Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

phân tích tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch làng nghề tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 101 trang )

HO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
INH T V QUẢN TRỊ INH DO NH

NGUYỄN THỊ

I N N

PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG V GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN DU LỊCH L NG NGHỀ
TỈNH B N TRE

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
N
Quả trị dịc vụ Du ịc
L
Mã số

T á

: 52340103

12 – 2014


HO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
INH T V QUẢN TRỊ INH DO NH


NGUYỄN THỊ I N N
MSSV: 4115470

PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG V GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN DU LỊCH L NG NGHỀ
TỈNH B N TRE

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
N
Quả trị dịc vụ Du ịc
L
Mã số

: 52340103

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
NGUYỄN THỊ TÚ TRINH

T á

12 – 2014


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành luận văn này ngoài sự cố gắng của bản thân, em đã nhận
đƣợc sự giúp đỡ từ nhiều cá nhân lẫn tập thể, qua đây em xin gởi lời cảm ơn
chân thành và sâu sắc nhất của mình đến họ. Trƣớc hết là sự chỉ dẫn nhiệt tình
của cô Nguyễn Thị Tú Trinh ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn đề tài này, cô không
những cố vấn về mặt lý thuyết mà còn luôn động viên thúc đẩy giúp em thêm
nỗ lực, cố gắng. Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn và lòng quý mến đối với tất

cả các thầy, cô trƣờng đại học Cần Thơ đặc biệt là các thầy cô Khoa Kinh tế Quản trị kinh doanh, đã tận tụy chỉ dạy, truyền đạt cho em những kiến thức
quý báu về chuyên môn cũng nhƣ các kỹ năng cần thiết suốt 3 năm qua. Xin
gởi lời cám ơn chân đến cô Võ Hồng Phƣợng đã cố vấn học tập và chỉ dạy
nhiều kinh nghiệm sống bổ ích cho em. Qua đây em cũng xin cảm ơn các vị
khách du lịch đáng mến đã hợp tác, trả lời phỏng vấn để bài nghiên cứu này
đƣợc tiến hành thuận lợi. Cảm ơn các cô, chú, anh, chị nhân viên, hƣớng dẫn
viên trong các khu du lịch đã tạo điều kiện cho em tiếp cận khách du lịch. Cảm
ơn đến cô, chú, anh, chị trong Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch tỉnh Bến Tre đã
cung cấp số liệu thứ cấp quan trọng cho đề tài. Cảm ơn những ngƣời bạn đã
luôn động viên, hỏi thăm cho em thêm nghị lực trong suốt quá trình viết bài
luận văn này. Cảm ơn gia đình đã luôn là nơi nƣơng tựa vững chắc, là suối
nguồn tƣơi mát cho em tìm về mỗi khi chông gai vất vả. Em thực sự nhớ ơn
tất cả mọi ngƣời đã giúp đỡ tôi trong thời gian vừa qua rất nhiều.
Cần Thơ, ngày....tháng....năm 2014
Sinh viên thực hiện

i


TR NG C M

T

Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
Sinh viên thực hiện

ii



MỤC LỤC
Trang
CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU ................................................................................. 1
1.1

ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................................ 1

1.2

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................. 2

1.2.1

Mục tiêu chung ..................................................................................... 2

1.2.2

Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 2

1.3

PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................... 2

1.3.1

Không gian nghiên cứu ........................................................................ 2

1.3.2


Thời gian nghiên cứu ........................................................................... 3

1.3.3

Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................... 3

1.4

LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................... 3

CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 6
2.1

CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................ 6

2.1.1

Các khái niệm cơ bản trong du lịch...................................................... 6

2.1.2

Khái niệm liên quan đến làng nghề .................................................... 10

2.1.3

Mô hình phát triển làng nghề kết hợp du lịch .................................... 11

2.2


PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 13

2.2.1

Phƣơng pháp thu thập số liệu ............................................................. 13

2.2.2

Phƣơng pháp phân tích số liệu ........................................................... 15

2.2.3

Khái quát phƣơng pháp phân tích số liệu ........................................... 15

CHƢƠNG 3 PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH TỈNH BẾN TRE ............................................................................. 19
3.1

TỔNG QUAN TỈNH BẾN TRE ........................................................ 19

3.1.1

Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 19

3.1.2

Kinh tế - xã hội ................................................................................... 21

3.2


ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BẾN TRE ........ 22

3.2.1

Tài nguyên du lịch .............................................................................. 22

3.2.2

Cơ sở vật chất phục vụ du lịch ........................................................... 26

3.2.3

Nguồn nhân lực phục vụ du lịch ........................................................ 29
iii


3.2.4

Đầu tƣ phát triển du lịch ..................................................................... 30

3.3

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TỈNH BẾN TRE ............ 31

3.3.1

Thực trạng tổ chức du lịch và sản phẩm du lịch tại Bến Tre ............. 31

3.3.2


Kết quả đạt đƣợc ................................................................................ 32

3.3.3

Những mặt hạn chế ............................................................................ 38

3.4
ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BẾN TRE TRONG THỜI
GIAN TỚI ........................................................................................................ 39
CHƢƠNG 4 MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TỈNH BẾN
TRE .................................................................................................................. 41
4.1

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ BẾN TRE .. 41

4.2

THÔNG TIN CHUNG CỦA DU KHÁCH VÀ CHUYẾN ĐI .......... 45

4.2.1

Thông tin chung của du khách đƣợc phỏng vấn ................................ 45

4.2.2

Thông tin về chuyến du lịch của du khách ......................................... 48

4.3
TRE


ĐÁNH GIÁ CỦA DU KHÁCH VỀ DỊCH VỤ DU LỊCH Ở BẾN
............................................................................................................ 53

4.4
CÁC ĐÁNH GIÁ, CẢM NHẬN CỦA DU KHÁCH LIÊN QUAN
LÀNG NGHỀ .................................................................................................. 55
4.4.1

Đánh giá nhu cầu của du khách trong tƣơng lai ................................. 55

4.4.2

Động cơ lựa chọn du lịch làng nghề của du khách ............................ 56

4.4.3

Đánh giá của du khách về nét hấp dẫn của làng nghề........................ 57

4.4.4

Mô hình du lịch làng nghề ở Bến Tre ................................................ 59

CHƢƠNG 5 GIẢI PHÁP ................................................................................ 63
5.1

CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ......................................................... 63

5.2

GIẢI PHÁP ........................................................................................ 64


5.2.1

Giải pháp về sản phẩm ....................................................................... 64

5.2.2

Giải pháp quảng bá thƣơng hiệu ........................................................ 65

5.2.3

Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực ...................................................... 65

5.2.4

Giải pháp bảo vệ môi trƣờng .............................................................. 66

CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 67
6.1

KẾT LUẬN ........................................................................................ 67

6.2

KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 68
iv


6.2.1


Đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch .......................................... 68

