Lịch sử Việt Nam giai đoạn: 1945 - 1954
NỘI DUNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM ÔN THI TỐT NGHIỆP
CHỦ ĐỀ: LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954
Nội dung
Nhận biết
Nước VN
DCCH từ
sau 2/
9/1945 đến
trước
19/12/1946
- Trình bày: Tình hình
nước ta sau cách mạng
tháng
Tám
1945.
(Những khó khăn, thuận
lợi của nước ta sau cách
mạng tháng Tám).
Những năm
đầu toàn
quốc kháng
chiến (19461950)
Nêu được bối cảnh Việt
Nam trong những năm
đầu toàn quốc kháng
chiến
-Nêu được nội dung
đường lối kháng chiến.
- Trình bày khái quát
được những nét chính
về mục đích, chủ
chương, diễn biến
chính, kết quả, ý nghĩa
của chiến dịch Việt Bắc
Thu- Đông 1947 và
chiến dịch biên giới
Thu- Đông 1950
Thông hiểu
- Giải thích: Những
khó khăn, thuận lợi
cơ bản...
- Hiểu đươc: Ý
nghĩa, thành quả
của việc giải quyết
những khó khăn đó.
- Trình bày: Những - Phân tích: ý nghĩa
biện pháp giải quyết của việc ký hiệp
những khó khăn trên...
định Sơ bộ 6/3 và
tạm ước 14/9.
- Phân tích: - vì sao
ND ta phải bước
vào cuộc kháng
chiến chống thực
dân Pháp.
- Phân tích: Nội
dung cơ bản của
đường lối kháng
chiến...
- Khái quát, phân
tích ý nghĩa lịch
sử... của chiến thắng
Việt Bắc Thu- Đông
1947, Biên giới Thu
Đông 1950
Cuộc kháng Trình bày: Hoàn cảnh - Hiểu được: Kế
chiến chống lịch sử dẫn đên sự ra đời hoạch NaVa của TD
Pháp 1953- của kế hoạch NaVa
Pháp ra đời trong
Vận dụng
- Chứng minh:
Sau cách mạng
tháng Tám
1945, nước ta
đứng trước tình
thế "Ngàn cân
treo sợi tóc"
- Vai trò lãnh
đạo sáng suốt
của Đảng đứng
đầu là chủ tich
Hồ Chí Minh đã
đề ra những
biện pháp để
giải quyết
những khó
khăn...
Chứng minh:
Tính đúng đắn,
sáng tạo của
đường lỗi kháng
chiến
của
Đảng...
Chứng minh:
Từ chiến thắng
Việt Bắc Thu
Đông 1947 đến
chiến thắng
Biên giới ThuĐông 1950 là
bước phát triển
đi lên của cuộc
kháng chiến...
- So sánh:
những
điểm
mạnh, yếu... để
1954
được
thế bị động, khó thấy
những thuận lợi,
khăn...
khó khăn của ta,
- Phân tích: Tính địch trong giai
đúng đắn, sáng suốt đoạn này...
về chủ chương chiến lược, phương - Đánh giá: sự
châm tác chiến của sáng suốt của
Đảng trong Đông Đảng đứng đầu
Xuân
1953-1954 là chủ tịch Hồ
cũng như trong Chí Minh trong
chiến dịch lịch sử việc
đề
ra
Điện Biên Phủ
đường lối kháng
đúng
- Phân tích: ý nghĩa chiến
to lớn của chiến đắn... -> để huy
thắng lịch sử Điện động được sức
Biên Phủ 1954 và ý mạnh tổng hợp
nghĩa của Hiệp định của toàn dânGiơnevơ về Đông >cuộc
kháng
Dương 1954
chiến đi đến
thắng lợi cuối
cùng
- Đánh giá ý
nghĩa to lớn của
chiến thắng lịch
sử Điện Biên
Phủ và Hiệp
định Giơnevơ
1954 về Đông
Dương.
- Trình bày được Nội
dung cơ bản của kế
hoạch
NaVa,
chủ
chương, phương châm
chiến lược của Đảng
trong Đông-Xuân 19531954...
- Nêu được: Những nét
chính diễn biến chính về
chiến cuộc Đông- Xuân
1953-1954, những nét
diễn biến chính, kết quả,
ý nghĩa về chiến dịch
lịch sử Điện Biên Phủ...
-Trình bày: Nội dung, ý
nghĩa của Hiệp định
Giơnevơ 1954...
- Nêu được: Nguyên
nhân thắng lợi, ý nghĩa
lịch sử... của cuộc
kháng chiến chống
Pháp...
2
NỘI DUNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM ÔN THI TỐT NGHIỆP
CHỦ ĐỀ: LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954 (dự kiến 12 tiết)
1.Yêu cầu về kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng ghi nhớ, phân tích, tổng hợp vấn đề lịch sử
2. Yêu cầu về nội dung kiến thức:
-Hiểu được tình hình nước ta trong những năm đầu sau CMT8, chính quyền dân
chủ trong tình trạng ngàn cân treo sợi tóc.
-Trình bày được những biện pháp giải quyết khó khăn trước mắt và chuẩn bị cho
kháng chiến, bước đầu XD CQCM, giải quyết nạn đói, dốt,khó khăn về tài chính
-Trình bày được diễn biến chính của công cuộc chống ngoại xâm , nội phản, bảo
vệ CQCM, chống TDP trở lại xâm lược ở MN. Đấu tranh với Trung Hoa dân
quốc và bọn phản CM ở MB, hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân THDQ ra khỏi
nước ta.
- Phân tích được hoàn cảnh dẫn đến việc CTHCM ra lời kêu gọi toàn quốc
kháng chiến ,đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng.
- Trình bày được cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân thủ đô và các đô thị từ
vĩ tuyến 16 ra Bắc .
-Trình bày diễn biến kết quả, phân tích ý nghĩa CD Việt Bắc thu-đông 1947
- Trình bày được hoàn cảnh và chủ trương của ta khi chủ động mở chiến dịch
Biên giới. Diễn biến, kết quả, phân tích được ý nghĩa của chiến dịch Biên giới
1950.
-Phân tích được hoàn cảnh dẫn đến âm mưu, thủ đoạn mới của TD Pháp và can
thiệp Mĩ thể hiện qua kế hoạch Nava.
- Trình bày và phân tích được những nét chính về diễn biến của chiến cuộc
Đông – Xuân 1953 – 1954 đối với cuộc kháng chiến.
-Trình bày và phân tích được những nét chính về diễn biến CD Điện Biên Phủ
và hiệp định Giơnevo 1954 về Đông Dương.
- Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của kháng chiến chống Pháp.
