Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

ĐỀ THI LAI NGỮ VĂN 7 2010 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.62 KB, 2 trang )

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN
( Thời gian làm bài 90 phút)
I./ Trắc nghiệm ( 3đ).
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu ý mà em
cho là đúng nhất:
“ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quí báu của ta. Từ xưa
đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành làn
sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn,nó lấn chìm
tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước....”
( Trích Ngữ văn 7-Tập 2)
Câu 1 : Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ?
A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
B. Sự giàu đẹp của tiếng Việt.
C. Ý nghĩa văn chương.
D. Sống chết mặc bay.
Câu 2. Tác giả của đoạn văn trên là ai ?
A. Phạm Văn Đồng.
B. Chủ tịch Hồ Chí Minh.
C. Hoài Thanh.
D. Phạm Duy Tốn
Câu 3: Đoạn văn trên được sáng tác theo phương thức biểu đạt nào ?
A. Tự sự.
B. Miêu tả.
C. Biểu cảm.
D. Nghị luận.
Câu 4 : Văn bản có đoạn văn trên được sáng tác vào thời gian nào ?
A. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
B. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ.
C. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
D. Sau năm 1975
Câu 5: Đoạn văn trên tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào là chính ?


A. So sánh.
B. Nhân hóa.
C. Nói quá.
D. Hoán dụ.
Câu 6: Câu văn “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước” là loại câu gì ?
A. Câu đặc biệt.
B. Câu chủ động.
C. Câu bị động
D. Câu rút gọn.
Văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” , của tác giả ?
A. Phạm Văn Đồng.
B. Hoài Thanh.
C. Đặng Thai Mai
D. Vũ Bằng.
Câu 7 : Câu nào sau đây không phải là câu tục ngữ ?
A. Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lụt lội.
B. Khoai đất lạ, mạ đất quen.
C. Một nắng hai sương.
D. Thứ nhất cày ải, thứ nhì vái phân.
Câu 8: Xác định câu in nghiêng:
“ Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em Thủy:
- Đi thôi con.”
A. Là câu đặc biệt.
B. Câu bình thường.
C. Câu rút gọn. D. Câu cảm thán
Câu 9: Câu rút gọn “ Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó”đã lược bỏ
thành phần nào ?
A. Chủ ngữ.
B. Chủ ngữ và vị ngữ.
C. Vị ngữ.

D. Trạng ngữ.
Câu 10: Hãy nối cột A với cột B sao cho đúng nội dung nói về đặc điểm văn nghị
luận
A
B
1.Lập luận là
a.Ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn
2. Luận cứ là
b. lý lẽ, dẫn chứng
3.Luận điểm là
c. là cách nêu luận cứ.
II./ Trắc nghiệm ( 7đ) :


Câu 1 ( 2đ) : Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản “ Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu”(Nguyễn Ái Quốc).
Câu 2( 5 đ): Em hãy giải thích tính đúng đắn của câu tục ngữ: “ Có công mài sắt, có
ngày nên kim”.
(Cho cả điểm trình bày, chữ viết và không sai lỗi chính tả.)

ĐÁP ÁN
I./ Trắc nghiệm : mỗi ý đúng 0,25 đ
Câu
1 2 3 4 5 6 7 8 9
10
Đáp án A B D A A B C C A 3-c 2-b 3-a
II./ Tự luận:
Câu 1:
+/ Nội dung(1,25đ) : Văn bản đã khắc họa được hai nhân vật có tính cách đại diện
cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta thời Pháp thuộc : Va-ren:
gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương. Phan Bội Châu

kiên cường, bất khuất,xứng đáng là “bậc anh hùng, vị thiên sứ,đấng xã thân vì độc
lập”. tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam.
+/ Nghệ thuật(0,75): Giọng văn sắc sảo, hóm hỉnh, khả năng tưởng tượng, hư cấu,
đối lập.
Câu 2 : 5đ
A.Yêu cầu chung :
+ Nắm được yêu cầu thể loại văn nghị luận giải thích.
+ Bài viết diễn đạt mạch lạc, lời văn trong sáng, không sa đà suy diễn.
B. Yêu cầu cụ thể:
1. Mở bài ( 1đ):
+ Giới thiệu câu tục ngữ.
+Nêu ý nghĩa chung của câu tục ngữ : tính kiên trì,cần cù chịu khó.
2. Thân bài ( 2,5đ):
+ Giải thích câu tục ngữ : - Nghĩa đen.(1đ)
- Nghĩa bóng( cho tối đa 1,5đ) có lòng kiên trì, chịu khó,
nhẫn nại sẽ dẫn đến thành công.( có dẫn chứng)
3. Kết bài: 1,5đ
+ Ý nghĩa của câu tục ngữ.
+ Rút ra bài học cho bản thân



×