng; đặc biệt là đối chiếu với các kết quả phân tích đất từ các
công trình trước trên địa bàn và lấy mẫu đất bổ sung cho những khu vực còn thiếu.
Công tác khảo sát thực địa được thực hiện theo 3 tuyến:
- Tuyến dọc đường 9 chạy qua huyện Đăkrông;
- Tuyến Mò Ó - Hải Phúc;
- Tuyến các xã dọc đường Hồ Chí Minh (Từ cầu Đăkrông đến các xã giáp
Tỉnh Thừa Thiên Huế).
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÓI MÒN
TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRANG XÓI MÒN ĐẤT Ở LÃNH
THỔ NGHIÊN CỨU.
2.1. TỔNG QUÁT VỊ TRÍ ĐỊA LÝ.
Đăkrông là một huyện miền núi phía Tây tỉnh Quảng Trị, trung tâm huyện ly
cách thành phố Đông Hà 41km, với hơn 53,8 km đường biên giới chung với nước
CHĐCN Lào, có cửa khẩu quốc gia LaLay, chiến khu cách mạng Ba Lòng trong
hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Lãnh thổ Đakrông được giới hạn bởi toạ độ địa lý từ 160 17’55’’
- Phía Bắc giáp huyện Gio Linh và Cam Lộ thuộc tình Quảng Trị;
- Phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và nước CHDCND Lào;
-Phía Đông giáp huyện Triệu Phong và Hải Lăng thuộc tỉnh Quảng Trị;
-Phía Tây giáp huyện Hướng Hoá, thuộc tỉnh Quảng Trị và nước CHDCND
Lào.
Toàn huyện có 13 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên 122.444,64 ha
chiếm 25,83% diện tích tỉnh Quảng Trị. Trên địa bàn huyện có mạng lưới giao
thông đường bộ chạy qua như quốc lộ 9 - tuyến đường xuyên Á nối Việt Nam Lào - Thái Lan - Mianma và đường Hồ Chí Minh. Đây là tuyến đường giao thông
quan trọng và thuận lợi nối với Quốc lộ 1A, cảng Cửa Việt, đường sắt, các cửa
khẩu (Lao BẢo, La Lay, A Lưới...). Ngoài ra, huyện còn có hệ thống đường tỉnh
lộ, huyện lộ điều kiện giao lưu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của Đăkrông mà
còn là cầu nối cho sự phát triển các địa phương khác.
Như vậy, có thể thấy khu vực được nghiên cứu có một vi trí địa lý kinh tế
quan trong không chỉ đối với tỉnh Quảng Trị mà còn với cả vùng Bắc Trung Bộ và
cả nước.
2.2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH XÓI
MÒN TIỀM NĂNG ĐẤT.
2.2.1. Địa hình
Đặc điểm nổi bật của địa hình lãnh thổ là tính phân tầng độ cao tạo thành các
vành đai với kiểu địa hình uốn nếp nâng trung bình, có quá trình bào mòn, xâm
thực và phân cắt mạnh. Độ cao trung bình của lãnh thổ làm 369m, trong đó có một
số đỉnh cao vượt trên 1.500m như: Động Voi Mép (1.739m), động Sa Mùi
(1.560m). Trong khu vực nghiên cứu có 4 kiểu địa hình thái chủ yếu là: Núi trung
bình, núi thấp, đồi cao và đồi thấp (Hình 2.3 và bảng 2.1).
Bảng 2.1: Diện tích của các kiểu địa hình huyện Đăkrông
Qua bảng 2.1 cho thấy:
- Kiểu địa hình núi trung bình: chiếm diện tích không đáng kể (7.82%), phân
bố rải rác ở khu vực phía Tây Nam dọc biên giới Việt – Lào, phía Tây Bắc và tập
trung phần lớn diện tích ở phía Đông Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Kiểu địa hình núi thấp: chiếm phần lớn diện tích tự nhiên lãnh thổ
(56.71%), bao phủ rộng khắp khu vực nghiên cứu.
