Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

đánh giá hiệu quả chi phí và lợi ích của việc xây dựng hệ thống xử lý khí thải tại công ty tnhh thuốc thú y á châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 75 trang )

ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHI PHÍ VÀ LỢI ÍCH
CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ
KHÍ THẢI TẠI CÔNG TY TNHH THUỐC
THÚ Y Á CHÂU

LUẬN VĂN
Ngành Kinh Tế Tài Nguyên Thiên Nhiên
Mã số ngành: 52850102

08-2014


ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHI PHÍ VÀ LỢI ÍCH
CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ
KHÍ THẢI TẠI CÔNG TY TNHH THUỐC
THÚ Y Á CHÂU

LUẬN VĂN
Ngành Kinh Tế Tài Nguyên Thiên Nhiên
Mã số ngành: 52850102

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
THẠC SĨ NGUYỄN VĂN NGÂN

08-2014




LỜI CẢM TẠ
Em xin chân thành cám ơn quý Thầy, Cô khoa Kinh Tế & Quản Trị Kinh
Doanh đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời
gian học tập và thực hiện đề tài.
Đặc biệt em xin chân thành cám ơn thầy Nguyễn Văn Ngân đã trực tiếp
hướng dẫn, giúp đỡ và truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm cho em trong
suốt thời gian thực hiện đề tài.
Chân thành cám ơn các cán bộ của Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường Thành
Phố Cần Thơ, Công ty TNHH thuốc thú y Á Châu đã giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi cho em hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này.

Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Người thực hiện

i


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Người thực hiện

ii



NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................

Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Thủ trưởng đơn vị

iii


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU........................................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 2
1.2.1 Mục tiêu chung ....................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 2

1.3.1 Không gian .............................................................................................. 2
1.3.2 Thời gian ................................................................................................. 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 2
1.4 Lược khảo tài liệu ...................................................................................... 2
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU................................................................................................................. 4
2.1 Phương pháp luận ...................................................................................... 4
2.1.1 Khái quát về ô nhiễm môi trường không khí .......................................... 4
2.1.2 Các chất gây ô nhiễm môi trường không khí.......................................... 5
2.1.3 Tác hại của ô nhiễm không khí ............................................................... 6
2.1.4 Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí ........................................ 8
2.1.5 Chi phí giảm ô nhiễm ............................................................................. 8
2.1.6 Phí môi trường trong xử lý các vấn đề môi trường tự nhiên ................. 9
2.1.7 Các văn bản pháp luật liên quan đến xử lý khí thải ................................ 9
2.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 10
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................. 10
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................ 11

iv


CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CHI CỤC MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG
TY TNHH THUỐC THÚ Y Á CHÂU ......................................................... 13
3.1 GIỚI THIỆU VỀ CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ............................ 13
3.1.1 Sự hình thành và phát triển của Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường .............. 13
3.1.2 Tổ chức bộ máy chi cục .......................................................................... 13
3.1.3 Chức năng, nhiệm vụ chung của Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường ............ 14
3.2. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH THUỐC THÚ Y Á
CHÂU
........................................................................................................ 16

3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH thuốc thú y Á
Châu
........................................................................................................ 16
3.2.2 Lĩnh vực hoạt động ................................................................................. 17
3.2.3 Bộ máy quản lý và điều hành của công ty .............................................. 17
3.3 CHỨC NĂNG SẢN XUẤT, THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ VÀ NGUYÊN
LIỆU SẢN XUẤT Ở CÔNG TY HIỆN NAY ................................................ 18
3.3.1 Thị trường tiêu thụ của công ty hiện nay ................................................ 18
3.3.2 Sơ đồ và quy trình công nghệ sản xuất thuốc của nhà máy hiện nay ..... 18
3.3.3 Trang thiết bị sản xuất ............................................................................ 21
3.4. ĐÁNH GIÁ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG DO CÁC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY HIỆN NAY ................................................. 21
3.4.1 Nguồn tác động, đối tượng và qui mô tác động từ hoạt động của nhà máy
........................................................................................................ 21
3.4.2 Hiện trạng môi trường khu vực Công ty................................................. 24
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHI PHÍ CỦA HỆ THỐNG XỬ
LÝ KHÍ THẢI TẠI CÔNG TY TNHH THUỐC THÚ Y Á CHÂU ......... 29
4.1. MÔ TẢ VỀ CÔNG NGHỆ VÀ CHI PHÍ ĐẦU TƯ CỦA HỆ THỐNG
XỬ LÝ KHÍ THẢI TẠI CÔNG TY TNHH THUỐC THÚ Y Á CHÂU ........ 29
4.1.1 Sơ đồ và quy trình xử lý của hệ thống xử lý khí thải ............................. 29
4.1.2 Thuyết minh sơ đồ hệ thống xử lý khí thải và nguyên tắc hoạt động..... 30
4.1.3 Các khoản chi phí của hệ thống xử lý khí thải ở công ty ....................... 31
4.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHI PHÍ CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ KHÍ THẢI

v


CỦA CÔNG TY TNHH THUỐC THÚ Y Á CHÂU ...................................... 38
4.3.1 Những ưu và nhược điểm của hệ thống xử lý khí thải ........................... 38
4.3.2 Nồng độ chất thải trong không khí trước và sau khi xử lý ..................... 39