3. Nội dung chủ đề
Chuyên đề 1:
NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ TỪ NGÀY 2 – 9 – 1945
ĐẾN TRƯỚC NGÀY 19 – 12 – 1946( 3 tiết)
I.TÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945:
1.Khó khăn
a. Giặc ngoại xâm và bọn nội phản:
- Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, gần 20 vạn quan Trung Hoa Dân quốc kéo vào đóng
ở Hà Nội và hầu hết các tỉnh. Theo sau chúng là tay sai thuộc các tổ chức phản
động như Việt Nam Quốc dân đảng (Việt Quốc), Việt Nam Cách mạng đồng
minh hội (Việt Cách) về nước hòng cướp chính quyền của ta.
- Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, quân Anh kéo vào nước ta với danh nghĩa quân
đồng minh, tạo điều kiện cho quân Pháp quay trở lại xâm lược. Lợi dụng tình
3
hình đó, bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy, làm tay sai cho Pháp chống
phá cách mạng.
- Ngoài ra, trên cả nước, còn 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp. Một bộ phận quân
Nhật theo lệnh quân Anh đánh lại lực lượng vũ của ta, tạo điều kiện cho quân
Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng.
b. Khó khăn về KT- TC ,VH- XH:
* KT-Tài chính
- Nông nghiệp: nước ta vốn đã lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề; hậu
quả của nạn đói cuối năm 1944 - đầu năm 1945 chưa khắc phục được. Tiếp đó
nạn lụt lớn, làm vỡ đê ở chín tỉnh Bắc Bộ, rồi hạn hán kéo dài, khiến cho nửa
tổng số ruộng đất không canh tác được=> Nạn đói mới đe dọa.
- Công nghiệp: Nhiều nhà máy xí nghiệp còn nằm trong tay tư bản Pháp. Các cơ
sở công nghiệp của ta chưa kịp phục hồi sản xuất. Hàng hoá khan hiếm, giá cả
tăng vọt, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
- Tài chính: Ngân sách Nhà nước lúc này hầu như trống rỗng, kho bạc Nhà nước
chỉ có hơn 1,2 triệu đồng. Chính quyền cách mạng chưa quản lý được Ngân
hàng Đông Dương. Trong lúc đó quân Trung Hoa dân Quốc lại tung ra thị
trường loại tiền quan kim đã mất giá, làm cho nền tài chính nước ta rối loạn.
* VH- XH:
- Tàn dư văn hoá lạc hậu của chế độ thực dân, phong kiến để lại hết sức nặng nề,
hơn 90% dân số không biết chữ.
= > Đất nước đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
3. Thuận lợi:
- Tuy nhiên, thuận lợi của chúng ta lúc bấy giờ là rất cơ bản. Nhân dân ta giành
quyền làm chủ, bước đầu được hưởng quyền lợi do chính quyền cách mạng đưa
lại nên rất phấn khởi, gắn bó với chế độ. Cách mạng nước ta có Đảng, đứng đầu
là Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng suốt lãnh đạo.
- Trên thế giới, hệ thống xã hội chủ nghĩa đang hình thành, phong trào giải
phóng dân tộc dâng cao ở nhiều nước thuộc địa và phụ thuộc, phong trào đấu
tranh vì hoà bình, dân chủ phát triển ở nhiều nước tư bản.
II. BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG, GIẢI
QUYẾT NẠN ĐÓI, NẠN DỐT VÀ KHÓ KHĂN VỀ TÀI CHÍNH
1. Xây dựng chính quyền cách mạng
- Ngày 6-1-1946, tổng tuyển cử, bầu Quốc hội trong cả nước, bầu được 333 đại
biểu khắp Bắc – Trung – Nam, tượng trưng cho khối đoàn kết dân tộc. Đây là
lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, nhân dân ta được thực hiện quyền công dân.
- Sau cuộc bầu cử Quốc hội, các địa phương thuộc Bắc Bộ và Trung Bộ tiến
hành bầu cử hội đồng nhân dân các cấp (tỉnh, xã) theo nguyên tắc phổ thông đầu
phiếu.
- Ngày 2-3-1946, Quốc hội họp kì đầu tiên tại Hà Nội, Quốc hội xác nhận:
+ thành tích của Chính phủ lâm thời trong những ngày đầu xây dựng chế độ
mới,
+ thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí
Minh đứng đầu
+ lập ra Ban dự thảo Hiến pháp. Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà được Quốc hội thông qua ngày 9-11-1946.
4
+ Lực lượng vũ trang được chú trọng xây dựng.
2. Giải quyết nạn đói
-Biện pháp
+ Trước mắt: Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân cả nước “nhường cơm sẻ
áo”. Lập “Hũ gạo cứu đói”, tổ chức “Ngày đồng tâm”...
+Lâu dài: Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: “Tăng gia sản xuất ! Tăng gia sản xuất
ngay ! Tăng gia sản xuất nữa !”. Chính quyền cách mạng ra lệnh bãi bỏ thuế
thân và các thứ thuế vô lí khác của chế độ cũ, giảm tô 25%, giảm thuế ruộng đất
20%
- Kết quả: nạn đói được đẩy lùi.
3. Giải quyết nạn dốt
- Biện pháp:
+ Ngày 8/9/1945, Hồ Chí Minh đã kí Sắc lệnh lập Nha Bình dân học vụ, phát
động phong trào xoá nạn mù chữ.
+Trường học các cấp từ phổ thông đến đại học sớm được khai giảng,nội dung
,phương pháp học bước dầu được đổi mới theo hướng dân tộc dân chủ.
- Kết quả: Đến cuối 1946, cả nước tổ chức được 76.000 lớp học, xoá mù chữ
cho hơn 2,5 triệu người.
4. Giải quyết khó khăn về tài chính
-Chính phủ kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân cả nước: xây
dựng “Quỹ độc lập”, phong trào “Tuần lễ vàng” …..
-Ngày 23-11-1946, Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả
nước, thay cho tiền Đông Dương của Pháp trước đây.
III. ĐẤU TRANH CHỐNG NGOẠI XÂM VÀ NỘI PHẢN, BẢO VỆ
CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG:
1. Chủ trương, sách lược Đảng và Chính phủ đối phó với Pháp và quân
Trung Hoa Dân quốc trong thời gian trước ngày 6-3-1946 và từ ngày 6-31946:
a. Trước ngày 6-3-1946:
* Đối phó với Pháp:
- Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết tâm lãnh đạo
kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ.
- Huy động lực lượng cả nước chi viện cho Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
* Đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng ở miền Bắc
- Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương tạm thời hoà hoãn,
tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân quốc. Nhượng một số quyền lợi kinh tế
như: cung cấp một phần lương thực, thực phẩm, phương tiện giao thông vận tải,
cho phép lưu hành tiền Trung Quốc trên thị trường.
- Nhượng cho đảng Việt Quốc, Việt Cách 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu
cử cùng với 4 ghế bộ trưởng trong Chính phủ liên hiệp, Nguyễn Hải Thần (lãnh
tụ Việt Cách) giữ chức Phó Chủ tịch nước…..
