Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

English (Tg: Nguyễn Thị Lê Dung)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.22 KB, 13 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

Nguyễn Thị Lê Dung

PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP
TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN TIẾNG ANH 9
Ở TRƯỜNG THCS I SÔNG ĐỐC
Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
Theo xu hướng hiện đại hóa ngày nay, việc đổi mới phương pháp dạy học là điều
tất yếu. Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới cách đánh giá học sinh hiện nay
đang là vấn đề cấp bách. Đòi hỏi người giáo viên phải nắm bắt thực tế và vận dụng vào
từng đối tượng học sinh cụ thể để có một phương pháp vừa mang tính thực tiễn, vừa
phù hợp với tình hình chung của giáo dục. Tiếng Anh bây giờ không còn là khái niệm
xa lạ gì với mọi người mà đang trở thành là một môn học phổ biến đang được mọi
người coi trọng và ngày càng đăng ký học thêm nhiều.
Tuy nhiên việc học Tiếng Anh vẫn còn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của thế
giới. Lý do chính là các học viên chỉ chăm chú vận dụng kiến thức vào học điểm ngữ
pháp, áp dụng làm bài tập, phát triển kiến thức ngôn ngữ là chủ yếu chứ chưa thực sự
phát triển được kỹ năng giao tiếp trong khi học Tiếng Anh. Trong khi đây là một yếu
tố hết sức quan trọng khi phát triển một thứ tiếng nước ngoài nào đó không chỉ riêng
Tiếng Anh mà cũng là đặc trưng chung và khó khăn chung khi học tiếng nước ngoài.
Yêu cầu đầy đủ của một thứ tiếng nước ngoài là phát triển kỹ năng giao tiếp và
kiến thức ngôn ngữ. Kỹ năng giao tiếp là các kỹ năng nghe, nói, đọc, và viết. Kiến
thức ngôn ngữ là các bài tập, từ vựng, điểm ngữ pháp, cấu trúc …… để trở thành
người thành thạo một ngôn ngữ khác theo tôi cần hội tụ những yếu tố đó.
Nhưng thực tế hiện nay tại trường THCS I Sông Đốc học sinh học tiếng Anh chỉ
tập trung vào việc đọc bài và làm bài tập phát triển - chủ yếu ở kiến thức ngôn ngữ, vì
thế thực trạng hiện nay học sinh không có khả năng giao tiếp tốt được đây là một hạn
chế khó có thể khắc phục.
Cụ thể khi dạy học ở khối lớp 9, trong quá trình dạy tôi thường dùng các mệnh
lệnh đơn giản như : open your book (mở sách ra), go to the board ( lên bảng), ask and


answer the questions (hỏi và trả lời câu hỏi)…
Hoặc tôi thường hỏi một số câu hỏi về bản thân các em như : What’s your name ?
(Bạn tên gì) How old are you ? ( Bạn bao nhiêu tuổi) Where do you live ? (bạn sống ở
đâu )…. Thực sự điều làm tôi hết sức ngỡ ngàng là các em học sinh đã học đến lớp 9
rồi mà không thể trả lời đầy đủ được những câu hỏi đó, nếu có cũng trả lời sai. Thế còn
những học sinh lớp 6, 7, 8 thì như thế nào ?. Chính vì điều này đã làm tôi trăn trở, tôi
nghĩ rằng cần phải có một vài phương pháp cụ thể để khắc phục những hạn chế này. Vì
thế tôi đã tìm tòi một số Biện pháp để phát triển kỹ năng giao tiếp trong khi dạy và
học tiếng Anh để học sinh không chỉ nắm bắt được kiến thức đã học mà còn có thể áp
dụng được kiến thức đó ngày càng tốt hơn trong thực tế cuộc sống.
Phát triển kỹ năng giao tiếp trong dạy và học Tiếng Anh 9 ở Trường THCS I Sông Đốc - Trang 1


Sáng kiến kinh nghiệm

Nguyễn Thị Lê Dung
Phần II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :

1/ Sự cần thiết phải phát triển kỹ năng giao tiếp:
Theo nhu cầu thế giới hiện nay, muốn phát triển trước hết phải hòa nhập. Muốn hòa
nhập phải giao tiếp tốt. Tiếng Anh là thứ tiếng được cả thế giới lựa chọn xem đó là
ngôn ngữ chung. Bốn kỹ năng giao tiếp của Tiếng Anh là : nghe (listening) , nói
( speaking), đọc ( reading ) và viết ( writing ). Thông thường kỹ năng đọc và viết chỉ
áp dụng vào việc đọc hiểu và làm bài tập. Tính giao tiếp ở hai kỹ năng này không phát
huy cụ thể và mang tính thực tiễn. Phát triển kỹ năng giao tiếp ở đây chủ yếu là nghe,
nói. Trong phạm vi khả năng có hạn, tôi chỉ tập trung vào sự phát triển kỹ năng nghe,
nói của học sinh trong quá trình dạy và học bộ môn Tiếng Anh.
Tôi nghĩ rằng nếu quá trình học tập của học sinh chỉ mang tính lý thuyết thôi thì
chưa đủ để đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu mà phương pháp đổi mới đã quy định. Một
học sinh có thể làm bài tập tốt, đạt điểm cao trong các bài kiểm tra. Nhưng lại không

thể nghe, diễn tả và áp dụng được kiến thức đó vào những tình huống trong giao tiếp
thì không thể gọi là học tốt được. Muốn hiểu được người khác phải giao tiếp. Giao tiếp
thông thường điều cần thiết là phải sử dụng được những mẫu câu cơ bản.
Ví dụ : Hỏi và trả lời về tên tuổi, địa chỉ, sở thích, gia đình …
(Ex) : What’s your name ?

