Các bước xây dựng
Kế hoạch dạy học có sử dụng
Di sản văn hóa phi vật thể
1
Hà Nội - 2014
Các bước xây dựng
Kế hoạch dạy học có sử dụng
Di sản văn hóa phi vật thể
Hà Nội - 2014
UNESCO/ Ngụy Hà
Nghề thêu
của người Dao tại Sa Pa,
tỉnh Lào Cai
4
Giới thiệu
“Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân,
vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể
hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình
thức khác” (Luật di sản văn hóa 2009).
Di sản văn hóa phi vật thể có ở mọi nơi xung quanh chúng ta và là nguồn tài liệu
đa dạng, phong phú, có thể khai thác để học tập suốt đời. Việc sử dụng di sản văn
hóa phi vật thể vào dạy học ở trường phổ thông sẽ góp phần đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng tích cực, đồng thời đa dạng hóa các hình thức tổ chức
dạy học. Qua đó, bài học trở nên sinh động, hấp dẫn, kích thích hứng thú học tập
của học sinh, giúp học sinh nâng cao nhận thức, phát triển kỹ năng học tập, tự
chiếm lĩnh kiến thức, và tiếp thu bài học tốt hơn. Việc sử dụng di sản văn hóa vào
quá trình dạy học sẽ giúp cho học sinh dễ dàng vận dụng kiến thức đã học vào
thực tế, giải thích một cách khoa học hơn về các hiện tượng liên quan đến thế
giới xung quanh. Đồng thời, sử dụng di sản văn hóa trong dạy học cũng cung cấp
cho học sinh các kiến thức về giá trị, chức năng, ý nghĩa của những di sản này, từ
đó nâng cao nhận thức của giới trẻ về bảo vệ các giá trị di sản văn hóa của dân
tộc, hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững.
Hướng dẫn này là tài liệu tham khảo cho giáo viên phổ thông. Hướng dẫn chỉ ra
các bước có thể tiến hành khi xây dựng kế hoạch bài học nội khóa có sử dụng các
di sản văn hóa phi vật thể tại lớp học, bảo tàng hoặc tại nơi có các di sản văn hóa
đang tồn tại. Khi sử dụng hướng dẫn này cần vận dụng một cách linh hoạt, sáng
tạo, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.
5
UNESCO/Viện Văn hóa - Nghệ thuật Việt Nam
Huỳnh Hà chợ phiên
6
Nguyên tắc chung
Về thành phần tham gia
Để xây dựng kế hoạch dạy học có sử dụng di sản văn hóa phi vật thể trong bài
học, nên có sự tham gia và phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên với chủ thể văn hóa
là người dân và các cán bộ văn hóa tại địa phương.
Trong trường hợp cán bộ văn hóa địa phương không có điều kiện tham gia hoặc
không có điều kiện phối hợp với chủ thể văn hóa, giáo viên có thể chủ động tự
xây dựng bài học và tận dụng tối đa các nguồn lực và tài nguyên sẵn có, đặc biệt
lưu ý đến tính chính xác về nội dung của di sản văn hóa.
Trong quá trình thực hiện, giáo viên và cán bộ văn hóa cần:
Đảm bảo tính phù hợp của việc sử dụng di sản văn hóa vào bài học;
Đảm bảo tính chính xác đối với các nội dung của di sản văn hóa;
Đảm bảo tính khả thi trong đáp ứng yêu cầu phân phối chương trình của
môn học.
Lễ rước nước
trong hội Gióng
đền Phù Đổng,
Gia Lâm, Hà Nội
7
Các bước xây dựng
Kế hoạch dạy học
Bước 1
Lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương
Để có được danh mục đầy đủ nhất, giáo viên và cán bộ văn hóa cần:
-- Hiểu được khái niệm và biết cách nhận diện di sản văn hóa phi vật thể;
-- Điều tra thông tin về các loại hình di sản văn hóa phi vật thể đang tồn tại ở địa phương,
thông qua:
• Tham khảo danh mục kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể của Phòng Văn hóa và
Thông tin quận, huyện và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố (gọi
chung là tỉnh;
• Thu thập thông tin từ cộng đồng, đặc biệt là từ già làng, trưởng bản, trưởng thôn
hay những người cao tuổi khác, v.v. thông qua phỏng vấn;
• Tra cứu thông tin qua tư liệu sách, báo, tạp chí, băng đĩa, bài báo nghiên cứu, v.v.
về di sản văn hóa phi vật thể tại thư viện nhà trường, thư viện huyện, thư viện tỉnh,
thư viện quốc gia, v.v;
• Tra cứu thông tin trên Internet.
-- Lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể của địa phương hoặc nhóm dân tộc và mô tả
tóm tắt về các di sản đó trong danh mục.
Công ước về Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO đưa ra định nghĩa:
“Di sản văn hóa phi vật thể” được hiểu là các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu
đạt, tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các
không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm người và trong một
số trường hợp là các cá nhân, công nhận là một phần di sản văn hóa của họ. Được
chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, di sản văn hóa phi vật thể được các cộng
đồng và các nhóm người không ngừng tái tạo để thích nghi với môi trường và mối
quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành
trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối
với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người. Vì những mục đích của Công
ước này, chỉ xét đến những di sản văn hóa phi vật thể phù hợp với các văn kiện Quốc
tế hiện hành về quyền con người, cũng như những yêu cầu về sự tôn trọng lẫn nhau
giữa các cộng đồng, các nhóm người và cá nhân, và về phát triển bền vững.
Di sản văn hóa phi vật thể gồm các lĩnh vực:
(a) các truyền thống và biểu đạt truyền khẩu, trong đó ngôn ngữ là phương tiện của
di sản văn hóa phi vật thể;
(b) nghệ thuật trình diễn;
(c) tập quán xã hội, tín ngưỡng và các lễ hội;
(d) tri thức và tập quán liên quan đến tự nhiên và vũ trụ;
(e) nghề thủ công truyền thống.
10
UNESCO/Nguyễn Đức Tăng
Bài học nội khóa có sử dụng di sản văn hóa phi vật thể
có thể diễn ra trên lớp hoặc tại thực địa
Ở bước này cán bộ văn hóa tiến hành, sau đó giáo viên bổ sung. Nếu không có cán bộ văn
hóa, giáo viên thực hiện nhưng cần đảm bảo sự phù hợp của các di sản khai thác sử dụng
với nội dung bài học. Giáo viên cần kiểm tra tính chính xác của thông tin về di sản với sự
giúp đỡ của cán bộ văn hóa, nhà nghiên cứu, quản lý di sản văn hóa tại địa phương hoặc
đối chiếu với các nguồn thông tin chính thống.
Những đặc điểm nhận diện di sản văn hóa phi vật thể:
Là di sản đang được thực hành tại cộng đồng;
Được cộng đồng sáng tạo, duy trì và chuyển giao từ đời này sang đời khác;
Được cộng đồng xem là một phần quan trọng trong đời sống, tạo nên bản
sắc của họ;
Phản ánh sự đa dạng văn hóa và tôn trọng lẫn nhau giữa các cộng đồng và
nhóm người.
11
Bước 2
Tìm ra mối liên kết giữa nội dung bài học với di sản văn hóa phi vật
thể của địa phương
Để thực hiện bước này, giáo viên và cán bộ văn hóa cần phối hợp:
-- Nghiên cứu nội dung các bài học trong chương trình, sách giáo khoa và nội dung các
di sản văn hóa phi vật thể tại danh mục đã lập ở Bước 1;
-- Lập bảng danh mục chỉ ra liên kết giữa nội dung bài học và di sản văn hóa phi vật thể;
-- Trên cơ sở bảng tổng hợp, chọn một (hoặc nhiều) di sản văn hóa phi vật thể, phù hợp
với bài học để tiến hành thiết kế bài học sử dụng các di sản đó.
