Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

THIENLAM THPT C.PHA ThithuDH/DA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.92 KB, 4 trang )

SỞ GD & ĐT TỈNH QUẢNG NINH
TRƯỜNG THPT CẨM PHẢ
-------o0o-------

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN THỨ III NĂM HỌC 2010-2011
Môn thi: Hoá học - Khối thi A, B
Thời gian: 90 phút (không kể giao đề)
Mã đề 148

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố (tính theo đvC):
H=1, Li=7, C=12, N=14, O=16, F=19, Na=23, Fe=56, Al=27, Cu=64, Zn=65, Ag=108, Sn=119, Pb=207,
I=127, Cl=35,5, Br=80, K=39, Mg=24, Ca=40, Be=9, Sr=88, Ba=137, S=32, P=31, Mn=55, Cr=52, Se=79.
Câu 1. Cho một lượng muối barihalogenua tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H 2SO4 5% thì sau phản
ứng thu được một dung dịch axit có nồng độ 3,77%. Nguyên tố halogen đó là
A. Cl.
B. F.
C. Br.
D. I.
2+
9
Câu 2. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của ion X là 3d . Vị trí của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố
hoá học là
A. Chu kỳ 3, nhóm IA.
B. Chu kỳ 4, nhóm IB.
C. Chu kỳ 3, nhóm VIIIA.
D. Chu kỳ 4, nhóm VIIIB.
Câu 3. Dẫn 4,48 lít (ở đktc) khí CO qua ống sứ nung nóng chứa 34,8 gam bột Fe 3O4, sau một thời gian thu
được m gam hỗn hợp rắn X và hỗn hợp khí Y. Hoà tan hoàn toàn m gam X bằng dung dịch HNO 3 đặc, nóng,
dư thu được V lít khí NO2 (ở đktc). Tỉ khối của Y so với hiđro bằng 18. Giá trị của m và V lần lượt là
A. 33,2 và 7,84
B. 31,6 và 5,6.


C. 32,48 và 3,36.
D. 32,4 và 4,48.
Câu 4. Tiến hành điện phân 200 ml dung dịch CuSO 4 với điện cực trơ đến khi khối lượng dung dịch giảm 8,0
gam thì dừng lại. Dẫn khí H2S vào dung dịch sau phản ứng thấy xuất hiện 4,8 gam kết tủa mầu đen. Nồng độ
mol/lít của dung dịch CuSO4 ban đầu là
A. 0,875M.
B. 0,65M.
C. 0,75M.
D. 0,55M.
Câu 5. Dung dịch X chứa 0,375 mol K2CO3 và 0,3 mol KHCO3. Thêm từ từ dung dịch chứa 0,525 mol HCl
vào dung dịch X được dung dịch Y và V lít CO2 (đktc). Thêm dung dịch nước vôi trong dư vào Y thấy tạo
thành m gam kết tủa. Giá trị của V và m là
A. 3,36 và 17,5.
B. 8,4 và 52,5.
C. 3,36 và 52,5.
D. 6,72 và 26,25.
Câu 6. Thuỷ phân hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp gồm hai este A và B cần dùng một lượng vừa đủ 20 gam dung
dịch NaOH 20%, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,2 gam một muối và và 3,75 gam hỗn hợp gồm
hai ancol là đồng đẳng liên tiếp nhau. Công thức thu gọn của A và B là
A. C2H5HCOOCH3 và CH3COOCH3.
B. C2H5COOCH3 và C2H5COOC2H5.
C. CH3COOC2H5 và CH3COOC3H7.
D. CH3COOCH3 và CH3COOC2H5.
Câu 7. Cho 20 ml dung dịch etanol 460 tác dụng hoàn toàn với lượng Na dư thu được V lít khí H 2 (ở 27,30C
và 2,0 atm). Biết khối lượng riêng của etanol nguyên chất bằng 0,8 g/ml. Giá trị của V là
A. 8,512.
B. 4,6816.
C. 0,9856.
D. 3,696.
Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn 3,5 gam hỗn hợp gồm etan, propen, but-1-in và benzen rồi dẫn toàn bộ sản phẩm

