Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Đánh giá thực hiện chương trình sản xuất lúa ngắn ngày vụ xuân ở huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------

----------

PHẠM HỒNG VƯƠNG

ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT
LÚA NGẮN NGÀY VỤ XUÂN Ở HUYỆN QUỲNH PHỤ,
TỈNH THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành
Mã số

Kinh tế nông nghiệp
60.31.10

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐINH VĂN ĐÃN

HÀ NỘI - 2012


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ


nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 24 tháng5 năm 2012
Tác giả luận văn

Phạm Hồng Vương

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

i


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới
thầy giáo hướng dẫn TS. Đinh Văn Đãn, người đã tận tình chỉ bảo tôi trong
suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Đồng thời, tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo trong bộ
môn Kinh tế nông nghiệp và chính sách, Khoa Kinh tế và Phát triển nông
thôn, Viện Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo
điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ
ban nhân dân huyện Quỳnh Phụ, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Trạm Bảo vệ thực vật huyện, Uỷ ban nhân dân các xã, Hợp tác xã dịch vụ
nông nghiệp đã hỗ trợ tôi trong quá trình tìm hiểu, thu thập, phân tích số liệu
hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lóng biết ơn sâu sắc tới các tập thể, cá nhân, đồng nghiệp,
bạn bè và người thân đã động viên khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2012

Tác giả luận văn

Phạm Hồng Vương

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

ii


Môc lôc
Lời cam đoan

Error! Bookmark not defined.

Lời cảm ơn

Error! Bookmark not defined.

Mục lục

Error! Bookmark not defined.

Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ

vi
Error! Bookmark not defined.

Danh mục các hộp
Danh mục các chữ viết tắt


viii
Error! Bookmark not defined.

1.

ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài .........................................................................1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................3

1.2.1 Mục tiêu chung.......................................................................................3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.......................................................................................3
1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................3
2.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐÁNH GIÁ
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT LÚA XUÂN
NGẮN NGÀY .......................................................................................4


2.1

Cơ sở lý luận ..........................................................................................4

2.1.1 Khái niệm và vai trò của đánh giá thực hiện chương trình sản xuất
lúa xuân ngắn ngày.................................................................................4
2.1.2. Nội dung đánh giá chương trình sản xuất lúa ngắn ngày vụ xuân.........7
2.1.3 Sản xuất lúa ngắn ngày vụ xuân............................................................9
2.1.4. Đặc điểm của sản xuất lúa ngắn ngày vụ xuân ....................................10
2.1. 5 Yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chương trình sản xuất lúa ngăn ngày......11
2.2.

Cơ sở thực tiễn .....................................................................................15

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

iii


2.2.1. Tình hình sản xuất lúa ngắn ngày trên thế giới....................................15
2.2.2. Tình hình sản xuất lúa ngắn ngày vụ xuân ở Việt Nam.......................16
2.2.3 Tình hình sản xuất lúa ngắn ngày vụ xuân ở đồng bằng sông Hồng ..18
2.2.4. Những tiến bộ và kinh nghiệm trong sản xuất lúa ngắn ngày tại
tỉnh Hưng Yên, Hà Nam, Hải Dương và của tỉnh Thái Bình ..............19
3.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......25

3.1.


Đặc điểm địa bàn nghiên cứu...............................................................25

3.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................25
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.....................................................................31
3.2.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................47

3.2.1 Khung phân tích của đề tài...................................................................47
3.2.2. Chọn điểm nghiên cứu: ........................................................................47
3.2.3. Phương pháp thu thập tài liệu ..............................................................49
3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu....................................................................52
3.2.5. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................52
3.2.6. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.........................................................54
4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................56

4.1

Khái quát mục tiêu, nội dung của chương trình sản xuất lúa ngắn
ngày của huyện Quỳnh Phụ .................................................................56

4.1.1 Sơ lược về chương trình.......................................................................56
4.1.2 Đánh giá triển khai thực hiện chương trình sản xuất lúa ngắn ngày
vụ xuân ở huyện Quỳnh Phụ................................................................59
4.2

Kết quả thực hiện chương trình sản xuất lúa ngắn ngày vụ xuân ở
huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. ......................................................64


4.2.1 Tình hình phát triển sản xuất lúa ngắn ngày ở huyện Quỳnh Phụ
từ 2001-2010. .......................................................................................64
4.2.2

Kết quả thực hiện chương trình sản xuất lúa ngắn ngày vụ xuân năm
2010 ......................................................................................................67

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

iv


4.2.3 Hiệu quả của Chương trình sản xuất lúa ngắn ngày vụ xuân ..............69
4.2.4 Đánh giá tính thích hợp của chương trình sản xuất lúa ngắn ngày......74
4.2.5 Kết quả, hiệu quả sản xuất lúa ngắn ngày vụ xuân ở các hộ, các
điểm điều tra.........................................................................................76
4.2.6 Đánh giá tác động của chương trình sản xuất lúa ngắn ngày vụ
xuân ở huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình ...........................................86
4.3

Đánh giá chung kết quả chương trình sản xuất lúa ngắn ngày vụ
xuân ở huyện Quỳnh Phụ.....................................................................93

4.3.1 Kết quả của chương trình .....................................................................93
4.3.2 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện chương
trình ......................................................................................................95
4.3.3 Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân................................................98
4.3.4


Một số kinh nghiệm rút ra trong việc triển khai thực hiện chương
trình.....................................................................................................101

4.4.

