Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

xác định mức độ phong phú của cá lau kính pterygoplichthys disjunctivus (weber, 1991) so với các loài cá bản địa ở tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

LUẬN VĂN ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

LÊ THỊ KIỀU NGUYÊN

XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ PHONG PHÚ CỦA CÁ LAU KÍNH
Pterygoplichthys disjunctivus (Weber, 1991)
SO VỚI CÁC LOÀI CÁ BẢN ĐỊA Ở TỈNH ĐỒNG THÁP

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGs. Ts TRẦN ĐẮC ĐỊNH

2014


THÔNG TIN LUẬN VĂN/LUẬN ÁN TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC, CAO HỌC VÀ NGHIÊN CỨU SINH
KHOA THỦY SẢN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Tên đề tài
Bậc đào tạo
Ngành/Chuyên ngành
Năm
Sinh viên/ học viên/ NCS thực hiện (MSSV)
Số trang
Cán bộ hướng dẫn
Nguồn kinh phí

Xác định mức độ phong phú của cá lau kính


Pterygoplichthys disjunctivus (Veber, 1991) so với các
loài cá bản địa ở tỉnh Đồng Tháp
Đại học
Quản lý nguồn lợi thủy sản
2014
Lê Thị Kiều Nguyên (4118381)
10
Trần Đắc Định

Tóm tắt
- Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định mức độ phong phú của cá lau kính so với các loài cá bản
địa ở tỉnh Đồng Tháp. Từ đó, góp phần hỗ trợ thêm thông tin cho các nhà quản lí có thể nắm rõ hiện trạng
và định hướng quản lí hiệu quả khai thác cũng như nuôi trồng thủy sản một cách bền vững.
- Nội dung đề tài là tìm hiểu hiện trạng nguồn lợi thủy sản ở tỉnh Đồng Tháp và xác định mức độ phong
phú của cá lau kính trong các loại hình thủy vực như sông, đồng ruộng ở tỉnh Đồng Tháp.
- Phương pháp nghiên cứu:
Địa điểm khảo sát nghiên cứu: huyện Hồng Ngự, huyện Thanh Bình, Thành phố Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp.
Thu thập số liệu: Điều tra phỏng vấn trực tiếp người khai thác thông qua bảng phỏng vấn.
Xử lí số liệu: sử dụng phần mềm thống kê Microsoft excell.
- Kết quả:
Tỉ lệ cá lau kính xuất hiện ở sông (18,1%) nhiều hơn gấp 4,5 lần so với đồng ruộng (4,46. Đồng thời, kích
thước cá lau kính cũng có sự chênh lệch khá rõ ràng, ở sông kích thước trung bình cá lau kính là
0,171±0,124 (kg/con) to hơn ở nội đồng là 0,084±0,056 (kg/con).
Tỉ lệ cá lau kính có sự chênh lệch khá rõ. Ở ngư cụ lưới kéo, cá lau kính chiếm 18,13% trong tổng sản
lượng cá khai thác được; ở lưới giăng, cá lau kính chiếm 7,59%; ở ngư cụ khai thác dớn, cá lau kính chiếm
3,3%.
- Kết luận
Mức độ phong phú của cá lau kính ở hai thủy vực sông và đồng ruộng cao.
Sản lượng cá lau kính trong khi khai thác cao ở đồng ruộng cũng như sông.
Tỉ lệ cá lau kính so với cá loài cá bản địa đang ở mức độ đáng lo ngại và cần được chú ý hơn.

Xu hướng phát triển cá lau kính trong tương lai sẽ tăng.


XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ PHONG PHÚ CỦA CÁ LAU KÍNH
Pterygoplichthys disjunctivus (Veber, 1991) SO VỚI CÁC LOÀI CÁ
BẢN ĐỊA Ở TỈNH ĐỒNG THÁP
Lê Thị Kiều Nguyên
Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ
Email:

ABSTRACT
This study was conducted for 3 months in order to determine the abundance of
suckermouth catfish (Pterygoplichthys disjunctivus) and compared with that
of the native species in the Dong Thap province. This study was conducted
through surveys, statistical data and direct interviews of fishermen in Dong
Thap province. The study was carried out in two kind of habitats body such as
rivers and rice-fields. Results showed that in the rivers, suckermouth catfish
exploitation average is 4±3.29 (kg/household) and the size is 0.171±0.124
(kg/fish); also in the field, suckermouth catfish exploitation average is 1±1.3
(kg/household) and the size of P. disjunctivus is 0.084±0.056 (kg/fish).
Proportion of suckermouth catfish in the two habitats body is different, in the
river, they have 18.1% in total fish yield; in the field, they have 4.46% in total
fish yield.
Keyword: suckermouth catfish, Pterygoplichthys disjunctivus, Dong Thap
Title: Study on the abundance of suckermouth catfish
(Pterygoplichthys disjunctivus) in Dong Thap province.

TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện trong 3 tháng nhằm xác định mức độ phong phú
của cá lau kính (Pterygoplichthys disjunctivus) so với các loài cá bản địa ở

tỉnh Đồng Tháp. Nghiên cứu được thực hiện thông qua các cuộc điều tra, số
liệu thống kê và phỏng vấn trực tiếp người khai thác thủy sản ở tỉnh Đồng
Tháp. Quá trình thu thập số liệu phỏng vấn được thu trong hai thủy vực là sông
chính và đồng ruộng. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở sông, sản lượng cá lau

1


kính khai thác trung bình là 4±3,29 (kg/hộ) với kích thước 0,17± 0,124
(kg/con); còn ở đồng ruộng, sản lượng cá lau kính khai thác trung bình là
1±1,3 (kg/hộ) với kích thước 0,084± 0,056 (kg/con). Tỉ lệ cá lau kính trên hai
thủy vực là khác nhau, ở sông cá lau kính chiếm 18,1% trong tổng sản lượng
cá khai thác; ở đồng ruộng chiếm 4,46% trong tổng sản lượng khai thác.
Từ khóa: cá lau kính, Pterygoplichthys disjunctive, tỉnh Đồng Tháp, sự
phong phú

1. GIỚI THIỆU
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất trù phú, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới
gió mùa, có sự đa dạng sinh học cao về thành phần chủng loại và số lượng loài,
là nơi tập trung của nhiều loài động thực vật có tính đặc trưng của khu vực.
Tuy nhiên, nơi đây cũng là địa điểm thường xảy ra hiện trạng xâm lấn của các
loài động thực vật ngoại lai đối với động thực vật bản địa.
Hiện nay, các sinh vật ngoại lai càng xuất hiện càng nhiều ở nước ta nói chung
và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, chủ yếu xuất hiện ở các loài thủy hải
sản như cá rô phi, cá trê phi, tôm thẻ chân trắng, ốc bưu vàng… Các loài này
có thể gây hại hoặc chưa gây ảnh hưởng gì xấu đến môi trường và sức khỏe
con người.
Đồng Tháp là tỉnh đầu nguồn từ Sông Mêkong chảy vào nước ta, nơi đây có
nguồn nước dồi dào kéo theo đó là nguồn lợi thủy sản vô cùng phong phú và đa
dạng. Bên cạnh những thuân lợi đó, vấn đề quản lí nguồn lợi cũng gặp nhiều

khó khăn. Đặc biệt, sự xuất hiện ngày càng nhiều của cá lau kính đã đặt ra vấn
đề về mức độ ảnh hưởng của chúng, có lợi hay có hại và hiện trạng của chúng
ra sao.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định mức độ phong phú của cá lau
kính so với các loài cá bản địa ở tỉnh Đồng Tháp. Từ đó, góp phần hỗ trợ thêm
thông tin cho các nhà quản lí có thể nắm rõ hiện trạng và định hướng quản lí
hiệu quả khai thác cũng như nuôi trồng thủy sản một cách bền vững. Nội dung
đề tài là tìm hiểu hiện trạng nguồn lợi thủy sản ở tỉnh Đồng Tháp và xác định