4.3.3 Đánh giá chung về chi phí hệ thống xử lý khí thải ................................. 41
4.3.4 So sánh hiệu quả chi phí của hệ thống xử lý khí thải trước và sau khi
được nâng cấp .................................................................................................. 43
4.3.5 Đánh giá hiệu quả chi phí hệ thống xử lý khí thải so với tổng tài sản,
tổng chi phí sản xuất ra thành phẩm và tổng lợi nhuận sau thuế ..................... 46
4.4. LỢI ÍCH MÀ CÔNG TY TNHH THUỐC THÚ Y Á CHÂU ĐẠT ĐƯỢC
SAU KHI XÂY DỰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ KHÍ THẢI ............................ 49
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CHI PHÍ CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ KHÍ THẢI CHO CÔNG TY TNHH
THUỐC THÚ Y Á CHÂU ............................................................................ 50
5.1 Những mặt còn tồn tại trong quá trình xây dựng, vận hành, xử lý cũng như
để hệ thống đạt được hiệu quả chi phí ............................................................. 50
5.2 Giải pháp thay đổi công nghệ mới ............................................................. 50
5.3 Một số biện pháp tích cực khác ................................................................. 52
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 54
6.1 Kết luận ...................................................................................................... 54
6.2. Kiến nghị................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 56
PHỤ LỤC 1..................................................................................................... 57
PHỤ LỤC 2..................................................................................................... 60

vi


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn cho phép đối với các chất ô nhiễm không khí .............. 8
Bảng 3.1: Danh mục trang thiết bị sản xuất..................................................... 21
Bảng 3.2: Nguồn tác động, tác nhân, quy mô và đối tượng chịu tác động từ
nhà máy sản xuất.............................................................................................. 22

Bảng 3.3: Kết quả phân tích mẫu không khí tại xưởng sản xuất và khu vực nhà
dân .................................................................................................................... 24
Bảng 3.4: Kết quả phân tích nước thải đầu ra HTXLNT ................................ 26
Bảng 4.1: Tổng hợp chi phí xây dựng hệ thống xử lý khí thải ........................ 32
Bảng 4.2: Chi phí nhân công cho một tháng vận hành .................................... 35
Bảng 4.3: Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước sạch trong một tháng .................. 36
Bảng 4.4: Tổng hợp các chi phí vận hành trong một ngày của HTXLNT ...... 37
Bảng 4.5: Kết quả phân tích khí thải từ hệ thống xử lý khí thải của công ty
TNHH thuốc thú y Á Châu .............................................................................. 39
Bảng 4.6: Tổng hợp các loại chi phí hệ thống xử lý khí thải trong một năm của
công ty TNHH thuốc thú y Á Châu ................................................................. 41
Bảng 4.7: Tổng hợp các loại chi phí vận hành trong một ngày của HTXLKT
trước và sau khi nâng cấp ................................................................................ 43
Bảng 4.8: Đánh giá chi phí hệ thống xử lý khí thải so với tổng chi phí sản xuất
ra thành phẩm................................................................................................... 47
Bảng 4.9: Đánh giá chi phí hệ thống xử lý khí thải so với tổng lợi nhuận sau
thuế................................................................................................................... 48
Bảng 5.1: So sánh HTXLKT công nghệp bằng công nghệ plasma và công
nghệ thông thường ........................................................................................... 51

vii


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức hành chính của Chi cục bảo vệ môi trường Thành phố
Cần Thơ ........................................................................................................... 13
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH thuốc thú y Á
Châu ................................................................................................................. 17
Hình 3.3 Sơ đồ các giai đoạn sản xuất thuốc bột uống .................................... 18

Hình 3.4 Sơ đồ các giai đoạn sản xuất thuốc bột trộn thức ăn ........................ 19
Hình 3.5 Quy trình sản xuất thuốc nước (si rô) ............................................... 20
Hình 3.6 Quy trình xử lý nước thải tập trung .................................................. 25
Hình 3.7 Quy trình xử lý nước sinh hoạt ......................................................... 27
Hình 3.8 Quy trình xử lý nước mua chảy tràn ................................................. 28
Hình 4.1 Sơ đồ hệ thống xử lý khí thải tập trung ............................................ 29
Hình 4.2 Sơ đồ xử lý khí thải của công ty TNHH thuốc thú y Á Châu........... 30

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

HTXL

:

Hệ thống xử lý

HTXLKT :

Hệ thống xử lý khí thải

TP


:

Thành phố

DPT

:

Vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván

BCG

:

Vắc xin phòng lao

HACCP

:

Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn

QCVN

:

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN


:

Tiêu chuẩn Việt Nam

BTNMT :