- Kiểu địa hình đồi cao: chiếm 21.92% diện tích, phân bố xung quanh các
khu vực sườn dọc các thung lũng sông Quảng Trị và Đăkrông.
- Kiểu địa hình đồi thấp: tập trung ở những khu vực thấp của sườn dọc theo
các thung lũng sông Quảng Trị và Đăkrông.
Nét đặc trưng của địa hình là mức độ chia cắt sâu lớn (300 – 400 m) và mức
độ chia cắt ngang mạnh (1.0 - 1.2 km/km 2). Trong khu vực có sự phân bậc độ cao
địa hình tương đối rõ nét. Các đỉnh núi cao trên dưới 1.000m nối liền thành các dãy
chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam tạo nên đường phân thủy và đồng thời cũng
là ranh giới tự nhiên của hai tiểu vùng khí hậu Đông - Tây Trường Sơn.
HÌNH 2.2: SƠ ĐÔ ĐỊA HÌNH HUYỆN ĐĂKRÔNG TỈNH QUẢNG TRỊ
Do địa hình lãnh thổ chủ yếu là đồi núi nên độ dốc bề mặt cũng rất lớn với
độ dốc trung bình toàn lãnh thổ khoảng 21 0, phân thành 5 cấp (Hình 2.4 và bảng
2.2). Trong đó, chiếm đa số là bề mặt có độ dốc từ cấp 4 và cấp 5 (chiếm 68.22%
diện tích tự nhiên). Các phần tử đất ở bên trên sẽ khó vững và dễ dàng tách ra khỏi
bề mặt dưới tác động của lực hạt mưa và dòng chảy mặt; đồng thời khả năng cuốn
đi và di chuyển các vật liệu bởi dòng chảy mặt là rất lớn.
Bảng 2.2 Diện tích các cấp độ dốc ở huyện Đăkrông
2.2.2 Khí hậu.
Đặc điểm chung các yếu tố khí hậu chủ yếu được quan trắc ở các trạm có
liên quan đến lãnh thổ nghiên cứu trình bày ở bảng 2.3. Qua đó cho thấy, lãnh thổ
Đăkrông có nền nhiệt cao, độ ẩm không khí lớn và lượng mưa tương đối dồi dào.
Tuy nhiên, gió Tây Nam khô nóng trong các tháng mùa hè ở vùng đồi thấp với
khoảng 50 ngày có nhiệt độ trên 350 C và độ ẩm dưới 55%.
Bảng 2.3: Giá trị trung bình năm một số yếu tố khí hậu ở các trạm
- Về chế độ mưa: Ở đây có một mùa mưa nhiều và một mùa mưa ít, đồng
thời có sự khác biệt sâu sắc giữa 2 sườn Đông và Tây Trường Sơn. Phía Đông
Trường Sơn có mùa mưa kéo dài 5 tháng ( từ tháng VIII đến tháng XII), còn phía
Tây có mùa mưa kéo dài 7 - 8 tháng (từ tháng IV hoặc V đến tháng XI). Sự phân
bố lượng mưa trung bình ở các trạm vùng đồi núi Quảng Trị được biểu thị ở bảng
2.4.
Bảng 2.4: Lượng mưa trung bình tháng, năm ở một số trạm trong
lãnh thổ tỉnh Quảng Trị. (Đơn vị tính: mm)
Qua bảng 2.4 cho thấy lượng mưa trung bình năm ở Đăkrông khá cao, dao
động trong khoảng từ 2.000 - 2.600mm và có sự phân hóa rõ rệt theo không gian
( hình 3.4). Nhìn chung ở khu vực đồi núi thấp lượng mưa trung bình vào khoảng
2.300 - 2.700 mm/năm, khu vực núi trung bình đạt trên 3000mm. Khu vực thung
lũng nằm phía sau sườn khuất gió như Tà Rụt có tổng lượng mưa dưới 2.300
mm/năm. Thậm chí vùng khuất gió Tây Nam có nơi lượng mưa năm chỉ xấp xỉ
2.000 mm. Khả năng gây xói mòn phụ thuộc khá lớn vào lượng mưa, lượng mưa
càng nhiều, cường độ càng mạnh thì khả năng tiêm kích của hạt mưa và tạo dòng
chảy càng lớn, lượng đất xói mòn sẽ càng tăng. Theo đó, khu vực phía Tây Bắc và
Đông Nam với lượng mưa cao sẽ có khả năng bị xói mòn lớn hơn so với các khu
vực còn lại.