- Những kẻ có tội, đủ bằng chứng thì trừng trị theo pháp luật. Ra sắc lệnh nhằm
trấn áp những đảng phái thân THDQ.
b. Từ ngày 6-3-1946: Hoà hoãn với Pháp nhằm đẩy quân Trung Hoa Dân Quốc
ra khỏi nước ta.
* Hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa của Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946:
5
- H/c LS
+ Sau khi chiếm đóng các đô thị ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp
thực hiện kế hoạch tiến quân ra Bắc nhằm thôn tính cả nước ta. Để thực hiện ý
đồ trên, thực dân Pháp điều đình với Chính phủ Trung Hoa Dân quốc và kí Hiệp
ước Hoa – Pháp (28-2-1946): Trung Hoa Dân quốc được Pháp trả lại các tô
giới, nhượng địa của Pháp trên đất Trung Hoa và được vận chuyển hàng hoá qua
cảng Hải Phòng vào Vân Nam không phải đóng thuế; Đổi lại, Pháp được đưa
quân ra Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật.
=> Hiệp ước Hoa – Pháp đã đặt nhân dân ta trước sự lựa chọn một trong hai con
đường: hoặc cầm súng chiến đấu chống thực dân Pháp, không cho chúng đổ bộ
lên miền Bắc; hoặc hoà hoãn, nhân nhượng Pháp để tránh tình trạng phải đối
phó cùng lúc với nhiều kẻ thù.
+ Ngày 3-3-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp do Chủ tịch Hồ Chí
Minh làm chủ trì, đã chọn giải pháp “hoà để tiến”.
+ Chiều ngày 6-3-1946, tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà kí với G.Xanhtơni - đại diện Chính phủ Pháp – bản
Hiệp định sơ bộ.
* Nội dung Hiệp định:
- Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một quốc gia
tự do, có chính phủ riêng, nghị viện riêng, quân đội riêng, tài chính riêng và là
thành viên của Liên bang Đông Dương, nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
- Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thoả thuận cho 15000 quân Pháp ra
Bắc thay cho quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật, số
quân này sẽ đóng tại những địa điểm quy định và rút dần trong thời hạn 5 năm.
- Hai bên ngừng mọi cuộc xung đột ở phía Nam, giữ nguyên quân đội của mình
tại vị trí cũ, tạo không khí thuận lợi đi đến cuộc đàm phán chính thức bàn các
vấn đề về ngoại giao của Việt Nam, chế độ tương lai của Đông Dương, quyền
lợi kinh tế và văn hoá của người Pháp ở Việt Nam.
* Ý nghĩa của Hiệp định Sơ bộ:
- Kí Hiệp định Sơ bộ hoà hoãn với Pháp, ta đã tránh được cuộc chiến đối đầu bất
lợi vì phải chống nhiều loại kẻ thù cùng một lúc.
- Đẩy được 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc cùng bọn tay sai ra khỏi nước ta.
- Có thêm thời gian hoà bình để củng cố chính quyền cách mạng, chuẩn bị lực
lượng mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp về sau.
Chuyên đề 2: Việt Nam từ 1946- 1954( 5 tiết)
I- KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP BÙNG NỔ
1.Nguyên nhân bùng nổ kháng chiến toàn quốc
-Mặc dù đã kí Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946, thực dân Pháp
vẫn đẩy mạnh việc chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa.
-Ngay sau ngày 6-3-1946, Pháp mở cuộc tấn công ta ở Nam Bộ và Nam Trung
Bộ.
-Ở Bắc Bộ, hạ tuần tháng 11-1946, quân Pháp khiêu khích, tiến công ta ở Hải
Phòng và LạngSơn.
-Ở Hà Nội, quân Pháp bắn súng, ném lựa đạn vào nhiều nơi. Chúng đốt nhà
Thông tin ở phố Tràng Tiền, chiếm đóng cơ quan Bộ Tài chính, gây ra vụ tàn sát
đẫm máu ở phố Hàng Bún, phố Yên Ninh v.v.. Ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối
6
hậu thư đòi Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho quân Pháp
làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội. Nếu yêu cầu đó được chấp nhận, thì
chậm nhất là sáng 20-12-1946, chúng sẽ hành động.
=>Nếu tiếp tục nhân nhượng, thuận theo những điều kiện lúc này của thực dân
Pháp thì đồng nghĩa với việc trao độc lập, chủ quyền của ta cho chúng. Nhân
dân ta chỉ còn một con đường duy nhất là cầm vũ khí đứng lên chiến đấu .
-Vào lúc 20 giờ ngày 19/12/1946, cuộc khởi nghĩa bắt đầu nổ ra ở Hà Nội. Và
ngay trong đêm 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn quốc
kháng chiến.Sáng ngày 20/12/1946, lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến được
phát đi khắp cả nước
2.Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chồng thực dân Pháp xâm
lược
-Ngay từ đầu cuộc kháng chiến, Đảng ta mà đứng đầu là chủ tich Hồ Chí Mimh
đã vạch ra đường lối kháng chiến để chỉ đạo mọi mặt kháng chiến của quân và
dân ta. Đường lối đó được xuất phát từ những văn kiện chính sau đây:Chỉ thị
Toàn dân kháng chiến, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và tác phẩm kháng
chiến nhất định thắng lợi (9-1947) của Tổng Bí thư Trường ,nêu rõ tính chất,
mục đích, nội dung và phương châm của cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp. Đó là kháng chiến toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự
ủng hộ của quốc tế.
3.Phân tích nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến.
*Kháng chiến toàn dân: Là toàn dân kháng chiến, toàn dân đánh giặc không
phân biệt già trẻ, trai gái, mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một
pháo đài. Sở dĩ như vậy là vì:Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, vì lợi ích
toàn dân nên phải do toàn dân tiến hành
*Kháng chiến toàn diện: Là kháng chiến trên tất cả các mặt: Quân sự, chính trị,
kinh tế, văn hóa, ngoại giao…..Vì thực tiển giặc Pháp không những đánh ta về
quân sự mà con phá ta cả về kinh tế, chính trị, văn hóa…Cho nên ta không
những kháng chiến chống Pháp trên mặt trận quân sự mà phải kháng chiến toàn
diện trên tất cả các mặt. Đồng thời kháng chiến toàn diện còn để phát huy sức
mạnh tổng hợp của toàn dân.
*Kháng chiến trường kỳ (nghĩa là đánh lâu dài): Đây là một chủ trương vô cùng
sáng suốt của Đảng ta, vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lê Nin vào
hoàn cảnh nước ta.Ta yếu địch mạnh nên phải đánh lâu dài để chuyển hóa lực
lượng.
*Tự lực cánh sinh: Chủ yếu là dựa vào sức mình là chính (sức mạnh của nhân
dân) không trông chờ ỷ lại vào bên ngoài, đồng thời phải tranh thủ sự viện trợ
của quốc tế.
