Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

CHUYEN DE PHONG CHONG DAI DICH HIV/AIDS 2010 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.32 KB, 9 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRƯỜNG LONG HÒA
CHUYÊN ĐỀ
CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN PHÒNG, CHỐNG ĐẠI DỊCH HIV/AIDS
TRONG HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
I.ĐẶT VẤN ĐỀ
Trải qua hơn 20 năm đấu tranh phòng, chống HIV/AIDS, các quốc gia trên thế
giới đã và đang phải đương đầu với một đại dịch có tính chất vô cùng nguy hiểm.
HIV/AIDS không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người mà còn ảnh hưởng đến an
ninh, sự phát triển và nòi giống của loài người. Hơn 20 năm đấu tranh với đại dịch, tuy
đã có những thành công nhất định nhưng ở bình diện chung và cấp độ toàn cầu có thể
thấy nhân loại vẫn chưa có khả năng ngăn chặn được tốc độ lây nhiễm HIV/AIDS. Dịch
HIV/AIDS vẫn tiếp tục gia tăng và tàn phá nặng nề các khu vực ở châu Phi và tiếp theo
là châu Á và trên toàn thế giới. Một số nước châu Phi, vùng cận Sahara có tới hơn 50%
bệnh nhân nhập viện là do HIV/AIDS, tuổi thọ bình quân ở khu vực đó chỉ còn 40 tuổi;
ở nhiều nước, sự phát triển kinh tế, xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Báo cáo của
UNAIDS trong năm 2002 cho thấy các nước châu Phi đã có hàng triệu học sinh không
được tới trường do HIV/AIDS, số được đi học năm 2001 thấp hơn 20% so với năm
1998. Nước láng giềng của Việt Nam là Campuchia cũng có tới hơn 12% bệnh nhân
nằm viện là do HIV/AIDS.
Tính đến cuối năm 2003, UNAIDS và WHO đã công bố có khoảng 46 triệu người
nhiễm HIV/AIDS đang còn sống, 5,8 triệu người mới nhiễm trong năm và 3,5 triệu
người tử vong do AIDS trong năm. Tại nhiều nước đang phát triển, phần lớn những
trường hợp nhiễm mới là thanh niên. Khoảng 1/3 trong tổng số những người hiện đang
bị nhiễm HIV/AIDS ở độ tuổi 15 đến 24, phần lớn trong số họ không biết mình đang
mang vi-rút HIV. Hàng triệu người hầu như không biết hoặc biết rất ít về HIV/AIDS để
tự bảo vệ mình chống lại căn bệnh này. Theo báo cáo của UNAIDS và WHO, khu vực

1



cận Sahara có tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS cao nhất, tiếp đến là khu vực châu Á Thái Bình
Dương.
Tổng số các trường hợp nhiễm mới Năm 2003
Tổng số
5,8 triệu
năm 2003
Người lớn
4,8 triệu
Trẻ em < 15 tuổi
700.000
Tổng số
46 triệu
Luỹ tích các trường hợp nhiễm
Người lớn
43 triệu
HIV/AIDS
Trẻ em < 15 tuổi
2,9 triệu
Bảng phân bố các trường hợp nhiễm HIV/AIDS
Theo báo cáo của UNAIDS và WHO, mỗi ngày trôi qua có 14.000 trường hợp
(2.000 trẻ em và 12.000 người lớn) nhiễm HIV mới và 95% các trường hợp này ở các
nước đang phát triển. Cho đến nay, đã có hơn 14 triệu trẻ em bị mồ côi do AIDS. Một
số nước như Nigeria, số lượng trẻ em mồ côi do AIDS đã tăng lên 995.000 trường hợp,
Ethiopia là 989.000 trường hợp, Kenia là 892.000 trường hợp. Hầu hết các trẻ này
không được đi học, theo thống kê tại Nam Phi số trẻ em đi học năm 2001 thấp hơn 20%
so với năm 1998.
Theo báo cáo của UNAIDS và WHO, dịch HIV/AIDS ở hầu hết các khu vực trên
thế giới bắt đầu từ những năm cuối của thập kỷ 70 và những năm đầu thập kỷ 80. Hai
khu vực Nam và Đông Nam Á, Đông Á Thái Bình Dương dịch HIV/AIDS xuất hiện
muộn vào những năm cuối của thập kỷ 80, vùng Đông Âu và Trung Á phát hiện dịch

