Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

đánh giá và hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại công ty tnhh kiểm toán ui

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 132 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

ĐÁNH GIÁ VÀ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH
KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN
TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN U&I

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kế toán – Kiểm toán
Mã số ngành: 52340302

Tháng 12 - 2014

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO
MSSV: 4115439

ĐÁNH GIÁ VÀ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH
KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN
TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN U&I

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
Mã số ngành: 52340302



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TRƯƠNG THỊ THÚY HẰNG

Tháng 12 - 2014

2


LỜI CẢM TẠ

Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Kiểm toán U&I, với sự giúp
đỡ nhiệt tình của các anh chị kiểm toán viên cũng như sự hướng dẫn tận tình
của các thầy cô, tôi đã có được những kiến thức, kinh nghiệm quý báu để tiếp
cận thực tế kiểm toán và hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Kinh tế và Quản trị kinh
doanh - Đại học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức trong
suốt thời gian tôi được học tập và rèn luyện dưới mái trường trong gần 4 năm
qua. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Trương Thị Thúy
Hằng, người đã trực tiếp hướng dẫn đề tài cho tôi, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ
tôi rất nhiều trong quá trình thực tập và hoàn thành đề tài của mình.
Đồng thời, em gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám đốc Công ty
TNHH Kiểm toán U&I đã tạo điều kiện cho sinh viên chúng tôi được thực tập
trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện và có nhiều cơ hội tiếp
cận với thực tế. Tôi xin cảm ơn các anh chị kiểm toán viên đã nhiệt tình giúp
đỡ, hướng dẫn tôi trong thời gian thực tập tại công ty.
Tuy nhiên, do còn một số hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm thực tế và
thời gian thực tập ngắn nên luận văn của tôi không thể tránh khỏi những sai
sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý
thầy cô và các anh chị kiểm toán viên để luận văn được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày tháng năm
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Phương Thảo

3


TRANG CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày tháng năm
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Phương Thảo

4


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................

.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................

Hồ Chí Minh, Ngày ….. tháng…… năm 2014
Thủ trưởng đơn vị

5


MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU .................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu .............................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 2
1.2.1 Mục tiêu chung ....................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 2
1.3.1 Không gian ............................................................................................. 2
1.3.2 Thời gian ................................................................................................ 3
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 3
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 4

2.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................. 4
2.1.1 Khái quát về các khoản ước tính kế toán ................................................. 4
2.1.2 Một số khoản ước tính kế toán quan trọng .............................................. 7
2.2 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 22
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 22
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 23
Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN
U&I-CHI NHÁNH TP.HCM......................................................................... 24
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................... 24
3.1.1 Lịch sử hình thành ................................................................................ 24
3.1.2 Nguyên tắc hoạt động ........................................................................... 26
3.1.3 Mục tiêu hoạt động ............................................................................... 26
3.2 Ngành nghề kinh doanh ........................................................................... 26
3.3 Cơ cấu tổ chức......................................................................................... 29
6


3.4 Sơ lược kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ....................................... 31
3.5 Giới thiệu khái quát về quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại
Công ty TNHH Kiểm toán U&I..................................................................... 34
3.5.1 Giới thiệu về quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của UNIAUDIT .... 34
3.5.2 Giới thiệu quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán ................... 41
3.6 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng hoạt động .................................... 43
3.6.1 Thuận lợi .............................................................................................. 43
3.6.2 Khó khăn .............................................................................................. 44
3.6.3 Phương châm hoạt động ....................................................................... 44
3.6.4 Chiến lược phát triển ............................................................................ 44
Chương 4: ĐÁNH GIÁ VÀ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC
KHOẢN ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN U&I
TẠI CÔNG TY TNHH ABC VÀ CÔNG TY TNHH XYZ ........................... 46

4.1 Giới thiệu về Công ty TNHH ABC .......................................................... 46
4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................ 46
4.1.2 Ngành nghề kinh doanh, đặc điểm hoạt động của Công ty .................... 46
4.1.3 Sơ đồ tổ chức........................................................................................ 47
4.1.4 Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng ................................................. 48
4.1.5 Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng .................................................. 48
4.1.6 Các chính sách kế toán áp dụng ............................................................ 48
4.2 Kiểm toán các khoản ước tính kế toán được áp dụng tại Công ty
TNHH ABC .................................................................................................. 53
4.2.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán ............................................................... 53
4.2.2 Thực hiện kiểm toán một số khoản ước tính kế toán ............................. 62
4.2.3 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán ............................................................ 73
4.3 Giới thiệu về Công ty TNHH XYZ ......................................................... 75
4.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................ 75
4.3.2 Ngành nghề kinh doanh, đặc điểm hoạt động của công ty ..................... 75
4.3.3 Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng ................................................. 76
7