II. Chiến dich Việt Bắc Thu - Đông 1947( Hoàn cảnh, sơ lược DB,kết quả,ý
nghĩa)
1. Hoàn cảnh lịch sử.
- Khi ta rút khỏi các đô thi thực dân Pháp đã mở rộng được địa bàn chiếm đóng
nhưng chúng vẫn không thực hiện được âm mưu đánh nhanh thắng nhanh
- Pháp gặp nhiều khó khăn về quân sự, kinh tế, tài chính, chính trị, xã hội….
7
-Tháng 3-1947, Chính phủ Pháp cử Bôlae làm Cao uỷ Pháp ở Đông Dương, thay
Đácgiăngliơ, thực hiện kế hoạch tiến công căn cứ địa Việt Bắc nhằm nhanh
chóng kết thúc chiến tranh.
2. Diễn biến.
-Thực dân Pháp huy động 12000 quân và hầu hết máy bay ở Đông Dương mở
cuộc tiến công Việt Bắc từ ngày 7-10-1947.
-Sáng sớm 7-10-1947, binh đoàn quân dù đổ quân xuống thị xã Bắc Kạn, thị trấn
Chợ Mới,... Cùng ngày, binh đoàn bộ binh, từ Lạng Sơn theo Đường số 4 đánh
lên Cao bằng, rồi vòng xuống Bắc Kạn theo Đường số 3, bao vây Việt Bắc ở
phía Đông và phía Bắc.
-Ngày 9-10-1947, một binh đoàn hỗn hợp bộ binh và lính thuỷ đánh bộ từ Hà
Nộ đi ngược sông Hồng và sông Lô lên Tuyên Quang, rồi Chiêm Hoá, đánh vào
Đài Thị, bao vậy Việt Bắc ở phía Tây.
-Khi địch vừa tiến công Việt Bắc, Đảng ta đã có chỉ thị “Phải phá tan cuộc tấn
công mùa đông của giặc Pháp”.
-Trên khắp các mặt trận, quân dân ta anh dũng chiến đấu, từng bước đẩy lùi
cuộc tiến công của địch.
-Quân dân ta đã chủ động bao vây và tiến công địch ở Chợ Mới, Chợ Đồn……..
(nay thuộc Bắc Kạn) v.v.. buộc Pháp phải rút khỏi Chợ Đồn, Chợ Rã cuối tháng
11-1947.
-Ở mặt trận hướng Đông, quân ta phục kích chặn đánh trên Đường số 4, tiêu
biểu là trận phục kích ở đèo Bông Lau (30-10-1947), đánh trúng đoàn xe cơ giới
của địch, thu nhiều vũ khí, quân trang quân dụng của chúng.
-Ở mặt trận hướng Tây, quân ta phục kích đánh địch nhiều mặt trận trên sông
Lô, nổi bật là trận Đoan Hùng, Khe Lau, đánh chìm nhiều tàu chiến, ca nô của
địch.
- Ngày 19-12-1947 sau hơn hai tháng, cuộc chiến đấu giữa ta và địch đã kết thúc
bằng cuộc rút chạy của đại bộ phận quân Pháp khỏi Việt Bắc
3.Kết quả và ý nghiã lịch sử
a.Kết quả:
-Quân dân ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6000 địch, bắn rơi 16 máy bay, bắn
chìm 11 tàu chiến, ca nô, phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh. Cơ quan đầu
não kháng chiến được bảo toàn. Bộ đội chủ lực của ta ngày càng trưởng thành.
b.Ý nghĩa lịch sử.
-Với chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947, cuộc kháng chiến toàn quốc
chống thực dân Pháp xâm lược chuyển sang giai đoạn mới.
-Làm thất bại hoàn toàn âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của chúng buộc chúng
phải chuyển sang đánh lâu dài.
III. Chiến dịch Biên Giới Thu-đông 1950( Hoàn cảnh, sơ lược diễn biến,kết
quả,ý nghĩa)
1. Hoàn cảnh lịch sử
-Từ sau chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947, cuộc kháng chiến của nhân
dân ta có thêm những thuận lợi, song phải đối mặt với nhiều thử thách mới.
-Ngày 1-10-1949, Cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hoà Nhân
dân Trung Hoa ra đời.
8
-Ngày 14-1-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố sẵn sàng đặt quan hệ ngoại
giao với các nước. Ngày 18-1-1950, Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung
Hoa, ngày 30-1-1950 Chính phủ Liên Xô, và trong vòng một tháng sau, các phe
xã hội chủ nghĩa lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà.
-Về phía địch, ngày 13-5-1949, với sự đồng ý của Mĩ, Chính phủ Pháp đề ra kế
hoạch Rove nhằm
+Khóa chặt biên giới Việt Trung bằng cách tăng cường hệ thống phòng ngự trên
đường số 4.
+Thiết lập hành lang Đông Tây để cắt đứt sự liên lạc giữa Việt Bắc với Liên khu
III và liên khu IV.
-Pháp chuẩn bị một kế hoạch quy mô lớn tiến công Việt Bắc lần thứ hai, mong
giành thắng lợi để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
2.Chủ trương của ta:
- Để khắc phục khó khăn, đưa cuộc kháng chiến phát triển lên một bước mới,
tháng 6-1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm
+ tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch
+ khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới
+ mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến
tiến lên.
3.Diễn biến:
-Sáng sớm 16-9-1950, các đơn vị quân đội ta nổ súng mở màn chiến dịch bằng
trận đánh vào vị trí Đông Khê. Sau hơn hai ngày chiến đấu, sáng 18-9, bộ đội ta
tiêu diệt hoàn toàn cụm cứ điểm Đông Khê.
-Mất Đông Khê, quân địch ở Thất Khê lâm vào tình thế bị uy hiếp, Cao Bằng bị
cô lập. =>quân Pháp buộc phải rút khỏi Cao Bằng theo Đường số 4.
-Pháp huy động quân từ Thất Khê lên chiếm lại Đông Khê và đón cánh quân từ
Cao Bằng rút về.
- Đoán trước được ý định của địch, quân ta chủ động mai phục, chặn đánh địch
nhiều nơi trên Đường số 4 khiến cho hai cánh quân này không gặp nhau được.
Đến lượt Thất Khê bị uy hiếp, quân Pháp buộc phải rút về Na Sầm (8-10-1950)
và ngày 13-10-1950, rút khỏi Na Sầm về Lạng Sơn. Trong khi đó, cuộc hành
quân của địch lên Thái Nguyên cũng bị quân ta chặn đánh.
-Quân Pháp trở nên hoảng loạn, phải rút chạy, Đường số 4 được giải phóng ngày
22-10-1950.
4.Kết quả-ý nghĩa
-Sau một tháng chiến đấu, chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi. Ta đã loại
khỏi vòng chiến đấu hơn 8000 tên địch, giải phóng một vùng biên giới Việt –
Trung từ Cao Bằng tới Đình Lập với 35 vạn dân, chọc thủng “Hành lang Đông –
Tây” của Pháp. Thế bao vây của địch cả trong lẫn ngoài đối với căn cứ địa Việt
Bắc bị phá vỡ. Kế hoạch Rovơ bị phá sản.