6.2.2

Đối với Chính quyền địa phƣơng ....................................................... 69

6.2.3

Đối với công ty kinh doanh du lịch .................................................... 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 71
PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................... 74
PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................... 77
PHỤ LỤC 3 ..................................................................................................... 80

v


D NH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Cơ cấu khách du lịch Bến Tre qua các năm 2011 - 2013................. 14
Bảng 3.1 Di tích lịch sử cách mạng tỉnh Bến Tre ............................................ 24
Bảng 3.2 Di tích tƣởng nhớ danh nhân tỉnh Bến Tre....................................... 25
Bảng 3.3 Cơ sở vật chất phục vụ du lịch của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 –
2013 ................................................................................................................. 27
Bảng 3.4 Lực lƣợng lao động trong ngành du lịch tỉnh Bến Tre giai đoạn
2011- 2013 ....................................................................................................... 30
Bảng 3.5 Lƣợng khách du lịch đến Bến Tre giai đoạn 2011 – 2013, 6 tháng
đầu năm 2014 ................................................................................................... 33
Bảng 3.6 Doanh thu ngành du lịch Bến Tre giai đoạn 2011 – 2013 ............... 36

Bảng 3.7 Hệ thống làng nghề tiểu thủ công nghiệp tại Bến Tre...................... 42
Bảng 4.1 Tóm tắt thông tin chung của khách du lịch đƣợc phỏng vấn ........... 47
Bảng 4.2 Mục đích chính khách du lịch của khách du lịch đến Bến Tre ........ 48
Bảng 4.3 Ngƣời đi cùng và hình thức đi du lịch của du khách ....................... 50
Bảng 4.4 Nguồn thông tin đi du lịch của du khách nội địa và quốc tế ............ 51
Bảng 4.5 Đánh giá chung của du khách về điểm du lịch Bến Tre ................... 53
Bảng 4.6 Đánh giá của du khách về độ hấp dẫn của sản phẩm và số tiền mua
sản phẩm làng nghề.......................................................................................... 58
Bảng 4.7 Sự khác biệt trong hành vi mua sản phẩm làng nghề của du khách
quốc tế và nội địa ............................................................................................. 58
Bảng 4.8 Sự khác biệt về đánh giá sản phẩm và số tiền trung bình mua sản
phẩm của làng nghề của du khách quốc tế và nội địa ...................................... 59
Bảng 4.9 Sự khác biệt giữa nam và nữ đối với đánh giá sản phẩm, số tiền
trung bình mua sản phẩm ................................................................................. 59

vi


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Mô hình 5A của sản phẩm du lịch ...................................................... 9
Hình 3.1 Bản đồ tỉnh Bến Tre .......................................................................... 20
Hình 3.2 Lƣợng khách du lịch đến Bến Tre giai đoạn 2011 – 2014 ............... 35
Hình 4.1 Thu nhập của khách du lịch nội địa đến Bến Tre ............................. 47
Hình 4.2 Thu nhập của khách du lịch quốc tế đến Bến Tre ............................ 48
Hình 4.3 Số lần đi du lịch Bến Tre của khách du lịch ..................................... 49
Hình 4.4 Thời điểm đi du lịch của du khách đƣợc phỏng vấn ........................ 50
Hình 4.5 Số ngày tham quan của du khách đến Bến Tre ................................. 52
Hình 4.6 Loại hình lƣu trú của khách du lịch đến Bến Tre ............................. 53
Hình 4.7 Tỷ lệ du khách đã tham quan làng nghề và dự định trong tƣơng lai 56

Hình 4.8 Mục đích đến tham quan làng nghề của khách du lịch ..................... 56
Hình 4.9 Đánh giá độ hấp dẫn của sản phẩm làng nghề của du khách............ 57

vii


D NH MỤC TỪ VI T TẮT
ĐBSCL
TP.HCM
TP
VHTTDL
LN
TTCN
UBND

:
:
:
:
:
:
:

Đồng bằng sông Cửu Long
Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố
Văn hóa, Thể thao & Du lịch
Làng nghề
Tiểu thủ công nghiệp
Ủy Ban Nhân Dân


viii


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Du lịch không những là ngành công nghiệp không khói thân thiện với
môi trƣờng mà còn là ngành kinh tế hàng đầu mang lại nhiều lợi ích to lớn về
kinh tế - xã hội, đƣợc Đảng và nhà nƣớc xác định là ngành công nghiệp mũi
nhọn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nƣớc (Chiến lƣợc phát triển
du lịch Việt Nam 2020, tầm nhìn 2030). Theo định hƣớng thị trƣờng và phát
triển sản phẩm trong “Quy hoach tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn 2030” là ƣu tiên chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch
đặc sắc phát huy giá trị văn hóa Việt Nam có sức cạnh tranh cao làm nền tảng
cho các sản phẩm du lịch đặc trƣng nhƣ du lịch sinh thái, văn hóa và lịch sử.
Do đó phát triển sản phẩm du lịch làng nghề ở miền nông thôn sẽ phát huy các
yếu tố văn hóa dân tộc thấm đẫm ở miền quê Việt Nam. Mặt khác, thời gian
qua do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên sức mua của thị trƣờng giảm
sút, buôn bán ế ẩm dẫn tới nhiều hộ gia đình phải đóng cửa sản xuất và tìm
kiếm việc làm khác. Cùng với đó là khoa học công nghệ phát triển liên tục tạo
ra nhiều sản phẩm giá thành thấp, sức cạnh tranh cao khiến cho một số làng
nghề truyền thống ở miền nông thôn bị mai một dần. Trong khi đó phát triển
du lịch tham quan làng nghề có thể mang lợi ích cho cộng đồng nghèo ở địa
phƣơng thông qua các dịch vụ du lịch và bảo tồn giá trị của làng nghề. Du lịch
làng nghề cũng là cách giới thiệu sinh động hấp dẫn về đất nƣớc, con ngƣời
của mỗi vùng miền, địa phƣơng đồng thời góp phần đa dạng điểm đến trong
các tour du lịch trong khi ngành du lịch đang lo lắng thiếu điểm đến.
Nằm trong vùng du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Bến Tre một vùng đất phù sa dù chỉ mới đƣợc khai phá, phát triển trên 300 năm nhƣng
đã tạo dựng, phát triển và bảo tồn nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng trong