Phương hướng và giải pháp thực hiện việc sản xuất lúa ngắn ngày
vụ xuân ở huyện Quỳnh Phụ..............................................................102

4.4.1. Phương hướng phát triển của các xã và của cả huyện .......................102
4.4.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất lúa ngắn ngày
ở huyện Quỳnh Phụ............................................................................104
5

KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ ..................................................................113

5.1

Kết luận ..............................................................................................113

5.2

Đề nghị ...............................................................................................115

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................117

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

v



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Tổng hợp các yếu tố khí hậu, thời tiết huyện Quỳnh Phụ giai
đoạn 2006 - 2010..............................................................................28
Bảng 3.2 Các loại đất chính của huyện Quỳnh Phụ.........................................32
Bảng 3.3. Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất năm 2010 ...................................34
Bảng 3.4. Tình hình dân số, lao động của huyện Quỳnh Phụ, 2008 – 2010 .......... 36
Bảng 3.5. Số hộ nông dân được điều tra phân loại theo vùng ở huyện
Quỳnh Phụ........................................................................................51
Bảng 4.1 Số lượng các lớp đào tạo tập huấn kỹ thuật cho nông dân...............62
Bảng 4.2 Tình hình sản xuất lúa của Quỳnh Phụ từ 2001-2010....................64
Bảng 4.3 Diện tích, cơ cấu gieo cấy các trà lúa vụ Xuân ở Quỳnh Phụ
năm 2005 - 2010...............................................................................66
Bảng 4.4 Kết quả gieo cấy lúa ngắn ngày vụ Xuân năm 2010 .......................68
Bảng 4.5 Chi phí sản xuất lúa trung bình trên 1 sào Bắc Bộ 360m2 .......................70
Bảng 4.6 Năng suất, giá bán, doanh thu và lợi nhuận trên 1 sào 360m2 .........73
Bảng 4.7 So sánh hiệu quả gieo cấy lúa ngắn ngày và lúa dài ngày vụ xuân ........ 74
Bảng 4.8 So sánh ưu thế giữa giống lúa ngắn ngày và các giống lúa dài
ngày ở Quỳnh Phụ...........................................................................76
Bảng 4.9 Thông tin cơ bản của các hộ điều tra................................................77
Bảng 4.10 Tỷ lệ hộ điều tra tham gia các ngành nghề sản xuất.......................78
Bảng 4.11 Kết quả chuyển dịch cơ cấu giống lúa ngắn ngày vụ xuân ở
các xã điều tra qua 3 năm 2008-2010 ..............................................79
Bảng 4.12 Diện tích sản xuất lúa ngắn ngày vụ xuân của các hộ điều tra.......80
Bảng 4.13 Hiệu quả sản xuất lúa ngắn ngày ở vụ xuân của các hộ điều
tra năm 2010.....................................................................................82
Bảng 4.14 So sánh thu nhập bình quân một hộ/năm tại thời điểm trước
và sau khi có chương trình ...............................................................87
Bảng 4. 15 Tổng hợp kết quả của gieo cấy lúa ngắn ngày ..............................88
Bảng 4.16 Một số chỉ tiêu phát triển trồng trọt đến năm 2020 ......................104
Bảng 4.17. Định hướng bố trí cơ cấu luân canh cây trồng của huyện...........107

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

vi


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Bản đồ hành chính huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình

23

Biểu số 1. Cơ cấu sử dụng đất đai ở huyện Quỳnh Phụ năm 2010

35

Biểu số 02. Cơ cấu kinh tế của huyện năm 2005

39

Biểu số 3. Cơ cấu kinh tế của huyện năm 2010

39

DANH MỤC CÁC HỘP
Hộp 4.1 Giống lúa ngắn ngày đem lại hiệu quả kinh tế

85

Hộp 4.2 Thu nhập của người dân tăng cao do cấy lúa xuân ngắn ngày


86

Hộp 4.3 Trình độ dân trí của người dân nâng lên rất nhanh…

91

Hộp 4.4 Được sự ủng hộ rất lớn ...

95

Hộp 4.5 Nhiều khó khăn khi thực hiện cái mới ...

96

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQ

:

Bình quân

BVTV

:


Bảo vệ thực vật

CC

:

Cơ cấu

CN-XD :

Công nghiệp – xây dựng

CNH -HĐH:

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CPLĐ

:

Chi phí lao động

CPTG

:

Chi phí trung gian

DT


:

Diện tích

DV

:

Dịch vụ

ĐVT

:

Đơn vị tính

GTSX

:

Giá trị sản xuất

GTGT

:

Giá trị gia tăng

HTX


:

Hợp tác xã

HQKT

:

Hiệu quả kinh tế

KH

:

Kế hoạch



:

Lao động

NN

:

Nông nghiệp

NS


:

Năng suất

NTTS

:

Nuôi trồng thuỷ sản

PTNT

:

Phát triển nông thôn

SL

:

Số lượng

TB

:

Trung bình

TNHH


:

Thu nhập hỗn hợp

TTCN

:

Tiểu thủ công nghiệp

TM-DV :

Thương mại – dịch vụ

UBND

Ủy ban nhân dân

:

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

viii


1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Lúa là cây lương thực thực phẩm, cung cấp năng lượng chính cho sự
sống của con người, là cơ sở để ổn định và phát triển đất nước. Sản xuất lúa
gạo được hầu hết các quốc gia trên thế giới quan tâm và có các chính sách để

duy trì mở rộng diện tích tăng năng suất. Đối với Việt Nam với dân số đông,
việc đảm bảo đủ lương thực cho người dân là mục tiêu lớn cần đẩy mạnh thực
hiện. Vì thế, áp dụng các giống mới có năng suất, chất lượng cao đang được
khuyến khích và mở rộng diện tích trên phạm vi cả nước.
Tỉnh Thái Bình vẫn xác định nông nghiệp là ngành sản xuất chính,
trong đó sản xuất lương thực với 2 vụ: đông xuân và vụ mùa vừa đảm bảo sản
lượng cho tiêu dùng vừa cung cấp một lượng hàng hóa cho xuất khẩu. Đặc
biệt sản xuất lúa xuân có vai trò quan trọng, quyết định năng suất, sản lượng
lúa cả năm. Năm 2005, tỉnh Thái Bình triển khai Nghị quyết 04-NQ/TU về
chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, trong đó có chủ trương gieo cấy lúa
xuân muộn đạt 100% diện tích. Theo đó các huyện đã ban hành các Nghị
quyết, đề án sản xuất thực hiện chương trình sản xuất này. Tỉnh và huyện đã
ban hành nhiều cơ chế, chính sách để khuyến khích nông dân tham gia thực
hiện chương trình, các huyện phía Nam tỉnh Thái Bình đã chuyển sang cấy trà
xuân muộn, chỉ còn một số huyện phía Bắc tỉnh Thái Bình trong đó có Quỳnh
Phụ còn gieo cấy trà xuân sớm. Thực tế cho thấy lúa xuân muộn luôn cho
năng suất cao hơn lúa xuân sớm, song nông dân trong huyện thực hiện
chương trình sản xuất lúa ngắn ngày vụ xuân còn nhiều hạn chế, bình quân 5
năm diện tích lúa xuân ngắn ngày trà muộn chỉ đạt 70 - 80 % so với tổng diện
tích lúa của huyện. Do đó ảnh hưởng đến cơ cấu mùa vụ, kết quả sản xuất
kinh doanh nông nghiệp và đời sống của nông dân. Bởi vậy, việc nghiên cứu
đánh giá thực hiện chương trình sản xuất lúa ngắn ngày vụ xuân ở địa bàn là
hết sức cần thiết.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

