Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

phân tích hiệu quả tài chính mô hình nuôi cá tra (pangasianodon hypophthalmus sauvage, 1978) thâm canh trong ao đất ở thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGÔ THỊ THÚY CẦM

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH MÔ HÌNH NUÔI
CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1978)
THÂM CANH TRONG AO ĐẤT Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGÔ THỊ THÚY CẦM

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH MÔ HÌNH NUÔI
CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1978)
THÂM CANH TRONG AO ĐẤT Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGs. Ts DƯƠNG NHỰT LONG
Ks. PHAN HẢI ĐĂNG

2014




THÔNG TIN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC, CAO HỌC VÀ NGHIÊN CỨU SINH
KHOA THỦY SẢN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Tên đề tài

Bậc đào tạo
Ngành/Chuyên ngành
Năm
Sinh viên/ học viên/ NCS thực hiện (MSSV)
Số trang
Cán bộ hướng dẫn
Nguồn kinh phí

Phân tích hiệu quả tài chính mô hình nuôi cá tra
(Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1978) thâm
canh trong ao đất ở Thành phố Cần Thơ
Đại học
Kinh tế thủy sản
2014
4115287
12
PGs.Ts Dương Nhựt Long và Ks. Phan Hải Đăng
100.000 đồng
Tóm tắt

Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1978) là một trong những mô hình nuôi
quan trọng góp phần nâng cao thu nhập, lợi nhuận cho người dân ở thành phố Cần Thơ.
Nhằm đánh giá và phân tích hiệu quả lợi nhuận sản xuất và đề ra các biện pháp phát triển

cho ngành hàng cá tra, nghiên cứu này đã được thực hiện từ tháng 08 đến tháng 12 năm
2014 thông qua phỏng vấn trực tiếp 35 hộ nuôi cá tra ở Cần Thơ. Kết quả khảo sát cho
thấy ao nuôi có diện tích khoảng 0,39 ± 0,18 ha/ao, tỷ lệ sống trung bình đạt 66,79 ±
0,12% và với mật độ thả là 53,68 ± 11,05 con/m2, hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) đạt 1,57 ±
0,28 thì năng suất của các hộ nuôi của vùng đạt được là 342,9 ± 82 tấn/ha/vụ. Trong
nghiên cứu này còn cho thấy trung bình với chi phí sản xuất là 5.396,45 ± 1.098,38
tr.đ/ha/vụ thì có 82,90% các hộ nuôi có lời với mức lời bình quân là 273,72 ± 177,65
tr.đ/ha/vụ. Tuy nhiên vẫn còn một số hộ gặp khó do vấn đề về dịch bệnh, ô nhiễm nguồn
nước và thiếu vốn trong quá trình sản xuất.
Từ khóa: Cá tra, Pangasianodon hypophthalmus, Cần Thơ, hiệu quả tài chính.



PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH MÔ HÌNH NUÔI CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1978) THÂM CANH
TRONG AO ĐẤT Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Ngô Thị Thúy Cầm, Phan Hải Đăng và Dương Nhựt Long
Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Cần Thơ
Email:

ABSTRACT
Striped (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1978) is one of the important animal
models contribute to improved income and profits for the people in the city of Can Tho.
In order to evaluate and analyze the efficiency of production and profitability measure
development for catfish industry, this study was conducted from May 08 to December
2014 through direct interviews with 35 farmers fish in Can Tho. Survey results showed
that the pond has an area of approximately 0.39 ± 0.18 ha/pond, the average survival
rate reached 66.79 ± 0.12% and the stocking density was 53.68 ± 11.05 fish/m2, feed
consumption ratio (FCR) reached 1.57 ± 0.28, the productivity of the farmers of the
gain is 342.97 ± 82 tons /ha/crop. In this study also shows that the average cost

produce was 5396.45 ± 1098.38 million VND/ha/crop, there are 82.90% of households
have income with the word average of 273.72 ± 177 65 million VND/ha/crop. However,
some farmers are still having problems with disease, water pollution and lack of capital
in the production process.
Keywords: Catfish, Pangasianodon hypophthalmus, Can Tho, financial efficiency.
Title: Analyzing financial efficiency of intensive culture system catfish in the pond of the
Can Tho city.
TÓM TẮT
Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1978) là một trong những mô hình
nuôi quan trọng góp phần nâng cao thu nhập, lợi nhuận cho người dân ở thành phố
Cần Thơ. Nhằm đánh giá và phân tích hiệu quả lợi nhuận sản xuất và đề ra các biện
pháp phát triển cho ngành hàng cá tra, nghiên cứu này đã được thực hiện từ tháng 08
đến tháng 12 năm 2014 thông qua phỏng vấn trực tiếp 35 hộ nuôi cá tra ở Cần Thơ. Kết
quả khảo sát cho thấy ao nuôi có diện tích khoảng 0,39 ± 0,18 ha/ao, tỷ lệ sống trung
bình đạt 66,79 ± 0,12% và với mật độ thả là 53,68 ± 11,05 con/m2, hệ số tiêu tốn thức
ăn (FCR) đạt 1,57 ± 0,28 thì năng suất của các hộ nuôi của vùng đạt được là 342,9 ±
82 tấn/ha/vụ. Trong nghiên cứu này còn cho thấy trung bình với chi phí sản xuất là
5.396,45 ± 1.098,38 tr.đ/ha/vụ thì có 82,90% các hộ nuôi có lời với mức lời bình quân
là 273,72 ± 177,65 tr.đ/ha/vụ. Tuy nhiên vẫn còn một số hộ gặp khó do vấn đề về dịch
bệnh, ô nhiễm nguồn nước và thiếu vốn trong quá trình sản xuất.
Từ khóa: Cá tra, Pangasianodon hypophthalmus, Cần Thơ, hiệu quả tài chính.
l GIỚI THIỆU
Thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia
góp phần đem nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước, cải thiện chất lượng cuộc sống và cung
cấp nguồn thực phẩm cho nhu cầu của con người. Trong đó, ngành sản xuất cá tra đóng
vai trò quan trọng với năng suất cao diện tích nuôi khoảng 2.168 ha, sản lượng thu
1