cháy qua bình đựng dung dịch H 2SO4 đặc, dư thì thấy khối lượng bình tăng 4,5 gam. Nếu dẫn toàn bộ sản
phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng dung dịch trong bình sẽ
A. tăng 15,5 gam.
B. giảm 9,5 gam.
C. tăng 11 gam.
D. giảm 25 gam.
Câu 9. Cho các polime: poli(metyl metacrylat) (1), nhựa bakelit (2), tinh bột (3), nhựa rezit (4), caosu lưu hoá
(5), tơ nitron (6), tơ nilon-6,6 (7), teflon (8). Những polime có cấu trúc không gian là
A. (1), (2), (4), (6), (7), (8).
B. (2), (4), (5).
C. (2), (3), (5), (7).
D. (2), (3), (4), (5).
Câu 10. Hoà tan hoàn toàn 8,45 gam một oleum A vào nước được dung dịch B, để trung hoà dung dịch B cần
dùng 200 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức đúng của oleum là
A. H2SO4.2SO3.
B. H2SO4.3SO3.
C. H2SO4.10SO3.
D. H2SO4.5SO3.
Câu 11. Một bình kín dung tích không đổi chứa hỗn hợp khí cùng thể tích N 2 và H2 ở 00C, 10 atm. Sau khi
tiến hành tổng hợp NH3 đưa nhiệt độ bình về 0 0C, áp suất trong bình là 9 atm. Hiệu suất phản ứng tổng hợp
NH3 là
A.10%.
B. 25%.
C. 20%.
D. 30%.
Thi thử đại học lần thứ III
Trang 1/4 – Mã đề 148


Câu 12. Trong bình kín cho cân bằng hoá học sau:


→ CO2(k) + H2(k) ∆H < 0
CO(k) + H2O(h) ¬


Theo nguyên lí dịch chuyển cân bằng Lơsaterlie, yếu tố làm cân bằng hoá học dịch chuyển theo chiều thuận là
A. Tăng nhiệt độ.
B. Tăng áp suất.
C. Giảm nồng độ CO.
D. Giảm nhiệt độ.
Câu 13. Hoà tan hoàn toàn 10,2 gam hỗn hợp bột Mg và Al (có cùng số mol) bằng lượng vừa đủ dung dịch
HNO3 loãng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và 4,48 lít (ở đktc) khí không màu hoá
nâu ngoài không khí. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 60,2.
B. 72,2.
C. 76,2.
D. 82,2.
Câu 14. Cho 1,12 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X gồm oxi và ozon có tỉ khối so với H 2 bằng 19,2. Hỗn hợp X oxi
hoá hoàn toàn một lượng a gam Ag kim loại, sau phản ứng thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H 2 bằng
16,8. Giá trị của a là
A. 3,24.
B. 4,32.
C. 9,72.
D. 1,62.
+
2+
Câu 15. Cho 0,922 gam dung dịch X gồm: 0,007 mol Na ; x mol Ca ; 0,006 mol Cl ; y mol HCO3- và 0,001
mol NO3-. Để loại bỏ hết Ca2+ trong dung dịch X cần một lượng vừa đủ dung dịch chứa a gam Ca(OH) 2. Giá
trị của a là
A. 0,222.

B. 0,12.
C. 0,444.
D. 0,18.
Câu 16. Cho các hợp chất sau: fomanđehit, vinylfomiat, acrolein, axetilen, axitfomic, glucozơ, saccarozơ,
mantozơ và axit oxalic. Số chất có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là
A. 5.
B. 8.
C. 6.
D. 7.
Câu 17. Cho 24,0 gam Cu vào 400 ml dung dịch NaNO 3 0,5M; sau đó thêm tiếp 500 ml dung dịch HCl 2M
đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và V1 lít khí NO (ở đktc). Mặt khác thêm dung dịch
NaOH vào X đến khi kết tủa hết Cu2+ thấy thể tích dung dịch NaOH 0,5M tối thiểu đã dùng là V 2 lít. Giá trị
V1 và V2 lần lượt là
A. 4,48 và 1,2.
B. 5,6 và 1,2.
C. 4,48 và 1,6.
D. 5,6 và 1,6.
Câu 18. Trộn 0,54 gam bột Al với hỗn hợp bột Fe 2O3 và CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm ở nhiệt độ
cao trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp rắn A. Hoà tan A trong dung dịch HNO 3 dư, thu
được 0,896 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm NO2 và NO. Tỉ khối của X so với H2 là
A. 23.
B. 21.
C. 22.
D. 20.
Câu 19. Cho dãy các chất sau: Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2, NaAlO2, CrO3. Số
hợp chất có tính lưỡng tính là
A. 6.
B. 4.
C. 3.
D. 5.