My name is ………

How old are you ?

I’m ………… years old.

Where do you live ?

I live in ………………

How many people are there in your family ?
There are ……. people in my family.
Yêu cầu cao hơn nữa, học sinh còn có thể sử dụng kiến thức ngôn ngữ của mình
thông qua kỹ năng nghe, nói để giao tiếp với người nước ngoài và thể hiện được khả
năng của mình.Vì thế, phát triển kỹ năng giao tiếp là điều hết sức cần thiết khi học bất
kỳ một thứ tiếng nước ngoài nào đó. Cụ thể ở đây là dạy và học bộ môn tiếng Anh.
2/ Yêu cầu giao tiếp trong dạy và học ở bộ môn Tiếng Anh:
Theo chuẩn kiến thức của Bộ GD & ĐT đã ban hành thì học sinh lớp hết lớp 8 phải
có khả năng sử dụng những kiến thức tiếng Anh đã học trong phạm vi chương trình để:
Nghe :
- Nghe hiểu được nội dung chi tiết các đoạn độc thoại hoặc hội thoại trong
phạm vi các nội dung chủ điểm đã học trong chương trình.
- Hiểu được các lời độc thoại hoặc đối thoại có độ dài khoảng 80 – 100 từ ở tốc
độ tương đối chậm.

Nói :
- Hỏi – đáp, miêu tả, kể, giải thích về các thông tin liên quan cá nhân, các hoạt
động học tập, sinh hoạt, vui chơi, giải trí.
Phát triển kỹ năng giao tiếp trong dạy và học Tiếng Anh 9 ở Trường THCS I Sông Đốc - Trang 2


Sáng kiến kinh nghiệm

Nguyễn Thị Lê Dung

- Thực hiện một số chức năng giao tiếp cơ bản: thông báo, trình bày, diễn đạt
lời đề nghị, chấp nhận hoặc từ chối lời đề nghị, diễn đạt lời hứa, …..
Đối với các khối lớp 6, 7 về yêu cầu cũng không có gì thay đổi. Tuy nhiên về trình
độ diễn giải và khả năng dùng từ đơn giản hơn chỉ ở mức độ khoảng 40 – 80 từ, đồng
thời nội dung bài có liên quan đến chủ điểm chương trình.
2.1Về cơ bản ở bộ môn tiếng Anh gồm có các phần sau :
- Kiến thức ngôn ngữ: điểm ngữ pháp, cấu trúc, từ vựng, lưu ý ….
- Kỹ năng giao tiếp: nghe, nói, đọc, viết
2.2 Mục tiêu cần đạt :
* Học sinh có khả năng vận dụng kiến thức Sau khi được học vào làm bài tập.
Nắm được kiến thức đã học, học sinh có thể làm bài tập thay thế tương tự.
Ví dụ : khi học Bài 3 - phần speak (Trang 24, English 9)
Hai học sinh đóng vai học sinh A và học sinh B hỏi – trả lời một số thông tin về
quê quán, nơi ở, khoảng cách và cuộc sống của người dân ở địa phương theo thông tin
đã cho sẵn. Sau đó chuyển sang hỏi và trả lời về thông tin chính bản thân các em.
- Where is your home village ? ( Quê bạn ở đâu )
- How far is it from the city ?

( Cách thành phố bao xa )


- How can you get there ?

( Bạn đến đó bằng cách nào )

- How long does it take to get there ? ( Bạn mất bao nhiêu thời gian )
- What do people do for a living in your home village ? (Cuộc sống người dân..)
* Học sinh có thể chuyển khả năng nhận thức của mình vào giao tiếp thực tế.
Giao tiếp với bạn cùng lớp, giao tiếp với Giáo viên, giao tiếp với xã hội …
Ví dụ: khi học Bài 6 - phần speak (Trang 49, English 9)
Sau khi học xong bài về chủ điểm môi trường học sinh có thể áp dụng hỏi và trả
lời, hoặc thuyết phục người khác về việc bảo vệ môi trường (lấy thực tế xã hội để
chứng minh) dùng lý lẽ và gợi ý đã cho, đồng thời mở rộng để tạo sự lôi cuốn người
khác đồng tình với ý kiến của mình. Dựa vào mẫu câu có sẵn, học sinh thay thế những
thông tin khác.
- I think you should use banana leaves to wrap food.
- Won’t you go to school or go to work by bike ?
- How about using public buses instead of motorbikes ?……
Học sinh phải kết hợp được kiến thức ngôn ngữ (từ, cấu trúc …) và kiến thức xã hội
thông qua kỹ năng nghe, nói để giao tiếp tốt.
3/ Thực trạng giao tiếp của học sinh:
Phát triển kỹ năng giao tiếp trong dạy và học Tiếng Anh 9 ở Trường THCS I Sông Đốc - Trang 3