hoạch là 311,899 tấn (Thủy sản Việt Nam, 2014). Cá tra được nuôi chủ yếu ở Đồng

bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chiếm gần 95% sản lượng và nuôi nhiều nhất ở Đồng
Tháp, An Giang, Cần Thơ,… Theo Lê Xuân Sinh và Lê Lệ Hiền (2010) cũng đã ước
tính có khoảng nửa triệu lao động tham gia những việc làm trực tiếp hoặc có liên quan
tới ngành hàng sản xuất cá tra ở ĐBSCL.
Cần Thơ là thành phố trung tâm của ĐBSCL nên có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự
phát triển của ngành sản xuất cá tra. Đặc biệt, phong trào nuôi cá tra thâm canh trong ao
đất phát triển rất nhanh ở hai quận Thốt Nốt và Ô Môn, từ đó mà không ít hộ nông dân
đã vươn lên thoát nghèo làm giàu. Theo Bộ kế hoạch Tổ chức ở Cần Thơ, đã thu hoạch
được 2.043 ha thuỷ sản nâng tổng sản lượng thu hoạch lên 153.043 tấn. Trong đó, diện
tích nuôi cá tra đến ngày 13 tháng 11 năm 2014 là 796 ha, sản lượng thu hoạch là 127.514
tấn. Giá cá tra nguyên liệu từ 23.500 - 24.200 đồng/kg đối với cá có kích cỡ từ 0,7 đến
0,8 kg/con (Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ, 2014).
Sự phát triển của ngành sản xuất cá tra ĐBSCL nói chung, thành phố Cần Thơ nói riêng
cũng bị hạn chế bởi một số vấn đề. Thường xuyên lâm vào cảnh hòa vốn hoặc không có
lãi do chi phí đầu vào liên tục tăng, đầu ra luôn bấp bênh, giá cá nguyên liệu trong nước
liên tục dưới giá thành sản, các rào cản về kỹ thuật dẫn đến làm giảm hiệu quả lợi nhuận
của mô hình. Xuất phát điểm từ cơ sở này, đề tài “ phân tích hiệu quả lợi nhuận mô hình
nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1978) trong ao đất ở thành phố
Cần Thơ” được thực hiện.
Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích hiệu quả lợi nhuận của mô hình nuôi cá tra thâm canh trong ao đất ở Cần Thơ,
nhằm cung cấp thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc xây dựng giải pháp nâng cao hiểu
quả mô hình nuôi cá tra của địa phương.
Nội dung nghiên cứu
Phân tích hiệu quả kỹ thuật - tài chính của mô hình nuôi cá tra thâm canh trong ao ở
Cần Thơ.
Phân tích và đánh giá hiệu quả lợi nhuận của mô hình nuôi cá tra thâm canh trong ao.
Phân tích những thuận lợi và khó khăn, từ đó đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả của mô
hình nuôi cá tra thâm canh trong ao đất ở Cần Thơ.
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8/2014 đến tháng 12/2014.
Địa điểm nghiên cứu: nghiên cứu được khảo sát tại hai quận Ô Môn và Thốt Nốt thuộc
địa bàn Thành phố Cần Thơ.
Đối tượng nghiên cứu: các hộ nuôi cá tra thâm canh trong ao đất.
2.2 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp được thu thập từ cơ quan chức năng có liên quan như chi cục thuỷ sản
Thành phố Cần Thơ, phòng kinh tế quận Thốt Nốt, sách báo, tạp chí, các nghiên cứu
trước đây và website có liên quan bao gồm các nội dung sau: điều kiện tự nhiên và xu
hướng nghề nuôi cá tra của Cần Thơ, tình hình nuôi cá tra của vùng ĐBSCL và Cần
Thơ, diện tích và sản lượng của mô hình nuôi.

2


Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 35 hộ nuôi cá tra thâm canh.
Trong đó phỏng vấn trực tiếp 15 hộ nuôi ở quận Ô Môn và 20 hộ nuôi ở Thốt Nốt thuộc
địa bàn Thành phố Cần Thơ.
2.3 Phương pháp xử lí và phân tích số liệu
Phần mềm SPSS và Microsoft Excel được sử dụng để xử lí và phân tích số liệu.
Phương pháp thống kê mô tả
Phân tích sự ảnh hưởng của giá bán cá đến lợi nhuận của mô hình.


