Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Bổ sung vitamin d cho gà sinh sản ISA JA57 nuôi trên lồng tại xí nghiệp giống gia cầm lạc vệ tiên du bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (676.12 KB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
-------------------

NGUYỄN THỊ BÌNH

BỔ SUNG VITAMIN D CHO GÀ SINH SẢN ISA-JA57
NUÔI TRÊN LỒNG TẠI XÍ NGHIỆP GIỐNG GIA CẦM
LẠC VỆ - TIÊN DU - BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành
Mã số

: CHĂN NUÔI
: 60.62.40

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TÔN THẤT SƠN

HÀ NỘI - 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu,
thông tin chưa từng được sử dụng công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Các kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và tôi xin chịu trách
nhiệm về những số liệu trong bản luận văn này. Các thông tin trích dẫn đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Bình

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

i


LỜI CẢM ƠN
Có được công trình nghiên cứu này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ quý báu của nhà trường, các thầy cô
giáo và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS Tôn Thất Sơn đã động viên,
hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài và
làm luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn Dinh
dưỡng - Thức ăn, Khoa Chăn nuôi – Nuôi trồng thuỷ sản, trường Đại học
Nông nghiệp Hà Nội đã góp ý và chỉ bảo để luận văn của tôi được hoàn
thành.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các kỹ thuật tại Xí nghiệp giống
gia cầm Lạc Vệ - Tiên Du – Bắc Ninh đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Để hoàn thành luận văn này, tôi còn nhận được sự động viên khích lệ
của những người thân trong gia đình và bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn
những tình cảm cao quý đó.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Bình

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….


ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các từ viết tắt

v

Danh mục bảng

vi

Danh mục hình

vii


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2

Mục đích của đề tài

2

2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1

Cơ sở lý luận về đặc điểm tiêu hóa thức ăn của gia cầm.

3


2.2

Một số đặc điểm sinh lý sinh sản của gà mái đẻ

5

2.3

Dinh dưỡng vitamin, đặc điểm và vai trò của vitamin

8

2.4

Vitamin D

11

2.5

Một số yếu tố ảnh hưởng đến sức đẻ trứng của gia cầm

21

2.6

Giới thiệu giống gà ISA-JA57

25


3

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

26

3.1

Đối tượng nghiên cứu

26

3.2

Địa điểm, thời gian nghiên cứu

26

3.3

Nội dung nghiên cứu

27

3.4

Phương pháp nghiên cứu

27


4

KẾT QUẢ - THẢO LUẬN

34

4.1

Tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm

34

4.2

Năng suất trứng của gà thí ngiệm

38

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

iii


4.3

Khối lượng trứng của gà thí nghiệm

40

4.4


Tỷ lệ trứng giống của gà thí nghiệm

43

4.5

Năng suất trứng giống của gà thí nghiệm

44

4.6

Lượng thức ăn thu nhận của gà thí nghiệm

47

4.7

Hiệu quả sử dụng thức ăn trong giai đoạn đẻ trứng

49

4.8

Tỷ lệ trứng dập vỡ và dị hình của gà thí nghiệm

55

4.9


Tỷ lệ trứng có phôi của gà thí nghiệm

57

4.10

Tỷ lệ trứng chết phôi kỳ 1 và 2

59

4.11

Tỷ lệ trứng chết phôi kỳ 3

61

4.12

Tỷ lệ nở của gà thí nghiệm

63

4.13

Tỷ lệ gà con loại 1

65

4.14


Tỷ lệ gà gẫy cánh, cong lườn của gà thí nghiệm

67

4.15

Khối lượng gà thí nghiệm

69

4.16

Hiệu quả của việc bổ sung vitamin D

71

5

KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ

75

5.1

Kết luận

75

5.2


Đề nghị

75

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

76

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. HQSDTA

: Hiệu quả sử dụng thức ăn.

2. NLTĐ

: Năng lượng trao đổi.

3. NST

: Năng suất trứng

4. TĂ

: Thức ăn.


5. TATN

: Thức ăn thu nhận

6. VNĐ

: Việt Nam đồng

7. ĐC

: Đối chứng

8. TN

: Thí nghiệm

9. TAHH

: Thức ăn hỗn hợp

10. TTTA

: Tiêu tốn thức ăn

11. TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

12. CS


: Cộng sự

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

v


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

3.1

Thành phần dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp Dabaco cho gà sinh sản

28

3.2

Tiêu chuẩn ăn của gà giống sinh sản hướng thịt từ 21 đến 64 tuần tuổi

29

4.1

Tỷ lệ đẻ (%) của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi


35

4.2

Năng suất trứng của gà thí nghiệm

39

4.3

Khối lượng trứng của gà thí nghiệm từ 23-40 tuần tuổi

41

4.4

Tỷ lệ trứng giống của gà thí nghiệm

44

4.5

Năng suất trứng giống của gà thí nghiệm

45

4.6

Lượng thức ăn thu nhận của gà thí nghiệm


47

4.7a Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm

50

4.7b Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm

52

4.8

Tỷ lệ trứng dập vỡ và dị hình của gà thí nghiệm

56

4.9

Tỷ lệ trứng có phôi (%) của gà thí nghiệm

58

4.10 Tỷ lệ trứng chết phôi kỳ 1 và 2

60

4.11 Tỷ lệ trứng chết phôi kỳ 3

62


4.12 Tỷ lệ nở của gà thí nghiệm

64

4.13 Tỷ lệ gà con loại 1 của gà thí nghiệm

66

4.14 Tỷ lệ gà gẫy cánh, cong lườn của gà thí nghiệm

68

4.15 Khối lượng gà thí nghiệm

69

4.16 Hiệu quả bổ sung các mức vitamin D trên gà thí nghiệm từ 22-40
tuần tuổi

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

71

vi


DANH MỤC HÌNH
STT


Tên hình

Trang

3.1

Gà thí nghiệm

26

4.1

Tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi

36

4.2a

Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng

54

4.2b

Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng giống

54

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….


