Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

ứng dung gis trong đánh giá 19 tiêu chí nông thôn mới ở xã hậu mỹ bắc b, huyện cái bè, tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.11 MB, 87 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐBSCL
--------

NGUYỄN NAM TRUNG

ỨNG DUNG GIS TRONG ĐÁNH GIÁ 19 TIÊU CHÍ
NÔNG THÔN MỚI Ở XÃ HẬU MỸ BẮC B, HUYỆN CÁI
BÈ, TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Cần Thơ, 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐBSCL
--------

NGUYỄN NAM TRUNG

ỨNG DỤNG GIS TRONG ĐÁNH GIÁ 19 TIÊU CHÍ NÔNG
THÔN MỚI Ở XÃ HẬU MỸ BẮC B, HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH
TIỀN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Mã ngành: 52 62 01 0

Cán bộ hướng dẫn
Th.s NGUYỄN VĂN NHIỀU EM



Cần Thơ, 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐBSCL
------

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ĐỀ TÀI:
“ Quản lý 19 tiêu chí nông thôn mới bằng hệ thống thông tin địa lý GIS” ở
Xã Hậu Mỹ Bắc B, Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang
Sinh viên: Nguyễn Nam Trung
MSSV: 4114989
Lớp: Phát triển nông thôn, khóa 37, Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng
sông Cửu Long, trường Đại học Cần Thơ thực hiện.
Nhận xét
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
....................................................................................................................
Cần thơ, ngày

tháng


năm 2014

Cán bộ hướng dẫn

Nguyễn Văn Nhiều Em
i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐBSCL
-----NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp đại học với
Đề tài: “ Quản lý 19 tiêu chí nông thôn mới bằng hệ thống thông tin địa lý GIS ở
Xã Hậu Mỹ Bắc B, Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang”
Sinh viên: Nguyễn Nam Trung
MSSV: 4114989 , lớp Phát triển nông thôn, khóa 37, Viện Nghiên cứu Phát triển
Đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học Cần thơ thực hiện và bảo vệ trước hội
đồng vào ngày
tháng ăm 2014.
Luận văn Tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức:....................................
Ý kiến hội đồng: .............................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
……………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………
Cần thơ, ngày

CÁN BỘ NHẬN XÉT


tháng

năm 2014

THƯ KÝ

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân.
Các kết quả và số liệu điều tra trình bày trong luận văn là trung thực và chưa
từng được công bố trước đây.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2014

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Nam Trung

iii



LỜI CẢM TẠ
CHÂN THÀNH CẢM ƠN:
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp
đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời
gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, tôi đã nhận được rất nhiều
sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè.
Khoảng thời gian học tập, nghiên cứu, tôi đã học tập được rất nhiều kiến thức quý báu
từ quý Thầy, Cô trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là quý Thầy, Cô Viện Nghiên cứu
Phát triển đồng bằng sông Cửu Long. Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô đã cho tôi
những kiến thức quý báu đó và nó sẽ là hành trang giúp tôi vững bước trong công việc
và cuộc sống sau này.
Xin cảm ơn Thầy Nguyễn Công Toàn, thầy đã giúp đỡ tôi từ khi chập chững bước vào
môi trường đại học đến nay. Cám ơn sự chỉ dẫn nhiệt tình và những tình cảm thầy
dành cho lớp Phát triển nông thôn khóa 37.
Xin cảm ơn thầy Nguyễn Văn Nhiều Em, thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động
viên tôi trong suốt thời gian thực hiện hoàn hoàn thành luận văn này.
Cảm ơn các bạn lớp Phát triển nông thôn khoá 37 đã luôn giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong học
tập và khi thực hiện luận văn này.
Đây là công trình nghiên cứu khoa học quan trọng đầu tiên và được thực hiện một
cách trung thực, bằng chính năng lực của bản thân. Xin chân thành biết ơn cha mẹ, cha
mẹ đã vất vả, tận tuỵ chăm lo tương lai của con. Cảm ơn các anh em trong gia đình đã
quan tâm, chia sẻ và tạo động lực cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận
văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2014


Sinh viên thực hiện

Nguyễn Nam Trung

iv


TIỂU SỬ BẢN THÂN

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Nam Trung
Lớp: CA11X5A1
MSSV: 411499
Ngày sinh : 25/03/ 1992
Quê quán: Qui Nhơn, Bình Định
Họ tên cha: Nguyễn Văn Giêng, năm sinh: 1961
Họ tên mẹ: Nguyễn Thị Kim Hồng, năm sinh: 1964
Quá trình học tập
Giai đoạn 1998 – 2003: Học cấp I tại trường tiểu học An Hội
Giai doạn 2003 – 2007: Học cấp II tại trường THCS Tân An
Giai đoạn 2007 – 2010: Học cấp III tại trường THPT Phan Ngọc Hiễn
Giai đoạn 2011 đến nay: học Đại học tại trường Đại học Cần Thơ

v


NHẬN XÉT VÀ XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN
Xác nhận của cán bộ hướng dẫn và Bộ môn Kinh tế Chính sách Xã hội, Viện
nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, Đại học Cần Thơ về đề tài:
“ QUẢN LÝ 19 TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI BẰNG HỆ THỐNG
THÔNG TIN ĐỊA LÝ GIS XÃ HẬU MỸ BẮC B, HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN

GIANG”
Do sinh viên NGUYỄN NAM TRUNG, lớp Phát triển nông thôn khóa 37 thực
hiện trong thời gian từ 11/2013 đến hết tháng 04 /2014.
Cần Thơ, ngày…… tháng…… năm 2014