và ngoài nƣớc nhƣ: làng nghề cây giống hoa kiểng Cái Mơn (Chợ Lách), làng
nghề làm kẹo dừa ở Mỏ Cày, làng nghề đúc lu Hòa Lợi (Thạnh Phú), làng
nghề nấu rƣợu, đan đát ở Phú Lễ (Ba Tri), làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng,
bánh phồng Sơn Đốc (Giồng Trôm),... Mỗi làng nghề đều ẩn chứa một nét độc
đáo riêng gắn liền với truyền thống lịch sử, hệ thống di tích và nét văn hóa
cộng đồng riêng tại vùng đó làm nên sức hấp dẫn đối với du khách thập
phƣơng. Thời gian qua cũng có một số tour du lịch sinh thái, văn hóa có kết
hợp đƣa khách đến tham quan làng nghề và bƣớc đầu thu hút đƣợc du khách.
Tuy nhiên, sự phát triển du lịch làng nghề nhìn chung vẫn là chỉ quan tâm đến
số lƣợng chƣa lo đến chất lƣợng, dựa trên lợi thế vốn có mà chƣa đầu tƣ sâu
1


sắc cũng nhƣ có quy hoạch cụ thể về định hƣớng phát triển lâu dài. Chƣa tạo
đƣợc sự liên kết, hỗ trợ từ phía doanh nghiệp kinh doanh du lịch, ngƣời dân
địa phƣơng và chính quyền trong việc tạo ra sản phẩm du lịch. Nhiều làng
nghề khác có tiềm năng phát triển du lịch nhƣng còn bị bỏ ngõ chƣa đƣợc khai
thác nên kinh tế còn kém phát triển. Từ những nguyên nhân trên mà đề tài
“P â tíc tiềm ă v iải p áp p át triể du ịc
ề tỉ Bế
Tre” đã đƣợc thực hiện nhằm đánh giá đúng tiềm năng và tìm ra giải pháp
phát triển cho mô hình du lịch làng nghề tại tỉnh Bến Tre.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu c u
Phân tích thực trạng phát triển ngành du lịch Bến Tre, khảo sát nhu cầu
thực tế của khách du lịch làm cơ sở để phân tích khả năng phát triển của du
lịch làng nghề cộng với phân tích các khó khăn mà làng nghề gặp phải khi
phát triển du lịch qua đó sẽ đƣa ra các giải pháp cho sự phát triển loại hình du
lịch trên, góp phần nâng cao đời sống kinh tế, xã hội cho ngƣời dân địa
phƣơng.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: phân tích thực trạng hoạt động của ngành du lịch Bến Tre
giai đoạn 2011 – 2013 và sơ lƣợc hoạt động 6 tháng đầu năm 2014.
Mục tiêu 2: phân tích đặc điểm, hành vi của khách du lịch đến Bến Tre,
đánh giá của du khách về dịch vụ du lịch ở Bến Tre. Tìm hiểu nhu cầu, cảm
nhận của du khách trong nƣớc và quốc tế đối với tham quan du lịch làng nghề
tại Bến Tre.
Mục tiêu 3: đƣa ra một số giải pháp phát triển mô hình du lịch tham
quan làng nghề ở tỉnh Bến Tre, nhằm khai thác những lợi thế vốn có đồng thời
khắc phục những khó khăn tồn tại.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1

ô

ia

iê cứu

Tỉnh Bến Tre gồm 8 huyện và thành phố Bến Tre, trong đó các làng nghề
thì phân bố rải rác đều khắp các huyện trong tỉnh nhƣng khai thác cho phát
triển du lịch thì chƣa nhiều nên đề tài chọn một số huyện để nghiên cứu điển
hình. Trong tỉnh có 2 huyện phát triển du lịch mạnh nhất và có nhiều điểm du
lịch là huyện Chợ Lách và huyện Châu Thành và TP. Bến Tre – trung tâm du
lịch của tỉnh sẽ đƣợc chọn để nghiên cứu trực tiếp. Các làng nghề trên các

2


huyện còn lại sẽ đƣợc nghiên cứu dựa trên thông tin truyền miệng và thông tin

thứ cấp từ Sở VHTTDL tỉnh Bến Tre cung cấp.
1.3.2 Thời ia

iê cứu

Đề tài đƣợc thực hiện từ ngày 11/9/2014 đến tháng 12/2014.
Thời gian thu thập số liệu sơ cấp là tháng 10/2014. Thời gian này ít làm
ảnh hƣởng đến kết quả nghiên cứu vì đối với ngành du lịch Bến Tre có đặc thù
là hoạt động quanh năm, ít bị ảnh hƣởng của tính thời vụ.
Số liệu thứ cấp đƣợc tổng hợp trong 3 năm gần nhất với thời gian thực
hiện đề tài tức là từ năm 2011 đến năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, để có
thể phân tích sâu vào thực tế làm cơ sở nêu lên thực trạng tổng quan ngành du
lịch Bến Tre.
1.3.3 Đối tƣợ

iê cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu khả năng phát triển của du lịch tham quan
làng nghề tại Bến Tre và nghiên cứu những khó khăn nhằm đƣa ra giải pháp
giúp nâng cao hiệu quả khai thác của loại hình du lịch này trên địa bàn tỉnh
Bến Tre.
1.4 LƢỢC

HẢO T I LIỆU

Đến nay đã có nhiều tài liệu nghiên cứu về làng nghề chủ yếu là phát
triển làng nghề kết hợp du lịch, khả năng của mô hình làng nghề phát triển
thành khu thƣơng mại mua sắm du lịch, khả năng phát triển du lịch làng nghề
gắn với một loại hình du lịch khác.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tri Nam Khang, đề tài “Giải pháp phát

triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch tỉnh Hậu Giang”. Đề tài đã sử
dụng nhiều phƣơng pháp để phân tích cụ thể về hiệu quả hoạt động của hộ, lợi
ích từ việc kết hợp phát triển làng nghề với du lịch. Phƣơng pháp phân tích hồi
qui đƣợc áp dụng để phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động
của làng nghề, kết quả cho thấy các nhân tố tác động đến thu nhập của nông
hộ là số năm đi học, số lao động mà họ thuê mƣớn và loại hình làng nghề mà
họ tham gia. Qua kết quả phân tích ngân sách từng phần (PBA – Partial
Budget Analysis) đã chỉ ra rằng các hộ làng nghề có kết hợp du lịch sẽ có kết
quả cao hơn so với hộ làng nghề truyền thống. Và qua phƣơng pháp phân tích
tổng chi phí du hành (ZTCM – Zone Travel Cost Methods) cũng cho thấy
thặng dƣ mà du lịch đem lại cho làng nghề là rất lớn. Kết hợp phát triển làng
nghề với du lịch sẽ tạo ra nhiều giá trị về hữu hình và lợi ích vô hình thông
qua việc quảng bá có hiệu quả hình ảnh, thƣơng hiệu sản phẩm làng nghề và
nhiều lợi ích từ truyền miệng. Qua các kết quả trên tác giả rút ra kết luận mô
3