-Với chiến thắng Biên giới, con đường liên lạc của ta với các nước xã hội chủ
nghĩa được khai thông; quân đội ta đã giành được thế chủ động trên chiến
trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước phát triển của cuộc kháng chiến.
IV. CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
KẾT THÚC (1953 – 1954)
9
1.Kế hoạch quân sự NaVa.
a.Hoàn cảnh ra đời
-Trải qua 8 năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp thiệt
hại ngày càng nặng nề. Đến năm 1953, Pháp bị loại khỏi vòng chiến đấu hơn 39
vạn quân, tiêu tốn hơn 2000 tỉ phrăng. Vùng chiếm đóng của Pháp bị thu hẹp.
Quân Pháp trên chiến trường ngày càng lâm vào thế phòng ngự bị động.
-Trước tình thế sa lầy và thất bại của Pháp, Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến
tranh ở Đông Dương, ép Pháp phải kéo dài và mở rộng chiên tranh, tích cực
chuẩn bị thay thế Pháp.
-Ngày 7-5-1954, được sự thoả thuận của Mĩ, Chính phủ Pháp cử Tướng Nava
làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương .Nava đề ra kế
hoạch quân sự với hi vọng trong vòng 18 tháng sẽ giành lấy một thắng lợi quyết
định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.
b.Nội dungKế hoạch Nava chia thành hai bước:
-Bước thứ nhất, trong thu - đông 1953 và xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến
lược ở Bắc Bộ, tiến công chiến lược để bình định Trung Bộ và Nam Đông
Dương, giành lấy nguồn nhân lực, vật lực, xoá bỏ vùng tự do Liên khu V, đồng
thời ra sức mở rộng nguỵ quân, tập trung binh lực, xây dựng đội quân cơ động
chiến lược mạnh.
-Bước thứ hai, từ thu - đông 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường Bắc Bộ,
thực hiện tiến công chiến lược, cố giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta
phải đàm phán với những điều kiện có lợi cho chúng nhằm kết thúc chiến tranh.
2.Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 -1954.
a.Chủ trương của ta:
-Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về
chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải
phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng đối phó
với ta trên những địa bàn xung yếu mà chúng không thể bỏ, do phải phân tán lực
lượng mà tạo ra cho ta những điều kiện thuận lợi mới để tiêu diệt thêm từng bộ
phận sinh lực của chúng.
b.Các cuộc tiến công chiến lược của ta trong Đông Xuân 53-54.
Thực hiện quyết định của Bộ Chính trị, trong đông – xuân 1953-1954, quân ta
mở một loạt chiến dịch tiến công địch ở hầu khắp các chiến trường Đông
Dương.
-Ngày 10-12-1953, một bộ phận quân chủ lực của ta tiến công thị xã Lai Châu,
loại khỏi vòng chiến đấu 24 đại đội địch, tỉnh Lai Châu (trừ Điện Biên Phủ)
được giải phóng.
=>Nava buộc phải đưa 6 tiểu đoàn cơ động từ đồng bằng Bắc Bộ tăng cường
cho Điện Biên Phủ. Sau đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ trở thành nơi tập
trung binh lực thứ hai của Pháp.
-Đầu tháng 12-1953, liên quân Lào – Việt mở cuộc tiến công địch ở Trung Lào,
tiêu diệt trên 3 tiểu đoàn Âu – Phi, giải phóng 4 vạn km2 và thị xã Thà Khẹt,
bao vây uy hiếp Xavanakhét và căn cứ Xênô.
=>Nava buộc phải tăng cường lực lượng Xênô và Xênô trở thành nơi tập trung
binh lực thứ ba của Pháp.
10
-Cuối tháng 1-1954, liên quân Lào – Việt tiến công địch ở Thượng Lào, giải
phóng lưu vực sông Nậm Hu, toàn tỉnh Phongxalì. Căn cứ kháng chiến của nhân
dân Lào được mở rộng thêm 1 vạn km2.
=>Nava vội dùng đường hàng không đưa quân từ đồng bằng Bắc Bộ tăng cường
cho Luông Phabăng và Mường Sài. Phabăng và Mường Sài trở thành nơi tập
trung binh lực thứ tư của Pháp.
-Đầu tháng 2-1954, quân ta tiến công địch ở Bắc Tây Nguyên, loại khỏi vòng
chiến đấu 2000 tên địch, giải phóng toàn tỉnh KonTum, một vùng rộng lớn với
20 vạn dân, bao vây uy hiếp Plâyku.
=>Pháp buộc phải bỏ dở cuộc tiến công Tuy Hoà (Phú Yên) để tăng cường lực
lượng cho Plâyku và Plâyku trở thành nơi tập trung binh lực thứ năm của Pháp.
-Phối hợp với mặt trận chính, ở vùng sau lưng địch phong trào chiến tranh du
kích phát triển mạnh.
=>Như vậy, đến đầu năm 1954, lực lượng của Pháp bị phân tán trên khắp chiến
trường Đông Dương để đối phó với ta làm cho kế họach Na-va bước đầu bị phá
sản.
Thắng lợi trong đông – xuân 1953 – 1954 đã chuẩn bị về vật chất và tinh thần
cho quân và dân ta mở cuộc tiến công quyết định vào Điện Biên Phủ.
3.Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954
a.Âm mưu của Pháp Mỹ trong việc chiếm đóng xây dựng tập đoàn cứ điểm Điên
Biên Phủ.
-Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng lớn nằm ở phía tây rừng núi Tây Bắc,
gần biên giới với Lào, có vị trí chiến lược then chốt ở Đông Dương và cả Đông
Nam Á nên quân Pháp cố nắm giữ.
-Trong tình thế kế hoạch Na Va bước đầu bị phá sản, Pháp và Mỹ tập trung xây
dựng Điên Biên Phủ thành một một tập đoàn cứ điểm mạnh, một “Pháo đài
không thể công phá”, nhằm thu hút lực lượng của ta vào đây để tiêu diệt: Điện
Biên Phủ trở thành khâu chính, là trung tâm điểm của kế hoạch quân sự Na Va.
-Pháp đã bố trí Điện Biên Phủ thành một hệ thống phòng ngự kiên cố gồm 49 cứ
điểm, hai sân bay, được chia thành ba phân khu
-Lực lượng của địch ở đây có 16.200 đủ các loai. binh chủng và phương tiện
chiến tranh hiện đại.
=>Với cách bố trí như vậy nên cả Pháp lẫn Mỹ điều cho rằng Điện Biên Phủ là
“Một pháo đài bất khả xâm phạm”; là “một con Nhím khổng lồ ở vùng rừng núi
Tây Bắc”; nên chúng sẵn sàng giao chiến với ta ở Điện Biên Phủ.
b.Chủ trương của ta
-Đầu tháng 12-1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp, thông qua kế hoạch
tác chiến của Bộ Tổng tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Mục
tiêu của chiến dịch là tiêu diệt lực lượng địch ở đây, giải phóng vùng Tây Bắc,
tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.
c.Diễn biến: Chiến dịch diễn ra từ 13/3 đến 7/5/1954 chia làm 3 đợt
-Đợt 1, từ ngày 13 đến ngày 17-3-1954: quân ta tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm
Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc. Kết quả ta đã loại khỏi vòng chiến đấu gần
2000 tên địch.