4.3.4 Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng .................................................. 76
4.3.5 Các chính sách kế toán áp dụng ............................................................ 76
4.4 Kiểm toán các khoản ước tính kế toán được áp dụng tại Công ty
TNHH XYZ .................................................................................................. 81
4.4.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán ............................................................... 81
4.4.2 Thực hiện kiểm toán một số khoản ước tính kế toán ............................. 88
4.4.3 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán .......................................................... 103
4.5 So sánh quy trình kiểm toán thực tế với chuẩn mực kiểm toán
Việt Nam và chương trình kiểm toán mẫu của VACPA .............................. 105
4.5.1 So sánh quy trình kiểm toán thực tế với chương trình kiểm toán
mẫu của VACPA ......................................................................................... 105

4.5.2 So sánh quy trình kiểm toán thực tế tại Công ty TNHH Kiểm toán
U&I với chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) ......................................... 106
Chương 5: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
CÁC KHOẢN ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN
U&I ............................................................................................................. 111
5.1 Nhận xét chung...................................................................................... 111
5.1.1 Nhận xét về công tác kiểm toán .......................................................... 111
5.1.2 Nhận xét về quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại
Công ty TNHH Kiểm toán U&I.................................................................. 112
5.2 Các giải pháp về công tác kiểm toán ..................................................... 113
5.3 Các giải pháp để hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản ước
tính kế toán tại Công ty TNHH Kiểm toán U&I .......................................... 114
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 116
6.1 Kết luận ................................................................................................. 116
6.2 Kiến nghị ............................................................................................... 117
6.2.1 Đối với công ty khách hàng ................................................................ 117
6.2.2 Đối với cơ quan Nhà nước .................................................................. 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 119

8


9


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Kiểm
toán U&I TP.HCM giai đoạn 2011-2013 ...................................................... 31
Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Kiểm

toán U&I TP.HCM qua 6 tháng đầu năm giai đoạn 2012-2014 ...................... 33
Bảng 4.1 Bảng trả lời câu hỏi của các nhân viên trong Công ty TNHH
ABC mà KTV thu thập được ......................................................................... 57
Bảng 4.2 Bảng mức trọng yếu khoản mục TE của Công ty TNHH
ABC .............................................................................................................. 60
Bảng 4.3 Bảng ngưỡng sai sót có thể bỏ qua của Công ty TNHH ABC ......... 60
Bảng 4.4 Bảng thiết kế thử nghiệm kiểm soát cho Công ty TNHH
ABC .............................................................................................................. 61
Bảng 4.5 Bảng so sánh số dư hàng tồn kho và dự phòng giảm giá đầu
năm so với cuối năm ..................................................................................... 63
Bảng 4.6 Bảng đối chiếu số lượng hàng tồn kho trên sổ sách với Biên
bản kiểm kê và kiểm tra số dự phòng giảm giá hàng tồn kho ABC ................ 65
Bảng 4.7 Bảng trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho ở công ty
ABC .............................................................................................................. 66
Bảng 4.8 Bảng phân tích tình hình biến động của tài sản cố định trong
năm 2013 ...................................................................................................... 68
Bảng 4.9 Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định dùng chung tính vào
từng chi phí năm 2013 ................................................................................... 70
Bảng 4.10 Bảng kiểm tra đối chiếu số dư dự phòng tổn thất tài chính
và đầu tư tài chính tại ngày đầu kỳ ABC ....................................................... 71
Bảng 4.11 Phân tích tình hình biến động trong kỳ của các khoản đầu
tư tài chính và dự phòng giảm giá đầu tư tài chính......................................... 72
Bảng 4.12 Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn tại công
ty TNHH ABC .............................................................................................. 73
Bảng 4.13 Bảng tổng hợp lỗi của Công ty TNHH ABC ................................ 74
Bảng 4.14 Bảng trả lời câu hỏi của các nhân viên trong Công ty
TNHH XYZ mà KTV thu thập được ............................................................. 85