Sáng kiến kinh nghiệm

Nguyễn Thị Lê Dung

Tầm quan trọng của giao tiếp là vậy. Thế nhưng thực trạng hiện nay, việc học sinh
không thể trả lời những câu hỏi về bản thân, gia đình, những dạng câu hỏi, bài tập đơn
giản đang là một thực tế đáng quan tâm.

Lấy ví dụ cụ thể ở lớp 9A1. Khi vào bài học tôi thường hỏi một số câu hỏi bằng
tiếng Anh để trả bài cũ, hoặc gợi ý bài học mới, từ vựng mới. nhưng phần lớn là tôi
phải dùng song ngữ - nửa tiếng Việt, nửa tiếng Anh, thậm chí chuyển hoàn toàn yêu
cầu đó sang tiếng Việt nhưng học sinh cũng trả lời chưa hoàn chỉnh được. Bởi lẽ nghe
đã khó nói tiếng Anh còn khó hơn. Trong khi đáng lý ra khả năng đó học sinh đã được
rèn luyện từ các lớp dưới. Tuy nhiên, không phải vì thế mà việc học tập của các em
không tốt. Nhiều em cũng đạt được kết quả cao trong học tập bộ môn tiếng Anh.
Nhưng số lượng trên cũng không nhiều lắm. Việc phát huy khả năng giao tiếp của các
em còn hạn chế.
Không những thế, một số em còn không có khả năng đưa ra ý tưởng để trả lời.
Bản thân các em nói tiếng Việt còn chưa chính xác, còn dùng nhiều ngôn ngữ địa
phương huống chi là tiếng Anh. Vì vậy giáo viên truyền đạt được ý đồ bài học rất khó
khăn cũng như là hướng dẫn các em luyện tập tốt.
Điều gây khó khăn cho giáo viên là nếu để tiết học đó hoạt động bằng các mệnh
lệnh bằng tiếng Việt thì các em sẽ hiểu được và thực hiện nhanh chóng những yêu cầu
của giáo viên. Nhưng học sinh sẽ dần bị ảnh hưởng từ tiếng mẹ đẻ khó có thể học tiếng
Anh tốt được. Trong khi các hoạt động ở trên lớp đa số là phải dùng ngôn ngữ, yêu
cầu, mệnh lệnh chính là tiếng Anh.Vì làm như thế bài học sẽ sinh động, đa dạng hơn
và đáp ứng đúng đổi mới phương pháp dạy và học tiếng Anh.
Tuy nhiên do tình hình thực tế của xã hội, địa phương và trường, lớp ở trường
THCS I Sông Đốc, và qua thực tế việc học tập của học sinh lớp 9 thì thực hiện được
những yêu cầu trên là không phải dễ.
4/ Nguyên nhân không thể phát triển khả năng giao tiếp trong dạy và học bộ
môn Tiếng Anh:
Một số nguyên nhân, yếu tố dẫn đến việc chưa phát huy được kỹ năng giao tiếp
trong quá trình dạy và học tiếng Anh:
4.1 Đối với giáo viên:
Nguyên nhân chính là hiện nay trong khi thực hiện các hoạt động dạy và học trên
lớp, một số giáo viên rất ngại sử dụng tiếng Anh. Lý do là lo sợ học sinh không hiểu và
thực hiện được yêu cầu của mình. Không những thế thời lượng tiết dạy chỉ có 45’,

Giáo viên không thể truyền đạt sâu sắc được nội dung của bài học. Mặt khác cũng do
trình độ một số giáo viên còn hạn chế trong kỹ năng nghe và nói. Vì thế, dần dần khả
năng nghe, nói của học sinh bị hạn chế. Học sinh không thể giao tiếp tốt tiếng Anh
trong khi đang học nghe, nói môn tiếng Anh.
Giáo viên chưa thực sự tạo được môi trường thuận lợi, và khuyến khích học sinh
phát huy khả năng trình bày quan điểm của mình trước lớp.
Phát triển kỹ năng giao tiếp trong dạy và học Tiếng Anh 9 ở Trường THCS I Sông Đốc - Trang 4


