Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

tác động của biến đổi khí hậu đến du lịch cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (845.15 KB, 108 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRƯƠNG THỊ YẾN NHI

TÊN ĐỀ TÀI
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
DU LỊCH CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Quản Trị Dịch Vụ Du Lịch Và Lữ Hành
Mã số ngành: 52340103

11-2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRƯƠNG THỊ YẾN NHI
MSSV: 4115515

TÊN ĐỀ TÀI
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
DU LỊCH CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH
Mã số ngành: 52340103

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Th.S PHẠM LÊ HỒNG NHUNG



11-2014


LỜI CẢM TẠ
Trong thời gian hoàn thành luận văn tốt nghiệp, em đã nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ, chỉ dẫn tận tình của các thầy cô, cơ quan, và khách du lịch trong và
ngoài nước.
Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Phạm Lê Hồng Nhung
giảng viên Khoa Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh – cô đã hướng dẫn, giúp đỡ
em rất nhiều và rất tận tình, tạo điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành tốt
nhất bài luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô đã dạy dỗ em trong suốt thời gian em
học tập tại trường.
Song song đó, em xin gửi lời cảm ơn đến Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
thành phố Cần Thơ đã cung cấp cho em những thông tin cần thiết cho bài luận
văn. Cảm ơn các bạn học và những cá nhân đã dành sự giúp đỡ nhiệt tình cho em
trong quá trình nghiên cứu đề tài của mình.
Cảm ơn những du khách đã dành chút thời gian quý báu của mình để giúp đỡ
em trong quá trình phỏng vấn thu số liệu.
Bên cạnh những nổ lực và phấn đấu của bản thân, mặc dù đã có nhiều cố gắng
tuy nhiên có thể vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, rất mong nhận
được sự thông cảm của quý thầy cô.
Kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe và thành công trong công việc!

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2014
Người thực hiện

TRƯƠNG THỊ YẾN NHI


i


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập được và kết
quả nghiên cứu trong đề tài đều là trung thực. Đề tài không trùng với bất cứ
nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2014
Người thực hiện

TRƯƠNG THỊ YẾN NHI

ii


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.................................................................................. 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................. 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ........................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 3
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................................. 3
1.4.1 Không gian nghiên cứu ............................................................................... 3
1.4.2 Thời gian nghiên cứu .................................................................................. 3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 3
1.5 LƯỢT KHẢO TÀI LIỆU .............................................................................. 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 7
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................ 7

2.1.1 Một số khái niệm về du lịch ....................................................................... 7
2.1.2 Một số khái niệm về khí hậu ...................................................................... 11
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 13
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu .......................................................... 13
2.2.2 Phương pháp thu số liệu ............................................................................. 13
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................... 15
2.2.4 Sơ đồ nghiên cứu ........................................................................................ 24
CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2011 – 2013 ................................................................ 25
3.1 KHÁI QUÁT DU LỊCH CẦN THƠ ............................................................. 25
3.1.1 Tài nguyên tự nhiên .................................................................................... 25
3.1.2 Tài nguyên nhân văn ................................................................................... 26

iii


3.1.3 Giới thiệu chung một số điểm tham quan nổi tiếng Cần Thơ..................... 28
3.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN
2011 – 2013 ......................................................................................................... 28
3.2.1 Thực trạng khách du lịch đến Cần Thơ ...................................................... 28
3.2.2 Doanh thu hoạt động du lịch ....................................................................... 30
3.2.3 Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ ngành du lịch ............................. 32
3.2.4 Số ngày lưu trú bình quân ........................................................................... 34
3.3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2020 ..... 34
3.3.1 Quan điểm phát triển du lịch Cần Thơ ....................................................... 34
3.3.2 Định hướng phát triển ................................................................................. 35
3.3.3 Một vài thế mạnh của du lịch thành phố Cần Thơ ..................................... 35
3.3.4 Một số khó khăn, hạn chế ngành du lịch Cần Thơ cần khắc phục ............. 36
3.4 THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HIỆN NAY ..................................... 36
3.4.1 Tác động của biến đổi khí hậu .................................................................... 36

3.4.2 Thực trạng của biến đổi khí hậu tại Cần Thơ ............................................. 38
3.4.3 Tác động của BĐKH đến tài nguyên và ngành nghề ................................. 41
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN DU LICH CẦN THƠ ....................... 44
4.1 THÔNG TIN CHUNG VÀ HÀNH VI CỦA KHÁCH DU LỊCH ................ 44
4.1.1 Thông tin chung của du khách .................................................................... 44
4.1.2 Hành vi khách du lịch ................................................................................. 48
4.2 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG CỦA CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU
TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN CẦN THƠ LÀ ĐIỂM ĐẾN
DU LỊCH ............................................................................................................ 53
4.2.1 Kiểm định thang đo để xác định bộ biến .................................................... 53
4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA bộ biến ảnh hưởng đến quyết định
chọn điểm đến ..................................................................................................... 57
4.2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất ....................................................................... 60

iv


4.2.4 Đánh giá quyết định chọn điểm đến du lịch Cần Thơ ................................ 61
4.2.5 Phân tích nhân tố khẳng định CFA ............................................................. 62
4.3 KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH LÝ THUYẾT BẰNG MÔ HÌNH
CẤU TRÚC TUYẾN TÍNH SEM ....................................................................... 69
4.3.1 Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM ban đầu ................................................. 69
4.3.2 Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM điều chỉnh ............................................. 71
4.3.3 Kiểm định ước lượng mô hình bằng Bootstrap .......................................... 73
CHƯƠNG 5: PHẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH CẦN THƠ ....... 75
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 79
6.1 KẾT LUẬN.................................................................................................... 79
6.2 KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 80
6.2.1 Đối với chính quyền địa phương ................................................................ 80