Số ngày mưa cũng có sự phân hóa: Ở Đông Hà quan sát được 154 ngày
mưa/năm, còn ở Khe Sanh có đến 188 ngày mưa/năm [15].
Số lượng mưa lớn ở sườn Đông Trường Sơn qua số liệu quan trác lượng
mưa ngày lớn nhất cũng khá cao. Từ 1973 – 2000 ở Đông Hà quan sát thấy:
-
19 ngày có lượng mưa trên 200mm, trong đó có 11 ngày rơi vào tháng X.
8 ngày có lượng mưa trên 300mm, trong đó có 6 ngày rơi vào tháng X.
2 ngày có lượng mưa trên 400mm va đề xuất hiện vào tháng X.
Ở sườn Tây Trường Sơn tình hình mưa khác nhiều hơn:
-
11 ngày có lượng mưa đạt trên 200mm (tháng X có 4 ngày).
1 ngày có lượng mưa trên 300mm ( rơi vào tháng IX/1990).
Không có ngày nào xuất hiện mưa trên 400mm.
Như vậy, ở miền Tây Đakrông khả năng mưa lớn thấp hơn nhiều so với
phần Đông, kể cả con số thống kê về số ngày lương mưa trên 100mm. Sự
phân hóa về khả năng mưa lớn giữa 2 khu vực có thể thấy rõ ở Bảng 2.5
[15]:
Bảng 2.5: Lượng mưa ngày lớn nhất (mm) tại trạm Đông Hà và Khe
Sanh
2.2.3 Nhân tố thổ nhưỡng
Kết quả điều tra và xây dựng bản đồ đất Quảng Trị của Nguyễn Khang
(2000) cho thấy trong phạm vi lãnh thổ Đakrông phát triển 14 loại đất. Đặc điểm
hình thái về độ dốc, tầng dày, thành phần cơ giới các loại đất được trình bày rõ ở
phụ lục 1, còn trong các loại đất trình bày rõ những đặc điểm hóa tính như mùn,
pHKCl..
1.
Bãi cát ven sông (Ký hiệu Cb – Haplic Arenosols (Arh)
Nhóm đất cát ở khu vực do sự bồi lắng chủ yếu từ sản phẩm thô (granit) của
dải Trường Sơn cùng với sự hoạt động của các hệ thống sông đặc thù. Đất này chủ
yếu phân bố ven sông Đăkrông với diện tích nhỏ.
2.
Đất phù sa được bồi (Pb) – Dystric Fluvisols (FLd)
Phân bố chủ yếu ở ven sông Quảng Trị. Có đặc điểm là đất chua, pH KCl tầng
mặt dao động từ 3,97 – 4,43; hàm lượng chất hữa cơ tầng mặt tương đối khá từ
0,96 – 3,04% và giảm theo chiều sâu; lân và kali dễ tiêu các tầng đều nghèo.
Cation liềm trao đổi và CEC thấp.
3.
Đất phù sa không được bồi (P) – Dystric Fluvisols (FLd)
Phân bố ở các bậc thềm cao hơn so với các loại đất phù sa được bồi. Do ở
các bậc thềm ven sông hoặc xa sông hơn nên ít chịu ảnh hưởng bồi tụ của phù sa
hành năm, bước đầu chịu chi phối của điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là quá trình
canh tác. Đất bị phân hóa tương đối rõ hơn, thành phần cơ giới nặng hơn.