hình phát triển làng nghề kết hợp du lịch ở Hậu Giang hoàn toàn có cơ sở phát
triển thành công trong tƣơng lai và đem lại hiệu quả tài chính cao hơn.
Nghiên cứu của tác giả Mai Văn Nam đề tài “Xây dựng mô hình phát
triển làng nghề kết hợp du lịch tỉnh Bạc Liêu”. Đề tài đã đánh giá đƣợc các
nhân tố ảnh hƣởng đến thực trạng sản xuất kinh doanh của các làng nghề tại
Bạc Liêu. Đồng thời cũng nghiên cứu đƣợc tiềm năng du lịch và nhu cầu đối
với du lịch làng nghề tại đây từ đó đề xuất giải pháp phát triển, nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh và phát triển du lịch địa phƣơng. Một nghiên cứu
khác cũng của tác giả Mai Văn Nam“Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
làng nghề kết hợp du lịch ở ĐBSCL”, đƣợc tiến hành ở địa bàn 2 tỉnh Bạc
Liêu và Hậu Giang. Phƣơng pháp phân tích nhân tố đƣợc sử dụng để phân tích
các yếu tố ảnh hƣởng đến điểm du lịch phát triển du lịch làng nghề. Kết quả
nghiên cứu cho thấy có 2 nhóm nhân tố lớn ảnh hƣởng đến phát triển làng

nghề kết hợp du lịch, đó là các yếu tố liên quan đến nhận định của du khách về
địa điểm du lịch và các yếu tố liên quan đến hoạt động kinh doanh của các hộ
làng nghề. Nhóm các yếu tố thuộc về cảm nhận của du khách nhƣ: sự lôi cuốn
của điểm du lịch, cơ sở vật chất, mức độ an toàn, sự bền vững trong tƣơng lai
của điểm du lịch và quy mô của các điểm du lịch. Trong đó, mức độ an toàn
và mức độ bền vững của điểm du lịch là 2 yếu tố có ảnh hƣởng lớn nhất lên
cảm nhận chung của du khách. Nhóm các yếu tố thuộc về làng nghề nhƣ: khả
năng tài chính của nông hộ, cơ sở hạ tầng tại địa phƣơng, điều kiện sản xuất và
khả năng hiểu biết của các làng nghề là các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng
phát triển của làng nghề kết hợp du lịch trên địa bàn nghiên cứu.
Trong một nghiên cứu khác của Lâm Văn Toàn đề tài “Phân tích tiềm
năng và giải pháp phát triển du lịch làng nghề truyền truyền thống gắn với
văn hóa lễ hội tỉnh Tiền Giang” tác giả cũng sử dụng phƣơng pháp phân tích
nhân tố để phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của khách du lịch
đến Tiền Giang kết hợp với phân tích tần số và trị trung bình để thống kê các
nhu cầu, sở thích của du khách. Sau đó tác giả kết hợp với phân tích tiềm năng
du lịch làng nghề để từ đó xây dựng mô hình du lịch làng nghề gắn kết với văn
hóa lễ hội trong tỉnh và đƣa ra giải pháp phát triển mô hình. Theo tác giả lợi
ích từ mô hình này cũng đem lại rất nhiều nhƣ: đa dạng tour tuyến du lịch, tạo
nét đặc thù cho du lịch tỉnh nhà, khai thác tiềm năng hiện có và quan trọng
nhất là mang lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ sản xuất và ngƣời dân địa
phƣơng.
Trong một nghiên cứu của Erik Cohen về “Touristic ribbon craft village
development in Thailand” cho rằng một số làng nghề ở Thái Lan trở thành
điểm du lịch hấp dẫn đã góp phần thúc đẩy ngành thủ công phát triển không
4


chỉ thông qua chỉ số bán hàng tại chỗ mà còn xuất khẩu ra thị trƣờng mạnh mẽ
hơn bao giờ hết. Tác giả tiến hành nghiên cứu thăm dò miền Bắc và Đông Bắc

về quá trình thƣơng mại hóa ngành thủ công mỹ nghệ và rút ra mô hình du lịch
mua sắm ở Thái Lan là kết quả của tổng hợp các quá trình cải tiến giao thông,
cơ giới hóa và nổ lực xúc tiến của chính phủ. Các làng nghề ở đây có xu
hƣớng là chuyên về bán lẻ, tức là kinh doanh dịch vụ mua sắm chứ không phải
chuyên về sản xuất hàng hóa. Quá trình này diễn ra mạnh mẽ ở Pattaya và
Phuket kéo theo hiện tƣợng là một hệ thống đƣờng phân nhánh hình thành từ
các quốc lộ dọc theo bãi biển. Mô hình rất thành công khi giúp du khách thuận
tiện hơn quan sát trực tiếp, lựa chọn sản phẩm bởi nhiều cơ sở liền kề chặt chẽ
tại các “con đƣờng hàng thủ công mỹ nghệ”. Mô hình không những đã tăng
cƣờng sức mua trực tiếp của du khách mà còn làm tăng uy tín của Thái Lan
trên trƣờng quốc tế.
Qua các nghiên cứu trên ta thấy mô hình du lịch làng nghề đem lại nhiều
lợi ích không những về kinh tế mà còn nhiều ý nghĩa khác. Đồng bằng sông
Cửu Long là một địa phƣơng có nhiều làng nghề, sản phẩm làm ra mang đậm
nét văn hóa sông nƣớc là một trong những tài nguyên quan trọng có thể khai
thác tạo thành sản phẩm du lịch đặc trƣng. Đối với Bến Tre một tỉnh có nhiều
tiềm năng du lịch cần đƣợc đánh thức thì chƣa có nghiên cứu cụ thể về loại
hình du lịch này, đây là mô hình du lịch nhằm khai thác các giá trị đặc trƣng
và nhằm phát triển bền vững làng nghề.

5


CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN V PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Các k ái iệm cơ bản trong du lịch
2.1.1.1 Khái niệm du lịch
Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử nhân loại và cho đến
nay nó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên cho

đến nay có nhiều khái niệm khác nhau về du lịch vì dƣới mỗi hoàn cảnh khác
nhau, góc độ nghiên cứu khác nhau lại có các cách hiểu khác nhau về du lịch.
Trƣớc thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX du lịch đƣợc xem nhƣ đặc quyền của
tầng lớp giàu có, quý tộc và ngƣời ta xem đây là một hiện tƣợng cá biệt trong
đời sống xã hội. Trong thời kỳ này ngƣời ta xem đây là hiện tƣợng góp phần
làm phong phú thêm cuộc sống và nhận thức của con ngƣời. Đó là một hiện
tƣợng rời khỏi nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình để đến một nơi xa lạ vì nhiều
mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm tiền, làm việc và ở đó họ phải
tiêu tiền kiếm đƣợc ở nơi khác.
Xem xét du lịch nhƣ một hiện tƣợng xã hội, nhân văn mà tổ chức du lịch
thế giới (United Nations World Tourism Organizition – UNWTO) đã đƣa ra
định nghĩa nhƣ sau: “du lịch bao gồm những hoạt động của những người đi
đến một nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình trong thời hạn
không qua một năm liên tục để vui chơi, vì công việc hay vì mục đích khác
không vì mục đích kiếm tiền ở nơi mà họ đến”.
Theo Điều 4, Luật du lịch Việt Nam (2005) thì “du lịch là hoạt động của
con người ngoài nơi cơ trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu
tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
Tại Hội nghị Liên hợp quốc tế về du lịch ở Roma năm 1963 đã đƣa ra
định nghĩa về du lịch theo một phạm trù về kinh tế nhƣ sau: “Du lịch là tổng
hòa các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các
cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường
xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú
không phải là nơi làm việc của họ”.
Nhìn chung, ngƣời ta chƣa có thể đƣa ra một khái niệm thống nhất về du
lịch là do tính chất 2 mặt của nó. Một mặt, du lịch mang khái niệm thông
thƣờng nhƣ một hiện tƣợng đi lại của con ngƣời đến một nơi khác với nơi ở
của mình với mục đích nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí. Mặt khác, du lịch đƣợc
6