6.2.2 Đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch ............................... 80
6.2.3 Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường ....................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHAO ................................................................................... 82
PHỤ LỤC 1 ......................................................................................................... 84
PHỤ LỤC 2 ......................................................................................................... 92

v


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Thống kê khách du lịch Việt Nam từ năm 2011 -2013 ....................... 14
Bảng 3.1: Tỷ trọng du khách đến thành phố Cần Thơ......................................... 28
Bảng 3.2: So sánh tỷ trọng du khách đến thành phố Cần Thơ 2011 – 2013 ....... 29
Bảng 3.3: Doanh thu từ hoạt động du lịch TP Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 . 31
Bảng 3.4: Số lượng cơ sở lưu trú của TP Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 ......... 33
Bảng 3.5: Số ngày lưu trú bình quân từ năm 2011 – 2013 .................................. 34
Bảng 4.1: Thông tin giới tính của đáp viên ......................................................... 44
Bảng 4.2: Thành phần du khách đến Cần Thơ .................................................... 45
Bảng 4.3: Thành phần độ tuổi của du khách đến Cần Thơ.................................. 45
Bảng 4.4: Trình độ học vấn của đáp viên ............................................................ 46
Bảng 4.5: Thông tin nghề nghiệp của đáp viên ................................................... 46
Bảng 4.6: Thông tin về mức thu nhập ................................................................. 47
Bảng 4.7: Tình trạng hôn nhân của đáp viên ....................................................... 48
Bảng 4.8: Hành vi khách du lịch đến Cần Thơ .................................................... 48
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định thang đo ................................................................ 54
Bảng 4.10: Cronbach’s Alpha nếu loại biến ........................................................ 54
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định thang đo lần 2 ..................................................... 55
Bảng 4.12: Cronbach’s Alpha nếu loại biến ........................................................ 56
Bảng 4.13: Kết quả kiểm định thang đo lần 3 ..................................................... 57

Bảng 4.14: Kết quả kiểm định KMO ................................................................... 58
Bảng 4.15: Đánh giá quyết định chọn Cần Thơ là điểm đến du lịch ................... 61
Bảng 4.16: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha ............................................... 61
Bảng 4.17: Kết quả phân tích nhân tố EFA của thang đo quyết định ................. 62
Bảng 4.18: Các trọng số chưa chuẩn hóa trong phân tích CFA .......................... 64
Bảng 4.19: Kết quả kiểm định giá trị phân biệt ................................................... 65

vi


Bảng 4.20: Kết quả kiểm định độ tin cậy và tổng phương sai trích .................... 66
Bảng 4.21: Đánh giá của du khách về các nhóm yếu tố biến đổi khí hậu ........... 66
Bảng 4.22: Các trọng số chưa chuẩn hóa trong mô hình SEM............................ 71
Bảng 4.23: Các trọng số chưa chuẩn hóa trong mô hình SEM điều chỉnh .......... 72
Bảng 4.24: Các trọng số đã chuẩn hóa trong mô hình SEM điều chỉnh .............. 72
Bảng 4.25: Kết quả kiểm định Bootstrap với N = 350 ........................................ 73

vii


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1: Sơ đồ nghiên cứu ................................................................................. 24
Hình 3.1: Biểu đồ gia tăng nhiệt độ trung bình tại Cần Thơ qua các năm .......... 38
Hình 3.2: Biểu đồ thay đổi lượng mưa cả năm tại Cần Thơ qua các năm........... 39
Hình 3.3: Biểu đồ sự suy giảm của ẩm độ không khí tại Cần Thơ ...................... 40
Hình 3.4: Biểu đồ diễn biến mực nước dâng cao nhất tại trạm Cần Thơ ............ 40
Hình 4.1: Thời gian lưu lại Cần Thơ của du khách ............................................. 50
Hình 4.2: Tỷ lệ du khách đến Cần Thơ................................................................ 50
Hình 4.3: Mục đích du lịch của du khách ............................................................ 51

Hình 4.4: Thời gian đi du lịch của du khách ....................................................... 52
Hình 4.5: Mức chi tiêu cho du lịch ...................................................................... 52
Hình 4.6: Loại hình lưu trú du khách lựa chọn.................................................... 53
Hình 4.7: Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................ 60
Hình 4.8: Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA ........................................ 63
Hình 4.9: Mô hình SEM giữa các thang đo với quyết định chọn điểm đến ........ 70
Hình 4.10: Mô hình SEM điều chỉnh................................................................... 71