Các chỉ tiêu tài chính được tính dựa theo công thức:

Tổng chi phí (TC): TC = TFC + TVC (tr.đ/ha/vụ)
Tổng doanh thu (TR): Sản lượng* giá sản phẩm (tr.đ/ha/vụ)
Lợi nhuận (LN): LN= TR – TC (tr.đ/ha/vụ)
Tỷ suất lợi nhuận =(LN/TC)*100 (%)

Hiệu quả chi phí = (TR/TC) (lần)
Tỷ số hộ lỗ = (số hộ lỗ/tổng số hộ khảo sát)*100
Tỷ số hộ lời = (số hộ lời/tổng số hộ khảo sát)*100
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Thông tin chung của hộ nuôi
Số tuổi trung bình của chủ hộ là 42,09 tuổi, trong đó nhỏ nhất là 26 tuổi và lớn nhất là
lớn nhất là 75 tuổi. Qua khảo sát cho thấy, người quản lí mô hình đa phần là nam giới
(100%) vì nghề nuôi trồng thủy sản đòi hỏi người có sức khỏe và thể lực tốt.
Bảng 1: Thông tin về tuổi, số lao động, số năm kinh nghiệm của mô hình

Nội dung

Giá trị

Tuổi của chủ hộ (tuổi)

42,00 ± 9,00

Tổng số lao động trong gia đình (người)

3,30 ± 1,42

Số lao động tham gia mô hình (người)

1,69 ± 0,72

Số lao động thuê mướn (người)

1,63 ± 1,57


Số năm kinh nghiệm (năm)

9,34 ± 4,03

Độ tuổi trung bình của chủ hộ là độ tuổi trung niên nên kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản
cao đạt khoảng 9,34 ± 4,03 năm kinh nghiệm. Do mô hình nuôi chỉ mang tính chất riêng
lẽ nên chỉ giải quyết được lao động của gia đình, trung bình mỗi hộ nuôi có 3,26 ± 1,42
người thì có 1,69 ± 0,72 người tham gia mô hình còn lại 1,63 ± 1,57 người là lao động
thuê mướn (Bảng 1).
Bảng 2: Trình độ học vấn của các hộ nuôi cá tra

Trình độ học vấn
Cấp I
Cấp II
Cấp III
Cao hơn
Tổng

Tần suất xuất hiện
5
12
14
4
35
3

Tỷ lệ (%)
14,28
34,29
40,00

11,43
100


Trình độ học vấn của các chủ hộ cao nhất là cấp III (40%) và có tỷ lệ tương đương là
cấp II (34,29%) đều đó cho thấy đây là một thế mạnh cho các nông hộ trong vấn đề tiếp
thu các tiến bộ khoa học trong nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên, vẫn còn 14,28% số hộ có
trình độ cấp I, nhưng không đáng ngại vì các hộ này có thể học hỏi kinh nghiệm từ các
hộ nuôi khác (Bảng 2).
Bảng 3: Lí do chọn mô hình

Lí do

Tỉ lệ (%)

Lợi nhuận cao

32,7

Điều kiện tự nhiên thuận lợi

21,1

Nuôi theo phong trào

15,5

Dễ quản lý

12,4


Tận dụng đất nhà

10,6

Khác

7,7

Tổng

100

Qua kết quả Bảng 3 cho thấy, lí do chủ yếu các hộ nuôi chọn mô hình này là do lợi
nhuận cao chiếm 32,7%. Ngoài ra còn một số nguyên nhân như điều kiện tự nhiên thuận
lợi (21,1%), nuôi theo phong trào (15,5%), dễ quản lý (12,4%), tận dụng đất nhà
(10,6%) và một số lí do khác chiếm (7,7%) như: truyền thống gia đình, nằm trong vùng
chuyên canh, thời gian nuôi ngắn,…
3.2 Các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của mô hình
3.2.1 Cải tạo ao
Cải tạo được xem là bước ngoặc quan trọng để mô hình nuôi đạt năng suất cao. Theo
kết quả ở Bảng 4 cho thấy, phần lớn các hộ đều sử dụng vôi đá (CaCO3) hay vôi bột
(CaO) để cải tạo với lượng bón là 11,04 ± 2,43 kg/100 m2. Theo nghiên cứu trước đây
của Dương Nhựt Long (2004) thì lượng vôi bón từ 8 - 12 kg/100 m2 cho ao không bị
nhiễm phèn và 12 – 15 kg/100 m2 cho ao bị nhiễm phèn. Từ đó ta thấy theo thời gian ao
nuôi ngày càng nhiễm mặn nên lượng vôi sử dụng ngày càng nhiều làm tăng chi phí cải
tạo của các hộ nuôi.
Bảng 4: Hoạt động cải tạo ao nuôi

Nội dung

Bón vôi (kg/100 m2)
Hút bùn (lần/vụ)

Gía trị nhỏ
nhất

Gía trị lớn
nhất

Giá trị trung
bình

8,00

14,50

11,04 ± 2,43

1

6

3,89 ± 1,15

Ao nuôi cá tra rất sâu nên khâu hút bùn đáy ao và diệt khuẩn rất khó thực hiện vì vậy
một số hộ nuôi chỉ thực hiện 1 lần/vụ giai đoạn trước khi thả cá. Tuy nhiên nhìn chung
thì phần lớn các hộ nuôi thường hút bùn khoảng 3,89 ± 1,15 lần/vụ. Kết quả này tương
tự với kết quả nghiên cứu trước đây ở Cần Thơ của Trần Trọng Tân (2013) là 4,09 ±
1,51 lần/vụ. Theo Dương Nhựt Long (2004) cho biết thêm khi ao nuôi có đủ các điều
kiện như: pH nước từ 7–8,5, độ trong 30–35 cm, oxy >3 mg/L và nước có màu xanh đọt

chuối hay vỏ đậu thì có thể bắt đầu thả cá giống.