Thí dụ về bảng danh mục:
STT Bài trong
sách giáo
khoa
Di sản văn
hóa phi vật
thể có thể sử
dụng
Nội dung bài giảng và
hoạt động học có sử dụng
di sản
Hình thức dạy
học (trên lớp/
tại di sản)
Các
phương
diện về
phát triển
bền vững
(xem gợi ý
số 5)
1
Nguồn âm Âm nhạc từ
(Vật lí, lớp nhạc cụ cồng,
7)
chiêng, trống,
v.v.
• Đặc điểm nguồn âm: khi Học trên lớp
phát ra âm các vật đều dao
động
• Hoạt động: Kiểm tra mặt
cồng, chiêng, trống: dùng
tay sờ, dùng giấy mỏng để
sát mặt cồng, hoặc/và dùng
quả cầu bấc để sát mặt
cồng
Ý thức bảo
vệ di sản
văn hóa
và bản sắc
dân tộc
2
Ngành
thân mềm
(Sinh học,
lớp 8)
Nghề khảm
trai, trang trí
bằng vỏ ốc,
nuôi trai
lấy ngọc
• Tìm hiểu vai trò của
ngành thân mềm: làm đồ
trang sức, làm vật trang trí,
làm sạch môi trường nước,
v.v.
• Học sinh trải nghiệm
hoặc trình bày về nghề
khảm trai, ốc, hoặc nuôi
ngọc trai
• Học trên lớp
hoặc tại nơi có
thực hành nghề
• Học sinh được
giao bài tập tìm
hiểu trước về
nghề thủ công
có sử dụng
ngành thân
mềm và trình
bày trước lớp
Ý thức bảo
vệ môi
trường tự
nhiên, bảo
tồn nghề
thủ công
truyền
thống
3
...
...
...
...
...
12
Bước 3
Thiết kế bài học sử dụng di sản văn hóa phi vật thể
1. Nghiên cứu tài liệu liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể đã lựa chọn
UNESCO/Vũ Phương Nga
Trước khi tổ chức nghiên cứu tại thực địa, giáo viên và cán bộ văn hóa cần phối hợp:
-- Nghiên cứu mọi tư liệu đã có liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể đã được lựa chọn;
-- Xác định các thông tin, tư liệu cần bổ sung để xây dựng nội dung bài học;
-- Chuẩn bị bảng câu hỏi phỏng vấn tại thực địa về nội dung di sản văn hóa phi vật thể
cần bổ sung;
-- Dự kiến các hoạt động học tập hoặc thí nghiệm, thực hành có sử dụng di sản văn hóa
phi vật thể.
Giáo viên bộ môn phối hợp với
cán bộ văn hóa nghiên cứu tư liệu
2. Xây dựng kế hoạch và thiết kế bài học
Trên cơ sở các di sản đã được xác định ở Bước 2, giáo viên xây dựng kế hoạch bài học, chú
ý thiết kế các hoạt động học tập cho học sinh, sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy
học tích cực phù hợp. Bài học có cấu trúc như sau:
13
Tên bài học: .................................................
Lớp : ..............................................................
Thời gian : ....................................................
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
2. Kỹ năng
3. Thái độ
(Lưu ý hình thành những năng lực cho học sinh trong bài học)
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên
2. Học sinh
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động học tập
1. Kiểm tra bài cũ (Cần linh hoạt trong quá trình tổ chức các hoạt động học tập)
2. Dẫn dắt vào bài mới
3. Tổ chức các hoạt động học tập
Hoạt động 1 ..............................................................................
Hoạt động 2: .............................................................................
Hoạt động 3: .............................................................................
...
IV. Kết thúc bài học
1. Củng cố, rút kinh nghiệm
2. Dặn dò, hướng dẫn bài tập
3. Nghiên cứu, tìm hiểu về di sản trong thực tế
Giáo viên phối hợp với cán bộ văn hóa tổ chức nghiên cứu thực tế, khảo sát tại nơi có di
sản. Việc tổ chức nghiên cứu, tìm hiểu về di sản trong thực tế không nên quá dài và nên
chia thành 2 đợt, mỗi đợt khoảng 1-2 ngày:
Đợt 1:
Tiến hành thu thập thông tin tại nơi có di sản thông qua cách thức phỏng vấn, ghi âm,
chụp ảnh, quay phim, v.v. và kiểm chứng tính phù hợp của di sản với nội dung bài học.