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BĐKH

:

Biến đổi khí hậu

TP

:

Thành phố

ĐBSCL

:

Đồng bằng sông Cửu Long


KNK

:

Khí nhà kính

YTNN

:

Yếu tố nguồn nước

YTGL

:

Yếu tố gió lốc

HST

:

Hệ sinh thái

ix


CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngành du lịch Việt Nam trong những năm vừa qua có bước tăng trưởng rất
nhanh, năm 2013 đón gần 7,5 triệu lượt du khách quốc tế tăng hơn 10% so với
cùng kỳ năm trước, lượng khách du lịch trong nước đạt 35 triệu lượt . Doanh thu
từ ngành du lịch cũng là một con số đáng kể đóng góp cho sự phát triển của nền
kinh tế nước nhà với 195 nghìn tỷ đồng . Du lịch phát triển kéo theo sự phát triển
của nhiều ngành nghề, cải thiện đời sống người dân, vì giải quyết được vấn đề
việc làm cũng như nâng cao đời sống kinh tế, xã hội. Giao diện giữa khí hậu và
du lịch vô cùng phong phú và phức tạp. Khí hậu đại diện cho cả một nguồn nhân
lực quan trọng để khai thác ngành công nghiệp du lịch, cũng là một yếu tố ảnh
hưởng lớn đến quy hoạch du lịch. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tình hình
biến đổi khí hậu rất phức tạp, không thể kiểm soát được đã gây ra những tác động
không nhỏ đến ngành du lịch; các hiện tượng thời tiết cực đoan, như mưa, bão, lũ
lụt,… đã ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái và giá trị đa dạng sinh học là
một trong những dạng tài nguyên du lịch quan trọng để phát triển du lịch sinh thái
cũng như cản trở du khách tham quan. Và Đồng bằng sông Cửu Long mà trung
tâm là thành phố Cần Thơ là một trong những tỉnh đang chịu ảnh hưởng lớn từ
việc biến đổi khí hậu.
Cần Thơ trong những năm vừa qua là điểm nóng của du lịch Đồng bằng
sông Cửu Long, với tiềm năng phong phú về tài nguyên thiên nhiên, tuy nhiên do
tình hình biến đổi khí hậu đã làm cho các nguồn tài nguyên dần thị thu hẹp. Du
lịch cũng ảnh hưởng không nhỏ khi phải đối mặt với tình trạng ngập lụt, ô nhiễm
môi trường, nhiệt độ tăng cao dẫn đến ảnh hưởng quyết định du lịch của du
khách.
Một số nghiên cứu trên thế giới cũng nói rằng biến đổi khí hậu ảnh hưởng
nhiều đến hoạt động du lịch. Nghiên cứu của D. Scott and C. Lemieux (2010) về
“ Weather and climate information for tourism” của University of Waterloo,
Canada, khí hậu ảnh hưởng quan trọng đến điều kiện môi trường có thể ngăn cản
du khách cũng như nhu cầu của du khách, các sự kiện bão cực đoan thường xuyên
ảnh hưởng đến hoạt động du lịch và quyết định đi du lịch trong khu vực Vịnh

Mexico. Một nghiên cứu khác của Heather Zeppel & Narelle Beaumont (2011)
nghiên cứu về “Green Tourism Futures: Climate Change Responses by Australian
1


Government Tourism Agencies” của University of Southern Queensland
Springfield, sự biến đổi của khí hậu như thay đổi thời tiết, bão, thiên tai khác tác
động đến điểm đến và làm thay đổi hành vi tiêu dùng du lịch do sự gia tăng nhận
thức của du khách về biến đổi khí hậu.
Từ những vấn đề trên cho thấy biến đổi khí hậu ngày tác động nặng nề hơn
cho ngành du lịch nói riêng, cộng với Cần Thơ phát triển du lịch đặc biệt với sản
phẩm du lịch sinh thái nhưng biến đổi khí hậu đã làm cho các hệ sinh thái tự
nhiên dần biến đổi thành hệ sinh thái nhân tạo gây mất cân bằng sinh thái và suy
thoái. Thế kỷ vừa qua, nhiệt độ trung bình của Trái đất đã tăng thêm 10C do việc
tích lũy các chất cácbon điôxít (CO2), mêtan (CH4) và các khí thải gây hiệu ứng
nhà kính khác trong không khí (như N2O, HFCs, PFCs, SF6) sản phẩm sinh ra từ
việc đốt nhiên liệu hóa thạch trong các nhà máy, phương tiện giao thông và các
nguồn khác. Vậy biến đổi khí hậu đã tác động đến du lịch Cần Thơ nhu thế nào,
ảnh hưởng của nó ra sao? Chính vì vậy, tôi tác giả quyết định lựa chọn đề tài
“Tác động của biến đổi khí hậu đến du lịch Cần Thơ”
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng du lịch Cần Thơ những năm vừa qua, qua đó xác định
những tác động làm ảnh hưởng đến du lịch Cần Thơ do biến đổi khí hậu gây ra từ
đó đề xuất giải pháp cũng như khắc phục hậu quả một cách hợp lý nhằm mang lại
hiệu quả du lịch cho Cần Thơ trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Đánh giá tình hình hoạt động du lịch Cần Thơ trong giai đoạn
2011 – 2013.
- Mục tiêu 2: Xác định mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến quyết

định lựa chọn Cần Thơ là điểm đến của khách du lịch.
- Mục tiêu 3: Đề xuất những biện pháp phù hợp và hiệu quả nhất để du lịch
Cần Thơ có thể thích ứng với biến đổi khí hậu trong thời gian tới.