1


Quỳnh Phụ là huyện có truyền thống thâm canh lúa, hoa màu, hàng
năm Quỳnh Phụ gieo cấy 24.000 ha lúa, trong đó vụ xuân 12.000 ha. Các địa

phương trong huyện đã và đang nỗ lực cố gắng trong việc chuyển giao tiến bộ
kỹ thuật, nhiều giống lúa mới, năng suất chất lượng cao được đưa vào sản
xuất. Với tập quán gieo cấy lúa đông xuân chủ yếu các giống dài ngày nên
năng suất sản lượng thóc chưa cao, chưa quy hoạch vùng sản xuất lúa chất
lượng cao theo hướng hàng hoá.
Nhắm xóa bỏ tập quán canh tác trà lúa xuân dài ngày của nông dân cần
đưa giống ngắn ngày vào sản xuất vụ xuân để bố trí cơ cấu mùa vụ hợp lý,
đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính. Thực hiện các đề án sản xuất nông
nghiệp hàng năm của tỉnh, mặc dù đã tập trung lãnh đạo chỉ đạo song kết quả
thực hiện vẫn chưa đạt được kết quả mong đợi, nông dân vẫn gieo cấy giống
dài ngày trà xuân sớm với tỷ lệ cao, có nơi đến 50% diện tích. Để giải quyết
vấn đề này và tăng năng suất, nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác,
UBND huyện đã triển khai thực hiện chương trình sản xuất lúa ngắn ngày vụ
xuân. Chương trình được triển khai từ 10/2005 đến 6/2010 với mục tiêu gieo
cấy 100% diện tích lúa vụ xuân bằng các giống lúa ngắn ngày trà xuân muộn.
Vấn đề đặt ra cho các nhà khoa học và nhà quản lý cần phải nghiên cứu
là: 1- Chương trình sản xuất lúa xuân ngắn ngày vụ xuân ở huyện được thực
hiện như thế nào? 2. Hiệu quả của lúa xuân ngắn ngày như thế nào, liệu có
bằng lúa xuân dài ngày? 3. Việc thực hiện chương trình sản xuất lúa ngắn
ngày vụ xuân ở địa bàn đang gặp những khó khăn vướng mắc ra sao? 4.
Những giải pháp để thực hiện tốt chương trình sản xuất lúa ngắn ngày vụ
xuân ở Quỳnh Phụ là gì?
Để trả lời các câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá thực hiện chương trình sản xuất lúa ngắn ngày vụ xuân ở
huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình”

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

2



1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng thực hiện chương trình sản xuất lúa ngắn
ngày vụ xuân ở Quỳnh Phụ, từ đó đề xuất những giải pháp thực hiện chương
trình sản xuất lúa ngắn ngày vụ xuân đạt hiệu quả cao trong những năm tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá thực
hiện chương trình sản xuất lúa ngắn ngày vụ xuân.
- Đánh giá tình hình thực hiện chương trình sản xuất lúa ngắn ngày vụ
xuân ở huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển chương trình sản xuất lúa
ngắn ngày vụ xuân tại huyện đạt hiệu quả cao trong những năm tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu này tập trung vào những vấn đề kinh tế, tổ chức có liên
quan đến sản xuất lúa ngắn ngày vụ xuân ở hộ nông dân, hợp tác xã dịch vụ
nông nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước về sản xuất nông nghiệp của huyện
Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung:
Tiến hành khảo sát quá trình triển khai thực hiện sản xuất lúa ngắn
ngày vụ xuân. Đánh giá kết quả thực hiện chương trình sản xuất lúa ngắn
ngày hàng năm; đánh giá và so sánh hiệu quả sản xuất của giống lúa ngắn
ngày so với giống lúa dài ngày tại địa phương.
+ Về không gian: Nghiên cứu tại một số xã được chọn làm điểm khảo
sát trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình
- Về thời gian : số liệu nghiên cứu phân tích tập trung chủ yếu 5 năm
2006-2010
Thời gian thực hiện đề tài : Đề tài được nghiên cứu từ tháng 10/2010

đến 10/2011
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

3


2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐÁNH GIÁ
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT LÚA
XUÂN NGẮN NGÀY
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm và vai trò của đánh giá thực hiện chương trình sản xuất
lúa xuân ngắn ngày
2.1.1.1 Một số khái niệm
- Chương trình được định nghĩa là một loạt các hoạt động được thực
hiện với sự hỗ trợ của các nguồn lực nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể
cho các nhóm khách hàng đã được định sẵn (Guiding Principles for Program
Evaluation in Ontario Health Units, 1997).
- Chương trình sản xuất nông nghiệp: chương trình sản xuất nông
nghiệp là một chương trình để giải quyết một vấn đề của sản xuất nông
nghiệp với sự tham gia của các hộ nông dân, doanh nghiệp sản xuất nông
nghiệp, cơ quản quản lý nhà nước về nông nghiệp nhằm mục đích tạo ra
những thay đổi theo hướng tích cực trong sản xuất nông nghiệp, thể hiện bằng
những đề án sản xuất với những tiêu phí về tài chính và tài nguyên đã được
định trước.
- Chương trình sản xuất lúa xuân ngắn ngày là chương trình sản xuất
nông nghiệp do cơ quan nhà nước đề ra nhằm mục đích vận động người nông
dân gieo cấy toàn bộ diện tích lúa vụ xuân bằng giống lúa ngắn ngày để tăng
năng suất, tạo điều kiện bố trí cơ cấu mùa vụ, tăng hệ số sử dụng ruộng đất
trong năm sản xuất.
- Đánh giá là quá trình đánh giá một cách có hệ thống và khách quan

một chương trình, dự án hoặc một chính sách đang được thực hiện hoặc đã
hoàn thành từ giai đoạn thiết kế đến triển khai và các kết quả đạt được. Mục
đích của việc đánh giá là để xác định tính phù hợp và mức độ hoàn thành các
mục tiêu, tính hiệu quả, tác động và tính bền vững. Quá trình đánh giá cần
cung cấp thông tin đáng tin cậy và hữu ích, cho phép lồng ghép những bài học
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

