Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng của lợn bản nuôi tại xã bản lầm, huyện thuận châu, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
---------

---------

LÝ MINH QUÝ

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH SẢN, SINH TRƯỞNG
CỦA LỢN BẢN NUÔI TẠI XÃ BẢN LẦM,
HUYỆN THUẬN CHÂU - TỈNH SƠN LA

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: CHĂN NUÔI
Mã số: 60.62.40
Người hướng dẫn khoa học : 1. TS. NGUYỄN VĂN HẬU
: 2. PGS. TS. PHAN XUÂN HẢO

HÀ NỘI - 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên

Lý Minh Quý


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………………

i


LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lời biết ơn
chân thành nhất đến TS. Nguyễn Văn Hậu và PGS. TS. Phan Xuân Hảo,
người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện
đề tài và hoàn thành luận văn.
Lời cảm ơn chân thành của tôi cũng xin gửi tới các thầy cô trong Bộ
môn Di truyền - Giống vật nuôi, Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng Thủy sản;
Viện đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn tới Chi cục Thú y tỉnh Sơn La; Ủy
ban nhân dân xã Bản Lầm cùng gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động
viên, giúp đỡ tôi trong trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu
sắc tới tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó!

Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2012

Học viên
Lý Minh Quý

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………………

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan

Error! Bookmark not defined.

Lời cảm ơn

Error! Bookmark not defined.

Mục lục

Error! Bookmark not defined.

Danh mục chữ viế́t tắt

Error! Bookmark not defined.

Danh mục bảng

Error! Bookmark not defined.

Danh mục hình

Error! Bookmark not defined.

1

MỞ ĐẦU

0


1.1

Đặt vấn đề

1

1.2

Mục đích

2

1.3

Ý nghĩa

2

2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1

Vấn đề bảo tồn và phát triển các giống vật nuôi địa
phương


3

2.2

Nguồn gốc lợn nhà và các giống lợn địa phương

4

2.2.1

Nguồn gốc lợn nhà

4

2.2.2

Các giống lợn địa phương

4

2.3

Cơ sở khoa học về sinh trưởng, sinh sản của gia súc

9

2.3.1

Đặc điểm sinh trưởng và sinh lý phát dục của gia súc


9

2.3.2

Đặc điểm sinh sản của lợn

18

2.4

Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước

25

2.4.1

Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

25

2.4.2

Tình hình nghiên cứu trong nước

26

2.5

Điều kiện tự nhiên của xã Bản Lầm


27

2.5.1

Điều kiện địa lý

27

2.5.2

Đặc điểm khí hậu

28

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………………

iii


2.5.3

Điều kiện kinh tế - xã hội

3

ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG

28

PHÁP NGHIÊN CỨU


33

3.1

Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu

33

3.2

Nội dung và phương pháp nghiên cứu

33

3.2.1

Tình hình chăn nuôi lợn Bản

33

3.2.2

Đánh giá năng suất sinh sản và sinh trưởng của lợn Bản

33

3.2.3

Phương pháp nghiên cứu


34

4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

36

4.1

Tình hình chăn nuôi lợn bản ở xã Bản Lầm

36

4.1.1

Cơ cấu phân bố

36

4.1.2

Điều kiện chuồng trại, thức ăn, vệ sinh thú y

37

4.2

Đặc điểm sinh sản của lợn nái Bản nuôi tại xã Bản Lầm


41

4.2.1

Đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn Bản nuôi tại xã Bản
Lầm

41

4.2.2

Năng suất sinh sản của lợn Bản nuôi tại xã Bản Lầm

43

4.2.3

Khả năng sinh trưởng của lợn Bản nuôi tại xã Bản Lầm

59

5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

62

5.1


Kết luận

63

5.2

Đề nghị

63

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………………

64

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MC

Giống lợn Móng Cái

ME

Năng lượng trao đổi ( kcal)

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………………


v


DANH MỤC BẢNG

STT

Tên bảng

4.1

Năng suất trồng trọt xã Bản Lầm năm 2011

4.2

Số lượng đàn gia súc gia cầm xã Bản Lầm giai đoạn 2010 –
2011

4.3

Trang
29
30

Số lượng lợn Bản nuôi trong các nông hộ của xã Bản trong
năm 2011

36

4.4


Cơ cấu đàn lợn Bản trong các nông hộ (n = 289 hộ)

37

4.5

Phương thức nuôi và kiểu chuồng trong chăn nuôi lợn Bản
trong các nông hộ( n = 289 hộ)

38

4.6

các chỉ tiêu sinh lý sinh sản của lợn Bản nuôi tại xã Bản Lầm

41

4.7

Năng suất sinh sản chung của lợn Bản nuôi tại xã Bản Lầm

43

4.8

Các chỉ tiêu sinh sản của lợn Bản ở lứa 1

48


4.9

Các chỉ tiêu sinh sản của lợn Bản ở lứa 2

48

4.10

Các chỉ tiêu sinh sản của lợn Bản ở lứa 3

49

4.11

Các chỉ tiêu sinh sản của lợn Bản ở lứa 4

49

4.12

Năng suất sinh sản trung bình của lợn Bản giữa các bản trong
xã bản Lầm

54

4.13

Khối lượng của lợn Bản qua các tháng tuổi

59


4.14

Sinh trưởng tuyệt đối lợn Bản theo tháng tuổi

62

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………………

vi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT
4.1

Tên biểu đồ

Trang

Số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ, số con sống đến cai
sữa/ổ của lợn Bản qua các lứa đẻ

53

4.2

khối lượng Sơ sinh/ổ của lợn Bản qua các lứa đẻ

53


4.3

Số con sơ sinh, số con sơ sinh sống, số con cai sữa của lợnBản
giữa các bản trong xã Bản Lầm

4.4

58

Số con sơ sinh sống/nái/năm, số con cai sữa/nái/năm của lợn
Bản giữa các bản trong xã Bản lầm