Sáng kiến kinh nghiệm

Nguyễn Thị Lê Dung

Giáo viên còn mang tính áp đặt khi học sinh nói. Học sinh chỉ nói được dựa vào
thông tin có sẵn chứ chưa mang tính sáng tạo trong luyện tập.
Phần lớn các hoạt động thiết kế cho giáo viên chứ chưa thực sự hướng vào hoạt
động học tập của học sinh.
4.2 Đối với học sinh:
Việc ảnh hưởng từ tiếng mẹ đẻ là điều không thể tránh khỏi khi học tiếng Anh.
Ảnh hưởng từ tiếng địa phương, nhất là học sinh ở vùng Nam Bộ này. Tôi nhận thấy
học sinh còn phát âm chưa chuẩn xác mặc dù tôi đã hướng dẫn rất cặn kẽ trong quá
trình nói.
Ví dụ: - game /geim/ (n) trò chơi
tạm đọc theo tiếng việt là gem nhưng học sinh lại đọc là rem …
Một số từ khác: good morning, pray ………..
Học sinh thường ngại nói. Không có ý tưởng để nói, không có tài liệu tham khảo..
khi đưa ra vấn đề học sinh không biết phải nói như thế nào. Thiếu vốn từ, nghèo thông
tin học sinh không thể nói những gì muốn nói. Một số học sinh còn thụ động và lười
học. Không chuẩn bị bài cũ ở nhà, vào lớp lười phát biểu, không chú ý học.
Học sinh không có cơ hội giao tiếp và thể hiện mình trước lớp. Không được giao

tiếp tiếng Anh trực tiếp với người bản xứ, không học được kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ
cử chỉ của họ. (Một số học sinh có điều kiện rèn luyện ở ngoài thì có thể nghe, nói tốt
hơn). Phần lớn học sinh chỉ học được kỹ năng giao tiếp trên sách vở.
4.3 Một số nguyên nhân khác :
Tình hình địa phương, trường lớp, gia đình chưa tạo điều kiện cho các em.
Ở địa phương không có các hình thức giao lưu, hoạt động giải trí, hoạt động xã hội
thiết thực để học sinh thể hiện được khả năng của mình.
Ở trường thiếu trang thiết bị hiện đại, phòng chức năng riêng cho việc dạy và học
ngoại ngữ. Đặc biệt hiện nay băng, đài thiếu đang là vấn đề đáng lo ngại nhất. Đôi khi
Giáo viên đọc luôn phần bài học mà lý ra là học sinh phải nghe qua băng, đài.
Đặc trưng của tiếng Anh là càng nghe, nói nhiều càng tốt. vì thế phải để cho học
sinh tự do luyện tập. Nhưng nếu tự do thực hành sẽ ảnh hưởng đến lớp khác. Vì thế
học sinh ngày càng nhút nhát hơn trong khi thực hành nghe, nói.(Đây là những thực tế
khách quan).
Bên cạnh đó một số gia đình cũng chưa quan tâm và tạo điều kiện học tập cho các
em. Ví dụ như: mua sắm sách vở, trang bị băng, đài; tạo điều kiện cho các em học
thêm, giao tiếp thêm ở bên ngoài…
Trên đây chính là những nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của học
sinh. Muốn khắc phục những hạn chế trên phải có một số biện pháp cụ thể và thực tế
đối với các em học sinh lớp 9.
Phát triển kỹ năng giao tiếp trong dạy và học Tiếng Anh 9 ở Trường THCS I Sông Đốc - Trang 5


Sáng kiến kinh nghiệm

Nguyễn Thị Lê Dung

5/ Một số giải pháp phát triển kỹ năng giao tiếp (nghe, nói) khi dạy và học
Tiếng Anh:
Có thể liệt kê một số phương pháp phát triển kỹ năng nghe, nói trong hoạt động

dạy và học trên lớp như sau:
• Giáo viên thường xuyên nói tiếng Anh trong khi dạy và học, sử dụng các
mệnh lệnh bằng tiếng Anh tạo thói quen, phản xạ trong giao tiếp.
Ex: open your book, go to the board, listen and repeat, ……..
Học sinh nghe và hiểu được giáo viên đang yêu cầu mình phải thực hiện hành động gì
Làm vậy để tạo cho học sinh luôn có tâm thế nghe và nói tiếng Anh ở mọi thời điểm,
mọi lúc, mọi nơi. Điều đơn giản là học tiếng Anh thì phải sử dụng nó để luyện tập và
thực hành.
• Gv chỉ nói tiếng Việt khi cần giải thích những vấn đề khó, những từ trừu tượng.
Ex: rain (mưa); distance (khoảng cách); science (khoa học) …..
• Dùng hành động, ngôn ngữ cử chỉ (Body language) để học sinh đoán và thực
hiện được yêu cầu. Đồng thời lớp học sẽ sôi nổi hơn. Học sinh sẽ chú ý hơn vào hành
động của giáo viên khi hướng vào nội dung bài học.
Ex: play volleball, play soccer, listen to the tape ……….
Giáo viên khi giới thiệu một số môn thể thao nên dùng cử chỉ hoạt động môn thể thao
đó qua hành động giả. Đá chân : bóng đá, đánh tay : môn bóng chuyền… Hoặc khi yêu
cầu học sinh nghe băng, Gv chỉ vào đài …..
• Gv nên làm một số đồ dùng dạy học, hoặc sử dụng tranh, ảnh, vật thật… và
thường xuyên sử dụng chúng để dễ dàng gợi ý cần nói.
Ex: khi giới thiệu các trang phục trong Bài 2: Clothing (TA 9) giáo viên sử dụng
tranh có sẵn hoặc một số trang phục các nước, được sưu tầm ở sách báo để học sinh
nói phong phú hơn và sôi nổi hơn.
Hoặc Gv có thể dùng các mô hình tự làm để minh họa cho nội dung bài học.
Làm cho tiết học sống động hơn.
• Gv để học sinh tự do luyện tập. Khuyến khích học sinh nói ra ý tưởng của các
em. Khuyến khích các em ít nói và nhút nhát. Không cắt lời các em mà nhẹ nhàng giải
thích sau khi các em trình bày xong vấn đề. Có thái độ khen ngợi kịp thời.
• Gv luôn tạo điều kiện để học sinh có cơ hội thể hiện mình trước lớp. Mạnh dạn
trình bày quan điểm của mình trước lớp.
Ex: In my opinion …….

