Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

thành phần loài cá dọc theo tuyến sông quản lộ phụng hiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.64 MB, 93 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN

Ô KIM BÉ

THÀNH PHẦN LOÀI CÁ DỌC THEO
TUYẾN SÔNG QUẢN LỘ PHỤNG HIỆP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN

Ô KIM BÉ

THÀNH PHẦN LOÀI CÁ DỌC THEO
TUYẾN SÔNG QUẢN LỘ PHỤNG HIỆP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. HÀ PHƯỚC HÙNG

Cần Thơ, 2012



LỜI CẢM ƠN
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy Hà Phước Hùng đã tận tình giúp đỡ, chỉ
bảo em cũng như các thầy cô trong Bộ môn Quản lý và kinh tế nghề cá cùng các
Thầy, Cô trong khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ đã tận tâm truyền đạt
kiến thức chuyên môn cho em trong suốt thời gian học tập.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy cố vấn học tập
Nguyễn Văn Thường đã luôn đồng hành, hướng dẫn, giúp đỡ em cũng như tập
thể lớp Quản lí nghề cá khóa 35 hoàn thành tốt chương trình học tại trường.
Xin cảm ơn tất cả các bạn sinh viên lớp Quản lí nghề cá đã nhiệt tình, giúp
đỡ, động viên trong quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp. Thân gửi đến
tập thể lớp Quản lí nghề cá khóa 35 lời chúc sức khỏe và thành công tốt đẹp.
Cần Thơ, ngày 24 tháng 11 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Ô Kim Bé

i


TÓM TẮT
Việt Nam là một quốc gia có biển rộng lớn với diện tích vùng đặc quyền
kinh tế khoảng 1 triệu km 2 . Ở đây chứa đựng một nguồn lợi thủy sản phong phú,
trong đó cá là thành phần chủ yếu. Nằm trong vùng biển nhiệt đới, cá ở nước ta
có thành phần loài phong phú nhưng xuất hiện không tập trung. Chính điều đó đặt
cho chúng ta một vấn đề r ất lớn là bảo vệ nguồn lợi cá biển. Từ những lý do trên
mà đề tài: "Thành phần loài cá dọc theo tuyến sông Quản Lộ Phụng hiệp" được
thực hiện.
Mẫu cá được thu ở 3 điểm: Cái Côn, Ngã Bảy, Ngã Năm định kỳ m ỗi
tháng một lần, thu từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2012. Mẫu sau khi thu được bảo
quản lạnh, và được chuyển về phân tích tại Phòng thí nghiệm của Khoa Thủy Sản
- Đại Học Cần Thơ.

Kết quả nghiên cứu trong 5 tháng đã tìm tìm thấy 36 loài thuộc 8 bộ, 22 họ,
26 giống. Trong đó có 3 bộ có số loài cao. Đó là bộ Perciformes với 14 loài,
chiếm 14,38% trong tổng số loài, bộ Siluriformes với 7 loài cá chiếm 7,9% và bộ
cá đối Cyprinformes với 4 loài cá chiếm 4,11%.
Sinh trưởng theo chiều dài và trọng lượng của các loài cá xảy ra theo đúng
quy luật đặc trưng thể hiện qua mối tương quan chặt chẽ giữa chiều dài và trọng
lượng của một vài loài cá. W = a*L b với R 2 dao động từ 0,9512 đến 0,9807 và hệ
số b dao động từ 2,779 đến 3,5286.
Hệ số CF của các loài cá biến động qua các tháng. Loài cá dảnh có hệ số
CF qua các tháng lần lượt là 0,0088 vào tháng 8; 0,0085 vào tháng 9; 0,0083 vào
tháng 10 và tháng 11 là 0,0087. Ở cá linh rìa, hệ số CF trong 4 tháng lần lượt là
0,00310; 0,00320; 0,00316; 0,00327; Cá phèn vàng : 0,0064; 0,0059; 0,0065;
0,0063. Ở cá chốt sọc: 0,0156; 0,0154; 0,015; 0,1019.
Hệ số thành thục cá phèn vàng có xu hướng tăng lên từ tháng 8 và cao
nhất vào tháng 11 với GSI = 1,4367%. Đối với cá dảnh thì có xu hướng ngược
lại, có xu hướng giảm dần qua các tháng. Với GSI = 1,0899% cao nhất vào tháng
8, thấp nhất vào tháng 10 với GSI = 0,3046%.

ii


MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN ..................................................................................................... i
TÓM TẮT.......................................................................................................... ii
MỤC LỤC.................................................................................................................. iii
DANH SÁCH BẢNG ..................................................................................................vi
DANH SÁCH HÌNH ................................................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT................................................x
Phần 1...........................................................................................................................1

ĐẶT VẤN ĐỀ ..............................................................................................................1
1.1. Giới thiệu ...............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................1
1.3. Nội dung đề tài.......................................................................................................2
Phần 2...........................................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................................3
2.1. Tổng quan nguồn lợi thủy sản thế giới....................................................................3
2.2. Tổng quan nguồn lợi thủy sản Việt Nam ................................................................4

2.2.1. Nguồn lợi hải sản ...................................................................................... 4
2.2.2. Nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt Việt Nam.................................................. 4
2.2.3. Nguồn lợi thủy sản nước lợ....................................................................... 5
2.2.4. Tiềm năng phát triển khai thác và nuôi trồng thủy sản .............................. 5
2.3. Nguồn lợi thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long ...................................................6

2.3.1. Tổng quan đồng bằng sông Cửu Long ...................................................... 6
2.3.2. Nguồn lợi thủy sản nước ngọt Đồng bằng sông Cửu Long:....................... 7
2.4. Tổng quan về tỉnh Hậu Giang.................................................................................7
2.5. Tổng quan về tỉnh Sóc Trăng..................................................................................8

2.5.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên............................................................. 8
2.5.2 Nguồn lợi thủy sản tỉnh Sóc Trăng ............................................................ 8
Phần 3..........................................................................................................................9
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................10
3.1. Vật liệu nghiên cứu ..............................................................................................10
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.........................................................................10
3.3. Phương pháp nghiên cứu: .....................................................................................10