2


mức độ phong phú của cá lau kính trong các loại hình thủy vực như sông, đồng
ruộng ở tỉnh Đồng Tháp.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
• Địa điểm phỏng vấn
Huyện Hồng Ngự, huyện Thanh Bình và Thành phố Sa Đéc được chọn là địa
điểm tiến hành khảo sát.
Bảng 1. Địa điểm phỏng vấn và số phiếu phỏng vấn
Ngư trường

Địa bàn

Số phiếu

Thành phố Sa Đéc

Ấp Đông Giang, xã Tân


24

Khánh Đông
Ấp Bình Trung, xã Bình

Thanh Bình

13

Thạnh
Ấp Bình Thạnh A, xã

Thị xã Hồng Ngự

18

Bình Thạnh
• Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8/2014 đến tháng 12/2014.
2.2. Phương pháp thu thập số liệu
• Thu thập số liệu thứ cấp: tham khảo từ các bài luận văn liên quan đến
đối tượng nghiên cứu.
• Thu thập số liệu sơ cấp: Điều tra phỏng vấn trực tiếp người khai thác
thông qua bảng phỏng vấn.
o Tổng số phiếu phỏng vấn thu thập được là 55 phiếu.
o Phiếu phỏng vấn được thu thập từ người khai thác ở hai thủy vực
là sông (sông Tiền) và đồng ruộng.
Bảng 2. Thủy vực khảo sát
Thủy vực

Số phiếu


Đồng ruộng

21

Sông

34

Tổng số phiếu

55

3


o Ngư cụ khai thác ở sông chính là lưới kéo (ghe cào), ngư cụ khai
thác trên đồng ruộng là lưới rê, dớn (lú).
o Phiếu phỏng vấn thu thập thông tin dân cư (nghề nghiệp chính,
tuổi hay kinh nghiệm khai thác, trình độ học vấn…), sản lượng
khai thủy sản khai thác, sản lượng cá lau kính khai thác được.
o Phiếu phỏng vấn thống kê những nhận định, đánh giá và cách xử
lý cá lau kính của người khai thác.
2.3. Phương pháp xử lý số liệu
• Thống kê mô tả: xác định giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, giá trị trung
bình.
• Sử dụng phần mềm ứng dung Microsoft excell để phân tích và xử lý số
liệu.
• Tổng hợp các số liệu điều tra để phân tích, so sánh mức độ phong phú
của cá Lau Kính đối với các loài cá bản địa.

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thông tin chung về ngư dân khai thác
Theo thống kê phỏng vấn, khai thác thủy sản là nghề chính của 34 hộ dân khai
thác (chiếm 61,8%), nghề chính là nuôi trồng thủy sản có 11 hộ dân (chiếm
20%) và còn lại là nghề làm ruộng có 10 hộ (chiếm 18,2%) được thể hiện rõ
qua Hình 1.

18.20%

20%
61.80%

Khai thác thủy sản
Nuôi thủy sản
Làm ruộng

Hình 1. Nghề nghiệp chính của người khai thác thủy sản

4


Theo thống kê phỏng vấn từ 55 hộ dân khai thác, nhóm tuổi khai thác của
người dân được chia thành 4 nhóm. Trong đó, nhóm tuổi 18 – 40 có 16 hộ
(chiếm 29,1%) và nhóm tuổi 40 – 60 có 22 hộ (chiếm 40%) là chiếm đa số; cụ
thể được thể hiện thông qua Hình 2. Phần lớn ngư dân khai thác thủy sản theo
hướng tự phát, kinh nghiệm được tích lũy trong suốt quá trình khai thác cho
nên lứa tuổi cũng một phần tác động đến sản lượng thủy sản khai thác được.
20%

10.90%

Nhóm tuổi
dưới 18
Nhóm tuổi
18 - 40

29.10%

Nhóm tuổi
40 - 60
Nhóm tuổi
trên 60

40%

Hình 2. Nhóm tuổi khai thác thủy sản ở tỉnh Đồng Tháp
Theo như trong Hình 3 thể hiện, có thể thấy rằng, trình độ học vấn của người
dân khai thác còn thấp, ngư dân đạt trình độ cấp 1 có 37 hộ dân chiếm 67,3%
tổng số phiếu điều tra, còn lại trình độ cấp 2 có 15 hộ (chiếm 27,3%) và cấp 3
có 3 hộ (chiếm 5.4%).