58

4.5

Số lứa đẻ/nái/năm giữa các bản trong xã Bản Lầm

59

4.6

Khối lượng của lợn Bản qua các tháng tuổi

61

4.7

Sinh trưởng tuyệt đối của lợn bản qua các tháng tuổi


62

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………………

vii


1. MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Những năm gần đây, dưới sức ép của nền kinh tế thị trường, vấn đề
nhập và lai tạo giống lợn ngoại phát triển dẫn đến đàn lợn trên khắp cả nước
đang có xu hướng nạc hóa ngày càng cao, trong khi đó các giống lợn nội đang
bị giảm dần, một số giống còn có nguy cơ tuyệt chủng. Ở các vùng nông thôn
nghèo, vùng núi cao, nơi không có điều kiện đầu tư vào chăn nuôi thì việc
chăn nuôi các giống lợn địa phương vẫn được ưa chuộng và phổ biến. Ngoài
ra, các giống lợn địa phương còn là nguồn gen quí và đa dạng để bảo tồn, khai
thác, lai tạo các giống thương phẩm trong tương lai, nâng cao hiệu quả chăn
nuôi cho người dân và tạo ra hệ thống nông nghiệp bền vững.
Vật nuôi có thể xem là di sản sống, bởi chúng là hiện thân cho sự độc
lập trong tư duy kinh tế, sinh thái, thẩm mỹ riêng của từng cộng đồng. Vậy
nên các chuyên gia của tổ chức Nông lương thế giới (FAO) nói, các giống vật
nuôi là sản phẩm của trí tuệ và thẩm mỹ của con người… Việt nam là nước có
nền da dạng sinh học cao, phong phú về chủng loại. Riêng giống lợn đã có
trên 20 giống đẫ được công bố, mỗi vùng mỗi địa phương đều có giống lợn
đặc trưng của vùng mình vi dụ như: lợn Móng Cái ở huyện Móng Cái Quảng
Ninh; Lợn Lũng Pù ở Hà Giang; lợn Kiểng Sắt ở Quảng Ngãi; lợn Mường
Khương ở Lào Cai; lợn Ỉ ở Nam Định; lợn Mẹo ở Nghệ An.....
Lợn Bản ở Sơn La là giống lợn địa phương của các đồng bào dân tộc

Sơn La, nó được gọi bằng nhiều tên khác nhau: lợn Bản, lợn Dân (Valle
Zarate và cộng sự, 2003), trích theo Phạm Thanh Hoa và cộng sự (2008) [21].
Giống này có nhược điểm là khả năng sinh sản và sinh trưởng thấp. Tuy
nhiên, chúng có một số ưu điểm như dễ nuôi, ít bệnh tật, chất lượng thịt thơm
ngon, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu vùng núi và tập quán chăn nuôi của
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………………

1


đồng bào dân tộc. Vì vậy, vẫn là giống phù hợp nhất với tập quán chăn nuôi
của các đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa. Chất lượng thịt của lợn
Bản rất thơm ngon được bán với giá cao nên trong những năm gần đây chăn
nuôi lợn Bản là một trong những hướng phát triển kinh tế cho các tỉnh miền
núi phía Bắc Việt Nam.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên,việc triển khai nghiên cứu đề tài “
Đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng của lợn Bản nuôi tại xã Bản Lầm,
huyện Thuận Châu - tỉnh Sơn La” là thực sự cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn rất
lớn phục vụ sản xuất và xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng núi Tây Bắc.
1.2. Mục đích
Đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng của giống lợn Bản trong điều
kiện nông hộ ở xã Bản Lầm huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La làm cơ sở cho
các nhà quản lý chăn nuôi đề ra các giải pháp nhằm bảo tồn quỹ gen và phát
triển, khai thác có hiệu quả nhất phục vụ cho nhu cầu thị trường, giúp đồng
bào dân tộc nơi đây xóa đói giảm nghèo.
1.3. Ý nghĩa
- Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu các dặc điểm sinh sản, sinh trưởng của
lợn Bản làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo.
- Ý nghĩa thực tế: Giúp các nhà quản lý đưa ra các chương trình phát
triển chăn nuôi cho đồng bào dân tộc, giúp người dân xóa đói giảm nghèo.


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………………

2


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Vấn đề bảo tồn và phát triển các giống vật nuôi địa phương
Việt Nam là nước thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, có dải đất hẹp trải dài
theo chiều Bắc - Nam và chịu nhiều tổn thất nặng nề trong các cuộc chiến
tranh xâm lược. Nhưng thật may là chúng ta lại có một kho tàng đa dạng
sinh học phong phú, tuy một số loại động, thực vật đã bị tuyệt chủng hay
một số khác đang có nguy cơ tuyệt chủng bởi một số nguyên nhân như: 1)
áp lực của cơ chế thị trường chạy theo năng suất cao, chạy theo thị trường
mà đã bỏ quên giống địa phương năng suất thấp nhưng có chất lượng thịt
cao; 2) tác động của kỹ thuật mới về truyền giống nhân tạo đã tạo ra nhiều
giống lai có năng suất cao. Vật nuôi địa phương có năng suất thấp nhưng
mang những đặc điểm quý giá như thịt thơm ngon, chịu đựng kham khổ,
dinh dưỡng thấp, thích nghi cao với điều kiện sinh thái khắc nghiệt, nếu
chúng bị mất đi là một điều đáng rất tiếc.
Nhận thấy hiểm hoạ đang đến đối với các giống vật nuôi nội địa, cho nên
từ những năm 1989 đến nay Bộ Khoa học và Công nghệ đã cho thực hiện đề án
“Bảo tồn nguồn gen vật nuôi” đây là một trong nhiều đề án bảo tồn nguồn gen
động, thực vật khác; năm 1997 đã công bố “Quy chế bảo tồn gen vật nuôi” và
đến năm 2004, Chủ tịch nước công bố “Pháp lệnh về giống vật nuôi”. Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn trong chương trình giống đã đưa phần bảo tồn
nguồn gen như một bộ phận quan trọng nhằm thúc đẩy sản xuất.
Trên thế giới có 25 loài động vật nông nghiệp và một số thuộc bán nông
nghiệp được sử dụng và nằm trong danh sách nguồn gen cần bảo tồn của FAO.
ỞViệt Nam tập đoàn động vật nông nghiệp có 17 loài, đó là trâu, bò, ngựa,

hươu, nai, dê, cừu, lợn, thỏ, gà ,vịt, ngan, ngỗng, chim câu, chim cut,đà điểu. Số
lượng giống bản địa trong một loài cũng không nhiều: trung bình có 7 giống,
nhiều nhất là ở gà (23 giống) và lợn (20 giống). Trong một giống nhiều nhất là
2–3 loài. (Trên thế giới trunh bình 1 loài có 200 giống). Hiện nay có 87 nguồn
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………………