Kiểm chứng hoạt động học đã gợi ý có phù hợp với yêu cầu nội dung và thời lượng bài
học hay không. Xác định hình thức tổ chức dạy học: trên lớp hoặc tại di sản (Bài học tại thực
địa). Nghiên cứu khả năng mời người nắm giữ, thực hành di sản (Xem Đặc điểm nhận diện
ở trang tiếp theo) tại địa phương tham gia vào hoạt động dạy học.
Đợt 2:
Bổ sung tư liệu còn thiếu sau khi chỉnh sửa lại kế hoạch bài học. Chuẩn bị hiện vật, phương
tiện, đồ dùng phục vụ cho bài học.
14
UNESCO/Võ Mai Phương
Giáo viên bộ môn và cán bộ văn hóa
tìm hiểu hát dân ca tại nhà nghệ nhân
Trong trường hợp không có điều kiện để tổ chức nghiên cứu, tìm hiểu tại thực tế, giáo
viên với sự trợ giúp của cán bộ văn hóa có thể tìm hiểu sâu về di sản thông qua các buổi
nói chuyện, thuyết trình, giảng dạy của các nhà nghiên cứu về từng di sản văn hóa cụ thể
hoặc thông qua các nguồn tư liệu phát hành chính thức và các cơ quan quản lý văn hóa.
Đặc điểm nhận diện người nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể:
Am hiểu, có kỹ năng, kỹ thuật, bí quyết nổi bật;
Đã thực hành di sản nhiều năm;
Tham gia tổ chức, hoặc thực hành liên tục;
Có đóng góp trong truyền dạy;
Được cộng đồng công nhận.
Thí dụ: thầy ông Hiệu, thợ cả, ông Tiên chỉ, ông trùm phường, nghệ nhân, đồng
thầy, võ sư, ông mo, bà mo, ông lang, ca nương, kép đàn, chủ tế, v.v.
15
UNESCO/Nguyễn Đức Tăng
Nghệ nhân ca trù
Nguyễn Thị Chúc,
làng Ngãi Cầu,
Hà Nội
4. Bổ sung, điều chỉnh kế hoạch bài học
Dựa trên các nguồn tư liệu đã thu thập (sách, báo, tạp chí, băng đĩa, bài báo nghiên cứu,
phỏng vấn, bài viết của nhà nghiên cứu, v.v.) và tư liệu thu thập từ nghiên cứu thực tế, giáo
viên phối hợp với cán bộ văn hóa chọn lọc phần tư liệu về di sản có giá trị sử dụng hiệu quả
nhất để gắn với bài học và khắc sâu kiến thức về phần này.
5. Áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực trong thiết kế
hoạt động học tập
Tùy từng môn học, thời gian và hình thức tổ chức dạy học, giáo viên có thể sử dụng các
phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để thiết kế hoạt động học tập trước, trong và sau
tiết học sao cho phù hợp.
Bước 4
Giảng tập dượt, đánh giá và hoàn thiện
Sau khi hoàn thành việc thiết kế bài học, nếu điều kiện cho phép, giáo viên tổ chức giảng
tập dượt trong tổ bộ môn hoặc sử dụng một tiết học để giảng thử nhằm xác định:
-- Tính phù hợp của việc sử dụng di sản văn hóa phi vật thể vào bài học;
-- Tính khả thi trong việc đáp ứng các yêu cầu trong phân phối chương trình của môn học;
-- Tính chính xác của nội dung di sản văn hóa phi vật thể.
Dựa trên những ý kiến đánh giá sau giảng tập dượt, giáo viên và cán bộ văn hóa cần thống
nhất để điều chỉnh tiến trình bài học, các hoạt động, tư liệu hình ảnh và lời giảng của giáo
viên cho phù hợp và hoàn thiện kế hoạch, thiết kế bài học. Bổ sung thêm tư liệu, phương
tiện phục vụ cho bài học (nếu cần).