-Đợt 2, từ ngày 30-3 đến ngày 26-4-1954: quân ta đồng loạt tiến công các cứ
điểm phía đông phân khu Trung tâm như E1, C1, C2, A1 v.v.. Ta chiếm phần
11
lớn các cứ điểm của địch, tạo thêm điều kiện để bao vây, chia cắt, khống chế
địch. Sau đợt này, Mĩ khẩn cấp viện trợ cho Pháp và đe doạ sẽ ném bom nguyên
tử xuống Điện Biên Phủ. Ta kịp thời khắc phục khó khăn về tiếp tế, nâng cao
quyết tâm giành thắng lợi.
-Đợt 3, từ ngày 1-5 đến ngày 7-5-1954: quân ta đồng loạt tiến công phân khu
Trung tâm và phân khu Nam, lần lượt tiêu diệt các cứ điểm đề kháng còn lại của
địch. Chiều 7-5, quân ta đánh vào sở chỉ huy địch. 17giờ 30 phút ngày 7-5-1954,
tướng Đờcatơri cùng toán bộ Ban Tham mưu của địch đầu hàng và bị bắt sống.
d.Kết quả và ý nghĩa.
-Kết quả.
+Ta loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 tên, bắn rơi và phá hủy 62 máy bay và thu
nhiều phươngtiện chiến tranh…
+Tính chung cuộc tiến công chiến lược đông – xuân 1953-1954 và chiến dịch
lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng, quân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 128
000 tên địch, thu 19 000 súng các loại, bắn cháy và phá huy 162 máy bay, 81 đại
bác, giải phóng nhiều +Đập ta hoàn toàn kế hạch Na va và mọi mưu đồ chiến
lược của Pháp Mỹ.vùng rộng lớn trong cả nước.
+Thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược đông – xuân 1953-1954 và chiến dịch
lịch sử Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, giáng đòn quyết
định vào ý chí xâm lươc của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến
tranh ở Đông Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của
ta giành thắng lợi.
V- HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ NĂM 1954 VỀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH,
LẬP LẠI HOÀ BÌNH Ở ĐÔNG DƯƠNG
1.Nội dung Hiệp định Giơnevơ quy định:
- Các nước tham gia Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc
lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào,
Campuchia; cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ của ban nước.
- Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hoà bình trên toàn Đông
Dương.
- Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.
+ Ở Việt Nam, Quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội viễn chinh Pháp tập
kết ở hai miền Nam – Bắc, lấy vĩ tuyến 147 (dọc sông Bến Hải – Quảng Trị) làm
giới tuyến quân sự tạm thời cùng với một khu phi quân sự ở hai bên giới tuyến.
- Hiệp định cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào các
nước Đông Dương. Các nước ngoài không được đặt căn cứ quân sự ở Đông
Dương. Các nước Đông Dương không được tham gia bất cứ khối liên minh quân
sự nào và không để cho nước khác dùng lãnh thổ của mình vào việc gây chiến
tranh hoặc phục vụ cho mục đích xâm lược.
- Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước sẽ
được tổ chức vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát và giám sát của một Uỷ ban
quốc tế (gồm Ấn Độ làm Chủ tịch, cùng hai thành viên là Ba Lan và Canađa).
- Trách nhiệm thi hành Hiệp định Giơnevơ thuộc về những người kí Hiệp định
và những người kế tục họ.
2.Ý nghĩa
12
-Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là văn bản pháp lí quốc tế ghi
nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương. Nó đánh
dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, song chưa trọn
vẹn vì mới giải phóng được miền Bắc. Cuộc đấu tranh cách mạng vẫn phải tiếp
tục nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
-Với Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, Pháp buộc phải chấm dứt
chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước. Mĩ thất bại trong âm mưu kéo
dài, mở rộng, quốc tế hoá chiến tranh xâm lược Đông Dương.
VI- NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI, Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CUỘC
KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 – 1954)
1. Nguyên nhân thắng lợi
-Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là nhờ có sự lãnh đạo
sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng
chiến đúng đắn, sáng tạo, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, dũng cảm
trong chiến đấu, cần cù trong lao động sản xuất.
-nhờ có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, mặt trận dân tộc
thống nhất được củng cố và mở rộng, lực lượng vũ trang ba thứ quân sớm được
xây dựng không ngừng lớn mạnh, hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.
-liên minh chiến đấu của nhân dân ba nước chống kẻ thù chung, có sự đồng tình,
ủng hộ và giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân, của
nhân dân Pháp và loài người tiến bộ
2. Ý nghĩa lịch sử
-Thắng lợi của cuộc kháng chiến đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, đồng
thời chấm dứt ách thống trị thực dân Pháp trong gần một thế kỉ trên đất nước ta;
miền Bắc nước ta được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ
nghĩa, tạo cơ sở để nhân dân ta giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ
quốc.
-Thắng lợi của cuộc kháng chiến đã giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược,
âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, góp
phần làm ta rã hệ thống thuộc địa của chúng, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải
phóng dân tộc các nước châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh.
13
ĐỀ THAM KHẢO
ĐỀ SỐ 1
Câu 1(5 điểm)
Chính sách đối ngoại "Mềm dẻo về sách lược, cứng rắn về nguyên tắc" của
Đảng và Chính phủ cách mạng từ sau ngày 02/09/1945 đến ngày 19/12/1946
được thể hiện như thế nào ?
Câu 2( 2điêm)
Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng được thể hiện qua những văn
kiện lịch sử nào? Nêu nội dung đường lối kháng chiến ?
Câu 3 (3điểm):
Trình bày thắng lợi quân sự có ý nghĩa quyết định của quân dân ta buộc thực
dân Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ 1954 kết thúc chiến tranh xâm lược Đông
Dương?
....…………………Hết…………………
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 1
Môn thi: LỊCH SỬ
Câu
Đáp án
1( 5điể Chính sách đối ngoại "Mềm dẻo về sách lược, cứng rắn về nguyên
tắc" của Đảng và Chính phủ cách mạng từ sau ngày 02/09/1945 đến
m)
ngày 19/12/1946.
Điểm
- Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (02/09/1945) gặp muôn 0,5
vàn khó khăn: Nạn đói, nạn dốt, nạn ngoại xâm... Đất nước ở vào tình
thế "Ngàn cân treo sợi tóc"...