nhìn nhận dƣới góc độ kinh tế là một ngành dịch vụ mang tính tổng hợp cao
nhằm phục vụ và thỏa mãn những nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển
của du khách.
Do đó có thể khái quát hoạt động du lịch nhƣ sau:
 Là một hiện tƣợng kinh tế xã hội
 Có sự di chuyển của con ngƣời ra khỏi nơi cƣ trú thƣờng xuyên của
họ đến một nơi khác
 Họ phải tiêu thụ các giá trị về kinh tế - văn hóa – xã hội tại nơi đến
 Chuyến đi đó không nhằm mục đích kiếm tiền, mục đích chính trị.
Phân loại du lịch theo môi trƣờng tài nguyên du lịch:
(1) Du lịch sinh thái (Ecotourism). Đây là loại hình du lịch dựa vào thiên
nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trƣờng, có đóng góp cho nỗ
lực bảo tồn và phát triển bền vững.
(2) Du lịch văn hóa (Cultural tourism). Theo Luật du lịch Việt Nam: “Du
lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham
gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống”. Du lịch văn hóa là quá trình tổ chức và quản lý hoạt động du lịch với
mục đích tạo ra những sản phẩm du lịch, những hình thức hoạt động đƣợc xác
định và tăng cƣờng các sức hấp dẫn du khách bằng các đặc sản văn hóa của
địa phƣơng, của các cộng đồng cƣ dân tại chỗ. Chính những di sản văn hóa lịch sử, những phong tục tập quán, nghệ thuật truyền thống cùng môi trƣờng
văn hóa và cách ứng xử của cộng đồng là một phần quan trọng của sản phẩm
du lịch và đƣợc nhìn nhận là tài nguyên du lịch có giá trị bên cạnh những tài
nguyên du lịch khác.
Du lịch văn hóa gồm các loại hình:
Du lịch lễ hội
Du lịch làng nghề
Du lịch tham quan, nghiên cứu
Du lịch tâm linh, tôn giáo, tín ngƣỡng
Du lịch làng bản

2.1.1.2 Sản phẩm du lịch
Điều 4, chƣơng I, Luật Du lịch Việt Nam (2005) giải thích:“sản phẩm du
lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của du khách trong
chuyến đi du lịch”. Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho
khách du lịch đƣợc tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự
nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao
7


động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó. Do đó có thể khái quát
sản phẩm du lịch nhƣ sau:
Sản phẩm du lịch = tài nguyên du lịch + dịch vụ và hàng hóa du lịch
Do đó sản phẩm du lịch bao gồm cả yếu tố hữu hình và vô hình:
Sả p ẩm du ịc
u ì : phòng ngủ trong khách sạn, các tiện
nghi, cơ sở vật chất trog khu du lịch, các món ăn thức uống ở nhà hàng.
Sả p ẩm du ịc vô ì : điều kiện ở nơi nghỉ mát, chất lƣợng
phục vụ của công ty vận chuyển, lời giới thiệu của hƣớng dẫn viên.
Theo Dƣơng Văn Sáu (năm 2011) thì sản phẩm du lịch thƣờng mang
những đặc trƣng văn hóa cao và nó thể hiện khả năng nắm bắt, kết hợp dựa
vào những tiềm năng, nguồn lực sẳn có mà tạo dựng những giá trị mới của cá
nhân hay tổ chức kinh doanh du lịch.
Cơ cấu của sản phẩm du lịch liên quan đến nhiều ngành nghề, phong phú
và đa dạng nhƣng nhìn chung gồm các thành phần chính sau:
+T
p ầ tạo ực út: đó là sản phẩm hấp dẫn du khách tạo ra mục
đích của khách du lịch tại điểm đến gồm các tài nguyên du lịch nhƣ cảnh quan
thiên nhiên, di tích lịch sử, di sản văn hóa để thỏa mãn nhu cầu tham quan,
thƣởng thức của du khách.
+ Điều kiệ vật c ất p át triể du ịc : là cơ sở du lịch các sản phẩm

phục vụ nhu cầu thiết yếu của du khách bao gồm hệ thống cơ sở lƣu trú, dịch
vụ vui chơi, phƣơng tiện vận chuyển, thông tin liên lạc.
+ Dịc vụ bổ su : những sản phẩm phục vụ nhu cầu phát sinh trong
quá trình đi du lịch nhƣ: giặt là, massage, spa, mua quà lƣu niệm, cà phê,
phòng tập gym,…
Nhƣ vậy, có thể nói làng nghề vừa là sản phẩm du lịch đặc trƣng khi làng
nghề đó có khả năng hấp dẫn du khách, vừa là sản phẩm bổ sung khi tạo ra
những mặt hàng lƣu niệm cho du khách.
Mô hình 5A của sản phẩm du lịch để làm cho sản phẩm phục vụ tốt du
khách phải đạt 5 yếu tố sau:
- Attractions: những nét hấp dẫn, thu hút du khách
- Access: khả năng tiếp cận đến điểm du lịch nhƣ cơ sở hạ tầng giao
thông, kết nối thông tin liên lạc, viễn thông.
- Accommodation: phƣơng tiện lƣu trú nhƣ khách sạn, nhà nghỉ, khu du
lịch, nhà dân, bungalow.
8


- Amenities: các dịch vụ bổ trợ làm cho điểm du lịch trở nên tiện nghi
hơn đối với du khách nhƣ bƣu điện, bệnh viện, ngân hàng.
- Activities: các hoạt động tại điểm đến, giúp chuyến đi thú vị hơn.
Attractions