10



Bảng 4.15 Bảng mức trọng yếu khoản mục TE của Công ty TNHH
XYZ .............................................................................................................. 86
Bảng 4.16 Bảng ngưỡng sai sót có thể bỏ qua của Công ty TNHH
XYZ .............................................................................................................. 87
Bảng 4.17 Bảng thiết kế thử nghiệm kiểm soát cho Công ty TNHH
XYZ .............................................................................................................. 87
Bảng 4.18 So sánh số dư các khoản phải thu đầu năm với cuối năm và
biến động dự phòng nợ phải thu trong năm.................................................... 89
Bảng 4.19 Bảng kiểm tra đối chiếu số dư dự phòng nợ phải thu khó
đòi và số dư nợ phải thu tại ngày đầu kỳ ........................................................ 90
Bảng 4.20 Chọn mẫu các chứng từ phát sinh trong năm 2013 của công
ty TNHH XYZ có liên quan khoản phải thu đã lập dự phòng ........................ 91
Bảng 4.21 Bảng so sánh số dư hàng tồn kho và dự phòng giảm giá đầu
năm so với cuối năm ..................................................................................... 93
Bảng 4.22 Bảng đối chiếu số lượng hàng tồn kho trên sổ sách với Biên
bản kiểm kê và kiểm tra số dự phòng giảm giá hàng tồn kho XYZ ................ 94
Bảng 4.23 Bảng trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho ở công ty
XYZ .............................................................................................................. 96
Bảng 4.24 Phân tích tình hình biến động của tài sản cố định trong năm ........ 98
Bảng 4.25 Phân bổ khấu hao tài sản cố định dùng chung tính vào từng
chi phí năm 2013 ......................................................................................... 100
Bảng 4.26 Bảng kiểm tra đối chiếu số dư dự phòng tổn thất tài chính
và đầu tư tài chính tại ngày đầu kỳ XYZ ..................................................... 101
Bảng 4.27 Phân tích tình hình biến động trong kỳ của các khoản đầu
tư tài chính và dự phòng giảm giá đầu tư tài chính....................................... 102
Bảng 4.28 Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn tại công
ty TNHH ABC ............................................................................................ 103
Bảng 4.29 Bảng tổng hợp lỗi của Công ty TNHH XYZ ............................. 104
Bảng 4.30 Bảng so sánh quy trình kiểm toán thực tế tại Công ty TNHH

Kiểm toán U&I với Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) ...................... 107

11


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1 Cơ cấu khách hàng của Công ty TNHH Kiểm toán U&I ................. 27
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức của Công ty TNHH Kiểm toán U&I ........................ 30
Hình 4.1 Sơ đồ tổ chức quản lý Công ty TNHH ABC ................................... 47

12


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
KTV

:

Kiểm toán viên

BCTC

:

Báo cáo tài chính

TNHH

:


Trách nhiệm hữu hạn

VSA

:

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

TT

:

Thông tư

BTC

:

Bộ Tài chính

TSCĐ

:

Tài sản cố định



:


Nghị định

CP

:

Chính phủ

BCKT

:

Báo cáo kiểm toán

CNTT

:

Công nghệ thông tin

XNK

:

Xuất nhập khẩu



:


Hội đồng

BGĐ

:

Ban Giám đốc

BP

:

Bộ phận

VACPA

:

Chương trình kiểm toán mẫu

TNDN

:

Thu nhập doanh nghiệp

KH

:


Khách hàng

HTKSNB

:

Hệ thống kiểm soát nội bộ

ĐVT

:

Đơn vị tính

VNĐ

:

Việt Nam đồng

HTK

:

Hàng tồn kho

KQHĐKD

:


Kết quả hoạt động kinh doanh

CĐKT

:

Cân đối kế toán

XDCB

:

Xây dựng cơ bản

DN

:

Doanh nghiệp

WPs

:

Giấy tờ làm việc của Kiểm toán viên

13



CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tuy đã hình thành hơn 20 năm trên đất nước ta (từ năm 1991) nhưng 4 từ
Kiểm toán độc lập còn khá xa lạ đối với những người không thuộc ngành nghề
trong kinh tế- khác với Kiểm toán nhà nước - nhưng Kiểm toán độc lập ngày
càng thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình, cùng với sự phát triển mạnh mẽ
của thị trường chứng khoán, môi trường kinh tế của Việt Nam càng đòi hỏi
tính minh bạch trong thông tin tài chính. Mức cầu từ dịch vụ kiểm toán độc lập
tăng gấp nhiều lần so với các năm đầu tiên kiểm toán mới chập chững xâm
nhập vào thị trường kinh tế Việt Nam.
Bên cạnh đó, nhu cầu tư vấn tài chính của các doanh nghiệp ngày càng
lớn, cần những nhà cung cấp thật sự có đẳng cấp. Vai trò của kiểm toán viên
có thể rất súc tích trong nhận xét: "Kiểm toán viên vừa phải là quan tòa công
minh của quá khứ, vừa phải là người phán xử thông thái của hiện tại, lại vừa là
người dẫn đường sáng suốt cho tương lai" (Vương Đình Huệ, Tờ báo
VnEconomy, 2007) . Kiểm toán được hiểu theo cách đơn giản nhất theo Luật
kiểm toán độc lập ở nước ta “Là việc các KTV hành nghề và doanh nghiệp
kiểm toán kiểm tra và đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và
các công việc kiểm toán khác theo yêu cầu của khách hàng”. Vì thế các doanh
nghiệp ngày nay có xu hướng khai khống, khai thiếu để làm đẹp hơn cho
BCTC của mình, các khoản như: Dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm
giá hàng tồn kho, trích khấu hao tài sản cố định chi phí trả trước, giá trị sản
phẩm dở dang, doanh thu ghi nhận trước,…dễ xảy ra gian lận trong số liệu
nhất, cần được kiểm tra 1 cách thận trọng.
Khái niệm “ước tính kế toán” đề cập tới các khoản mục trên báo BCTC
mà giá trị của chúng được ước tính chứ không thể đo lường một cách chính
xác bằng các công thức toán học. Ước tính kế toán là 1 bộ phận của BCTC
đồng thời cũng là 1 vấn đề mới đối với kế toán và kiểm toán ở Việt Nam hiện
nay. Ước tính kế toán dễ bị xử lý theo hướng có lợi cho đơn vị vì người lập