vii


1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong mấy năm trở lại đây, ngành chăn nuôi nước ta đã phát triển mạnh
mẽ và ngày càng được chăn nuôi với quy mô lớn hơn. Bên cạnh sự phát triển
của chăn nuôi lợn thì chăn nuôi gia cầm cũng được mở rộng không ngừng.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê (2012) [12], tại thời điểm 01/10/2011
nước ta có 322,6 triệu gia cầm, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2010. Sản
lượng thịt gia cầm hơi tăng 13,1%, sản lượng trứng tăng 7,4%. Điều này cho
thấy, càng ngày nhu cầu về sản xuất thịt và trứng gia cầm ngày càng cao.
Theo đó nhu cầu về con giống cũng ngày càng lớn.
Trong thời gian gần đây, phương thức chăn nuôi gà đẻ giống trên lồng,
thụ tinh nhân tạo đã được một số xí nghiệp giống gia cầm áp dụng. Phương
thức chăn nuôi này đã tạo ra nhiều lợi ích như: chăm sóc, nuôi dưỡng, theo
dõi và thu nhặt trứng dễ dàng hơn, cũng như giảm nhân công lao động.
Nhưng một hiện tượng khá phổ biến là có một tỷ lệ gà bị sã cánh cong lườn,
giảm sản lượng trứng, chất lượng trứng và tỷ lệ ấp nở. Điều này ảnh hưởng rất
lớn đến năng suất chăn nuôi. Theo Hybrid (2010) [25], khi gà sinh sản bị
thiếu vitamin D3 làm tăng tỷ lệ trứng mỏng vỏ, dập vỡ, giảm sản lượng trứng,
giảm tỷ lệ ấp nở. Số gà bị sã cánh cong lườn tăng. Do đó Hybrid đã khuyến
cáo tăng nhu cầu vitamin D3 thêm 20% đối với gà nuôi trên lồng. Tuy nhiên
để tìm được mức vitamin D3 thích hợp vẫn còn chưa thống nhất trong điều
kiện nóng ẩm của Việt Nam. Xuất phát từ thực tiễn này, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Bổ sung vitamin D cho gà sinh sản ISA-JA57 nuôi trên
lồng tại Xí nghiệp giống gia cầm Lạc Vệ- Tiên Du- Bắc Ninh”.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….


1


1.2. Mục đích của đề tài
Xác định được mức bổ sung vitamin D3 thích hợp cho gà đẻ trứng
giống nuôi trên lồng thụ tinh nhân tạo.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

2


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận về đặc điểm tiêu hóa thức ăn của gia cầm.
Gia cầm có tốc độ trao đổi chất và năng lượng cao hơn so với động vật
có vú. Cường độ tiêu hóa mạnh ở gia cầm được xác định bằng tốc độ di
chuyển của thức ăn qua ống tiêu hóa. Ở gà con, tốc độ là 30-39cm/giờ; ở gà
lớn hơn là 32-40cm/giờ và ở gà trưởng thành là 40-42cm/giờ. Chiều dài của
ống tiêu hóa gia cầm không lớn, thời gian mà khối thức ăn được giữ lại trong
đó không vượt quá 2-4 giờ, ngắn hơn rất nhiều so với động vật khác (Nguyễn
Thị Mai và CS (2009) [8].
Sơ đồ tiêu hóa chung của gà: Mỏ → Khoang miệng → Thực quản →
Diều →Dạ dày tuyến → Dạ dày cơ (mề) → Lá lách → Túi mật → Gan →
Các ống mật→ Tuyến tụy → Ruột hồi manh tràng → Ruột non → Ruột thừa
→ Ruột già → Ổ nhớp
2.1.1. Mỏ
Chia ra làm ba phần: đầu mỏ, thân mỏ, gốc mỏ.
Là nơi thu nhận thức ăn, ở gà việc lấy thức ăn được thực hiện bằng thị
giác và xúc giác.
2.1.2. Khoang miệng

Chia làm hai phần: Phần trên có vòm miệng cứng ngắn, được phủ lớp
màng nhầy, phần dưới có lưỡi. Lưỡi gia cầm nằm ở đáy khoang miệng, có
hình dạng và kích thước phù hợp với mỏ. Trên bề mặt phía trên của lưỡi có
những gai rất nhỏ hóa sừng hướng về cổ họng có tác dụng giữ khối thức ăn và
đẩy chúng về thực quản.
2.1.3. Thực quản
Nằm song song với khí quản, là một ống có 2 lớp cơ đàn hồi, trong
thực quản tiết ra dịch nhầy có chức năng vận chuyển thức ăn từ khoang miệng
xuống diều.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