3


gen vật nuôi, trong đó có hơn một nửa đang sử dụng trong sản xuất. Hoàng Văn
Tiệu và cộng sự (2009) [27].
2.2. Nguồn gốc lợn nhà và các giống lợn địa phương
2.2.1. Nguồn gốc lợn nhà
Căn cứ vào các kết quả so sánh về đặc điểm cấu tạo giai phẫu bộ xương
của lợn di thạch hóa thời cổ đại và bộ xương lợn ngày nay và căn cứ vào kết
quả nghiên cứu của các nhà khảo cổ học, người ta cho rằng: cách đây khoảng
8.000 – 10.000 năm về trước, vào thời kỳ đồ đá mới, cùng với sự xuất hiện
của nền nông nghiệp nguyên thủy, con người đã bắt đầu thuần hóa lợn rừng.
Lợn nhà ngày nay bắt nguồn từ hai nhóm lợn rừng hoang dại, đó là lợn
rừng châu Âu và lợn rừng châu Á được con người thuần hóa trong thời gian
dài mà thành Trần Văn Phùng và cộng sự (2004) [26].
2.2.2. Các giống lợn địa phương
Trong quá trình thuần hóa lợn rừng, do điều kiện tự nhiên của các vùng
khác nhau, do điều kiện lịch sử và trình độ phát triển sản xuất không đồng đều
dẫn đến hình thành các giống lợn khác nhau.
Việt Nam là nước có lịch sử chăn nuôi lợn từ rất sớm do đó ở nước ta
có tương đối nhiều các giống lợn địa phương. Hầu như vùng nào, địa phương
nào cũng có các giống lợn phù hợp với địa phương mình. Đó là các giống lợn
Móng Cái, Ỉ ở vùng đồng bằng Sông Hồng, lợn Mường Khương ở vùng Lào
Cai, lợn Mẹo ở vùng Tây Nghệ An, lợn Lang Hồng ở Hà Bắc, lợn Lang ở

Thái Bình, lợn Lang vùng ven biển miền Trung, lợn Cỏ Tây Nguyên, lợn Ba
Xuyên ở Nam Bộ..... Các giống lợn nội có chung đặc điểm là thích hợp với
điều kiện tự nhiên, khí hậu của mọi vùng phân bố ở nước ta, khả năng chịu
đựng kham khổ cao, thành thục sớm, tính nuôi con khéo.... tuy nhiên có một
số hạn chế như tầm vóc chưa to, sinh trưởng chậm, tỷ lệ nạc/thịt xẻ còn thấp.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………………

4


Giống Móng Cái
Giống lợn Móng Cái là giống lợn nội phổ biến nhất ở Việt Nam, có
nguồn gốc từ huyện Đầm Hà và huyện Móng Cái tỉnh Quảng Ninh. Lợn
Móng Cái được nuôi ở hầu khắp các tỉnh miền Bắc, miền Trung, một số các
tỉnh Tây Nguyên.
Lợn Móng Cái mình ngắn, cổ ngắn, tai nhỏ, lưng võng, bụng xệ. Phần lớn
cơ thể có màu lang trắng đen, trừ 6 điểm trắng đó là một đốm trắng hình tam giác
hoặc hình thoi giữa trán, mõm trắng, cuối đuôi có chùm lông trắng, bụng trắng và
bốn chân trắng. Đặc biệt, một khoang trắng nối giữa 2 bên hông với nhau vắt qua
vai giống hình yên ngựa là nét đặc trưng nhất về màu sắc của giống lợn Móng Cái
Nguyễn Thiện và cộng sự (2005) [30]. Giống lợn Móng Cái sinh trưởng chậm: 2
tháng tuổi nặng 6 kg,10 tháng tuổi đạt khoảng 80-85 kg, phát dục sớm: lợn nái 5
tháng tuổi, lợn đực có khả năng phối giống có chửa lúc 4 tháng tuổi. Lợn Móng
Cái có từ 8-16 vú, thông thường là 12 vú. Giống lợn Móng Cái có khả năng sinh
sản tốt nhất trong số các giống lợn nội ở Việt Nam. Số con sơ sinh sống mỗi lứa
cao (11-13 con), khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là 165-175 ngày, lứa đẻ/nái/năm là
2,1-2,2 lứa, có khả năng nuôi con rất khéo. Khối lượng sơ sinh thấp: 0,5-0,6
kg/con. Giống lợn Móng Cái có tốc độ tăng khối lượng rất chậm trung bình đạt
330 g/ngày, biến động từ 200-400 g/ngày. Tỷ lệ móc hàm thấp: 73-75 %, tỷ lệ

nạc/thịt xẻ: 33-35 %, tỷ lệ mỡ/thịt xẻ thấp: 35-38 %, tiêu tốn thức ăn cao: 4,0-4,5
kg thức ăn/kg tăng khối lượng. Lợn Móng Cái ăn tạp có khả năng ăn được hầu hết
các loại thức ăn, tận dụng tốt các nguồn thức ăn dư thừa và các loại thức ăn chất
lượng thấp, có sức kháng bệnh cao Nguyễn Thiện và cộng sự (2005) [30].
Giống Mường Khương
Nguồn gốc chủ yếu ở huyện Mường Khương và Bát Sát của tỉnh Lào
Cai. Đây là một trong những giống lợn nội có khối lượng lớn. Khối lượng
trưởng thành của lợn đực và lợn nái tương ứng là 150 kg và 132 kg.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………………