4


kinh nghiệm vào quá trình ra quyết định của các nhà tài trợ và của đối tượng
tiếp nhận tài trợ.
- Đánh giá chương trình là sự thu thập cẩn thận các thông tin về một
chương trình hoặc một vài khía cạnh của một chương trình để ra các quyết
định cần thiết đối với chương trình (Guiding Principles for Program
Evaluation in Ontario Health Units, 1997).
- Đánh giá thực hiện chương trình sản xuất lúa ngắn ngày vụ xuân là để
xem chương trình sản xuất vụ xuân có đạt được những mục đích đề ra không,
đồng thời xem xét kết quả tổng thể mà chương trình đạt được, bao gồm cả
những ảnh hưởng trước mắt và lâu dài.
2.1.1.2 Vai trò của đánh giá thực hiện chương trình sản xuất lúa ngắn ngày
vụ xuân
Đánh giá thực hiện chương trình có vai tròng quan trọng giúp các nhà
lãnh đạo quản lý thấy được những ưu điểm, khuyết điểm cũng như thiếu sót,
tồn tại của chương trình để rút ra bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo sản xuất
trong thời gian tới. Xem xét quá trình chuyển giao quy trình sản xuất của
chương trình đến người nông dân, để áp dụng đúng, đem lại hiệu quả, có sản
phẩm lúa ngắn ngày đủ tiêu chuẩn cung cấp cho thị trường. Chương trình đã
đáp ứng được mục tiêu, nội dung và tiến độ như đã xây dựng và phù hợp với
điều kiện canh tác của địa phương, đem lại hiệu quả cao, được nhiều địa

phương khác sử dụng làm giống phục vụ sản xuất.
Việc ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất đã mang lại hiệu quả cao.
Qua 5 vụ sản xuất lúa ngắn ngày, chương trình đã sản xuất được cho Công ty
cổ phần giống cây trồng Thái Bình số lượng lớn giống lúa ngắn ngày có chất
lượng đảm bảo, năng suất cao hơn, giúp cho người dân sản xuất giúp người
nông dân trồng lúa có thể nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích gieo
trồng. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất đã mang lại hiệu quả cao
cho sản xuất lúa ngắn ngày vụ xuân ở Quỳnh Phụ. Các mô hình sản xuất đã
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

5


cho thấy, giống lúa ngắn ngày thích ứng với điều kiện sản xuất của huyện, có
năng suất cao, khả năng kháng bệnh khá và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn
trên một đơn vị diện tích. Vì vậy người dân nhanh chóng sử dụng giống lúa
ngắn ngày vào sản xuất thay thế giống lúa dài ngày, giống địa phương năng
suất thấp. Những giống lúa ngắn ngày mới nhanh chóng được nhân rộng ra
địa bàn toàn huyện và các huyện khác của tỉnh Thái Bình. Giúp bà con nông
dân nắm bắt đúng kỹ thuật sản xuất, cán bộ khuyến nông của trạm khuyến
nông cùng với khuyến nông viên các xã, thôn đã phối hợp tổ chức triển khai
các lớp tập huấn kỹ thuật ở các xã giúp bà con nông dân nắm bắt kỹ thuật và
ứng dụng vào sản xuất. Các đoàn thể : Hội nông dân, Hội phụ nữ là cầu nối,
phổ biến những thông tin về giống lúa ngắn ngày mới, tập hợp những nông
dân có nhu cầu trồng lúa ngắn ngày giống mới và có trách nhiệm đăng kí với
cán bộ khuyến nông để mua giống. Hội nông dân các cấp còn tạo điều kiện
giúp người dân mua chịu phân bón cho nông dân đầu tư sản xuất, cuối vụ thu
hoạch mới phải thanh toán. Với các giống lúa ngắn ngày mới, người trồng lúa
có khả năng nâng cao thu nhập trên môt đơn vị gieo trồng so với giống lúa
truyền thống của địa phương.

Đối với bà con nông dân huyện Quỳnh Phụ, nhờ đưa giống lúa mới vào
sản xuất đại trà trên diện rộng, nên vụ xuân năm 2010 là một thắng lợi lớn
trên cả 3 phương diện về năng suất, chất lượng, giá bán. Kết quả này đã giúp
người dân địa phương nâng cao thu nhập, đồng thời khẳng định cây lúa ngắn
ngày ngày càng giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng hàng năm của
huyện. Giá lúa ngắn ngày ổn định, năng suất cao, thời tiết thuận lợi đã tạo khí
thế phấn khởi cho người nông dân huyện Quỳnh Phụ trồng lúa những năm
tiếp theo. Được biết, đây là vụ sản xuất thứ ba liên tiếp huyện đạt năng suất
lúa xuân cao nhất từ trước đến nay.
Đánh giá các hoạt động của chương trình đi đến thúc đẩy phát triển ngành
trồng trọt của huyện. Để trồng trọt nói riêng, sản xuất nông nghiệp nói chung
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

6


phát triển bền vững, không tàn phá hoặc làm tổn hại môi trường, đồng thời kích
thích và tăng được khả năng tự chủ của nông dân trong sản xuất.
2.1.2. Nội dung đánh giá chương trình sản xuất lúa ngắn ngày vụ xuân
Đánh giá là xem một cách có hệ thống để xác định tính hiệu quả, mức
độ thành công và những tác động (về kinh tế, xã hội, môi trường) của chương
trình so với mục tiêu đã đề ra. Đây là một hoạt động quan trọng của chương
trình nhằm để trả lời các câu hỏi .
- Chương trình được những mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể hay
không?
- Kết quả đạt được có thoả đáng không so với các nguồn lực đã đầu tư?
- Liệu chương trình đã cải thiệu được đời sống của cộng đồng ở vùng
chương trình?
- Chương trình làm cho xã hội công bằng hơn hay không?
- Chương trình đã góp phần bảo vệ tải nguyên và môi trường?

