Tải bản đầy đủ (.ppt) (17 trang)

Tài liệu tập huấn kỹ thuật chăn nuôi heo đực giống và heo nái sinh sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 17 trang )

KỸ THUẬT
CHĂN NUÔI HEO ĐỰC GIỐNG
VÀ HEO NÁI SINH SẢN
Trình bày: Ks Nguyễn Xuân Trường
Email:


CHƯƠNG I:
MỘT SỐ GIỐNG HEO NUÔI PHỔ BIẾN
TRONG NÔNG HỘ HIỆN NAY & CÔNG TÁC GIỐNG HEO
I. GIỐNG HEO
1. Heo Yorkshire:
- Có nguồn gốc từ Anh, hiện nay được nuôi phổ biến ở nước ta
- Heo Yorkshire có sắc lông trắng tuyền, tai đứng, lưng thẳng, bụng
thon, bốn chân khoẻ, đi trên ngón, khung xương vững chắc.
- Thuộc nhóm nạc mỡ, 6 tháng tuổi đạt 90-100 kg/con, heo nọc trưởng
thành đạt 250-300 kg/con
- Có sản lượng sửa cao, nuôi con giỏi,
sức đề kháng bệnh cao nhất so với
nhóm giống heo ngoại nhập, dễ nuôi.
Heo đẻ 1,8-2,0 lứa/năm, trọng lượng
heo sơ sinh đạt 1,2-1,8 kg/con, trung
bình heo đẻ khoảng 8-10 con/lứa.


2. Heo Landrace
- Heo có nguồn gốc từ Đan Mạch, đây là giống heo có
khả năng sinh sản tốt, tăng trong nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, tỷ lệ
nạc cao và chất lượng thịt tốt.
- Heo Landrace sắc lông trắng tuyền, mông đùi to (phần
nhiều nạc), hai tai xụ bít mắt, chân nhỏ, nhìn ngang thân hình


giống như một tam giác.
- Ở 6 tháng tuổi, heo Landrace đạt thể trọng 80 – 90kg,
nọc nái trưởng thành có trọng lượng 200 – 250kg. Heo nái mỗi
năm đẻ 1.8 – 2.2 lứa, nếu chăm sóc nuôi dưỡng tốt có thể đạt 2.5
lứa. Mỗi lứa đẻ nái sinh từ 8 – 12 con, heo nái nuôi con giỏi, tỷ lệ
nuôi sống cao.


3. Heo Duroc
- Heo xuất xứ từ Mỹ, lông màu đỏ nâu. Heo thuần chủng có
màu đỏ nâu rất đậm. Heo Duroc thuần mỗi chân có 4 móng màu đen
nâu, không có móng trắng, hai tai thường nhỏ xụ nhưng gốc tai đứng.
- Heo Duroc là heo cho nhiều nạc, ở 6 tháng tuổi đạt từ 80 –
85 kg, nọc nái trưởng thành từ 200 – 250kg. Heo nái mỗi năm đẻ 1.8 –
2.0 lứa, mỗi lứa trung bình khoảng 8 con. Heo Duroc đứng thứ ba
trong tổng đàn heo ngoại nhập, thường được nuôi thuần chủng ở một
số trại lớn để làm quỹ gen lai 3 máu tạo con lai có nhiều nạc.


4. Heo Pietrain
- Đây là heo có nguồn gốc từ Bỉ, có lông đen, bông
trắng, ít mỡ, các bắp cơ lộ rõ dưới da, nhất là phần mông,
đùi lưng vai. Đây là giống heo nổi tiếng về cho nạc nhưng
nhu cầu dinh dưỡng rất cao. Ở 150 ngày tuổi đạt trung bình
80 kg, nọc nái trưởng thành có thể đạt 200 – 250 kg, heo
nái mỗi năm đẻ 1.8 lứa, mỗi lứa 8 – 9 con.
- Heo thích nghi kém với điều kiện khí hậu quá nóng,
quá lạnh, quá ẩm, và rất dễ mắc các bệnh về dinh dưỡng,
sinh sản, hô hấp, tiêu hóa… Hiện nay heo nuôi thuần rất
khó ở quy mô gia đình và trang trại nhỏ, các trại lớn thường

nuôi để sản xuất đực cuối tạo dòng heo con nuôi thịt, hoặc
sản xuất nọc lai 2 máu cho dễ nuôi trong nhân dân hay để
cải thiện phẩm chất thịt và tỷ lệ nạc trên một số giống heo
khác.


5. Một số giống heo lai.
Các giống heo lai phổ biến hiện có:
1. Giống L-Y (Landrace x Yorkshire): Lai
2 máu;
2. Giống L- Pi (Landrace x Pietrain). Lai 2
máu;
3. Giống L- Du (Landrace x Duroc) Lai 2
máu;
4. Giống Pi-Du (Pietrain x Duroc) Lai 2
máu;
5. Giống Y.L – Du (Landrace x Yorkshire
x Duroc). Lai 3 máu; và các giống lai 4
máu.