5


Lợn Mường Khương có lông thưa, mềm, có thể màu đen hoặc màu nâu,
có một đốm trắng ở giữa đầu, chân và cuối đuôi. Mõm dài thẳng hay hơi
cong, trán nhăn, tai to, hơi cúp về phía trước. Tuổi động dục của lợn nái
khoảng 200-300 ngày, tuổi đẻ lứa đầu khoảng 12 tháng, thời gian động dục
khoảng 5-7 ngày, thời gian chửa 115 ngày. Mỗi năm chỉ đẻ từ 1-1,2 lứa. Số
con sơ sinh 6-7 con/lứa và số con cai sữa khoảng 5-6 con/lứa. Khối lượng sơ
sinh 0,6 kg/con Vũ Đình Tôn (2009) [32].
Tiêu tốn thức ăn: 6,6-7,0 kg/kg tăng khối lượng; tỷ lệ móc hàm: 74-80;
%, tỷ lệ thịt xẻ: 66-74 %, tỷ lệ nạc: 40-44 %, tỷ lệ mỡ là 33-42 %.
Giống lợn Ỉ
Lợn Ỉ là giống lợn nội trước đây khá phổ biến ở nước ta, đứng thứ hai
sau lợn Móng Cái. Giống lợn Ỉ chủ yếu nuôi ở tỉnh Nam Định và chỉ tồn tại
cho đến khoảng năm 1990. Trước thập kỷ 70 lợn Ỉ được nuôi phổ biến ở vùng
đồng bằng sông Hồng, phía Bắc bộ và Thanh Hoá.
Giống lợn Ỉ thông dụng có hai loại hình là Ỉ mỡ và Ỉ pha. Đặc điểm
ngoại hình lợn Ỉ là lông da đen bóng, lông nhỏ và thưa, đầu hơi to, mặt
cong và nhăn, trán hẹp, mắt híp, cổ và má chảy xệ, mõm to, bè, ngắn, môi

dưới thường dài hơn môi trên, vai nở, ngực sâu, thân mình lợn Ỉ mỡ ngắn
hơn so với Ỉ pha, chân thấp và chân trước thẳng nhưng chân sau hơi
nghiêng vai nở, toàn thân màu lông da đen, mặt ngắn, trán nhiều, lợn nái
thường đi chữ bát, bụng xệ. Lợn Ỉ có tầm vóc nhỏ, khối lượng trưởng
thành: lợn nái là 48 kg và lợn đực là 50 kg. Khối lượng sơ sinh nhỏ: 0,420,45 kg/con, 2 tháng tuổi là 4,5 kg, 12 tháng tuổi là 46-49 kg. Lợn Ỉ mỡ đẻ
sớm: lợn nái động dục lúc 4-5 tháng tuổi nhưng tầm vóc nhỏ nên thường
phối giống lần đầu 7-8 tháng tuổi và lợn đực có thể giao phối lúc 2 tháng
tuổi Nguyễn Thiện và cộng sự (2005) [30]. Số vú thông thường là 8-12
vú, số con sơ sinh sống/lứa trung bình 9,5 con, khoảng cách lứa đẻ là 188Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………………

6


199 ngày. Tỷ lệ móc hàm thấp thường đạt 70 %, tỷ lệ thịt xẻ chỉ đạt 63 %,
tỷ lệ nạc trung bình là 32,3- 35 %. Tỷ lệ mỡ cao 44,0-46,5 %, tốc độ tăng
khối lượng trung bình thấp 139-208 g/ngày, tiêu tốn thức ăn cao từ 4,875,68 kg thức ăn/kg tăng khối lượng.
Giống lợn này hiện nay còn ít và có thể phát triển ở vùng núi cao nơi
kinh tế kém phát triển để khai thác thực phẩm đặc sản.
Lợn Mẹo
Có nguồn gốc chủ yếu ở vùng núi Kỳ Sơn, Quỳ Châu của Nghệ An và
suốt dãy Trường Sơn của tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Ngoài ra, giống lợn Mẹo
còn được nuôi ở Lào Cai, Yên Bái.
Nguyễn Thiện và cộng sự (2005) [30] cho biết: lợn Mẹo là một trong
những giống lợn nội có tầm vóc to của Việt Nam. Khối lượng trưởng thành
của lợn đực và lợn nái tương ứng là 140 kg và 130 kg. Cơ thể to và dài, chiều
cao đạt tới 47-50 cm, màu lông đen và dài 5-8 cm. Màu da đen và thường có 6
điểm trắng ở 4 chân, trán và đuôi, một số có loang trắng ở bụng. Đầu to, trán
rộng, thường có khoáy trán, mõm dài tai nhỏ, hơi chúc về phía trước. Lợn
Mẹo vai lưng rộng, phẳng hoặc hơi vồng lên, da dày. Thích nghi tốt với điều
kiện khí hậu, kể cả khi nhiệt độ trên 380C và có gió Tây Nam nóng. Khả năng

kháng bệnh tốt, rất tạp ăn, có thể gặm cỏ, đào giun, ăn cỏ khô và thức ăn
nghèo dinh dưỡng. Tuổi thụ thai lần đầu của lợn nái là 9-10 tháng lúc khối
lượng cơ thể đạt khoảng 55 kg; thường đẻ 1,0 lứa/năm; số con đẻ ra từ 5-10
con/lứa; tỷ lệ nuôi sống thấp 60-70 %; khối lượng sơ sinh 0,5-0,6 kg/con,
khối lượng cai sữa 5-6 kg/con.
Khả năng sản xuất và hướng sử dụng: tỷ lệ móc hàm là 65-80%; tỷ lệ
nạc 45 -56%, tỷ lệ mỡ là 15-25 %. Lợn được sử dụng để nuôi khai thác thịt ở
vùng miền núi, nơi kinh tế và điều kiện chăn nuôi còn khó khăn.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………………