Đất có đặc điểm chua (pHKCl 4,0 – 4,1), hàm lượng chất hữu cơ tầng mặt khá
(2,08 – 3,04); kali tổng số trung bình (0,9 – 2,1%); Cation kiềm trao đổi thấp
(Canxi + Magie < 5meq/100g đất), CEC đều thấp ở các tầng.
4.
Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ - Gleysols (Gl)
Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ là đất được hình thành từ các vật liệu
không gắn kết, trừ các vật liệu có thành phần cơ giới thô và trầm tích phù sa. Loại
đất này được biểu hiện đặc tính glay mạnh và ở độ sâu 0 – 50cm, được hình thành
ở những nơi thấp ứ đọng và những nơi có mực nước ngầm gần mặt đất.
Loại đất này có diện tích 92,61 ha, chiếm 0,08% diện tích tự nhiên khu vực,
phân bố chủ yếu ở xã Tà Long.
5.
Đất nâu tím trên đá sét màu tím (Fe) – Ferralics Acríols (Acf)
Thường phân bố ở độ cao 400 – 700m, tập trung ở khu vực Tây Nam và
Triệu Nguyên, xã Tà Long. Đất dốc >25 0 chình là yếu tố hạn chế cho việc sử dụng
và bảo vệ loại đất này. Kết quả phân tích cho thấy thành phần cơ giới của đất mặt
nhẹ, tỷ lệ cấp hạt sét trung bình 9,8 – 32,4%; đất chua (pH KCl 3,95 – 4,74); hàm
lượng mùn tổng số trung bình thấp (1,32 – 2,68%) và giảm theo chiều sâu; lân và
kali dễ tiêu ở các tầng đất nghèo. Cation kiềm trao đổi rất thấp ở tất cả các tầng
(<3meq/100g đất), CEC trung bình 9,88 – 11,56meq/100g đất.
6.
Đất nâu đỏ trên đá bazan (Fk) – Rhodic Ferrasols (FRr)
Phân bố một ít ở khu vực giáp huyện Hướng Hóa. Đất loại này nằm trong
khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng. Kết quả phân tích các phẫu diện đất
cho thấy đất thịt trung bình đến thịt nặng ( tỷ lệ cấp hạt sét từ 25 – 40,8%). Đất
chua (pHKCl 3,8 – 4), hàm lượng mùn tổng số thấp ( 0,66 – 0,86%), kali tổng số
nghèo (0,22%). Cation kiềm trao đổi rất thấp (<3meq/100g đất), CEC trung bình
khá 6,93 – 12,16meq/100g đất.
7.
Đất vàng đỏ trên đá biến chất (Fj) – Ferralic Acrisols (Acf)
Phân bố tập trung ở các xã phía Đông Nam và xã Ba Nang, xã Hướng Hiệp
với độ dốc tương đối lớn, chủ yếu trên 200.
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần cơ giới của đất chủ yếu là thịt
nhẹ (tỷ lệ cấp hạt sét >10%). Đất chua (pHKCl <4,0), hàm lượng mùn tổng số khá
cao (>2%). Cation kiềm trao đổi trung bình ở các tầng (8,0meq/100g đất).
8.
Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs) - Ferralic Acrisols (Acf)
Phân bố hầu khắp mọi nơi nhưng tập trung nhiều nhất ở xã Triệu Nguyên, A
Bung, Mò Ó, Hướng Hiệp. Do đất dốc, phân bố ở địa hình chia cắt mạnh nên thảm
thực vật bị phá hủy nghiêm trọng, cùng với yếu tố khí hậu khô nóng và luân phien
2 mùa khô ẩm dẫn đến đất bị kết von và đá ong nhiều, tầng đất mỏng.
Đất có thành phần cơ giới của đất thịt nhẹ ở tầng mặt ( tỷ lệ cấp hạt sét 7,51
– 18,0% và tăng theo chiều sâu của phẫu diện). Đất chua (pHKCl 3,81 – 4,03); hàm
lượng mùn, đạm tổng số dao động lớn tùy theo đơn vị phụ đất từ thấp cho đến khá
cao. Cation kiềm trao đổi rất thấp đến trung bình (1,36 – 12,45meq/100g đất), CEC
trung bình khá trừ Đất đỏ vàng trên đất sét, đá nông rất thấp.