3.3.1. Phương pháp thu mẫu và bảo quản ......................................................... 10
3.3.2. Phương pháp phân tích mẫu.................................................................... 10

3.3.2.1. Đinh danh các loài cá thu được tại khu vực nghiên cứu...................................10
3.3.2.2. Mối quan hệ chiều dài và trọng lượng.............................................................10
3.3.2.3. Hệ số thành thục.............................................................................................11

3.3.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu .................................................... 11
Phần 4.........................................................................................................................12
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................................12
4. 1. Thành phần loài cá thu được ở khu vực nghiên cứu ............................................12

4.1.1. Thành phần loài cá theo bộ và họ ........................................................... 12
4.1.2. Định danh các loài cá thu được tại khu vực nghiên cứu .......................... 13
4.1.2.1. Cá sặc bướm...................................................................................................13
4.1.2.2. Cá sặc điệp .....................................................................................................14

iii


4.1.2.3. Cá sặc rằn.......................................................................................................15
4.1.2.4. Cá phèn trắng .................................................................................................16
4.1.2.5. Cá phèn vàng .................................................................................................17
4.1.2.6. Cá thát lát .......................................................................................................19
2.1.2.7. Cá trèn bầu .....................................................................................................20
4.2.2.8. Cá chạch lá tre................................................................................................22
4.2.2.9. Cá chạch lấu ...................................................................................................23
4.2.2.10 . Cá lóc ..........................................................................................................24
2.2.2.11. Cá bống tượng ..............................................................................................25
2.2.2.12. Cá bống cát ..................................................................................................26
2.2.2.13. Cá hường......................................................................................................28
4.2.2.14. Cá mè vinh ...................................................................................................29
4.2.2.15. Cá sơn bầu....................................................................................................30

4.4.2.16. Cá cơm trích.................................................................................................33
4.2.2.17. Cá rô đồng....................................................................................................34
4.2.2.18 . Cá bống xệ vảy to........................................................................................36
4.2.2.19. Cá chốt giấy .................................................................................................35
4.2.2.20 . Cá chốt sọc..................................................................................................36
4.2.2.21. Cá trê trắng...................................................................................................37
4.2.2.22. Cá dảnh ........................................................................................................39
4.2.4.23. Cá linh rìa.....................................................................................................40
4.2.2.24 . Cá còm ........................................................................................................41
4.2.2.25 .Cá bống trân.................................................................................................42
4.2.2.26 . Cá lưỡi trâu .................................................................................................43
4.2.2.27 . Cá lưỡi mèo.................................................................................................44
4.2.2.28 . Cá rô phi vằn ...............................................................................................45
4.2.2.29. Lươn đồng....................................................................................................46
4.2.2.30. Cá lau kiếng .................................................................................................48
4.2.2.31. Cá sửu ..........................................................................................................48
4.2.2.32 . Cá lăng ........................................................................................................49
4.2.2.33. Cá lòng tong vạch đỏ ....................................................................................50
4.2.2.34. Cá mào gà ....................................................................................................51
4.2.2.35. Cá trèn răng..................................................................................................52
4.2.2.36 . Cá rô biển....................................................................................................53
4.2. Thành phần các loài cá qua các đợt thu mẫu .........................................................54
4.3. Mối tương quan chiều dài và trọng lượng .............................................................55

4.3.1. Mối tương quan chiều dài và trọng lượng Cá dảnh.................................. 55
4.3.2. Mối tương quan chiều dài và trọng lượng Cá linh ................................... 55
4.3.3. Mối tương quan chiều dài và trọng lượng Cá chốt sọc ............................ 56
4.3. 4. Mối tương quan chiều dài và trọng lượng Cá phèn vàng ........................ 56
4.4. Hệ số điều kiện CF...............................................................................................58


4.4.1. Hệ số điều kiện CF của Cá dảnh ............................................................. 58
4.4.4. Hệ số điều kiện CF của Cá phèn vàng..................................................... 58
4.5. Hệ số thành thục của cá (GSI) ..............................................................................59

4.5.1. Hệ số thành thục Cá phèn vàng :............................................................. 59
4.5.2. Hệ số thành thục Cá dảnh ....................................................................... 59
iv


Phần 5.........................................................................................................................61
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ........................................................................................61
5.1. Kết luận ...............................................................................................................61
5.2. Đề xuất ...............................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................62

PHỤ LỤC

v


DANH SÁCH BẢNG
Tên bảng ................................................................................................... Trang
Bảng 4.1.1.So sánh một số chỉ tiêu hình thái của Cá sặc bướm........................ 15
Bảng 4.1.2.So sánh một số chỉ tiêu hình thái của cá sặc điệp ............................ 16
Bảng 4.1.3.So sánh một số chỉ tiêu hình thái của Cá sặc rằn............................. 17
Bảng 4.1.4.So sánh một số chỉ tiêu hình thái của cá phèn trắng ....................... 18
Bảng 4.1.5.So sánh một số chỉ tiêu hình thái của Cá phèn vàng........................ 19
Bảng 4.1.6.So sánh một số chỉ tiêu hình thái của Cá thát lát ............................. 20
Bảng 4.1.7.So sánh một số chỉ tiêu hình thái của Cá trèn bầu ........................... 22
Bảng 4.1.8.So sánh một số chỉ tiêu hình thái của Cá chạch lá tre ...................... 24