Activities

Access

Accommodation

Amenities


Hình 2.1 Mô hình 5A của sản phẩm du lịch
2.1.1.3 Khách du lịch
Theo Điều 10, chƣơng I, Pháp lệnh Du lịch Việt Nam: “Khách du lịch là
người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc
hành nghề để nhận thu nhập tại nơi đến”.
Phân loại khách du lịch theo thời gian tham quan nhƣ sau:
ác du ịc (Tourist): là khách viếng thăm (visitor) lƣu trú tại
một quốc gia hay một vùng khác với nơi ở thƣờng xuyên trên 24 giờ và nghỉ
lại qua đêm tại đó với mục đích tham quan, giải trí, nghỉ dƣỡng, tham gia hội
nghị, tôn giáo, công tác, thể thao, học tập.
ác t am qua (Excursionist): còn gọi là khách thăm viếng 1
ngày (day visitor) là khách thăm viếng một nơi nào đó dƣới 23 giờ và không
nghỉ lại qua đêm.
Đối với bài nghiên cứu này thuật ngữ khách du lịch dùng để chỉ những
ngƣời ra khỏi môi trƣờng sống thƣờng xuyên của mình đến một nơi khách
trong thời gian ít hơn 12 tháng liên tục với mục đích chính của chuyến đi là
tham quan, giải trí hay các mục đích khác ngoài tiến hành các hoạt động để
đem lại thu nhập và kiếm sống. Kể cả khách đi du lịch trong ngày và khách đi
trên 24 giờ có nghỉ lại qua đêm đều đƣợc gọi chung là khách du lịch.
Khách du lịch đƣợc phân thành 2 nhóm là:
ác ội địa (Domestic visitors): là khách đi du lịch đến một nơi
khác nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình trong phạm vi quốc gia với mục đích
9


tham quan, thăm thân nhân, tham dự hội nghị, đi công tác, chữa bệnh, nghỉ
ngơi, hành hƣơng,...
ác quốc tế (I ter atio a visitors): là khách đi du lịch ra khỏi
phạm vi lãnh thổ nơi cƣ trú thƣờng xuyên của họ với mục đích tham quan,

thăm thân nhân, tham dự hội nghị, đi công tác, chữa bệnh, nghỉ ngơi, hành
hƣơng,...
2.1.2

ái iệm iê qua đến



Theo tiến sĩ Phạm Côn Sơn (2004) trong cuốn “Làng nghề truyền thống
Việt Nam” thì làng nghề đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Làng nghề là một đơn vị
hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là nơi quần cư đông người, sinh hoạt có
tổ chức, kỷ cương tập quán theo nghĩa rộng. Làng nghề không chỉ là làng
sống chuyên nghề mà cũng hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần
để phát triển công ăn việc làm. Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa
làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá
biệt của địa phương”. Hay làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cƣ cấp thôn,
ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cƣ tƣơng tự trên địa bàn một
xã, thị trấn có các hoạt động hành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều
sản phẩm khác nhau tách hẳn khỏi nông nghiệp và kinh doanh độc lập và thu
nhập từ nghề đó chiếm trên 50% tổng giá trị sản lƣợng của địa phƣơng.
Làng nghề thƣờng có các đặc điểm sau:
(1) Tồn tại ở nông thôn gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp. Các làng
nghề xuất hiện trong từng làng, xã ở nông thôn sau đó các nghề thủ công
nghiệp đƣợc tách dần ra nhƣng không rời khỏi nông thôn, sản xuất nông
nghiệp và kinh doanh thủ công nghiệp trong các làng nghề đan xen lẫn nhau
nên ngƣời thợ thủ công trƣớc hết là một nông dân.
(2) Đa số làng nghề hình thành trên cơ sở nguồn nguyên vật liệu sẳn có
và tại chỗ, và có ít một số nguyên liệu phải nhập nhƣ chỉ thêu, thuốc nhuộm.
(3) Công cụ, dụng cụ dùng trong làng nghề truyền thống thƣờng rất thô
sơ, lạc hậu, sử dụng kỹ thuật thủ công là chính. Giai đoạn trƣớc, công nghệ kỹ

thuật chƣa phát triển nên hầu hết các công đoạn là thủ công nhƣng ngày nay
đã có ứng dụng khoa học công nghệ vào quy trình sản xuất.
(4) Sản phẩm đƣợc tạo ra thƣờng mang tính địa phƣơng, tại chỗ, quy
mô nhỏ nhƣng có tính mỹ thuật cao, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Sản
phẩm vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị thẩm mỹ do đó nó vừa phục vụ nhu
cầu tiêu dùng vừa là vật trang trí. Vì đặc điểm này mà sản phẩm làng nghề đã

10


trở thành một trong những món quà lƣu niệm đƣợc du khách ƣa thích khi đến
với địa phƣơng.
Những năm gần đây thị trƣờng xuất khẩu cũng ƣa chuộng hàng thủ công
nhiều hơn vì tính thân thiện với môi trƣờng. Nhờ gắn bó chặt chẽ với tạp quán,
phong tục, truyền thống văn hóa và đời sống sinh hoạt của ngƣời dân địa
phƣơng nên các làng nghề phát triển đa dạng số lƣợng và chủng loại, có giá trị
sử dụng cao. Đặc biệt nƣớc ta có khá nhiều sản phẩm từ làng nghề có thƣơng
hiệu trên trƣờng quốc tế nhƣ: lụa Vạn Phúc, tranh Đông Hồ, cây kiểng Cái
Mơn, gốm Bát Tràng,...(Phạm Xuân Hậu, Trịnh Văn Anh, 2012). Nhƣ vậy
làng nghề có các vai trò quan trọng đối với nông thôn nhƣ sau: giải quyết việc
làm cho ngƣời dân lao động ở nông thôn, tăng tỷ trọng giá trị hàng hóa xuất
khẩu (Phạm Xuân Hậu, Trịnh Văn Anh 2012), thực hiện chuyển dịch cơ cấu
nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thu hút vốn nhàn rỗi, tận
dụng thời gian và lƣợng lƣợng lao động, nâng cao mức sống và hạn chế di dân
tự do (Nguyễn Tri Nam Khang, 2012), đồng thời góp phần bảo tồn các giá trị
truyền thống của dân tộc (Nguyễn Phƣớc Quý Quang, 2013).
Xét theo góc độ thời gian thì có làng nghề truyền thống và làng nghề
mới. Làng nghề truyền thống là những làng nghề xuất hiện từ lâu đời trong
lịch sử trên 50 năm và tối thiểu trên 30% số hộ trong làng nghề tham gia hoạt
động ngành nghề nông thôn, giá trị sản xuất từ ngành nghề đó chiếm tỷ trọng