Câu 20. Cho các hợp chất hữu cơ: stiren, anđehit acrylic, phenol, axetanđehit, anilin và axit metacrylic. Số
các chất làm mất mầu dung dịch nước brom là
A. 3.
B. 5.
C. 7.
D. 4.
Câu 21. Oxi hóa m gam hỗn hợp X gồm fomanđehit và axetanđehit bằng oxi ở điều kiện thích hợp thu được
hỗn hợp Y chỉ gồm các axit hữu cơ . Tỉ khối hơi của Y so với X bằng a. Khoảng biến thiên của a là
A. 1,36 < a < 1,53.
B. 1,30< a < 1,53.
C. 1,30 < a< 1,50.
D. 1,36 < a < 1,50.
Câu 22. Cho NaOH dư tác dụng với 2,66 gam một α -aminoaxit A thu được 3,54 gam muối. Mặt khác 2,66
gam A tác dụng với HCl dư thu được 3,39 gam muối. Công thức cấu tạo của A là
A. HOOC-CH(NH2)CH2CH2COOH.
B. HOOC-CH2CH2CH2NH2.
C. HOOC-CH(NH2)CH2-COOH.
D. HOOC-CH(NH2)CH2CH2NH2.
Câu 23. Cho các chất: metylamin (1); trimetylamin (2); amoniac (3); anilin (4); natrihiđroxit (5); p-nitroanilin
(6); natrietylat (7); đimetylamin (8). Lực bazơ của các chất tăng dần theo thứ tự từ trái sang phải là
A. (4), (8), (1), (7), (3), (2), (6), (5).
B. (6), (4), (3), (2), (1), (8), (5), (7).
C. (4), (6), (3), (2), (1), (8), (5), (7).
D. (6), (4), (3), (2), (1), (8), (7), (5).
Câu 24. Cho dãy dung dịch gồm các chất: NaCl, (NH4)2SO4, CuSO4, NaOH, BaCl2, FeCl2, FeCl3, AlCl3,
NH4NO3, Na2S. Không dùng thêm bất cứ hoá chất nào khác thì có thể phân biệt được
A. 4 chất.
B. 6 chất.
C. 8 chất.
D. 10 chất.

Thi thử đại học lần thứ III

Trang 2/4 – Mã đề 148


Câu 25. Thanh sắt nhúng vào dung dịch chất nào sau đây xảy ra sự ăn mòn điện hoá?
A. CuSO4.
B. HCl.
C. FeCl3.
D. ZnSO4.
Câu 26. Nguyên tắc luyện thép là
A. Oxi hoá các tạp chất C, Si, P, S, Mn...trong quặng sắt thành oxít rồi biến thành xỉ và tách ra khỏi thép.
B. Dùng chất khử CO để khử oxít sắt ở nhiệt độ cao.
C. Oxi hóa các tạp chất C, Si, P, Mn...trong gang thành oxít rồi biến thành xỉ và tách ra khỏi thép.
D. Tăng thêm hàm lượng C trong gang để thu được thép.
Câu 27. Nguyên tử Zn dạng hình cầu có bán kính r = 1,53.10 -1 nm và có khối lượng nguyên tử là 65u (cho
đơn vị khối lượng nguyên tử: u = 1,66055.10-27 kg). Khối lượng riêng của nguyên tử Zn là
A. 9,8 g/cm3.
B. 7,8 g/cm3.
C. 6,8 g/cm3.
D. 7,2 g/cm3.
Câu 28. Oxit cao nhất của một đơn chất X có dạng RO 3. Trong hợp chất khí với hiđro có chứa 97,531% R về
khối lượng. Nguyên tố R là
A. S.
B. Se.
C. P.
D. Te.
Câu 29. Trong một bình kín dung tích không đổi 20 lít chứa 9,6 gam O 2 và m gam hỗn hợp 3 hiđrocacbon A,
B, C ở 00C và 0,448 atm. Bật tia lửa điện để đốt cháy hết hiđrocacbon và giữ nhiệt độ bình ở 136,5 0C thì áp
suất trong bình lúc này là p, sản phẩm thu được gồm 4,05 gam nước và 6,16 gam CO2. Giá trị của p là