Bảng 4.1.9.So sánh một số chỉ tiêu hình thái của Cá chạch lấu ......................... 25
Bảng 4.1.10.So sánh một số chỉ tiêu hình thái của Cá lóc đen........................... 26
Bảng 4.1.11.So sánh một số chỉ tiêu hình thái của Cá bống tượng ................... 27
Bảng 4.1.12.So sánh một số chỉ tiêu hình thái của Cá bống cát......................... 29
Bảng 4.1.13.So sánh một số chỉ tiêu hình thái của Cá hường............................ 30
Bảng 4.1.14.So sánh một số chỉ tiêu hình thái của Cá mè vinh ......................... 32
Bảng 4.1.15.So sánh một số chỉ tiêu hình thái của Cá sơn bầu.......................... 33
Bảng .4.1.16.So sánh một số chỉ tiêu hình thái của Cá cơm trích ...................... 34
Bảng 4.1.17.So sánh một số chỉ tiêu hình thái của Cá rô đồng .......................... 35
Bảng 4.1.18.So sánh một số chỉ tiêu hình thái của Cá bống xệ vảy to ............... 37
Bảng 4.1.19.So sánh một số chỉ tiêu hình thái của Cá chốt giấy........................ 38
Bảng 4.1.20.So sánh một số chỉ tiêu hình thái của Cá chốt sọc ......................... 39
Bảng 4.1.22.So sánh một số chỉ tiêu hình thái của cá trê trắng.......................... 40
Bảng 4.1.22.So sánh một số chỉ tiêu hình thái của Cá dảnh .............................. 45
Bảng 4.1.23.So sánh một số chỉ tiêu hình thái của Cá linh rìa .......................... 42
Bảng 4.1.24.So sánh một số chỉ tiêu hình thái của Cá còm ............................... 43
Bảng 4.1.25.So sánh một số chỉ tiêu hình thái của Cá bống trân ....................... 44
Bảng 4.1.26.So sánh một số chỉ tiêu hình thái của Cá lưỡi trâu ........................ 46
Bảng 4.1.27.So sánh một số chỉ tiêu hình thái của Cá lưỡi mèo ........................ 47
Bảng 4.1.28.So sánh một số chỉ tiêu hình thái của Cá rô phi vằn ..................... 52
Bảng 4.1.29.So sánh một số chỉ tiêu hình thái của cá lau kiếng ....................... 49
Bảng 4.1.30.So sánh một số chỉ tiêu hình thái của Cá sửu ............................... 50
Bảng 4.1.31.So sánh một số chỉ tiêu hình thái của Cá lăng ............................... 51
Bảng 4.1.33.So sánh một số chỉ tiêu hình thái của cá lòng tong vạch đỏ ........... 52
Bảng 4.1.34. So sánh một số chỉ tiêu hình thái của cá mào gà........................... 53
Bảng 4.1.35. So sánh một số chỉ tiêu hình thái của Cá trèn răng ....................... 54
Bảng 4.1.36.So sánh một số chỉ tiêu hình thái của Cá rô biển .......................... 55

vi



DANH SÁCH HÌNH
Tên hình.................................................................................................... Trang
Hình 2.3.Khái quát các vùng nuôi trồng thủy sản trong bản đồ thủy lợi vùng
ĐBSCL… .......................................................................................................... 6
Hình 2.4 Bản đồ tỉnh Hậu Giang ........................................................................ 8
Hình 3.2 Bản đồ khu vực thu mẫu ...................................................................... 9
Hình 4.1.1. Biểu đồ thể hiện thành phần loài theo bộ........................................ 12
Hình 4.1.2. Biểu đồ thể hiện thành phần loài theo họ........................................ 12
Hình 4.1.3. Cá sặc bướm ................................................................................. 13
Hình 4.1.4. Cá sặc điệp..................................................................................... 14
Hình 4.1.5 Cá sặc rằn ....................................................................................... 15
Hình 4.1.6. Cá phèn trắng................................................................................. 16
Hình 4.1.7. Cá phèn vàng ................................................................................. 18
Hình 4.1.8. Cá thát lát....................................................................................... 19
Hình 4.1.9. Cá trèn bầu..................................................................................... 20
Hình 4.1.10 Chạch lá tre................................................................................... 22
Hình 4.1.11. Cá chạch lấu................................................................................. 23
Hình 4.1.12. Cá lóc........................................................................................... 24
Hình 4.1.13.Cá bống tượng .............................................................................. 25
Hình 4.1.14.Cá bống cát ................................................................................... 26
Hình 4.1.15.Cá hường ...................................................................................... 28
Hình 4.1.16. Cá mè vinh................................................................................... 29
Hình 4.1.17. Cá sơn bầu ................................................................................... 30
Hình 4.1.18. Cá cơm trích ................................................................................ 32
Hình 4.1.19. Cá rô đồng (Nguồn : www. fishbase.org) ..................................... 33
Hình 4.1.20. Cá bống xệ vảy to ........................................................................ 34
Hình 4.1.21. Cá chốt giấy ................................................................................. 35
Hình 4.1.22. Cá chốt sọc .................................................................................. 36
Hình 4.1.23. Cá trê trắng ................................................................................. 37

Hình 4.1.24. Cá dảnh........................................................................................ 39
Hình 4.1.25. Cá linh rìa .................................................................................... 40
Hình 4.1.2. Cá còm (Nguồn :www.fishbase.org) .............................................. 41
Hình 4.1.27.Cá bống trân ................................................................................. 42
Hình 4.1.28.Cá lưỡi trâu................................................................................... 43
Hình 4.1.29. Cá lưỡi mèo ................................................................................. 44
Hình 4.1.30. Cá rô phi vằn (Nguồn : ) .................... 46
Hình 4.1.31.Lươn đồng.(Nguồn:www.fishbase.org) ......................................... 47
Hình 4.1.32.Cá lau kiếng (Nguồn ................... 48
Hình 4.1.33.Cá Sửu .......................................................................................... 48
Hình 4.1.34. Cá lăng......................................................................................... 49
Hình 4.1.35.Cá lòng tong vạch đỏ .................................................................... 50
Hình 4.1.37.Cá mào gà ..................................................................................... 51
vii


Hình 4.1.38.Cá trèn răng .................................................................................. 52
Hình 4.1.39.Cá rô biển ..................................................................................... 53
Hình 4.2. Biến động thành phần lài cá qua các đợt thu mẫu.............................. 54
Hình 4.2.1. Mối tương quan chiều dài và trọng lượng cá dảnh.......................... 55
Hình 4.2.2. Mối tương quan chiều dài và trọng lượng cá linh ........................... 56
Hình 4.2.3. Mối tương quan chiều dài trọng lượng Cá chốt sọc ........................ 56
Hình 4.2.4. Mối tương quan chiều dài và trọng lượng cá phèn vàng ................. 57
Hình 4.3.1. Biến động hệ số CF của cá dảnh.................................................... 58
Hình 4.3.4. Biến động hệ số CF của Cá phèn vàng ........................................... 58
Hình 4.4.1. Hệ số thành thục Cá phèn vàng ...................................................... 59
Hình 4.4.2. Hệ số thành thục Cá dảnh............................................................... 60

viii



CÁC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
FAO
Hiệp Quốc
ĐBSCL
TL
SL
FL
P
A
V
C
D
P

ix

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên
Đồng bằng sông Cửu Long
Chiều dài tổng (Total lengh)
Chiều dài chuẩn (Standard lengh)
Chiều dài fork (Fork lengh)
Trọng lượng cá (Ponderosity)
Vi hậu môn ( Anal fin)
Vi bụng (Ventral fin)
Vi đuôi (Caudal fin)
Vi lưng (Dorsal fin)
Vi ngực (Pectoral fin)



Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Giới thiệu
Việt Nam là một quốc gia ven biển có bờ biển dài trên 3.200km. Có các bờ
biển và thềm lục địa khoảng một triệu km2, gần 3.000 đảo nằm rải rác trên biển
Đông từ Bắc đến Nam bao gồm các đảo ven bờ và hai quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa nằm giữa biển. Vùng biển Việt Nam với nhiều hệ sinh thái đa dạng và
phong phú như: hệ sinh thái biển, rạn san hô biển, vùng cửa sông, vùng thuỷ nội
địa, rừng ngập mặn ven biển, hệ thống sông ngòi và các vùng ngập nước…… đã
tạo điều kiện thuận lợi để cho ngành thủy sản phát triển mạnh mẽ.
ĐBSCL hiện có khoảng hơn 400.000 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, tổng
sản lượng hàng năm lên đến hơn 1,5 triệu tấn, chiếm hơn 70% sản lượng nuôi
thủy sản của cả nước. Ngoài diện tích nuôi thuỷ sản nước mặn, tập trung ở ven
biển, diện tích nuôi thuỷ sản nước ngọt cũng khá lớn, với trên 500.000 ha, chủ
yếu ở các tỉnh Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng… Nhờ biết
tận dụng lợi thế sẵn có nên nhiều năm qua, sản phẩm thuỷ sản ở khu vực ĐBSCL
tăng cả về số lượng và giá trị, tạo điều kiện cho nhân dân phát triển kinh tế, nâng
cao đời sống.
Hậu Giang nằm ở trung tâm ĐBSCL, giữa một mạng lưới sông ngòi, kênh
rạch chằng chịt như: sông Hậu, sông Cần Thơ, kênh Quản Lộ, kênh Phụng Hiệp,
sông Cái Sắn… tạo điều kiện thuận lợi để cho ngành thủy sản ở Hậu Giang phát
triển mạnh mẽ. Năm 2009, ước tính diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh là
6.100 ha, tăng 39 ha (0,64%) so với năm 2008. Sản lượng thủy sản năm 2009,
ước tính toàn tỉnh đạt 43.017 tấn, tăng 2,75% so với cùng kỳ năm trước, trong đó
khai thác giảm 1,47% so với cùng kỳ, nuôi trồng tăng 3,10%. Việc xác định thành
phần loài, tính đa dạng loài...phục vụ cho việc nghiên cứu sau này để có biện
pháp đúng đắn cho việc khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Với lý do này mà
đề tài “thành phần loài cá dọc theo tuyến sông Quản Lộ Phụng Hiệp” được thực
hiện.
1.2. Mục tiêu của đề tài

Đề tài “thành phần loài cá dọc theo tuyến sông Quản Lộ Phụng Hiệp (Ngã
Năm – Cái Côn)” được thực hiện nhằm mục đích xác định thành phần loài, sự
phân bố, tính đa dạng loài…. của một số loài cá kinh tế phân bố dọc theo tuyến
sông Quản Lộ Phụng Hiệp của tỉnh Hậu Giang giúp nhận định các loài cá nhằm
làm cơ sở cho việc phát triển đối tượng nuôi, đồng thời đánh giá đúng nguồn lợi
hiện tại.

1


Qua đó, chúng ta có thể tìm ra được những biện pháp, chiến lược, định
hướng quản lý, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản ven bờ. Đồng thời từ

2


những dữ liệu thu được sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các công trình nghiên
cứu sau này.
1.3. Nội dung đề tài
 Xác định thành phần loài cá khai thác được phân bố dọc theo tuyến sông
Quản Lộ Phụng Hiệp thuộc tỉnh Hậu Giang.
 Biến động về thành phần loài và kích cỡ các loài cá qua các đợt thu mẫu.
 Phân tích một số đặc điểm sinh học sinh trưởng của một số loài cá phân bố
ở địa bàn nghiên cứu.

1


Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Tổng quan nguồn lợi thủy sản thế giới
Theo kết quả công bố của FAO (2004), tổng sản lượng thủy sản thế giới đã
gia tăng từ 19,3 triệu tấn năm 1950 tới hơn 100 triệu tấn vào năm 1989 và 134
triệu tấn vào năm 2002, trong đó sản lượng khai thác hải sản đóng vai trò lớn
nhất. Năm 1950, sản lượng đánh bắt hải sản trên thế giới là 16,7 triệu tấn (chiếm
86% tổng sản lượng thủy sản thế giới) và tăng lên 62 triệu tấn vào năm 1980. Tuy
nhiên, chỉ hơn hai thập kỷ qua sản lượng thủy sản thế giới đã tăng rất nhanh
(134,3 triệu tấn năm 2002 trong đó có khoảng 84,4 triệu tấn được khai thác từ
nguồn lợi cá đại dương).
Theo FAO (2004), sản lượng cá nổi nhỏ (cá trích, cá mòi, cá trõng…) khai
thác trên toàn cầu chiếm tỉ lệ cao nhất (26%, 22,5 triệu tấn) trong tổng sản lượng
hải sản khai thác năm 2002, giảm so với 29% ở những năm 1950s và 27% vào
những năm 1970s. Cá nổi lớn (cá ngừ đại dương, cá kiếm, cá nổi tạp…) chiếm
21% (17,7 triệu tấn) của tổng sản lượng đánh bắt năm 2002, tăng lên so với 13%
của những năm 1950s. Cá đáy (cá bơn vĩ, cá lưỡi trâu, cá bơn cát, cá tuyết, cá
meluc và cá đáy tạp) chiếm 15% tổng sản lượng hải sản khai thác năm 2002 (với
12,3 triệu tấn), so sánh với 28% lượng đánh bắt thế giới những năm 1950s và
1970s. Cá tạp ven biển chiếm 6-7% (với 6,1 triệu tấn) năm 2002, trong khi đó
nhóm giáp xác (cua tôm hùm, tôm biển, tôm nước ngọt,…) tăng từ 4% những
năm 1950s và 1970s lên 7% (5,8 triệu tấn) năm 2002.
Hiện nay, ở một số vùng biển, một số quốc gia, sản lượng khai thác vẫn tiếp
tục tăng lên, nhưng nhìn chung trên phạm vi toàn cầu, FAO đưa ra nhận định
không mấy lạc quan về nguồn lợi thủy sản thế giới. Theo đánh giá mới đây của
FAO, hầu như 50% nguồn lợi hải sản thế giới đã bị khai thác tới giới hạn và
không còn khả năng tăng sản lượng; 25% nguồn lợi đã bị khai thác quá giới hạn
khai thác. Như vậy, chỉ còn 25% nguồn lợi thủy sản thế giới là còn khả năng tăng
sản lượng khai thác.
Nguồn lợi cá thế giới tập trung chủ yếu ở hai lớp: lớp cá Sụn và lớp cá
Xương. Lớp cá Sụn (Chondrichthyes) hiện có khoảng 600 loài và lớp cá Xương
(Osteichthyes) có hơn 22.000 loài thuộc 40 bộ, phân bố rộng ở nhiều ở nhiều môi