Bộ Tài Nguyên Môi Trường

H5N1

Protein

:

Hemagglutinin

ix

(H5)



Neuraminidase

(N1)


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Những năm gần đây các dịch bệnh cúm gia cầm H5N1 hay dịch heo tai
xanh, lở mồm long móng và nhiều dịch bệnh trên động vật nuôi khác đã và
đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế - xã hội của thế giới nói
chung và của nước ta nói riêng. Trước những diễn biến phức tạp và những hậu
quả do bệnh dịch trên gia súc và gia cầm đã và đang diễn ra, cần có nhiều
những loại thuốc được nghiên cứu và sản xuất theo tiêu chuẩn sạch để phòng
và trị bệnh hiệu quả cho gia súc gia cầm nhằm mang lại một cuộc sống tốt đẹp
hơn, kinh tế hơn cho người chăn nuôi. Vì lý do đó mà ngành sản xuất thuốc
thú y ngày càng phát triển mạnh với nhiều nhà máy sản xuất thuốc được hình
thành. Nhưng song song với sự phát triển của ngành sản xuất thuốc thú y thì
vấn đề môi trường lại càng trở nên nghiêm trọng hơn do những chất thải sản
xuất mà nhà máy thải ra môi trường, đặc biệt là khí thải. Nếu nhà máy phát khí
thải ra mà chưa được qua xử lý thì sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi
trường không khí, đe dọa môi trường và cuộc sống của người dân không chỉ
trong khu vực xung quanh mà còn ảnh hưởng đến cả đất nước. Mặc dù ô
nhiễm công nghiệp gây nhiều tác hại nghiêm trọng nhưng đến nay vấn đề này
vẫn chưa được chú trọng. Lý do được xác nhận là chưa đủ trang thiết bị, con
người và tiền bạc để kiểm soát. Như vậy, từng ngày người dân và môi trường
vẫn phải hít thở với hàng tấn khí thải, chất thải, cam chịu sống chung với ô
nhiễm.
Là một công ty lớn đã qua nhiều năm hoạt động kinh doanh trong lĩnh
vực sản xuất thuốc thú y, Công ty TNHH thuốc thú y Á Châu đã và đang nhận
thức được việc đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống xử lý khí thải trong
công ty là tất yếu không thế bỏ qua. Đối với nhà máy sản xuất thuốc thì hệ
thống xử lý khí thải cũng là then chốt trong công tác bảo vệ môi trường. Việc
xây dựng hệ thống xử lý khí thải không chỉ mang đến lợi ích cho công ty mà
còn đáp ứng nhu cầu quản lý của Nhà Nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên chi phí để một công ty bỏ ra để đầu tư cho hệ thống xử lý khí thải là
một chi phí không hề nhỏ và hiệu quả của hệ thống xử lý của mỗi công ty là

khác nhau. Vì thế để tìm hiểu xem sự đầu tư của công ty cho việc bảo vệ môi
trường có hiệu quả chi phí và lợi ích như thế nào tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá
hiệu quả chi phí và lợi ích của việc xây dựng hệ thống xử lý khí thải của
Công ty TNHH thuốc thú y Á Châu” làm đề tài nghiên cứu.

1


1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá khả năng xử lý, chi phí xử lý và mức độ đầu tư hệ thống xử lý
khí thải của công ty TNHH thuốc thú y Á Châu để thấy được hiệu quả và lợi
ích khi vận hành hệ thống xử lý và qua đó đưa ra một số giải pháp nâng cao
hiệu quả xử lý cho công ty trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng ô nhiễm và khả năng xử lí khí thải của
Công ty TNHH thuốc thú y Á Châu sau khi xây dựng hệ thống xử lí khí thải.
- Mục tiêu 2: Phân tích đánh giá các chi phí của hệ thống xử lí khí thải
của Công ty TNHH thuốc thú y Á Châu.
- Mục tiêu 3: Sau khi phân tích các chi phí của hệ thống xử lý khí thải thì
dựa vào đó đánh giá hiệu quả chi phí đạt được sau khi đưa hệ thống vào sử
dụng.
- Mục tiêu 4: Dựa vào đánh giá hiệu quả chi phí mà đưa ra những lợi ích
mà của Công ty TNHH thuốc thú y Á Châu đã đạt được sau khi xây dựng hệ
thống xử lý khí thải.
- Mục tiêu 5: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả chi phí xử lí
khí thải thời gian tới của Công ty TNHH thuốc thú y Á Châu.
1.2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu tại của Công ty TNHH thuốc thú y Á Châu.

1.3.2 Thời gian nghiên cứu
Đề tài sử dụng nguồn thông tin, số liệu thứ cấp của công ty TNHH thuốc
thú y Á Châu trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2013.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống xử lý khí thải của Công ty TNHH thuốc thú y Á Châu.
1.3 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
- Phan Thanh Phương Thảo, 2012. Đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí hệ
thống xử lí nước thải tại Công ty cổ phần Bia nước giải khát Cần Thơ. Luận
văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ.