3


2.1.4. Diều
Diều là phần phình ra của thực quản nằm bên phải chỗ vào khoang
ngực ngay trước chạc ba nối liền hai xương đòn phải trái, là nơi điều phối dự
trữ thức ăn để cung cấp xuống dạ dày, thức ăn ở diều được làm mềm ra và
được lên men phân giải.
2.1.5. Thực quản dưới
Là một ống rất ngắn.
2.1.6. Dạ dày tuyến
Có dạng ống ngắn, vách dày, được nối với dạ dày cơ bằng một eo
nhỏ. Vách dạ dày tuyến cấu tạo gồm màng nhày, cơ và mô liên kết. Bề mặt
của màng nhày có những nếp gấp dễ thấy, đậm và liên tục. Ở đáy màng
nhày có những tuyến hình túi phức tạp, những chất tiết của nó được đi ra
bởi 50 -74 lỗ trong các núm đặc biệt của các nếp gấp ở màng nhầy. Dịch dạ
dày được tiết vào trong khoang của dạ dày tuyến, có HCl, men Pepsin, men
bào tử và Muxin. Dung tích nhỏ chỉ có tác dụng thấm dịch và chuyển thức
ăn xuống dạ dày cơ.

2.1.7. Dạ dày cơ (mề)
Cấu tạo bởi những lớp cơ khỏe, thành dày, tiết mành hóa sừng có ý
nghĩa cơ học ngoài ra còn giữ cho vách dạ dày khỏi bị tác động của những
yếu tố bất lợi. Dạ dày cơ có tác dụng nhào trộn, co bóp nghiền nát thức ăn.
2.1.8. Ruột non
Ngắn, giống như ruột non của gia súc, có cấu tạo đầy đủ, có nhiều
tuyến, nhiều nhung mao, có khả năng và tốc độ hấp thu thức ăn lớn. Mặt
khác, do tuyến ngoại tiết tương đối phát triển nên khả năng tiêu hóa tốt.
2.1.9. Ruột già
Cuối ruột già có hai manh tràng, là cơ quan tiêu hóa xơ chính của gà
nhờ vào sự hoạt động của vi sinh vật. Phần cuối của trực tràng có lỗ huyệt
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

4


cũng là nơi đổ ra của đường tiết niệu, thải phân, đồng thời thực hiện chức
năng sinh dục.
2.2. Một số đặc điểm sinh lý sinh sản của gà mái đẻ
2.2.1. Cấu tạo cơ quan sinh dục cái
Ở gà, cơ quan sinh dục cái trong quá trình tiến hóa và phát triển, buồng
trứng và ống dẫn trứng bên phải phần lớn đã bị thoái hóa hoàn toàn. Nói
chung cơ quan sinh dục cái của gà gồm một buồng trứng và một ống dẫn
trứng.
2.2.1.1. Buồng trứng
Nằm ở phía trái của khoang bụng là nơi tạo ra các tế bào trứng. Kích
thước và hình dạng buồng trứng phụ thuộc vào trạng thái chức năng và tuổi
gia cầm. Ở gà mái con 1 ngày tuổi, buồng trứng có dạng phiến mỏng. 4 tháng
tuổi phiến hình thoi. Gà trong thới kỳ đẻ trứng mạnh, buồng trứng có dạng
hình chùm nho. Trong buồng trứng có miền vỏ và miền tủy. Ở miền vỏ của

buồng trứng gồm nhiều tế bào trứng ở các gia đoạn khác nhau. Miền tủy của
buồng trứng được cấu tạo từ mô liên kết, có nhiều mạch máu và dây thần
kinh. Trong chất tủy có những khoang được phủ bằng biểu mô dẹt và mô thần
kinh.
2.2.1.2. Ống dẫn trứng
Có hình ống, ở đó xảy ra quá trình thụ tinh và hình thành vỏ trứng.
Kích thước ống dẫn trứng thay đổi theo lứa tuổi và tình trạng hoạt động của
hệ sinh dục. Khi bắt đầu thành thục sinh dục, ống dẫn trứng là một ống trơn,
thẳng có đường kính như nhau trên toàn bộ ống. Sau khi đẻ quả trứng đầu
tiên, ống dẫn trứng của gà có chiều dài 68cm, khối lượng 77g. Vào thời kỳ đẻ
trứng mạnh chiều dài của nó tăng tới 86cm, còn đường kính đến 10cm. Ở gà
không đẻ trứng, chiều dài ống dẫn trứng giảm đến 11 -18cm, đường kính 0,4 0,7cm. Thời kỳ thay lông, chiều dài là 17cm.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