50% trở lên trong tổng thu nhập của làng nghề. Ngoài ra, làng nghề còn phải
đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trƣờng và an toàn lao động, chấp hành
tốt các chính sách, chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc cũng nhƣ địa phƣơng.
Làng nghề mới là những làng nghề xuất hiện do sự lan tỏa của làng nghề
truyền thống hay tiếp thu những nghề mới trong những năm gần đây đặc biệt
trong thời kỳ đổi mới. Làng nghề có ý nghĩa đặc biệt đối với phát triển kinh tế
nông thôn, tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực có làng nghề thấp hơn khoảng 3 lần so
với tỷ lệ hộ nghèo bình quân trong cả nƣớc (Mai Văn Nam, 2013).
Trong đề tài này nghiên cứu cả làng nghề truyền thống và làng nghề mới
vì đối với Bến Tre thì du lịch làng nghề tuy mới hay cũ đều có khả năng thu
hút khách du lịch nếu biết đƣợc nhu cầu của khách hàng. Những làng nghề thủ
công mỹ nghệ từ dừa tuy mới hình thành gần đây nhƣng cho thấy một sức lan
tỏa đặc biệt, có ý nghĩa đối với phát triển du lịch rất đáng trân trọng.
2.1.3 Mô ì

p át triển

ề kết hợp du lịch

Du lịch làng nghề là một trong những loại hình du lịch đậm chất văn hóa,
vậy trƣớc hết để tìm hiểu về du lịch làng nghề phải xuất phát từ du lịch văn
hóa. Theo Trần Nhạn trong cuốn “Du lịch và Kinh doanh du lịch” thì “du lịch
11


văn hóa là loại hình du lịch mà du khách muốn thẩm nhận bề dày lịch sử, di
tích văn hóa, phong tục tạp quán còn hiện diện. Bao gồm hệ thống đình, chùa,
nhà thờ, lễ hội, các phong tục tạp quán về ăn, ở, mặc, giao tiếp”. Đối với làng
nghề giá trị văn hóa đƣợc biểu hiện ở chỗ đó là nơi chứa đựng kho tàng kinh
nghiệm, kỹ thuật sản xuất, chế tác trong việc tạo ra sản phẩm thủ công. Từ đó

ta có thể hiểu du lịch làng nghề nhƣ là một loại hình du lịch văn hóa mà du
khách đƣợc tìm hiểu, chiêm ngƣỡng, thƣởng thức các giá trị văn hóa liên quan
đến một làng nghề nào đó. Khi tham gia tour du lịch làng nghề, du khách sẽ
đƣợc dịp khám phá, tìm hiểu quy trình kỹ thuật của nghề truyền thống, thâm
nhập cuộc sống cộng đồng với những phong tục, tập quán và các nghi thức
Phƣờng, hội riêng của các làng nghề truyền thống…
Hiện nay, trong xu hƣớng hiện đại con ngƣời quay lại với những giá trị
truyền thống và du lịch tham quan làng nghề ngày càng thu hút sự quan tâm
của du khách trong và ngoài nƣớc nên loại hình du lịch về miền nông thôn dân
dã qua các làng nghề dần lấy lại ƣu thế so với những loại hình du lịch hiện đại
khác. Cũng theo Phạm Xuân Hậu (2004) từ lâu làng nghề truyền thống là nơi
cung cấp cho du khách nhiều sản phẩm độc đáo với nhiều ý nghĩa nhƣ: làm vật
kỷ niệm, phục vụ vui chơi, giải trí, ăn uống, sinh hoạt, truyền bá nghề nghiệp.
Trong thời gian tới, du lịch làng nghề cũng là xu hƣớng phát triển của ngành
dịch vụ du lịch nhằm đa dạng sản phẩm du lịch đồng thời thúc đẩy sự phát
triển của các làng nghề truyền thống tại địa phƣơng, tạo ra nhiều lợi ích về mặt
xã hội cho ngƣời dân.
Lợi ích của việc kết hợp hoạt động du lịch và làng nghề ngoài những giá
trị hữu hình từ thặng dƣ kinh tế còn có những giá trị vô hình thông qua việc
quảng bá hình ảnh, thƣơng hiệu sản phẩm làng nghề và các lợi ích truyền
miệng khác (Nguyễn Tri Nam Khang, 2012) và bảo tồn các giá trị văn hóa
ngàn đời của ông cha ta thông qua việc giới thiệu cho du khách tiếp cận với
sản phẩm văn hóa đặc trƣng mỗi vùng miền (Nguyễn Phƣớc Quý Quang,
2013). Vai trò quan trọng của du lịch đối với sự phát triển của làng nghề thể
hiện nhƣ sau:
(1) Tạo thêm công ăn việc làm cho ngƣời dân địa phƣơng, tăng thu
nhập và cải thiện đời sống ngƣời dân
(2) Tạo cơ hội thu hút đầu tƣ cho các làng nghề, góp phần khôi phục và
phát triển nghề thủ công có nguy cơ bị mai một trong thời kỳ công nghiệp hóa
(3) Tạo cơ hội xuất khẩu hàng thủ công truyền thống tại chỗ

(4) Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn từ nông nghiệp
sang lĩnh vực dịch vụ

12


Nhƣ vậy du lịch và làng nghề có mối quan hệ chặt chẽ, phát triển cung
nhau sẽ tạo tác động kép. Một mặt, làng nghề là tài nguyên thu hút khách du
lịch, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Mặt khác, du lịch giúp làng nghề
hoạt động có hiệu quả, tăng cƣờng tiêu thụ sản phẩm tại chỗ và quảng bá hình
ảnh cho làng nghề. Phát triển du lịch làng nghề không chỉ tăng cƣờng sức mua
mà còn tăng uy tín của quốc gia trên thị trƣờng quốc tế (Erik Cohen, 1995).
Mô hình du lịch làng nghề kết hợp du lịch đã đƣợc áp dụng nhiều nơi và thu
đƣợc kết quả đáng khích lệ, đây không phải là mô hình mới xuất hiện tuy
nhiên việc áp dụng nó thì còn rất mới mẻ và yêu cầu cao về công tác quản lý
và triển khai (Nguyễn Tri Nam Khang, 2012). Theo Ando Katsuhiro – chuyên
gia phát triển du lịch JICA thì nghề truyền thống phong phú, đời sống con
ngƣời sinh động là tài nguyên du lịch vô cùng hấp dẫn ở nông thôn Việt Nam.
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 P ƣơ

p áp t u t ập số liệu

2.2.2.1 Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp đƣợc tổng hợp từ các số liệu, tài liệu của các cơ quan
chức năng du lịch nhƣ: Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch tỉnh Bến Tre, Sở Công
Thƣơng Bến Tre, Tổng cục Du lịch Việt Nam, Tổng cục thống kê.
2.2.2.2 Số liệu sơ cấp
Do đề tài nghiên cứu tiềm năng của du lịch làng nghề tại Bến Tre nên
vùng nghiên cứu là các huyện phát triển mạnh về du lịch và có các làng nghề