2


Bài viết đã đánh giá, tính được tổng chi phí của hệ thống, từ đó đem đi so
với tổng chi phí của của công ty. Dựa vào đó đưa ra kết luận chi phí cho hệ
thống xử lý nước thải của công ty không ảnh hưởng nhiều đến giá thành sản
phẩm công ty. Từ đó đưa ra những phương hướng phát triển cho sự vận hành
tốt của hệ thống xử lý nước thải công ty.
- Trần Huỳnh Như Nguyệt, 2012. Đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí hệ
thống xử lí nước thải Công ty thủy sản Quang Minh tại Khu công nghiệp Trà
Nóc. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ.
Bài viết sử dụng phương pháp phân tích hiệu quả chi phí, phương pháp
mô tả thông qua bảng biểu thống kê. Bài viết đã đi sâu vào phân tích chi phí
vận hành của hệ thống xử lý nước thải ở công ty thủy sản Quang Minh. Mà
không đi sâu vào phân tích các chi phí khác của hệ thống. Bài viết đã nêu bật
được ưu điểm của hệ thống xử lý nước thải của công ty thủy sản Quang Minh
so với hệ thống xử lý nước thải của công ty khác. Từ đó đưa ra kết luận hệ
thống xử lý nước thải của công ty không chỉ hiệu quả về mặt xử lý mà còn
đem lại hiệu quả về chi phí.
- Lâm Bích Ngọc, 2012. Đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí hệ thống xử

lí nước thải tại công ty TNHH thuốc thú y Á Châu. Luận văn tốt nghiệp. Đại
học Cần Thơ.
Bài viết sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích, so
sánh đưa ra nhận xét và đánh giá kết quả để làm rõ vấn đề nghiên cứu. Bài viết
đi sâu vào đánh giá chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất của công ty
TNHH thuốc thú y Á Châu. Bài viết đã nêu lên cách tính tỷ trọng các loại chi
phí phát sinh trong quá trình xử lý, chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất là chi phí
vận hành. Bài viết đã đánh giá được hệ thống xử lý nước thải ở công ty đem
lại hiệu quả mà còn ít tốn kém chi phí.

3


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái quát về ô nhiễm môi trường không khí
"Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan
trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra
sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)" (Tổng cục môi trường
Việt Nam, 2009).
Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Có thể chia ra thành nguồn
tự nhiên và nguồn nhân tạo.
- Nguồn tự nhiên:
 Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi
giàu sunfua, mêtan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan toả đi rất
xa vì nó được phun lên rất cao.
 Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên
xảy ra do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy
này thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí.

 Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất
trồng và gió thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển
tung bọt mang theo bụi muối lan truyền vào không khí.
 Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát
thải nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành
các khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v... Các loại bụi, khí này đều gây ô
nhiễm không khí.
- Nguồn nhân tạo:
 Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt
động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương
tiện giao thông. Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra:
 Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói
của các nhà máy vào không khí.

4


 Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên
các đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể
được hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió.
Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệt
điện; vật liệu xây dựng; hoá chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực
phẩm; Các xí nghiệp cơ khí; Các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ; Giao
thông vận tải; bên cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người.
2.1.2 Các chất gây ô nhiễm môi trường không khí
Các chất gây ô nhiễm chính trong môi trường không khí bao gồm:
- Các loại khí Nito NOx, SO2, H2S, CO, các loại halogen: CL, Br, I...
- Các hợp chất Flo.
- Các chất tổng hợp như ête, benzen.
- Các loại bụi nhẹ lơ lửng.

- Các loại bụi nặng như bụi đất đá, bụi kim loại...
- Khói quang hóa như O3, andehyt, Etylen...
Các chất gây ô nhiễm trên sinh ra chủ yếu từ quá trình đốt nhiên liệu, sản
xuất công nghiệp và giao thông vận tải.
Để đánh giá chất lượng không khí cũng như mức ô nhiễm của bụi, các
khí thải và độ ồn có thể dựa vào tiêu chuẩn Việt Nam. Sau đây là một số chỉ
tiêu ô nhiễm thường gặp khi Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường đi đo đạc thực tế.
- Bụi: Phát sinh từ nguồn như: hoạt động sản xuất, nhà máy nhiệt điện,
xe dùng dầu diesel, bếp lò sử dụng than củi, xe chạy trên đường không trải
nhựa như: cá loại bụi nặng, bụi đất, đá, bụi kim loại như: đồng, chì, sắt, kẽm,
niken, thiết,…
- Đioxit sunfat (SO2): Là loại khí không màu, không cháy, khí có vị hăng
cay khi có nồng độ trong không khí khoảng 1ppm. Chất khí được sinh ra từ
quá trình đốt nhiên liệu như: than, dầu, FO, DO có chứa lưu huỳnh. Khí SO2
độc hại không chỉ đối với sực khỏe con người, động thực vật mà còn tác động
xấu đến vật liệu xây dựng, các công trình kiến trúc.
- Cacbon monoxit (CO): CO là chất khí không màu, không mùi, không
vị, được sinh ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu, từ các phương tiện giao
thông, thiết bị công nghiệp và chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các chất khí gây ô
nhiễm môi trường không khí. Khí CO còn gây đau đầu, chóng mặt, ngất xỉu
hoặc có thể gây tổn hại đến tim mạch.