BCTC sử dụng các xét đoán chủ quan khi lập báo cáo sẽ làm giảm độ tin cậy
của thông tin tài chính, vì có khả năng người lập BCTC sẽ tìm cách che giấu
những thông tin quan trọng nếu những thông tin đó có ảnh hưởng không tốt
đến quyền lợi của họ, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh,
nghĩa vụ Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với Nhà nước.
Nhiều KTV cho rằng cần phải hạn chế, thậm chí loại bỏ hoàn toàn việc
sử dụng các xét đoán chủ quan khi lập BCTC. Bất chấp những chỉ trích này,
14


việc sử dụng các ước tính kế toán trong BCTC hiện nay không những không
bị loại bỏ mà còn có chiều hướng ngày càng gia tăng với việc kế toán theo
“giá trị hợp lý” ngày càng lấn lướt kế toán theo “giá gốc”. Thấy được sự quan
trọng của các khoản ước tính kế toán khi thực tập kiểm toán tại Công ty
TNHH Kiểm toán U&I, tôi đã lựa chọn đề tài “ Đánh giá và hoàn thiện quy
trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty TNHH Kiểm toán
U&I - chi nhánh TP.HCM” nhằm làm rõ hơn quy trình kiểm toán các khoản
ước tính kế toán trong từng phần hành có theo đúng chuẩn mực kế toán- kiểm
toán hiện hành tại Công ty Kiểm toán U&I, đồng thời đưa ra một số giải pháp
khắc phục của bản thân nhằm hoàn thiện hơn hệ thống kiểm toán tại Công ty
Kiểm toán trên.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1

Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của đề tài này nhằm đánh giá quy trình kiểm toán các
khoản ước tính kế toán tại Công ty TNHH Kiểm toán U&I. Nhận xét ưu điểm
và nhược điểm của quy trình này. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm góp phần
hoàn thiện quy trình và nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán.

1.2.2

Mục tiêu cụ thể

- Tìm hiểu quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty
TNHH Kiểm toán U&I - chi nhánh TP.HCM.
- Phân tích ưu, nhược điểm của quy trình kiểm toán các khoản ước tính
kế toán, đồng thời nêu ra những mặt còn tồn tại trong quy trình.
- Đưa ra các giải pháp nhằm góp phần làm hoàn thiện hơn quy trình
Kiểm toán các khoản ước tính tại Công ty TNHH Kiểm toán U&I và nâng cao
chất lượng cuộc kiểm toán.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1

Không gian

Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH Kiểm toán U&I - chi nhánh
TP.HCM và kiểm toán thực tế tại Công ty TNHH ABC & Công ty TNHH
XYZ (Việt Nam).
1.3.2

Thời gian

- Đề tài thực hiện được lấy số liệu từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh Công ty TNHH Kiểm toán U&I từ 01/01/2011 đến 31/12/2013 và 6
tháng đầu năm 2014 (01/01/2014 - 30/06/2014) và số liệu từ báo cáo tài chính

15



của Công ty TNHH ABC & Công ty TNHH XYZ năm 2013 (01/01/201331/12/2013).
- Thời gian thực hiện kiểm toán ở công ty khách hàng ABC và XYZ là
từ 01/01/2013 đến 31/12/2013.
- Thời gian thực hiện đề tài: Từ 11/08/2014 đến 17/11/2014.
1.3.3

Đối tượng nghiên cứu

- Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty TNHH
Kiểm toán U&I - chi nhánh TP.HCM.
- Giới hạn nghiên cứu: Do hạn chế về thời gian thực tập nên đề tài chỉ
nêu ra các khoản ước tính kế toán quan trọng tại Công ty TNHH ABC và
Công ty TNHH XYZ. Đồng thời tại một số khoản mục này, đề tài chỉ trình
bày một số phương pháp ước tính kế toán điển hình mà không trình bày toàn
bộ các phương pháp.
- Một số thông tin của Công ty khách hàng sẽ được bảo mật và điều
chỉnh cho phù hợp, nhằm đảm bảo được các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp
của KTV và ngành Kiểm toán.