9.
Đất đỏ vàng trên đá Granit (Fa) – Ferralic Acrisols (ACf)
Phân bố chủ yếu ở xã Tà Long, Hướng Hiệp và một ít ở thị trấn Đăkrông.
Do đất dốc, phân bố ở địa hình bị chia cắt mạnh, đất có thành phần cơ giới nhẹ,
khả năng xói mòn mạnh, thảm thực vật bị phá hủy nghiêm trọng.
Kết quả phân tích các mẫu diện trước đây cho thấy thành phần cơ giới của
đât nhẹ (tỷ lệ cấp hạt sét <12,65%). Đất chua (pH KCl 3,85 – 4,05); hàm lượng mùn,
đạm tổng số dao động từ nghèo đến khá tùy theo đơn vị phụ đất. Cation kiềm trao
đổi thấp ở tất cả các tầng (<3meq/100g đất), CEC kém đến khá (4,5 –
9,11meq/100g đất).
10.
Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq) – Haplic Acrisols (Ach)
Phân bố hầu như tất cả các xã huyện. Đất có thành phần cơ giới nhẹ (>65%
cát ), đất chua; mùn đạm, lân tổng số đều nghèo. Thực vật chủ yếu là cây lùm bụi,
sim mua và cỏ tế, ở một số khu vực đất trống đồi trọc dẫn đến xoi mòn bề mặt rất
mạnh.
Đất đa số tầng mỏng, cơ giới nhẹ, nghèo dinh dưỡng, phân bố ở địa hình
chia cắt mạnh, có nhiều kết von đá ong.
Kết quả nghiêm cứu trước đây cho thấy thành phần cơ giới của đất nhẹ (tỷ lệ
cấp hạt sét và limon 18,2 – 34,8%, cát >65%), hàm lượng mùn tổng số tầng mặt
khá (>1,95%). Dung lựng Cation kiềm trao đổi thấp ở tất cả các tầng (3meq/100g
đất), dung tích hấp thu CEC kém trừ đơn vị đất phụ Đất vàng nhạt trên đá cát, đá
nông.
11.
Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp) – Ferralic Acrisols (ACf)
Phân bố rải rác ở một số xã: A Ngo, A Bung và Tà Rụt với diện tích không
đáng kể. Đất có địa hình lượn sóng, được canh tác lâu đời, tầng mặt bị rửa trôi các
chất dinh dưỡng. Đất có thành phần cơ giới nhẹ (>90% cát tầng mặt), đất chua
(pHKCl ở các tầng trong khoảng 3,92 – 4,3); hàm lượng mùn, đạm, lân tổng số và
lân dê tiêu đều có sự dao động lớn tùy theo đơn vị phụ đất; kali dễ tiêu thấp ở các
tầng. Dung lượng Cation kiềm trao đổi thấp ở tất cả các tầng, dung tích hấp thu dao
động (1 – 9,83meq/100g đất), khả năng giữ nước kém.
12.
Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Ft) – Plinthin Acrisols (ACpt)
Phân bố rải rác ở ven các khe suối trong khu vực. Đất này được hình thành
tại chỗ, nhưng do chế độ canh tác lúa nước lâu đời làm thay đổi hẳn tính chất của
đất cả về mặt lý, hóa, sinh học mà chủ yếu là tính chất lý học. Hình thái phẫu diện
của đất mang cả tính chất của đất feralic, cả tính chất của đất lúa. Hàm lượng mùn
tổng số khá giàu (3,075%), kali tổng số thấp (0,34%) trong khi kali dễ tiêu nghèo
(0,6mg/100g đất)
13.