5


2.2.1.3. Tế bào sinh dục cái (trứng)
Tế bào sinh dục cái của gà chính là trứng, nó có kích thước lớn hơn so
với các lớp động vật khác.Trứng được bảo vệ bằng lớp vỏ trứng cứng bao bên
ngoài. Bên trong trứng có chứa chất dinh dưỡng và chất khoáng. Chất dinh
dưỡng và chất khoáng đủ để đáp ứng cho nhu cầu sinh trưởng, phát triển một
cách bình thường của phôi.
Tùy theo giống gà và tuổi đẻ mà khối lượng trứng khác nhau, trung
bình trứng nặng khoảng 56 -64 g. Trứng được hình thành và tạo ra từ buồng
trứng và ống dẫn trứng. Trứng gà được cấu tạo bởi các thành phần và tỷ lệ
như sau:
- Vỏ trứng: 9 -12%
- Lòng đỏ: 29 -33%
- Lòng trắng: 58 -60% (lớp ngoài lòng trắng lỏng 23%, lớp giữa lòng

trắng đặc chiếm 57%, lớp trong lòng trắng lỏng 17%, lớp trong cùng lòng
trắng xoắn đặc 3%) ( Nguyễn Tất Thắng, 2008) [10].
Trong trứng gà thành phần hóa học là ổn định, vì đó là nơi để bào thai
tồn tại và phát triển. Thành phần hóa học của trứng như sau:
- Vỏ trứng: 93% CaCO3, 3 -4% chất hữu cơ và 1% là nước.
- Các Vitamin gồm:
+ Vitamin A: 0,2mg
+ Vitamin D: 200mg
+ Vitamin E: 3mg
+ Vitamin nhóm B: 0,05 -0,7mg
- Nước trong trứng chiếm 73,6%, protein 12%, lipid 10%,
hydratcacbon 1% và 11% khoáng. Trên vỏ trứng có nhiều lỗ thông khí, có tới
7600 -7800 lỗ thông khí để phôi phát triển. Trứng được đặt trong môi trường
thích hợp nhiệt độ 37,50C, ẩm độ 60 -70%, kết hợp với thông thoáng và đảo
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

6


trứng thì phôi gà tiếp tục phát triển, sử dụng chất dinh dưỡng cân đối trong
trứng để hình thành gà con sau 490 -528 giờ (khoảng 17,5 -22 ngày ấp), tùy
vào môi trường.
2.2.2. Hiện tượng rụng trứng và quá trình hình thành trứng
Hiện tượng rụng trứng và sự hình thành trứng ở gà mái gắn liền với sự
hình thành các chất dinh dưỡng để nuôi bào thai. Quá trình thoát khỏi buồng
trứng của tế bào trứng chín gọi là sự rụng trứng. Tế bào trứng chín rơi vào túi
lòng đỏ và nằm trên bề mặt lòng đỏ đạt độ chín trong phạm vi 9 -10 ngày.
Khối lượng trứng tăng 16 lần trong thời gian 7 ngày ở thời kỳ trước
rụng trứng (Nguyễn Tất Thắng, 2008) [10]. Hormon FSH, LH điều chỉnh theo
một trình tự chặt chẽ trong quá trình phát triển và vỏ bao noãn. Thùy trước

tuyến yên tiết ra hormon FSH và LH là tác nhân kích thích bao noãn phát
triển, vỡ ra và chín để giải phóng trứng. Trứng sau khi rụng được rơi vào
trong phễu (loa kèn) của ống dẫn trứng và phễu nhu động liên tục. Tế bào
trứng rơi vào phễu dừng lại ở đây 20 phút, nếu có tinh trùng thì việc thụ tinh
tế bào trứng sẽ xảy ra ở trên thành phễu. Sự rụng trứng ở gà xảy ra một lần
trong ngày, thường là sau khi gà đẻ trứng 30 phút. Nếu gà đẻ sau 16 giờ thì sự
rụng trứng sẽ chuyển đến buổi sáng ngày hôm sau. Trứng bị ngưng trệ sự
rụng trứng tiếp theo. Nếu lấy trứng ra khỏi tử cung thì cũng không làm tăng
nhanh sự rụng trứng được. Sự rụng trứng ở gà thường xảy ra trong thời gian
từ 2-14 giờ hàng ngày.
Tế bào trứng di chuyển đầu tiên là phần tiết lòng trắng (2,5 -3 giờ). Ở đây
các phần của lòng trắng được hình thành và tiếp tục di chuyển xuống phần eo
khoảng 10 phút bắt đầu hình thành màng lòng trắng, sau đó xuống tử cung, qua
tử cung mất 19 giờ. Ở đây nó hình thành vỏ, sau đó trứng qua âm đạo rất nhanh
ra ngoài. Trứng qua phần tiết lòng trắng với tốc độ 2 -3m/phút, qua eo còn
1,4m/phút, đến tử cung thì gần như dừng lại. Trứng qua âm đạo rất nhanh, toàn
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

7


bộ quá trình hết 20 -24 giờ. Trong quá trình di chuyển các đoạn của ống dẫn
trứng, thì tế bào trứng vừa chuyển động tịnh tiến, vừa chuyển động cuộn tròn.
Hiện tượng rụng trứng xảy ra 15 -75 phút sau khi gà đẻ trứng ra ngoài, bình
thường thì thường xảy ra sau 30 phút (Nguyễn Tất Thắng, 2008) [10].
Thời kỳ đầu của quá trình đẻ trứng, từ khi rụng quả trứng đầu tiên, đến
khi gà bắt đầu đẻ bình thường về sinh lý. Giai đoạn này kéo dài 1 -2 tuần,
thậm chí đến 1 tháng. Trong thời kỳ này, gà mái đẻ trứng thất thường với biểu
hiện như 2 trứng/ngày, trứng dị hình vỏ, thiếu vỏ cứng, không vỏ, trứng 2
lòng, khoảng cách giữa các lần đẻ thất thường (Nguyễn Tất Thắng, 2008)