I think …………….
I suggest ………….
Phát triển kỹ năng giao tiếp trong dạy và học Tiếng Anh 9 ở Trường THCS I Sông Đốc - Trang 6


Sáng kiến kinh nghiệm

Nguyễn Thị Lê Dung

• Gv cần phải thiết kế các hoạt động chủ yếu hướng vào học sinh để học sinh tự
phát huy tính tích cực, chủ động khi học kiến thức ngôn ngữ và thực hành luyện tập.
- Gv có thể lựa chọn các thủ thuật phù hợp với cách kiểm tra mức độ nghe, nói của
học sinh hoặc sử dụng các trò chơi để huy động sự tham gia học tập tích cực của học
sinh khi thực hành luyện tập nghe, nói:
Ex: Brainstorming, Dictation, Jumbled words, Naughts and crosses ……..
- Gv yêu cầu học sinh hoạt động cặp, nhóm, làm các dạng bài tập liên hệ thực tế,
mở rộng …..
Lấy ví dụ một bài tập trong Bài 6 (Tiếng Anh 9) trang 48

A

B

1. group 1

a/ collect all the bags and take them to the garbage dump.

2. group 1

b/ check among the rocks.


3. group 1

c/ provide a picnic lunch for everyone.

4. Mr. Jones

d/ give out the bags.

5. Mrs. Smith

e/ check the sand.

6. Mr. Brown

f/ walk along the shore.

Theo bảng bài tập trên, học sinh hoạt động cặp, nhóm để tìm ra đáp án. Đồng thời
dựa vào thông tin có sẵn dùng kiến thức ngôn ngữ của mình để nói lại các hoạt động,
công việc mà các nhân vật trong bài đang thực hiện. Gv không áp đặt đáp án, do đó
học sinh có nhiều cách khác nhau để nói.
• Giúp đỡ các em học sinh còn nói kém. Ra yêu cầu cụ thể và bài tập, câu hỏi đơn
giản đối với các em. Gv nên đưa ra các ý tưởng, thông tin để học sinh nói. Đưa ra các
mẫu câu cơ bản …. Lưu ý cho học sinh về ngữ điệu, cách diễn tả. Mở rộng đề tài, kiến
thức xã hội và thông tin đối với các em khá, giỏi. Kết hợp với gia đình và nhà trường
tạo điều kiện cho các em học tập tốt.
Đối với em yếu – Trung bình, giáo viên hỏi một số câu đơn giản, thông dụng.
Ex: What do you usually do in the evening ?
Which sports do you play ?
How often do you listen to music ?

Đối với học sinh khá – giỏi, giáo viên có thể yêu cầu nâng cao hơn.
Ex: Which sports do you play ? Why do you play soccer ?
How many people are there in your family ? Talk about your family ….
Phát triển kỹ năng giao tiếp trong dạy và học Tiếng Anh 9 ở Trường THCS I Sông Đốc - Trang 7


Sáng kiến kinh nghiệm

Nguyễn Thị Lê Dung

Do you like wearing Ao dai ? Why ? or Why not ?
What do people do for a living in your village ?
• Yêu cầu các em rèn luyện nghe, nói tại lớp và luyện tập thêm ở nhà. Thường
xuyên xem các chương trình trên TV. Nghe băng, đài …… bằng tiếng Anh để nâng
cao khả năng giao tiếp của các em.
Tóm lại, có rất nhiều cách để giáo viên thiết kế các hoạt động trong quá trình dạy và
học tiếng Anh. Tuy nhiên giáo viên có thể lựa chọn những phương pháp phù hợp nhất
và hiệu quả nhất đối với từng đối tượng học sinh cụ thể.
6/ Ví dụ một số tiết dạy cụ thể về phát triển kỹ năng giao tiếp:
6.1.Tôi xin đưa ra các bước tóm tắt giáo án của một tiết dạy kỹ năng nói
Unit 5 - English 9 – speak (Trang42)
a/ Warm – up (vào bài):
- Giáo viên vào bài bằng cách hỏi một số câu hỏi:
Do you like watching TV ? (Em thích xem ti vi hay không ?)
Which programs do you like watching ? Why? (Chương trình nào các em
thích xem nhất ? tại sao?)
You like music, don’t you? (Các em thích xem ca nhạc phải không ?)
- Từ đó giáo viên đi vào bài học một cách tự nhiên và thoải mái. Vừa gây hứng
thú cho học sinh trong khi nghe và trả lời thông tin, giới thiệu được nội dung bài nói về
các chương trình ti vi,