Nhận xét và xác nhận
Bộ môn Kinh Tế Chính Sách Xã hội

Nhận xét và xác nhận
Giảng viên hướng dẫn

vi


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp Viện nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông
Cửu Long, Đại học Cần Thơ thông qua đề tài:
“QUẢN LÝ 19 TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI BẰNG HỆ THỐNG
THÔNG TIN ĐỊA LÝ GIS XÃ HẬU MỸ BẮC B, HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN
GIANG ”
Do sinh viên Nguyễn Nam Trung thực hiện từ 11/2013 đến 04/2014 và báo cáo
kết quả trước hội đồng.
Đề tài được đánh giá ở mức:……………………………………………………
Ý kiến của hội đồng:
……………………………………………………………………………………
……..………………………………………………………………………..........
...................………………………………………………………………………
…………………..………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày...... tháng…… năm 2014
Chủ tịch hội đồng

vii


TÓM LƯỢC
Xây dựng xã chí nông thôn mới đang là mục tiêu hàng đầu của nước ta để đáp ứng
được nhu cầu của xã hội phát triển cơ sở hạ tầng, tạo việc thu nhập để nâng cao đời
sống của người dân ở các xã là rất cần thiết . Chính vì thề đề tài “ Quản lý 19 tiêu chí
nông thôn mới bằng hệ thống thông tin địa lý GIS xã Hậu Mỹ Bắc B, Huyện Cái
Bè,Tỉnh Tiền Giang” được thực hiện nhằm tìm ra các giải pháp tối ưu để xây dựng
các tiêu chí nông thôn mới cho vùng nông thôn.
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại xã Hậu Mỹ Bắc B, huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền
Giang. Các nội dung liên quan tới các 19 tiêu chí nông thôn mới về các lĩnh vực: kinh
tế, quy hoạch,nông nghiệp, xã hội, chính trị,.v.v
Kết quả khảo sát và đánh giá 19 tiêu chí nông thôn mới qua 8 cuộc PRA ở cấp độ xã
và nông hộ, khảo sát vần đề kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, tử thủ
công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
Đánh giá thực trạng của 19 tiêu chí nông thôn mới ở xã đã đạt được 3 tiêu chí là : Chợ
nông thôn, văn hóa và an ninh. Xã còn chưa đạt 16 tiêu chí là: quy hoạch,giao thông,
điện, bưu điện,trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nhà ở dân cư, hộ nghèo, thu nhập,
cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất, Giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường, hệ
thống tổ chức chính trị xã hội.
Cần phải nâng cấp và xây cơ sở hạ tầng như nhà ở, bưu điện, trường học, cơ sở vật
chất văn hóa của xã đạt theo đúng chuẩn của Bộ xây dựng đưa ra, nâng và mua các
thiết bị phục trong y tế, giáo dục, trường học để đạt được tốt nhất, tuyền truyền và
khuyến khích người dân tham giác các hoạt động bảo vệ môi trường và xử lí rác thải
một các tốt nhất, cần nâng cao đội ngũ cán bộ có chuyên môn trong hoạt động chính trị

ở các ấp để các ấp đạt được những danh hiệu tiên tiến do UBND đề ra. Thúc đẩy và
đẩy mạnh các hợp tác xã, tổ chức các mô hình sản xuất và nâng cao tay nghề lao động
cho người dân để xã đạt được các tiêu chí giảm hộ nghèo, nâng cao thu nhập.
Từ hiện trạng cở sở hạ tầng và đời sống của người dân tại xã thì việc xây dựng các tiêu
chí nông thôn mới là rất cần thiết. Điều này vừa đáp ứng được nguyện vọng tăng chất
lượng đời sống của người dân vừa có thể làm nền tảng cho các xã, huyện, tỉnh khác
của nước ta thực hiện quy hoạch tốt hơn trong tương lai, xây dựng một hệ thống nông
thôn mới ở vùng sâu vùng xa trong cả nước. Đề tài được thực hiện nhằm xây dựng bản
đồ quản lý 19 tiêu chí nông thôn mới xã Hậu Mỹ Bắc B, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền
Giang bằng hệ thống thông tin địa lý để có thể cập nhật nhanh chóng các nguồn dữ
liệu đánh giá đúng thực trạng 19 tiêu chí nông thôn mới, dễ dàng phân tích được các
mặt mạnh, yếu, cơ hội và thách thức cho các tiêu chí để đề xuất các giải pháp xây
dựng nông thôn mới trong thời gian tới.

Từ Khóa: Nông thôn mới, MapInfo , quy hoạch.
viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Các thành phần chức năng chính của GIS ................ Error! Bookmark not defined.
Hình 2.2: Nguyên lý khi chồng lắp các bản đồ ........................................................................ 11
Hình 2.3: Một thí dụ trong việc phân loại lại một bản đồ. ....................................................... 12
Hình 4.1 - Hiện trạng sử dụng đất năm 2012 của xã Hậu Mỹ Bắc B ....................................... 31
Hình 4.2 - Cơ cấu sản xuất đất nông nghiệp năm 2012............................................................ 31
Hình 4.3 : Đánh giá thực trạng quy hoạch sử dụng đất. ........................................................... 49
Hình 4.4 : Đánh giá thực trạng giao thông ............................................................................... 50
Hình 4.5 : Đánh giá thực trạng thủy lợi. ................................................................................... 51
Hình 4.6 : Đánh giá thực trạng điện. ........................................................................................ 51
Hình 4.7 : Đánh giá thực trạng trường học. .............................................................................. 52