16


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1

Khái quát về các khoản ước tính kế toán

2.1.1.1 Khái niệm

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) 540 về Kiểm toán các ước
tính kế toán thì:
(a) Ước tính kế toán: Là một giá trị tiền tệ gần đúng trong trường hợp
không có phương pháp đo lường chính xác. Thuật ngữ này được sử dụng cho
một giá trị được đo lường theo giá trị hợp lý khi có sự không chắc chắn trong
ước tính và cũng được sử dụng cho các giá trị khác cần ước tính. Khi chuẩn
mực này chỉ đề cập đến các ước tính kế toán được đo lường theo giá trị hợp lý,
thuật ngữ “Ước tính kế toán về giá trị hợp lý” được sử dụng.
(b) Giá trị ước tính hoặc khoảng giá trị ước tính của kiểm toán viên: Là
giá trị hoặc khoảng giá trị mà kiểm toán viên ước tính được dựa trên các bằng
chứng kiểm toán để sử dụng trong việc đánh giá giá trị ước tính của Ban Giám
đốc đơn vị được kiểm toán.
2.1.1.2 Phân loại
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) 540:
 Một số ước tính kế toán có tính chắc chắn tương đối thấp, có thể
làm phát sinh ít rủi ro có sai sót trọng yếu hơn, ví dụ:
(1) Ước tính kế toán phát sinh tại các đơn vị có hoạt động kinh doanh
không phức tạp;
(2) Ước tính kế toán được lập và cập nhật thường xuyên vì liên quan
đến các giao dịch có tính chất thường xuyên;
(3) Ước tính kế toán được lập từ dữ liệu có sẵn, như dữ liệu thực tế về
lãi suất công bố hoặc giá chứng khoán giao dịch trên sàn. Những dữ liệu đó
được coi là “có thể kiểm chứng được” khi lập ước tính kế toán về giá trị hợp
lý;
(4) Ước tính kế toán về giá trị hợp lý trong trường hợp phương pháp đo
lường quy định trong khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp
dụng là đơn giản và dễ áp dụng cho tài sản hoặc nợ phải trả cần phải được đo
lường theo giá trị hợp lý;

17



(5) Ước tính kế toán về giá trị hợp lý trong trường hợp mô hình để đo
lường ước tính kế toán được sử dụng phổ biến hoặc được chấp nhận rộng rãi,
với điều kiện các giả định hoặc dữ liệu đầu vào cho mô hình đó là có thể kiểm
chứng được.
 Tuy nhiên, một số ước tính kế toán có thể có mức độ không chắc
chắn tương đối cao, đặc biệt khi ước tính đó dựa trên các giả định quan trọng,
ví dụ:
(1)

Ước tính kế toán liên quan đến kết quả của vụ kiện tụng, tranh

chấp;
(2) Ước tính kế toán về giá trị hợp lý đối với các công cụ tài chính phái
sinh không được giao dịch rộng rãi;
(3) Ước tính kế toán về giá trị hợp lý yêu cầu sử dụng một mô hình
được xây dựng cho đơn vị mang tính chuyên môn cao hoặc các giả định hoặc
dữ liệu đầu vào được sử dụng cho ước tính đó không thể kiểm chứng được
trên thị trường.
 Ngoài các ước tính kế toán về giá trị hợp lý, ví dụ khác về các
trường hợp có thể cần ước tính kế toán, bao gồm:
(1)

Dự phòng nợ phải thu khó đòi;

(2)

Hàng tồn kho lỗi thời;


(3)

Nghĩa vụ bảo hành;

(4)

Phương pháp khấu hao hoặc thời gian sử dụng hữu ích của tài sản;

(5) Dự phòng giá trị còn lại của một khoản đầu tư khi có sự không chắc
chắn về khả năng thu hồi;
(6)

Kết quả của các hợp đồng dài hạn;

(7) Chi phí phát sinh từ việc giải quyết các vụ kiện tụng, tranh chấp và
các phán quyết của tòa án.
 Ví dụ khác về các trường hợp có thể cần ước tính kế toán về giá trị
hợp lý, bao gồm:
(1) Các công cụ tài chính phức tạp không được giao dịch trong một thị
trường giao dịch mở;
(2)

Chi trả cổ tức bằng cổ phiếu;

(3)

Bất động sản hoặc thiết bị chờ thanh lý;