16
UNESCO/Nguyễn Thị Vân
Giảng tập dượt tiết Vật lí
Bước 5
Tiến hành giảng dạy bài học sử dụng di sản văn hóa phi vật thể
Sau khi đã hoàn thành việc thiết kế cần đưa bài học vào kế hoạch giảng dạy của bộ
môn trong học kỳ hoặc năm học, Ban Giám hiệu, tổ bộ môn cần theo dõi tình hình
thực hiện thực tế, đánh giá và có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp (nếu cần).
Giáo viên bộ môn tổ chức giảng dạy bài học trên lớp hoặc tại di sản (tại thực địa) theo
kế hoạch và thiết kế bài học đã xây dựng (Chú ý đến công tác chuẩn bị chu đáo, đầy
đủ mọi điều kiện để việc tổ chức dạy học diễn ra an toàn, đúng kế hoạch và hiệu quả).
Các cơ quan quản lý giáo dục tại địa phương cần phối hợp với cơ quan quản lý, nghiên
cứu về di sản văn hóa thường xuyên tổ chức dự giờ kiểm tra và đánh giá về chất lượng,
hiệu quả triển khai sử dụng di sản văn hóa phi vật thể trong dạy học; đồng thời đưa
ra góp ý, bổ sung và xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng và những chính sách
hỗ trợ cho giáo viên.
17
18
UNESCO/Võ Mai Phương
Trò đánh mảng của người Mường
tại Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình
19
20
Một số gợi ý
giúp thực hiện hiệu quả
việc sử dụng di sản văn hóa
phi vật thể trong dạy học
21
1
2
3
Để có thể sử dụng di sản văn hóa phi vật thể trong dạy học một cách hiệu quả và có chiều
sâu, sự trợ giúp từ các cán bộ văn hóa và các nhà nghiên cứu về di sản văn hóa phi vật
thể là rất cần thiết. Do đó, với các địa phương chưa có điều kiện triển khai phối hợp giữa
hai ngành Giáo dục - Đào tạo và Văn hóa theo Hướng dẫn liên ngành số 73/HD-BGDĐTBVHTTDL về Sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông, Trung tâm giáo dục thường
xuyên thì cán bộ quản lý, giáo viên và tổ bộ môn cần chủ động đề nghị sự hỗ trợ của các
cơ quan, đơn vị có liên quan, nhất là Phòng Văn hóa và Thông tin tại quận, huyện, thị xã
hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố.
Trong quá trình xây dựng bảng danh mục ở Bước 2, cố gắng hạn chế sử dụng trùng lặp
các di sản ở các môn học khác nhau. Nếu có trùng lặp, giáo viên và tổ bộ môn nên khai
thác các khía cạnh khác nhau của di sản, và cần bám sát kiến thức bộ môn. Do đó, các tổ
bộ môn cần phối hợp nghiên cứu cho tất cả các môn học, tiết học và thống nhất bộ môn
nào sử dụng di sản hoặc khía cạnh nào của di sản để vừa tránh chồng chéo vừa giúp học
sinh hiểu về di sản dưới nhiều góc độ.
Khi thực hiện các Bước 2, 3, 4 và 5, cần lưu ý rằng sử dụng di sản văn hóa phi vật thể
trong tổ chức bài học nội khóa là một phương thức dạy học chứ không phải là nội dung
tích hợp. Điều này có nghĩa giáo viên không chú trọng dạy về di sản mà chỉ lấy di sản
văn hóa phi vật thể hoặc các phương diện của di sản văn hóa phi vật thể làm công cụ,
học cụ hoặc tư liệu để giải thích, minh họa cho nội dung khoa học của bài học nội khóa.
Do vậy, việc sử dụng di sản văn hóa phi vật thể nhất thiết phải tuân thủ đầy đủ các yêu
cầu theo phân phối chương trình cho bài học nội khóa. Với bài học nội khóa, có thể cân
nhắc sử dụng di sản vào:
UNESCO/Vũ Chiến Thắng
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển phát biểu chỉ đạo
tại lớp Tập huấn thí điểm sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông
22
UNESCO/Vũ Phương Nga
-- Tiết học trong chương trình;
-- Tiết học tự chọn;
-- Chương trình giáo dục địa phương.