7


Lợn Táp Ná
Nguồn gốc lợn Táp Ná là giống lợn nội được hình thành và phát triển
từ lâu đời ở huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng và một số tỉnh lân cận.
Giống lợn Táp Ná rất dễ nuôi, phàm ăn, ăn khoẻ, ăn bất cứ loại thức ăn
nào kể cả loại thức ăn nghèo chất dinh dưỡng, hầu như không bị bệnh kể cả
nuôi trong điều kiện thiếu vệ sinh, thức ăn hạn chế. Do vậy, giống lợn Táp Ná
vẫn được nuôi và chưa bị lai tạo nhiều với các giống lợn khác.
Lợn Táp Ná lông và da đen, ngoại trừ có 6 điểm trắng gồm: một điểm
nằm giữa trán, ở bốn cẳng chân và ở chóp đuôi. Khác với lợn Móng Cái là ở
bụng của lợn Táp Ná có màu đen và không có phần dải yên ngựa.
Theo Nguyễn Thiện và cộng sự (2005) [30] cho biết khả năng sinh sản
của lợn Táp Ná nuôi tại huyện Thông Nông có tuổi đẻ lứa đầu trung bình là
13,6 tháng; số con đẻ ra sống/lứa là 7,79 con; số con cai sữa/lứa 6,83 con;
khối lượng sơ sinh 0,6 kg/con.
Lợn Táp Ná có tỷ lệ móc hàm trung bình là 79,06 %; tỷ lệ thịt xẻ 64,68
%; tỷ lệ nạc 32,90 %; tỷ lệ mỡ 46,82 %. Đây là giống lợn cần được nuôi để giữ

được nguồn gen tốt của giống lợn địa phương, để cho lai tạo với lợn ngoại nhằm
khai thác thịt ở vùng trung du và vùng núi của tỉnh Cao Bằng.
Lợn đen Lũng Pù
Giống lợn đen Lũng Pù của huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, được thuần
hoá từ lâu đời, rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi của người dân vùng cao.
Lợn Đen Lũng Pù tầm vóc to lớn, nuôi 10-12 tháng đạt khối lượng 80-90
kg, lông đen, dày và ngắn, da thô, tai nhỏ cúp, mõm dài trung bình. Có hai loại
hình: một loại bốn chân trắng, có đốm trắng ở trán và mõm; một loại đen tuyền.
Trung bình có 10 vú và bình quân đẻ từ 1,5-1,6 lứa/năm.
Lợn thích nghi tốt với điều kiện khắc nghiệt của các huyện vùng cao, dễ
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………………

8


nuôi, phàm ăn và có sức đề kháng cao, chống chịu bệnh tốt. So với các giống
lợn địa phương của Việt Nam, lợn đen Lũng Pù tăng trọng khá, thịt thơm ngon
Đức Dũng (2007) [16].
2.3. Cơ sở khoa học về sinh trưởng, sinh sản của gia súc
2.3.1. Đặc điểm sinh trưởng và sinh lý phát dục của gia súc
2.3.1.1. Cơ sở sinh lý sinh trưởng của gia súc
Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do cơ thể thực hiện sự
đồng hoá và dị hoá. Đó là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, bề ngang và
khối lượng các bộ phận của toàn bộ cơ thể con vật nuôi, trên cơ sở đặc tính di
truyền sẵn có. Đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu cơ sở sinh
lý của sự sinh trưởng từ đó tìm ra những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và gián
tiếp đến quá trình sinh trưởng của con vật.
* Một số nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tăng trọng của lợn thịt:
- Di truyền
Các giống gia súc khác nhau có khả năng cho thịt không giống nhau,

khả năng này phụ thuộc vào quá trình sinh trưởng của con vật, đó là quá trình
tích luỹ các chất mà chủ yếu là protein. Tốc độ và phương thức sinh tổng hợp
protein phụ thuộc vào hoạt động của hệ thống gen điều khiển sự sinh trưởng
của cơ thể. Tiềm năng di truyền của các chỉ tiêu sinh trưởng được thể hiện
thông qua hệ số di truyền. Theo Đinh Văn Chỉnh (2008) [6] hệ số di truyền
của tăng trọng hàng ngày, tiêu tốn thức ăn, tuổi kết thúc vỗ béo dao động
trong phạm vi rộng phụ thuộc vào giống và quần thể. Hệ số di truyền trong
thời gian kiểm tra (30-100 kg) h2 = 0,5, tăng trọng trong thời gian sống h2 =
0,15. Trong trường hợp kiểm tra theo khối lượng và các cá thể được nuôi
riêng lẻ thì hệ số di truyền đạt cao hơn theo nhóm.
- Dinh dưỡng
Đây là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố ngoại cảnh, nó trực tiếp
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………………

9


ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của lợn. Bảo đảm cân đối dinh dưỡng thì
con vật mới phát huy được tiềm năng di truyền của nó. Nếu dinh dưỡng kém
kéo dài, thì các nhân tố di truyền không những không phát triển theo hướng
tích cực, mà thậm chí còn ngược lại. Mối quan hệ giữa năng lượng và protein
trong khẩu phần là yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ tăng
trưởng, tỷ lệ thịt nạc, thịt mỡ và tiêu tốn thức ăn của lợn thịt Nguyễn Nghi và
Bùi Thị Gợi (1995) [24].
- Phương thức nuôi dưỡng
Sự thay đổi thành phần hoá học của mô cơ, mô mỡ của lợn chủ yếu xảy ra
trong giai đoạn trước 4 tháng tuổi. Trên cơ sở quy luật sinh trưởng tích luỹ các chất
dinh dưỡng trong cơ thể lợn, mà người ta đưa ra các phương thức nuôi dưỡng:
+ Nuôi lấy thịt nạc, yêu cầu thời gian nuôi ngắn hơn, cung cấp đầy đủ
nước vì tích nạc cần có đủ nước nếu không sẽ tích mỡ. Khối lượng giết mổ