18



(4) Các tài sản hoặc nợ phải trả được mua khi hợp nhất kinh doanh,
bao gồm cả lợi thế thương mại và tài sản cố định vô hình;
(5) Các giao dịch có sự trao đổi phi tiền tệ của tài sản hoặc nợ phải trả
giữa các bên độc lập, ví dụ sự trao đổi phi tiền tệ của các thiết bị nhà máy giữa
các ngành kinh doanh khác nhau.
2.1.1.3 Bản chất
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) 540:
- Một số khoản mục trên BCTC không thể được đo lường chính xác mà
chỉ có thể ước tính. Trong Chuẩn mực 540 này, các khoản mục đó trên BCTC
được gọi là ước tính kế toán. Nội dung và độ tin cậy của các thông tin có thể
có để hỗ trợ cho Ban Giám đốc lập ước tính kế toán có thể khác nhau đáng kể,
làm ảnh hưởng đến mức độ không chắc chắn của các ước tính kế toán. Mức độ
không chắc chắn đó lại ảnh hưởng đến rủi ro có sai sót trọng yếu của các ước
tính kế toán, kể cả việc ước tính kế toán dễ bị ảnh hưởng bởi sự thiên lệch cố ý
hay vô ý của Ban Giám đốc (xem hướng dẫn tại đoạn A1 - A11 Chuẩn mực
này).
- Mục tiêu đo lường của các ước tính kế toán có thể thay đổi tùy thuộc
vào khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng và tùy thuộc
vào khoản mục được trình bày trên BCTC. Mục tiêu đo lường của một số ước
tính kế toán là nhằm dự đoán kết quả của một hoặc nhiều giao dịch, sự kiện
hoặc điều kiện dẫn đến yêu cầu phải có ước tính kế toán đó. Các ước tính kế
toán khác, bao gồm một số ước tính kế toán về giá trị hợp lý, lại có mục tiêu
đo lường khác và được thể hiện bằng giá trị của một giao dịch hiện tại hoặc
một khoản mục trên BCTC dựa vào các điều kiện phổ biến tại thời điểm đo
lường, như giá thị trường ước tính của một loại tài sản hoặc nợ phải trả cụ thể.
Ví dụ, khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng có thể quy định
việc đo lường giá trị hợp lý phải dựa trên một giao dịch hiện tại giả định giữa
các bên có hiểu biết và sẵn sàng tham gia vào một giao dịch ngang giá (đôi khi
gọi là “các bên tham gia thị trường” hoặc tương đương), thay vì một giao dịch

tại một thời điểm trong quá khứ hoặc trong tương lai (các khuôn khổ về lập và
trình bày BCTC khác nhau có thể có định nghĩa khác nhau về giá trị hợp lý).
- Sự khác biệt giữa kết quả thực tế của một ước tính kế toán và số liệu
đã ghi nhận hoặc thuyết minh ban đầu trong báo cáo tài chính không nhất thiết
bị coi là sai sót trong báo cáo tài chính. Điều này đặc biệt đúng đối với các ước
tính kế toán về giá trị hợp lý, vì kết quả thực tế có thể kiểm chứng được luôn
chịu ảnh hưởng của các sự kiện hoặc điều kiện xảy ra sau ngày thực hiện ước
tính kế toán cho mục đích lập và trình bày báo cáo tài chính.
19


2.1.1.4 Mục đích
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) 540:
Ước tính kế toán cải thiện tính chính xác của các báo cáo tài chính. Các
nhà đầu tư và các nhà phân tích đưa ra quyết định dựa trên BCTC. Kế toán có
nghĩa vụ tạo ra các báo cáo để tốt nhất khả năng của mình. Khi biết rằng kế
toán hoạt động tài chính xảy ra, ngay cả khi số tiền là không rõ, cần để phản
ánh các hoạt động. Ước tính giá trị của các hoạt động này cho phép có ảnh
hưởng bao gồm trong BCTC.
2.1.1.5 Cơ sở
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) 540:
- Đối với các ước tính kế toán để có ích, kế toán cần có một cơ sở đáng
tin cậy để ước lượng những con số. Có thể sử dụng thông tin lịch sử, tài liệu
hoặc tính toán cá nhân để ước tính số lượng. Thông tin lịch sử cung cấp một
cơ sở đáng tin cậy cho con số mà hiếm khi thay đổi. Tài liệu cung cấp một cơ
sở tốt khi kế toán sử dụng một hợp đồng cung cấp để ước tính số lượng. Nếu
tính toán ước tính sử dụng tính toán riêng của mình, cần phải ghi lại những
tính toán. Kế toán cần phải ghi chép liên quan đến cơ sở sử dụng để tham khảo
trong tương lai.
- Trong một số trường hợp, kế toán đánh giá ước tính trước và điều

chỉnh lại chúng. Kế toán sử dụng dự toán sửa đổi để tính toán số lượng sử
dụng trong các hồ sơ tài chính và BCTC. Thay đổi duy nhất gây hiệu ứng đi
về phía trước.
2.1.2

Một số khoản ước tính kế toán quan trọng

2.1.2.1 Dự phòng Nợ phải thu khó đòi
Trích lập và sử dụng Dự phòng Nợ phải thu khó đòi theo Thông tư của
Bộ Tài chính số 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 Hướng dẫn chế độ trích
lập và sử dụng các khoản Dự phòng giảm giá Hàng tồn kho, tổn thất các khoản
Đầu tư tài chính, Nợ phải thu khó đòi và Bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công
trình xây lắp tại doanh nghiệp.
a. Khái niệm
“Dự phòng nợ phải thu khó đòi: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của
các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có
thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán” (Thông tư
228/BTC, 2009, Điều 2).