2


1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
-

Định nghĩa biến đổi khí hậu là gì?

- Tác động của nó đến du lịch Cần Thơ như thế nào? Làm ảnh hưởng ra sao
tới quyết định lựa chọn điểm đến của du khách? Khách du lịch sẵn sàng chi trả
bao nhiêu trong chuyến du lịch đó?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyển định lựa chọn điểm đến của khách du
lịch?
- Nhận thức của du khách về việc biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến du lịch
Cần Thơ?
-

Biến đổi khí hậu mang lại khó khăn gì? Hay có những cơ hội nào không?

- Biện pháp nào khả thi cho ngành du lịch Cần Thơ để thu hút khách du
lịch?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn Thành phố Cần Thơ. Các
địa điểm phỏng vấn khách du lịch là những điểm thu hút nhiều khách du lịch đên
với Cần Thơ như Bến Ninh Kiều, khu du lịch Mỹ Khánh,…

1.4.2 Thời gian nghiên cứu
-

Thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu từ tháng 8/2014 – 12/2014.

- Thời gian số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài được thu thập từ năm 2011 –
2013.
-

Thời gian thu thập số liệu sơ cấp từ ngày 27/10/2014 đến ngày 16/11/2014.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng thực hiện nghiên cứu là khách du lịch đang đi du lịch tại Cần
Thơ và các điểm đến du lịch trên địa bàn Thành phố Cần Thơ.

3


1.5 LƯỢT KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN
Bài nghiên cứu “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái đô thị ở
Việt Nam” của tác giả Trần Văn Hiệp (2013).
Tác giả nhận thấy biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng rộng lớn trên quy mô
toàn cầu và Việt Nam đứng thứ 5 trong danh sách các nước chịu ảnh hưởng nặng
nề nhất từ việc biến đổi khí hậu. Do đặc điểm địa lý của Việt Nam khiến Việt
Nam rất dễ bị tổn thương trước những biến đổi khí hậu. Trong các hệ sinh thái dễ
bị tổn thương thì hệ sinh thái đô thị đang đứng trước nguy cơ đó. Nhận thấy được
vấn đề nghiêm trọng nên tác giả quyết định lựa chọn đề tài này để nghiên cứu,
thấy được mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái đô thị như thế
nào từ đó đề xuất giải pháp ứng phó cho các đô thị trong bối cảnh biến đổi khí
hậu diễn ra trên quy mô toàn cầu.

Dựa vào các số liệu thu thập được tác giả đã tiến hành xử lý và phân tích từ
đó rút ra ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nói chung tới toàn thế giới và ảnh hưởng
của nó lên hệ sinh thái đô thị Việt Nam. Trong bài tác giả có kế thừa một số thành
quả nghiên cứu của một số nhà khoa học và các tổ chức trên thế giới và ở Việt
Nam. Ngoài ra, tác còn sử dụng phương pháp bản đồ, đây là phương pháp không
thể thiếu cho việc minh chứng, phân tích , giải thích các hiện tượng địa lý.
Khóa luận hoàn thành đóng góp làm sang tỏ vấn đề BĐKH tác động đến
HST đô thị ở Việt Nam, và đưa ra nhóm giải pháp cho các đô thị nhằm giảm
những tác nhân trực tiếp gây nên BĐKH và đề ra các biện pháp cho đô thị sống
chung với BĐKH.
Luận văn tốt nghiệp của sinh viên Hồ Nguyên Phương (2012). Bài luận
văn với đề tài: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng sữa bột
dinh dưỡng thương hiệu Việt tại tỉnh Vĩnh Long”, trường Đại Học Cần Thơ. Mục
tiêu nghiên cứu: phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng sữa bột
dinh dưỡng thương hiệu Việt tại tỉnh Vĩnh Long: giá cả cảm nhận, nhận biết
thương hiệu, chất lượng cảm nhận, chuẩn chủ quan, thái độ đối với chiêu thị, tính
vị chủng tiêu dùng, kiểm soát hành vi tiêu dùng. Thông qua khảo sát 250 người
tiêu dùng sữa bột tại tỉnh Vĩnh Long, tác giả sử dụng kiểm định Cronbach’s
Alpha để đánh giá sơ bộ thang đo với 31 tiêu chí thuộc 6 nhóm yếu tố, kết quả
loại bỏ một biến và áp dụng phân tích khám phá EFA của bộ tiêu chí trên vừa
kiểm định chỉ ra 6 nhân tố chính ảnh hương: nhóm kiểm soát hành vi cảm nhận,
vị chủng tiêu dùng, chuẩn chủ quan, nhận biết thương hiệu, thái độ đối với quảng