[10]. Sở dĩ có hiện tượng đó là do 2 trứng trong tử cung hoặc 2 trứng cùng
chín và rơi vào ống dẫn trứng.
2.3. Dinh dưỡng vitamin, đặc điểm và vai trò của vitamin
2.3.1. Vài nét về dinh dưỡng vitamin
Vitamin còn gọi là sinh tố, đó là những hợp chất hữu cơ có trọng lượng
phân tử bé, có cấu tạo hóa học rất khác nhau và đều có hoạt tính sinh học
nhằm đảm bảo cho các quá trình hóa sinh và sinh lý trong cơ thể tiến hành
được bình thường và do đó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình trao đổi chất. Đây
chính là yếu tố dinh dưỡng không thể thiếu được của mọi sinh vật. Đa số các
vitamin được tổng hợp từ thực vật mà động vật thu được trong khẩu phần ăn
hàng ngày. Do đó, nếu trong thức ăn thiếu vitamin sẽ gây những rối loạn
nghiêm trọng trong quá trình trao đổi chất. Gia cầm rất nhạy cảm với sự thiếu
vitamin, thậm chí chỉ thiếu một ít cũng làm giảm sức sản xuất của chúng.
Vitamin cần thiết cho mọi động vật ở các lứa tuổi khác nhau nhưng chỉ với
một liều lượng nhỏ, vì thế đơn vị tính của nó thường là γ, UI hay mg. Các
vitamin được chia làm hai nhóm:
- Nhóm vitamin hòa tan trong mỡ :
+ Vitamin A
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

8


+ Vitamin D
+ Vitamin E
+ Vitamin K
- Nhóm vitamin hòa tan trong nước :
+ Vitamin nhóm B
+ Vitamin H
+ Vitamin C

+ Colin
2.3.2. Đặc điểm của vitamin
Mặc dù cấu trúc hóa học, vai trò và cách thức hoạt động khác nhau
nhưng tất cả các vitamin đều có chung 6 tính chất cơ bản:
- Không mang năng lượng
Đó là những chất hữu cơ, không cung cấp năng lượng, không protein.
- Hoạt động với một lượng rất nhỏ
Liều tối thiểu hàng ngày đủ cho nhu cầu của các tổ chức trong cơ thể
thay đổi theo từng vitamin, từ vài microgam (µg) (vitamin B12) đến vài chục
milligram (mg) (vitamin C).
- Phần lớn không được tổng hợp trong cơ thể người và động vật nuôi
Trong mọi trường hợp, vitamin được cung cấp bởi thức ăn. Cơ thể con
người và động vật không tự tổng hợp được, ngay cả khi cung cấp đủ các yếu
tố cần thiết cho cơ thể.
- Không thay thế lẫn nhau
Thiếu một loại vitamin này không thể dùng vitamin khác để thay thế.
- Cần thiết cho hoạt động và quá trình phát triển của cơ thể
Vitamin đóng vai trò chính xác của chất xúc tác, bằng cách hoạt hóa
quá trình oxy hóa của thức ăn và hoạt động chuyển hóa, tức là tất cả những
quá trình mà nhờ đó thức ăn được biến đổi và đồng hóa bởi các tổ chức.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

9


Người ta nói rằng đó là những tia sáng khởi động ngọn lửa, vitamin tạo điều
kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất và sử dụng năng lượng. Nó tham gia tích
cực vào hoạt động của tế bào.
Ngoài ra, vitamin còn bảo vệ tế bào, các tổ chức cơ thể khỏi bị tấn công
nhờ đặc tính chống lại quá trình oxy hóa, chống nhiễm trùng, trung hòa chất

độc, hồi phục các cấu trúc của các tổ chức bị thương...
- Thiếu vitamin gây ra những rối loạn
Thiếu vitamin sẽ gây ra những triệu chứng thiếu hoặc bệnh đặc hiệu.
2.3.3. Vai trò chung của vitamin
Vitamin với những lượng nhỏ giúp cho sinh vật phát triển, sinh sản
bình thường và nâng cao khả năng chống đỡ của cơ thể. Vitamin tham gia cấu
tạo các hệ enzyme đóng vai trò xúc tác các phản ứng oxy hóa khử, khử
carboxyl, chuyển amin,...giúp chuyển hóa tế bào trong sinh vật. Nếu thiếu
vitamin hệ enzyme tương ứng không hình thành, chuyển hóa rối loạn và gia
cầm bị bệnh. Có thể nói hầu hết các vitamin là nguyên liệu để cấu tạo
enzyme. Thí dụ, vitamin B1 là nguyên liệu để cấu tạo men carboxylaza,
vitamin B2 – dehydrogenaza, vitamin B6 – aminopferoza. Hệ thống các phản
ứng sinh hóa học liên quan chặt chẽ với nhau như một chuỗi dây chuyền, do
đó chỉ cần một phản ứng (một mắt xích) bị trục trặc cũng làm ảnh hưởng đến
hoạt động của nhiều khâu khác. Chức năng xúc tác của vitamin trong cơ thể
giúp cho các phản ứng có hiệu suất (năng suất) cao, tốc độ lớn trong điều kiện
bình thường, bảo đảm duy trì sự sống ở trạng thái cân bằng nội môi, đáp ứng
với sự thay đổi đa dạng ở trong và ngoài cơ thể.
Tác động của vitamin còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Giữa
vitamin và hoocmon có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Nhiều thí nghiệm cho
thấy khi thiếu vitamin B6 thì hoocmon buồng trứng tổng hợp ít đi, hoặc khi
thiếu vitamin C thì hoạt lực của tuyến yên và tuyến thượng thận bị giảm sút.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