5.40%

27.30%
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3

67.30%

Hình 3. Trình độ học vấn của ngư dân

5


3.2. Sản lượng khai thác thủy sản
Theo thống kê trong quá trình phỏng vấn, có sự khác biệt về tỉ lệ cá lau kính
xuất hiện cũng như kích cỡ của chúng trong hai loại hình thủy vực đồng ruộng
và sông (sông Tiền). Cụ thể được thể hiện dưới Bảng 3 sau:
Bảng 3. Sản lượng khai thác theo thủy vực
Loại hình thủy vực

Đồng ruộng

Sông

Sản lượng thủy sản khai

22,43±27,19

22,06±17,37

1±1,3

4±3,29

Tỉ lệ cá lau kính (%)

4,46

18,13


Kích thước trung bình

0,083±0,056

0,171±0.124

thác trung bình ( kg/hộ )
Sản lượng cá lau kính
khai thác trung bình
( kg/hộ )

của cá lau kính ( kg/con)
Những thống kê ở Bảng 3 cho thấy, tỉ lệ cá lau kính xuất hiện ở sông (18,1%)
nhiều hơn gấp 4,5 lần so với đồng ruộng (4,46%). Theo Lê Ngọc Nhẫn là
người dân khai thác thủy sản dọc theo sông Tiền cho biết: “cá lau kính ở dọc
sông này nhiều lắm, có lúc nó ục làm nhiều người nhầm tưởng là cá rô, nhưng
khi bắt lên thì toàn cá lau kính”. Đồng thời, kích thước cá lau kính cũng có sự
chênh lệch khá rõ ràng, ở sông kích thước trung bình cá lau kính là
0,171±0,124 (kg/con) to hơn ở nội đồng là 0,084±0,056 (kg/con). Nguyên nhân
gây nên sự chênh lệch đó là cá lau kính theo dòng nước lũ tràn đồng xuất hiện
trên đồng ruộng.

6


4.46%

18.13
%


Cá lau
kính

Cá lau
kính

Cá nội
địa

95.54
%

Cá bản
địa

81.87
%

Đồng ruộng

Sông

Hình 4. Tỉ lệ % cá lau kính so với cá bản địa theo thủy vực
Theo thông tin phỏng vấn thu thập được, tỉ lệ cá lau kính có sự chênh lệch khá
rõ. Ở ngư cụ lưới kéo, cá lau kính chiếm 18,13% trong tổng sản lượng cá khai
thác được; ở lưới giăng, cá lau kính chiếm 7,59%; ở ngư cụ khai thác dớn, cá
lau kính chiếm 3,3% được thể hiện rõ qua Hình 5.
120.00%

Tỉ lệ %


100.00%
80.00%
60.00%

81.87%

92.41%

Cá tự
nhiên

96.70%
Cá lau
kính

40.00%
20.00%
18.13%
0.00%
Lưới kéo

7.59%

3.30%

Lưới rê

Dớn


Hình 5. Tỉ lệ cá lau kính so với cá bản địa theo ngư cụ khai thác
3.3. Nhận định và cách xử lí của người khai thác về cá lau kính
Từ Hình 6, có thể thấy được nhận định của người dân về mức độ ảnh hưởng
của cá lau kính còn chưa rõ ràng; thông qua 55 phiếu phỏng vấn, trong đó,
nhận định cá lau kính không có ảnh hưởng rất cao chiếm 54,54% (30 hộ) cùng
với nhận định giảm cá tự nhiên chiếm 23,64% (13 hộ) và nhận định phá bờ
ruộng là 21,82% (12 hộ).