4


cáo, thái độ đối với khuyến mãi. Cuối cùng, tác giả sử dụng kiểm định bằng phân
tích nhân tố khẳng định CFA và áp dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, kèm
theo phép kiểm định ANOVA, Independent Samples T-test. Kết quả nghiên cứu
sau khi phân tích ta có 4 nhân tố tác động đến xu hướng tiêu dùng sữa bột thương

hiệu Việt: kiểm soát hành vi cảm nhận, chuẩn chủ quan, vị chủng tiêu dùng và
nhận biết thương hiệu. Trong đó, nhóm nhân tố nhận biết thương hiệu tác động
mạnh nhất đến xu hướng tiêu dùng, nhóm nhân tố tác động mạnh thứ hai là chuẩn
chủ quan, nhóm nhân tố thứ ba là vị chuẩn tiêu dùng và cuối cùng là nhóm nhân
tố kiểm soát hành vi cảm nhận.
Kết quả kiểm định về sự khác biệt giá trị trung bình giữa các biến nhân khẩu
học với biến xu hướng tiêu dùng cho thấy biến giới tính, tình trạng hôn nhân, tuổi
và thu nhập không có sự khác biệt về giá trị trung bình với xu hướng tiêu dùng,
chỉ có 2 biến nghề nghiệp và trình độ học vấn có sự khác biệt về giá trị trung bình
giữa các nhóm đối với biến xu hướng tiêu dùng.
Bài nghiên cứu “Climate change and tourism: Impacts and responses. A
case study of Khaoyai National Park” của tác giả Sittidaj Pongkijvorasin thuộc
Faculty of Economics, Chulalongkorn University, Phayathai, Pathumwan,
Bangkok Thailand và tác giả Veerisa Chotiyaputta thuộc Graduate School, Dusit
Thani College, Bangkok Thailand.
Vấn đề biến đổi khí hậu có tác động rõ rệt đến đời sống con người trên diện
rộng. Nghiên cứu này khảo sát ảnh hưởng của biến đổi khí hậu thay đổi trong xu
hướng du lịch tại Vườn quốc gia Khaoyai. Trong năm 2010, Vườn quốc gia
Khaoyai có giá trị giải trí và du lịch khoảng 2,8-3700000000 baht (93- $
123,000,000) mỗi năm. Nhiệt độ và khí hậu thay đổi là yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến việc khách du lịch lựa chọn vào công viên để tham quan. Nghiên cứu
này phát hiện ra rằng sự gia tăng nhiệt độ và lượng mưa mỗi năm đã ảnh hưởng
bất lợi đến số lượng khách du lịch đến các trang web, giảm số lần truy cập tới
22%. Tổng giá trị giải trí của công viên được ước tính là 1,8-2600000000 baht ($
60 $ 86.000.000) mỗi năm, ít hơn trong trường hợp cơ sở khoảng 30-35%.
Họ nghiên cứu các tác động của biến đổi khí hậu về du lịch ở Vườn Quốc
gia Khaoyai. Với sự thay đổi khí hậu, thời tiết trong công viên dự kiến sẽ được
ấm hơn và ẩm ướt hơn. Giá trị giải trí của Vườn quốc gia Khaoyai được ước tính
bằng mô hình chi phí du lịch, ước tính nhu cầu du lịch dựa vào chi phí cá nhân
cho quá trình du lịch tại điểm đến, các chi phí đi lại khác và các biến liên quan

như thu nhập, giáo dục, tuổi tác.
5


Bài nghiên cứu “Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai
đoạn 2010 – 2015” theo Quyết định số 05/QĐ – UBND ngày 05 tháng 01 năm
2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ.
Kế hoạch này là một tài liệu được biên soạn nhằm cung cấp những thông tin
cơ bản cho người dân và cán bộ, công chức và các nhà lãnh đạo Đảng, chính
quyền và đoàn thể về vấn đề biến đổi khí hậu trên thế giới, trong nước và tại
thành phố Cần Thơ.
Mục tiêu của kế hoạch này được cụ thể như sau: đánh giá mức độ tác động
của BĐKH đến từng địa phương, từng lĩnh vực ngành nghề và đối tượng dân cư,
từ đó đề xuất, lựa chọn và thực hiện các giải pháp, dự án thích ứng với BĐKH cụ
thể cho thành phố Cần Thơ. Lồng ghép các hoạt động thích ứng BĐKH vào kế
hoạch phát triển KT – XH đã được hay sẽ phê duyệt, củng cố chính sách qui định
hiện hành tạo điều kiện tăng cường năng lực ứng phó BĐKH cho cơ quan, ban
ngành và cộng đồng dân cư và cuối cùng là vận động cộng đồng nhất là đối tượng
nghèo, đối tượng nhập cư, phụ nữ tham gia ứng phó BĐKH.