10


Trái lại, hoocmon tăng thì nhu cầu vitamin cũng tăng. Thí dụ Thyroxin của
tuyến giáp trạng sản sinh nhiều sẽ làm cơ thể đòi hỏi nhiều vitamin B1. Lại có
những trường hợp vitamin đối lập với tuyến nội tiết như : vitamin A với

Thyroxin, vitamin D tăng làm canxi máu tăng gây ức chế hoocmon cận giáp.
Giữa các vitamin với nhau cũng có mối quan hệ qua lại. Ví dụ nếu cơ
thể đủ vitamin B12 thì quá trình chuyển hóa caroten thành vitamin A ở gan
hoặc tổng hợp axit pholic tiến hành thuận lợi. Đầy đủ vitamin C làm giảm
mức độ trầm trọng của bệnh thiếu vitamin B2.
2.4. Vitamin D
2.4.1. Vài nét về vitamin D
Vitamin D còn gọi là Canxiferol hay vitamin chống bệnh còi xương.
Theo Russel (2000) [38] vitamin D còn được gọi là vitamin “ánh sáng”.
Vitamin D gồm có 6 loại: D2, D3, D4, D5, D6 và D7 có công thức hóa học gần
giống nhau, trong đó vitamin D2 và D3 có hoạt tính sinh học mạnh nhất.
Vitamin D2 (Ergocanxiferol) có nguồn gốc thực vật, được tạo thành khi tia
cực tím chiếu vào chất Ergosterol. Vitamin D3 (Colecanxiferol) có nguồn gốc
động vật. Đối với gia cầm vitamin D3 có vai trò đặc biệt quan trọng.
Provitamin D3 – 7 dehydrocholesterol (tiền vitamin D3) dưới tác dụng của tia
tử ngoại nó chuyển hóa thành vitamin D3. Hiện nay, vitamin D3 được chiết
xuất từ dầu gan cá dưới tác dụng của tia cực tím. Colecanxiferol kết tinh màu
trắng, bị phá hủy bởi ánh sáng và dầu mỡ bị ôi, đặc biệt khi hỗn hợp vitamin
D với các chất khoáng vi lượng. Vitamin E là chất bảo vệ vitamin D.
2.4.2. Vai trò của vitamin D
- Vitamin D làm tăng hàm lượng Ca++ trong máu (có mặt đầy đủ của
photpho) giúp cho sự hấp thu canxi và photpho tốt nhất từ thức ăn, điều hòa
sự cân đối của chúng trong máu. Do tăng canxi huyết nên canxi lắng đọng vào
xương tốt hơn. Quá trình lắng đọng canxi vào xương có vai trò của các
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

11


enzyme photphataza. Phối hợp vitamin D và vitamin A, quá trình này càng tốt

hơn. Vì vitamin D giúp cho canxi lắng đọng hoàn chỉnh xương; còn vitamin
A giúp cho bộ xương phát triển.
- Vitamin D làm tăng quá trình thở và trao đổi chất ở mức độ tế bào,
tăng cường chức năng gan và đường tiêu hóa.
- Vitamin D có tác dụng chống dị ứng
- Do vitamin D trực tiếp điều chỉnh quá trình trao đổi canxi và photpho
cho nên trong thức ăn phải giữ đúng nguyên tắc tỷ lệ hàm lượng canxi :
photpho (2:1) nhằm tránh những rối loạn trao đổi khác mà vitamin tham gia.
Nếu dùng quá liều vitamin D sẽ gây ra một loạt những hậu quả xấu
như: tăng canxi huyết, tích tụ các muối của canxi lên thành mạch gây cứng
mạch, lắng đọng vôi trong mạch máu, trong tim, hoại tử và sau đó lắng đọng
vôi ở trong các tổ chức nhu mô, giảm sự ngon miệng, buồn nôn, trong nước
tiểu có hàm lượng albumin và các tế bào trụ cao.
Các vitamin hòa tan trong chất béo, đặc biệt là vitamin D tích lũy trong
cơ thể lâu hơn, có thể gây chứng thừa vitamin. Song liều lượng hàng ngày
phải gấp ngàn lần liều bình thường mới gây tình trạng thừa.
Thức ăn nếu thiếu vitamin D thì có khoảng 20% canxi được hấp thu.
Nếu có vitamin D thì lượng hấp thu lên đến 50- 80%. Mức độ hấp thu
photpho cũng tùy thuộc vào canxi. Canxi được dự trữ trong các mô mềm dưới
dạng kết hợp với protein thành một chất gọi là protein liên kết với canxi.
Canxi rất có ái lực với protein này, do đó mức độ hấp thu canxi liên hệ rất
chặt chẽ với loại protein này vì có hệ số liên hệ lớn (r = 0,99). Sự hấp thu và
sử dụng vitamin D2 và D3 gần như nhau ở bò, lợn, riêng ở gà chỉ sử dụng
được vitamin D3 (vitamin D2 chỉ sử dụng được 1/35 vitamin D3).
2.4.3. Một số vấn đề về chuyển hóa và hấp thu vitamin D
Vitamin D3 phải trải qua hai phản ứng hydroxyl - hóa ở gan và thận để
trở thành chất có hoạt tính sinh học. Tại tế bào gan, enzim 25 - hydroxylaza
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