7


21.82%

Không ảnh hưởng
Giảm cá tự nhiên
Phá bờ
23.64%
54.54%

Hình 6. Nhận định của người dân về mức độ ảnh hưởng của cá lau kính
Theo những thông tin phỏng vấn thu thập cho thấy, hơn 41,8% hộ khai thác sẽ
thả cá lau kính lại môi trường sau khi khai thác được, bên cạnh đó là các hình
thức sử dụng chúng như dùng làm thực phẩm (21,8%), bán ra thị trường
(16,4%), thậm chí là tiêu hủy (10,9%), đặc biệt là sử dụng cá lau kính làm thức
ăn cho thủy sản (9,1%) có tác dụng giảm chi phí trong nuôi trồng thủy sản
(Hình 7).
9.10%
Thả lại môi trường

10.90%


41.80%

Dùng làm thực
phẩm
Bán ra thị trường
Tiêu hủy

16.40%

Làm thức ăn thủy
sản

21.80%

Hình 7. Cách xử lí cá lau kính sau khi khai thác của người dân
Sự phát triển của cá lau kính trong tương lai là vấn đề đáng được quan tâm, vì
sự phát triển của chúng dẫn đến các vấn đề liên quan đến sự phát triển của cá
loài sinh vật bản địa cũng như môi trường. Gần 87,3% hộ có nhận định trong
tương lai cá lau kính sẽ tăng nhanh về số lượng, sẽ xuất hiện phổ biến hơn
(Hình 8).

8


12.70%

Tăng
Giảm


87.30%

Hình 8. Nhận định xu hướng phát triển của cá lau kính
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1. Kết luận
Mức độ phong phú của cá lau kính ở hai thủy vực sông và đồng ruộng cao.
Sản lượng cá lau kính trong khi khai thác cao ở đồng ruộng cũng như sông.
Tỉ lệ cá lau kính so với cá loài cá bản địa đang ở mức độ đáng lo ngại và cần
được chú ý hơn.
Theo nhận định của người dân,xu hướng phát triển cá lau kính trong tương lai
sẽ tăng
4.2. Đề xuất
Cần có những nghiên cứu sâu hơn về mức độ phát triển cũng như mức độ ảnh
hưởng của cá lau kính để có cách quản lí hiệu quả nhất.
Cần đề ra các phương pháp quản lí các loài sinh vật ngoại lai nói chung và cá
lau kính nói riêng.

9


TÀI LIỆU THAM KHẢO
.
Nguyễn Hồng Tấn Phát, 2011. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá lau
kiếng (Pterygoplichthys disjunctivus) phân bố ở thành phố Cần Thơ. Luận văn
tốt nghiệp đại học ngành quản lý nguồn lợi thuỷ sản. Trường Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Thanh Long, 2013. Giáo trình Khai thác đại cương. Khoa Thủy sản –
Trường Đại Học Cần Thơ. 58 trang.
Nguyễn Thị Trung Kiên, 2013. Đánh giá tác động của quần đàn cá Lau Kính
(Pterygoplichthys disjunctivus) trong các mô Hình nuôi thủy sản ở An Giang
và Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp cao học ngành quản lý và bảo vệ nguồn lợi

thủy sản - trường Đại học Cần Thơ.
Trần Đắc Định, Mai Văn Hiếu, Utsugi kenzo, Shibukawa Koichi, Hà Phước
Hùng, Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải, Trương Quốc Phú, Ngô Thị
Thu Thảo, Nguyễn Văn Thường, Tô Thị Mỹ Hoàng, Nguyễn Thị Vàng, 2014.
Sổ tay Các loài thủy sản thường gặp ở Đồng bằng Sông Cửu Long. NXB Đại
học Cần Thơ.107 trang.

10



×