20


“Dự phòng phải thu khó đòi là khoản thiệt hại về nợ phải thu khó đòi
được tính trước vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm bù
đắp thiệt hại thực tế khi các khoản phải thu khó đòi, không có khả năng thu
hồi được, đồng thời cũng để phản ảnh giá trị thuần túy có thể thực hiện được
của các khoản phải thu” (Bùi Văn Dương, Kế toán tài chính áp dụng trong
doanh nghiệp, 2004, trang 242).
b. Điều kiện lập dự phòng
“Là các khoản nợ phải thu khó đòi đảm bảo các điều kiện sau:

Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ
về số tiền còn nợ, bao gồm: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý
hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.


Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định này
phải xử lý như một khoản tổn thất.




Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:

Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế
ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác.


Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các
công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng..) đã lâm vào tình
trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn, đang
bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã
chết” (Thông tư 228/BTC, 2009, Điều 6).


c. Phương pháp lập dự phòng
“Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá
hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu
khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên.
Trong đó:



Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như



30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới

sau:
1 năm.


50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2



70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3

năm.
năm.
21




100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.

Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã
lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích,
bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi
hành án hoặc đã chết,…. thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi

được để trích lập dự phòng.


Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh
nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để
làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp” (Thông tư
228/BTC, 2009, Điều 6).


d. Xử lý khoản dự phòng
“Khi các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi, doanh nghiệp phải
trích lập dự phòng theo các quy định tại điểm 2 Điều này, nếu số dự phòng
phải trích lập bằng số dư dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp
không phải trích lập.


Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng nợ phải
thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải trích thêm vào chi phí quản lý doanh
nghiệp phần chênh lệch.


Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số khoản dự phòng nợ phải
thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi
phí quản lý doanh nghiệp” (Thông tư 228/BTC, 2009, Điều 6)”.


1. Cuối niên độ kế toán hoặc cuối kỳ kế toán giữa niên độ (Đối với đơn
vị có lập báo cáo tài chính giữa niên độ) doanh nghiệp xác định các khoản nợ
phải thu khó đòi hoặc có khả năng không đòi được để trích lập hoặc hoàn nhập
khoản dự phòng phải thu khó đòi tính vào hoặc giảm chi phí quản lý doanh

nghiệp của kỳ báo cáo.
2. Về nguyên tắc, căn cứ lập dự phòng là phải có những bằng chứng
đáng tin cậy về các khoản nợ phải thu khó đòi (Khách hàng bị phá sản hoặc bị
tổn thất, thiệt hại lớn về tài sản,... nên không hoặc khó có khả năng thanh toán,
đơn vị đã làm thủ tục đòi nợ nhiều lần vẫn không thu được nợ). Theo qui định
hiện hành thì các khoản phải thu được coi là khoản phải thu khó đòi phải có
các bằng chứng chủ yếu dưới đây:
Số tiền phải thu phải theo dõi được cho từng đối tượng, theo từng nội
dung, từng khoản nợ, trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó đòi.


22




Phải có chứng từ gốc hoặc giấy xác nhận của khách nợ về số tiền còn
nợ chưa trả bao gồm: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp
đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ...
3. Căn cứ để được ghi nhận là một khoản nợ phải thu khó đòi là:
Nợ phải thu quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế
ước vay nợ, bản cam kết hợp đồng hoặc cam kết nợ, doanh nghiệp đã đòi
nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được.


Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ đã lâm vào
tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn.


4. Mức lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi theo quy định của

chế độ tài chính doanh nghiệp hiện hành.
5. Đối với những khoản phải thu khó đòi kéo dài trong nhiều năm, doanh
nghiệp đã cố gắng dùng mọi biện pháp để thu nợ nhưng vẫn không thu được nợ
và xác định khách nợ thực sự không có khả năng thanh toán thì doanh nghiệp có
thể phải làm các thủ tục bán nợ cho Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng hoặc
xoá những khoản nợ phải thu khó đòi trên sổ kế toán. Nếu làm thủ tục xoá nợ thì
đồng thời phải theo dõi chi tiết ở tài khoản 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” (Tài khoản
ngoài Bảng Cân đối kế toán). Việc xoá các khoản nợ phải thu khó đòi phải được
sự đồng ý của Hội đồng quản trị doanh nghiệp và cơ quan quản lý tài chính (Nếu
là doanh nghiệp Nhà nước) hoặc cấp có thẩm quyền theo quy định trong điều lệ
doanh nghiệp. Số nợ này được theo dõi trong thời hạn quy định của chính sách tài
chính, chờ khả năng có điều kiện thanh toán số tiền thu được về nợ khó đòi đã xử
lý. Nếu sau khi đã xoá nợ, khách hàng có khả năng thanh toán và doanh nghiệp
đã đòi được nợ đã xử lý (Được theo dõi trên TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý”) thì
số nợ thu được sẽ hạch toán vào Tài khoản 711 “Thu nhập khác”. (Thông tư
228/BTC, 2009, Điều 6)”.
2.1.2.2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
a. Cách trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Thông tư 228/2009/TT-BTC Hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các
khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ
phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh
nghiệp Phần II Điều 4 thì:
“Căn cứ vào biến động thực tế về giá hàng tồn kho, giá chứng khoán,
giá trị các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và cam kết bảo hành sản
phẩm, hàng hóa, doanh nghiệp chủ động xác định mức trích lập, sử dụng từng
khoản dự phòng đúng mục đích và xử lý theo các quy định cụ thể dưới đây:
23