trường khác nhau.
Lớp cá Sụn gồm 2 bộ: cá Nhám (Selachormorpha), cá Đuối sông (Dasyatidae) có
giá trị kinh tế cao.
Lớp cá Xương hiện được chia làm 2 phân lớp với 7 tổng bộ:
 Phân lớp Vây gốc thịt (Sarcoptergii) gồm tổng bộ là tổng bộ cá Vây tay
(Coelacanthinimorpha) và cá Phổi (Dipneustomorpha).

2


 Phân lớp cá Vây tia (Actinopterygii) gồm 5 tổng bộ Cá vây tia cổ
(Actinopterygii), tổng bộ cá Láng sụn (Chondrostei), tổng bộ cá Vây ngắn
(Brachiopterygii), tổng bộ cá Láng xương (Holestei), tổng bộ cá Xương
(Teleostei).
Trong đó các loài thuộc bộ cá Xương (Teleostei) có giá trị khai thác thủy
sản rất lớn trên thế giới như bộ cá Trích (Cluperciformes), bộ cá Chình
(Anguilliformes), bộ cá Đối (Mugiliformes), bộ cá Vược (Perciformes).
2.2. Tổng quan nguồn lợi thủy sản Việt Nam
2.2.1. Nguồn lợi hải sản
Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, là một biển lớn của Thái Bình
Dương, có diện tích khoảng 3.448.000 km2, được bao bọc bởi 10 nước và vùng
lãnh thổ (Việt Nam, Trung Quốc, Malaixia, Inđônêxia, Philippin, Brunây,
TháiLan, Campuchia, Singapore và Đài Loan); là một trong 6 biển lớn nhất của
thế giới, có vị trí quan trọng của cả khu vực và thế giới.
Việt Nam có bờ biển dài 3260 km, vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng 226.000
km , vùng biển đặc quyền kinh tế rộng 1triệu km2 với hơn 4.000 hòn đảo, tạo nên
12 vịnh, đầm phá với tổng diện tích 1.160 km2 được che chắn tốt dễ trú đậu tàu
thuyền. Trong nội địa, hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt tạo nên khoảng
1,7 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản. Biển Việt Nam có tính đa dạng sinh học khá
cao, cũng là nơi phát sinh và phát tán của nhiều nhóm sinh vật biển vùng nhiệt đới

ấn Độ - Thái Bình Dương với chừng 11.000 loài sinh vật đã được phát hiện. Trong
đó có khoảng 6.000 loài động vật đáy, 2.038 loài cá biển, 653 loài rong biển, 657
loài động vật phù du, 537 loài thực vật phù du, 94 loài thực vật ngập mặn, hệ giáp
xác biển có 1647 loài (225 loài tôm biển), 25 loài mực, 7 loài bạch tuộc, 14 loài cỏ
biển, 298 loài san hô, 15 loài rắn biển, 12 loài thú biển, 5 loài rùa biển và 43 loài
chim nước.
2

2.2.2. Nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt Việt Nam
Từ những năm 70 đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về nguồn
lợi thủy sản. Sau đây là một số tài liệu phổ biến:
 Theo bộ thủy sản, (1996). Nguồn lợi thủy sản Việt Nam. Phần cá nước
ngọt gồm 544 loài và phân loài cá nằm trong 18 bộ, 57 họ, 228 giống. Nếu phân
theo vùng địa lý thì vùng Bắc Bộ là 222 loài, Bắc Trung Bộ 145 loài, Nam Trung
Bộ 120 loài và Nam Bộ 306 loài.
 Theo Mai Đình Yên, (1978). Định loại các loài cá nước ngọt ở các tỉnh
phía Bắc Việt Nam gồm 201 loài, 27 họ và 11 bộ.
 Theo Mai Đình Yên, (1992). Định loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ đã
thống kê 225 loài trong 139 giống, thuộc 43 họ, 14 bộ. Bộ Cypriniformes có 97
loài, 51 giống và 4 họ; bộ Clupciformes 17 loài, 11 giống và 3 họ. Các bộ còn lại
chỉ có 1- 7 loài, 3- 5 giống.
3