Với tiết học trong chương trình, trên cơ sở đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên có thể
tổ chức dạy học có sử dụng di sản văn hóa phi vật thể trên lớp hoặc ở ngoài nhà trường.
Cần chú ý các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo; coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn
học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường. Với bài học trên lớp, nội dung và hoạt động
dạy và học có sử dụng di sản văn hóa phi vật thể có thể đưa vào đầu tiết, giữa tiết, cuối
tiết hoặc xen kẽ trong suốt tiết học tùy từng môn, tiết học cụ thể.
Với tiết học tự chọn và chương trình giáo dục địa phương, giáo viên có thể sử dụng
toàn bộ 1 tiết học hoặc kết hợp 2 - 3 tiết học về di sản văn hóa phi vật thể.
Đối với tiết học tự chọn, có thể kết hợp dạy liên môn, thí dụ: Vật lí - Âm nhạc, Âm
nhạc - Ngữ văn, Vật lí - Âm nhạc - Ngữ văn - Lịch sử, Hóa học - Sinh học - Địa lí, Mỹ
thuật - Công nghệ, hoặc Công nghệ - Ngữ văn, v.v.
Với chương trình giáo dục địa phương, do có thời lượng rộng rãi, giáo viên có nhiều
lựa chọn để đưa di sản văn hóa phi vật thể địa phương vào nội dung bài giảng và
hoạt động giáo dục. Ở hình thức này, nội dung bài học cũng có thể xem là nội dung
tích hợp, hoặc mô đun. Tổ chức dạy học sử dụng di sản trong các tiết địa phương
giúp khắc sâu hơn về di sản văn hóa phi vật thể của chính địa phương đó.
Sự tham gia
của nghệ nhân
làm tiết học
sinh động và
dễ khắc sâu
“Trong tiết học có sử dụng di sản, phần trải nghiệm di sản là
phần các em học sinh tích cực tham gia nhất. Thậm chí hết
giờ rồi nhưng các em vẫn không ngừng và muốn tham gia tiếp
hoạt động. Có lẽ qua đó các em cũng thêm yêu môn học của
mình hơn.”
Cô Nguyễn Hoàng Quyên, giáo viên môn Sinh học,
trường THCS Lê Quý Đôn, quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội
23
4
Trong quá trình sử dụng di sản văn hóa phi vật thể để dạy học, bên cạnh mục tiêu giúp
cho học sinh thông qua di sản học môn học tốt hơn và giáo dục học sinh hiểu biết về
di sản văn hóa phi vật thể, yêu quý di sản, cần chú ý giáo dục học sinh hướng tới những
nhận thức, hành động về sự phát triển bền vững. Do đó, khi sử dụng di sản văn hóa phi
vật thể để dạy học, cần phải tìm ra những khía cạnh của di sản để liên hệ đến mối quan
hệ và tác động qua lại giữa con người, thiên nhiên và văn hóa, sự biến đổi, những nguy
cơ và thách thức mai một văn hóa, biến đổi khí hậu và môi trường, rủi ro thảm họa,
nguyên nhân ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững, v.v. để đưa vào bài học, làm cho bài
học sâu sắc, sinh động hơn và có tính giáo dục cao.
UNESCO/Lê Minh Thông
5
Khi xây dựng kế hoạch và thiết kế bài học ở Bước 3, ở các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng,
thái độ, trước hết cần đảm bảo theo đúng các mục tiêu của chương trình giáo dục - đào
tạo hiện hành, bổ sung thêm các mục tiêu nâng cao hiểu biết về giáo dục di sản vì sự
phát triển bền vững, toàn diện. Trong giai đoạn chuẩn bị và tổ chức hoạt động dạy học
của giáo viên và học sinh, nên xem xét chọn các hoạt động không hiệu quả trong sách
giáo khoa hiện hành để thay thế bằng các hoạt động sử dụng di sản. Các hoạt động
sử dụng di sản được đưa vào phải đảm bảo đạt mục tiêu kiến thức của môn học theo
chương trình giáo dục - đào tạo hiện hành. Phần bài tập về nhà nên kết nối với nội dung
di sản sẽ được dạy ở bài học tiếp theo hoặc ở môn học khác.