vào những năm đầu thập kỷ 90.
Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trên thế giới ở người lớn cao nhất là vùng cận Sahara với
8,4% người lớn bị nhiễm HIV/AIDS, tiếp theo là khu vực Caribe, Đông Nam châu Á,
khu vực Bắc Mỹ. Hình thái lây truyền chủ yếu ở các khu vực là qua quan hệ tình dục
khác giới, tiêm chích ma túy và có một vài khu vực hình thức lây truyền chính là đồng
tính nam giới. Theo báo cáo của UNAIDS, ở hầu hết các khu vực: nam giới mắc nhiều
hơn nữ giới, riêng ở khu vực cận Sahara nữ chiếm tỷ lệ nhiều hơn và hình thái lây
nhiễm chủ yếu qua quan hệ tình dục khác giới.
Dịch HIV/AIDS lan sang châu Á khá muộn, trường hợp nhiễm HIV đầu tiên tại
khu vực này được phát hiện tại Thái Lan vào năm 1985, đến cuối những năm 90,
2


Campuchia, Myanmar và Thái Lan công bố bệnh dịch đáng lo ngại trên toàn đất nước.
Năm 2001 có tới 1,07 triệu người lớn và trẻ em mới bị nhiễm HIV tại châu Á Thái Bình
Dương đưa tổng số người bị nhiễm HIV tại khu vực này lên tới 7,1 triệu người. Dịch tễ
học lây nhiễm HIV ở khu vực này có nhiều hình thái khác biệt, tại Thái Lan và
Campuchia hình thái lây nhiễm HIV chủ yếu qua quan hệ tình dục khác giới, nhưng một
số nước khác như Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia hình thái lây nhiễm vẫn chủ yếu
qua tiêm chích ma tuý và tình trạng lây truyền qua đường tình dục khác giới cũng ngày
càng tăng.
Tại Trung Quốc, UNAIDS và WHO ước tính có khoảng 1,5 triệu người bị nhiễm
HIV/AIDS trong đó có 850.000 người lớn, 220.000 là phụ nữ. Tỷ lệ nhiễm HIV trong
nhóm thanh niên từ 15 - 24 tuổi theo ước tính vào khoảng 0,20%. Trong 6 tháng đầu
năm 2001 số lượng người bị nhiễm HIV tăng 67,4% so với năm 2000. Đường lây truyền
của dịch HIV tại Trung Quốc chủ yếu là do tiêm chích ma túy. Vào năm 2000, 7 tỉnh
của Trung Quốc đã phải đối mặt với nguy cơ lan tràn dịch HIV, hơn 70% số người tiêm
chích ma tuý bị HIV dương tính ở một số khu vực như quận Yili ở Xinjiang và quận
Ruili ở Vân Nam. Cũng có dấu hiệu của lây nhiễm HIV qua đường tình dục ở 3 tỉnh
Vân Nam, Quảng Tây và Quảng Đông. Năm 2000, tốc độ lây nhiễm HIV qua quan hệ

với gái mại dâm tại Vân Nam là 4,6% (năm 1999 là 1,6%), tại Quảng Tây là 10,7%
(tăng hơn 6% so với năm 1999).
Tại Ấn Độ hiện được ước tính có số nhiễm HIV cao nhất trong khu vực,
UNAIDS và WHO ước tính có khoảng 3,97 triệu người ấn Độ bị nhiễm HIV vào cuối
năm 2001.
Tại Indonesia, HIV đang gia tăng nhanh chóng trong nhóm tiêm chích ma tuý và
gái mại dâm và ở nhóm người hiến máu. Kết quả giám sát tại Indonesia cho thấy vào
năm 2000, 40% số người tiêm chích đang được điều trị ở Jakarta đã bị nhiễm HIV. Tại
Bogor, tỉnh Đông Java, 25% số người tiêm chích ma tuý nhiễm HIV.
Tại Thái Lan theo ước tính có khoảng 670.000 trường hợp nhiễm HIV/AIDS.
Thái Lan là nước triển khai chương trình bao cao su rất sớm và các báo cáo gần đây cho
3