2.2.3. Nguồn lợi thủy sản nước lợ
Vùng nước lợ là vùng nước cửa sông, ven biển và vùng rừng ngập mặn,
đầm, phá. Nơi đây có sự pha trộn giữa nước biển và nước ngọt từ các dòng
sông đổ ra. Do được hình thành từ hai nguồn nước nên diện tích vùng nước
lợ phụ thuộc vào mùa (mưa hoặc khô) và thủy triều. Nồng độ muối vùng này
luôn thay đổi. Đây là vùng giàu chất dinh dưỡng cho động, thực vật thủy sinh

có khả năng thích nghi với điều kiện nồng độ muối luôn thay đổi, là nơi cư
trú, sinh sản, sinh trưởng của tôm he, tôm nương, tôm rảo, tôm vàng, cá đối, cá
vược, cá tráp, cá trai, cá bớp, cua biển,...
Tổng diện tích mặt nước mặn lợ có khả năng đưa vào nuôi trồng thuỷ sản
khoảng 965.000 ha bao gồm vùng triều 873.000 ha, eo vịnh 92.000 ha. Đây là
vùng môi trường sống cho nhiều loài thủy đặc sản có giá trị như tôm, rong câu,
các loài cua, cá mặn lợ. Đặc biệt, rừng ngập mặn là bộ phận quan trọng của
vùng sinh thái nước lợ, nơi hình thành nguồn thức ăn quan trọng từ thảm thực
vật cho các loài động vật thủy sinh và nơi nuôi dưỡng chính cho ấu trùng giống
hải sản. Vùng nuôi nước lợ vừa có ý nghĩa sản xuất, vừa có ý nghĩa không
thay thế được trong việc bảo vệ và tái tạo nguồn lợi. Ở Đông Nam Á, trong
vùng rừng ngập mặn đã thống kê được có 230 loài giáp xác, 211 loài thân
mềm, hàng trăm loài cá và động vật không xương sống khác. Diện tích rừng
ngập mặn ven biển Việt Nam giảm từ 400.000 ha xuống 250.000 ha. Những
năm gần đây, việc phá rừng ngập mặn làm ao tôm và lấy củi đun đã làm mất
đi hàng trăm hecta.
Hiện diện tích rừng ngập mặn trong cả nước chỉ còn trên dưới 100.000
ha. Ngoài ra, còn một số diện tích đất cát có thể sử dụng cho nuôi thuỷ sản,
khoảng 20.000 ha, và một số vùng nước ven các đảo và bãi ngang. Các vùng
nước lợ đang được huy động vào mục đích phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản
nhất là nuôi tôm và các loại cá có giá trị cao phục vụ xuất khẩu.
2.2.4. Tiềm năng phát triển khai thác và nuôi trồng thủy sản
Vùng biển ven bờ đang bị khai thác vượt quá mức cho phép, tuy nhiên nếu
có biện pháp giải quyết vấn đề sinh kế cho ngư dân, chuyển đổi nghề, cơ chế
chính sách cho hợp lý, áp dụng các phương thức quản lý nghề cá phù hợp, dựa
vào dân, phát huy sức mạnh của cộng đồng ngư dân để cùng với nhà nước quản lý
tốt vùng biển ven bờ thì sẽ bảo vệ được nguồn lợi nguồn lợi cho thế hệ mai sau,
góp phần nâng cao đời sống ngư dân, ổn định an ninh chính trị ở nông thôn.
Vùng biển xa bờ vẫn có tiềm năng để khai thác các loài cá nổi lớn như cá
ngừ đại dương, cá ngừ vằn, mực đại dương,v.v…Việt Nam đang thúc đẩy đàm

phán với các nước trong khu vực để liên doanh, liên kết họat động thủy sản (khai
thác, chế biến) để tàu cá của Việt Nam có thể sang vùng biển một số nước trong
khu vực để khai thác và Việt Nam cũng đang chuẩn bị tham gia một số tổ chức
quốc tế quản lý nguồn lợi , khi tham gia Việt Nam sẽ có quyền được khai thác ở
vùng biển quốc tế theo quy định.
4


Tổng diện tích có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản ở nước ta khoảng
2,20 triệu ha mặt nước, trong đó loại hình thuỷ vực nước ngọt là 1,07 ha, nước
mặn lợ 1,18 ha. Tiềm năng phát triển nuôi thủy sản ở nước ta chủ yếu ở các tỉnh
ven biển, đặc biệt hai vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long;
trong tổng diện tích có khả năng phát triển nuôi bao gồm vùng đồng bằng Sông
Cửu Long chiếm 60,8% tổng diện tích của cả nước, đồng bằng sông Hồng chiếm
9,4%.
2.3. Nguồn lợi thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long
2.3.1. Tổng quan đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSCL rộng 36.000 km2 chiếm trên 4% diện tích lưu vực và là điểm thoát
nước cuối cùng của lưu vực sông Mekong. Đồng bằng có hai mặt giáp biển Đông
và vịnh Thái Lan dài hơn 600km, mỗi năm vùng đất bằng phẳng này nhận hơn
450 tỷ m3 tổng lượng nước từ sông Mekong. ĐBSCL vì thế được xem là một
vùng đất ngập nước rộng lớn nhất Việt Nam. Yếu tố tự nhiên này, ngoài sự tăng
trường rất mạnh về canh tác lúa và rau trái, vùng ĐBSCL rất thuận lợi cho việc
phát triển thủy sản phong phú, đa dạng với môi trường nước ngọt, nước lợ và
nước mặn (Hình 2.3)

Hình 2.3 Khái quát các vùng nuôi trồng thủy sản trong bản đồ thủy lợi vùng ĐBSCL.
5