b/ Pre – speaking (trước khi nói):
- Giáo viên giải thích bài đối thoại. Học sinh nghe băng và luyện tập theo cặp,
đồng thời giới thiệu từ mới, cấu trúc mới.
You like watching TV, don’t you?
You don’t like watching TV, do you?
c/ While – speaking (trong khi nói):
- Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào bài đối thoại vừa mới luyện tập để làm
những bài đối thoại tương tự.
Now make similar dialogues. Talk about the programs you like and dislike.
DAILY TELEVISION GUIDE
Thursday, oct 16
VTV 1
8.30 Folk Music

VTV 2
9.15 Documentary:

VTV 3
6.00 Football: Newcastle

Phát triển kỹ năng giao tiếp trong dạy và học Tiếng Anh 9 ở Trường THCS I Sông Đốc - Trang 8


Sáng kiến kinh nghiệm

Nguyễn Thị Lê Dung
Dien bien phu Battle

10.00 Cartoon: Tom &
Jerry

18.15 Literature & Art

13.00 Learning English

vs. Southampton
11.30 Children’s Corner

Through songs
14.00 Health for

15.15 Film: Being a

Everyone

Mother (Viet
Nam)

19.00 News

15.30 Gardening: How

21.00 Songs I Love

to Plant Pear Trees
20.00 Safe Traffic News

21.30 Wildlife World

22.00 Sports: English
Badminton


21.30 Dramma: Love and

22.15 Weather Forecast

23.30 English News

Life

- Như vậy sau khi giải thích nội dung chương trình ti vi vủa các đài VTV 1, 2, 3
Giáo viên yêu cầu học sinh thực hành nghe, nói – hỏi, trả lời về các chương trình các
em thích xem và không thích xem.
Ex: A: You like watching ……………., don’t you, B?
B: Not really. Some …….. are …….., and I don’t like
watching …… I prefer …………
A: I ………… I love watching …….. and …………..
B: But you watch ……………., don’t you?
A: …………. It’s ……………
B: I enjoy ……………… You don’t like …………, do you?
A: ……………
- Tuy nhiên, đó chỉ là phần gợi ý yêu cầu học sinh thực hành. Giáo viên có thể
cho học sinh luyện tập hỏi và trả lời theo cách hiểu của các em chứ không áp đặt học
sinh trả lời theo mẫu.
d/ Post – speaking (sau khi nói):
- Củng cố nội dung bài vừa luyện tập, giáo viên có thể yêu cầu học sinh mở rộng
thêm các chương trình mà các em xem trên ti vi hằng ngày (kỹ thuật số, chương trình
địa phương ..) Giáo viên lưu ý hình thức vấn đáp. Giáo viên hỏi một số câu hỏi. Học
sinh nghe (listen) - trả lời, hoặc nói lại những sở thích của mình (speak).
Phát triển kỹ năng giao tiếp trong dạy và học Tiếng Anh 9 ở Trường THCS I Sông Đốc - Trang 9



Sáng kiến kinh nghiệm

Nguyễn Thị Lê Dung

Ex: Which programs do you like watching?
I like watching Sports.
You like Weather Forecast, don’t you?
Yes, I like. And I enjoy Music, too.
You don’t like watching Dramma, do you ?
I think it’s very boring. I prefer Viet Nam films.
6.2 Các bước tóm tắt giáo án của một tiết dạy kỹ năng nghe
Unit 2 - English 9 – Listen (Trang 16)
a/ Warm – up:
Giáo viên vào bài bằng cách hỏi một số câu hỏi:
Which clothes do you like wearing?
Do you like wearing jeans ?
What do you usually wear on the weekend ?
What is your favorite type of clothing ? Why ? ….
Từ đó giáo viên đi vào giới thiệu nội dung bài sắp học nói về việc đi lạc của bé gái
tên Mary. You will hear a public announcement about a lost little girl called Mary.
Listen and check the letter of the correct picture to show what Mary is wearing.
b/ Pre – listening:
Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào sách look at the pictures on page 16. can
you guess what clothes Mary is wearing ?, giáo viên giải thích tên gọi của một số loại
quần áo trong sách bằng tiếng Anh, và yêu cầu học sinh lưu ý cách thức làm bài tập.
Ex: blue shorts, long/ short sleeved white/ pink blouse, brown shoes …
c/ While – listening:
Giáo viên có thể đưa ra sơ đồ để học sinh đoán được tiến trình sự việc, và quần
áo Mary đang mặc khi đi lạc. Kết hợp với các tranh vẽ được dán trên bảng.