6


CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm về du lịch
2.1.1.1 Du lịch
Liên Hiệp Quốc (1963) định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là tổng hợp

các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành
trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ
hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi
làm việc của họ”.
Bên cạnh đó, theo tổ chức du lịch thế giới (WTO), khái niệm du lịch được
mở rộng thêm và cụ thể hơn: "Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi
khác với môi trường sống thường xuyên của con người và ở lại đó để thăm quan,
nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù
lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn 1 năm"
Ngoài ra, tại Chương I điều 10 của Pháp lệnh Du lịch Việt Nam (1999),
thuật ngữ “du lịch” được hiểu như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài
nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí,
nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
2.1.1.2 Khách du lịch
Theo Pháp lệnh Du lịch thì: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp
đi du lịch trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi
đến”.
Khách du lịch được chia thành 2 loại: khách tham quan và du khách.
Khách tham quan là khách du lịch đến viếng thăm một nơi nào đó dưới 24
giờ đồng hồ và không ở lại qua đêm, còn gọi là khách du ngoạn hay khách ở
trong ngày.
Du khách là khách du lịch lưu trú tại một quốc gia hay một vùng khác với
nơi ở thường xuyên trên 24 giờ và nghỉ lại qua đêm tại đó với mục đích như tham
quan, giải trí, nghỉ dưỡng, tham dự hội nghị, tôn giáo, công tác, thể thao, học tập.

7


2.1.1.3 Loại hình du lịch
Định nghĩa

“Loại hình du lịch là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểm
giống nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự,
hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì chúng có cùng một cách
phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được xếp chung theo một mức giá
bán nào đó”.(Theo Bài giảng Kinh tế du lịch – Ths. Võ Hồng Phượng).
Các loại hình du lịch
Có rất nhiều cách phân loại các loại hình du lịch theo những tiêu chí khác
nhau. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài nghiên cứu này và để làm cơ sở phục vụ
cho bài nghiên cứu, tác giả chỉ xét đến hai tiêu chí phân loại sau:
- Phân loại theo môi trường tài nguyên du lịch:
Du lịch sinh thái: là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa
gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền
vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.
Năm 1991, đã xuất hiện khái niệm về du lịch sinh thái: “Du lịch sinh thái là
loại hình du lịch diễn ra trong các vùng có hệ sinh thái tự nhiên còn bảo tồn khá
tốt nhằm mục tiêu nghiên cứu, chime ngưỡng, thưởng thức phong cảnh, động
thực vật cũng như các giá trị văn hóa hiện hữu” (Boo, 1991).
Những gần đây người ta cho rằng nội dung căn bản của du lịch sinh thái là
tập trung vào mức độ trách nhiệm của con người đối với môi trường. Quan điểm
thụ động cho rằng du lịch sinh thái là du lịch hạn chế tối đa các suy thoái môi
trường do du lịch tạo ra, là sự ngăn ngừa các tác động tiêu cực lên hệ sinh thái,
văn hóa và thẩm mỹ. Quan điểm chủ động cho rằng du lịch sinh thái còn phải
đóng góp và quản lý bền vững môi trường lãnh thổ du lịch và phải quan tâm đến
quyền lợi của nhân dân địa phương. Do đó, người ta đã đưa ra một khái niệm mới
tương đối đầy đủ hơn: “Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu
thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa
phương”.
Du lịch văn hóa: là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự
tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền
thông.


8


- Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch:
Du lịch miền biển: là loại hình du lịch gắn với biển và các hoạt động về biển
như tắm biển, thể thao trên biển,…
Du lịch núi: là loại hình du lịch dựa trên địa hình đồi núi, gồm những hoạt
động như leo núi, cắm trại, nghỉ dưỡng, mạo hiểm,…
Du lịch đô thị: là loại hình du lịch bao gồm các hoạt động tham quan, giải
trí, mua sắm ở các thành phố, đô thị lớn.
Du lịch thôn quê: là loại hình du lịch gắn với thôn quê như tham quan miệt
vườn, làng nghề, tham gia vào các hoạt động nông nghiệp, thủ công nghiệp ở các
làng quê,…
2.1.1.4 Sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo
nên bởi sự kết hợp của việc khai thác hợp lý các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc
sử dụng các nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một
vùng hay một quốc gia nào đó.
Qua khái niệm trên có thể thấy sản phẩm du lịch bao gồm các yếu tố hữu
hình và vô hình cấu thành.
Sản phẩm du lịch hữu hình: phòng ngủ khách sạn và các tiện nghi, các
món ăn, đồ uống của nhà hàng…
Sản phẩm du lịch vô hình: điều kiện tự nhiên ở nơi nghỉ mát, chất lượng
phục vụ của các công ty vận chuyển khách (hàng không, tàu hoả, tàu thuỷ, ô
tô…).
Đặc trưng của sản phẩm du lịch:
Sản phẩm du lịch mang tính trừu tượng, vô hình.
Sản phẩm du lịch được bán cho du khách trước khi họ hoặc hưởng thụ nó.
Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra cùng lúc, cùng nơi với việc sản

phẩm xuất ra chúng. Do đó để thực hiện quá trình tiêu thụ sản phẩm người mua
hàng được đưa đến nơi sản xuất và tiêu dùng tại chỗ.
Sản phẩm du lịch là loại sản phẩm tổng hợp các ngành kinh doanh khác
như hàng không, khách sạn, nhà hàng, tụ điểm vui chơi giải trí,…
Sản phẩm du lịch không thể tồn kho.