- Chương trình đã góp phần làm tăng tính tự lập và sự phát triển bền
vững của cộng đồng?
- Để quyết định có nên mở rộng chương trình hay không?
- Để rút ra các bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chương
trình nhằm đánh giá những khuyết điểm tương tự cho những chương trình, đề
án tiếp theo.
- Để báo cáo cho cơ quan tài trợ.
2.1.2.1 Đánh giá tình hình thực hiện
Đây là phần đầu tiên trong nghiên cứu đánh giá tình hình thực hiện
chương trình sản xuất lúa ngắn ngày. Ngay từ khi ban hành chương trình,
UBND tỉnh, UBND huyện đã phải hướng vào một đối tượng hay một lĩnh
vực, một mục tiêu cụ thể nào đó. Tuy nhiên, khi đưa vào thực hiện lại xuất
hiện những yếu tố có thể ảnh hưởng tới tình hình thực hiện và kết quả của

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

7


chương trình sản xuất lúa ngắn ngày vụ xuân. Trong phần này người phân tích
cần: (1) Chỉ rõ số lượng nguồn lực: tài chính, vật chất, nhân lực, thời gian
dùng vào việc thực hiện chương trình; (2) Nêu rõ nội dung của chương trình;
(3) Cách can thiệp của UBND tỉnh, UBND huyện và cách triển khai chương
trình ở xã, thị trấn. Cụ thể trong nghiên cứu này cần trả lời các câu hỏi sau:
- Số lượng nguồn lực (tài chính, vật chất, nhân lực…) dùng vào việc
thực hiện chương trình sản xuất lúa xuân ngắn ngày ở huyện là bao nhiêu?
Nguồn lực đó được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước cấp tỉnh, từ ngân sách
địa phương, từ các tổ chức kinh tế cụ thể ra sao?
- Nội dung cụ thể của chương trình sản xuất lúa ngắn ngày là gì? Trong
một số trường hợp từ nội dung ban hành của chương trình chung lại có sự

thay đổi cho phù hợp với điều kiện của địa phương như thế nào?
- UBND tỉnh, huyện can thiệp một cách trực tiếp hay gián tiếp vào
chương trình sản xuất lúa ngắn ngày vụ xuân của địa phương ?
2.1.2.2 Kết quả thực hiện
Việc xem xét kết quả thực hiện là tiền đề cho việc đánh giá của chương
trình. Ở đây những kết quả phải được thể hiện bằng số lượng đạt được nhờ
thực hiện các hoạt động của chương trình và cụ thể hóa vấn đề thì kết quả này
cần thiết phải định lượng và định tính là chính.
Trong nghiên cứu này cần thể hiện rõ diện tích cấy lúa ngắn ngày trước
khi thực hiện chương trình là bao nhiêu và sau khi thực hiện là bao nhiêu?
những thay đổi nào là nhờ chương trình thực hiện được?
2.1.2.3 Các tác động tích cực và tiêu cực chương trình
Tác động mang lại từ việc thực hiện chương trình sản xuất lúa ngắn
ngày vụ xuân có nhiều cấp độ. Vì vậy, việc nhìn nhận các tác động đó cần
dừng lại ở cấp liên quan đến đối tượng thụ hưởng của chương trình. Khi triển
khai thực hiện chương trình thì sự thành công, tác động tốt đến cơ cấu kinh tế
luôn là mong muốn của cả cộng đồng. Tuy nhiên, việc thất bại của chương
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

8


trình cũng như tác động xấu đến tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa
phương là không thể tránh khỏi. Do vậy, tác động của chương trình sản xuất
lúa ngắn ngày vụ xuân bao gồm cả tác động tích cực và tác động tiêu cực.
- Tác động tích cực: Là những thay đổi được mong đợi hay những
mong muốn của Chính phủ, UBND tỉnh, huyện hay người dân địa phương khi
thực hiện chương trình; đây là những mục tiêu chương trình cần đạt tới.
- Tác động tiêu cực: Là những tác động không mong đợi nhưng không
thể tránh khỏi khi thực hiện chương trình.

Trong phạm vi nghiên cứu này chúng tôi sẽ nhìn nhận các vấn đề dựa
trên sự lồng ghép những lĩnh vực tác động tích cực hay tiêu cực của thực hiện
chương trình nhằm đánh giá được toàn diện nhất những tác động của nó.
2.1.3 Sản xuất lúa ngắn ngày vụ xuân
- Lúa ngắn ngày là danh từ để gọi các giống lúa cảm ôn, có thời gian
sinh trưởng ngắn từ 100 - 130 ngày. Thời gian sinh trưởng của cây lúa được
tính từ khi hạt thóc nảy mầm tới lúc kết thúc quá trình chín sinh lý (thu
hoạch).
- Vụ xuân là vụ sản xuất có thời gian gieo cấy xung quanh tiết lập xuân.
- Sự khác nhau của các giống lúa ngắn ngày, dài ngày chủ yếu căn cứ
vào thời gian sinh trưởng. Mặc dù có thời gian sinh trưởng khác nhau, các
giống lúa đều trải qua hai giai đoạn sinh trưởng phát dục chính: sinh trưởng
dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Thời gian sinh trưởng chịu ảnh hưởng
của nhiệt độ, nên cùng một giống lúa gieo cấy trong vụ xuân có thời gian sinh
trưởng dài hơn vụ mùa. Lúa gieo thẳng có thời gian sinh trưởng ngắn hơn lúa
cấy 7 - 10 ngày, là thời gian cây mạ bén rễ hồi xanh sau cấy. Nhưng do thời
gian mạ (18 - 20 ngày) không nằm trên ruộng cấy nên lúa cấy lại chiếm đất
ngắn hơn tạo điều kiện cho việc tăng vụ. Sự khác nhau của các giống ngắn
ngày với dài ngày chủ yếu ở thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng. Các giống lúa