Hình 4.8 : Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất văn hóa............................................................. 53
Hình 4.9 : Đánh giá thực trạng chợ nông thôn mới. ................................................................. 53
Hình 4.10 : Đánh giá thực trạng bưu điện ................................................................................ 54
Hình 4.11 : Đánh giá thực trạng nhà ở. .................................................................................... 55
Hình 4.12 : Đánh giá thực trạng thu nhập. ............................................................................... 55
Hình 4.13 : Đánh giá thực trạng hộ nghèo ............................................................................... 56
Hình 4.14 : Đánh giá thực trạng cơ cấu lao động. .................................................................... 57
Hình 4.15 : Đánh giá thực trạng tổ chức sản xuất. ................................................................... 57
Hình 4.16 : Đánh giá thực trạng giáo dục................................................................................. 58
Hình 4.17 : Đánh giá thực trạng y tế. ....................................................................................... 59
Hình 4.18 : Đánh giá thực trạng văn hóa. ................................................................................. 59
Hình 4.19 : Đánh giá thực trạng môi trường. ........................................................................... 60
Hình 4.20 Đánh giá thực trạng hệ thống chính trị .................................................................... 61
Hình 4.21 : Đánh giá thực trạng An ninh ................................................................................. 62

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Tiêu chuẩn bộ 19 tiêu chí nông thôn mới. ............................................................... 16
Bảng 4.1 - Tổng giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) và cơ cấu kinh tế các khu vực giai đoạn
2010 - 2012 ............................................................................................................................... 19
Bảng 4.2 – Tình hình học sinh trong các bậc học xã Hậu Mỹ Bắc B ....................................... 20
Bảng 4.3 - Giá trị sản xuất từng lĩnh vực trong nông nghiệp 2010 - 2012 ............................... 21
Bảng 4.4 - Kết quả sản xuất lúa từ năm 2010 - 2012 .............................................................. 22
Bảng 4.5 - Kết quả sản xuất chăn nuôi, thủy sản qua các năm 2010 – 2012 ........................... 24
Bảng 4.6 - Các cơ sở sản xuất trên địa bàn xã năm 2012 ......................................................... 25
Bảng 4.7 - Tình hình dân số và biến động dân số các năm ...................................................... 26
Bảng 4.8 - Hiện trạng lao động của xã năm 2010 -2012 .......................................................... 26
Bảng 4.9 - Hiện trạng sử dụng đất năm 2012 .......................................................................... 29

Bảng 4.10 - Đất phát triển hạ tầng ............................................................................................ 32
Bảng 4.11 Hiện trạng dân số các ấp từ năm 2010 – 2012 ....................................................... 34
Bảng 4.12 - Hiện trạng các cơ sở giáo dục tại xã năm 2013 ................................................... 35
Bảng 4.13 - Tổng hợp hiện trạng công trình cơ quan hành chính ........................................... 36
Bảng 4.14 - Hiện trạng giao thông nông thôn .......................................................................... 38
Bảng 4.15 – Hiện trạng và quy hoạch các ô bao và trạm bơm điện ......................................... 39
Bảng 4.16 - Hiện trạng kênh cấp 2 ........................................................................................... 40
Bảng 4.17 - Hiện trạng kênh cấp 3 ........................................................................................... 40
Bảng 4.18 - Tổng hợp danh mục lưới điện hạ áp chưa đạt chuẩn ............................................ 41
Bảng 4.19 Bảng đánh giá 19 tiêu chí nông thôn mới xã Hậu Mỹ Bắc B: ................................ 46
Bảng 4.20 - Thống kê hệ thống điện cần nâng cấp, xây dựng mới .......................................... 64
Bảng 4.21 - Danh mục các công trình trung tâm văn hóa thể thao xã Hậu Mỹ Bắc B............. 65
Bảng 4.22 - Dự báo quy mô dân số và lao động đến năm 2015 và 2020 ................................. 67

x


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TP:

Thành phố

QL:

Quốc lộ

ĐBSCL:

Đồng bằng sông Cửu Long


CNH – HĐH :

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

GIS :

Hệ thống thông tin địa lý

AL :

Âm lịch

BCH TW:

Ban chấp hành Trung Ương

BNNPTNT:

Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn

GTVT :

Giao thông vận tải

VH-TT-DL:

Văn hóa-thể thao-du lịch

THCS :


Trung học cơ sở

SX-KD:

Sản xuất-kinh doanh

NXB:

Nhà xuất bản

TTXVN :

Thông tấn xã Việt Nam

xi


MỤC LỤC
Chương 1 MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
1.1

. ĐẶT VẤN ĐỀ: ..................................................................................................1

1.2

. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................1

1.2.1 Mục tiêu tổng quát ...................................................................................................1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................................2

1.2.3 Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................2
1.2.4 Giới hạn nghiên cứu .................................................................................................2

Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ...................................................................................... 3
2.1 SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .......................................................................3
2.2. SƠ LƯỢC BỘ 19 TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI ...........................................................5
2.3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ ..........................................7
2.4. CÁC PHẦN MỀM VÀ CÔNG CỤ HỖ TRỢ ................................................................12
2.5. SƠ LƯỢC VỀ PHẦN MỀM MAPINFO ......................................................................12

Chương 3: PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 15
3.1

PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................................15

3.1.1. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................15
3.1.2. Vùng nghiên cứu ..................................................................................................15
3.1.3. Thời gian nghiên cứu .............................................................................................15
3.1.4. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................15

3.2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................................15

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu....................................................................................15
3.2.2. Phương pháp phân tích ..........................................................................................15

Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ..................................................................................... 19
4.1


. Hiện trạng kinh tế - xã hội .................................................................................19

4.1.1. Hiện trạng kinh tế .................................................................................................19
4.1.1.1. Cơ cấu kinh tế và thu nhập ................................................................................19
4.1.1.2. Tỉ lệ hộ nghèo ...............................................................................................20
4.1.1.3. Phổ cập giáo dục ............................................................................................20

4.2

Tình hình phát triển kinh tế - tổ chức sản xuất .........................................................21

4.2.1. Hiện trạng kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp ...............................................................21
4.2.1.1. Sản xuất lúa ..................................................................................................22
4.2.1.2. Cây màu ......................................................................................................23
4.2.1.3. Cây lâu năm ..................................................................................................23
4.2.1.4. Chăn nuôi