2.3.2. Nguồn lợi thủy sản nước ngọt Đồng bằng sông Cửu Long:
Theo Nguyễn Văn Hảo và ctv (1976) có khoảng 236 loài cá đã được tìm
thấy, trong đó họ cá Chép chiếm 74 loài, họ cá da trơn chiếm 51 loài và hơn 50
loài được xem là loài cá có giá trị kinh tế.
Mai Đình Yên (1992), có 225 loài cá trong 139 giống thuộc 43 họ và 14 bộ,
trong đó bộ cá Chép (Cypriniformes) có 97 loài, 51 giống và 4 họ.
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, (1993). Định loại các loài
cá nước ngọt vùng ĐBSCL, gồm 173 loài, 99 giống, 39 họ và 13 bộ cá nước ngọt.
Trong đó có 12 loài cá thuộc bộ cá Trích (Cluferciformes), 2 loài thuộc bộ cá
Thát lát (Osteoglossiformes), 50 loài thuộc họ cá Chép (Cypriniformes), 41 loài
thuộc họ cá Da trơn (Siluriformes), 2 loài thuộc bộ cá Sóc
(Cyprinondontiformes), 6 loài thuộc bộ cá Lìm Kìm (Beloniformes), 1 loài thuộc
bộ cá Ngựa (Synbranchiformes), 43 loài thuộc bộ cá Vược (Perciformes), 4 loài
thuộc bộ cá Lưỡi mèo (Pleuronectiformes), 6 loài thuộc bộ cá Nóc
(Tetraodontiformes) và 1 loài thuộc bộ cá Hàm ếch, 3 loài thuộc bộ cá Đối
(Mugiliformes), 2 loài thuộc Lươn (Synbranchiformes) . Trong các bộ còn lại mỗi
bộ có 1- 6 loài, 1-4 giống, 1-2 họ.
2.4. Tổng quan về tỉnh Hậu Giang
Hậu Giang là tỉnh ở trung tâm ĐBSCL; Bắc giáp thành phố Cần Thơ; Nam
giáp tỉnh Sóc Trăng; Đông giáp sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long; Tây giáp tỉnh Kiên
Giang và tỉnh Bạc Liêu. Lãnh thổ của tỉnh nằm trong tọa độ: từ 9030'35'' đến
10019'17'' Bắc và từ 105014'03'' đến 106017'57'' kinh Đông. Thị xã Vị Thanh - tỉnh
lỵ của tỉnh - cách thành phố Cần Thơ khoảng 60 km, cách thành phố Hồ Chí
Minh 240 km về phía Tây Nam.Tỉnh nằm ở hạ lưu sông Hậu, giữa một mạng lưới
sông ngòi, kênh rạch chằng chịt như: sông Hậu, sông Cần Thơ, sông Cái Tư, kênh
Quản Lộ, kênh Phụng Hiệp, kênh Xà No, sông Cái Sắn... Các tuyến đường lớn
chạy qua tỉnh là quốc lộ 1A, quốc lộ 61, quốc lộ 61 B. Tỉnh nằm kề thành phố
Cần Thơ - trung tâm của vùng Tây Nam Bộ. Sự phát triển của thành phố Cần
Thơ sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển của tỉnh Hậu Giang, mà trực tiếp là các địa
phương nằm giáp thành phố. Tuy nhiên, do vị trí nằm sâu trong nội địa nên Hậu

Giang gặp không ít khó khăn trong việc khai thác các nguồn lực bên ngoài lãnh
thổ, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hoá. Điều đó đòi hỏi tỉnh phải nổ lực hết sức
trong việc khai thác nội lực để phát triển.

6


Hình 2.4 Bản đồ tỉnh Hậu Giang.

2.5. Tổng quan về tỉnh Sóc Trăng
2.5.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Sóc Trăng là một tỉnh thuộc ĐBSCL, nằm cuối lưu vực sông Mê Kông,
giáp các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang, Bạc Liêu và biển Đông. Là tỉnh
đồng bằng cùng với lợi thế địa lý có 72 km bờ biển, 30.000ha bãi bồi và 3 cửa
sông lớn là Trần Đề, Định An, Mỹ Thanh. Khí hậu mang tính chất khí hậu đại
dương hai mùa: mùa mưa từ giữa tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12
đến tháng 5 năm sau. Nhiệt độ trung bình cả năm 26ºC - 28ºC.
Sóc Trăng có lợi thế phát triển kinh tế biển tổng hợp, bao gồm nuôi trồng
thủy hải sản, nông - lâm nghiệp biển, công nghiệp hướng biển, cảng cá, xuất nhập
khẩu, du lịch và vận tải biển.
2.5.2 Nguồn lợi thủy sản tỉnh Sóc Trăng
Tỉnh Sóc Trăng có 2 cửa sông lớn là sông Hậu (đổ theo 2 con sông lớn Trần
Đề và Định An) và sông Mỹ Thanh, nơi có nhiều bãi bồi và vùng trũng với lượng
phù du sinh vật dồi dào thuận lợi cho sự cư trú, sinh sản, phát triển của nhiều
giống loài thủy sản có giá trị như tôm, cua, nghêu, sò huyết, các loài cá,
mực...Trong đó các loài cá có giá trị kinh tế tập trung khoảng 100 loài ở các họ cá
Khế (Carangidae), họ cá Sạo (Pomadasyidae), họ cá Hồng (Lutianidae), họ cá
Thu (Scomberomorus), họ cá Ngừ (Auxis), các loài tôm, mực, nhuyễn thể như Sò
huyết, Cua biển....(Sở thủy sản Sóc Trăng, 2002).
7



Phần 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Vật liệu nghiên cứu
 Ngư cụ đánh bắt: lưới chài, lưới kéo và một số ngư cụ khác.
 Thùng trữ lạnh mẫu, thùng nhựa, khay nhựa.
 Máy chụp hình, tập, viết.
 Cân, thước đo, kính lúp, kính hiển vi, kéo, gim để cố định mẫu, pen và một
số dụng cụ giải phẩu khác.
 Hóa chất: Formol 5%-10%, cồn 70o.
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện từ tháng 07/2012 đến tháng 12/2012.
Địa điểm nghiên cứu: Thu mẫu tại 3 điểm dọc theo tuyến sông Quản Lộ Phụng
Hiệp (Ngã Năm – Cái Côn).
 Điểm 1: khu vực Cái Côn.
 Điểm 2: khu vực Ngã Bảy – Hậu Giang.
 Điểm 3: khu vực thị trấn Ngã Năm.
Địa điểm 1

Địa điểm 2
Địa

điểm 3

Hình 3.2 Bản đồ khu vực thu mẫu.