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

9


ngắn ngày hầu như không có thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng chậm, hoặc là
thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng có thể thay đổi rất lớn (18-38 ngày). Các
giống lúa dài ngày mẫn cảm với ánh sáng mới có thời kỳ sinh trưởng sinh
dưỡng chậm, xuất hiện từ sau khi đẻ nhánh rộ đến lúc phân hóa đòng. Các
giống lúa ngắn ngày có phần đầu thời kỳ sinh trưởng sinh thực lại xuất hiện

ngay khi chưa kết thúc thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng.
2.1.4. Đặc điểm của sản xuất lúa ngắn ngày vụ xuân
- Các giống lúa ngăn ngày vừa có thời gian sinh trưởng ngắn vừa không
mẫn cảm hay mẫn cảm yếu với độ dài của ngày, có thể ra hoa và chín quanh
năm nếu có đủ nước. Vì vậy, sử dụng các giống ngắn ngày làm cho kế hoạch
trồng lúa dễ linh hoạt và thích hợp với đặc điểm luân canh tăng vụ. Nếu như
chúng ta chỉ đạo thực hiện tốt về mặt thời vụ, để đảm bảo an toàn cho mạ và lúa
mới cấy, đảm bảo cho lúa xuân làm đòng, trỗ bông vào thời điểm thuận lợi thì
vẫn có được một vụ xuân ăn chắc và hoàn toàn có điều kiện để sản xuất lúa mùa
sớm nhằm mở rộng cây vụ đông trên đất 2 lúa. Tập trung chỉ đạo gieo cấy lúa
xuân muộn trong khung thời vụ tốt nhất (từ 25/1– 05/2) để đảm bảo có được vụ
lúa xuân ăn chắc; đồng thời nếu thực hiện tốt, kịp thời các khâu sản xuất vụ mùa
thì hoàn toàn có điều kiện để mở rộng sản xuất cây vụ đông trên đất 2 lúa nhằm
nâng cao giá trị thu nhập trên 1 đơn vị diện tích.
- Thâm canh lúa ngắn ngày để đạt năng suất cao cần bón nhiều phân,
nhiều nghiên cứu đã kết luận do phần lớn nhu cầu dinh dưỡng (đạm, lân, ka
ly) cần được đáp ứng tập trung trong một thời gian rất chặt chẽ ở thời kỳ sinh
trưởng đầu.
- Độ an toàn của việc gieo cấy các giống ngắn ngày trà xuân muộn cao
hơn so với gieo cấy các giống dài ngày trà xuân sớm. Giống lúa ngắn ngày
vừa có khả năng thâm canh cao vừa có khả năng tăng vụ để tăng thu nhập cho
hệ thống canh tác sử dụng chúng. Lúa ngắn ngày vụ xuân được gieo cấy ở trà

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

10


xuân muộn (gieo mạ trước ngày 20/1) để kết thúc vụ xuân sớm, tạo điều kiện
làm mùa sớm và mở rộng cây vụ đông.

- Sử dụng các giống ngắn ngày còn tiết kiệm được nước tưới mà cây
lúa có yêu cầu rất lớn, đồng thời giảm chi phí chăm sóc nâng cao hiệu quả
kinh tế cho nghề trồng lúa.
2.1. 5 Yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chương trình sản xuất lúa ngăn ngày
2.1.5.1 Yếu tố tự nhiên
Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình thuộc đồng bằng sông Hồng có những điều
kiện tự nhiên tác động ảnh hưởng đến sản xuất lúa xuân ngắn ngày như sau:
+ Nhiệt độ là yếu tố ngoại cảnh chủ yếu có ảnh hưởng đến thời gian
sinh trưởng của lúa xuân. Nhiệt độ trung bình thích hợp cho suốt thời gian
sinh trưởng phát triển. Thời tiết vụ xuân ở đồng bằng sông Hồng nhìn chung
thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và không có sự sai khác lớn giữa các tỉnh
trong khu vực. Tuy nhiên vẫn có những năm thời tiết diễn biến bất thường,
không giống quy luật chung, đã làm ảnh hưởng đáng kể đến kết quả sản xuất
nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng. Tính từ năm 1970 đến 2010,
có 20 năm thời tiết vụ đông xuân diễn biến bất thường, trong đó có 9 năm rét
và 11 năm ấm hơn trung bình nhiều năm. Những năm thời tiết vụ đông xuân
rét, nếu bảo vệ và chăm sóc mạ tốt, không bị đảo lộn cơ cấu giống và có biện
pháp thâm canh hợp lý thì chắc chắn sẽ giành được năng suất cao. Ngược lại
vào những năm thời tiết vụ đông xuân ấm, cây lúa sinh trưởng ở giai đoạn đầu
khá thuận lợi nhưng nếu không kịp thời có biện pháp tác động vào quy trình
thâm canh, lúa sẽ trỗ bông sớm, năng suất giảm.
+ Ánh sáng: Lúa là cây phản ứng với quang chu kỳ rất cao. Số giờ nắng
có ảnh hưởng rõ rệt tới sự sinh trưởng và phát dục của lúa, quá trình trỗ bông
của lúa thuận lợi khi số giờ nắng cao.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