cũng nhỏ hơn phương thức nuôi lấy thịt mỡ.
+ Phương thức nuôi lấy thịt mỡ cần thời gian nuôi dài hơn, khối lượng
giết thịt lớn hơn.
- Chăm sóc nuôi dưỡng
Nhiệt độ, độ ẩm, cường độ chiếu sáng đều có tác động nhất định tới khả
năng sinh trưởng, tích lũy của lợn thịt. Trong thời gian nuôi lợn thịt, đòi hỏi
phải có một nhiệt độ nhất định. Nếu nóng quá hay lạnh quá đều ảnh hưởng tới
khả năng thu nhận thức ăn của lợn, ánh sáng ảnh hưởng tới tăng trọng của
lợn, đặc biệt là trong giai đoạn vỗ béo cần nuôi trong chuồng tương đối tối,
yên tĩnh tạo điều kiện cho lợn được nghỉ ngơi, năng lượng tiêu tốn cho các
hoạt động giảm, lợn tăng trọng sẽ nhanh. Ngoài ra cũng cần cho lợn vận động
đặc biệt là đối với lợn con, cần phải tăng cường vận động nhằm tăng cường
quá trình trao đổi chất, cơ bắp phát triển rắn chắc, cơ thể khoẻ mạnh, thúc đẩy
tính thèm ăn. Do vậy, cần bố trí chuồng nuôi sân chơi phù hợp với từng giai
đoạn phát triển của lợn, của từng loại lợn và mục đích của người chăn nuôi.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………………

10


- Khối lượng sơ sinh
Khối lượng sơ sinh của lợn con có liên quan chặt chẽ với khối lượng sơ
sinh, khối lượng sơ sinh càng cao thì khả năng khối lượng cai sữa càng lớn.
Trong chăn nuôi lợn nái chửa, việc chăm sóc nuôi dưỡng tốt để có khối lượng
sơ sinh lớn là cần thiết, làm tiền đề cho khối lượng cai sữa cao. Nguyễn Văn
Đồng (1995) [18] cho biết khối lượng sơ sinh càng cao thì khối lượng lợn ở
các giai đoạn phát triển sau đó càng lớn, song nhịp điệu giảm dần. Hệ số
tương quan giữa khối lượng sơ sinh và khối lượng lúc 21; 28; 35; 100; 180
ngày tuổi giảm dần từ 0,55 (lúc 21 ngày tuổi) xuống chỉ còn 0,19 (lúc 180
ngày tuổi). Rõ ràng khối lượng sơ sinh có ảnh hưởng tới sinh trưởng phát

triển của lợn ở các giai đoạn lứa tuổi tiếp theo và ở mức độ khác nhau.
- Đực, cái
Tính biệt có ảnh hưởng đến tăng trọng của lợn trong chăn nuôi lợn thịt.
Nhìn chung, lợn đực có sinh trưởng cao hơn lợn cái ở hầu hết các tháng nuôi: ở
lợn Bản nuôi tại Điện Biên, lợn cái tăng khối lượng trung bình là 4,50 kg/tháng,
lợn đực là 5,08 kg/tháng Phan Xuân Hảo và Ngọc Văn Thanh (2010) [20].
- Tuổi lợn
Ở các giai đoạn khác nhau thì khả năng sinh trưởng và phát triển của
lợn là khác nhau. Thông thường ở giai đoạn bú sữa lợn tăng trọng rất nhanh,
sau cai sữa thì giảm và đến giai đoạn vỗ béo tăng trọng lại tăng lên.
- Bệnh lý
Tất cả các bệnh xảy ra đối với lợn nuôi thịt đều ảnh hưởng tới khả năng
tăng trọng, có khi còn dẫn tới tử vong nếu ta không có biện pháp phòng và
chữa trị kịp thời. Đối với bất kỳ phương thức chăn nuôi nào thì biện pháp hiệu
quả nhất để phòng bệnh đó là tiêm vaccine ngay từ lúc đầu vào.
Như vậy nắm vững các quy luật sinh trưởng để có tác động kỹ thuật
phù hợp cho vật nuôi phát huy hết tiềm năng di truyền vốn có và thúc đẩy sự
thành thục sớm, đảm bảo thể trạng giống khi phối giống là rất cần thiết, ngoài
ra còn xác định được mức độ di truyền đối với các chỉ tiêu vỗ béo sẽ giúp cho
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………………

11


chọn lọc định hướng không ngừng nâng cao hiệu quả chọn lọc. Vì nó quyết
định đến hiệu quả kinh tế trong ngành chăn nuôi lợn.
2.3.1.2. Một số đặc điểm sinh lý, phát dục của lợn nái hậu bị
* Cơ sở sinh lý động dục
Hoạt động sinh dục của lợn được tính từ khi nó bắt đầu thành thục về tính.
Sự thành thục về tính ở con đực là sản sinh ra tinh trùng, còn ở con cái được nhận

biết bởi sự xuất hiện chu kỳ sinh dục đầu tiên, khi tới tuổi và khối lượng nhất định,
lợn nái thường thành thục về tính từ 6 – 8 tháng tuổi. Các giống lợn ở Việt Nam
như lợn Ỉ, Móng Cái, tuổi thành thục về tính sớm hơn từ 120 - 150 ngày tuổi.
Quá trình thành thục được điều khiển bằng các hormone của vùng
dưới đồi (Hypothalamus), tuyến yên và buồng trứng theo cơ chế điều hoà
ngược. Dưới tác dụng kích thích của hormone này nó sẽ kích thích thuỳ
trước tuyến yên giải phóng ra GRH (Ganadotropin releaser hormone), GRH
kích thích thuỳ trước tuyến yên giải phóng FSH (Foliculine stimuline
Hormone) và LH (Lutein Hormone).
FSH kích thích sự phát triển của trứng và tiết kích tố oestrogen,
oestrogen trong máu tăng lên 64mg% đến 112 mg%, gây kích thích toàn thân
và biểu hiện động dục).
Còn LH kích thích quá trình thải trứng và hình thành thể vàng. Thể vàng
tiết ra progesteron giúp cho quá trình chuẩn bị tiếp nhận hợp tử ở sừng tử
cung và ức chế sự sinh ra FSH, LH của tuyến yên do đó ức chế quá trình phát
triển bao noãn. Như vậy, hormone này được coi như là hormone bảo vệ sự
mang thai. Khi trứng rụng không được thụ tinh thì thể vàng ở ngày thứ 15 đến
17 sẽ bị tiêu biến, quá trình này là do hoạt động của prolactin của sừng tử
cung và tiếp tục một chu kỳ mới.
Prolactin : thúc đẩy sự tiết sữa, kích thích sự hoạt động của thể vàng và
tiết progesteron và thúc đẩy bản năng làm mẹ.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………………