....................................................................................................23
xii


4.2.1.5.Thủy sản.......................................................................................................24
4.2.2. Hiện trạng kinh tế trong lĩnh vực phi nông nghiệp ..........................................................24
4.2.3. Hình thức tổ chức sản xuất ......................................................................................25

4.3

Dân số và lao động .............................................................................................26

4.3.1. Dân số ...............................................................................................................26

4.3.2. Lao động ............................................................................................................26

4.4

. Dân tộc và văn hóa ...........................................................................................27

4.5

. Đánh giá chung ................................................................................................27

4.6

Tình hình sử dụng đất đai ....................................................................................29

4.6.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2012 ..............................................................................30
4.6.1.1. Đất nông nghiệp .............................................................................................30
4.6.1.2. Đất phi nông nghiệp ........................................................................................31

4.7

. Đánh giá chung ................................................................................................32

4.8

. Hiện trạng không gian kiến trúc và hạ tầng cơ sở ...................................................33

4.8.1. Phân bố dân cư - hiện trạng nhà ở ..............................................................................33
4.8.2. Hệ thống công trình hạ tầng xã hội.............................................................................34
4.8.2.1. Giáo dục đào tạo ............................................................................................34
4.8.2.2. Công trình văn hoá, thông tin, thể dục thể thao ........................................................35

4.8.2.3. Công trình dịch vụ - thương mại .........................................................................36
4.8.2.4. Công trình y tế ...............................................................................................36
4.8.2.5. Các công trình cơ quan hành chính sự nghiệp .........................................................36
4.8.3. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật ......................................................................................37
4.8.3.1. Giao thông ...................................................................................................37
4.8.3.2. Thủy lợi.......................................................................................................39
4.8.3.3 Hệ thống cấp điện ...........................................................................................41
4.8.3.4. Môi trường ...................................................................................................43

4.9

Các quy hoạch, dự án đã có ..................................................................................45

4.10

Đánh giá tổng hợp phần hiện trạng hạ tầng xã hội và kỹ thuật ....................................46

ĐÁNH GIÁ 19 TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI QUA BẢN ĐỒ ................................46
4.11.1. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch ...........................................................................49
4.11.2. Giao thông ........................................................................................................49
4.11.3. Thủy lợi ...........................................................................................................50
4.11.4. Điện ................................................................................................................51
4.11.5. Trường học .......................................................................................................52
4.11.6. Cơ sở vật chất văn hóa ..........................................................................................52
4.11.7. Chợ nông thôn....................................................................................................53
4.11.8. Bưu điện...........................................................................................................54

4.11

xiii



4.11.9. Nhà ở dân cư nông thôn ........................................................................................54
4.11.10. Thu nhập .........................................................................................................55
4.11.11. Hộ nghèo ........................................................................................................56
4.11.12. Cơ cấu lao động ................................................................................................56
4.11.13. Hình thức tổ chức sản xuất năm 2013 ......................................................................57
4.11.14. Giáo dục .........................................................................................................58
4.11.15. Y tế ...............................................................................................................58
4.11.16. Văn hóa ..........................................................................................................59
4.11.17. Môi trường ......................................................................................................60

4.12

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHO CÁC TIÊU CHÍ CHƯA ĐẠT. .................................62

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 69
5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................69
5.2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................................69

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 71

xiv


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 . ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong những năm qua, Việt Nam đã rất quan tâm đến việc đầu tư cho công tác điều tra
phân loại, lập bản đồ đất, đánh giá thích hợp đất đai ở phạm vi cấp tỉnh, điều đó đã và

đang góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng các phương án quy hoạch sử
dụng đất nông nghiệp và là cơ sở để tổng hợp, xây dựng định hướng chuyển dịch cơ
cấu xây dựng mô hình nông thôn mới với chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất. Công tác
quy hoạch nông thôn mới được kỳ vọng là sẽ xây dựng lên một không gian kiến trúc
của một vùng quê hài hoà giữa việc xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở, hạ tầng kỹ thuật
với cảnh quan môi trường và gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc.
Xã Hậu Mỹ Bắc B có diện tích đất tự nhiên 1.977,17 ha nằm ở vị trí khá thuận lợi, địa
bàn xã là nơi tiếp giáp giữa tỉnh Tiền Giang với nhiều tỉnh khác ở Đồng Bằng Sông
Cửu Long (Đồng Tháp, Long An,..). Đây là điều kiệu rất tốt để xã tận dụng khai thác
lợi thế phát trển kinh tế liên kết vùng, tranh thủ nhiều lợi thế và phát triển giao thương
với các địa phương xung quanh. Xã có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế, đặc
biệt là lĩnh vực nông nghiệp, với địa hình bằng phẳng, đất đai thuộc loại khá tốt của
huyện Cái Bè, khí hậu ôn hòa, thời tiết thuận lợi rất thích hợp cho trồng trọt và chăn
nuôi, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 79%. Tuy nhiên, để phát triển
kinh tế xã hội theo hướng hiện đại, thúc đẩy phát triển tiểu thủ công nghiệp, nâng cao
tỷ trọng giá trị công nghiệp thương mại, dịch vụ, giảm tương đối tỷ trọng giá trị nông
nghiệp thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đây còn là vấn đề khó khăn
của địa phương trong hiện tại và cũng như trong thời gian tới.
Chính vì vậy, công việc của các nhà quản lý đất đai là phải tiến hành đánh giá thích
nghi đất đai để tìm ra các loại hình xây dựng dự án phù hợp, có khả năng phát triển và
đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân địa phương.
Trong thời gian qua xã đã và đang thực hiện quy hoạch 19 tiêu chí xã nông thôn mới,
tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều bất cập trong việc cập nhật các
nguồn dữ liệu để đánh giá đúng thực trạng về 19 tiêu chí, các tài liệu cũng như các số
liệu liên quan còn mang tính chất rời rạc gây khó khăn trong việc tìm kiếm và đánh giá
vì vậy không thể có cái nhìn tổng quát về địa bàn nghiên cứu và về vấn đề cần được
giải quyết.
Nên đề tài “QUẢN LÝ 19 TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI BẰNG HỆ THỐNG
THÔNG TIN ĐỊA LÝ GIS Ở XÃ HẬU MỸ BẮC B, HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH
TIỀN GIANG” là cần thiết, để có thể truy xuất, cập nhật nhanh chóng các nguồn dữ

liệu hiện có phục vụ tốt cho công tác xây dựng các dự án nông thôn mới để dễ dàng
phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cho các tiêu chí để đề xuất
các giải pháp xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới.
1.2 . MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
1