4


3.2.2 Diện tích, độ sâu, kích cỡ, mật độ, thời gian nuôi và thức ăn
Kết quả Bảng 5 cho thấy, diện tích mặt nước trung bình của một ao là 0,39 ± 0,18 ha/ao,
độ sâu mức nước bình quân khoảng 4,11 ± 0,54 m. Theo kết quả các nghiên cứu trước
đây của Phạm Thị Kim Oanh và Trương Hoàng Minh (2011) diện tích mặt nước và độ
sâu mức nước trong ao nuôi cá tra ở ĐBSCL là 0,48 ha/ao và 3,98 m, Cần Thơ diện tích
mặt nước thấp hơn từ 0,3 - 0,4 ha/ao (Cao Văn Thích, 2008) và độ sâu mức nước trên
3,5 m (Lâm Trường Ân, 2010). Từ đây ta thấy theo thời gian diện tích mặt nước và độ
sâu mức nước không có sự biến động đáng kể và hoàn toàn phù hợp vơi kết quả trên.
Ngoài ra, theo Trần Trọng Tân (2013) cho biết độ sâu mức nước có tương quan với
năng suất, nếu mức nước từ 4 - 4,5 m sẽ đạt năng suất cao nhất.
Bảng 5: Diện tích mặt nước, độ sâu mức nước, kích thước giống, mật độ thả giống, tổng
lượng thức ăn, loại thức ăn, thời gian nuôi và hệ số FCR .

Nội dung

Giá trị nhỏ
nhất

Giá trị lớn
nhất

Giá trị trung
bình

Diện tích trung bình một ao (ha/ao)


0,10

0,75

0,39 ± 0,18

Mức nước (m)

2,50

6,00

4,11 ± 0,54
1,75 ± 0,37

Kích thước giống (cm)

1,00

3,00

2

Mật độ (con/m )

30,00

150,00


Tổng lượng thức ăn (tấn/ha/vụ)

100,00

950,00

551,49 ± 168,29

1,42

1,75

1,57 ± 0,28

6

12

7,09 ± 1,99

Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR)
Thời gian nuôi (tháng)

53,68 ±11,05

Kích cỡ giống từ 1,75 ± 0,37 cm, mật độ thả cá giống trung bình 53,68 ± 11,05 con/m2.
Nghiên cứu trước đây ở Cần Thơ; Sóc Trăng; Trà Vinh 48 con/m2, 1,78 cm (Lâm
Trường Ân và ctv., 2010); Cần Thơ; Vĩnh Long từ 48,6 - 49,8 con/m2, 1,59 - 1,6 cm
(Phạm Thị Kim Oanh và Trương Hoàng Minh, 2011). Như vậy kích cỡ giống và mật độ
nghiên cứu ở Bảng 5 cao hơn so với trước đây là do chất lượng con giống không ổn

định. Mật độ nuôi càng dày đòi hỏi kỹ thuật càng cao và kỹ năng quản lý tốt để hạn chế
rủi ro.
Kết quả phân tích ở Bảng 5 còn cho ta thấy rằng 100% hộ nuôi cá tra sử dụng thức ăn
công nghiệp với tổng lượng thức ăn 551,49 ± 168,29 tấn, hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) là
1,57 ± 0,28 và thời gian nuôi 7,09 ± 1,99 tháng thấp hơn nghiên cứu của Trần Trọng
Tân (2013) lần lượt là 590,66 ± 221,96 tấn, FCR 1,59 ± 0,12; thời gian nuôi 7,18±1,73
tháng. Theo Đỗ Văn Xê và Châu Thanh Bảo (2010) với FCR đạt giá trị từ 1,5 - 1,6 thì
mô hình nuôi rất đạt hiệu quả. Điều đó cho thấy các hộ nuôi năm nay muốn có thêm lợi
nhuận nên hạ lượng thức ăn cũng như do có khác biệt về tỷ lệ sống nên làm ảnh hưởng
đến hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) giảm.
3.2.3 Tỷ lệ sống, kích thước thu hoạch và năng suất trung bình
Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2004 thì tỷ lệ sống cá tra ở ĐBSCL đạt 94%. Tuy
nhiên theo nghiên cứu gần đây thì tỷ lệ sống cá tra giảm nhiều hơn so với trước cụ thể là
76,2% (Lê Lệ Hiền, 2008), 75,7% (Phạm Kim Oanh và Trương Hoàng Minh, 2011), ở
Cần Thơ 67,02% (Trần Tọng Tân, 2013) còn trong nghiên cứu này thì tỷ lệ sống đạt
66,79 ± 0,12 %. Như vậy, tỷ lệ sống của cá tra đang giảm dần theo thời gian chứng tỏ

5


chất lượng cá tra giống hiện nay càng giảm nên mật độ thả cá tra giống ngày càng tăng
nhằm bù đắp lại tỷ lệ hao hụt do cá chết.
Bảng 6: Tỷ lệ sống, kích thước thu hoạch và năng suất trung bình.

Nội dung

Giá trị

Tỷ lệ sống (%)


66,80 ± 0,12

Kích thước thu hoạch trung bình (con/kg)

0,89 ± 0,15

Năng suất bình quân (tấn/ha/vụ)