Xu hướng nuôi heo hiện nay

Heo lai 3
máu


II. CHỌN GIỐNG HEO & CHỌN HEO GIỐNG
1. Chọn giống heo
- Dựa vào cơ cấu thức ăn

- Dựa vào thị hiếu của người nuôi heo
- Dựa vào trình độ kỹ thuật của nhà chăn nuôi
- Dựa vào cơ sở vật chất ngành chăn nuôi thú y
2. Chọn heo giống
- Dựa vào gia phả
- Dựa vào sức sinh trưởng
- Dựa vào ngoại hình
- Dựa vào sự phát dục và thành tích sinh sản


CHƯƠNG II:
CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG
I. CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG HEO HẬU BỊ
1. Các giai đoạn chọn giống
- Lúc 7 ngày tuổi đối với heo đực
- Lúc cai sữa hoặc 60 – 70 ngày tuổi
- Giai đoạn 4 – 6 tháng tuổi
- Giai đoạn 7 – 10 tháng tuổi

2. Động dục và phối giống
- Heo lên giống lần đầu váo lúc 6 – 7 tháng tuổi.
- Chu kỳ lên giống của heo trung bình: 21 ngày, thời gian động dục
kéo dài 2 – 5 ngày.


II. NUÔI DƯƠNG VÀ CHĂM SÓC NÁI MANG THAI
Sau khi phối giống 21 ngày không thấy nái động dục trở lại xem
như đã mang thai. Thời gian mang thai của heo nái trung bình 114
ngày (biến động từ 111 – 117 ngày). Thời kỳ mang thai có thể chia
làm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn chửa kỳ I: từ khi phối giống đến ngày thứ 60, lượng
thức ăn cho heo nái 2-2,5 kg/con tùy theo thể trạng.
- Giai đoạn chửa kỳ II: 55 ngày, lượng thức ăn cho heo nái 2-3
kg/con tùy theo thể trạng.
* Lưu ý: một tuần trước khi sinh phải giảm lượng thức ăn xuống
còn 2.0kg/con/ngày, thêm vào đó là rau xanh để nái ăn thêm tránh táo
bón và giảm cảm giác đói


Dấu hiệu heo sinh sản
- Nái bỏ ăn hoặc ăn ít, kêu rền
- Thường ủi nền chuồng, đi lại không yên, nhịp thở tăng, tiêu tiểu
nhiều lần
- Bộ vú nảy nở, núm dài, quầng núm rộng, nếu có sữa non rịn ra thì
trong vòng 6 giờ nữa heo sẽ sinh.
- Khoảng 15 – 20 phút trước khi sanh, heo nái nằm xuống, có thể xuất
hiện một ít dịch nhờn gồm cả máu và phân su của thai.


III. CHĂM SÓC HEO SƠ SINH
- Heo con mới sinh dùng vải sạch để lau mình, mắt, mũi, miệng
giúp heo con thở dễ dàng và khỏi chết ngạt.
- Dùng chỉ cột rốn cách bụng 2cm, cắt bỏ phần cuốn rốn cách vị trí cột
2cm, sát trùng rốn bằng thuốc đỏ hoặc cồn iod.
- Dùng kìm bấm răng, không được bấm sâu vào lợi làm đau heo
chúng khó bú và như vậy dễ bị nhiễm trùng.
- Phải cho đủ tất cả heo con bú được sữa đầu, trong 24 giờ đầu
ngoài việc cho heo con bú sữa đầu, cần hạn chế tối đa sự nhiễm trùng
cho heo con.



IV. CHĂM SÓC HEO CON THEO MẸ
- Lau nhớt, cột, cắt và sát trùng rốn, bấm răng. Tốt nhất cho bú sữa
đầu càng sớm càng tốt. Chú ý ủ ấm cho heo con
- Chích sắt cho heo vào ngày thứ 3, 10
- Ngày thứ nhất hoặc ngày thứ hai cho heo con uống Baytril 0,5% với
liều 1 ml/con để ngừa bệnh tiêu chảy.
- Ngày thứ tư cho heo con uống Baycox 1ml/con để ngừa bệnh cầu
trùng.
- Khi heo con 7 ngày tuổi có thể tập ăn cho heo


- Thiến heo đực vào ngày thứ 7
- Tiêm phòng vaccine theo quy định của thú y
- Chú ý nước sạch cho heo uống.


V. CAI SỮA SỚM CHO HEO CON

TẠI SAO PHẢI CAI SỮA SỚM CHO HEO CON?
Mục đích cuối cùng của người chăn nuôi heo nái là làm thế nào
để có số heo con sản xuất/nái/năm càng nhiều càng tốt. Cai sữa sớm
cho heo con là biện pháp quan trọng làm tăng số lứa trong năm.
- Cai sữa sớm sẽ giúp cơ thể heo mẹ không mất sức.
- Hạn chế truyền một số bệnh từ mẹ sang lợn con như: viêm phổi
do Mycoplasma, bênh lỵ, bệnh viêm đường hô hấp, viêm ruột, dạ
dày…
- Giảm bớt diện tích chuồng nuôi.

21

ngày

28
ngày


CÁCH CAI SỮA HEO CON
- Giảm khẩu phần của nái trước cai sữa 1 ngày
- Ngày cai sữa cho nái nhịn ăn
- Giảm mức ăn cho heo cai sữa khảng 10%
- Giữ ấm cho heo con cai sữa
- Chú ý can thiệp khi heo con đánh nhau
- Pha trộn kháng sinh trong thức ăn để phòng bệnh cho
heo
- Phân hạng heo con theo tầm vóc để dễ chăm sóc.




×