-Để bảo vệ thành quả Cách mạng tháng Tám và nền độc lập dân tộc,
Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra chính sách đối
ngoại "Mềm dẻo về sách lược, cứng rắn về nguyên tắc" nhằm " Hòa 0,5
để tiến", "Thêm bạn bớt thù", "Lùi một bước để tiến xa hơn". Chính
sách đó được thể hiện qua hai giai đoạn:
* Từ sau ngày 02/09/1945 đến trước 06/03/1946:
+ Tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân quốc 0,5
ở miền Bắc
( Nhân nhượng một số yêu sách về kinh tế, chính trị như: nhường 70
ghế trong Quốc hội cho bọn tay sai, cho phép lưu hành các loại tiền
Trung Quốc mất giá, cung cấp một phần lương thực ...)
14
+ Quyết tâm kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
(Quân dân Nam Bộ nhất tề đứng lên chiến đấu từ ngày 23/09/1945. 0,5
Nhân dân cả nước sát cánh cùng Nam Bộ kháng chiến...)
-Tác dụng: Tránh trường hợp cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ
thù, hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động chống phá của quân 0,75
Trung Hoa Dân quốc và tay sai, làm thất bại âm mưu lật đổ chính
quyền cách mạng của chúng.
* Từ ngày 06/03/1946 đến ngày 19/12/1946:
+ Ngày 28/02/1946: Hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết... đặt ta trước 0,5
sự lựa chọn: Hoặc đánh Pháp khi Pháp ra miền Bắc, hoặc hòa hoãn
với Pháp...
+ Ta chọn phương án hòa với Pháp bằng việc kí Hiệp định Sơ bộ 0,25
(06/03/1946) ...
+ Ta và Pháp tiếp tục đàm phán ở Phôngtennơblô nhưng không có kết
quả, cuộc chiến giữa ta và Pháp đang đến gần nên Chủ tịch Hồ Chí 0,25
Minh tiếp tục ký với Pháp Tạm ước 14/09/1946..
Tác dụng: Phân hóa kẻ thù, tránh được cuộc chiến đấu bất lợi cho ta,
đẩy được quân Trung Hoa Dân quốc về nước, có thêm thời gian để
chuẩn bị lực lượng.
0,5
+ Tuy nhiên, ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, âm
mưu cướp nước ta một lần nữa, ngày 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu 0,5
thư đòi ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu...
+ Trước tình hình đó, ngày 19/12/1946, Hồ Chủ tịch ra Lời kêu gọi
toàn quốc kháng chiến, chấm dứt thời kỳ hòa hoãn giữa ta và Pháp.
Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ.
Câu 2( *Hoàn cảnh lịch sử:
3điểm) + Ta giành thắng lợi lớn trong đông – xuân 1953 – 1954 buộc Pháp
phân tán lực lượng, kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản. Trong tình
hình đó, Nava tập trung xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ
điểm mạnh…
+ Tháng 12/ 1953, Bộ Chính trị TƯ Đảng họp, quyết định mở chiến
dịch Điện Biên Phủ
* Diễn biến chiến dịch:
Chia làm 3 đợt:
- Đợt 1: Từ 13 đến 17/3/1954 quân ta tấn công ,tiêu diệt cụm cứ điểm
Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc
- Đợt 2: Từ 30/3 đến 26/4/1954 ta đồng loạt tấn công các cứ điểm
phía Đông phân khu trung tâm
- Đợt 3: Từ ngày 1/5 đến 7/5/1954 đồng loạt tấn công phân khu trung
tâm và phân khu Nam, tiêu diệt các cứ điểm còn lại. Chiều 7/5 quân
ta đành vào sở chỉ huy địch, 17h30 phút cùngngày bắt sống Đờcát và
15
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,5
toàn bộ tham mưu địch.
* Kết quả : Ta loại khỏi vòng chiến đấu 16200 tên địch,bắn rơi,phá 0,25
hủy 62 máy bay,thu toàn bộ vũ khí,phương tiện chiến tranh.
* Ý nghĩa:
- Đây là thắng lợi lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, giáng một đòn quyết định vào ý 0,25
chí xâm lược của thực dân Pháp.
- Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạođiều
0,25
kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao.
0,5
Câu 3(
2điểm) -Đường lối kháng chiến chống Pháp được thể hiện qua các văn kiện
sau:
+Chỉ thị toàn dân k/c của BTVTWĐ(12/12/1946)
+ lời kêu gọi toàn quốc k/c (TCHCM 19/12/1946)
+ tác phẩm k/c nhất định thắng lợi của tổng bí thư Trường Chinh
(1947)
-Nội dung: Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh
thủ sự ủng hộ của quốc tế.
0,25
0,25
0,5
1,0
ĐỀ THAM KHẢO
ĐỀ SỐ 2
Câu 1(3điểm)
Vì sao nói năm đầu sau CM T8 /1945 nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đứng
trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” ?
Câu 2(2điểm)
Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ trong hoàn cảnh nào?
Câu 3 (3,0 điểm)
Khi bước vào đông – xuân 1953-1954, Pháp – Mĩ có âm mưu và kế hoạch gì
ở Đông Dương? Trước tình hình đó, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương
Đảng đã đề ra phương hướng chiến lược như thế nào?
Câu 4( 2điểm)
Hiệp định nào đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp? Trình
bày nội dung hiệp định đó?
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 2
Môn thi: LỊCH SỬ
16
Câu
Câu
1(3đ)
Nội dung
Điểm
Năm đầu sau CM T8 /1945 nước Việt Nam dân chủ cộng hòa 0,5
ra đời gặp muôn vàn khó khăn:
-Chính quyền CM còn non trẻ, mới chỉ là chính phủ lâm thời.
0.25
-Giặc ngoại xâm và nội phản đe dọa:
+ Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, gần 20 vạn quan Trung Hoa Dân
0,25
quốc kéo vào đóng ở Hà Nội và hầu hết các tỉnh. Theo sau chúng
là tay sai thuộc các tổ chức phản động như Việt Nam Quốc dân
đảng (Việt Quốc), Việt Nam Cách mạng đồng minh hội (Việt
Cách) về nước hòng cướp chính quyền của ta.
+ Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, quân Anh kéo vào với danh nghĩa 0,25
quân đồng minh, tạo điều kiện cho quân Pháp quay trở lại xâm
lược. Lợi dụng tình hình đó, bọn phản động trong nước ngóc đầu
dậy, làm tay sai cho Pháp chống phá cách mạng.
+ Ngoài ra, trên cả nước, còn 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp. Một
bộ phận quân Nhật theo lệnh quân Anh đánh lại lực lượng vũ của 0,25
ta, tạo điều kiện cho quân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng.
-Kinh tế- tài chính:
+ Nền kinh tế nông nghiệp nước ta vốn đã lạc hậu, lại bị chiến
tranh tàn phá nặng nề; hậu quả của nạn đói cuối năm 1944 - đầu 0,25
năm 1945 chưa khắc phục được. Tiếp đó là nạn lụt lớn, làm vỡ
đê ở chín tỉnh Bắc Bộ, rồi hạn hán kéo dài, khiến cho nửa tổng số
ruộng đất không canh tác được.