342,97 ± 82

Bảng 6 cho thấy năng suất đạt 342,97 ± 82,00 tấn/ha/vụ và kích cỡ cá thu hoạch trung
bình là 0,89 ± 0,15 kg/con thấp hơn so với các nghiên cứu trước đây. Kết quả nghiên
cứu ở ĐBSCL năng suất cá tra đạt đến 416 tấn/ha/vụ (Lâm Trường Ân và ctv., 2010) và
344,58 ± 10,06 tấn/ha/vụ, kích thước thu hoạch 0,92 - 0,94 kg/con (Phạm Thị Kim
Oanh và Trương Hoàng Minh, 2011). Trong đó ở Cần Thơ năng suất là 346 - 388
tấn/ha/vụ; kích thước thu hoạch là 0,93 - 0,94 kg/con Trần Trọng Tân (2013). Điều này
có thể lý giải cho sự khác nhau về mật độ, thời gian nuôi, tỷ lệ sống và kích cỡ cá thu
hoạch.
3.2.4 Các bệnh thường gặp trên cá tra
%
50



mang

Tên bệnh

Hình 1: Tỷ lệ xuất hiện bệnh trong ao nuôi cá tra ở Cần Thơ


Theo kết quả điều tra ở Hình 1 cho thấy bệnh xuất huyết (43,53%), phù đầu (20,24%)
và gan thận mũ (16,12%) là xuất hiện nhiều nhất trong số các bệnh thường gặp trong ao
nuôi cá tra ở Cần Thơ hiện nay. Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa và gió Bắc
nguyên nhân cụ thể là do chất lượng con giống không ổn định, sự thay đổi thất thường
của thời tiết, ô nhiễm môi trường và mức độ thâm canh trong ao nuôi ngày càng cao của
các nông hộ.
3.3 Phân tích các chỉ tiêu tài chính của hai mô hình
3.3.1 Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của hình thức sản xuất cá tra
Kết quả quả Bảng 7 cho thấy với chi phí bỏ ra là 5.396,45 ± 1.098,38 (tr.đ/ha/vụ) thì
doanh thu đem lại là 5.661,30 ± 3.905,31 (tr. đ/ha/vụ). Kết quả này cao hơn nghiên cứu
trước đây của Trần Trọng Tân (2013) với tổng chi phí và thu nhập là 5,17 tỷ. đ/ha/vụ;
5,4 tỷ.đ/ha/vụ và 5,35 - 5,43 tỷ.đ/ha/vụ; 5,39 - 5,52 tỷ.đ/ha/vụ (Phạm Thị Kim Oanh và
Trương Hoàng Minh, 2011).

6


Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất của một quá trình sản
xuất kinh doanh. Theo Bảng 7 ta thấy mô hình nuôi cá tra đạt lợi nhuận khá cao khoảng
273,72 ± 177,65 (tr.đ/ha/vụ) với tỷ suất lợi nhuận là 4,09 ± 2,20% và hiệu quả sử dụng
vốn đạt 1,04 ± 0,01 (lần). Nghiên cứu này cao hơn nghiên cứu trước đây của Trần
Trọng Tân (2013) với tỷ lệ tương ứng 238 ± 662 (tr.đ/ha.vụ), 2,85 ± 7,52% và 1,03 ±
0.08 (lần).
Bảng 7: Các chỉ tiêu kinh tế trong ao nuôi cá tra của Cần Thơ

Nội dung

Giá trị

Doanh thu (tr.d/ha/vụ)


5.661,30 ± 3.905,31

Tổng chi phí (tr.đ/ha/vụ)

5.396,45 ± 1.098,38

Lợi nhuận

273,72 ± 177,65

Giá bán (1.000 đ/kg)

22,55 ± 1,11

Giá vốn (1.000 đ/kg)

21,49 ± 0,65

Hiệu quả sử dụng vốn (lần)

1,04 ± 0,01

Tỷ suất lợi nhuận (%)

4,09 ± 2,20

Tỷ lệ hộ lời (%)

82,90


Từ đó ta thấy với các hộ nuôi năm nay đạt hiệu quả hơn năm trước với tỷ số hộ lời là
82,9%. Nguyên nhân là do các hộ ngày càng có thêm kinh nghiệm, khắc phục được
những khó khăn về chi phí đầu tư, tình hình dịch bệnh cũng như các khoản gia tăng của
chi phí thức ăn nên lợi nhuận mang lại rất cao và cải thiện được chất lượng cuộc sống.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn khoảng 17,10% hộ nuôi bị thua lỗ do không khắc phục
được các vấn đề nói trên.
3.3.2 Cơ cấu giá thành sản xuất
Bảng 8: Cơ cấu giá thành sản xuất của các hộ nuôi cá tra

Nội dung

Giá trị

Khấu hao tài sản cố định (tr.đ/ha/vụ)

15,13 ± 11,20

Tổng chi phí biến đổi (tr.đ/ha/vụ)

5.354,37± 1.073,7

Cơ cấu chi phí biến đổi (%)

100

Chi phí giống (%)

5,5


Chi phí thức ăn (%)

84,35

Chi phí thuốc (%)

5,38

Chi phí lãi vay (%)

3,2

Chi phí nhân công (%)

0,64

Chi phí cải tạo (%)

0,39

Chi phí nhiên liệu (%)

0,1

Chi phí thu hoạch (%)

0,28

Chi phí sửa chữa (%)


0,04

Chi phí khác (%)