5


- Nitơ oxit (N2O): N2O là loại khí gây hiệu ứng nhà kính, được sinh ra do
quá trình đốt nhiên liệu, từ các phương tiện giao thông. Hàm lượng của nó
đang tăng lên trong phạm vi toàn cầu, hằng năm từ 0,2 – 3%.
- Độ ồn: Tiếng ồn phát sinh do các hoạt động máy móc, thiết bị và các
phương tiện giao thông.

Ngoài ra còn một số chỉ tiêu khác cũng được đo đạc như: NH3, THP,
Pd,…
2.1.3 Tác hại của ô nhiễm không khí
2.1.3.1 Tác hại của ô nhiễm không khí đối với con người
Tác động của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe của con người phụ
thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như loại và nồng độ của chất ô nhiểm, thời gian
tác động và sức đề kháng của cơ thể con người (gây viêm phế quản, viêm
phổi, lao…). Chất gây tác hại lớn nhất đối với sức khỏe con người là loại bụi
có kích thước nhỏ do khả năng kết hợp của nó với một số kim loại nặng có
trong không khí. Một số bụi độc như bụi asen, chì, kẽm, đồng, mangan,
cadimi, selen khi xâm nhập vào con người qua đường hô hấp gây ra các bệnh
hiểm nghèo. Ngoài ra, người ta cũng phát hiện được sự liên quan của ô nhiễm
không khí đến một số bệnh ở con người, đó là bệnh về máu (do tác nhân CO,
CO2, bụi DDT), bệnh viêm mắt, mũi (gây ra bởi SO2, bụi).
2.1.3.2 Tác hại của ô nhiễm không khí đối với động vật và thực vật
Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng tai hại cho tất cả sinh vật vì thực vật
rất nhạy cảm đối với ô nhiễm không khí.
- Những chất như SO2, NO2, ozon, fluor, chì… gây hại trực tiếp cho thực
vật khi đi vào khí khổng, làm hư hại hệ thống giảm thoát nước và giảm khả
năng kháng bệnh.
- Bên cạnh đó ô nhiễm không khí còn làm ngăn cản sự quang hợp và
tăng trưởng của thực vật; giảm sự hấp thu thức ăn dẫn đến làm lá vàng và rụng
sớm.
- Đa số cây ăn quả rất nhạy đối với khí HF. Khi tiếp xúc với khí HF có
nồng độ lớn hơn 0,002 mg/m3 thì lá cây bị cháy đốm, rụng lá.
- Ô nhiễm không khí gây ra các trận mưa acid và và một trong những tác
hại nghiêm trọng của mưa acid là các tác hại đối với thực vật. Khi có mưa
acid, các dưỡng chất trong đất sẽ bị rửa trôi. Các hợp chất chứa nhôm trong
đất sẽ phóng thích các ion nhôm và các ion này có thể hấp thụ bởi rễ cây và
gây độc cho cây.


6


- Ngoài ra đối với động vật, nhất là vật nuôi, thì fluor gây nhiều tai họa
hơn cả. Chúng bị nhiễm độc do hít trực tiếp và qua chuỗi thức ăn.

2.1.3.3 Tác hại của ô nhiễm không khí đối với tài sản
+ Làm gỉ kim loại.
+ Ăn mòn bêtông.
+ Mài mòn, phân hủy chất sơn trên bề mặt sản phẩm.
+ Làm mất màu, hư hại tranh.
+ Làm giảm độ bền dẻo, mất màu sợi vải.
+ Giảm độ bền của giấy, cao su, thuộc da.
2.1.3.4 Tác hại của ô nhiễm không khí làm phú dưỡng nguồn đất và
nước
Phú dưỡng hóa xuất phát từ Hy lạp có nghĩa là “thừa dinh dưỡng”, dùng
để mô tả hiện tượng các ao hồ, hồ chứa nước có bùng nổ và phát triển rong
tảo, cuối cùng có thể dẫn đến suy giảm nghiêm trọng chất lượng môi trừơng
nước. Hiện tượng phú dưỡng là hiện tượng đáng quan tâm nhất là đối với ao
hồ, trong môi trường nước, làm cho rong tảo phát triển mạnh tạo nên ô nhiễm
nguồn nước.
Các chất oxít Nitơ (NO, N2O, NO5… viết tắt là NOx) xuất hiện trong khí
quyển qua quá trình đốt nhiên liệu ở nhiệt độ cao. Trong khí quyển các oxit
nitơ sẽ chuyển hóa thành nitrat rồi theo nước mưa xuống đất. Nitrat nằm trên
mặt đất theo nước mưa xuống đất và theo nước mưa chảy tràn hay vào cống
thóat nước để vào môi trường nước. Các chất tẩy rửa dùng trong sinh hoạt là
nguồn cung cấp phospho chính cho nước thải. Hai chất nitơ và phospho
thường là nguyên nhân chính trong việc gây ra hiện tượng phú dưỡng làm
bùng nổ sự phát triển thực vật.