Đất mùn vàng đỏ trên núi – Humic Acrisols (ACu)
Đất mùn vảng đỏ trên núi thường phân bố ở độ cao trên 900m. Khí hậu lạnh
và ẩm hơn vùng dưới, nhiệt độ bình quân năm vào khoảng 15 – 20 0C. Thảm thực
vật nhìn chung còn tốt hơn vùng thấp. Phân bổ chủ yếu ở các vùng núi cao phía
Bắc của xã Hướng Hiệp và xã A Ngo.
Kết quả nghiêm cứu trước đây cho thấy đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ,
tầng mặt tỷ lệ cát 60 - 68% giảm dần theo độ sâu. Phản ứng của đất khá chua
(pHKCl <4,5); hàm lượng mùn tầng mặt cao >4,5mg/100g đất; Kali tổng số thấp
<0,5%, trong khi lân và kali dễ tiêu nghèo.
14.
Đất mùn vàng trên đá biến chất (Hj)
Đất có hàm lượng hữu cơ cao, phân bố chủ yếu ở xã Húc Nghi và A Bung
nơi có độ dốc lớn. Đất mùn vàng đỏ trên đa biến chất có độ dốc rất lớn (độ dốc
>250 chiếm 98,27% diện tích loại đất), thường phân bố trên các vùng núi cao. Đất
có hàm lượng mùn tầng mặt rất giàu (khoảng 5,4%), hàm lượng kali dễ tiêu nghèo
(9,0mg/100g đất).
2.2.4. Thảm thực vật
Huyện Đăkrông có 122.444,64 ha đất chiếm 25,83% tổng diện tích tự nhiên
tỉnh Quảng Trị được bao phủ bởi các thảm thực vật tự nhiên và nhân tác.
2.2.4.1. Thảm thực vật tự nhiên
a.Thảm thực vật nguyên sinh
Với sự tác động của con người, thảm thực vật nguyên sinh chỉ còn lại ở
những khu vực núi trung bình và núi thấp, và được bảo tồn tương đối tốt ở khu bảo
tồn thiên nhiên Đăkrông, bao gồm:
+ Rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa, cây lá rộng ít bị tác động với
các quần xã ưu thế: Huỷnh (Heritiera cochinchinensis), Gội ( Amoora gigantea),
Sao mặt quỷ (Hopeamollissima), Bưởi bung (Macclyrodendron), Bứa (Garcunia
planchonii), Muồng đen (Cassia siamea), các loài Sung, Đa (Ficus sp).
+ Rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa, cây lá rộng, ít bị tác động với
các quần xã ưu thế: Gụ (Sindora tonkinensis), Xoay (Dialium cochinchinensis),
Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum), Huỷnh (Heritiera cochinchinensis), Vấp
(Mesua frerea), Sau sau (Liqui dambra), Bằng lăng (Lagerstoemia calyculata).
Nhìn chung, rừng có độ che phủ và tầng lá khá lớn (>85%), cây có chiều cao
trên 10m nên đã giảm phần lớn động năng của hạt mưa và dòng chảy lên lớp đất bề
mặt. Do đó, rừng phân bố ở độ dốc lớn nhưng khả năng xói mòn thấp.
b. Thảm thực vật thứ sinh
Sau khi thảm thực vật nguyên sinh bị phá hủy, lớp phủ thực vật thứ sinh sẽ
phát triển tạo nên thảm thực vật khác hẳn so với ban đầu.
+ Trảng cây bụi thứ sinh, thường xanh cây lá rộng có cây gỗ rải rác với quần
xã ưu thế: Hu, Thành Ngạnh, Thao Kén, Mán Đỉa, Lá sến, Sim, Mua, Mâm Xôi.
+ Trảng cây bụi thứ sinh, thường xanh cây lá rộng không có cây gỗ với quần
xã ưu thế: Sim, Mua, cỏ Lào, Chổi xể.
+ Trảng cỏ thứ sinh.