Đối tượng lập dự phòng bao gồm nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho sản

xuất, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tồn kho (gồm cả hàng tồn kho bị hư hỏng,
kém mất phẩm chất, lạc hậu mode, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời, ứ đọng, chậm
luân chuyển…), sản phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang (sau đây gọi tắt là
hàng tồn kho) mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực
hiện được và đảm bảo điều kiện sau:
Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc
các bằng chứng khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho.


Là những vật tư hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn
kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính.


Trường hợp nguyên vật liệu có giá trị thuần có thể thực hiện được
thấp hơn so với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ
nguyên vật liệu này không bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm
giá nguyên vật liệu tồn kho đó.


b. Phương pháp lập dự phòng
Mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau:
Mức dự
phòng
giảm giá =
vật tư hàng
hóa

Lượng vật tư
Giá gốc
hàng hóa thực tế

hàng tồn
tồn kho tại thời X kho theo
điểm lập báo cáo
sổ kế toán
tài chính

-

Giá trị thuần
có thể thực
hiện được (2.1)
của hàng tồn
kho

Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi
phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và
trạng thái hiện tại theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho
ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính.
Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho (giá trị dự kiến thu
hồi) là giá bán (ước tính) của hàng tồn kho trừ (-) chi phí để hoàn thành sản
phẩm và chi phí tiêu thụ (ước tính).
Mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính cho từng loại hàng
tồn kho bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết. Bảng kê là căn
cứ để hạch toán vào giá vốn hàng bán (giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa
tiêu thụ trong kỳ) của doanh nghiệp.
Riêng dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn
kho tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt.
24



c. Xử lý khoản dự phòng
Tại thời điểm lập dự phòng nếu giá gốc của hàng tồn kho cao hơn giá trị
thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho thì phải trích lập dự phòng giảm
giá hàng tồn kho theo các quy định tại điểm 1, điểm 2 Điều này.
Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng
giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng
giảm giá hàng tồn kho.


Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập cao hơn số dư khoản dự
phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp được trích thêm phần chênh
lệch vào giá vốn hàng bán ra trong kỳ.


Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng giảm
giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch và ghi
giảm giá vốn hàng bán.


d. Xử lý hủy bỏ đối với vật tư, hàng hóa đã trích lập dự phòng
1. Hàng tồn đọng do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, dịch bệnh, hư
hỏng, do không còn giá trị sử dụng như: dược phẩm, thực phẩm, vật tư y tế,
con giống, vật nuôi, vật tư hàng hóa khác phải hủy bỏ thì xử lý như sau:
Doanh nghiệp lập Hội đồng xử lý tài sản để thẩm định tài sản bị hủy
bỏ. Biên bản thẩm định phải kê chi tiết tên, số lượng, giá trị hàng hóa phải hủy
bỏ, nguyên nhân phải hủy bỏ, giá trị thu hồi được do bán thanh lý, giá trị thiệt
hại thực tế.



Mức độ tổn thất thực tế của từng loại hàng tồn đọng không thu hồi
được là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi trên sổ kế toán trừ đi giá trị thu hồi
do thanh lý (do người gây thiệt hại đền bù, do bán thanh lý hàng hóa).


2. Thẩm quyền xử lý: Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội
đồng quản trị) hoặc Hội đồng thành viên (đối với doanh nghiệp có Hội đồng
thành viên); Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) đối với doanh nghiệp không có
Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên; chủ doanh nghiệp căn cứ vào Biên
bản của Hội đồng xử lý, các bằng chứng liên quan đến hàng hóa tồn đọng để
quyết định xử lý hủy bỏ vật tư, hàng hóa nói trên; quyết định xử lý trách
nhiệm của những người liên quan đến số vật tư, hàng hóa đó và chịu trách
nhiệm về quyết định của mình trước chủ sở hữu và trước pháp luật.
3. Xử lý hạch toán: Giá trị tổn thất thực tế của hàng tồn đọng không thu
hồi được đã có quyết định xử lý hủy bỏ, sau khi bù đắp bằng nguồn dự phòng

25


×