kề cận điểm du lịch là huyện Chợ Lách (làng nghề cây giống hoa kiểng), Châu
Thành (làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ). Số liệu sơ cấp thu đƣợc từ
phỏng vấn trực tiếp những du khách tham quan du lịch tại Bến Tre cụ thể là:
cồn Phụng (xã Tân Thạch, huyện Châu Thành) với làng nghề làm đồ thủ công
mỹ nghệ từ dừa, khu du lịch thầy Ngon (xã Sơn Định, huyện Chợ Lách) gần
với làng nghề cây giống, hoa kiểng.
Đề tài lựa chọn phƣơng pháp chọn mẫu phi xác xuất theo kiểu thuận tiện.
Phƣơng pháp thƣờng đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu thăm dò thử nghiệm,
để tiết kiệm thời gian và chi phí (Lƣu Thanh Đức Hải, 2007). Tuy nhiên,
phƣơng pháp này có nhƣợc điểm là tính đại diện không cao do mẫu có thể sai
lệch với tổng thể. Để khắc phục điều này tác giả đã thu mẫu tại các điểm du
lịch khác nhau vào các thời điểm khác nhau trong ngày do đó đã góp phần tạo
sự đa dạng, nâng cao tính đại diện cho mẫu. Cỡ mẫu đƣợc xác định nhƣ sau:
Ba yếu tố chủ yếu ảnh hƣởng đến cỡ mẫu

13



Độ biến động dữ liệu: V=p(1-p) tỷ lệ thuận với cỡ mẫu (p là tỷ lệ
xuất hiện của các phần tử trong đơn vị lấy mẫu, 0 ≤ p ≤ 1).


Độ tin cậy (α)



Tỉ lệ sai số ƣớc lƣợng (MOE)

Xét trƣờng hợp dữ liệu biến động cao nhất (trƣờng hợp bất lợi nhất):

V = p(1-p) → max ↔ p - p2 → max
Sử dụng điều kiện hàm số đạt cực trị thì đạo hàm bậc nhất phải bằng 0, ta
đƣợc: 1 - 2p = 0 nên p = 0,5
Trong thực tế, các nghiên cứu thƣờng sử dụng độ tin cậy 95% (hay α =
5%  Z α/2 = Z2.5% = 1,96), và sai số cho phép là 5%, vậy với giá trị p=0,5 ta
có cỡ mẫu n tối đa đƣợc xác định nhƣ sau:
n

 p1  p  Z 2
MOE 2

n



2

0.25
(1.96) 2  96
2
(0.1)

Theo Lƣu Thanh Đức Hải, 2007 (Nghiên cứu Marketing, trang 47) thông
thƣờng các nghiên cứu trong thực tế, nhà nghiên cứu mặc nhiên sử dụng cỡ
mẫu bằng hoặc lớn hơn 100. Nhƣ vậy, đề tài này sử dụng cỡ mẫu 120 là đảm
bảo cho tính suy rộng.
Cơ cấu mẫu theo từng nhóm khách đƣợc xác định căn cứ vào lƣợng
khách du lịch đến Bến Tre trong 3 năm 2011 – 2013. Theo bảng 2.1, lƣợt
khách quốc tế dao động khoảng 43%, khách nội địa khoảng 57%. Nhƣ vậy đề
tài thu mẫu theo cơ cấu trên với số lƣợng chẵn là 50 mẫu khách quốc tế và 70

mẫu khách nội địa.
Bảng 2.1 Cơ cấu khách du lịch Bến Tre qua các năm 2011 - 2013
Năm

2011
Lƣợt
khách

2012

Cơ cấu Lƣợt
(%)
khách

2013

Cơ cấu Lƣợt
(%)
khách

Cơ cấu
(%)

Khách quốc tế

261.009

42,8

300.500


43,4 341.800

42,7

Khách nội địa

349.012

57,2

392.500

56,6 458.600

57,3

Tổng

610.021

100,0

693.000

100,0 800.400

100,0

Nguồn Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch Bến Tre


14


Đối tƣợng phỏng vấn của đề tài là khách đi du lịch đến Bến Tre (kể cả
khách quốc tế và khách nội địa). Đối với khách du lịch quốc tế chỉ phỏng vấn
đƣợc du khách nói tiếng Anh, đây là điểm hạn chế của đề tài nhƣng nhìn
chung khách nói đƣợc tiếng Anh chiếm tỷ lệ cao trong tổng số du khách nƣớc
ngoài đến Bến Tre. Du khách đƣợc chọn làm mẫu trong đề tài gồm những
khách đã và đang đi du lịch làng nghề tại Bến Tre và cũng nhƣ những du
khách chỉ đang đi du lịch tại Bến Tre. Mục đích của việc phỏng vấn của du
khách đến Bến Tre không phân biệt đã đi du lịch làng nghề hay chƣa nhằm
khảo sát nhu cầu và ý kiến của họ về loại hình này cũng nhƣ thấy đƣợc sự hài
lòng chung của họ về các dịch vụ du lịch tại Bến Tre. Từ đó làm cơ sở cho
việc đề ra giải pháp thu hút khách du lịch và phát triển loại hình du lịch này.
Để phỏng vấn đƣợc cả hai nhóm du khách này tác giả không chỉ thu mẫu trực
tiếp tại điểm làng nghề có phục vụ khách du lịch mà còn đến các điểm du lịch
đông khách du lịch khác trong tỉnh Bến Tre.
2.2.2 P ƣơ

p áp p â tíc số liệu

- Mục tiêu 1: sử dụng số liệu thứ cấp kết hợp phƣơng pháp so sánh số
tuyệt đối, số tƣơng đối để khái quát cho cái nhìn tổng quan về kết quả đạt
đƣợc của ngành du lịch tỉnh Bến Tre.
- Mục tiêu 2: sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả, phân tích tần số, số
trung bình để phân tích đặc điểm cũng nhƣ đánh giá chung của du khách về du
lịch Bến Tre, phƣơng pháp cross-tab để phân tích các nhận xét, đánh giá theo
từng nhóm khách. Ngoài ra, phƣơng pháp kiểm định T- Test đƣợc thực hiện để
so sánh trị trung bình của các đánh giá, mức chi tiêu khác nhau của các nhóm

du khách.
- Mục tiêu 3: sử dụng kết quả các mục tiêu trƣớc kết hợp phỏng vấn sâu
du khách để đề xuất các giải pháp phát triển du lịch làng nghề truyền thống
nhằm hỗ trợ khai thác sản phẩm du lịch của Bến Tre.
2.2.3

ái quát p ƣơ

p áp p â tíc số liệu

2.2.3.1 Phương pháp so sánh
Đây là phƣơng pháp sử dụng phổ biến trong phân tích kinh tế bằng việc
xem xét một chỉ tiêu phân tích dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở còn
gọi là chỉ tiêu gốc. Mục đích của so sánh để phân tích thực trạng hoạt động du
lịch qua việc so sánh đối chiếu số liệu thứ cấp, tìm ra sự chênh lệch, biến động
của lƣợng khách, doanh thu ngành du lịch qua các năm.
 P ƣơ p áp so sá số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị
số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu. Phƣơng pháp này phản ánh quy
15


×