12



gắn một OH vào vị trí cacbon 25 và tại tế bào thận enzim 1 - α - hydroxylaza
gắn thêm một OH vào cacbon 1 α để cho ra 1,25 (OH)2 - colecanxiferol, có
hoạt tính hormon:

Đối với chất vitamin D2, còn gọi là ergocanxiferol có nguồn gốc từ men
bia, các thực vật, sự chuyển hóa trong cơ thể động vật để trở thành hoạt chất á
- hormon cũng diễn ra theo cách tương tự.

Hợp chất 1,25 dehydroxycanxiferol

Ergorcanxiferol (Vitamin D2)

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

13


Tuy nhiên đối với việc phòng trị chứng còi xương ở gia cầm non, hiệu
lực của colecanxiferol (vitamin D3) cao gấp 10 lần so với ergocanxiferol
(vitamin D2).
Nhờ những nghiên cứu của Ousterhout (1980) [33] cơ chế hoạt động
điều tiết hàm lượng canxi - photpho ở động vật được thể hiện qua sơ đồ sau:
XƯƠNG
Ca3(PO4)2

Ca3(PO4)2

Vitamin D3 Da

THẬN
1,25 – (OH)2 –
Colecanxiferol
(canxitriol)

GAN
25 – (OH)Colecanxiferol

Ca++
RUỘT NON
PO4--Vitamin D chỉ đạo sự thay đổi canxi và photpho trong cơ thể và do đó nó
cần thiết cho sự lớn lên của xương cũng như sự tạo thành vỏ trứng. Vitamin D
làm vách ruột tăng hấp thu canxi, dưới dạng vitamin D+, Ca++ tham gia chuyển
vận canxi và photpho ở ruột, xương và thận. Vitamin D còn kích thích tái hấp
thu các photphat ở ống thận, duy trì cân bằng Ca/P trong cơ thể. Từ đó vitamin
D điều hòa việc hóa xương. Tỷ lệ Ca/P bình thường 1/1 – 2/1. Nếu thiếu
vitamin D tỷ lệ này lớn, gia cầm non dễ bị còi xương, nhất là khi hàm lượng
canxi lớn mà hàm lượng photpho vẫn bình thường thì còi xương càng nhanh.
Điều này là do thiếu sự vững chắc của tế bào sụn mà các tế bào hóa xương của
mô sụn ở các xương ống bị phá hoại. Ở gà mái đẻ trước hết là giảm số trứng đẻ
ra và chất lượng trứng ấp do đó làm tỷ lệ nở cũng giảm xuống.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

14


Quá nhiều vitamin D3 cũng gây ảnh hưởng có hại, nó gây sự tích lũy
không bình thường của canxi bên ngoài mô xương.
Vitamin D2, D4, D5 ảnh hưởng đến gia cầm ít hơn D3. Nói chung nhóm
vitamin D nhạy cảm với tác động của các chất khoáng.

Một đơn vị quốc tế (UI) của vitamin D3 tương đương 0,025µg vitamin
nguyên chất. 1mg D2 hay D3 có giá trị 40.000UI trên động vật có vú. Đối với
gia cầm 1mg D3= 40.000UI, còn 1mg D2 chỉ có giá trị 1000UI.
2.4.4. Biểu hiện thiếu hụt vitamin D
Thiếu vitamin D gia cầm non dễ mắc bệnh còi xương, giảm sinh trưởng
và lượng thức ăn thu nhận, gà mái đẻ sẽ bị giảm số lượng trứng và chất lượng
trứng ấp dẫn đến giảm tỷ lệ nở (Hybrid, 2010) [26]. Ngoài ra những biểu hiện
khác khi thiếu vitamin D đó là xương chân và xương lưỡi hái cong, dị dạng;
gà đẻ bị bệnh xốp xương, xương dễ gẫy, bại liệt chân, lòng trắng trứng loãng,
vỏ trứng mỏng, dễ vỡ, tỷ lệ ấp nở thấp, phôi chết nhiều ở ngày thứ 19-20.
2.4.5. Một số trạng thái bệnh lý do thiếu hụt Vitamin D
+ Chứng xốp xương ở gà mái đẻ
Gà mái đẻ cần khoảng 2g canxi cho việc tạo nên 1 vỏ trứng với thành
phần chính là canxicacbonat (CaCO3), do đó hàm lượng canxi huyết phải bảo
đảm mức cao (18 – 25 mg% hoặc cao hơn nữa). Vào thời kỳ chuẩn bị đẻ, sự
hấp thu và tích lũy canxi được đẩy mạnh, trong xương xuất hiện những bọt
xương hoặc gai xương mà người ta gọi chung là xương phần tủy (Medullary
bones). Đây là dạng canxi dự trữ rất linh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu sinh sản
ở gà mái đẻ. So với gà giò hoặc gà mái tơ thì mức độ hấp thu canxi ở gà mái
đẻ cao hơn gấp 2 - 3 lần.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