thấy tỷ lệ nhiễm HIV ở Thái Lan không gia tăng như các năm trước đây và có xu hướng
giảm xuống ở một số nhóm đối tượng.
Ở Việt Nam, kể từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào năm
1990, Việt Nam đã bắt tay vào xây dựng và thực hiện các kế hoạch phòng, chống
HIV/AIDS trung hạn 1993 - 1996; 1996 - 2000 và đang thực hiện kế hoạch phòng,
chống HIV/AIDS năm 2001 - 2005. Tuy nhiên, qua 13 năm đương đầu với dịch
HIV/AIDS chúng ta chưa có chiến lược quốc gia tổng thể với sự tham gia đa ngành về
công tác phòng, chống HIV/AIDS, kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2001 2005 đang được thực hiện mới chỉ đề cập những chủ trương chung mà chưa đề cập tới
những bước đi, các giải pháp và các chương trình hành động cụ thể. Để hoạt động
phòng, chống HIV/AIDS đạt kết quả, khống chế sự lây lan của đại dịch, giảm tác động
của HIV/AIDS tới sự phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ đã giao cho Bộ Y tế xây
dựng Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm
nhìn 2020.
Riêng ở tỉnh Trà Vinh, trong tháng 12 năm 2008, xét nghiệm 1.416 mẫu máu tìm
HIV, phát hiện 09 mẫu dương tính, 27 người nhiễm HIV chuyển giai đoạn AIDS, 01
bệnh nhân AIDS tử vong. Trong năm 2008, phát hiện 125 mẫu dương tính, 103 người

bệnh chuyển giai đoạn AIDS và 102 người tử vong. Cụ thể như sau:
Nội dung

Cùng kỳ

Tháng 11

Tháng 12

Lũy tích từ ca đầu

năm 2007 năm 2008 năm 2008 tiên đến 31/12/2008
Số người nhiễm HIV
195
09
09
1.272
Số bệnh nhân AIDS
149
39
27
764
Số tử vong do AIDS
117
60
01
609
Thông qua những con số báo động về đại dịch HIV/AIDS ở trong và ngoài nước,
cũng đủ cho thấy tính chất vô cùng nguy hiểm đối với việc duy trì nòi giống của loài
người. Vì vậy, công tác “tuyên truyền phòng, chống đại dịch HIV/AIDS trong học

đường” là vô cùng cần thiết.
II.NỘI DUNG
1.Giải thích từ HIV/AIDS:
4


-HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Human Immunodeficiency Virus" là
vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống lại các
tác nhân gây bệnh.
-AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Acquired Immune Deficiency
Syndrome" là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra, thường được biểu
hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và có thể dẫn đến tử vong.
-Nhiễm trùng cơ hội là nhiễm trùng xảy ra do cơ thể bị suy giảm miễn dịch vì bị
nhiễm HIV.
2.Triệu chứng của bệnh AIDS:
-Giai đoạn mới phát bệnh AIDS có thể có các triệu chứng: sụt cân, ỉa chảy, siết
sưng hạch, ra mồ hôi đêm, đau họng, lở, có nốt trên da.
-Giai đoạn AIDS toàn phần thì có thể mắc nhiều bệnh cơ hội như bệnh lao, bệnh
đường ruột, các bệnh phụ khoa, các bệnh viêm nhiễm khác, có thể nói là bất cứ bệnh gì
có tồn tại trong môi trường.
Chú ý:
Đó là các triệu chứng thường gặp nhưng không phải ai cũng bị tất cả các triệu
chứng đó. Mặt khác, các triệu chứng này cũng giống như triệu chứng của bao cǎn bệnh
thông thường người ta thường mắc phải. Do đó, thấy một người có những triệu chứng
này thì không thể nói người ta bị AIDS được, AIDS khác ở chỗ:
* Thứ nhất, AIDS do vi rút HIV gây ra, tức là phải có HIV mới gọi là AIDS được.
* Thứ hai, thường các triệu chứng của nhiều thứ bệnh cùng xuất hiện, khả nǎng hồi
phục của cơ thể kém, đến giai đoạn phát triển sâu của AIDS thì cơ thể không có khả
nǎng phục hồi nữa và đi đến cái chết
3.Những con đường lây nhiễm HIV:

-Tình dục:
Trong giao hợp thông thường, dương vật của người nam và âm đạo của người nữ
tiếp xúc với các dịch sinh dục của nhau.Nếu người nam mang HIV thì HIV có thể đi
qua lớp niêm mạc âm đạo của người nữ (da mỏng ở bên trong che phủ bề mặt âm đạo) vào
những mạch máu nhỏ li ti có rất nhiều dưới lớp niêm mạc, khiến người nữ bị nhiễm. Nếu
5


người nữ mang HIV thì HIV có thể truyền sang người nam qua niêm mạc ở lỗ dương vật
hoặc qua lớp da bao phủ đầu dương vật ở phía ngoài. Lớp da này mỏng nên trong khi giao
hợp dễ bị vết xước rất nhỏ không nhận thấy, tạo điều kiện cho HIV xâm nhập.

-Dùng chung bơm kim tiêm không tiệt trùng:
Dùng chung bơm kim tiêm mà không tiệt trùng sau mỗi lần sử dụng khiến cho
máu người trước còn đọng trên bơm kim đi thẳng vào mạch máu của người sau. Dù
không nhìn thấy thi bơm kim vẫn có máu đọng đó. Do đó nếu có vi rút HIV thì nó sẽ lây
được dễ dàng.
-Truyền từ mẹ sang con:
Phụ nữ nhiễm vi rút HIV nếu sinh con sẽ có khả năng khoảng 30% là con nhiễm
HIV theo mẹ, có nghĩa là cứ 100 bà mẹ nhiễm HIV sinh con thì có khoảng 30 trẻ bị
nhiễm. Vi rút HIV có thể lây sang bé qua nhau thai khi bé còn nằm trong bụng mẹ, qua
máu và chất dịch của mẹ khi sinh, và một số nhỏ lây qua sữa mẹ khi mẹ cho bé bú. Trẻ
sơ sinh bị nhiễm HIV thường không sống được quá ba năm, bé sẽ bị bệnh và chết.
-Truyền máu nhiễm vi rút:
Truyền máu là con đường lây nhiễm trực tiếp. Trong truyền máu, máu của người
khác đi thẳng vào mạch máu của ta, hơn nữa lượng máu này lại lớn. do đó bất cứ ai bị
truyền máu của người nhiễm HIV đều bị lây nhiễm.
4.Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự lây lan đại dịch HIV/AIDS:
-Các cấp uỷ đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm lãnh đạo;
-Công tác tuyên truyền, giáo dục còn hạn chế;

-Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các tổ chức trong hệ thống chính trị chưa
chặt chẽ, còn kém hiệu quả;
-Tổ chức bộ máy phòng, chống HIV/AIDS không ổn định;
-Đội ngũ cán bộ chuyên trách còn thiếu và yếu;
-Ngân sách đầu tư còn thấp so với yêu cầu nhiệm vụ;
-Công tác xã hội hoá thật sự chưa sâu rộng trong toàn xã hội;
-Chưa phát huy hết tinh thần tương thân, tương ái, chăm sóc, giúp đỡ cộng đồng...

6


5. Nguyên tắc phòng, chống HIV/AIDS
- Kết hợp các biện pháp xã hội và biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế trong
phòng, chống HIV/AIDS trên nguyên tắc lấy phòng ngừa là chính, trong đó thông tin,
giáo dục, truyền thông nhằm thay đổi hành vi là biện pháp chủ yếu.
-Thực hiện việc phối hợp liên ngành và huy động xã hội trong phòng, chống
HIV/AIDS; lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong các chương trình
phát triển kinh tế - xã hội.
-Kết hợp chặt chẽ phòng, chống HIV/AIDS với phòng, chống ma tuý, mại dâm,
chú trọng triển khai các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm
HIV.
-Không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ;
tạo điều kiện để người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ tham gia các hoạt động xã
hội, đặc biệt là các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
III.BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và ý thức của các cấp uỷ đảng, các cấp
chính quyền, các đoàn thể xã hội và mọi người dân đối với nhiệm vụ lãnh đạo và tích
cực tham gia vào công tác phòng, chống HIV/AIDS;
Các cấp uỷ đảng và chính quyền cần xác định rõ nhiệm vụ của phòng, chống
HIV/AIDS là nhiệm vụ cấp bách và lâu dài. Thường xuyên theo dõi, giám sát, phân tích