11



Các yếu tố nhiệt độ và ánh sáng (nhất là nhiệt độ) tác động trực tiếp đến
quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa xuân, rõ nét nhất là tác động đến
các quá trình: Sinh trưởng của cây mạ; tốc độ ra lá, khả năng đẻ nhánh và
hình thành dảnh hữu hiệu; hiệu suất quang hợp, tích luỹ chất khô và quá trình
thụ phấn, tỷ lệ hạt mẩy từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và hiệu quả
sản xuất lúa.
+ Độ ẩm, lượng mưa: Nước là yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng lớn đến
năng suất lúa, lúa là cây trồng ưa nước. Cây lúa nước đòi hỏi có đủ lượng
nước nhất định trong suốt thời gian sinh trưởng của lúa. Vụ xuân thường khô
hạn lúc đầu vụ song cuối vụ lượng nước lại dồi dào.
+ Đất đai: lúa yêu cầu độ phì của đất cao, do đặc điểm sinh lý của lúa,
đất trồng lúa đảm bảo giữ nước tốt, thành phần cơ giới của đất tốt nhất là thịt
nhẹ, thịt nặng, thích nghi ở nhiều loại chân đất vàn, vàn trũng, vàn cao.
2.1.5.2 Thời vụ gieo trồng
Các giống lúa trong trà xuân muộn có thời gian sinh trưởng ngắn: Nếu
gieo mạ xuân muộn vào thời điểm trước ngày 20/1, cấy lúa vào đầu tháng 2 đây là thời điểm có nhiệt độ thấp nhất trong vụ đông xuân (nhiệt độ trung
bình đều dưới 17oC, có nhiều đợt rét đậm, rét hại) do vậy sẽ rất không an toàn
cho cây mạ và lúa mới cấy. Lúa làm đòng từ trung tuần tháng 3 đến cuối
tháng 4 (nhiệt độ TB 20 – 24oC, không thuận lợi cho quá trình làm đòng); lúa
trỗ bông vào từ 20/4 – 05/5 (nhiệt độ TB dưới 27oC, không thuận lợi cho quá
trình trỗ bông), mặt khác vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 xác suất gặp gió mùa
đông bắc còn cao (tần suất 7- 9%). Như vậy quá trình làm đòng và trỗ bông
của lúa đều không thuận lợi, lúa sẽ bị bớt đầu bông, tỷ lệ lép cao, năng suất
giảm. Đặc biệt nếu lại gặp những năm có vụ đông xuân ấm, lúa trỗ bông trong
tháng 4, năng suất lúa càng giảm.
Nếu gieo mạ xuân muộn vào thời điểm từ ngày 25/1 – 05/2, cấy lúa
vào nửa cuối tháng 2 – lúc này nhiệt độ tăng dần và đã đạt trên 17oC, xác suất

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….


12


gặp rét đậm, rét hại thấp nên khá an toàn cho mạ và lúa mới cấy. Lúa làm
đòng từ nửa cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 (nhiệt độ TB 25,5 - 27oC); trỗ bông
tập trung từ 10/5 – 15/5 (nhiệt độ TB trên 27oC). Mặt khác vào thời điểm lúa
trỗ bông, vào chắc xác suất gặp gió tây khô nóng ở khu vực thấp (tần suất 513%), điều kiện ánh sáng tốt (số giờ nắng đạt trên 6 giờ/ngày). Như vậy quá
trình làm đòng, trỗ bông và vào chắc của lúa đều rất thuận lợi, chắc chắn sẽ
cho năng suất cao.
2.1.5.3 Yếu tố tâm lý - xã hội
- Tâm lý người nông dân luôn muốn theo những cái đã ổn định, ăn
chắc, ít rủi ro, trong khi đó gieo cấy giống lúa dài ngày trà xuân sớm vẫn có
những ưu điểm nhất định, và họ đã có tập quán canh tác từ lâu.
- Trình độ năng lực của hộ nông dân: am hiểu khoa học kỹ thuật và tổ
chức quản lý; khả năng ứng xử trước những thay đổi của thị trường; khả năng
trang bị cơ sở vật chất của chủ hộ.
- Thị trường tiêu thụ lúa gạo nó ảnh hưởng đên quyết định có sản xuất
giống lúa ngắn ngày, hay giống lúa dài ngày. Nếu giá của lúa ngắn ngày cao
thì người nông dân sẽ cấy nhiều diện tích lúa ngắn ngày hơn và ngược lại. Thị
trường bao gồm cả đầu vào và đầu ra, nó ảnh hưởng đến khả năng đầu tư, khả
năng tiêu thụ ảnh hưởng đến lợi nhuận của người sản xuất và vì vậy cần có thị
trường ổn định.
2.1.5.4 Yếu tố tổ chức, quản lý
Quy mô sản xuất của từng hộ, ảnh hưởng tới việc áp dụng cơ giới hóa
và mức đầu tư cho sản xuất. Sự vào cuộc của các cơ quan quản lý nhà nước,
HTXDV nông nghiệp, tổ chức xã hội cũng tác động rất lớn đến chủ trương
gieo cây lúa xuân ngắn ngày. Đó là sự lãnh đạo chỉ đạo, điều hành của chính
quyền các cấp, sự chấp hành kỷ cương thời vụ, sự tuyên truyền đối với các
đoàn viên, hội viên, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật chăm sóc bảo vệ lúa.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….


13


Quản lý của Nhà nước có tác động rất lớn đến thực hiện chương trình,
đảm bảo thị trường cung cấp các yếu tố đầu vào, đầu ra chất lượng tốt phục
vụ nhân dân sản xuất. Điều tiết việc tưới tiêu nước hợp lý, tạo điều kiện thuận
lợi cho nông dân gieo trồng lúa xuân.
2.1.5.5 Yếu tố chính sách
Khi một chủ trương mới đi vào cuộc sống, đây là một cuộc cách mạng,
làm thay đổi nếp nghĩ cách làm và tập quán canh tác nó đòi hỏi phải có sự tập
trung lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành và những chính sách kích thích
nông dân tham gia. Nếu có môi trường và chính sách thuận lợi thì những cái
mới có hiệu quả kinh tế sẽ dần được phát triển nhân ra diện rộng.
2.1.5.6 Khoa học công nghệ và công tác khuyến nông
Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật một cách hoàn chỉnh về các chuyên ngành
cho các trạm khuyến nông cấp huyện để có thể giúp người dân ứng dụng khoa
học công nghệ một cách tốt nhất trong sản xuất lúa xuân. Thực hiện các đề tài
nghiên cứu, ứng dụng, khảo nghiệm những giống lúa mới, những tiến bộ khoa
học kỹ thuật mới có giá trị kinh tế, năng suất hiệu quả cao ở trong huyện sẽ
giúp nông dân tiếp cận được giống lúa mới, kỹ thuật canh tác mới cũng làm
tăng diện tích lúa xuân ngắn ngày. Đặc biệt sau khi nghiên cứu có kết quả
phải thực hiện công tác chuyển giao kỹ thuật nhanh nhất cho người nông dân
vào sản xuất thử nghiệm và nhân rộng, đảm bảo yếu tố khoa học - công nghệ
chiếm 90% giá trị mới được tạo ra của nông sản, như vậy nông sản mới có
chất lượng tốt, giá thành thấp đủ sức cạnh tranh bền vững trên thị trường.
Công tác khuyến nông được xem như một khâu đột phá trong việc sản
xuất nông sản hàng hoá. Trên cơ sở quy hoạch xác định rõ những nông sản
hàng hoá chiến lược, công tác khuyến nông phải được đầu tư theo chương
trình tập trung, trọng điểm. Chú trọng công tác huấn luyện, trình diễn mô hình

cho nông dân. Việc tổ chức trình diễn các mô hình khuyến nông với phương
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