0,22
7


Chi phí trong quá trình nuôi cũng tác động không nhỏ đến sức cạnh tranh lợi thế và tiêu
thụ trong đó chi phí biến đổi chiếm tỷ lệ cao nhất và quyết định gần hết đến cơ cấu giá
thành trong quá trình sản xuất cá tra nguyên liệu.
Kết quả nghiên cứu trước đây của Phạm Thị Kim Oanh và Trương Hoàng Minh (2011)
với chi phí chiếm tỷ lệ cao nhất là thức ăn (84 - 85%), cá giống 5,9% và thuốc hoá chất
là 4,2%. Theo Cao Tuấn Anh (2010) chi phí trong ao nuôi cá tra năm 2008 và 2009
chiếm tỷ lệ cao nhất là thức ăn 85,3% và 84,4%. Một báo cáo khác ở Cần Thơ chi phí
thuốc hóa chất là 5% (Nguyễn Chính, 2005). Từ đó ta thấy nghiên cứu này có nét tương
đồng về tỷ lệ thức ăn và chi phí giống lần lượt là 84,35% và 5,5%.
Tuy nhiên xét về tỷ lệ chi phí thuốc/hóa chất trị bệnh cho cá trong nghiên cứu này là
5,38% thì có giá trị cao hơn các nghiên cứu trước đây vì những năm gần đây dịch bệnh
xuất hiện nhiều, nên người nuôi phải tăng mức độ sử dụng thuốc để phòng ngừa và điều
trị bệnh cho cá. Các khoản chi phí khác chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu chi phí như chi
phí cải tạo ao, chi phí nhiên liệu, chi phí thu hoạch và các khoản khác. Qua kết quả này
cho thấy chi phí thức ăn luôn chiếm tỷ lệ lớn nhất từ trước đến nay trong cơ cấu giá
thành sản xuất, do đó để giảm giá thành sản xuất thì việc quản lý cho ăn là rất quan
trọng.
Tiền lãi vay ngân hàng bình quân chiếm 3,20% trong tổng chi phí biến đổi cao hơn
nghiên cứu của Phạm Thị Kim Oanh và Trương Hoàng Minh, 2011 là 2,9%. Nguyên
nhân có sự khác biệt của hai nghiên cứu này là do phần lớn các hộ nuôi năm nay phải tự
chịu tất cả các khoản chi phí sản xuất.
3.3.3 Tác động của các yếu tố đầu vào

Bảng 9: Tác động của các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất cá tra

Yếu tố đầu
vào

Cá giống

Hiện trạng

Tác động

Nguồn gốc không ổn định, các Con giống không đạt chất lượng nên dễ bị
hộ nuôi không kiểm dịch giống bệnh, tỷ lệ sống giảm còn 66,70% buộc
và mua giống theo cảm quan.
các hộ nuôi năm nay thả giống với mật độ
dày khoảng 53,68 con/m2 để bù lại phần
hao hụt => làm tăng chi phí giống, giảm
lợi nhuận.

Bệnh và
Bệnh phổ biến là đốm đỏ, gan
thuốc trị
thận mũ, xuất huyết, phù đầu,
bệnh cho cá trắng mang, vàng da.
tra
Kiến thức
nuôi trồng

Vốn


Cá bị nhiễm chất kháng sinh, thuốc/hóa
chất gây ô nhiễm môi trường => tỷ lệ hao
hụt lên tới 33,30% so với lúc đầu, rủi ro
trong quá trình sản xuất cao.

Hơn 80% dùng kinh nghiệm, Cá nhiên liệu đạt tỷ lệ sống thấp, chất
chưa có đội ngũ tư vấn về kỹ lượng thịt vàng nên không đạt yêu cầu của
thuật và thị trường.
thị trường => giá bán thấp, phân phối bị
động hay bị ép giá.
Phần lớn các hộ đều vay ngân Nợ ngân hàng và nợ thương lái => bị ép
hàng với lãi suất cao khoảng 1,2 giá, rào cản kỹ thuật trong quá trình sản
- 5%. Một số ít vay thương lái xuất.
hoặc vay ngoài.

8


3.3.4 Kênh tiêu thụ của các hộ nuôi cá tra
Qua kết quả Hình 2 ta thấy các hộ nuôi chỉ tiêu thụ cá tra nguyên liệu thông qua hai
kênh phân phối chính là thương lái (15,12%) và doanh nghiệp (80,17%) còn lại là
trường hợp bất khả kháng mới bán chợ (4,71%).

4,71%
15,12%
Doanh nghiệp
Thương lái
Bán chợ
80,17%


Hình 2: Kênh tiêu thụ của các hộ nuôi cá tra

Đều đó cho thấy các hộ nuôi không chủ động được đầu ra cho cá chỉ biết trông chờ vào
niềm tin và kỳ vọng ở doanh nghiệp và thương lái nên phần lớn các hộ điều bị ép giá
làm giảm lợi nhuận trong quá trình tiêu thụ. Kết quả trên có sự chênh lệch so với nghiên
cứu của Đỗ Văn Xê và Châu Thanh Bảo (2010) với hai hình thức tiêu thụ cá da trơn
chính ở ĐBSCL là thương lái (14%), doanh nghiệp (78%) còn lại là bán chợ 8%.
Nguyên nhân là do năm nay các hộ nuôi tiêu thụ được cá tra cho thương lái.
3.3.5 Phân tích sự ảnh hưởng của giá bán đến lợi nhuận của mô hình
Tr. đ/ha/vụ

Giá bán

Hình 3: Nhóm lợi nhuận theo giá bán (ngàn đồng/kg)

Hình 3 cho thấy nếu giá bán khoảng 21 - 21,5 ngàn đồng/kg thì các hộ nuôi có thể lỗ
hoặc đạt mức hòa vốn. Tuy nhiên một số hộ vẫn có lời với mức giá này trung bình
khoảng 60 - 65 tr.đ/ha/vụ. Xét mức giá từ 21,5 - <22 ngàn đồng/kg trở đi thì lợi nhuận
sẽ tăng dần các hộ nuôi đều có lời. Đều đó cho thấy, nếu giá bán tăng hay giảm 0,5 ngàn
đồng/kg thì lợi nhuận sẽ thay đổi theo khoảng 100 - 150 tr.đ /ha/vụ.
9


