Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi học kì II Ngữ văn 8 + Đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.66 KB, 3 trang )

Trường THCS Long Vĩnh
Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . .
Điểm

ĐỀ THI LẠI HỌC KÌ II – NĂM HỌC: 2010 - 2011

Lớp: . . . .

Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian chép đề)

Môn: Ngữ Văn 8
Lời phê

Ñeà:
Câu 1: (3 điểm)
Nhớ và chép thuộc lòng nội dung đoạn trích “ Nước Đại Việt ta” của tác giả Nguyễn Trãi . Trên cơ
sở so sánh với bài thơ Sông núi nước Nam, hãy chỉ ra sự tiếp nối và phát triển của ý thức dân tộc
trong đoạn trích Nước Đại Việt ta.
Câu 2: (2 điểm)
- Trình bày đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật.
- Đặt một câu trần thuật dùng để chúc mừng hoặc cam đoan.
Câu 3: (5 điểm)
Nhân dân ta thường khuyên nhau: “Thương người như thể thương thân”, lại có câu: “Lá lành đùm
lá rách”. Bằng những dẫn chứng trong cuộc sống hoặc trong văn học, em hãy chứng minh rằng: nhân
ta từ xưa đến nay vẫn làm theo những lời khuyên đầy nghĩa tình ấy.
HẾT
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................


........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................


ĐÁP ÁN ĐỀ THI LẠI HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2010- 2011
Câu 1: Trình bày được các nội dung như sau:
- Học sinh nhớ và chép lại đầy đủ, chính xác nội dung đoạn trích “ Nước Đại Việt ta” ( đạt 1,5 điểm).
- Sự tiếp nối và phát triển của ý thức dân tộc trong đoạn trích Nước Đại Việt ta so với bài Sông núi
nước Nam có nhiều yếu tố mới, phong phú hơn, toàn diện và sâu sắc hơn và được chứng minh hùng
hồn bằng sự thật hiển nhiên. (0,5 điểm)
+ Bài Sông núi nước Nam: ý thức dân tộc tổ quốc chủ yếu dựa trên cơ sở lãnh thổ và chủ quyền.
(0,5 điểm)
+ Bài Nước Đại Việt ta: Ngoài hai yếu tố lãnh thổ và chủ quyền còn dựa trên cơ sở là một quốc gia

có nền văn hiến lâu đời, phong tục tập quán, truyền thống lịch sử,… (0,5 điểm)
Câu 2 :
° Về đặc điểm hình thức: (0,5 điểm)
- Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán;
- Khi viết, câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng
dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
° Về chức năng, câu trần thuật dùng để: (0,5 điểm)
- Kể, thông báo, nhận định, miêu tả,…
- Ngoài những chức năng chính trên, câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình
cảm, cảm xúc,…(vốn là chức năng chính của những kiểu câu khác).
° Đặt một câu trần thuật dùng để chúc mừng hoặc cam đoan: (0,5 điểm)
- Chúc mừng: Mình xin chúc mừng ngày sinh nhật của bạn.
- Cam đoan: Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật.
Câu 3 :
• Hình thức:
- Viết đúng kiểu bài văn nghị luận chứng minh. (0,25 điểm).
- Bố cục hợp lí, lời văn mạch lạc, trong sáng. (0,25 điểm).
- Trình bày sạch đẹp, rõ ràng, viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp.( 0,25 điểm).
• Nội dung:
- Mở bài: ( 0,75 điểm).
+ Truyền thống nhân ái của dân tộc Việt nam.
+ Giới thiệu hai câu tục ngữ.
+ Nêu luận điểm khái quát: Nhân dân từ xưa đến nay vẫn luôn thương yêu giúp đỡ nhau, nhất là
những lúc khó khăn hoạn nạn.
- Thân bài: ( 3 điểm).
+ Xưa kia, trong cuộc sống lầm than, khi đất nước ta còn trong tay thực dân Pháp và bè lũ tay
sai, cuộc sống của những người dân nghèo rất cực khổ, nhưng họ vẫn luôn nhường cơm sẻ áo cho
nhau: (0,25 điểm).
Ví dụ trong văn học:
 Bà lão láng giềng cạnh gia đình chị Dậu miếng ăn chẳng đủ vẫn giúp chị bát gạo nấu cháo

(tác phẩm Tắt đèn). (0,5 điểm).
 Ông giáo nghèo, vợ con cũng đói, nhưng thường xuyên an ủi, vẫn thỉnh thoảng giúp lão Hạc
(tác phẩm lão Hạc). (0,5 điểm).


+ Ngày nay, đất nước ta đã thoát ách nô lệ, nhưng khó khăn không phải đã hết, nhất là nhân dân
ở những vùng bị thên tai hoành hành, sự đùm bọc thương yêu giữa mọi người với nhau ngày càng
nhiều: (0,25 điểm).
 Cả nước hướng tới miền Trung, miền nam, Miền núi,…cứu giúp đồng bào miền lũ lụt (dẫn
vài con số cụ thể) (0,5 điểm).
 Những mái ấm tình thương, lớp học tình thương, những món quà tết Nguyên đán, tết Trung
thu,… cho các em bé đang lang than cơ nhỡ (dẫn một vài con số cụ thể). (0,5 điểm).
 Những món quà nhân ngày khai giảng hoặc kết thúc năm học, những suất học bổng cho các
em học sinh nghèo chăm học (dẫn một vài con số cụ thể). (0,5 điểm).
 Trong giáo dục có quỹ khuyến học và nhiều phong trào giúp bạn nghèo vượt khó ( liên hệ
các hoạt động cụ thể ở trường, lớp em đang học). (0,5 điểm).
- Kết bài: ( 0,5 điểm).
 Lời khuyên từ những câu tục ngữ trên mãi mãi có giá trị trong cuộc sống, trong rèn luyện
nhân cách con người. (0,25 điểm).
 Cảm nghĩ của em về những việc làm giàu nghĩa tình ở đời mà em biết. (0,25 điểm).



×