12


Sơ đồ 1: Tóm tắt cơ chế điều hoà chu kỳ tính của lợn cái
Vá n·o


Hypothalamus

GnRH

-

Thuú tr−íc tuyÕn yªn

PL

FSH

LH

Buång trøng
Estrogen

ThÓ vµng

Trøng rông

TuyÕn s÷a

Ghi chú:

Progesteron

Sõng tö cung

Protasgladine


- GRH: Gonadotropin Release Hormone
- PL: Prolactin
- LH: Lutein Hormone
- FSH: Folliculine Stimuline Hormone

* Các giai đoạn của chu kỳ động dục
Chu kỳ động dục được chia làm 4 giai đoạn
- Giai đoạn trước động dục
Là thời kỳ đầu của chu kỳ sinh dục, buồng trứng phát triển to hơn bình
thường, cơ quan sinh dục xung huyết, niêm dịch cổ tử cung tiết ra, cổ tử cung
hé mở, các tuyến sinh dục tăng cường hoạt động, giai đoạn này con vật chưa
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………………

13


có tính hưng phấn cao, bao noãn phát triển và chín, trứng được tách ra, sừng
tử cung sung huyết, niêm dịch đường sinh dục chảy ra nhiều, còn vật bắt đầu
xuất hiện tính dục, thời kỳ này kéo dài 1-2 ngày.
- Giai đoạn động dục
Xảy ra 3 thời kỳ kế tiếp nhau: hưng phấn, chịu đực và hết chịu đực.
Giai đoạn này thường kéo dài 2 -3 ngày và hàm lượng ostrogen tiết ra cao.
Trong giai đoạn này những biến đổi về bên ngoài cơ thể trong giai đoạn
trước động dục càng thể hiện rõ ràng hơn. Âm hộ sung huyết, niêm mạc
trong suốt, niêm dịch chảy ra nhiều. Cuối giai đoạn này lợn hưng phấn cao
độ, lợn ở trạng thái không yên tĩnh, ăn uống giảm rõ rệt, chạy, kêu, phá
chuồng, đứng ngẩn ngơ, nhảy lên lưng con khác. Thích gần con đực, xuất
hiện các tư thế phản xạ giao phối, hai chân sau dạng ra, đuôi cong về một
bên, niêm dich keo đặc lại. Thường biểu hiện ở lợn nội rõ ràng hơn lợn

ngoại, thời gian của giai đoạn động dục phụ thuộc vào tuổi, giống, chế độ
chăm sóc, quản lý.
- Giai đoạn sau động dục
Sau khi kết thúc động dục, các hormone FSH, LH trở lại trạng thái bình
thường, oestrogen trong máu không tăng, buồng trứng xuất hiện thể vàng; thể
vàng tiết ra progesterol ức chế động dục, con vật dần dần trở lại ổn định. Giai
đoạn này thường kéo dài 2 - 3 ngày.
- Giai đoạn yên tĩnh
Là giai đoạn dài nhất, thường bắt đầu từ ngày thứ 4 khi trứng rụng, giai
đoạn này con vật không còn các biểu hiện động dục nữa, dần yên tĩnh để khôi
phục lại trạng thái sinh lý cũng như chức năng cho chu kỳ tiếp theo.
* Các nhân tố ảnh hưởng tới tuổi thành thục về tính
- Nhân tố di truyền
Chọn lọc là động lực đầu tiên để đạt tới sự tiến bộ di truyền, chọn lọc
có thể đơn giản thông qua tăng số lượng gen tốt và giảm số lượng gen kém.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………………

14


Theo Jiang và cộng sự (1995) [48] gen là nguyên nhân làm biến đổi khối
lượng buồng trứng, số lượng nang trứng, số nang trứng chưa thành thục, số
lượng nang trứng chín, tỷ lệ trứng rụng và số phôi thai. Ở gia súc thuộc các
giống khác nhau thì có sự thành thục về tính cũng khác nhau, gia súc có tầm
vóc nhỏ thường thành thục sớm hơn gia súc có tầm vóc lớn như ở lợn nội (Ỉ,
Móng Cái, …) thành thục về tính sớm hơn so với giống lợn ngoại. Ở gia súc
thuộc các giống khác nhau thì có sự thành thục về tính cũng khác nhau, gia
súc có tầm vóc nhỏ như các giống lợn nội (Móng Cái, Ỉ...) thường thành thục
sớm hơn so với các giống lợn ngoại có tầm vóc lớn (Landrace, Yorkshire...).
Theo Nguyễn Ngọc Phục (2003) [25], thì lợn nái Meishan có tuổi thành thục

sớm hơn so với lợn Landrace, Yorkshire khi nuôi trong cùng điều kiện.
- Yếu tố ngoại cảnh:
Ngoài yếu tố di truyền thì yếu tố môi trường đặc biệt là dinh dưỡng cũng
ảnh hưởng tới sự thành thục về tính dục. Thức ăn là nguồn cung cấp chất dinh
dưỡng và năng lượng cho tất cả các hoạt động sống của cơ thể, nó đóng vai trò
quan trọng trong việc nâng cao năng suất và chất lượng của lợn.
+ Dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn tới tuổi thành thục về tính, thường
những lợn được chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì tuổi thành thục về tính sớm hơn
những lợn được nuôi dưỡng trong điều kiện kém dinh dưỡng. Cung cấp đầy
đủ chất dinh dưỡng cho lợn, đó là tiền đề để thể hiện hết tiềm năng di truyền
của giống.
Theo Lê Xuân Cương (1986) [7], lợn nái được nuôi dưỡng trong điều kiện
dinh dưỡng tốt sẽ thành thục ở độ tuổi trung bình là 188,5 ngày (6 tháng tuổi),
với khối lượng cơ thể là 80 kg, nếu hạn chế thức ăn thì sự thành thục về tính sẽ
xuất hiện lúc 234,8 ngày (trên 7 tháng tuổi) khối lượng cơ thể là 48,4 kg.
Cùng với việc lựa chọn, lai tạo giống tốt thì khẩu phần ăn và kỹ thuật
nuôi dưỡng đóng vai trò quyết định tới hiệu quả chăn nuôi. Đặc biệt chế độ
dinh dưỡng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới tuổi thành
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………………