Đề tài “ Quản Lý 19 Tiêu Chí Nông Thôn Mới Bằng Hệ Thống Thông Tin Địa Lý
GIS Ở Xã Hậu Mỹ Bắc B, Huyện Cái Bè Tiền, Tỉnh Tiền Giang ” nhằm đánh giá
các tiêu chí chưa đạt của nông thôn mới từ đó dựa vào bản đồ để thực hiện và hoàn
thành xã nông thôn mới hoàn thiện hơn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng nông thôn mới của xã.
- Xây dựng bản đồ quản lý 19 tiêu chí nông thôn mới bằng hệ thống thông tin địa lý
- Phân tích điểm mạnh,điểm yếu, cơ hội,thách thức và đề xuất giải pháp xây dựng
hoàn chỉnh các tiêu chí nông thôn mới
1.2.3 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài thực hiện trên địa bàn xã Hậu Mỹ Bắc B, huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang.
1.2.4 Giới hạn nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu 19 tiêu chí của nông thôn mới đến năm 2020.

2


Chương 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Vị trí địa lý
Xã Hậu Mỹ Bắc B có tổng diện tích tự nhiên là 1.997,17 ha, trong đó diện tích trồng

lúa là 1.419, 56 ha và đất vườn là 323,44 ha (số liệu năm 2010). So với phạm vi toàn
huyện, xã Hậu Mỹ Bắc B có địa hình tương đối bằng phẳng. Xã được phân chia thành
3 ấp với địa bàn nhỏ gọn, dân cư sống dọc theo các tuyến kênh Nguyễn Văn Tiếp A,
kênh Nguyễn Văn Tiếp B, kênh 9, kênh Hai Hạt, kênh Phụng Thớt, kênh giữa và
ven trục lộ 865. Ngoài ra còn một số hộ dân sống theo các tuyến kênh 200, kênh 500
và kênh 1000 việc giao thông đi lại hiện tại trên địa bàn xã còn gặp nhiều khó khăn.
Khí hậu, thời tiết
Địa bàn xã Hậu Mỹ Bắc B nằm trong khu vực ĐBSCL nên cũng mang những nét đặc
trưng của khí hậu đồng bằng châu thổ, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa,
khí hậu phân hoá thành hai mùa tương phản rõ rệt trong năm: mùa mưa và mùa khô.
Nhiệt độ: do ảnh hưởng của xích đạo nên nhiệt độ khá ổn định. Nhiệt độ bình quân
trong năm tương đối cao từ 14,90C-38,90C, trung bình khoảng 27,90C, biên độ nhiệt
giao động giữa ngày và đêm là 120C.
Mưa: Mùa mưa thường trùng với gió mùa Tây Nam mang nhiều hơi nước, bắt đầu từ
tháng 5 đến cuối tháng 11 dương lịch, lượng mưa trung bình hàng năm khá cao. Lượng
mưa dao động trung bình từ 1.200 - 2.200mm. Từ tháng 12 đến tháng 03 năm sau có số
ngày mưa ít nhất, dao động từ 0 - 6 ngày/ tháng. Từ tháng 05 đến tháng 10 có số ngày
mưa cao nhất, dao động từ 13 -21 ngày/ tháng. Trong năm có hai đỉnh mưa vào tháng 6-7
và tháng 9-10.
Gió: Khu vực xã Hậu Mỹ Bắc B chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa theo
hai hướng gió chính trong năm:
- Gió mùa Tây Nam: từ tháng 5 đến tháng 10, hướng gió thịnh hành là hướng Tây
Nam, có vận tốc bình quân 4 m/s, gió mang theo nhiều hơi nước tạo thành những trận
mưa lớn, có khi tạo giông, lốc, …
- Gió mùa Đông Bắc (gió chướng): từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, gió thổi từ
biển Đông vào, có tầng suất khá cao, có vận tốc bình quân là 3,8 m/s, còn gọi là gió
chướng.
Ẩm độ: Trong năm ẩm độ trung bình là 79,2%, từ tháng 8 – 10 có ẩm độ cao nhất là
82,50%, thấp nhất từ tháng 3-4 là 74,10%, đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển
của cây trồng

Bức xạ và chiếu sáng: lượng bức xạ trung bình 425 cal/cm2/ngày, thời gian chiếu sáng
thay đổi bình quân 11 giờ/ ngày. Dài nhất là tháng 5 trên 12 giờ/ ngày và ngắn nhất là
tháng 10 dưới 10 giờ/ ngày. Thời gian chiếu sáng có tác động đến sự sinh trưởng và
phát triển của cây trồng, nhất là những loại cây có ảnh hưởng quang kỳ.
3