15


Thời kỳ phát triển

Tỷ lệ hấp thu %


Gà giò (4 tháng tuổi)

28

Thời kỳ đẻ trứng (6 tháng tuổi)

72

Thời kỳ đẻ trứng (12 tháng tuổi)

67

Gà thay lông (14 tháng tuổi)

32

(Theo tài liệu của tạp chí Poultry Science, 1982) [34]
Khi thiếu vitamin D quá trình hấp thu canxi bị hạn chế gà mái đẻ dễ
mắc bệnh xốp xương. Chứng xốp xương của gà mái đẻ được Konchen miêu tả
đầu tiên năm 1955 và được gọi là bệnh mệt mỏi tế bào, hay bệnh liệt tế bào.
Nó xuất hiện khi gia cầm không sử dụng được canxi để phục hồi lại sự thiếu
hụt của nó trong cơ thể. Chứng xốp xương làm giảm sút nhanh chóng năng
suất đẻ trứng gây liệt ở gà, làm cho gà đẻ trứng không bình thường, vỏ trứng
mỏng hoặc hoàn toàn không cò vỏ trứng. Theo Issebacherm, 1981[27] thì khi
thiếu hụt canxi sự bài tiết hormon sinh dục gonadotropin cũng bị ức chế.
+ Chứng co giật cơ và cứng cơ (tetania)
Khi bị thiếu vitamin D hoặc do thiểu năng tuyến phó giáp trạng làm
giảm thấp canxi huyết (hypocalcemia) là nguyên nhân gây chứng co giật cơ
và cứng cơ. Tuy nhiên rối loạn tiêu hóa, nôn mửa nhiều nên mất H+ dẫn tới
trạng thái kiềm huyết cũng có thể gây thấp canxi huyết.

+ Bệnh còi xương ở gà con
Gà con đặc biệt nhạy cảm với khẩu phần thiếu canxi hoặc thiếu vitamin
D. Chỉ cần 3 - 4 ngày là đã có biểu hiện bệnh lý của chứng còi xương
(rachitis). Khi khẩu phần ăn thiếu vitamin D và thiếu tác động ánh sáng tia tử
ngoại thì gà con ngay từ tháng đầu sau khi nở đã có biểu hiện chậm phát triển
và mắc chứng còi xương: chúng kém vận động, lông xơ xác, màu xỉn, mỏ
không cứng, bị vẹo và hay dính thức ăn. Mức độ trầm trọng của chứng còi
xương lệ thuộc rất nhiều vào thành phần thức ăn. Trong nghiên cứu Carver,
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

16


Evans, McGinmis (1946) trên 45 đàn gà thí nghiệm với khẩu phần có tỷ lệ
canxi và photpho khác nhau, đã xác nhận rằng gà bị còi xương nặng khi ăn
0,5% canxi và 0,5% photpho và cần 60UI vitamin D3 cho 100g thức ăn để
phòng ngừa còi xương.
Nếu khẩu phần chứa 1,6% canxi và 0,8% photpho thì gà phát triển bình
thường ngay cả khi không có vitamin và chỉ cần thêm 20UI vitamin D3, tức là
ít hơn thí nghiệm trước 3 lần để phòng ngừa chứng còi xương. Nhiều nghiên
cứu đã xác định rằng tỷ lệ Ca/P tối ưu của khẩu phần gà con nằm trong giới
hạn 1,3 - 1,7 (Issebacherm, 1981) [27] .
Thức ăn khoáng chứa nhiều fluo cũng dễ gây ra chứng còi xương ở gà
con, vì nguyên tố này ở nồng độ cao có tác dụng ức chế hệ thống enzyme
tổng hợp chất nền mucopolysacarit, do đó cản trở quá trình lắng đọng canxi ở
xương (Neumeister, 1978) [32].
Như vậy để phòng ngừa bệnh còi xương ở gà con và xốp xương ở gà
mái đẻ thì ngoài yếu tố khẩu phần đảm bảo tỷ lệ Ca/P thích hợp cần bổ sung
thêm vitamin D mà đặc biệt là vitamin D3 với hàm lượng phù hợp.
2.4.6. Nguồn cung cấp và cách bổ sung vitamin D

+ Nguồn cung cấp vitamin D
Vitamin D thường có trong dầu gan cá, sữa, lòng đỏ trứng. Trong lá, rễ,
củ, quả, nấm và men bia có tiền vitamin D2. Tuy nhiên, vitamin D3 chỉ có
trong dầu gan cá và vitamin D3 tổng hợp.
+ Cách bổ sung vitamin D
Trong chăn nuôi tự nhiên, con vật được chăn thả ngoài trời, nhờ tác
dụng của ánh sáng mặt trời mà chất 7-dehydrocholesterol biến đổi thành
vitamin D3, thỏa mãn được nhu cầu của chúng. Trái lại trong chăn nuôi công
nghiệp, con vật bị nuôi nhốt, khả năng tự tổng hợp vitamin D3 không thực
hiện được. Vì vậy cần bảo đảm chế độ chiếu sáng và bổ sung vitamin D3 tổng
hợp vào thức ăn cho gia cầm.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

17


×