A. 0,693.
B. 0,315.
C. 0,613.
D. 0,639.
Câu 30. Để trung hoà 5,0 gam chất béo cần dùng 4,0 ml dung dịch KOH 0,1M. Chỉ số axit của mẫu chất béo
trên là
A. 22,4.
B. 4,48.
C. 11,2.
D. 3,36.
Câu 31. Nhiệt phân m gam hỗn hợp gồm: Mg(OH)2; Al(OH)3; Fe(OH)2; Fe(OH)3 và Cu(OH)2 đến khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng hỗn hợp giảm 4,32 gam. Để hoà tan hết m gam hỗn hợp các hiđroxit
trên cần dùng V lít dung dịch HCl 0,25M. Giá trị của V là
A. 0,96.
B. 1,92.
C. 0,48.
D. 1,44.
Câu 32. Hỗn hợp Y gồm glyxin và axit glutamic. Cho 3,69 gam hỗn hợp Y vào 100 ml dung dịch HCl 0,5M
được dung dịch Z. Dung dịch Z phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH 1M. Thành phần phần trăm theo
khối lượng của glyxin và axit glutamic trong hỗn hợp Y lần lượt là
A. 40,65% và 59,35%.
B. 20,33% và 79,67%.
C. 30,49% và 69,51%.
D. 60,17% và 39,83%.
Câu 33. Cho 18,5 gam hỗn hợp A gồm Fe và Fe3O4 tác dụng với 200 ml dung dịch HNO3 loãng đun nóng và
khuấy đều. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (ở đktc), dung dịch B và còn
lại 1,46 gam kim loại. Khối lượng muối trong dung dịch B và nồng độ mol/lít của dung dịch HNO3 lần lượt là
A. 65,34 gam và 3,2M. B. 32,8 gam và 1,6M.
C. 48,6 gam và 3,2M.
D. 43,56 gam và 1,6M.

Câu 34. Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp
khí X. Hấp thụ hết X vào nước thu được dung dịch Y. Cho 300 ml dung dịch Y tác dụng hoàn toàn với 200 ml
hỗn hợp dung dịch gồm NaOH 0,04M và Ba(OH)2 0,03M thu được dung dịch Z. Dung dịch Z có pH là
A. 2.
B. 12.
C. 3.
D. 13.
Câu 35. Trong công nghiệp nước Gia-ven được sản xuất bằng cách
A. điện phân dung dịch mối ăn (nồng độ từ 15% - 20%) trong thùng điện phân không có màng ngăn.
B. sục khí clo vào dung dịch vôi sữa ở 300C.
C. sục khí clo vào dung dịch NaOH (nồng độ từ 25% - 30%).
D. điện phân dung dịch mối ăn (nồng độ từ 15% - 20%) trong thùng điện phân có màng ngăn xốp.
Câu 36. Để khắc hoa văn lên một tấm thuỷ tinh có khối lượng 1,2 kg chứa 80% SiO 2 người ta ngâm tấm thuỷ
tinh này vào lượng vừa đủ 4000 ml hỗn hợp gồm dung dịch HCl x (mol/lít) và CaF 2 y (mol/lít), sau khi thực
hiện xong công việc thì lượng SiO2 bị hoà tan 20%. Giá trị của x, y lần lượt là
A. 3,2 và 1,6.
B. 4,0 và 2,0.
C. 4,0 và 8,0.
D. 2,4 và 4,8.
Câu 37. Đốt cháy hoàn toàn 6,84 gam một gluxit A rồi dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch dung
dịch Ba(OH)2 dư thấy tạo thành 47,28 gam kết tủa màu trắng. Thuỷ phân hoàn toàn lượng A ở trên trong môi
trường axit thu được hỗn hợp B, cho B tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3 thì khối lượng
kết tủa Ag thu được là
A. 4,32 gam.
B. 8,64 gam.
C. 6,48 gam.
D. 2,16 gam.
Thi thử đại học lần thứ III
Trang 3/4 – Mã đề 148



Câu 38. Hoà tan m gam muối FeSO4 bằng lượng dư hỗn hợp dung dịch K2Cr2O7 và H2SO4 thu được dung dịch
X. Thêm dung dịch NaOH vào dung dịch X đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất thì dừng lại. Tách lượng
kết tủa trên làm khô rồi nung đến khối lượng không đổi thu được 9,48 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 13,68.
B. 27,02.
C. 15,80.
D. 45,05.
Câu 39. Phân bón hỗn hợp nitrophotka là hỗn hợp của
A. (NH4)2HPO4 và KNO3.
B. NH4H2PO4; P2O5 và K3PO4.
C. NH4NO3; P2O5 và K2HPO4.
D. NH4H2PO4 và KNO3.
Câu 40. Thêm m gam kali vào 300 ml dung dịch chứa Ba(OH) 2 0,1M và NaOH 0,1M thu được dung dịch X
và 672 ml khí H2 (ở đktc). Cho từ từ V ml dung dịch AlCl 3 0,1M vào dung dịch X thu được 2,34 gam kết tủa
keo trắng. Giá trị của V là
A. 300 và 450.
B. 300.
C. 450 và 800.
D. 450.
Câu 41. Cho 0,25 mol Fe tan vừa hết trong 0,6 mol H 2SO4 đặc nóng thu được dung dịch chỉ chứa m gam
muối. Giá trị của m là
A. 50,0.
B. 40,0.
C. 42,8.
D. 67,6.
Câu 42. Cho vào mỗi ống nghiệm dung dịch các hoá chất sau: Ca(OH) 2 và NaHCO3; FeCl3 và Na2S; AlCl3 và
NaAlO2; C2H5NH2 và FeCl2; H2S và Pb(NO3)2. Số trường hợp phản ứng tạo thành kết tủa là
A. 5.
B. 2.