Bốc hơi nước: Cao đều quanh năm, lượng mưa ít hoặc không có mưa thì lượng bốc
hơi lớn nhất. Tổng lượng bốc hơi cả năm là 1.183 mm, bình quân 3,4 mm/ngày, cao
nhất 7,3mm/ngày, thấp nhất 2,4mm/ngày.
Nguồn nước và chế độ thủy văn
* Nguồn nước
+ Nước mặt
Nguồn nước trong khu vực chủ yếu lấy từ hệ thống sông Tiền thông qua trục sông
chính của xã là kênh Nguyễn Văn Tiếp, kênh 9, kênh Bằng Lăng và kênh Hai Hạt. Các
trục kênh này đóng vai trò quan trọng cho việc cấp nước ngọt cho các cánh đồng của
xã; đồng thời cũng là trục tiêu thoát nước nội đồng kể cả thoát lũ cho vùng Bắc Quốc
Lộ 1A đổ ra sông Tiền. Xã có hệ thống kênh, rạch nhánh nội đồng với tổng chiều dài
27,4 km thoát nước ra các kênh chính. Hệ thống kênh mương khá hoàn chỉnh với các
trạm bơm và đê bao khép kín tại ấp Mỹ Trung và Hậu Quới phục vụ tốt cho sản xuất.
Tại ấp Mỹ Thuận, kênh mương nội đồng chỉ có kênh Ngàn chưa đảm bảo cho việc lưu
thông nước cũng như tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn ấp.
+ Nước ngầm
Nguồn nước ngầm của xã khá dồi dào nhất là nước ở tầng sâu (tầng Plioxen) có độ sâu
khai thác từ 350m – 450m, chất lượng nước khai thác đạt tiêu chuẩn sinh hoạt không
phải xử lý để cung cấp cho nhân dân sử dụng, đây là tài nguyên quí cần được khai thác
sử dụng hợp lý.
* Thủy văn
Là khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều hỗn hợp, tính chất bán nhật triều
không đồng đều, có 2 lần triều lên xuống trong ngày đêm. Kết quả của trạm Mỹ Tho

và Mỹ Thuận cho thấy biên độ triều trung bình của đoạn sông Tiền dao động trong
khoảng 1,4 – 1,7m trong mùa khô và 1,8 – 2,1m vào mùa lũ. Tuy nhiên, địa bàn xã
nằm sâu trong khu vực Bắc Quốc Lộ 1A nên biên độ triều tương đối thấp so với các
tuyến sông chính. Mức biên độ triều này đảm bảo tưới tiêu triệt để cho diện tích lúa
của xã.
Mặc dù nằm sâu trong nội đồng, được chắn lũ bởi Quốc Lộ 1A, nhưng Hậu Mỹ Bắc B
chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi lượng nước thượng nguồn từ Đồng Tháp đổ về. Địa
phương cũng chịu ảnh hưởng của lũ do địa hình trũng nằm trong vùng Đồng Tháp
Mười. Với tần suất lũ 10%, độ ngập lũ dao động từ 0,2 – 0,4m. Những năm có lũ lớn
như 1978, 1996, thời kỳ đạt đỉnh lũ thường trùng với triều cường tháng 9 – tháng 10
âm lịch, phần lớn diện tích trũng ngập trên 0,7m. Trong năm 2000, độ sâu ngập lũ trên
toàn địa bàn xã lên đến 1,5 – 1,7m.
Tài nguyên đất
Theo chương trình điều tra 60B (chuyển đổi đất theo FAO/UNESCO) cho thấy trên
địa bàn xã hầu hết là đất phù sa đã phát triển có đốm rĩ, đặc trưng bởi tầng sét tương
đối chặt nằm dưới tầng canh tác. Đất tương đối giàu mùn nhưng kém tơi xốp và hơn
chua, thích nghi cho canh tác lúa 3 vụ và vườn cây ăn trái. Đất trên địa bàn xã chia
thành các nhóm chính sau:
4


- Đất phù sa đã phát triển có đốm rĩ P(f): Diện tích 1.218,07 ha chiếm 61,61% tổng
diện tích tự nhiên. Đất này phân bố hầu hết các ấp trong xã, tập trung nhiều ở phí Bắc
kênh Nguyễn Văn Tiếp. Đất tương đối giàu mùn nhưng kém tơi xốp và hơi chua thích
hợp cho canh tác lúa và vườn.
- Đất phèn hoạt động sâu (Sj2): Diện tích 279,4 ha, chiếm 14,13% tổng diện tích đất
tự nhiên. Loại đất này được hình thành ở vùng địa hình từ thấp đến trung bình, trong
môi trường yếm khí thường bị ngập nước trong năm. Thành phần chủ yếu là đất thịt
nặng và sét. Đất phân bố ở khu vực phía Bắc của xã thuộc ấp Hậu Quới. Đất này thích
hợp cho việc trồng lúa nước.