Phospho là một trong những nguồn dinh dưỡng cung cấp cho các thực
vật dưới nước, gây ô nhiễm và góp phần thúc đẩy hiện tượng phú dưỡng ở các
ao hồ làm rong tảo phát triển. Nước giàu chất dinh dưỡng là cho thực vật
quang hợp và phát triển mạnh, sinh ra một lượng sinh khối lớn. Khi chúng
chết đi thì tích tụ lại ở đáy hồ, phân hủy từng phần tiếp tục giải phóng các chất
dinh dưỡng như CO2, phospho, nitơ, calci. Nếu hồ không sâu lắm, loài thực
vật có rễ ở đáy bắt đầu phát triển làm tăng quá trình tích tụ các chất rắn, sau
cùng đầm lầy được hình thành và phát triển thành rừng.

7


2.1.3.5 Tác hại của ô nhiễm không khí đối với toàn cầu
+ Mưa axit.
+ Hiệu ứng nhà kính.
+ Sự suy giảm ôzôn.
+ Biến đổi nhiệt độ.
2.1.4 Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí
Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí bao gồm:
- Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh nhà máy, xí
nghiệp, giao thông,… đó là tiêu chuẩn môi trường không khí xung quanh.
- Tiêu chuẩn chất lượng nguồn khí thải từ ống khói của nhà máy, ống xả
của xe ô tô…
Năm 2005 Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã ban hành tiêu chuẩn môi
trường sửa đổi. Tiêu chuẩn môi trường là cơ sở để đánh giá chất lượng môi
trường cũng như là cơ sở để xử phạt các sai phạm về môi trường. Dưới đây là
một số giới hạn nồng độ chất ô nhiễm theo tiêu chuẩn môi trường không khí
Việt Nam có liên quan đến đề tài.
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn cho phép đối với các chất ô nhiễm không khí
ĐVT: mg/m3

Trung bình
Trung bình 1
STT
Chất ô nhiễm
Trung bình 1h
24h
năm
1

CO

30000

-

-

2

NO2

200

-

40

3

SO2


350

125

50

4

O3

180

80

-

5

Bụi lơ lửng

300

200

140

Nguồn: Bộ Tài Nguyên và Môi Trường

2.1.5 Chi phí giảm ô nhiễm


8


Đối với các doanh nghiệp sản xuất, yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng
đến tình trạng chi phí là công nghệ sản xuất và công nghệ xử lý chất thải đi
kèm. Khái niệm công nghệ là rất quan trọng trong kinh tế môi trường vì chúng
ta dựa vào những thay đổi công nghệ để tìm cách tạo ra sản phẩm dịch vụ và
hàng hóa với ít tác động có hại tới môi trường hơn và cũng để xử lý chất thải
tốt hơn. Trong một mô hình đơn giản, tiến bộ kỹ thuật cho phép đường dịch
chuyển xuống thấp. Tiến bộ kỹ thuật cho phép tạo thêm sản phẩm với chi phí
biên thấp hơn và tối thiểu giảm ô nhiễm.
Chi phí giảm ô nhiễm là những chi phí làm giảm lượng chất thải vào môi
trường, hoặc chi phí làm giảm bớt mật độ tích tụ trong môi trường xung
quanh. Chi phí giảm ô nhiễm thường mỗi nguồn mỗi khác, tùy thuộc vào
nhiều yếu tố khác nhau. Ngay cả đối với những nguồn tạo ra cùng loại chất
thải, chi phí giảm ô nhiễm cũng có thể khác nhau do có những khác biệt về
đặc điểm công nghệ của quá trình vận hành. Có nguồn tương đối mới sử dụng
công nghệ sản xuất hiện đại, có nguồn sử dụng công nghệ cũ gây ô nhiễm
nhiều hơn. Có thể biểu diễn hàm chi phí giảm ô nhiễm bằng đại số và bằng đồ
thị. Ta thể hiện ý tưởng này bằng cách sử dụng khái niệm chi phí giảm ô
nhiễm biên. Chi phí giảm chất thải biên thể hiện chi phí tăng thêm để giảm
được một đơn vị chất thải, hay nói cách khác là chi phí tiết kiệm nếu lượng
chất thải tăng lên một đơn vị.
2.1.6 Phí môi trường trong xử lý các vấn đề môi trường tự nhiên
Là khoản thu của Nhà nước nhằm bổ sung cho ngân sách phục vụ các
vấn đề bảo vệ môi trường, điều tiết cho việc đầu tư kinh phí cho công tác bảo
vệ môi trường của các cơ sở sản xuất. Trong các loại phí môi trường gồm: phí
xử lý nước thải, khí thải, chôn lấp và phục vụ môi trường trên các bãi thải …
Phí môi trường là công cụ kinh tế hiệu quả giữ vai trò quan trọng trong việc