9


Trong một thời gian ngắn không có cách nào gia tăng lượng cung cấp sản
phẩm.
Sản phẩm du lịch mang tính thời vụ rõ rệt và có chu kỳ sống ngắn.
Khách hàng mua sản phẩm du lịch thường ít trung thành hoặc không trung
thành với một nhãn hiệu.
Nhu cầu khách hàng dễ bị thay đổi.
2.1.1.5 Nhu cầu du lịch
Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt, tổng hợp của con người, nhu
cầu này được hình thành và phát triển trên nền tảng của nhu cầu sinh lý (sự đi lại)
và các nhu cầu tinh thần (nhu cầu nghỉ ngơi, tự khẳng định mình, nhận thức, giao
tiếp). Nó được biểu hiện ở ý muốn tạm rời nơi ở thường xuyên để đến với thiên
nhiên, giải phóng khỏi sự căng thẳng tiến ồn, sự ô nhiễm môi trường ngày càng
tăng tại thành phố để nghỉ ngơi, giải trí, tăng cường hiểu biết và phục hồi sức
khỏe.
Nhu cầu du lịch ngày càng tăng lên cùng với sự gia tăng phúc lợi vật chất và
trình độ văn hóa của người dân, đồng thời có liên quan đến sự gia tăng thời gian
nhàn rỗi, sự phát triển dân số và tập trung dân cư, sự phát triển giao thông và an
toàn xã hội. Nói một cách khác đây chính là các điều kiện cụ thể làm phát sinh và
phát triển nhu cầu du lịch.
Trong các ấn phẩm về du lịch, thì vận chuyển, khách sạn và ăn uống là ba
loại dịch vụ cơ bản nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của du khách. Bên cạnh đó,

còn có một số dịch vụ bổ sung khác nhằm làm thỏa mãn các nhu cầu phát sinh
thêm trong quá trình khách lưu lại.
Nhu cầu du lịch là một trong những nhu cầu rất đa dạng và phong phú, một
khi thỏa mãn nhu cầu du lịch là đồng thời thỏa mãn tất cả các nhu cầu của khách
du lịch trong hoạt động du lịch.
2.1.1.6 Điểm đến du lịch
Điểm đến du lịch là một khái niệm rất rộng trong hoạt động kinh doanh du
lịch, là nơi có sức hấp dẫn và có sức thu hút khách du lịch. Điểm đến du lịch dựa
vào tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch theo nghĩa thực tế là: “tất cả các nhân
tố có thể kích thích được động cơ du lịch của con người, được ngành du lịch tận
dụng kinh doanh để sinh ra lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội đều gọi là tài nguyên

10


du lịch”, hoặc “bất kỳ nhân tố thiên nhiên, nhân văn và xã hội có thể thu hút được
khách du lịch đều gọi là tài nguyên du lịch”.
2.1.2 Một số khái niệm về khí hậu
2.1.2.1 Thời tiết
Thời tiết là tập hợp các trạng thái của các yếu tố khí tượng xảy ra trong khí
quyển ở một thời điểm, một khoảng thời gian nhất định như nắng hay mưa, nóng
hay lạnh, ẩm thấp hay khô ráo.
2.1.2.2 Khí hậu
Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển,
các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong
khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định.
Khí hậu thường được định nghĩa là trung bình theo thời gian của thời tiết
(thường là 30 năm, WMO).
2.1.2.3 Biến đổi khí hậu
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về BĐKH. Tuy

nhiên biến đổi khí hậu được hiểu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí
quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các
nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo.
BĐKH là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra
những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh
sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ
thống kinh tế - xã hội hoặc đế sưc khỏe và phúc lợi của con người. (Theo công
ước chung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu).
BĐKH là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao
động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ
hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc
các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần
của khí quyển hay trong khai thác và sử dụng tự nhiên.
Theo ban liên chính phủ về BĐKH là bất cứ thay đổi nào của khí hậu so với
thời gian, do đa dạng tự nhiên hay nguyên nhân từ con người.

11


Theo Công ước khung của thế giới (UNFCCC) về BĐKH là: “Sự thay đổi khí
hậu trực tiếp hay gián tiếp từ hoạt động của con người làm thay đổi cấu thành
phần của khí quyển trái đất mà cùng với BĐKH tự nhiên đã quan sát trong một
thời kì nhất định”.
Tuy nhiên dù cho thế nào đi chăng nữa BĐKH vẫn là một chu trình của tự
nhiên hình thành do một quá trình tác động lâu dài của con người.
2.1.2.4 Hiệu ứng nhà kính
Hiệu ứng nhà kính: “Kết quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng
giữa trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí
quyển Trái Đất được gọi là Hiệ ứng nhà kính”. Hiệu ứng nhà kính, dùng để chỉ
hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sang mặt trời xuyên qua các cửa sổ

hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho
bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong
chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng.
Hiệu ứng nhà kính diễn ra khi khí quyển đã chứa các khí đã hấp thụ tia cực
quang. Khi hơi nóng từ Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất bị giữ lại ở tầng đối lưu,
tạo ra hiện tượng tăng nhiệt trong bầu khí quyển. Do cơ chế tạo nên hiện tượng
này tương tự nhu một nhà kính dùng cho các cây trồng muốn giữ tăng thêm lượng
nhiệt khi năng lượng Mặt Trời chiếu xuống để kích thích quá trình sinh trưởng
của cây nên người ta cũng gọi hiện tượng này mang tên là “Hiện tượng nhà kính”
2.1.2.5 Khả năng bị tổn thương
Do tác động của biến đổi khí hậu là mức độ mà một hệ thống (tự nhiên, xã
hội, kinh tế) có thể bị tổn thương do BĐKH, hoặc không có khả năng thích ứng
với những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu.
2.1.2.6 Ứng phó
Ứng phó với biến đổi khí hậu là các hoạt động của con người nhằm thích
ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
2.1.2.7 Thích ứng
Thích ứng với biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con
người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả
năng bị tổn thương do tác động và biến đổi khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tang và
tận dụng các cơ hội do nó mang lại.

12


2.1.2.8 Giảm nhẹ
Giảm nhẹ biến đổi khí hậu là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường
độ phát thải khí nhà kính.
2.1.2.9 Kịch bản
Kịch bản biến đổi khí hậu là giả định có cơ sở khoa học và tính tin cậy về sự

tiến triển trong tương lai của các mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội, GDP, phát
thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng. Lưu ý rằng, kịch bản
biến đổi khí hậu khác với dự báo thời tiết và dự báo khí hậu là nó đưa ra quan
điểm về mối ràng buộc giữa phát triển và hành động.
2.1.2.10 Nước biển dâng
Nước biển dâng là sự dâng mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong đó
không bao gồm thủy triền, nước dâng do bão,… Nước biển dâng tại một vị trí nào
đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về
nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Vùng nghiên cứu được chọn trong đề tài này tại các điểm du lịch trên địa
bàn TP Cần Thơ như khu du lịch Mỹ Khánh, Bến Ninh Kiều,... Vì đây là những
nơi tập trung các dự án, cũng như đông đảo du khách trong và ngoài nước khi du
lịch đến thành phố Cần Thơ.
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1 Số liệu thứ cấp
Các số liệu thứ cấp về doanh thu du lịch, số lượng khách du lịch,… và các
số liệu khác có liên quan đến đề tài nghiên được thu thập từ các nguồn:
- Website và các số liệu được điều tra từ Tổng cục du lịch, Sở Văn hoa, Thể
thao và Du lịch thành phố Cần Thơ.
- Tạp chí du lịch, các bài báo điện tử thuộc Báo Thanh niên, Báo Lao
động,… và các nguồn Internet khác có liên quan đến ngành du lịch Cần Thơ.

13


2.2.2.2 Số liệu sơ cấp
Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp du khách
đã từng đi và đang đi du lịch đến Cần Thơ tại các điểm du lịch trên địa bàn thành

phố Cần Thơ.
-

Phương pháp chọn mẫu:

Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Đây là phương pháp chia tổng thể thành
nhiều nhóm (tầng) và lựa chọn ngẫu nhiên ra các đơn vị từ mỗi nhóm. Với 2
nhóm khách là khách quốc tế và khách nội địa, chọn ngẫu nhiên trong mỗi nhóm
số lượng tương ứng với tỷ lệ trong tổng thể.
-

Cỡ mẫu:

Đề tài xác định cỡ mẫu là 100, thông thường các nhà nghiên cứu mặc nhiên
sử dụng cỡ mẫu này cho các nghiên cứu thực tế, vì cỡ mẫu này đã thuộc mẫu lớn
bảo đảm cho tính suy rộng. Phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng trong
nghiên cứu này là phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định
CFA và phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Dựa trên những điều kiện
qui định cỡ mẫu của phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA thì cỡ mẫu
quan sát ít nhất bằng 4 đến 5 lần các biến đưa vào phân tích (Chu Nguyễn Mộng
Ngọc và Hoàng Trọng, 2008, tr.31). Đề tài sử dụng 22 biến nên cỡ mẫu là n = 22
x 5 = 110 mẫu, tuy nhiên để đề phòng sai sót trong quá trình trả lời của đáp viên,
tiến hành thu 140 mẫu. Cơ cấu mẫu theo từng nhóm khách được xác định dựa vào
lượng khách quốc tế và khách nội địa, tác giả sử dụng số liệu thống kê du lịch
Việt Nam qua 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013.
Bảng 2.1: Thống kê khách du lịch Việt Nam từ năm 2011 – 2013
Đơn vị tính: lượt khách
Chỉ tiêu

Năm 2011


Năm 2012

Năm 2013

Tổng

%

Tổng lượt
khách

36.014.032

39.347.678

42.572.352

117.934.062

100

Khách quốc tế

6.014.032

6.847.678

7.572.352


20.434.062

17,33

Khách nội địa

30.000.000

32.500.000

35.000.000

97.500.000

82,67

(Nguồn: Tổng cụ Du lịch)

14


×