tình hình lây nhiễm trong ngành và ở địa phương, có kế hoạch thực hiện các giải pháp
cần thiết nhằm phòng, chống HIV/AIDS gắn với việc phòng, chống các tệ nạn ma tuý,
mại dâm và với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội phù hợp ở địa phương;
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật để có cơ sở pháp lý thuận lợi cho công
tác phòng, chống HIV/AIDS; Ban hành chính sách, các chế độ hỗ trợ việc chăm sóc
người nhiễm HIV/AIDS, quan tâm thích đáng đến quyền lợi của người tham gia phòng,
chống HIV/AIDS;
Đa dạng hoá các hoạt động tuyên truyền, thông tin, giáo dục sâu rộng trong toàn
xã hội, đến cộng đồng dân cư, đến từng người dân, từng gia đình, nhất là đến với các
thanh, thiếu niên, học sinh và những nhóm người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV/AIDS
7


(trẻ lang thang, cơ nhỡ, trẻ mồ côi, tiêm chích ma tuý, mại dâm, đồng tình …) nhằm xây
dựng nhận thức đúng đắn về nguy cơ và hiểm họa của dịch HIV/AIDS, có thái độ, hành
vi, cư xử đúng đối với người nhiễm HIV/AIDS, có tinh thần tích cực tham gia phòng,
chống căn bệnh này; gắn phòng, chống HIV/AIDS với xây dựng gia đình văn hoá, làng,
bản văn hoá, cơ quan, đơn vị văn hoá; xây dựng lối sống lành mạnh, phù hợp với chuẩn
mực đạo đức xã hội.
Đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho
cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS, nâng cao hiệu quả phối hợp liên ngành
trong phòng, chống HIV/AIDS.
Tăng mức đầu tư của Nhà nước, tích cực huy động sự đóng góp của toàn xã hội,
mở rộng hợp tác nhằm tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế cho nhiệm vụ
phòng, chống HIV/AIDS. Quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả các nguồn đầu tư, ưu
tiên đầu tư cho việc mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động thông tin tuyên
truyền, giáo dục, cho công tác chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV/AIDS. Quản lý và
giám sát dịch tễ, tăng cường nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng các thành tựu
nghiên cứu trong, ngoài nước về phòng, chống HIV/AIDS.
Đẩy mạnh xã hội hoá công tác phòng, chống HIV/AIDS. Phát huy truyền thống

tương thân, tương ái, chăm sóc, giúp đỡ của cộng đồng, chống kỳ thị và phân biệt đối xử
với người nhiễm HIV/AIDS; tạo điều kiện để những người nhiễm bệnh và gia đình họ
thấy rõ trách nhiệm, tự giác tham gia tích cực các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS;
khuyến khích các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức phi chính phủ, cá nhân trong
nước và nước ngoài tham gia phòng, chống HIV/AIDS; tiến tới thành lập tổ chức xã hội
phòng, chống HIV/AIDS từ trung ương đến địa phương.

IV.KẾT LUẬN
Công tác tuyên truyền phòng, chống đại dịch HIV/AIDS là nhiệm vụ hết sức quan
trọng; Đó không phải là nhiệm vụ của riêng cá nhân nào mà là trách nhiệm của toàn xã
8


hội. Cho nên, mỗi người chúng ta phải đặc biệt chú trọng đến công tác này. Có như vậy
xã hội mới có thể giảm bớt được hoặc đẩy lùi được đại dịch HIV/AIDS. Qua chuyên đề
này, tôi mong rằng tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường phải đề ra được
nhiều biện pháp phòng, chống đại dịch HIV/AIDS. Qua đó, đồng thời nâng cao ý thức
trách nhiệm của toàn xã hội đối với công tác tuyên truyền phòng chống đại dịch nguy
hiểm này.
Trường Long Hòa, ngày ……tháng ….năm 20….
Duyệt của BGH

Người viết

Trương Văn Nghĩa

9




×