14


châm “Trăm nghe không bằng một thấy” là hết sức quan trọng để thuyết phục,
hướng dẫn nông dân áp dụng kỹ thuật mới. Ngoài ra cần phải xúc tiến công tác
thị trường, chế biến và lưu thông hàng hoá, đẩy nhanh quá trình sản xuất hàng
hóa, góp phần vào sự nghiệp hiện đại hóa nông nghiệp của huyện.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình sản xuất lúa ngắn ngày trên thế giới
Lúa được thế giới đánh giá là một trong 3 loại cây lương thực quan trọng
trong sản xuất nông nghiệp và là nguồn thức ăn chính cho hơn 70% dân số
trên thế giới. Cây lúa dễ trồng, dễ chăm sóc và có khả năng thích ứng rộng
cho nên trên thế giới đã có trên 100 quốc gia trồng lúa và được lưu truyền
nghề trồng lúa qua nhiều thế hệ.
Theo thống kê của tổ chức lương thực thế giới (FAO,2008) cho thấy:
hiện nay trên thế giới có 114 nước trồng lúa, có 18 nước có diện tích trồng lúa
trên 1.000.000 ha tập trung ở châu Á, có 31 nước có diện tích trồng lúa trong
khoảng 100.000ha-1.000.000ha. Trong đó có 27 nước có năng suất trên 5
tấn/ha, đứng đầu là Ai Cập (9,7 tấn/ha).
Nhờ có những tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã và đang được
áp dụng rộng rãi trong quá trình sản xuất lúa trên thế giới như: sự đầu tư thâm
canh, sử dụng các giống mới, xây dựng cơ sở vật chất, hoàn chỉnh biện pháp
kỹ thuật đã làm tăng năng suất và sản lượng lúa trên thế giới, trong khi diện
tích đất sản xuất lúa lại không tăng. Các châu lục có vị trí địa lý khác nhau thì
kết quả sản xuất lúa và năng suất lúa cũng không giống nhau.
Sản lượng lúa trên thế giới năm 2008 là 661,811 triệu tấn, đứng đầu là
Trung Quốc và Ấn Độ là những quốc gia có công nghệ sinh học phát triển đã

chọn tạo ra bộ giống lúa cảm ôn, ngắn ngày cho năng suất cao như lúa lai.
Theo dự báo của Ban nghiên cứu kinh tế - Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, trong giai
đoạn 2007 - 2010, các nước xuất khẩu gạo ở Châu Á sẽ vẫn tiếp tục là nguồn
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

15


xuất khẩu gạo chính trên thế giới bao gồm các nước: Thái Lan, Việt Nam, Ấn
Độ. Riêng xuất khẩu gạo của Thái Lan và Việt Nam sẽ chiếm khoảng ½ tổng
lượng gạo xuất khẩu trên thế giới. Một số nước khác cũng có đóng góp cho
việc tăng sản lượng gạo trên thế giới như Ấn Độ. Sahara, Châu Phi,
Bangladesh, Philippines, Brazil…
2.2.2. Tình hình sản xuất lúa ngắn ngày vụ xuân ở Việt Nam
Nghề trồng lúa ở Việt Nam có lịch sử lâu đời nhất so với nghề trồng lúa
ở các nước châu Á. Theo các tài liệu khảo cổ ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt
Nam... Cây lúa đã có mặt từ 3000 - 2000 năm trước công nguyên. Tổ tiên
chúng ta đã thuần hóa cây lúa dại thành cây lúa trồng và đã phát triển nghề
trồng lúa đạt được những tiến bộ như ngày nay.
Trước năm 1945, diện tích trồng lúa ở 2 đồng bằng Bắc bộ và Nam Bộ là
1,8 triệu và 2,7 triệu ha với năng suất bình quân 13 tạ/ha và sản lượng thóc
tương ứng 2,4 - 3,0 triệu tấn. Trong thời gian này chủ yếu là các giống lúa cũ,
ở miền Bắc sử dụng các giống lúa cao cây, ít chịu thâm canh, dễ đổ, năng suất
thấp. Nhà nông có câu “Nhất thì, nhì thục”, từ năm 1963- 1965, ở những vùng
chuyên canh lúa do diện tích nhiều, thường có một số diện tích cấy chậm, bị
muộn thời vụ. Nhờ tiến bộ kỹ thuật đã đưa vào một số giống lúa xuân thấp
cây, ngắn ngày đã đảm bảo được thời vụ. Đã chuyển vụ lúa chiêm thành vụ
lúa xuân, chuyển từ xuân sớm thành xuân chính vụ (80-90%) diện tích và thời
kỳ 1985-1990 sang xuân sớm (5-10%) và 70-80% là xuân muộn. Một số
giống lúa xuân đã có năng suất cao hơn hẳn lúa chiêm, có thể cấy được cả hai

vụ chiêm xuân và vụ mùa. Do thay đổi cơ cấu sản xuất lúa, kết hợp với áp
dụng hàng loạt các tiến bộ kỹ thuật mới nên sản xuất lúa ở Việt Nam ngày
càng phát triển và đạt được những thành tựu đáng kể. Từ năm 1979 đến 1985,
sản lượng lúa cả nước tăng từ 11,8 lên 15,9 triệu tấn, nguyên nhân là do ứng

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

16


×