Trong nghiên cứu này còn phản ánh được mức giá mà các hộ thường bán cho các
thương lái và doanh nghiệp là rất thấp, thường dao động sát với giá thành sản xuất. Vì
vậy mức độ rủi ro của mô hình là rất cao, lợi nhuận của người nuôi gần như phụ thuộc
vào các đối tượng thu mua. Do đó để tăng lợi nhuận cho các hộ nuôi cá tra cần có biện
pháp nâng cao giá cá và đặt ra mức giá sàn.
3.4 Thuận lợi và khó khăn
3.4.1 Thuận lợi

Qua khảo sát các hộ nuôi cá tra có 57,67% hộ nuôi cho rằng điều kiện tự nhiên là yếu tố
quan trọng để thực hiện mô hình này còn lại là các thuận lợi khác với các giá trị tương
ứng như: 20,04% là do có kinh nghiệm nuôi, 14,01% thời gian thu hoạch ngắn, 5,10%
cá tra là loài dễ nuôi và 3,18% còn lại là do giao thông thuận lợi.
Bảng 10: Thuận lợi của mô hình nuôi cá tra trong ao

Thuận lợi

Tỷ lệ (%)

Có kinh nghiệm nuôi

20,04

Điều kiện tự nhiên thuận lợi

57,67

Thời gian nuôi ngắn

14,01

Dễ nuôi

5,10

Giao thông thuận lợi

3,18


Nguyên nhân là do nghề nuôi cá ở Cần Thơ được bắt đầu phát triển từ năm 2000, do đó
nông hộ tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm sản xuất. Điều kiện tự nhiên thuận lợi với
hai con sông lớn là sông Cần Thơ và sông Hậu hệ thống sông, kênh rạch khá dày đặc
(Cổng thông tin điện tử Cần Thơ, 2013). Chính vì sự thuận lợi này đã làm giảm chi phí
nhiên liệu, chi phí vận chuyển cá giống hay thức ăn cũng như tạo môi trường nước sạch
cho cá phát triển. Cá tra là đối tượng dễ nuôi với tỷ lệ sống cao khoảng 60% và mau
tăng tỷ trọng với thời gian nuôi từ 5 - 8 tháng thì cá có thể đạt 1,1 kg/con (Nguyễn
Chính, 2005).
3.4.2 Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi, mô hình nuôi cá tra thâm canh trong ao cũng gặp không ít
những khó khăn. Theo Bảng 10 cho thấy có 44,53% hộ nuôi gặp khó khăn trong việc
thiếu vốn sản xuất, còn lại là do dịch bệnh (16,43%), chất lượng giống không tốt
(14,94%), giá thức ăn cao (11,1%), ô nhiễm nguồn nước (9,50%) và 3,50% do sự thay
đổi của thời tiết.
Bảng 11. Khó khăn của mô hình nuôi cá tra

Tỷ lệ (%)

Khó khăn
Nguồn nước ô nhiễm

9,50

Chất lượng giống không tốt

14,94

Thiếu vốn

44,53


Dịch bệnh

16,43

Thời tiết thất thường

3,50

Giá thức ăn cao

11,1

10


Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trên là do môi trường nước ngày càng ô nhiễm
các hộ nuôi xã nước thải và bùn trực tiếp ra môi trường gây ảnh hưởng đến sản xuất.
Chi phí sản xuất trong nuôi cá quá lớn khoảng 5 - 6 tỷ/ha/vụ nên phần lớn các hộ nuôi
đều vay. Tuy nhiên việc tiếp cận vốn vay từ ngân hàng hiện nay là rất khó mà giá trị thế
chấp đất của người nuôi lại thấp nên người nuôi phải vay vốn tín dụng hoặc vay thương
lái để có vốn đầu tư, một số hộ không đủ tiền đã phải treo ao và thua lỗ. Dịch bệnh ngày
càng gia nhiều làm tăng chi phí thuốc và hao hụt trong quá trình nuôi cũng như dễ dẫn
đến mất trắng nếu không có kinh nghiệm trong quản lý và phòng trị bệnh cho cá.
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1 Kết luận
Hiệu quả kỹ thuật:
Tổng lượng thức ăn dao động từ 551,49 ± 168,287 tấn, hệ số FCR là 1,57 ± 0,23, thì tỷ
lệ sống sẽ đạt khoảng 66,79 ± 0,12% và cho năng suất là 342,97 ± 82 tấn/ha/vụ.
Hiệu quả tài chính:

Chi phí 5.398,45 ± 1.098,38 tr/đ/ha/vụ, doanh thu là 5661,30 ± 905,31 tr. đ/ha/vụ
Lợi nhuận đạt 273,72 ± 177,65 tr.đ/ha/vụ với tỷ suất lợi nhuận là 4,09 ± 8,00% và hiệu
quả sử dụng vốn đạt 1,04 ± 0,01 (lần).
Tỷ số các hộ có lời là 82,90% còn lại là 17,10% tỷ lệ các hộ thua lỗ.
Cơ cấu giá thành chủ yếu của các hộ nuôi là thức ăn (84,35%), giống (5,50%), thuốc
(5,38%), lãi vay (3,20%) còn lại là các khoản chi phí chiếm tỷ lệ nhỏ từ 0,2 - 0,6% như
cải tạo, nhiên liệu, nhân công, thu hoạch và các chi phí khác.
Kênh tiêu thụ chủ yếu của các hộ nuôi là doanh nghiệp (80,17%), thương lái (15,12%)
còn lại là bán chợ (4,71%).
Thuận lợi của mô hình được xếp theo thứ tự ưu tiên là điều kiện tự nhiên, kinh nghiệm,
thời gian nuôi ngắn, dễ nuôi và giao thông thuận lợi. Bên cạnh những thuận lợi các hộ
nuôi cũng gặp không ít những khó khăn như: thiếu vốn, dịch bệnh, chất lượng giống,
giá thức ăn, nguồn nước bị ô nhiễm và yếu tố thời tiết.
4.2 Đề xuất
Về mặt kỹ thuật: nên nuôi cá ở mật độ từ 50 con/m2 để đạt năng suất và hiệu quả lợi
nhuận cao. Đồng thời các hộ nuôi nên cần có biện pháp quản lý phương thức cho ăn để
hạ hệ số FCR cũng như giá thành sản xuất.
Về mặt quản lý:
Ngân hàng cần cho vay ưu đãi đối với các hộ nuôi cá tra và tăng thời gian cho vay nhằm
phù hợp với thời gian nuôi cũng như giảm mức lãi suất hiện tại.
Tăng cường tuyên truyền vấn đề về ô nhiễm môi trường và tác động của ô nhiễm môi
trường cho các hộ nuôi cá tra biết.
Chính phủ cần có mức giá sàn cho ngành hàng sản xuất cá tra.

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cao Tuấn Anh, 2010. Phân tích hiện trạng nghề nuôi cá tra (Pangasianodon
hypophthalmus) quy mô nhỏ ở An Giang và Cần Thơ. Luận văn Cao học, Khoa

Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.
Cao Văn Thích, 2008. Chất lượng nuôi và tích lũy vật chất dinh dưỡng trong ao nuôi cá
tra (Pangasius hypophthalmus Sauvage, 1978) thâm canh ở quận Ô Môn, thành
phố Cần Thơ. Luận văn Cao học chuyên ngành Nuôi trồng Thủy sản. Khoa Thủy
sản, Đại học Cần Thơ.
Cổng thông tin điện tử Cần Thơ, 2013. Điều kiện tự nhiên Thành phố Cần Thơ.
Http://cantho.gov.vn/wps/portal/!ut/bl/vZRRa4MwEIB_S39BLsbG_BirGEtMZx.J
b9a.U42W2Vn0YK_PXz409Fdp, truy cập ngày 22/11/2004.
Dương Nhựt Long, 2004. Kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. Khoa Thủy sản,
Trường Đại học Cần Thơ. 200tr.
Đỗ Văn Xê và Châu Thanh Bảo, 2010. Phân tích thị trường người nuôi cá da trơn ở
ĐBSCL. Tạp chí khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, Quyển 14 (2010): 44 - 55.
Lâm Trường Ân, 2010. Đánh giá khả năng nhận thức và khả năng ứng phó của người
nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1978) ở ĐBSCL dưới tác
động của biến đổi khí hậu. Luận văn Cao học chuyên ngành Nuôi trồng Thủy sản,
Đại học Cần Thơ.
Lâm Trường Ân, Trương Hoàng Minh và Nguyễn Thanh Phương, 2010. So sánh hiệu
quả kinh tế - kỹ thuật trong ao nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giữa
hai vùng nước ngọt và nước vùng nhiễm mặn ở ĐBSCL. Tạp chí khoa học,
Trường Đại học Cần Thơ, số 14: 341 - 353.
Lê Lệ Hiền, 2008. Phân tích tình hình cung cấp giống cá tra (Pangasianodon
hypophthalmus) ở ĐBSCL. Luận văn tốt nghiệp Cao học ngành Nuôi trồng Thủy
sản, Trường Đại học Cần Thơ.
Lê Xuân Sinh và Lê Lệ Hiền, 2008. Cung cấp và sử dụng giống cá tra (Pangasianodon
hypophthalmus) ở ĐBSCL của Việt Nam. Báo cáo trình bày tại Hội nghị Châu ÁThái Bình Dương về cá da trơn (ĐHCT, 5-6/12/2008).
Nguyễn Chính, 2005. Đánh giá tình hình sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi cá tra
(Pangasianodon hypophthalmus) thâm canh ở An Giang và Cần Thơ. Luận văn
Cao học chuyên ngành Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Thanh Phương, Phạm Minh Đức, Vũ Nam Sơn và Trần Văn Bùi (2004). Báo
cáo tổng quan ứng dụng công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản

phẩm Thủy sản (Tôm càng xanh, cá tra, basa và cá rô phi) ở tỉnh An Giang. Sở
Khoa học công & Công nhệ An Giang và Khoa Thủy sản Đại học Cần Thơ.
Phạm Thị Kim Oanh và Trương Hoàng Minh, 2011. Thực trạng nuôi cá tra
(Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1978) có liên kết và không liên kết ở
ĐBSCL. Tạp chí khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, Quyển 20b (2011): 48-58.
Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Cần Thơ, 2014. Tình hình sản xuất nông
nghiệp từ ngày 07/11/2014 đến ngày 13/11/2014. Http://cantho.gov.vn/wps/poqA,
truy cập ngày 26/11/2014.
Tổng cục thủy sản, 2014. Tháng 5 sản lượng cá tra đạt 532 nghìn tấn, tăng 104% so với
cùng kỳ. Khoa Thủy sản Đại học Cần Thơ, truy cập ngày 04/08/2014.
Trần Trọng Tân, 2013. Phân tích hiệu quả sản xuất của các hộ nuôi cá tra ở thành phố
Cần Thơ. Luận văn Cao học chuyên ngành quản lý nguồn lợi Thủy sản. Khoa
Thủy sản, Đại học Cần Thơ.
12



×