Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

thuong dong sông mặc áo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.3 KB, 2 trang )

Từ thời còn cắp sách tới trường nhiều bạn nhỏ chắc vẫn nhớ bài
thơ “Dòng sông mặc áo” của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo nhìn thấy
những nét độc đáo, đáng yêu về dòng sông quê nơi tác giả sinh ra
và lớn lên.
Đọc bài thơ, cảm nhận vẻ đẹp một dòng sông hiền hòa suốt một
ngày đêm. Đó là dòng sông quê thơ mộng, thân thương, yểu điệu,
duyên dáng, nhí nhảnh, ngộ nghĩnh.
Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ
Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa
Bài thơ được hình thành theo một tuần tự thời gian: sáng, trưa,
chiều, tối, khuya và rạng sáng – vòng quay của một ngày đêm. Lấy
ánh sáng của các thời khắc để pha màu cho những “chiếc áo” của
sông tạo nên những hình ảnh bất ngờ cho bài thơ. Cảnh dòng sông
buổi sáng thì: “Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha”, Ấy thế mà
buổi trưa thì lại: “Áo xanh sông mặc như là mới may”, buổi chiều
thì dòng sông có vẻ “hây hây ráng vàng” của ánh hoang hôn, buổi
tối trông rõ vầng trăng bơi lặn trên sông và thêm nữa là “trên nền
nhung tím muôn ngàn sao lên”. Đêm đến, Dòng sông quê hiền lành
ngủ yên, mà cứ “Nép trong rừng bưởi lặng yên đôi bờ”. Còn khi
trời sắp sáng , ta vừa tỉnh giấc mơ màng nhận ra hương thơm của
hoa phảng phất đâu đó, bỗng bất ngờ thấy sông mặc áo hoa mà lại
là “hoa bưởi trắng”. Đó là hoa bưởi bên bờ sông vừa nở đang soi
bóng xuống dòng sông. Nhưng có một bất ngờ nữa ở cuối bài thơ
là sự xuất hiện con người mặc áo hoa đi trong rừng bưởi. Áo của
sông và áo của người như hòa vào nhau tạo nên cảm xúc yên bình
của sự hòa nhập thiên nhiên với con người: “Ngước lên bỗng gặp
la đà/ Ngàn hoa bưởi trắng nở nhoà áo ai…”. Bài thờ vừa khép lại
thì nó lại mở ra những liên tưởng mới về thiên nhiên và con người.
Đó cũng là vẻ đẹp mà bài thơ mang tới.
Mấy câu kết thúc bài thơ cũng rất thú vị. Ấy là tả đến cảnh đêm
rồi, bài thơ vẫn chưa dừng lại mà vẫn tiếp tục mở ra sang sáng hôm


sau, với hình ảnh áo mới của sông là hoa bưởi trắngSáng ra thơm


đến ngẩn ngơ
Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa
Ngước lên bỗng gặp la đà
Bài thơ lục bát, cũng đã chú ý “làm mới” thể lục bát bằng nhiều
cách như ngắt nhịp theo bậc thang, đảo nhịp hai thành nhịp ba hoặc
gieo những từ lơi nghĩa ở cuối câu, vân vân… cảm xúc mới.
“Dòng sông mặc áo” là một tứ thơ mới và độc đáo, bài thơ trôi êm
đềm như dòng chảy tự nhiên của con sông.
Đây là một bài thơ tả cảnh thiên nhiên khá tinh tế. Trong bài thơ
này phép nhân hóa, phép ẩn dụ đã được tác giả sử dụng rất khéo
léo tài tình.
Ngàn hoa bưởi trắng nở nhòa áo ai…
Vì sao tác giả gọi là dòng sông “ điệu” ? Vì dòng sông luôn thay
đổi màu sắc giống như con người đổi màu áo.thướt tha, mới may,
ngẩn ngơ, nép, mặc áo hồng, áo xanh, áo vàng, áo đen, áo tím áo
hoa …
Bằng nghệ thuật nhân hoá tinh tế của mình, Tác giả đã vẽ ra một
dòng sông quê thật đẹp ,êm dụi và duyên dáng như một cô gái



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×