kiểm soát ô nhiểm công nghiệp. Việc thu phí môi trường đối với các Doanh
Nghiệp sản xuất kinh doanh có khả năng là giảm bớt tình hình xả chât thải, và
tạo ra một nguồn kinh phí không nhỏ cho các địa phương dành cho công tác
bảo vệ môi trường. Có nhiều cách tính phí môi trường như: thứ nhất, dựa vào
lượng chất thải ô nhiễm thải ra môi tường; thứ hai, dựa vào mức tiêu thụ
nguyên liệu đầu vào; thứ ba, dựa vào mức sản xuất đầu ra; thứ tư, dựa vào
mức độ lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong các cách thu phí môi trường thì ở
nước Việt Nam thu phí môi trường dựa vào nồng độ các chất ô nhiễm thải ra
môi trường để tính khoản phí bảo vệ môi trường.
2.1.7 Các văn bản pháp luật liên quan đến xử lý khí thải

9


- Luật Bảo vệ môi trường, ngày 29/11/2005 của nước Cộng Hòa Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam.
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 về việc quản
lý chất thải rắn.
- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ
Tài nguyên và môi trường về quản lý chất thải nguy hại.
- Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT, ngày 16/03/2012 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận
việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ
môi trường đơn giản.
* Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng
 QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh.
 QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất
độc hại trong không khí xung quanh.
 QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn.

 QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải
công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
 QCVN 20:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải
công nghiệp đối với bui và một số chất hữu cơ.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Để đáp ứng các yêu cầu và mục tiêu nghiên cứu đặt ra, trong nghiên cứu
sẽ tiến hành thu thập các số liệu thứ cấp và các thông tin cần thiết.
Số liệu thứ cấp
- Lịch sử hình thành và phát triển công ty.
- Quy trình sản xuất của công ty.
- Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
- Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí tại khu vực của công ty.
- Diễn biến xây dựng hệ thống xử lí khí thải của công ty.
- Các báo cáo liên quan của công ty đến đề tài nghiên cứu

10


Số liệu thu thập là những con số do Công ty cung cấp được từ hệ thống
xử lí khí thải và một số tài liệu khác từ công ty. Ngoài ra thì đề tài còn thu thập
số liệu thứ cấp từ Chi cục bảo vệ môi trường và trên địa chỉ web, các tài liệu
có liên quan và thu thập từ nguồn số liệu ở các sách báo chuyên ngành.

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp mô tả số liệu ô nhiễm môi trường
không khí, thu thập số liệu về ô nhiễm môi trường không khí ở công ty. Đánh
giá thực trạng ô nhiễm và khả năng xử lý ô nhiễm của Công ty.
- Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp phân tích số liệu, so sánh số liệu, mô
tả qua biểu bảng thống kê, đưa ra nhận xét, đánh giá kết quả để làm rõ vấn đề

nghiên cứu.
Để tính tổng chi phí của hệ thống sẽ bao gồm các khoản chi phí.
+ Chi phí đầu tư ban đầu.
+ Chi phí vận hành.
+ Chi phí khấu hao.
Trong đó:
 Chi phí đầu tư là khoảng tiền mà công ty phải bỏ ra lúc đầu để xây
dụng hệ thống, chi phí này được tính cộng các khoảng mục chi phí lại với
nhau, cụ thể như sau:
 Chi phí đầu tư (đồng) = Chi phí thiết kế + chi phí xây dựng + chi phí
mua các trang thiết bị xử lý.
 Chi phí vận hành đây là khoảng chi phí sẽ phát sinh trong suốt quá
trình hoạt động của hệ thống. Chi phí vận hành sẽ rất tốn kém, nếu công ty
không sử dụng hiệu quả loại chi phí này, việc tiết kiệm và sử dụng đúng cách
phí vận hành cũng sẽ giảm được nhiều chi phí cho công ty. Chi phí vận hành
sẽ được tính như sau:
 Chi phí vận hành (đồng/ngày) = Chi phí nhân công + Chi phí sử dụng
hóa chất + Chi phí điện + Chi phí sử dụng nước sạch.
Trong đó:
 Chi phí nhân công = mức lương x số lượng nhân công.
 Chi phí lắp đặt = vốn đầu tư ban đầu x 20%.
 Chi phí điện = số kw điện tiêu thụ x đơn giá/kw.