Cây bụi thứ sinh xuất hiện nhiều ở xã A Bung, A Vao và A Bung; số còn lại
phân bố rải rác. Do cây bụi tái sinh sau khi rừng nguyên sinh bị khai thác nên sinh
khối, độ che phủ tán đã giảm (khoảng 50%), nhưng bề mặt vẫn có độ che phủ khá
lớn (khoảng 75%) do các cây bụi phát triển nhiều. Điều này góp phần làm giảm tác
động của hạt mưa, giảm dòng chảy mặt, lượng đất xói mòn cũng ít hơn.
2.2.4.2. Thảm thực vật nhân tác
Dưới sự tác động của con người, thảm thực vật nguyên sinh bị thay thế bởi
các thảm thực vật nhân tác, bao gồm:
a.
Các loại cây trồng hằng năm:
Các loại cây trồng chủ yếu là ngô, sắn, lúa chiếm diện tích không đáng kể
(3.3625,14ha). Phân bố chủ yếu ở các thung lung sông, nơi có bề mặt tương đối
bằng phẳng. Ngoài ra, diện tích cây hằng năm canh tác trên nương rẫy do khai
hoang bằng đốt nương làm rẫy cũng khá lớn (9.471,75ha). Cây có độ che phủ tán
dưới 30%; bề mặt bị phát quang nên độ che phủ mặt đất không lớn (khoảng 25%).
Mặc dù khu vực canh tác trên độ dốc không lớn nhưng độ che phủ tương đối thấp
làm cho khả năng tách các phần tử đất và vận chuyển khá dễ dàng. Do đó, khả
năng xói mòn ở các diện tích này khá lớn.
b.
Các loại cây lâu năm: Chiếm 0,7% diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu
ở xã A Bung, phân bố xung quanh các khu vực dân cư, độ che phủ
khoảng 35%.
- Rừng trồng: Những năm gần đây, chính quyền đã triển khai các chương
trình trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc nên diện tích rừng trồng đã tăng
nhưng vẫn chiếm tỷ lệ thấp đáng kể (chiếm 0,30% diện tích). Tuy nhiên sinh khối
loại rừng này vẫn còn thấp (độ che phủ khoảng 50%) do được trồng gần đây. Vì
vậy, khả năng xói mòn ở những diện tích này vẫn xảy ra, đặc biệt là những khu vực
có độ dốc lớn.
Tổng hợp diện tích các loại thảm phủ thể hiện ở Bảng 2.7.
Bảng 2.7: Diện tích các loại thảm phủ ở huyện Đăkrông
2.2.5. Vai trò con người
Ngoài các nhân tố tự nhiên, nhân tố con người đóng vai trò quan trọng đối
với quá trình xói mòn thong qua các biện pháp canh tác và bảo vệ tài nguyên đất.
Theo thống kê năm 2010, huyện Đăkrông có 37.752 người trong đó dân cư
nông thôn là 34.155 người, chiếm đến 90,47% tổng số dân. Tỷ lệ gia tăng tự nhiên
vẫn còn ở mức cao 1,7%, tỷ lệ hộ nghèo chiếm đến 34,7%. Về thành phần dân tộc,
người dân tộc Pa Cô, Vân Kiều chiếm đến trên 80% tổng dân số, phân bố chủ yếu
ở các khu vực đồi núi; người Kinh chủ yếu sinh sống ở thị trấn Krong Klang và
trung tâm các xã, nơi có địa hình tương đối bằng phẳng.
Hiện nay người dân đã tiến hành canh tác ở những diện tích đất bằng và
những sườn đồi gần khu vực dân cư. Tuy nhiên, với trình độ dân trí thấp, tập quán
canh tác lạc hậu nên hầu hết các diện tích đất canh tác đồi núi đều tồn tại những bất
cập.
- Người dân tộc vẫn còn thói quen khai hoang diện tích đồi núi để trồng trọt
bằng phương pháp đốt nương làm rẫy, sau một vài vụ lại bỏ hoang.
- Trồng các loại cây hằng năm trên diện tích đồi núi có độ dốc lớn (phổ biến
trên 150) nhưng hầu hết không có các biện pháp chống xói mòn.