8



3.3. Phương pháp nghiên cứu:
3.3.1. Phương pháp thu mẫu và bảo quản
Mẫu cá được thu mỗi tháng hai lần từ các nguồn:
 Thu từ các ngư dân khai thác tự nhiên bằng các phương tiện đánh bắt:
Chài, lưới kéo, lọp..
 Kết hợp với thu tại các chợ, làng nghề cá tại địa phương.
Số lượng mẫu thu:
 Đối với mẫu dùng cho định danh (ít gặp) thu toàn bộ.
 Đối với mẫu dùng cho nghiên cứu quan hệ chiều dài và trọng lượng
(thường gặp) thu 30 mẫu/loài.
Mẫu sau khi thu cần được rửa sạch bằng nước tại nơi thu mẫu, đánh dấu mẫu thu
đem trữ lạnh sau đó chuyển về phòng thí nghiệm nguồn lợi Khoa Thủy Sản,
trường Đại Học Cần Thơ để phân tích.
3.3.2. Phương pháp phân tích mẫu
3.3.2.1. Đinh danh
Các mẫu cá sau khi thu về được định danh dựa vào các tài liệu sau
 Trương Thủ Khoa & Trần Thị Thu Hương, 1993. Định loại cá nước ngọt
vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
 Mai Đình Yên và ctv, 1992. Định loại cá nước ngọt Nam Bộ.
Các chỉ tiêu hình thái cá: Đếm số tia của:
 Vi ngực (P: Pectoral fin)
 Vi lưng (D: Dorsal fin)
 Vi bụng (V: Ventral fin)
 Vi hậu môn (A: Anal fin)
Các chỉ tiêu cân đo:
 Chiều dài tổng (TL: Total length)
 Chiều dài chuẩn (SL: Standard length)
 Chiều dài fork (FL: Fork length)
 Trọng lượng cá (P: Ponderosity)
3.3.2.2. Mối quan hệ chiều dài và trọng lượng

Mẫu cá có giá trị kinh tế phải được cân trọng lượng (đơn vị tính :gam (g)), đo
chiều dài (đơn vị tính: centimet (cm)) và ghi chép số liệu cẩn thận. Dựa theo công
thức mối quan hệ chiều dài – trọng lượng :

W = a.Lb
Trong đó:
 W là trọng lượng thân cá (g ).
 L là chiều dài tổng của cá (cm).

9


 a hằng số tăng trưởng ban đầu.
 b là hệ số tăng trưởng.
Hệ số điều kiện (CF) từng tháng theo công thức :

CF = Wtb/Ltbb
Trong đó:
 CF là hệ số điều kiện.
 Wtb là trọng lượng trung bình thân cá (gam) theo từng tháng.
 Ltb là chiều dài trung bình thân cá (cm) theo từng tháng.
 b là hệ số tăng trưởng.
3.3.2.3. Hệ số thành thục
Hệ số thành thục (GSI) được tính theo công thức:
GSI = (trọng lượng tuyến sinh dục / trọng lượng cá không nội quan)*100
3.3.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
 Các số liệu thu được sẽ được kiểm tra, nhập vào máy tính và được xử lý
bằng phần mềm Microsoft Office Excel (2003).
 Sử dụng phần mềm Microsoft Office Word (2003) để viết luận văn.


10


Phần 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4. 1. Thành phần loài cá thu được ở khu vực nghiên cứu
4.1.1. Thành phần loài cá theo bộ và họ
Qua 4 tháng khảo sát ở khu vực nghiên cứu đã xác định được 36 loài thuộc 8 bộ,
22 họ. Trong đó có 3 bộ chiếm tỉ lệ cao, cụ thể là bộ Perciformes có số loài cao
nhất chiếm 14,38%, bộ Siluriformes đứng thứ 2 với 7,19% và bộ có số loài cao
thứ 3 là Cypriniformes với 4,11%.
14, 38%

4, 11%
2, 6%
3, 8%

2, 6%
2, 6%
2, 6%

7, 19%

Perciformes
Osteoglossiformes
Siluriformes
Clupeiformes
Mugliformes
Synbranchiformes
Pleuronectiformes

Cypriniformes

Hình 4.1.1. Biểu đồ thể hiện thành phần loài theo bộ.

Với 22 bộ khảo sát được trong địa bàn nghiên cứu thì họ Anabantidae và họ
Cyprinidae chiếm tỉ lệ cao với tỉ lệ của mỗi họ là 4,11% , chiếm tỉ lệ thứ hai là là
hai họ Gobiidae và Bagridae với tỉ lệ là 3,8%. Cụ thể như sau:

4, 11%
12, 32%

2, 6%
3, 8%

2, 6%

4, 11%

3, 8%

2, 6%
2, 6%
2, 6%

Anabantidae
Polynemidae
Bagridae
Siluridae
Mastacembelidae
Eleotridae

Gobiidae
Cyprinidae
Notopteridae
khác

Hình 4.1.2. Biểu đồ thể hiện thành phần loài theo họ.
11


4.1.2. Định danh các loài cá thu được tại khu vực nghiên cứu
Sau đây là chi tiết về 36 loài cá đã xác định được ở khu vực nghiên cứu với ba
địa điểm thu mẫu :
4.1.2.1. Cá sặc bướm - Trichogaster trichopterus (Pallas, 1770)

Hình 4.1.3. Cá sặc bướm

Bộ : Perciformes
Họ : Anabantidae
Giống : Trichogaster
Loài : Trichogaster trichopterus (Pallas, 1770)
Tên tiếng Anh: Three - spot gourami
Tên địa phương : Cá sặc bướm
Các đồng danh : Labrus trichopterus Pallas, 1770
Osphromesnus insulatus Seale, 1910
Osphromesnus siamensis Gunther, 1861
Trichopodus trichchoterus (Pallas, 1770)
Trichchopus sepat Bleeker, 1845
Trichopus trichopterus (Pallas, 1770)
Mô tả :
Đầu nhỏ, dẹp bên. Mõm ngắn, nhọn. Thân ngắn, rất dẹp bên.

Màu xám, lưng có nhiều chấm sậm màu, nắp mang và họng có màu vàng nhạt,
phần giữa các vây và ngực màu nâu, bụng hanh vàng. Miệng rất nhỏ và xéo, hàm
trên thẳng đứng và có thể co dãn, hàm dưới trề. Vảy lược, nhỏ, phủ khắp thân và
đầu.
Vảy có kích thước vừa phải và không đều. Đường bên cong, không đều. Đuôi hơi
góc cạnh và phân thùy. Có chấm đen ở giữa thân và gốc đuôi. Thân có nhiều sọc
xiên hẹp và không đều. Trên vi hậu môn, vi lưng, vi đuôi có nhiều chấm nhỏ li ti
màu đen.

12


×