Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi học kì II Ngữ Văn 8 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.03 KB, 3 trang )

Phòng GD & ĐT Duyên Hải
ĐỀ THI HỌC KÌ II
Trường THCS Long Vĩnh
Môn: Ngữ Văn 8
-----------------Thời gian: 120 phút ( không kể thời gian chép đề)
Đề:
Câu 1: (3 điểm)
Nhớ và chép thuộc lòng đoạn thơ từ câu: “… Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối đến câu:
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? Trong bài thơ Nhớ rừng của nhà thơ Thế Lữ? Hình tượng
con hổ được thể hiện như thế nào qua bài thơ? Hình tượng đó nói lên điều gì đối với tầng lớp trí
thức trong xã hội Việt Nam nhưng năm 1930?
Câu 2: (2 điểm)
- Trình bày đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định.
- Đặt một câu phủ định và biến đổi câu phủ định vừa đặt thành câu khẳng định.
Câu 3: (5 điểm)
Nhân dân ta có câu:
Một cây làn chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Dựa vào lịch sử đấu tranh bảo vệ đất nước và sự nghiệp lao động xây dựng đất nước của nhân
dân ta để chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ trên.
HẾT
Long vĩnh, ngày 19 tháng 4 năm 2011
Duyệt của tổ trưởng
Giáo viên ra đề

Nguyễn Thanh Yên

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2009- 2010


Câu 1: Trình bày được các nội dung như sau:


* Chép đúng đoạn thơ (1 điểm)
… Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mãnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
* Hình tượng con hổ:
- Được khắc họa trong hoàn cảnh bị giam cầm trong vườn bách thú, nhớ rừng, tiếc nuối
những ngày tháng huy hoàng sống giữa đại ngàn hùng vĩ; (0,5 điểm)
- Thể hiện khát vọng hướng về cái đẹp tự nhiên – một đặc điểm thường thấy trong thơ
ca lãng mạn. (0,5 điểm)
* Lời tâm sự của thế hệ trí thức những năm 1930:
- Khao khát tự do, chán ghét thực tại tầm thường tù túng; (0,5 điểm)
- Biểu lộ lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước. (0,5 điểm)
Câu 2 :
° Về đặc điểm hình thức:
Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: Không, chẳng, chả, chưa, không phải
(là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (có), . ( đạt 0,5 điểm)
° Về chức năng, câu phủ định dùng để:
- Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (câu phủ định
miêu tả). ( đạt 0,25 điểm)
- Phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ). ( đạt 0,25 điểm)
Ví dụ: Nam chưa đi Huế - Phủ định (0,5 điểm)
Nam đi Huế - Câu khẳng định (0,5 điểm)
Câu 3 :

• Hình thức:
- Viết đúng kiểu bài văn nghị luận chứng minh. (0,5 điểm).
- Bố cục hợp lí, lời văn mạch lạc, trong sáng. (0,25 điểm).
- Trình bày sạch đẹp, rõ ràng, viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp.( 0,25 điểm).
• Nội dung:
- Mở bài: ( 0,5 điểm).
+ Dân tộc ta có truyền thống đoàn kết trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
+ Dẫn câu tục ngữ.


+ Luận điểm khái quát: Sức mạnh lớn lao của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp bảo
vệ và xây dựng đất nước của dân tộc ta.
- Thân bài: ( 3 điểm).
+ Lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta đã chứng minh cho sự đúng đắn của câu
tục ngữ :
 Sức mạnh đoàn kết đã đưa dân tộc ta chiến thắng quân Nguyên Mông ( thế kỉ XIII), quân
Minh ( thế kỉ XV), quân Thanh ( thế kỉ XVIII). . (0,75 điểm).
 Sức mạnh đoàn kết đã đem lại chiến thắng hai đế quốc Pháp và Mĩ. . . (0,75 điểm).
+ Lịch sử lao động xây dựng tổ quốc của dân tộc ta cũng chứng minh cho sự đúng đắn của
câu tục ngữ: Nhờ có tinh thần đoàn kết dân tộc to lớn mà chúng ta đã làm nên những thành tựu vĩ
đại:
 Những con đê đã có từ ba bốn nghìn năm như dài vô tận. . (0,75 điểm).
 Ngày nay, Các công trình vĩ đại: Thuỷ điện sông Đà, Trị An; đường dây 500 KV xuyên
Bắc – Nam, dầu khí Vũng Tàu… (0,75 điểm).
- Kết bài: ( 0,5 điểm).
 Nhấn mạnh lại vấn đề. . . (0,25 điểm).
 Liên tưởng đến những câu nói của Bác Hồ về tinh thần đoàn kết. . . (0,25 điểm).
Long vĩnh, ngày 19 tháng 4 năm 2011
Giáo viên ra đáp án


Nguyễn Thanh Yên



×