Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

DE THI VAO LOP 10 CUA TINH HAI DUONG TU NAM 1998 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.18 KB, 2 trang )

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2009-2010
MÔN: NGỮ VĂN 7
Thời gian: 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2,0 điểm)
Thể loại tuỳ bút là gì? Hãy kể tên các văn bản thuộc thể loại tuỳ bút đã học trong chương trình
Ngữ văn 7?
Câu 2: (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (7 đến 10 câu), có nội dung về tình yêu quê hương đất nước, trong đó có
sử dụng ít nhất một thành ngữ. Gạch chân thành ngữ đó.
Câu 3: (6,0 điểm)
Cảm nghĩ về một người thân yêu nhất của em.
----------------- HẾT ----------------


ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2009-2010
MÔN: NGỮ VĂN 7
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (2,0 điểm)
*) Khái niệm thể loại tuỳ bút:
- Tuỳ bút là một thể văn gần giống với các thể bút ký, ký sự ở yếu tố miêu tả, ghi chép
những hình ảnh, sự việc mà nhà văn quan sát, chứng kiến, nhưng tuỳ bút thiên về biểu cảm, chú
trọng thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của tác giả trước các hiện tượng và vấn đề của đời
sống. Ngôn ngữ tuỳ bút thường giàu hình ảnh và đậm chất chữ tình. (1,25 điểm)
*) Các văn bản thuộc thể loại tuỳ bút đã học trong chương trình Ngữ văn 7 là:
- Một thứ quà của lúa non: Cốm (0,25 điểm)
- Sài Gòn tôi yêu
(0,25 điểm)


- Mùa xuân của tôi
(0,25 điểm)
Câu 2: (2,0 điểm)
Viết đoạn văn ngắn, có nội dung về tình yêu quê hương đất nước:
- Học sinh viết được đoạn văn theo yêu cầu từ 7 đến 10 câu, đúng nội dung về tình yêu quê
hương, đất nước.
(1,0 điểm)
- Có sử dụng ít nhất 1 câu thành ngữ. (0,5 điểm)
- Gạch chân được câu thành ngữ đó:
(0,5 điểm)
Câu 3: (6,0 điểm)
a) Nội dung: (4,0 điểm)
*) Yêu cầu:
- Viết đúng kiểu văn bản biểu cảm.
- Xác định đúng một đối tượng để biểu cảm là người thân nhất (ông, bà, cha, mẹ, anh,
chị...)
- Cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ,... về người thân thực sự chân thành, sâu sắc.
- Biết thông qua các kỷ niệm, các hình ảnh về đối tượng để bộc lộ cảm xúc.
- Vận dụng được các yếu tố tự sự, miêu tả và các phương pháp lập ý (quan sát, suy ngẫm,
liên hệ tương lai,...) vào văn bản biểu cảm.
1. Mở bài: (0,5 điểm)
- Dẫn dắt về đối tượng biểu cảm một cách hợp lí.
- Nói rõ mối quan hệ với người thân và tình cảm bao trùm.
2. Thân bài: (3,0 điểm)
- Hoàn cảnh sống của người thân: Người thân sống ở đâu? Sống như thế nào? (Vận dụng
các giác quan để quan sát rồi miêu tả điểm gây xúc cảm làm em cảm động nhất; Có thể bằng hồi
tưởng về người thân một cách trực tiếp hoặc qua lời kể về người thân…).
- Tình cảm của người thân đối với mọi người và nhất là đói với em như thế nào?
3. Kết bài: (0,5 điểm)
- Ý nghĩa của tình cảm mà người thân đã dành cho mình. Khẳng định lại tình cảm của em

đối với người thân và mong muốn điều gì cho người thân của mình hoặc có thể hứa làm gì có ích
cho người thân.
b) Hình thức: (2,0 điểm)
- Bố cục rõ ràng, mạch văn trôi chảy, mạch lạc…
- Bài làm trình bày sạch sẽ, khoa học.
- Sai chính tả cho phép 2 – 3 lỗi



×