Ex: A little girl
She has a …………….

missing 20 minutes ago near
She is wearing ……… and

…….
she is …
……….
……

Học sinh trao đổi đáp án với bạn của mình và đưa đáp án (nói hoặc điền vào sơ
đồ)
d/ Post – listening:
Giáo viên có thể yêu cầu học sinh nói lại tiến trình sự việc sau khi đã điền đầy
đủ thông tin thiếu vào sơ đồ (lưu ý thêm một số thông tin cá nhân của Mary).
Ex: She is 3 years old.
She may be carrying a large doll …
Phát triển kỹ năng giao tiếp trong dạy và học Tiếng Anh 9 ở Trường THCS I Sông Đốc - Trang 10


Sáng kiến kinh nghiệm

Nguyễn Thị Lê Dung

Để phong phú bài dạy. Giáo viên nên chuẩn bị một số bức tranh vẽ các loại trang
phục khác nữa và yêu cầu học sinh nói mở rộng thêm. Trong phần này khuyến khích
học sinh nói tự do, và phát triển thêm ý tưởng riêng. Giáo viên có thể hỗ trợ từ vựng,
cấu trúc ….
Tuy nhiên trong kỹ năng nói các mẫu câu không nhất thiết phải đầy đủ như khi

làm bài tập viết. có thể sử dụng các dạng nói rút ngắn, hô ngữ, thán ngữ và ngôn ngữ
cử chỉ để làm nổi bật vấn đề muốn thể hiện.
Ex: Oh ! , Ah ! , Uhm , Hey …….
Let’s …………
Don’t worry.
What about you ? ………..
Tóm lại, trước đây các tiết học dạng phát triển kỹ năng chỉ tập trung đi vào phát
triển kỹ năng đó thôi. Nhưng theo phân phối chương trình những năm gần đây có sự
thay đổi. Các kỹ năng này được gộp chung với nhau. Đặc biệt là kỹ năng nghe và nói
(Speak + Listen) … Trong một tiết dạy, phát triển kỹ năng nghe hoặc nói, mặc dù là
hai kỹ năng riêng biệt nhưng hầu hết đều hỗ trợ cho nhau. Sau bài tập nghe có thể sử
dụng kỹ năng nói để củng cố bài. Ngược lại, trước khi nói phải nghe và thực hành bài
tập để nói theo mẫu hoặc nâng cao hơn, thực tế hơn.
Việc phát triển kỹ năng nghe, nói kết hợp với ôn tập điểm ngữ pháp cũng rất quan
trọng và hợp lý. Tuy nhiên cũng gây một số khó khăn cho giáo viên giảng dạy vì nội
dung bài quá dài. Nếu phải dạy hai kỹ năng trong cùng một tiết thì rất khó để phát
triển, rèn luyện cho các em về kỹ năng giao tiếp tiếng Anh. Với trình độ học sinh vùng
sâu xa như các địa bàn ở đây thì để đạt được mục tiêu nói trên là không dễ.
7/Kết quả đạt được:
Tôi đang dạy khối lớp 9. Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng luyện tập ở
khối 6, 7 bao giờ cũng dễ dàng và đơn giản hơn ở khối lớp 8, 9. Bỏi vì các em đang
bắt đầu học những kiến thức mới mẻ. Còn ở lớp 9 các em đã bị hổng kiến thúc từ các
lớp dưới thì khó có thể khắc phục được. Kết quả bước đầu đạt được cụ thể như sau:
Lớp 9: - Trước khi áp dụng các phương pháp phát triển kỹ năng nghe, nói
chỉ đạt khoảng 30 % ( học sinh nghe, nói được kiến thức đơn giản) .
- Sau khi áp dụng các phương pháp đạt 65 %– 80% học sinh nghe và trả lời
tốt.
Tuy nhiên, kết quả này chưa cao và cần có sự tích cực phát huy hơn nữa. Dù sao đây
cũng chỉ là bước đầu áp dụng một số phương pháp đổi mới. Tôi tin kết quả sẽ thay đổi
khi tiếp tục thực hiện tốt các phương pháp này trong quá trình dạy và học tiếng Anh.