- Đất lập líp (Vp): Diện tích 479,7 chiếm 24,26% tổng diện tích tự nhiên. Loại đất này
phân bố trên khắp địa bàn của xã, tập trung nhiều ở các tuyến kênh rạch chính của xã
như kênh Phụng Thớt, kênh Nguyễn Văn Tiếp,… Đây là loại đất phù sa tương đối trẻ
được hình thành trên các vùng đất phù sa bồi có dạng địa hình trung bình đến cao, là
loại đất màu mỡ nhất trong nhóm đất phù sa, đất có màu nâu đến nâu đậm. Thành phần
cơ giới nặng, giàu dinh dưỡng thức thích hợp cho việc trồng cây ăn trái, làm nhà ở và
hoa màu các loại.
Địa chất công trình
Xã Hậu Mỹ Bắc B có đặc điểm chung là có địa hình sông rạch chằng chịt, có trầm
tích ven sông Tiền tôn tạo nên, thành phần cơ giới chịu thịt nặng, tỷ lệ sét cao,
trung bình là 50%, sức chịu tải thấp (<1,2 kg/cm 2). Do đó trong thiết kế xây dựng
cần chú ý đến nền móng các công trình.
Thực trạng môi trường
Hoạt động vệ sinh môi trường trên địa bàn xã được chú trọng và phát huy trong nhiều
tầng lớp nhân dân. Phát động tham gia hưởng ứng tuần lễ vệ sinh môi trường và tổ
chức tốt việc thu gom rác ở khu vực chợ đã tạo động lực lớn trong việc nâng cao ý
thức bảo vệ môi trường của người dân. Cảnh quang của xã mang đặc trưng chung của
cảnh quang ĐBSCL trong quá trình phát triển nông thôn chủ yếu là phát triển sản xuất
nông nghiệp, cây trồng chính là lúa. Sự phát triển của thương mại dịch vụ và các
ngành kinh tế khác đã làm nảy sinh những vấn đề về môi trường sinh thái. Tuy nhiên,
đến thời điểm hiện tại xã Hậu Mỹ Bắc B chưa có biểu hiện gì về ô nhiễm môi trường
sinh thái nhưng cũng cần lưu ý chất thải sinh hoạt và dư lượng phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật sử dụng trong nông nghiệp. Tình hình ô nhiễm môi trường cũng xuất phát từ
các hộ chăn nuôi chưa có hệ thống xử lý phân hoặc có nhưng chưa đảm bảo đúng quy
cách.
2.2. SƠ LƯỢC BỘ 19 TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI
Tiêu chí 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch
- Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp,
hang hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ
- Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế- xã hội– môi trường theo tiêu chuẩn mới

- Quy hoach phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo
hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp
5


Tiêu chí 2: Giao thông
- Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tong hóa đạt chuẩn theo cấp
kỹ thuật của bộ GTVT
- Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của bộ
GTVT
- Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vaò mùa mưa
- Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện
Tiêu chí 3: Thủy lợi
- Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh
- Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa
Tiêu chí 4: Điện
- Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện
- Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn
Tiêu chí 5: Trường học
Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt
chuẩn quốc gia
Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa
- Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ VH-TT-DL
- Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt quy định của Bộ VH-TT-DL
Tiêu chí 7: Chợ nông thôn
Chợ đạt chuẩn của bộ xây dựng
Tiêu chí 8: Bưu điện
- Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông
- Có Internet đến thôn
Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư

Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây Dựng
Tiêu chí 10: Thu nhập
Thu nhập bình quân đầu người/năm so với mức bình quân chung của tỉnh
Tiêu chí 11: Hộ nghèo
Tỷ lệ hộ nghèo
Tiêu chí 12: Cơ cấu lao động
Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp
Tiêu chí 13: Hình thức tổ chức sản xuất
Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả
6


Tiêu chí 14: Giáo dục
- Phổ biến giáo dục trung học
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học phổ thông, bổ túc, học
nghề
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo
Tiêu chí 15: Y tế
- Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế
- Y tế xã đạt chuẩn quốc gia
Tiêu chí 16: Văn hóa
Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theo quy định của Bộ
VH-TT-DL
Tiêu chí 17: Môi trường
- Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc Gia
- Các cơ sở SX-KD đạt tiêu chuẩn về môi trường
- Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi
trường xanh, sạch, đẹp
- Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch
- Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định

Tiêu chí 18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh
- Cán bộ xã đạt chuẩn
- Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định
- Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “ Trong sach, vững mạnh”
- Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên
Tiêu chí 19: An ninh, trật tự xã hội được giữ vững
An ninh, trật tự xã hội được giữ vững
2.3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ
Sơ lược về sự phát triển của GIS ở nước ta
Trên cơ sở của hệ thông tin bản đồ, những năm đầu của thập kỷ 60 các nhà khoa học ở
Canada đã cho ra đời hệ thống thông tin địa lý còn gọi là GIS (Geographical
Information Systems – GIS) và sau đó là ở Mỹ. Từ những năm 80, với sự phát triển
không ngừng của công nghệ thông tin đặc biệt là những tiến bộ trong lĩnh vực máy
tính, công nghệ GIS đã nhanh chóng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời
sống. Hiện nay GIS đã được ứng dụng mạnh mẽ từ các nước công nghiệp phát triển
như Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Australia đến các nước đang phát triển như Trung
Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Zimbabwe.

7


Ở Việt Nam, đầu những năm 80 GIS được bắt đầu tìm hiểu và ứng dụng trong một số
cơ quan nghiên cứu. Từ những năm 90 đến nay công nghệ GIS phát triển rất mạnh mẽ
và đã trở thành một công cụ hữu hiệu trong rất nhiều lĩnh vực hiện nay. Theo đánh giá
của Ban chủ nhiệm dự án GIS quốc gia, cuối năm 1997 cả nước đã có 8 bộ ngành và
26 tỉnh, thành phố tham gia thực hiện dự án GIS (Đào Ngọc Cảnh, 2003).
Theo TTXVN (22/10/2008), Tại hội thảo quốc tế về GIS, ngày 21/10 tại Thành phố
Hồ Chí Minh, Phó giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Lê Quang
Minh khẳng định nghiên cứu về GIS đã vượt qua giai đoạn bó hẹp ứng dụng trong xây
dựng bản đồ nền hay giao thông để chuyển sang nghiên cứu ứng dụng đa ngành, trong