C. 4.
D. 3.
Câu 43. Cho 5,6 gam đất đèn chứa 80% canxicacbua, tác dụng hết với nước dư thu được khí A. Hợp nước A
(ở 800C, xúc tác H2SO4, HgSO4) hiệu suất 70% rồi cho toàn bộ sản phẩm tác dụng với lượng dư AgNO 3 trong
NH3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng kết tủa thu được là
A. 10,584 gam.
B. 9,675 gam.
C. 15,624 gam.
D. 18,625 gam.
Câu 44. Các chất khí chính gây ra các hiện tượng môi trường: Hiệu ứng nhà kính, mưa axit, sự suy giảm tầng
ozôn lần lượt là
A. CH4, NO2, freon.
B. CO2, NO2, freon.
C. CH4, SO2, freon.
D. CO2, SO2, freon.
Câu 45. Đun sôi dung dịch chứa các ion: Ca2+, HCO3-, Na+, Cl-, Mg2+, SO42- và NH4+ thì ta được
A. nước cứng toàn phần. B. nước cứng tạm thời.
C. nước cứng vĩnh cửu.
D. nước mềm.
Câu 46. Thuỷ phân 22,5 gam hỗn hợp gồm etylbenzoat và phenylpropionat (có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2)
bằng 60 gam dung dịch NaOH 20% sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X, cô cạn dung dịch X
thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 30,4.
B. 29,0.
C. 30,6.
D. 28,4.
HBr
HBr
Câu 47. Cho sơ đồ chuyển hoá sau: 3-metybut-1-in →
 A →

 B. Tên gọi đúng của B là
A. 1,1-đibrom-3-metylbutan.
B. 2,2-đibrom-3-metylbutan.
C. 1,2-đibrom-3-metylbutan.
D. 3,3-đibrom-2-metylbutan.
Câu 48. Từ 1 tấn mỡ động vật (chứa 50% triolein, 30% tripanmitin và 20% tristearin về khối lượng). Khi xà
phòng hoá bằng natri hiđroxit, giả sử hiệu suất quá trình đạt 90% thì khối lượng xà phòng thu được là:
A. 988,0 kg.
B. 917,0 kg.
C. 889,2 kg.
D. 929,2 kg.
Câu 49. Cho các phản ứng hoá học sau: CH4 + O2 → HCHO + H2O (1); CH3CHO + H2 → C2H5OH (2); Fe2O3
+ 6HNO3 →2Fe(NO3)3 + 3H2O (3); Al4C3 + 12H2O → 3CH4 + 4Al(OH)3 (4); 2H2S + SO2 → 3S + 2H2O (5);
3CH2=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3CH2(OH)-CH2(OH) + 2KOH + 2MnO2 (6). Các phản ứng oxi hoá-khử là
A. (1); (2); (3); (5); (6).
B. (1); (2); (5); (6).
C. (1); (2); (4); (5).
D. (1); (2); (3); (4); (5).
Câu 50. Khẳng định nào sau đây không đúng
A. tất cả các loại protein đều tham gia phản ứng màu biure.
B. tất cả các loại peptit đều tham gia phản ứng màu biure.
C. enzim là những chất hầu hết có bản chất protein, có khả năng xúc tác cho các quá trình hoá học.
D. axit nucleic là polieste của axit photphoric và pentozơ.
-------------------------------------Hết-----------------------------------Chú ý: - Học sinh ghi rõ và tô mã đề đầy đủ vào phiếu trả lời trắc nghiệm.
- Không được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
Thi thử đại học lần thứ III

Trang 4/4 – Mã đề 148




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×