+ Nhiều nhà máy xí nghiệp còn nằm trong tay tư bản Pháp. Các
cơ sở công nghiệp của ta chưa kịp phục hồi sản xuất. Hàng hoá 0,25
khan hiếm, giá cả tăng vọt, đời sống nhân dân gặp nhiều khó
khăn.
+ Ngân sách Nhà nước lúc này hầu như trống rỗng, kho bạc Nhà 0,25
nước chỉ có hơn 1,2 triệu đồng. Chính quyền cách mạng chưa
quản lý được Ngân hàng Đông Dương.
- Trong lúc đó, quân Trung Hoa dân QuỐC lại tung ra thị
trường loại tiền quan Kim đã mất giá, làm cho nền tài chính nước 0,25
ta rối loạn.
- VH- XH:
+Tàn dư văn hoá lạc hậu của chế độ thực dân, phong kiến để lại
hết sức nặng nề, hơn 90% dân số không biết chữ.
= > Đất nước đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
Câu
2( 2đ)
0,25
0,25
-Mặc dù đã kí Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-91946, thực dân Pháp vẫn đẩy mạnh việc chiến tranh xâm lược 0,25
17
nước ta một lần nữa.
0.25
-Ngay sau ngày 6-3-1946, Pháp mở cuộc tấn công ta ở Nam Bộ
và Nam Trung Bộ.
0,25
-Ở Bắc Bộ, hạ tuần tháng 11-1946, quân Pháp khiêu khích, tiến
công ta ở Hải Phòng và Lạng Sơn.
0.25
-Ở Hà Nội, quân Pháp bắn súng, ném lựa đạn vào nhiều nơi.
Chúng đốt nhà Thông tin ở phố Tràng Tiền, chiếm đóng cơ quan
Bộ Tài chính, gây ra vụ tàn sát đẫm máu ở phố Hàng Bún, phố
Yên Ninh v.v..
0,25
-Ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta giải tán
lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ
gìn trật tự ở Hà Nội. Nếu yêu cầu đó được chấp nhận, thì chậm
nhất là sáng 20-12-1946, chúng sẽ hành động.
=>Nếu tiếp tục nhân nhượng, thuận theo những điều kiện lúc này
của thực dân Pháp thì đồng nghĩa với việc trao độc lập, chủ 0,5
quyền của ta cho chúng. Nhân dân ta chỉ còn một con đường duy
nhất là cầm vũ khí đứng lên.
-Vào lúc 20 giờ ngày 19/12/1946, cuộc khởi nghĩa bắt đầu nổ ra
ở Hà Nội. Và ngay trong đêm 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh 0,25
đã ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến=> Đánh dấu kháng chiến
toàn quốc bùng nổ
Câu
3( 3đ)
*Âm mưu và kế hoạch của Pháp – Mĩ ở Đông Dương khi
bước vào Đông – Xuân 1953 – 1954:
-Đến năm 1953, trải qua 8 năm kháng chiến và kiến quốc, lực
lượng kháng chiến của nhân dân ta đã lớn mạnh đáng kể.Trong
khi đó, phía Pháp đã bị thiệt hại nặng nề ,Quân Pháp trên chiến
trường ngày càng đi vào thế phòng ngự, bị động.
-Trước tình thế bị sa lầy và thất bại của Pháp, Mĩ can thiệp sâu
vào cuộc chiến tranh Đông Dương, ép Pháp phải kéo dài và mở
rộng chiến tranh, đồng thời tích cực chuẩn bị thay thế Pháp ở
Đông Dương.
-Ngày 7.5.1953, với sự thỏa thuận của Mĩ, chính phủ Pháp cử
tướng Nava làm tổng chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương. Và
Nava đề ra kế hoạch quân sự với hi vọng trong 18 tháng giành
lấy một thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh
dự”.
-Kế hoạch Nava được chia làm hai bước:
+ Bước thứ nhất (từ thu - đông 1953 đến xuân 1954): giữ thế
phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ, tấn công chiến lược để bình
định Trung Bộ và Nam Đông Dương, dành lấy nguồn nhân lực,
vật lực; xóa bỏ vùng tự do liên khu V, đồng thời ra sức mở rộng
ngụy quân, tập trung binh lực, xây dựng đội quân cơ động chiến
lược mạnh.
18
0,5
0,25
0,5
0,5
+Bước thứ hai (từ thu - đông 1954): chuyển lực lượng ra chiến
trường Bắc Bộ, thực hiện tiến công chiến lược, cố giành thắng
lợi quân sự quyết định, buộc ta phải đàm phán với những điều
0,5
kiện có lợi cho chúng nhằm kết thúc chiến tranh.
*Phương hướng chiến lược của Bộ Chính trị và Ban Chấp
hành Trung ương Đảng:
-Cuối tháng 9.1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương
Đảng họp ở Việt Bắc để bàn về kế hoạch quân sự Đông – Xuân
1953 – 1954.
0,25
-Nắm vững nhiệm vụ tiêu diệt địch là chính, phương hướng
chiến lược của ta trong đông xuân 1953 – 1954 là: tập trung lực
lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về
chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận
sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị
0,5
động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa bàn xung
yếu mà chúng không thể bỏ, do phải phân tán lực lượng mà tạo
ra cho ta những điều kiện thuận lợi mới để tiêu diệt thêm từng bộ
phận sinh lực của chúng.
Câu
4( 2đ)
-Hiệp định đánh dấu thắng lợi của kháng chiến chống Pháp là
0,5
hiệp định Giơnevơ 1954
-Nội dung hiệp định:
+ Các nước tham gia Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân
tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia; cam kết không can 0,25
thiệp vào công việc nội bộ của ban nước.
+ Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hoà bình trên
0,25
toàn Đông Dương.
+ Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân,
chuyển giao khu vực: Ở Việt Nam, Quân đội nhân dân Việt Nam
và quân đội viễn chinh Pháp tập kết ở hai miền Nam – Bắc, lấy 0,25
vĩ tuyến 147 (dọc sông Bến Hải – Quảng Trị) làm giới tuyến
quân sự tạm thời cùng với một khu phi quân sự ở hai bên giới
tuyến.
+Hiệp định cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước
ngoài vào các nước Đông Dương. Các nước ngoài không được 0,25
đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương. Các nước Đông Dương
không được tham gia bất cứ khối liên minh quân sự nào và
không để cho nước khác dùng lãnh thổ của mình vào việc gây
chiến tranh hoặc phục vụ cho mục đích xâm lược.
+ Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do 0,25
trong cả nước sẽ được tổ chức vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm
soát và giám sát của một Uỷ ban quốc tế (gồm Ấn Độ làm Chủ
19
tịch, cùng hai thành viên là Ba Lan và Canađa).
+ Trách nhiệm thi hành Hiệp định Giơnevơ thuộc về những
người kí Hiệp định và những người kế tục họ.
20
0,25