15


thục của lợn nái hậu bị. Như vậy, chế độ dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng trực
tiếp tới sự thành thục tính dục của lợn nái.
+ Ảnh hưởng của mùa vụ và thời kỳ chiếu sáng tới sự thành thục của
lợn nái hậu bị, nhiều nghiên cứu cho thấy những lợn nái hậu bị sinh ra vào
mùa đông, mùa xuân thì tuổi động dục lần đầu bao giờ cũng sớm hơn những
lợn nái hậu bị được sinh ra vào các mùa khác trong năm. Ngoài ra, sự thành
thục về tính dục còn bị chậm lại do nhiệt độ mùa hè cao, hoặc do độ dài ngày

bị giảm. Nhiệt độ môi trường cao sẽ gây trở ngại cho biểu hiện chịu đực, làm
giảm thu nhận ăn, tỷ lệ rụng trứng giảm. Ngược lại, nhiệt độ môi trường quá
thấp cũng ảnh hưởng tới quá trình sinh lý sinh dục. Do vậy, cần bảo vệ lợn nái
hậu bị tránh nhiệt độ cao của môi trường bằng cách có mái che nắng, làm mát
để đề phòng Stress. Ở mùa hè lợn nái hậu bị thành thục chậm hơn so với mùa
thu - đông, điều đó có thể do ảnh hưởng của nhiệt độ trong chuồng nuôi gắn
liền với mức tăng trọng thấp trong các tháng nóng bức và những con được chăn
thả tự do thì xuất hiện thành thục sớm hơn những con nuôi nhốt trong chuồng
14 ngày (mùa xuân) và 17 ngày (mùa thu).
Như vậy, sinh sản theo mùa là hiện tượng phức tạp bao gồm nhiều mặt
của tính trạng sinh sản, nên các nhân tố mùa vụ bất lợi tác động lớn đến năng
sinh sản gây nên những tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi như làm chậm tuổi
động dục, tăng tỷ lệ chết và xảy thai, giảm tỷ lệ đẻ, giảm số con/lứa.
+ Ảnh hưởng của việc nuôi nhốt, nếu mật độ nuôi nhốt quá đông thì sự có
mặt của nhiều đàn lợn trên một đơn vị diện tích trong suốt thời gian phát triển sẽ
làm chậm tuổi động dục. Nhưng cần tránh việc nuôi nhốt lợn nái hậu bị tách biệt
đàn trong thời kỳ phát triển. Theo kết quả nghiên cứu, việc nuôi nhốt lợn nái hậu
bị theo từng cá thể sẽ làm chậm tuổi thành thục về tính dục so với những lợn nái
hậu bị được nuôi nhốt theo nhóm. Mặt khác, điều kiện tiểu khí hậu chồng nuôi
có ảnh hưởng lớn tới năng suất và tuổi động dục lần đầu ở lợn, tiểu khí hậu trong
chuồng nuôi được hình thành do nhiều tác nhân như: kiểu chuồng, hướng
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………………

16


chuồng, độ thông thoáng, hàm lượng khí NH3, CO2, H2S, …. Hughes và James
(1996) [45] cho rằng nồng độ NH3 cao sẽ làm chậm tuổi động dục lần đầu 25 –
30 ngày so với nhóm lợn nái hậu bị nuôi ở điều kiện NH3 thấp.
+ Ảnh hưởng của sự tiếp xúc với con đực đến tuổi động dục của lợn nái hậu

bị. Phương thức chăn nuôi là những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng trực tiếp
đến năng suất sinh sản, thời gian phối giống. Sự có mặt của con đực có thể
thúc đẩy nhanh sự xuất hiện các chu kỳ động dục. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra
rằng hàng ngày đưa con đực vào chuồng lợn nái hậu bị ở 165 hoặc 190 ngày
tuổi đã thúc đẩy làm tăng nhanh hoạt động tính dục. Khi sử dụng nhiều lợn
đực thí tính trong chuồng lợn nái hậu bị thì cho hiệu quả tốt hơn là khi chỉ sử
dụng một con đực duy nhất. Ngoài ra, cách ly lợn nái hậu bị trên 5 tháng tuổi
ra khỏi lợn đực sẽ làm chậm sự thành thục tính dục so với những lợn nái hậu
bị cùng lứa tuổi được tiếp xúc với lợn đực mỗi ngày một lần hoặc được tiếp
xúc liên tục.
Việc định thời gian tiếp xúc hoặc tuổi của lợn nái hậu bị lúc tiếp xúc
với lợn đực có ý nghĩa quan trọng đến sự đáp ứng được thu nhận. Hughes và
James (1996) [45] thông báo khi lợn nái hậu bị đạt trung bình 164 ngày tuổi,
hàng ngày cho lợn đực tiếp xúc trong vòng 30 phút với lợn đực thì lợn nái
động dục sớm hơn 21 ngày so với nhóm lợn nái hậu bị cùng độ mà không
được tiếp xúc với lợn đực. Những con lợn đực non không có tác dụng trong
việc kích thích phát dục, bởi vì những con đực còn non này chưa tiết ra lượng
pheromon đó là thành phần cần thiết của “hiệu ứng đực giống”. Tác dụng của
“hiệu ứng đực giống” khi tiếp xúc với con nái hậu được tách thành các kích
thích thành phần để tạo ra tín hiệu, là tín hiệu đặc biệt mà nó đưa ra để kích
thích sự phát dục của con nái. “hiệu ứng đực giống” được thực hiện thông qua
pheromon trong nước bọt của con đực được truyền trực tiếp cho con cái qua
đường miệng. Tuy nhiên những nghiên cứu sau đã cho thấy nếu chỉ có
pheromon mà không có mặt của con đực thì tác dụng kích thích cũng tương
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………………

17



×