Bài học
sâu sắc hơn
khi được
lồng ghép với
các vấn đề về
phát triển
bền vững
6
24
Khi thiết kế nội dung bài giảng và hoạt động học ở Bước 4, giáo viên không nên chỉ giới
hạn trong một di sản văn hóa phi vật thể mà có thể mở rộng, so sánh, liên hệ với 1-2 di
sản văn hóa phi vật thể khác để mở rộng kiến thức và làm rõ hơn đặc trưng của các di sản
đó. Đối với những di sản văn hóa phi vật thể phổ biến ở nhiều địa phương, mặc dầu ưu
tiên giới thiệu di sản ở địa phương mình, giáo viên nên mở rộng giới thiệu di sản ở những
địa phương khác để học sinh thấy được sự đa dạng, bản sắc và sự kế tục của di sản. Giáo
viên có thể linh động sử dụng di sản tương đồng, hoặc di sản ở địa phương khác để sử
dụng dạy học, trong trường hợp địa phương mình không có di sản đáp ứng yêu cầu của
bài học.
UNESCO/Trần Thu Thủy
7
Tùy vào khối lượng tư liệu thu thập và khả
năng kết nối với cộng đồng chủ thể văn
hóa, giáo viên có thể cân nhắc đưa nội
dung giới thiệu về di sản văn hóa phi vật
thể vào nhiều hay ít, có sử dụng tư liệu
hình ảnh hay không, có mời cộng đồng
tham gia hay không, thời lượng hoạt
động học tập và phần cung cấp kiến thức
về di sản văn hóa phi vật thể ít hay nhiều,
v.v. Điều này có nghĩa không nhất thiết
phải giới thiệu toàn bộ nội dung về di
sản văn hóa mà chỉ cần chọn lọc những
yếu tố đại diện nhất của di sản văn hóa
phi vật thể, nhằm khơi dậy sự tò mò cho
học sinh để sau đó các em tự tìm hiểu cụ
thể hơn khi thấy yêu thích di sản đó. Giáo
viên cũng nên lưu ý yếu tố cảm xúc, thái
độ của học sinh trong hoạt động học tập.
8
Khi tổ chức nghiên cứu, tìm hiểu di sản
trong thực tế ở Bước 4, nếu thành phần
tham gia gồm có giáo viên và cán bộ văn
hóa, nhiệm vụ mỗi bên có thể phân chia
như sau:
-- Cán bộ văn hóa: Hỗ trợ giáo viên tiếp
xúc với cộng đồng nắm giữ di sản hoặc
cá nhân am hiểu để phỏng vấn, thu thập
thông tin và tư liệu hóa (ghi âm, chụp ảnh
hoặc quay phim, v.v.) nội dung về di sản
văn hóa phi vật thể sẽ sử dụng trong bài
học. Cập nhật thông tin mới nhất về tình
trạng của di sản văn hóa phi vật thể. Đưa
ra những gợi ý về các hoạt động học tập
thông qua di sản văn hóa phi vật thể.
-- Giáo viên: Chuẩn bị các câu hỏi phỏng
vấn xoay quanh nội dung dự kiến sử dụng
trong dạy học. Kiểm chứng tính khoa học,
tính phù hợp của di sản văn hóa phi vật
thể với bài học; xác định các hoạt động
học tập phù hợp với nội dung bài học.
Phối hợp với cán bộ văn hóa để thiết kế
nội dung và hoạt động học tập qua các di
sản văn hóa phi vật thể.
UNESCO/Nguyễn Đức Tăng
Các kỹ năng và tri thức thực hành di sản
văn hóa phi vật thể là nguồn học liệu phong phú
Cán bộ văn hóa hỗ trợ giáo viên
về tư liệu di sản văn hóa phi vật thể
25