đó có những ứng dụng quan trọng cho y tế, giáo dục, quy hoạch và quản lý đô thị.
Một số khái niệm về hệ thống thông tin địa lý (GIS)
Cho đến nay trên thế giới đã có rất nhiều nhà nghiên cứu về GIS cũng như các ứng
dụng của nó. Do đó định nghĩa về GIS cũng rất đa dạng.
Theo FAO (1996), GIS là một hện thống để chụp, lưu trữ, kiểm tra, tích hợp, thao
tác,phân tích, và hiện thị dữ liệu, đó là tham chiếu không gian đến trái đât.
Theo Võ Quang Minh (1997), GIS là một kỹ thuật quản lý các thông tin dựa vào máy
vi tính được sử dụng bởi con người vào mục đích lưu trữ, quản lý và sử lý số liệu
thuộc về thông tin đial lý hoặc không gian nhằm phục vụ cho các mục đích khác nhau.
Theo Cowen (1998), GIS như là một công cụ quản lý và là hệ thống hỗ trợ quyết định.
Theo Nguyễn Thế Thiện (1999), GIS là một hệ thống quản lý thông tin không gian
được phát triển dựa trên cơ sở công nghệ máy tính với mục đích lưu trữ, hợp nhất, mô
hình hóa, phân tích và miêu tả được nhiều loại dữ liệu.
Theo Đào Ngọc Cảnh (2003), GIS là hệ thống sử lý dữ liệu liên quan đến vị trí địa lý
dựa trên cơ sở kỹ thuật số.
Xuất phát từ các nguyên nhân mà các nhà khoa học cũng cho ra đời các định nghĩa
về GIS khác nhau:
Xuất phát từ ứng dụng: GIS là một công cụ mạnh được dùng để lưu trữ và truy vấn
tùy ý, biến đổi và hiển thị dữ liệu không gian từ thế giới thực cho mục đích đặc biệt.
Xuất phát từ chức năng: Hệ thống thông tin địa lý là một hệ thống bao gồm bốn khả
năng xử lý dữ liệu sau: Nhập dữ liệu, quản lý dữ liệu (bao gồm lưu trữ và truy xuất),
gia công và phân tích dữ liệu, xuất dữ liệu.
Xuất phát từ quan điểm hệ thống thông tin: GIS là một hệ thống thông tin được
thiết kế để làm việc với dữ liệu có tham chiếu tọa độ địa lý. Nói cách khác GIS là hệ
thống gồm hệ cơ sở dữ liệu với những dữ liệu được tham chiếu không gian và một tập
những thuật toán để làm việc trên dữ liệu đó.
Phần cứng (hardware):
Phần cứng là các hệ thống của máy tính và các thiết bị có liên quan trên đó GIS được
định vị và hoạt động. Phần mềm hoạt động trên cơ sở của một loạt các loại phần cứng,
từ máy tinhs để bàn sử dụng trong cấu hình độc lập hoặc nối mạng với máy chủ tập

trung. Phổ biến ví dụ về các thiết bị kỹ thuật phần cứng bao gồm: máy quét, bàn số
hóa, các phương tiện lưa trữ dữ liệu, bàn phím và ảnh vệ tinh.
8


Phần mềm (software):
Phần mềm là một phần trung tâm của hệ thống. Nhiều gói phần mềm GIS có sẵn và có
thể được phân loại theo mục đích sử dụng hay theo quy mô của cơ sở dữ liệu cần quản
lý. Gói GIS phải thỏa mãn các chức năng: dữ liệu đầu vào, lưu trữ, quản lý, chuyển
đổi, phân tích và đầu ra. Tuy nhiên truy xuất, phương pháp, nguồn lực, và cách hoạt
động có thể khác nhau giwuax các hệ thống này.
Các thành phần chính trong phần mềm GIS là:
Công cụ nhập và thao tác trên các thông tin địa lý
Công cụ nhập và thao tác trên các thông tin địa lý
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu(DBMS)
Công cụ hỗ trợ hỏi đáp, phân tích và hiển thị địa lý
Giao diện đồ hoạ người-máy (GUI) để truy cập các công cụ dễ dàng.
Dữ liệu (Data):
Có thể coi thành phần quan trọng nhất trong một hệ GIS là dữ liệu. Các dữ liệu địa lý
và dữ liệu thuộc tính liên quan có thể được người sử dụng tự tập hợp hoặc được mua
từ nhà cung cấp dữ liệu thương mại. Hệ GIS sẽ kết hợp dữ liệu không gian với các
nguồn dữ liệu khác, thậm chí có thể sử dụng DBMS để tổ chức lưu giữ và quản lý dữ
liệu.
Tiến trình xử lý (Procedures):
Tiến trình xử lý là những bước hướng dẫn để giải quyết và đạt được mục tiêu của dự
án GIS và chứng minh phương pháp làm thế nào dữ liệu sẽ được lấy ra, đầu vào của hệ
thống, lưu trữ, quản lý, chuyển đổi, phân tích, cuối cùng là trình bày kết quả đầu ra.
Con người (People):
Công nghệ GIS sẽ bị hạn chế nếu không có con người tham gia quản lý hệ thống và
phát triển những ứng dụng GIS trong thực tế. Người sử dụng GIS có thể là những

chuyên gia kỹ thuật, người thiết kế và duy trì hệ thống, hoặc những người dùng GIS để
giải quyết các vấn đề trong công việc.
Các nghiên cứu ứng dụng GIS
Trong những năm gần đây GIS đã được biết đến như một công cụ hữu dụng trong
quản lý và phân tích dữ liệu không gian ở nước ta đặc biệt là vùng đồng bằng sông
Cửu Long, GIS đã và đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như trong đề tài
nghiên cứu của Nguyễn Thị Lý qua ứng dụng GIS phân tích đa tiêu chuẩn trong đánh
giá thích nghi đất đai phục vụ quản lý sử dụng đất bền vững thì kết quả đánh giá đất
đai cung cấp thông tin hỗ trợ người ra quyết định trong sử dụng hợp lý tài nguyên đất
đai. Từ đó cho thấy tầm quan trọng của GIS trong nhiều lĩnh vực khác nhau, là công
cụ hữu ích trong phân tích không gian như xây dựng cơ sở dữ liệu, phân tích đánh giá,
biểu diễn không gian vùng thích nghi…GIS đóng vai trò phân tích không gian, mô
hình tích hợp được cơ sở tri thức của các lĩnh vực, biểu diễn không gian thích nghi của
các loại hình sử dụng đất, do vậy hỗ trợ người ra quyết định giải quyết bài toán ra
9


×