Phần III. KẾT LUẬN:
Tóm lại, để đạt được kết quả tốt hơn cho việc dạy và học Tiếng Anh tôi nghĩ rằng
nên kết hợp và phát huy tối đa giữa việc phát triển kỹ năng giao tiếp với kiến thức
Phát triển kỹ năng giao tiếp trong dạy và học Tiếng Anh 9 ở Trường THCS I Sông Đốc - Trang 11


Sáng kiến kinh nghiệm

Nguyễn Thị Lê Dung

ngôn ngữ. Vừa nắm chắc kiến thức, vừa áp dụng kiến thức được học vào cuộc sống
thực tiễn là điều cần đạt đến khi học Tiếng Anh nói riêng và bất kỳ thứ ngôn ngữ nào
khác nói chung.
Để học sinh phát triển được kỹ năng giao tiếp tốt, trong khi dạy học Tôi luôn thực
hành nói Tiếng Anh mọi lúc, mọi nơi ngay khi giảng dạy kiến thức mới và thực hành
bài tập. Sử dụng bất cứ loại phương tiện nào có thể gây sự chú ý và hứng thú của học
sinh. Tạo không khí thoải mái, sôi nổi trong tiết học bằng cách kể những câu chuyện
vui bằng Tiếng Anh. So sánh với phương pháp trước đây và phương pháp mới bây giờ,
tôi nhận thấy kết quả giảng dạy của bản thân tôi và chất lượng học tập của học sinh
năm nay đạt cao hơn nhiều. Vì vậy cần luyện cho học sinh kỹ năng nghe, nói nhiều
hơn và áp dụng cụ thể hơn.
Việc áp dụng phương pháp mới trong dạy và học làm cho bài học trở nên nhẹ
nhàng hơn và đơn giản hơn. Học sinh không còn lo lắng vì phải chỉ học theo cách máy
móc, chuẩn bị đáp án sẵn có. Tích cực trong xây dựng bài. Bên cạnh đó giáo viên cũng
không còn vất vả khi thực hiện các hoạt động trên lớp nữa. Giáo viên dễ dàng đạt được
mục tiêu và thực hiện được ý đồ giáo dục của mình. Giáo viên sẽ thiết kế được nhiều
hoạt động thực sự hướng vào các em học sinh. Thông tin sẽ được phản hồi hai chiều
giữa giáo viên và học sinh.
Tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn trong quá trình rèn luyện kỹ năng nghe, nói
của học sinh vì các em vẫn còn ảnh hưởng từ tiếng mẹ đẻ. Lười luyện tập và rèn luyện.

Vì thế còn nhều học sinh chưa nghe, nói tiếng Anh tốt được.
Thực hiện được những đổi mới này cần phải có sự kiên trì. Thái độ say mê nghề
nghiệp của giáo viên và ý thức học tập sôi nổi của học sinh. Điều này còn tùy thuộc
vào sự tác động qua lại giữa thầy và trò. Thầy không thể dạy tốt khi trò không phát huy
học tập tốt và ngược lại. Khó khăn chung trên không thể khắc phục ngày một ngày hai
mà là cả một quá trình rèn luyện lâu dài. Đòi hỏi sự thực hiện đồng bộ của các giáo
viên bộ môn. Không nên xem nhẹ mà bỏ qua việc phát triển kỹ năng giao tiếp của các
em học sinh khi dạy kiến thức ngôn ngữ của một bài học. Tôi tin chắc rằng dần dần
chúng ta sẽ thực hiện được và góp phần vào sự thành công trong dạy và học bộ môn
tiếng Anh. Việc nói tiếng Anh của học sinh sẽ không còn là vấn đề đáng lo lắng nữa.
Trên đây là những trăn trở và một số biện pháp trong việc phát triển kỹ năng giao
tiếp ở bộ môn tiếng Anh. Tuy nhiên vẫn còn những thiếu sót và chưa đầy đủ. Rất mong
sự đóng góp ý kiến của các quý đồng nghiệp, tổ chuyên môn, và các cấp lãnh đạo để
tôi có thể bổ sung, hoàn thiện và thực hiện tốt hơn việc phát triển kỹ năng giao tiếp
trong quá trình dạy và học bộ môn tiếng Anh.
Sông Đốc, ngày 11 tháng 04 năm 2011
Người thực hiện

Nguyễn Thị Lê Dung
Phát triển kỹ năng giao tiếp trong dạy và học Tiếng Anh 9 ở Trường THCS I Sông Đốc - Trang 12


Sáng kiến kinh nghiệm

Nguyễn Thị Lê Dung

Mục lục:
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ :
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
1/ Sự cần thiết phải phát triển kỹ năng giao tiếp.

2/ Yêu cầu giao tiếp trong dạy và học ở bộ môn Tiếng Anh.
3/ Thực trạng giao tiếp của học sinh.
4/ Nguyên nhân không thể phát triển khả năng giao tiếp trong dạy và học bộ môn
Tiếng Anh.
5/ Một số giải pháp phát triển kỹ năng giao tiếp (nghe, nói) khi dạy và học
Tiếng Anh.
6/ Ví dụ một số tiết dạy cụ thể về phát triển kỹ năng giao tiếp:
7/ Kết quả đạt được.
III/ KẾT LUẬN:

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Sách giáo khoa tiếng Anh 9, NXB Giáo dục.
2/ Chương trình GD Phổ thông cấp THCS, NXB Giáo dục.
3/ Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho Giáo Viên THCS chu kì III, NXB Giáo dục

Phát triển kỹ năng giao tiếp trong dạy và học Tiếng Anh 9 ở Trường THCS I Sông Đốc - Trang 13



×