11


 Chi phí nước sạch = số m3 nước được sử dụng x đơn giá/m3.
 Loại chi phí còn lại là chi phí khấu hao, thời gian khâu hao của hệ
thống là 10 năm, và khấu hao theo đường thẳng, tỷ lệ khấu hao sẽ được tính:
Khấu hao (đồng/năm) = nguyên giá/thời gian khấu hao

Do chi phí xây dựng và chi phí khấu hao là cố định nên đề tài sẽ tập
trung phân tích vào chi phí vận hành, vì đây mới là chi phí quan trọng liên
quan đến tính hiệu quả chi phí hay không của hệ thống. Cuối cùng, dựa trên
những số liệu đã phân tích sẽ đánh giá xem hệ thống xử lý khí thải của công ty
hiện nay có đạt được hiệu quả chi phí.
- Mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích số liệu
đồng thời dùng phương pháp so sánh để đưa ra nhận xét.
- Mục tiêu 4: Sử dụng phương pháp phân tích hiệu quả - chi phí để đánh
giá hiệu quả chi phí hệ thống xử lý khí thải của công ty TNHH thuốc thú y Á
Châu.
- Mục tiêu 5: Sử dụng phương pháp suy luận từ những tài liệu đã có đưa
ra lợi ích của việc xây dựng hệ thống xử lý khí thải đối với công ty.
- Mục tiêu 6: Từ những số liệu đã phân tích ở các mục tiêu trên kết hợp
với kiến thức đã học về môi trường. Sử dụng phương pháp lập luận để đưa ra
giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả chi phí xử lí khí thải trong thời gian sắp
tới của công ty.

12


CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ CHI CỤC MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TY TNHH
THUỐC THÚ Y Á CHÂU
3.1 GIỚI THIỆU VỀ CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
3.1.1 Sự hình thành và phát triển của Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường
Theo đề nghị của Giám Đốc Sở Tài Nguyên – Môi Trường, Giám đốc Sở
Nội Vụ và căn cứ vào Luật tổ chức Hội Đồng nhân dân ngày 26 tháng 11 năm
2003; Nghị định số 81/2007/ NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2997 của chính phủ
quy định tổ chức chuyên môn về Bảo vệ môi trường tại cơ quan Nhà Nước và
doanh nhgiệp Nhà Nước và căn cứ Thông Tư liên tịch số 12/2007/TTLTBTNMT-BNV ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài Nguyên và Môi

Trường, Bộ Nội Vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định số
81/2007/ NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2007 của chính phủ, vào ngày 22
tháng 6 năm 2008 Chủ Tịch Ủy Ban Nhân dân thành phố cần Thơ đã quyết
định thành lập Chi cục Bảo vệ Môi Trường trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi
Trường.
3.1.2 Tổ chức bộ máy chi cục
Chi Cục
trưởng

Phó Chi
cục trưởng

Trưởng, Phó
Trưởng phòng
P.Tổng hợp- ĐTM

CV1

CV2

CV3

CV4

CV5

Trưởng, Phó
Trưởng phòng
P.Kiểm soát ô
nhiễm


CV6

CV7

CV8

CV9

CV10

CV11

Nguồn: Chi Cục Bảo vệ môi trường thành phố Cần Thơ

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức hành chính của Chi Cục Bảo vệ môi trường
Thành phố Cần Thơ

13

CV12


3.1.3 Chức năng, nhiệm vụ chung của Chi Cục Bảo vệ môi trường
3.1.3.1 Chức năng
Chi cục Bảo vệ môi trường có chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở
Tài nguyên và Môi trường ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm
quyền ban hành, phê duyệt các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự
án, đề án về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố và tổ chức thực hiện các
văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về bảo vệ môi trường

do các cơ quan nhà nước ở Trung ương, Ủy ban nhân dân thành phố, Giám
đốc Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt hoặc ban hành.
Chi cục Bảo vệ môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài
khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Sở
Tài nguyên và Môi trường; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn
chuyên môn nghiệp vụ của Tổng cục Bảo vệ môi trường thuộc Bộ Tài nguyên
và Môi trường.
3.1.3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật,
chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về bảo vệ môi trường theo phân công của
Giám đốc Sở; tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương
trình, kế hoạch, dự án, đề án liên quan đến chức năng, nhiệm vụ đã được cấp
có thẩm quyền ban hành, phê duyệt.
- Tham mưu cho Giám đốc Sở hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện
các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia trong các
hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
- Tham mưu cho Giám đốc Sở trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố
việc tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và việc thẩm
định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp
luật; giúp Giám đốc Sở kiểm tra việc thực hiện các nội dung của báo cáo đánh
giá tác động môi trường sau khi được phê duyệt và triển khai các dự án đầu tư.
- Điều tra, thống kê các nguồn thải, loại chất thải và lượng phát thải trên
địa bàn thành phố; trình Giám đốc Sở hồ sơ đăng ký hành nghề, cấp mã số
quản lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc thực hiện
các nội dung đã đăng ký hành nghề quản lý chất thải; làm đầu mối phối hợp
với các cơ quan chuyên môn có liên quan và các đơn vị thuộc Sở giám sát các
tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất trên địa bàn.
- Giúp Giám đốc Sở phát hiện và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền
xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường; trình Giám đốc Sở việc xác nhận các


14


×